Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đề cương ôn thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 61 trang )

I.
1
2

3

4

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NCKH
Phân loại NCKH
Nghiên cứu hàn lâm
Nghiên cứu ứng dụng
Mục đích NC hàn lâm là nhằm mở rộng tri Mục đích của NC ứng dụng là ứng dụng
thức của một ngành khoa học.
các thành tựu khoa học của ngành đó vào
thực tiễn.
Kết quả của NC hàn lâm chủ yếu trả lời cho NC ứng dụng thu thập dữ liệu để ra
các câu hỏi về bản chất lý thuyết của khoa quyết định.
học thông qua việc thu thập dữ liệu để
xây dựng và kiểm định các lý thuyết
khoa học.
Kết quả của NC hàn lâm thông thường là Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm
không thể ứng dụng trực tiếp vào thị trường mục đích trực tiếp hỗ trợ cho việc ra quyết
được mà cần phải thông qua các nghiên cứu định.
ứng dụng tiếp theo.
Kết quả của NC hàn lâm trong kinh doanh
không nhằm vào mục đích ra quyết định
kinh doanh cụ thể của một doanh nghiệp
nào cả.

- Sự khác nhau cơ bản giữa NC hàn lâm và NC ứng dụng là ở mục đích nghiên cứu.


- Không có sự khác biệt cơ bản về phương pháp và công cụ của 2 loại nghiên cứu trên.
- Dữ liệu là trọng tâm của các dự án nghiên cứu dù là Hàn lâm hay Ứng dụng.
II.
Các trường phái NCKH
• NCKH có thể theo 2 quy trình:
1. Quy trình suy diễn: bắt đầu từ lý thuyết nền (các lý thuyết khoa học đã có)  xây dựng các giả
thuyết trả lời cho câu hỏi NC và thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết.
2. Quy trình quy nạp: bắt đầu bằng cách quan sát hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình dùng để
giải thích các lý thuyết khoa học.
• NCKH có thể chia thành 3 trường phái:
1. Định tính: thường (chứ không phải luôn luôn) đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học,
dựa vào quy trình quy nạp (nghiên cứu trước, lý thuyết sau).
2. Định lượng: thường gắn liền với việc kiểm định các lý thuyết khoa học, dựa vào quy trình suy diễn
(lý thuyết rồi đến nghiên cứu).
3. Hỗn hợp: phối hợp định tính và định lượng để cùng giải quyết vấn đề nghiên cứu.
III.
Lý thuyết khoa học
1. Các thành phần của lý thuyết khoa học.
- Thứ nhất: LTKH là tập hợp các giả thuyết lý thuyết.
+ Phân biệt: Giả thuyết lý thuyết và Giả thuyết kiểm định
Giả thuyết lý thuyết (GTLT)
Giả thuyết kiểm định (GTKĐ)
1 GTLT là các giả thuyết biểu diễn Khi chúng ta đưa ra các giả thuyết và sẽ
mối liên hệ giữa các khái niệm trong thu thập thông tin để kiểm định các giả
trong một lý thuyết (mà khi chúng ta thuyết này thì các giải thuyết đưa ra là các
chưa thể kiểm định các mối liên hệ giả thuyết kiểm định.


2
3

4
5

này bằng thực tiễn).
GTLT biểu diễn mối liên hệ giữa các GTKĐ biểu diễn mối liên hệ giữa các biến
khái niệm.
quan sát.
Để kiểm định 1 GTLT có thể dùng 1 hay nhiều GTKĐ
Trong trường hợp chỉ cần 1 GTKĐ để kiểm định 1 GTLT thì 2 khái niệm này
thực chất là một.
Các GTLT nói lên mối liên hệ (tương quan hay nhân quả) giữa các khái niệm
nghiên cứu và cô lập với những khái niệm không được nêu ra trong lý thuyết đó.

- Thứ hai: các khái niệm tạo thành lý thuyết khoa học phải là các khái niệm nghiên cứu (chứ không
phải khái niệm lý thuyết), nghĩa là có thể đo lường chúng được bằng các biến quan sát và các khái
niệm nghiên cứu này có mối liên hệ với một hay nhiều khái niệm nghiên cứu khác.
Thông thường chúng ta không thể đo lường trực tiếp khái niêm nghiên cứu (biến tiềm ẩn) mà phải
thông qua một hay nhiều biến khác có thể đo lường được (gọi là biến quan sát).
- Thứ ba: một lý thuyết khoa học phải nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học.
2. Các tiêu chuẩn đánh giá một lý thuyết khoa học.
• Một lý thuyết khoa học không phải là:
1. Bảng liệt kê các tài liệu tham khảo
2. Bộ dữ liệu thu thập trong nghiên cứu
3. Bảng liệt kê các biến, khái niệm nghiên cứu
4. Các mô hình
5. Các giả thuyết
• Một bài nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học tốt, cần chú ý 10 điểm cơ bản sau đây:
1. Câu hỏi nghiên cứu phải cho thấy sự quan trọng và cần thiết khi thực hiện nghiên cứu này.
2. Phần cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu phải đầy đủ và phù hợp: phần này phải có những lý
thuyết cơ sở và những nghiên cứu trong những năm gần đây.

3. Phạm vi của bài nghiên cứu phải đầy đủ. Nghĩa là đủ để có được một đóng góp về mặt lý thuyết
(vd: không thể nghiên cứu cùng lúc 50 biến hoặc cũng không nên nghiên cứu vài ba biến).
4. Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu một cách chính xác và rõ ràng.
5. Bản chất của các mối liên hệ lý thuyết phải rõ ràng và mang tính logic.
6. Những lý thuyết nền sử dụng để xây dựng nên lý thuyết khoa học cần nghiên cứu phải phù hợp.
7. Bài nghiên cứu cần phải xác định rõ ràng hướng tập trung và phạm vi của nó. Hay nói cách khác,
bài nghiên cứu cần cho người đọc biết nó đang làm gì ở đó và tại sao phải làm như vậy.
8. Văn viết phải rõ ràng và xúc tích. Không nên viết tối nghĩa hay lộn xộn trong kết cấu.
9. Một bài nghiên cứu về xây dựng lý thuyết không chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các nghiên cứu đã
có mà cần phải cung cấp những phê bình, đánh giá và đưa ra hướng để kiểm định lý thuyết đưa ra.
10. Bài nghiên cứu cần cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiên cứu đã có và có ý nghĩa
trong thực tiễn.
• Các tiêu chí chính dùng để đánh giá một lý thuyết khoa học:
1. Yếu tố cấu thành.
Những yếu tố cấu thành nên một lý thuyết khoa học gồm các khái niệm lý thuyết, khái niệm nghiên
cứu và biến quan sát.
Nguyên tắc chính khi chọn các yếu tố này là:


