Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.31 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----- -----

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài :

TH ỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
Giáo viên hướng dẫn : Trương Trung Tài
Họ và Tên

: Nguyễn Thị Hương Hiền

Lớp

: Ngân Hàng 2012TP1

Điện Thoại : 0919 997 475
Email

:

Tháng 12 - 2014

Page 1 of 50


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ.................................................................


PHẦN 2 HỆ THỐNG LÝ THUYẾT............................................................
Nợ cơng là gì?
PHẦN 3 TÌNH HÌNH VIỆT NAM...............................................................
1.Thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay
2. Nguyên nhân
3.Giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A Selective
Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011.
2. Eiteman, D., K, Arthur I. Stonehill, and Micheal H. Multinational Business Finance. 12th .
Boston, Massachusetts: Prentice Hall, 2010.
3. Gonzales. H, Brenda, “Investors’ Risk Appetite and Global Financial Market Conditions,”
IMF Working Paper 08/85 (Washington: International Monetary Fund), 2008.
4. Jaimovich. D and Panizza. U, “Public debt around the world: a new data set of central
government debt”, Applied Economics Letters, 2010.
5. Madura, J. International Corporate Finance. 9th . Mason, Ohio: South-Western, a part of
Cengage Learning, 2008.
6. Shapiro. C, “Multinational Financial Management”, Sixth Edition, Prentice Hall, 1999.
7.Tạp chí khoa học kiểm toán
8.Vietbao.vn

Page 2 of 50


Tóm tắt
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên
vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế. Lựa chọn tối
ưu nhất đối với nợ công là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả. Theo định nghĩa, nợ
cơng khơng xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh tốn nó. Tuy nhiên, nhiều nước đã thất
bại. Trên thực tế, các nước này không thất bại về mặt nguyên tắc, mà lý do thất bại là do khơng

có phương pháp thích hợp. Cả thế giới đã thất bại vì các nước khơng thơng hiểu lẫn nhau. Nói
chung, vấn đề để các quốc gia thỏa hiệp cùng một chính sách tương tự là rất khó khăn. Mỗi
quốc gia có xu hướng phát hành trái phiếu và cố gắng để có lấy được nguồn vốn trên thị trường
quốc tế mà họ khơng có khả năng trả được (Gonzales, 2008).Vì vậy,ta cần nghiên cứu nợ cơng
trên thế giới để tìm hiểu và có thể đưa ra một số giảỉ pháp cho tình hình thực tế hiện nay.

Page 3 of 50


PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Mục tiêu nghiên cứu
Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những khu vực và quốc
gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ cơng khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn tỷ USD (tương
đương 226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương đương 75,2% GDP).
Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ cơng hàng
nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD (tương đương 83% GDP), Italy nợ trên 2,4
nghìn tỷ USD (tương đương 120,8% GDP), Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương
90,5% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD (tương đương 91,4% GDP), … Hy Lạp, “tâm bão”
nợ công của châu Âu hiện nợ gần 395 tỷ USD (tương đương 157,5% GDP).
Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ cơng cao trên thế giới. Tổng mức nợ cơng của Trung
Quốc tính tới cuối năm 2010 là gần 1,03 tỷ nghìn tỷ USD, nhưng nợ cơng cũng chỉ chiếm có
17% GDP của Trung Quốc.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ cơng trung bình của thế giới. Tổng mức nợ
cơng của Việt Nam hiện vào khoảng 71,6 tỷ USD, tương đương 49,4% GDP, tăng 12,7% so với
năm trước. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 798,92 USD.
Việt Nam cũng xếp vào nhóm những nước có nợ cơng ở mức trung bình, khá thấp so với các
nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia (231 tỷ USD), Thái Lan (185 tỷ USD), hay Malaysia
(175 tỷ USD). Tuy nhiên, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 49,4% GDP, xếp hàng cao nhất trong

châu Á.
Đề cập đến vấn đề này giúp cho chúng ta thấy được rằng nợ công hiện nay trên thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.Vậy đâu là giải pháp
cho thực trạng hiện nay?

Page 4 of 50


PHẦN 2 : HỆ THỐNG LÝ THUYẾT

Nợ cơng là gì?
Một cách khái qt, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các
khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho
các khoản thâm hụt ngân sách. Vì thế, nợ cơng là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời
điểm nào đó. Thơng thường khoản nợ này được đo bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản
phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân thành : Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong
nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính
phủ có thể được thực hiện thơng qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá
nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là khơng có rủi ro tín dụng vì chính
phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh tốn cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với
trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ
(thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể khơng
có đủ ngoại tệ để thanh tốn, thêm vào đó cịn có thể xảy ra rủi ro về tỉ giá hối đối.
Nợ cơng rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó là nguồn tài chính quan trọng cho sự
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ công khi quyết định đầu
tư vốn.
Bất cứ ai cũng đã, đang, hoặc sẽ mắc nợ vào một lúc nào đó. Điều tương tự cũng xảy đến trong
phạm vi lớn hơn: một gia đình, một thành phố, hay một quốc gia.Và bất cứ chủ nợ nào cũng sẽ
chỉ cho bạn vay đến một “mức tối đa” nào đó, bởi sẽ tồn tại một điểm mà bạn khơng thể trang

