Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài 2 cuộc chia tay của những con búp bê giáo án ngữ văn 7 GV thu loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.51 KB, 8 trang )

BÀI 2
VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (Như tiết 1)
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
(Như tiết 1)
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
? Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê".
III. Bài mới
Giáo viên: ở tiết trước chúng ta tìm hiểu về phần mở truyện. Sau khi lệnh mẻ bảo chia đồ
chơi Thành, Thuỷ đều rất buồn. Những kỷ niệm đẹp đẽ của những ngày hạnh phúc của
hai anh em hiện về. Liệu rồi những kỷ niệm đó có làm cho hai anh em không phải chia
tay nhau không? Diễn biến cau chuyện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp.
? Một em đứng lên độc “ Vậy mà giờ đây .... Một lát thôi “
? Lệnh của mẹ lại vang lên gay gắt hơn được thể hiện ở câu nào?
- Đem chia đồ chơi ra đi – Mẹ tôi ra lệnh.
? Khi nghe mẹ ra lệnh như thế khiến bé Thuỷ có thái độ như thế nào?
- Mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào.
- Giật mình buồn bã lắc đầu.
? Theo em đó là tâm trạng như thế nào?
- Tâm trạng: Hoảng sợ, đau lòng.


Giáo viên: Trong phút giây hoảng sợ ấy hai đứa trẻ con chỉ còn biết hành động như một
cái máy “ Chia đồ chơi ra “.
? Hai anh em đã chia đồ chơi như thế nào?
Anh: Không phải chia, anh cho em tất.
Em: Em không lấy, em để hết cho anh.
? Qua chi tiết này em thấy Thành và Thuỷ là những em bé có đức tính như thế nào?


- Nhường nhị và thương yêu nhau.
Giáo viên: Vì mỗi em đều muốn dành toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó
cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em Thành và Thuỷ. Không chia đồ chơi còn có
nghĩa là không muốn xa nhau.
? Tất cả các đồ chơi khác như tú lơ khơ, cá ngựa ... chia rất dễ nhưng khi nói đến chuyện
chia 2 con búp bê thì thái độ của chúng như thế nào?
- Thuỷ tru tréo lên giận dữ: Anh lại chia rẽ... anh ác thế?
? Thuỷ có thể cho anh tất cả nhưng vì sao Thuỷ lại phản ứng gay gắt với anh như thê?
- Vì Thuỷ không chấp hành chia búp bê bởi sự chia đôi hai con búp bê trạm vào lỗi đau trong
lòng Thuỷ.
? Khi hai con búp bê được xếp lại cạnh nhau thì Thuỷ có thái độ như thế nào?
- Cặp mắt em dịu lại.
? Vì sao cặp mắt của Thuỷ lại dịu lại?
- Vì lúc này hai con búp bê đã được ở gần nhau, bên cạnh nhau.
? Thuỷ còn thấy điều gì giữa hai con búp bê?
- Hai con quàng lên vai nhau thân thiết.
- Âu yếm ngước nhìn có đôi.
- Chúng đang cười.
? Búp bê có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của hai anh em Thuỷ, Thành?


- Là đồ chơi thân thiết.
- Gắn liền với tuổi thơ của hai anh em.
- Hai con vệ sỹ và em nhỏ luôn ở bên nhau chẳng khác nào hai anh em Thành và
Thuỷ.
GV: Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em
với sự ngộ nghĩnh trong sáng ngây thơ, vô tội cũng như Thành – Thuỷ chúng không có
lỗi gì. Thế mà chúng phải chia tay. Khi thấy búp bê bên nhau Thuỷ đã đọc được niềm
hạnh phúc trong hai con búp bê, vì vậy “Đôi mắt em dịu lại”.
? Em phát hiện xem có những mâu thuẫn nào nảy sinh trong lòng bé Thuỷ lúc này.

? GV cho học sinh thảo luận, đại diện nhóm phát biểu.
- Hai con búp bê về với Thuỷ

- Lấy ai gác đêm cho anh.

- Hai con búp bê về với Thành

- Thành đòi cho em tất cả.

- Hai con búp bê được chia đôi

- Sợ chúng đau khổ và buồn.

? Có cách nào giải quyết những mâu thuẫn này?
- Hai anh em Thành và Thuỷ không phải xa nhau.
? Đoạn kể chuyện Thuỷ bắt con búp bê vệ sỹ canh giấc ngủ cho anh có ý nghĩa gì?
Đó là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu thương, gắn bó với nhau, quan tâm đến
nhau trong lúc còn chung sống của hai anh em.
? Cũng như Thuỷ, Thành cũng sống trong tâm trạng rất đau buồn, trong tâm trạng ấy
được thể hiện khác Thuỷ như thế nào?
Thuỷ: Khóc chu tréo

Thành: Buồn nhìn em.
Nhiếc mép cười cay đắng.
Cố vui vẻ . . . nước mắt ứa ra.

? Nhận xét sự khác nhau giữa trạng thái đau khổ của Thành và Thuỷ?
- Thuỷ: Sự đau khổ thể hiện ra ngoài rất sôi nổi bằng nước mắt.