-

Nguyên tắc toàn diện: phải chọn đầy đủ các yếu tố thích hợp, nhưng không nên đưa quá nhiều
khái niệm nghiên cứu và giả thuyết mà chúng không đóng góp gì trong việc giải thích hiện
tượng khoa học đang nghiên cứu.
- Nguyên tắc đơn giản: được hiểu là để cùng giải thích một hiện tượng khoa học như nhau, lý
thuyết nào càng đơn giản càng tốt.
2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu.
Mối liên hệ giữa các khái niệm nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu phải được suy diễn có
logic từ lý thuyết (nếu theo quy trình suy diễn) hoặc được xây dựng từ dữ liệu (nếu theo quy trình
quy nạp).

3. Khả năng tổng quát hóa của lý thuyết.
Một lý thuyết khoa học trong ngành khoa học xã hội thường không thể đúng mọi lúc, mọi nơi.Vì
vậy cần xác định những giới hạn cho khả năng tổng quát hóa của lý thuyết, và dựa trên cơ sở này để
xác định phạm vi giải thích và dự báo của nó.
4. Đóng góp của lý thuyết về mặt lý luận và thực tiễn.
Một lý thuyết tốt phải cho thấy cái mới được tìm ra trong nghiên cứu, ảnh hưởng của lý thuyết đến
ngành khoa học đó, có khả năng giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học, có được quan tâm và
ứng dụng trong thực tiễn không.
5. Kiểm định được.
- Một lý thuyết có giá trị khi nó được kiểm định thông qua thực tế trong nhiều điều kiện (không
gian, thời gian) khác nhau.
- Cần chú ý là chỉ có thể kết luận rằng với dữ liệu hiện có, thì lý thuyết đó được chấp nhận hay bị từ
chối chứ không thể kết luận một lý thuyết là đúng hay sai.
- Trước khi kiểm định một lý thuyết khoa học, ta phải đo lường các khái niệm nghiên cứu và đánh
giá giá trị và độ tin cậy của đo lường. Nếu các thang đo (tập các biến quan sát) các khái niệm đó
không thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy và giá trị thì sẽ không có ý nghĩa trong khoa học.
IV.
Nghiên cứu, xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học
1. Quy trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng lý thuyết khoa học. Sau đây là quy trình quy nạp
theo trường phái định tính. Theo quy trình này, gồm có 2 phần:
- Phần lý thuyết (T): chỉ đóng vai trò minh chứng là chưa có lý thuyết đã có để trả lời cho câu hỏi
NC.
- Phần nghiên cứu (R): là phần chính của quy trình này, vì nó là quy trình xây dựng lý thuyết từ
dữ liệu (nghiên cứu).
1. Xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu, sau đó cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu.
2. Tổng kết các nghiên cứu và lý thuyết đã có để xem xét chúng đã giải quyết được vấn đề
nghiên cứu đến mức độ nào?
3. Khi chứng minh được là chưa có lý thuyết để trả lời được câu hỏi nghiên cứu, cần thiết phải
xây dựng một lý thuyết mới để giải thích hiện tượng khoa học đang nghiên cứu (trả lời các

câu hỏi nghiên cứu đã đề ra).
4. Thiết kế và thực hiện một nghiên cứu để thu thập dữ liệu dùng cho xây dựng lý thuyết khoa
học.
kết quả nghiên cứu theo quy trình này bao gồm mô hình và các giả thuyết lý thuyết, tức là lý
thuyết đã được xây dựng, giải quyết được khe hổng nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên đây chỉ là lý
thuyết trung gian, chúng cần được kiểm định tiếp theo bằng các dữ liệu của nghiên cứu trong
cùng một dự án hay những nghiên cứu tiếp theo.


2. Quy trình nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học.
Sử dụng quy trình suy diễn
1. Xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu, sau đó cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu.
2. Tìm kiếm lý thuyết phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Nghĩa là xây dựng mô hình
và giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình.
3. Thực hiện nghiên cứu: đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu. Tùy theo từng nghiên cứu cụ thể mà bước này được thực hiện thông qua một
hay nhiều nghiên cứu. Một số dạng kết hợp sau:
- Thực hiện 1 nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết.
- Thực hiện 2 nghiên cứu định lượng: 1 nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá sơ bộ thang đo (
thường là một khảo sát với mẫu thuận tiện và kích thước nhỏ, n =100) và 1 nghiên cứu định
lượng chính thức để kiểm định lại thang đo và mô hình lý thuyết (kích thước mẫu lớn, thường
với phương pháp chọn mẫu xác suất).
- Thực hiện 2 bước: sơ bộ và chính thức.
+ Bước nghiên cứu sơ bộ gồm: 1 nghiên cứu sơ bộ định tính để điều chỉnh thang đo ( thảo luận tay
đôi, thảo luận nhóm…), 1 nghiên cứu sơ bộ định lượng để đánh giá sơ bộ thang đo.
+ Bước nghiên cứu chính thức: là 1 nghiên cứu định lượng để đánh giá lại thang đo và kiểm định
mô hình lý thuyết và các giả thuyết.
3. Quy trình hỗn hợp: xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học.
Mô hình hỗn hợp phổ biến là kết hợp về phương pháp với quy trình: định tính để xây dựng lý
thuyết và định lượng để kiểm định lý thuyết. Tức là khám phá lý thuyết khoa học và kiểm định lý

thuyết này trong cùng một dự án nghiên cứu.
1. Xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu, sau đó cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu.
2. Xây dựng lý thuyết mới bằng phương pháp định tính.
3. Kiểm định lý thuyết đã xây dựng bằng phương pháp định lượng.
4. Dữ liệu để xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học.
- Trong NCĐT: dữ liệu sử dụng để xây dựng lý thuyết khoa học ở nhiều dạng khác nhau (kể cả
dạng dữ liệu định lượng). Nhưng thông thường dữ liệu định tính được thu thập thông qua thảo
luận (nhóm, tay đôi) và quan sát.
- Trong NCĐL: dữ liệu được chia thành 3 nhóm
+ Dữ liệu sẵn có
+ Dữ liệu chưa sẵn có
+ Dữ liệu chưa có trên thị trường.


CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề nghiên cứu (VĐNC) và cách thức xác định nó có vai trò quan trọng; là bước đầu tiên trong tất
cả các nghiên cứu khoa học (NCKH). VĐNC cần xác định rõ ràng và đúng đắn.
- Trong kinh doanh, VĐNC được xác định từ 2 nguồn chính là lý thuyết và thị trường; 2 nguồn này có
mối quan hệ tương hỗ qua lại, bổ trợ cho nhau.
- Đối với VĐNC có nguồn từ lý thuyết: cần nắm bắt các nội dung chính là: Những gì các nghiên cứu
trước đã làm?Những gì chưa làm? Những gì chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung? =>cần thiết cho tất cả
NCKH& luôn gắn liền với thị trường thực tiễn.
- Đối với VĐNC có nguồn từ thị trường: được nhận dạng thông qua các vấn đề gặp phải trên thị
trường, trên các phương tiện truyền thông, buổi thảo luận…. VĐNC xác định từ thị trường không được
tách biệt với lý thuyết, cần liên hệ VĐNC trong cơ sở lý thuyết, xem đã có nghiên cứu chưa, giải quyết
triệt để chưa…
2. Ý tưởng, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Các khái niệm:
- Ý tưởng nghiên cứu: là những ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên cứu. Từ những ý tưởng này

chúng ta tiếp tục tìm kiếm khe hổng nghiên cứu để nhận dạng được VĐNC.
- Mục tiêu nghiên cứu: Sau khi nhận dạng được VĐNC, nhà NC cần xác định rõ nghiên cứu cái gì,
đó là mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu có thể được phát biểu ở dạng tổng quát và cụ thể.
- Câu hỏi nghiên cứu: là mục tiêu cụ thể được phát biểu ở dạng câu hỏi.
- Giả thuyết nghiên cứu: là câu trả lời dự kiến cho các câu hỏi nghiên cứu, và cần phải tiến hành
thiết kế nghiên cứu để thu thập dữ liệu dùng cho việc kiểm định các giả thuyết đã đề ra.
- Mô hình nghiên cứu: Khi xác định được mục tiêu hay câu hỏi nghiên cứu, ta dựa vào câu hỏi
nghiên cứu để quyết định phương án giải quyết vấn đề nghiên cứu. Tùy theo dạng câu hỏi nghiên
cứu cần dùng theo phương pháp nào (quy nạp và định tính hay suy diễn và định lượng) mà xây
dựng thiết kế nghiên cứu để thu thập dữ liệu trả lời câu hỏi nghiên cứu hay thực hiện tổng kết
nghiên cứu để xây dựng cơ sở giả thuyết  trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đề ra và tập hợp
các giả thuyết theo một hệ thống nào đó thì đó gọi là mô hình nghiên cứu.
3. Xác định vấn đề nghiên cứu
VĐNC cần được xác định dựa trên các thông tin được tổng hợp từ thị trường và lý thuyết. Trên
cơ sở này, ta có mô hình nhận dạng vấn đề nghiên cứu như sau:
Theo dõi thị trường thông qua:

Theo dõi lý thuyết thông qua:

-Phương tiện truyền thông

-Lý thuyết cùng ngành

-Nghiên cứu sơ bộ

-Lý thuyết trong các ngành liên quan

Vấn đề nghiên cứu
-Trong cùng ngành khoa học
-Liên quan đến ngành khoa học khác



Một nghiên cứu cần thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản là có tính mới và có ý nghĩa. Dựa vào mức độ
mới, các nhà nghiên cứu hàn lâm chia các nghiên cứu ra thành 2 dạng chính: dạng nguyên thủy và
nghiên cứu lặp lại. Nghiên cứu lặp lại được chia thành 4 loại chính: 0, I, II, III căn cứ trên mức độ lặp
lại của đề tài.
- Nghiên cứu lặp lại loại 0 là dạng nghiên cứu lặp lại hoàn toàn giống như nghiên cứu đã có.
- Lặp lại loại I là nghiên cứu giống như nghiên cứu đã có về mặt thiết kế, mô hình nghiên cứu
nhưng được thực hiện để gia tăng mức độ tổng quát hóa của nghiên cứu đã có.
- Lặp lại loại II là nghiên cứu thực hiện giống như nghiên cứu đã có nhưng ở nhiều ngữ cảnh khác
nhau.
- Lặp lại loại III là nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đã có nhưng có điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện
hơn.
4. Tổng kết lý thuyết
4.1 Tổng kết lý thuyết và vai trò của nó
Tổng kết lý thuyết là khâu đầu tiên và đóng vai trò quyết định trong xác định VĐNC. Đó là việc
chọn lọc tài liệu về chủ đề nghiên cứu bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình
bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã được xác định hay diễn tả các quan điểm
về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó và việc đánh giá một cách hiệu
quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện.
Tổng kết lý thuyết có thể chia thành 2 nhóm có hướng tập trung và mục tiêu khác nhau:
- Một là tổng kết nghiên cứu: tập trung vào việc tổng kết các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện
trong quá khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này. Mục đích là đúc kết
những gì đã làm được và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu.
- Hai là tổng kết lý thuyết:trình bày các lý thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học
nào đó và so sánh chúng về mặt độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng 
tổng kết nghiên cứu thường chứa đựng phần tổng kết nghiên cứu.
Về mặt phương pháp tổng kết, chúng thường chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm tổng kết thiên về định tính: dùng từ ngữ để tổng kết lý thuyết và nghiên cứu về chủ đề
cần tổng kết.