trải nổi tiền lãi, không thể trả nợ và phá sản.Chúng ta cũng đã chứng kiến việc các quốc gia mắc
nợ quá nhiều khiến nền kinh tế thế giới bị cuốn vào vịng xốy khủng hoảng năm 2008.Nếu như
đối với cá nhân, “mức tối đa” được đo bằng tiền lương tháng, các tài sản thế chấp, lịch sử tín
dụng cá nhân,... thì ở phạm vi quốc gia, một trong những yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới “mức tối
đa” chính là tỷ lệ Nợ cơng so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Nhật Bản đứng đầu danh
sách này với tỷ lệ Nợ công/GDP là hơn 227%. Theo sau là Hy Lạp (175%), Italy (133%). Mỹ
đứng thứ 6 trong danh sách với số Nợ cơng bằng 101,5% GDP.Có một điểm chung thú vị giữa
các quốc gia này, đó là lãi suất cho vay dài hạn được giữ ở mức rất thấp: Lãi suất cho vay dài
hạn ở Nhật Bản là 0,0%, các nước thuộc Liên minh châu Âu như Hy Lạp, Italy, Bồ đào Nha, Bỉ
có lãi suất chung là 0,05%; Singapore 0,17% và Mỹ với mức lãi suất cho vay cao nhất cũng chỉ
0,25%.Nợ càng nhiều thì áp lực trả nợ càng lớn, và vấn đề mà tất cả các quốc gia mắc nợ nhiều
nhất gặp phải chính là nợ ngày càng nhiều hơn. Xu hướng nợ nhiều hơn đã bắt nguồn từ cả
chục năm nay.

Page 5 of 50


PHẦN 3:TÌNH HÌNH VIỆT NAM

1. Thực trạng nợ cơng ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nợ công châu Âu đang lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa tìm
ra lối thốt, nhiều chun gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công của Việt Nam cũng đang ở mức
nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả
nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, địi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để
có những giải pháp quản lý nợ công một cách hiệu quả trong thời gian tới. Nợ công đã trở thành
một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như
toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nước có mức nợ cơng rất lớn đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Việt Nam cũng
khơng phải ngoại lệ với những món nợ cơng đang ngày càng gia tăng. Theo báo cáo về tình
hình nợ cơng của Chính phủ số 305/BC-CP ngày 30/10/2012 thì nợ Chính phủ năm 2010 là

882.750 tỷ đồng, năm 2011 là 1.095654 tỷ đồng, năm 2012 ước là 1.270.784 tỷ đồng; nợ được
Chính phủ bảo lãnh năm 2010 là 225.514 tỷ đồng, năm 2011 là 285.124 tỷ đồng, năm 2012 ước
là 345.875 tỷ đồng; nợ chính quyền địa phương năm 2010 là 6.776 tỷ đồng, năm 2011 là 10.699
tỷ đồng, năm 2012 ước là 15,650 tỷ đồng; nợ công của Việt Nam năm 2010 là 56,3% GDP,
năm 2011 là 54,9% GDP và năm 2012 ước khoảng 55,4% GDP.

Page 6 of 50


Theo Ths. Nguyễn Tấn Tú -Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012)
200‐208,ông đã nghiên cứu về vấn đề nợ công tại Việt Nam , đề cập đến thực trạng và giải
pháp.Tuy nhiên đó là con số trước đây.Hiện tại,con số nợ cơng đó lớn hơn rất nhiều,dù không
đưa ra số liệu cụ thể song người đứng đầu Chính phủ khẳng định hiện các tỷ lệ nợ cơng, nợ
Chính phủ, nợ nước ngồi của Việt nam đều trong giới hạn cho phép. Tỷ lệ này, theo quy định
hiện hành là không quá 65% GDP. Từ trước đến nay, trong các báo cáo của Chính phủ ln
khẳng định nợ cơng vẫn ở ngưỡng an tồn dù những năm gần đây áp lực trả nợ có tăng lên và