- Thành: Sự đau đớn kìm nén trong lòng cho nên nó càng lớn lên gấp bội.
GV: Hai đứa trẻ đã bế tắc trong việc chia búp bê cứ chia ra rồi lại đặt vào chỗ cũ và lúc này
chẳng ai giúp chúng. Chúng chỉ còn biết “Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ mà thôi”.
? Trước tình cảm của anh em Thành Thuỷ em có suy nghĩ gì?
- Xúc động, đau xót trước tình cảm anh em gắn bó nhưng lại sắp phải chia lìa.
GV: Thật cảm động trước tình cảm của hai anh em Thành, Thuỷ càng trở lên thiết tha, rất
mực gần gũi, thương yêu chia sẻ và quân tâm đến nhau. Trước bi kịch gia đình tình cảm
đó càng đẹp đẽ, cao quý, trân trọng biết nhường nào. Càng tôn trọng tình cảm cao đẹp đó
ta càng đau xót trước nỗi đau chia lìa của hai anh em. Như vậy với nghệ thuật kết hợp
hiện tại và hồi ức về quá khứ đã làm sáng lên tình cảm đẹp đẽ của hai anh em.
GV: Hai con búp bê được chia “sang hai phía" rồi lại đặt về một chỗ cũ “Trong nụ cười ứa
nước mắt của hai anh em". Dù ước mong sự xa cách (Có thể là mãi mãi) Chỉ là “Một giấc
mơ" đúng là một cơn ác mộng, nhưng tiếng quát giận giữ của mẹ đã đưa hai anh em về với
thực tại phũ phàng, nhường nhịn mãi rồi cuộc chia hai con búp bê cũng xong.
Cô bé Thuỷ đáng thương ấy nhớ bố “Mãi không về" và cô bé đột ngột nói với anh
“Anh hãy dẫn em đến trường một lát". Chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc chia tay cảm động với lớp
4B.
b. Cảnh chia tay lớp học
? Một em đọc từ “Tôi đứng dây... trùm lên cảnh vật".
? Đoạn bạn vừa đọc gồm mấy nội dung chính?
- Tâm trạng của bé Thuỷ.
- Cuộc chia tay với lớp 4b.
GV: Chúng ta sẽ đi vào nội dung thứ 1 của đoạn văn.
* B1: Tâm trạng của bé Thuỷ:
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả những hành động của bé Thuỷ khi đi bên anh trên đường đến
trường?
- Nắm chặt tay anh, nép sát, đi chầm chậm, nhìn đau đáu (Con đường than quen).


- Nép dưới gốc cây, cắn môi, mắt đăm đăm nhìn sân trường, cột cờ, tấm bảng tin... bật

khóc thút thít.
? Tại sao khi đến trường học, Thuỷ lại bật lên khóc thút thít?
- Trường học là nơi ghi khắc những niềm vui của Thuỷ, thầy cô, thầy cô, bản tin,
cột cờ, chơi ô ăn quan...
- Thuỷ sắp phải xa mãi với nơi này, Thuỷ sẽ không còn được đi học.
? Qua chi tiết trên ta thấy Thuỷ đang sống trong tâm trạng như thế nào?
- Tâm trạng buồn nhớ, xót xa, nuối tiếc.
GV: các chi tiết trên cho ta thấy rõ tâm trạng của Thuỷ. Em muốn ghi nhận níu giữ những
hình ảnh thân quen của thời cắp sách với nỗi nuối tiếc không muốn chia xa. Tác giả đã
mô tả rất đúng tâm lý của một em bé vốn giàu tình cảm trước lúc phải vĩnh viễn chia tay
với bao kỷ niệm tươi dệp của thời thơ ấu.
? Em có cảm nghĩ gì trước hành động và tâm trạng bé Thuỷ?
- Em rất thương , cảm động và buồn cho số phận anh em Thuỷ.
GV: Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung thứ 2 của đoạn văn.
*B2: Cuộc chia tay cảm động với lớp 4B:
? Chi tiết nào làm em thương xót nhất cho số phận cảu bé Thuỷ?
Gợi ý? Chi tiết nào làm cô giáo sửng sốt, tái mặt, nước mắt giàn dụa và cả lớp cùng khóc
to?
- Đó là lớp Thuỷ từ chối xin không nhận quyể sổ và cây bút vì em không được đi học nữa
phải nghỉ học ngồi bán hoa quả ở chợ ngoài quê ngoại.
? Tại sao cả cô Tâm và các bạn trong lớp đều có thái độ kinh ngạc và đau xót cực độ
như vậy?
- Thương bé Thuỷ bị tước mất tuổi thơ được đến trường, được bạn bè và thềy cô
yêu thương, bị đẩy ra ngoài xã hội với cuộc sống bươn trải.
GV: Thật là bất hạnh như một tai hoạ ập xuống mái đầu bé bỏng, chỉ trong ít ngày Thuỷ phải
xa mái nhà cha mẹ, xa anh, xa búp bê, vệ sỹ, xa con đường và mái trường thân quen và rồi