+ Nhóm tổng kết thiên về định lượng: dùng các kỹ thuật định lượng để tổng kết và so sánh các
kết quả nghiên cứu đã có.
Tổng kết lý thuyết không chỉ là việc mô tả những gì đã làm mà còn phải đánh giá chúng. Trong nghiên
cứu, tổng kết lý thuyết phục vụ nhiều công đoạn trong quá trình nghiên cứu như:
 Xác định vấn đề nghiên cứu: TKLT giúp ta nhận dạng được những gì đã làm và những gì chưa
được làm  tiết kiệm thời gian và định vị được nghiên cứu của mình, không phải làm những gì
không có ý nghĩa khoa học hay những gì người khác đã làm rồi.
 Cơ sở lý thuyết: giúp xây dựng nền tảng cho mô hình, giả thuyết cho nghiên cứu kiểm định lý
thuyết hoặc làm cơ sở cho việc cần thiết phải xây dựng lý thuyết. Kết quả của tổng kết lý thuyết
phần này chính là cơ sở lý thuyết cho NC của mình.
 Chọn lựa phương pháp: giúp ta đánh giá được các PPNC nào đã được sử dụng, những ưu nhược
điểm của nó và lựa chọn PP thích hợp cho NC của mình.


 So sánh kết quả: TKLT giúp chúng ta có cơ sở biện luận, so sánh kết quả NC của mình với những
NC đã có, đặc biệt là những gì mang tính bổ sung và đối kháng với kết quả đã có.
4.2 Quy trình tổng kết nghiên cứu
Bao gồm 7 bước nghiên cứu như sau:
 Xác định từ khóa theo chủ đề nghiên cứu
 Tìm kiếm tài liệu theo các nguồn (truyền thống và điện tử) dựa vào từ khóa
 Liệt kê một số tài liệu liên quan mật thiết đến nghiên cứu về đề tài của mình
 Đọc nhanh, tóm tắt và thu thập các bài viết quan trọng với đề tài của mình
 Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu
 Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo
 Tổng kết lại các phần đã tóm tắt, tổ chức theo danh mục các khái niệm quan trọng đã được tổng
kết và kết thúc phần tổng kết lý thuyết thông qua tóm tắt những hướng chính đã được nghiên cứu
và nêu ra sự cần thiết cho nghiên cứu của mình.
4.3 Ví dụ minh họa
Tham khảo thêm các đề tài ví dụ trong sách
5. Tài liệu tham khảo: cách trích dẫn và liệt kê

Cách trích dẫn và liệt kê TLTK đóng vai trò quan trọng trong NCKH. Việc trích dẫn phải tuân
theo quy định trích dẫn bao gồm việc trích dẫn đúng và đủ, thể hiện tính trung thực trong khoa học.
Cách trích dẫn dựa trên các hệ thống trích dẫn trên thế giới, bao gồm đầy đủ thông tin về tài liệu
tham khảo cũng như các thông tin liên quan giúp người đọc dễ dàng tìm ra: các thông tin tối thiểu như
tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi xuất bản. Theo hệ thống APA, ví dụ về 1
trường hợp trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo như sau:
Ví dụ trong bài viết của quyển sách:
Phương pháp GT (Grounded Theory) dùng để xây dựng lý thuyết khoa học từ dữ liệu (Straus &
Corbin 1998)
Điều này có ý nghĩa là ý tưởng trong đoạn văn này không phải là của tác giả của bài viết mà tác
giả ghi lại ý tưởng của người khác (ở đây là của Straus & Corbin) theo từ ngữ của mình. Và trong phần
tài liệu tham khảo cần phải ghi tài liệu này, cụ thể:
Strauss, A. & Corbin, J. (1998), Basic of Qualitative Research: Techniques and Procedure for
developing Grounded Theory, 2nded., Thousand Oaks, CA:Sage
Tài liệu tham khảo này chứa đựng đầy đủ thông tin chính dùng để tra cứu vì có: [tên tác giả],
[năm xuất bản], [tên sách viết in nghiêng], [lần xuất bản], [nơi xuất bản], và [nhà xuất bản].


CHƯƠNG 3 PPNCKH – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
1. Nghiên cứu định tính trong xây dựng lý thuyết khoa học
Nghiên cứu định tính (NCĐT) thường được dùng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào qui
trình qui nạp. Ngày nay, NCĐT được sử dụng rất phổ biến trong các lãnh vực của ngành kinh doanh
1.1 Phương pháp và công cụ
Có 2 phương pháp và 3 công cụ chính trong NCĐT:
2 phương pháp: phương pháp GT và phương pháp tình huống
3 công cụ: thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và quan sát
1.2. Vấn đề, mục tiêu và lý thuyết trong NCĐT
Mục tiêu của NCĐT là xây dựng lý thuyết khoa học. Vì vậy, khi xác định vấn đề nghiên cứu và
đưa ra mục tiêu nghiên cứu, ta cần biện luận lý do dẫn đến việc sử dụng phương pháp định tính. Cần
chú ý là vấn đề nghiên cứu định tính xuất phát từ chính dữ liệu và sau đó ta so sánh lại với lý thuyết