Page 7 of 50


khả năng trả nợ là khó khăn. Tuy nhiên, giới phân tích đều lo ngại khi cho rằng nợ cơng đã đến
mức báo động.
Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định khi thay mặt Chính phủ báo cáo trước
Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội
khóa XIII sáng 20/10.Đó là nợ cơng đang tăng nhành trong thời gian gần đây. Chính phủ
ước tính 64,5% GDP, tức đã chạm mức trần.Theo đó, tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách của
Chính phủ hiện tương ở mức 14,2%, vẫn trong ngưỡng cho phép tại chiến lược Quản lý nợ
công là không quá 25%. Tuy nhiên, nếu tính cả phần vay đảo nợ, con số này hiện đã ở mức
26,2% GDP. Vì bản chất của nợ công không chỉ nằm ở tỉ lệ nợ công/GDP mà quan trọng là cơ
cấu nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng các khoản vay (đầu tư công). Cho nên, có những

quốc gia nợ cơng lên đến 200% GDP vẫn an tồn, trong khi có nơi chỉ q 50% GDP đã vỡ nợ.
Theo thông lệ quốc tế, trần trả nợ công được giới hạn là 25% thu ngân sách nhưng tỉ lệ này của
Việt Nam đang là 25,9% và dự kiến lên mức 31,9% năm 2015. Đặc biệt, từ năm 2012, Việt
Nam bắt đầu phải thực hiện vay để đảo nợ, tức là phải dành một phần vốn vay mới để trả nợ cũ.
Mức đảo nợ ngày càng lớn, năm 2014 Chính phủ phải vay hơn 70.000 tỉ đồng để đảo nợ thì
năm 2015 dự kiến tăng gần gấp đôi, đạt mức 130.000 tỉ đồng. Số tiền lãi phải trả nợ hằng năm
cũng đang tăng rất nhanh.
Số liệu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho thấy năm 2010, ngân
sách phải trả cả gốc và lãi 1.323,65 triệu USD và gần 24.503 tỉ đồng thì đến năm 2012 đã phải
trả 2.673,75 triệu USD và hơn 50.520 tỉ đồng. Riêng quý I/2014, số tiền trả nợ đã gần 30.000 tỉ
đồng.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, khi nợ công của một quốc gia đến mức báo động đỏ,
khả năng trả nợ khó khăn mà khơng thể cắt giảm vốn vay thì sẽ lâm vào tình trạng chủ nợ
khơng cho vay nữa hoặc cho vay lãi suất rất cao.
Khi đó người dân sẽ phải gồng mình trả nợ, ngân sách làm ra đồng nào trả nợ đồng ấy, khơng
cịn tiền dành cho đầu tư phát triển hay chi cho các mục tiêu an sinh xã hội, đẩy nền kinh tế lâm
vào tình trạng trì trệ.
Ở góc độ vĩ mơ, nợ cơng gia tăng sẽ làm giảm uy tín của Chính phủ trong vấn đề cải cách nền
kinh tế. Việc vay mượn nhiều cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi quyết định rót vốn.

Cịn theo chun gia kinh tế Ngơ Trí Long, những con số trên chỉ là phương pháp tính. Ơng lấy
ví dụ ở các nước châu Âu xem lạm phát vượt qua 3% và nợ công trên 60% là rất xấu. "Còn Việt
Nam quy định lớn hơn 65% mất an tồn", ơng Long nói.
Tuy nhiên, ơng Long khẳng định các con số báo cáo của Chính phủ chỉ tính nợ Chính phủ, chưa
tính các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước, các bảo lãnh ngành, địa phương.

Page 8 of 50


Thực tế, theo thẩm tra của Ủy ban tài chính - Ngân sách Quốc hội, nếu cộng thêm 85 nghìn tỷ

đồng trái phiếu Chính phủ, bội chi đã là 7% GDP, lớn hơn nhiều con số của báo cáo Chính phủ.
"Tính trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang nợ gần 1.000 USD", ơng Long nói. Song
ơng lại cho rằng, con số đó khơng đáng báo động, điều lo ngại nhất là tốc độ nợ công tăng
nhanh, trong khi chưa tìm thấy nguồn trả nợ hợp lý.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới về tình hình nợ cơng của Việt Nam hiện nay thì
ơng cho rằng cách tính nợ cơng khác thế giới: “Điều nguy hiểm là cách tính nợ cơng của
Việt Nam khác thế giới rất nhiều. Nợ công của Việt Nam chỉ nói đến nợ của Chính phủ và
bộ máy cơng quyền, chứ chưa hề nói tới nợ của doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp cơng
ích mà nhà nước phải chịu trách nhiệm, bảo hiểm xã hội. Tức là nếu có trục trặc khó khăn
gì đó ở các khu vực trên thì nhà nước phải bỏ ngân sách ra trả. Nhưng trong định nghĩa nợ
cơng khơng có các khoản đó nên khơng chuẩn bị tiềm lực để giải quyết vấn đề xấu xảy ra.
Như vậy rất lộn xộn, mà trách nhiệm đó khơng đẩy vào ai được. Nói cách khác, chúng ta chỉ
công nhận từ nợ công của thế giới chứ không công nhận tiêu chuẩn nợ công của thế giới.
Nên có sự khác biệt là trong năm ngối, chúng ta báo cáo nợ cơng chiếm 54% GDP, thì có
nguồn tính ra lên tới 106% GDP. Cịn năm nay, con số đó có thể cao hơn nhiều. Con số 64%
chỉ phản ánh một nửa thực tế.”