phải xa cả sách bút thân yêu. Hậu quả từ nguyên nhân nào chúng ta đều rõ. Một gia đình đang
sống trong êm ấm, yêu thương bỗng rơi vào cảnh “ Tan đàn xẻ nghé “. Chi tiết bất ngờ, đột

ngột được tác giả đưa vào truyện trở thành lời cảch báo, tiếng kêu cứu cho những số phận như
Thuỷ, như Thành nạn nhân vô tội của những cuộc ly hôn.
GV: Cảnh chia tay với lớp 4B và cô giáo đầy nước mắt nhưng cảnh đường về cùng em
Thành lại thấy “Kinh ngạc, thấy mọi người... vẫn bình thường, nắng... vật
'.
? Có bạn nhận xét: Tả cảnh như thế không phù hợp với cảnh nhân vật: ý em thế nào?
Đúng hay sai?
GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình.
- Tâm trạng của Thành rất hợp lý: Em ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang nổi
dông, nổi bão khi sắp phải chia tay với đứa em gái bé nhỏ, thân thiết. Trong tâm hồn em
rất buồn thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái bình thường, đây là một
diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xác. Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm,
trạng thái thất vọng bơ vơ của hai em.
GV: Thường thì “ Người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ “ – Nguyễn Du. Tác giả Khánh
Hoài không theo mô típ tả hình như thế. Nhà văn dùng phép đối lập và sử dụng hai lần trong
truyện.
Người buồn >

< Cảnh vui

Một là: Cả đêm hai anh em đều
khóc nức nở, tức tưởi.

Trời hửng dần, hoa thược dược rực rỡ, chim
nhảy nhót, hót vang, âm thanh cuộc sống ríu
ran.

Hai là: Cả lớp khóc, thầy cô ái ngại. Mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn
vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Đây là dụng ý nghệ thuật đối lập giữa số phận ảm đạm với cảnh đời tươi sáng để người

đọc thấy rõ cảnh, từ đó làm tăng nỗi đắng cay, sót xa, thương cảm hơn.
c. Hai anh em chia tay nhau:
GV: Cho cả lớp độc thầm đoạn “ Về đến nhà... hết “.


GV: Thế rồi cuộc chia tay của hai anh em cũng đến. Khi nhìn thấy chiếc xe tải đỗ ở cổng
Thuỷ đã có thái độ và hành động gì?
- Thuỷ như người mất hồn, mặt tái xanh, trèo lên xe theo mẹ bỗng tụt xuống.
- Em đặt con Em nhỏ bên cạnh con Vệ sỹ.
? Theo ý em việc đặt như vậy có ý nghĩa gì?
GV: Cho học sinh thảo luận.
- Thương con búp bê, không muốn chúng xa nhau.
- Không muốn búp bê phải đau khổ như mình.
- Xử sự của Thuỷ là hợp lý mang ý nghĩa nhân đạo.
GV: Như vậy lại thêm một ngịch lý nữa: Hai con búp bê vô hồn thì không hề chia ly, hai
anh em máu chảy ruột mền thì phải cách xa.
Câu nói Thuỷ dăn anh, bắt anh hứa, ... Là ước nguyện tốt lành của hai anh em không có sự
chia ly dù bất cứ với ai. Đó là một hình tượng nghệ thuật giàu sức biểu hiện, biểu cảm nói lên
khát vọng đoàn tụ của tất cả những đứa con trong các gia đình cha mẹ ly tán. Một biểu tượng
giàu chất nhân văn để lại cho người đọc những suy ngẫm.
? Qua toàn bộ câu truyện em cảm nhận được điều gì về tình cảm của hai anh em Thành
và Thuỷ?
- Hai anh em luôn dành cho nhau tình cảm chân thành sâu nặng, những tình cảm đó
được thể hiện ở tấm lòng nhân hậu vị tha đồng thời cũng thể hiện mong ước được sống
trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ đẻ anh em mãi mãi bên nhau.
? Vậy có thể đặt tên khác cho truyện được không?
- Có thể là: Những con búp bê hạnh phúc hoặc Anh và em.
? Sao tên truyện lại là “ Cuộc chia tay của những con búp bê “?. ? Tên truyện có liên
quan gì đến ý nghĩa của truyện?
? Em có nhận xét gì về cách kể truyện của tác giả?

- Kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh, kể bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.


- Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng cảu nhân vật nên có sức truyền
cảm.
GV: Đây là một văn bản nghệ thuật có bố cục mạch lạc, yếu tố tự sự thể hiện rõ trong bút
pháp miêu tả tâm lý, hành trang của nhân vật, diễn biến truyện khá hấp dẫn, nhiều chi tiết
gây xúc động.
GV: Đó cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ SGK trang 27.
4. Tổng kết - ghi nhớ: SGK trang 27.
? Một em đọc phần ghi nhớ?
GV: Khái quát lại.
5. Luyện tập
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập?
GV: Gợi ý cho học sinh về nhà làm.
D. Củng cố-Dặn dò
? Nêu ý nghĩa của văn bản? Tóm tắt lại văn bản?
- Học thuộc và làm bài tập. Soạn bài: Những câu hát về tình cảm gia đình.
E.Rút kinh nghiệm

----------------------------------&-----------------------------------



×