thông qua tổng kết nghiên cứu (xem thêm ví dụ thực tế trong sách trang 112 để hiểu tường tận phần
này).
1.3. Tổng kết và sử dụng lý thuyết trong NCĐT
Do mục đích của NCĐT là xây dựng lý thuyết khoa học theo qui trình qui nạp nên các nhà nghiên
cứu cần tổng kết lý thuyết và minh chứng được là hiện tại, những lý thuyết đã có chưa giải thích hoặc
giải thích chưa hoàn chỉnh hiện tượng khoa học đã đề ra để nêu ra sự cần thiết phải xây dựng một lý
thuyết mới để giải thích hiện tượng khoa học này. Quá trình NCĐT luôn có sự tương tác giữa nhà
nghiên cứu, dữ liệu và lý thuyết đang xây dựng.Vì vậy, nhà nghiên cứu luôn so sánh lý thuyết và
những thành phần của lý thuyết.
2. Phương pháp GT
GT là phương pháp xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách
có hệ thống hay nói cách khác, nó là quá trình xây dựng lý thuyết khoa học dựa trên dữ liệu thông qua
việc thu thập, so sánh dữ liệu để nhận dạng, xây dựng và kết nối các khái niệm với nhau để tạo thành lý
thuyết khoa học
Trong phương pháp GT, nhà nghiên cứu không bao giờ dự kiến trước một lý thuyết trừ trường
hợp họ muốn điều chỉnh hoặc mở rộng một lý thuyết đã có.Thay vào đó, nhà nghiên cứu bắt đầu với
một chủ đề nghiên cứu và lý thuyết hình thành từ dữ liệu.
3. Phương pháp tình huống
Qui trình xây dựng lý thuyết bằng tình huống được bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu. Trong quá
trình thu thập dữ liệu (thống qua một hay nhiều tình huống), nhà nghiên cứu phải liên tục so sánh dữ
liệu với lý thuyết.
Qui trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống là một qui trình lũy tiến: phát hiện lý
thuyết –chọn tình huống – thu thập dữ liệu. Nghĩa là nhà nghiên cứu chọn một tình huống để thu thập
và phân tích dữ liệu, phát hiện lý thuyết, sau đó lại tiếp tục chọn tình huống tiếp theo để thu thập và
phân tích dữ liệu để phát triển lý thuyết.
Tám bước của qui trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống theo Eisenhardt (1989,
533):
Xác định câu hỏi nghiên cứu  Chọn tình huống  Chọn phương pháp thu thập dữ liệu  Tiến hành
thu thập dữ liệu tại hiện trường  Phân tích dữ liệu  Xây dựng giả thuyết  So sánh với lý thuyết
đã có  Kết luận

4. Dữ liệu và thu thập dữ liệu định tính


Công cụ chính trong thu thập dữ liệu chính là quan sát, thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu: thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm
Trong nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu là người trực tiếp thực hiện việc thảo luận với đối
tượng nghiên cứu trong thảo luận tay đôi cũng như là người điều khiển chương trình thảo luận trong
thảo luận nhóm
4.1 Bản chất dữ liệu trong nghiên cứu định tính
Dữ liệu cần thu thập trong các dự án nghiên cứu định tính là dữ liệu bên trong của đối tượng
nghiên cứu (nghiên cứu định lượng  dữ liệu bên ngoài). Những dữ liệu bên trong này không thể thu
thập được thông qua các kỹ thuật phỏng vấn thông thường mà phải thông qua các kỹ thuật thảo luận.
Cũng cần lưu ý phân biệt các dữ liệu định tính thu thập bằng các kỹ thuật nghiên cứu định tính (như
thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi) với dữ liệu thu thập bằng thang đo định tính (thang đo định danh và
thang đo thứ tự) trong nghiên cứu định lượng.
4.2.1 Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
Qui trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành như sau:
Nhà nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu thứ 1, thảo luận với họ để thu thập dữ liệu cần thiết
cho xây dựng lý thuyết. Tiếp theo, chọn phần tử thứ 2 để thu thập dữ liệu và phát hiện ra một số thông
tin có ý nghĩa nhưng khác với đối tượng 1. Và cứ tiếp tục với đối tượng thứ 3, thứ 4, cho đến khi nào
thông tin thu được là không có gì mới và không có ý nghĩa nhiều thì đó là điểm bão hòa. Tuy nhiên để
khẳng định điểm bão hào, nhà nghiên cứu chọn thêm 1 đối tượng nữa, nếu không có thông tin gì mới
thì tại đó sẽ là điểm bão hòa và cũng chính là kích thước mẫu cho nghiên cứu
4.3 Công cụ thu thập dữ liệu định tính
4.3.1 Quan sát
Quan sát (bằng mắt) có nhiều dạng khác nhau như:
_ Tham gia như một thành viên: nhà nghiên cứu tham gia như một thành viên nhưng không cho đối
tượng nghiên cứu nghiên cứu nhận ra mình là nhà nghiên cứu  nhà nghiên cứu chủ động quan sát
hành vi, thái độ..của các đối tượng nghiên cứu khác để thu thập dữ liệu
_ Tham gia chủ động để quan sát: nhà nghiên cứu tham gia như là một thành viên nhưng cho các

thành viên khác biết mình là nhà nghiên cứu
_ Tham gia thụ động để quan sát: nhà nghiên cứu không tham gia như một thành viên thực thụ mà chỉ
thụ động và mục tiêu chính là quan sát.
_ Chỉ quan sát: nhà nghiên cứu chỉ đứng ngoài quan sát, không tham gia như một thành viên dù là chủ
động hay thụ động.
Ưu điểm:
_ Thu nhận được kiến thức đầu tiên về vấn đề nghiên cứu
_ Nhận dạng được thực tế về ngữ cảnh, thời gian
Nhược điểm:
_ Khó khăn trong các mối quan hệ để được tham gia quan sát
_ Khó khăn trong việc sắp xếp thời gian phù hợp để tham gia quan sát
_ Không thể quan sát được trong những tình huống tế nhị
4.3.2 Thảo luận tay đôi
Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên
cứu và đối tượng thu thập dữ liệu, thường được sử dụng trong các trường hợp:
_ Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, không phù hợp cho việc thảo luận nhóm tập thể (vd: băng
vệ sinh phụ nữ, tài chính cá nhân, bao cao su kế hoạch hóa gia đình…)


_ Vị trí xã hội, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ở bậc cao (giám đốc, …) khó mời tham gia
nhóm
_ Do cạnh tranh mà đối tượng nghiên cứu không thể tham gia thảo luận nhóm (các công ty cạnh tranh
không muốn cho đối thủ biết thái độ, hành vi của mình)
_ Do tính chuyên môn của vấn đề nghiên cứu mà chỉ có phỏng vấn tay đôi mói có thể làm rõ và đào
sâu được dữ liệu.
Ưu điểm: dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và có thể đào sâu những vấn đề có tính chuyên môn cao 
sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hàn lâm.
Nhược điểm:
_ Tốn nhiều thời gian và chi phí so với thảo luận nhóm cho cùng một kích thước mẫu
_ Nhiều trường hợp thu thập dữ liệu không sâu và khó khăn trong việc diễn giải ý nghĩa do không có