2. Nguyên nhân gây nợ công ở Việt Nam hiện nay:
-Ngân sách đang bị bội chi.
-Quản lý và sử dụng vốn vay không hiệu quả.
-Đầu tư dàn trải.
3. Giải pháp :
- Cần thay đổi cách tính nợ cơng, trong đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước được bảo
lãnh trong cơ cấu nợ cơng. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ
cơng hiện tại là bao nhiêu, có ở ngưỡng rủi ro cao hay khơng, từ đó mới có thể quản lý hiệu quả
nợ công.
- Nhà nước phải đi vay để đảo nợ.

Page 9 of 50



- Phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công. Những ưu
tiên cần đặt ra là: các cơ sở hạ tầng cơng ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp
nhà nước khơng vì mục đích thương mại. Các doanh nghiệp nhà nước vì thế cũng cần phải
thu hẹp theo hướng: tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích cơng ích và
được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời bán các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương
mại cho nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước.
- Cần phải đánh giá lại đầu tư công. đầu tư cơng trình nào cần thiết và phải có nguồn lực
tài chính đảm bảo.
- Khơng vay nợ nữa (giải pháp này đối với Việt Nam là khó vì hiện nay chúng ta đã đến mức
phải vay để đảo nợ, không vay nữa sẽ khơng có nguồn trả nợ cũ đến hạn.)
- Tăng GDP nhanh hơn tỉ lệ vay nợ ( khó thực hiện vì đây là giải pháp dài hạn.)
- Cần kiểm sốt tốt nợ cơng, khơng nên chỉ đặt vấn đề tỉ lệ nợ công trên GDP ở mức bao nhiêu
mà phải xem xét tính bền vững của nợ công, khả năng trả nợ và tốc độ gia tăng.
- Phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ
cơng phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô
nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro.
- Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước
ngồi. Nợ trong nước có thể huy động thơng qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi
suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Nếu không thay đổi được cơ
cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả
nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm
mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi
suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài
rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.
- Cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ công của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
- Cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả.
KẾT LUẬN:
Vấn đề nợ công giờ không chỉ là vấn đề của thế giới mà ngay tại Việt Nam, nếu cứ theo đà tăng

như hiện nay thì sớm muộn cũng phải đối mặt với bài tốn hóc búa như nhiều quốc gia đang
phải đối mặt.
Tuy nhiên, điều mà giới chuyên gia lo lắng hơn cả không hẳn chỉ nằm ở tỷ lệ nợ công/GDP như
thế nào là ở giới hạn an toàn mà là cơ cấu nợ như thế nào, khả năng trả nợ đến đâu và đặc biệt
là hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay. Nói cách khác, chất lượng đầu tư cơng mới
quyết định sự an tồn hay rủi ro của nợ cơng. Mà đầu tư công kém hiệu quả lâu nay vẫn là vấn
đề nhức nhối tại Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng
lạm phát đang hoành hành hiện nay. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Nhìn từ nợ của Việt
Nam, thấy rằng hiệu quả của đầu tư công quá thấp, đầu tư 1 đồng nhưng tài sản cố định chỉ tạo

Page 10 of 50


được 0,4 - 0,5 đồng... Theo PGS. TS Nguyễn Đình Hịa, KTNN, trước đây, Việt Nam cịn nằm
trong nhóm nước có thu nhập thấp nên được vay nợ dài hạn 30 - 40 năm với lãi suất ưu đãi.
Nhưng nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình (đạt 1.160 USD/người)
thì các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao
hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải rất hiệu quả, nếu không áp lực
trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn nợ cơng. Nghị quyết 11 vừa rồi
của Chính phủ cũng đã và đang quyết liệt cắt giảm đầu tư công. Tuy nhiên, hiệu quả cắt giảm
chưa cao là một trong những nguyên nhân khiến các giải pháp kiểm soát lạm phát không phát
huy được tác dụng. Đã đến lúc, việc cắt giảm đầu tư công phải được thực hiện quyết liệt hơn
đồng thời với việc nâng cao chất lượng đầu tư công. Bởi việc này không chỉ làm giảm áp lực
lạm phát mà còn hạn chế rủi ro của các khoản nợ công.

CÁM ƠN THẦY ĐÃ ĐỌC BÀI CỦA EM.

Page 11 of 50




×