sự tương tác giữa các đối tượng nghiên cứu (không như thảo luận nhóm)
4.3.3 Thảo luận nhóm
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên
cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu (người điều khiển chương trình). Những câu hỏi
kích thích thảo luận, đào sâu giúp thu thập dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu:
Bạn có đồng ý với quan điểm này không?Tại sao?Còn gì nữa không?Còn bạn thì sao?Có những ý kiến
nào khác không?
Khi tuyển chọn thành viên tham gia thảo luận nhóm, cần chú ý các nguyên tắc:
_ Tính đồng nhất trong nhóm càng cao  càng dễ thảo luận
_ Thành viên được chọn phải là người chưa từng tham gia trước đây hoặc có tham gia nhưng từ 6
tháng đến 1 năm, nếu không họ sẽ là người dẫn dắt nhóm
_ Thành viên chưa quen biết nhau, nếu không những người này sẽ chỉ thảo luận lẫn nhau chứ không
thảo luận trong cả nhóm.
Ba dạng chính của thảo luận nhóm:
_ Nhóm thực thụ: gồm 8 -10 thành viên tham gia thảo luận
_ Nhóm nhỏ: 4 thành viên tham gia thảo luận
_ Nhóm điện thoại: thảo luận về chủ đề nghiên cứu thông qua điện thoại hội nghị
4.3.4 Một số chú ý trong thu thập dữ liệu định tính
Trong nghiên cứu định tính, mẫu được chọn theo lý thuyết (không theo phương pháp xác suất)
với mục tiêu xây dựng lý thuyết khoa học, do đó, chúng ta không thể tăng kích thước mẫu để thay cho
nghiên cứu định lượng.
Bản chất của nghiên cứu định tính là thu thập dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu. Cái mà
các nhà nghiên cứu cần là ý nghĩa của dữ liệu chứ không phải những con số tổng quát hóa của thị
trường, do đó, ta không thể lượng hóa kết quả nghiên cứu định tính.
5. Phân tích dữ liệu định tính
Phân tích dữ liệu định tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu. Quá trình thu thập và phân tích
dữ liệu không tách rời nhau. Đó là quá trình tương tác qua lại: Nhà nghiên cứu thảo luận với đối tượng
nghiên cứu để thu thập và phân tích dữ liệu (tìm hiểu ý nghĩa của dữ liệu), tiếp tục thảo luận và tìm
hiểu ý nghĩa của nó cho đến khi đạt điểm bão hòa
5.1 Mô tả hiện tượng

Mô tả hiện tượng theo Strauss & Corbin (1998) là quá trình phân tích mở, bao gồm việc phát
triển các khái niệm, các thuộc tính cũng như cấp độ của chúng. Để làm được vấn đề này, nhà nghiên
cứu thường xem xét những vấn đề sau:
_ Dữ liệu nói lên cái gì?


_ Những vấn đề gì đang xảy ra?Ai có liên quan?
_ Họ định nghĩa những vấn đề đó như thế nào?
_ Chúng có ý nghĩa gì đối với họ?
_ Những người có liên quan làm gì?
_ Những vấn đề xảy ra như nhau hay khác nhau đối với họ?
_ Kết quả của chúng: giống nhau hay khác nhau?
5.2 Phân loại hiện tượng
Sau khi mô tả các hiện tượng, nhà nghiên cứu tiến hành phân loại hiện tượng.Sắp xếp dữ liệu
thành những nhóm/ khái niệm dựa vào tính chất và giới hạn của chúng. Sắp xếp, phân loại các hiện
tượng thành những nhóm có cùng những đặc tính chung để tạo thành các khái niệm và các thành phần
của nó (khái niệm con) và so sánh chúng với nhau. Vì vậy, nếu dữ liệu không được sắp xếp một cách
có hệ thống, chúng ta sẽ không biết chúng ta đang phân tích cái gì và rất khó khám phá ra các khái
niệm chứa đựng trong dữ liệu.
5.3 Kết nối dữ liệu
Là quá trình phân tích chọn lọc bao gồm việc tổng hợp và sàng lọc các khái niệm để tạo thành lý
thuyết. Trong đó, các nhà nghiên cứu cần chú ý đến mối quan hệ giữa các hiện tượng (khái niệm) với
nhau và biến thiên giữa chúng (những gì xảy ra nếu...? Các hiện tượng thay đổi như thế nào?)
Mô tả và sắp xếp dữ liệu luôn luôn có mục đích cụ thể. Nhà nghiên cứu luôn định hướng cho công việc
phân tích dữ liệu định tính là khái niệm nào ẩn chứa trong nhóm dữ liệu đã thu thập này? Đã đủ dữ liệu
để đưa ra khái niệm và liên kết chúng lại với nhau chưa hay cần phải tiến hành thu thập thêm nữa?
6. Ví dụ minh họa
Xem thêm trong sách
7. Giá trị của sản phẩm định tính
Trong nghiên cứu, tính tin tưởng đóng vai trò quan trọng để đánh giá lý thuyết được xây dựng. Kỹ

thuật đảm bảo độ tin trong nghiên cứu định tính:
Tiêu chuẩn truyền
Tiêu chuẩn tin
Công cụ để đạt được độ tin tưởng
thống (định lượng)
cậy (định tính)
Giá trị nội
Tin cậy
Tham gia trực tiếp vào hiện trường
Đa dạng dữ liệu
Kiểm tra ngoại
Kiểm tra nội
Giá trị ngoại
Xuyên suốt
Mô tả chi tiết khái niệm và nhóm
Cấu trúc và quá trình phản ánh trong dữ liệu
Độ tin cậy
Phụ thuộc
Mẫu theo mục đích xây dựng lý thuyết
Giữ kín đối tượng
Kiểm tra quá trình thu thập, quản lý và phân tích dữ
liệu
Tính khách quan
Khẳng định
Tỉ mỉ và chính xác trong quản lý thu thập và ghi
nhận dữ liệu:
_ Trong quá trình quan sát
_ Trong quyết định về lý thuyết và phương pháp
_ Chi tiết trong tiếp xúc phỏng vấn
Định tính và định lượng: tiêu chí đánh giá

Định lượng: khách quan
Định tính: lý giải được
Độ tin cậy: như nhau cho các lần lặp lại Thông đạt: các khái niệm nghiên cứu rõ


(điều kiện cần)
Giá trị: đo lường đúng cái cần đo (điều kiện
đủ)
Tổng quát hóa cho tổng thể  khả năng đại
diện của mẫu

rang và có nghĩa
Gắn kết: các khái niệm nghiên cứu gắn kết
với nhau  tạo thành lý thuyết
Xuyên suốt: nhà nghiên cứu khác có thể
nắm bắt được các bước để dẫn đến lý
thuyết được xây dựng

8. Đề cương nghiên cứu định tính
Một đề cương nghiên cứu định tính bao gồm các phần cơ bản sau:
(1) Giới thiệu: giới thiệu vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đặc biệt, cần làm rõ ý nghĩa của kết
quả nghiên cứu dự kiến để thuyết phục người đọc
(2) Tổng kết lý thuyết: giới thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu, phần này phải minh
chứng được là lý thuyết đã có chưa giải thích được hoặc giải thích chưa hoàn chỉnh về hiện
tượng khoa học mà ta đề nghị nghiên cứu.
(3) Thiết kế và phương pháp nghiên cứu: giới thiệu các cách tiếp cận (định tính, cụ thể phương
pháp) và biện luận cho sự phù hợp của cách tiếp cận đã chọn. Tiếp theo, giới thiệu chi tiết về
thiết kế nghiên cứu, phương pháp và công cụ sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu
Đề cương nghiên cứu định tính càng chi tiết càng tốt.Khác với nghiên cứu định lượng, đề cương
nghiên cứu định tính một khi chưa thực hiện nghiên cứu thì chưa có gì để đảm bảo cho thành công của

nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cần biện luận chi tiết những gì chúng ta sẽ làm và sẽ thu được sau khi
thực hiện để thuyết phục người đánh giá.


CHƯƠNG 4 – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG (NCĐL)
1.
Nghiên cứu định lượng trong kiểm định lý thuyết khoa học.
Trong NCĐL, nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết (CSLT) để xây dựng mô hình NC và các giả
thuyết NC. Sau đó thu thập dữ liệu để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra.
Vậy NCĐL nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý
thuyết đã có ( Khác với NCĐT, dữ liệu được dùng để khám phá quy luật của hiện tượng khoa học).
1.1.
Phương pháp và công cụ nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp NCĐL: gồm 2 phương pháp chính là
+ Khảo sát (survey method)
+ Thử nghiệm (experimentation).
- Công cụ thu thập dữ liệu: NCĐL sử dụng chủ yếu các phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn trực tiếp ( face-to-face interview)
+ Phỏng vấn qua ĐT (telephone interview)
+ Gửi thư (mail survey)
+ Qua mạng internet (electronic survey)
- Công cụ phân tích dữ liệu định lượng: rất đa đạng, nhưng phổ biến là các phương pháp thông kê dựa
vào phương sai.
+ Dựa vào số lượng biến phân tích, phân tích thống kê chia làm 3 nhóm

Phân tích đơn biến: khi biến phân tích chỉ có 1.

Phân tích nhị biến: khi phân tích đồng thời 2 biến.

Phân tích đa biến: nếu có hơn 2 biến được phân tích đồng thời với nhau. Đây là

công cụ thống kê phổ biến nhất trong kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào phương sai.
+ Dựa vào mối quan hệ giữa các biến, chia làm 2 nhóm chính

Phân tích phụ thuộc lẫn nhau (như phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhóm
CLA…)

Phân tích phụ thuộc: các biến đưa vào phân tích gồm 2 nhóm chính là nhóm biến phụ
thuộc và nhóm biến độc lập ((như phân tích hồi quy (thường không tính sai số đo lường
của biến độc lập); mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (luôn tính toán sai số của biến độc
lập)).
1.2.
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
1.2.1. Dữ liệu đã có sẵn: là dữ liệu đã được thu thập từ những nghiên cứu trước. Nếu sử dụng dữ liệu
này thì không cần thực hiện giai đoạn xây dựng và kiểm định thang đo để đo lường các khái niệm
(biến) nghiên cứu ( nhưng không kiểm soát được mức độ tin cậy của dữ liệu này)
1.2.2. Dữ liệu chưa có sẵn: là dữ liệu đã có trên thị trường nhưng chưa ai thu thập. Muốn có dữ liệu
này phải mất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện khảo sát. Phải xây dựng và kiểm định thang đo (sử
dụng Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA) để đo
lường khái niệm NC.
1.2.3.
Dữ liệu chưa có trên thị trường: là dạng dữ liệu chưa tồn tại trong đám đông nghiên cứu.
(VD: nghiên cứu về thái độ và hành vi của NTD đối với sản phẩm mới sắp được tung ra thị trường. Vì
sản phẩm mới này chưa tung ra thị trường nên NTD chưa biết về nó, do đó cũng chưa hình thành hành
vi và thái độ đối với sp này). Vì dữ liệu không hiện có trên thị trường nên phải thiết kế các thử nghiệm
phù hợp để tạo ra và thu thập dữ liệu.
1.3.
Vấn đề, mục tiêu và lý thuyết trong NC định lượng


Trong NCĐL, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết NC được xác định rõ ràng, chi tiết và chặt chẽ

( khác với tính linh hoạt trong phương pháp định tính).
- Vấn đề nghiên cứu định lượng xuất phát từ lý thuyết, từ thị trường hay cả hai.
- Mục tiêu nghiên cứu: được trình bày ở dạng câu phát biểu.
- Câu hỏi nghiên cứu: là phát biểu mục tiêu NC ở dạng câu hỏi.
- Giả thuyết nghiên cứu: là câu trả lời cho câu hỏi NC.
+ Giả thuyết NC phải được suy diễn từ lý thuyết (chứ không phải từ dữ liệu như trong NC định tính).
+ Giả thuyết NC không phải là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi NC mà chỉ là câu trả lời dự kiến. Giả
thuyết phải được kiểm định bằng dữ liệu để chứng minh nó có trả lời được cho câu hỏi NC với dữ liệu
hiện có hay không.
1.4.
Tổng kết và sử dụng lý thuyết trong định lượng.
- Trong NCĐL, lý thuyết thiết lập nền tản cho nghiên cứu vì mục đích của NCĐL là thu thập dữ liệu để
để kiểm định lý thuyết mà đã được suy diễn từ lý thuyết đã có. Do vậy trong NCĐL lý thuyết đóng vai
trò sau:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và trả lời chúng.Vấn đề NC và câu hỏi NC được
xác định chủ yếu từ lý thuyết.Dù vấn đề NC được xác định từ thị trường thì vẫn phải liên hệ với lý
thuyết để xem vấn đề này đã được lý thuyết trả lời trực tiếp chưa.Nếu có thì không cần làm NC
nữa.Nếu chưa, thực hiện NC để trả lời nó.
+ Lý thuyết làm nền tản để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu.
+ Tổng kết lý thuyết cũng góp phần quan trọng trong so sánh kết quả nghiên cứu đang thực hiện với
các kết quả của nghiên cứu trước đó nhưng trong ngữ cảnh khác .
So sánh việc tổng kết lý thuyết trong NCĐT và NCĐL
NC Định Tính
NC Định Lượng
NCĐT là việc xây dựng một lý thuyết
NCĐL chúng ta chưa có lý thuyết để trả lời trực tiếp cho
mới trả lời cho câu hỏi NC mà các lý
câu hỏi NC nhưng đã có lý thuyết nền về vấn đề này, vì
thuyết đã có chưa trả lời được hoặc trả
vậy chúng ta suy diễn từ lý thuyết nền để đưa ra mô hình và

lời chưa thỏa đáng.
giả thuyết (lý thuyết) trả lời cho câu hỏi NC. Điều này có
nghĩa là chúng ta đang kiểm định lý thuyết nền trong một
ngữ cảnh cụ thể nào đó.
Quá trình tổng kết lý thuyết là nhằm Quá trình tổng kết lý thuyết là nhằm làm rõ lý thuyết nền
chứng minh lý thuyết đã có chưa giải được sử dụng và những nghiên cứu trước đây đã giải quyết
thích được hoặc giải thích chưa hoàn được và chưa giải quyết được những gì, để chứng minh giả
chỉnh về hiện tượng khoa học mà chúng thuyết được suy diễn trong nghiên cứu này là mới và có ý
ta đang nghiên cứu.
nghĩa.
Giả thuyết (mối quan hệ giữa các khái Giả thuyết được suy diễn từ lý thuyết nền và chưa phải là
niệm NC) được xây dựng từ dữ liệu kết quả của nghiên cứu. KQNC là kết quả kiểm định giả
nghiên cứu và giả thuyết này là kết quả thuyết bằng dữ liệu.
của NC.
 Dữ liệu trong NCĐL dùng để kiểm định giả thuyết (lý
 Dữ liệu trong NCĐT dùng để xây thuyết).
dựng giả thuyết (lý thuyết).
Giả thuyết đôi khi không được phát Giả thuyết thường được báo cáo rõ ràng trong báo cáo kết
biểu trong báo cáo kết quả NC nếu quả NC.
trong phần biện luận đã nêu rõ MQH
giữa các khái niệm rồi.
Giả thuyết trong NCĐT là các giả Giả thuyết trong NCĐL bắc buộc phải là các giả thuyết


thuyết lý thuyết. Để kiểm định giả kiểm định.
thuyết lý thuyết này, có thể dùng 1 hay
nhiều giả thuyết kiểm định.
1.5.
Chọn mẫu trong NC định lượng.
(Chi tiết về chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng trình bày ở Chương 6)

Trong NCĐL thường đòi hỏi mẫu có kích thước lớn để có thể đại diện được cho đám đông cần NC và
để kết quả NC có khả năng tổng quát hóa (trong NCĐT, mẫu thường có kích thước nhỏ và được chọn
theo mục đích xây dựng lý thuyết).
1.5.1. Phương pháp chọn mẫu được chia làm 2 nhóm chính:
+ Chọn mẫu xác suất: (thường gọi là ngẫu nhiên) là xác suất được chọn vào mẫu của tất cả các phần tử
trong tổng thể (đám đông) nghiên cứu là như nhau. Vì vậy mẫu này đại diện được cho đám đông, do đó
kết quả nghiên cứu có tính tổng quát hóa cao.
+ Chọn mẫu phi xác suất: là việc chọn các phần tử vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Nhà
nghiên cứu có thể chọn theo sự thuận tiện hoặc theo đánh giá chủ quan của mình. Nếu mẫu được chọn
theo phương pháp này thì sẽ không đại diện cho đám đông nhưng không phải không có giá trị trong
nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học.
1.5.2. Kích thước mẫu: liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Mỗi phương pháp
phân tích thống kế đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau. Hiện nay, để xác định kích thước mẫu , nhà
nghiên cứu thường dựa vào các công thức kinh nghiệm.
1.6.
Công cụ thu thập dữ liệu.
Công cụ là bảng câu hỏi chi tiết (khác với dàn bài thảo luận nhóm trong NCĐT).
- Các câu hỏi sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng (đưa ra các sự lựa chọn cho người trả lời). - Các câu trả
lời được đo lường bằng các thang đo rõ ràng.
- BCH phải có đầy đủ các câu hỏi dùng để đo lường tất cả các khái niệm nghiên cứu.
2.
Khảo sát: là dạng thiết kế thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong NCĐL
Cần chú ý là dữ liệu thu thập từ khào sát là dữ liệu tại một thời điểm. Vì vậy khi dùng dữ liệu này để
kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm ( VD: A tác động cùng chiều vào
B), thì thực ra dữ liệu chỉ kiểm định được có mối quan hệ tương quan giữa A và B (A, B có mối quan
hệ cùng chiều). Còn mối quan hệ nhân quả (A tác động vào B) có được là do suy diễn từ lý thuyết.
3.
Thử nghiệm(bỏ qua vì phần này không thấy cô nhắc đến trong bài giảng và cũng không thấy đề
tài thạc sĩ nào áp dụng phương pháp này cả, nên chúng ta không cần tập trung vào phần này).
4.

Đề cương trong NC định lượng.
Đề cương nghiên cứu là một kế hoạch NC trong đó mô tả và giải thích quá trình nghiên cứu một cách
có hệ thống . Kết cấu của một đề cương NC định lượng thường chặt chẽ và theo một trình tự rõ ràng.
Một đề cương NC định lượng bao gồm các phần cơ bản như sau:
1. Giới thiệu:
- Vấn đề nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu (dự kiến chứ chưa có kết quả thật sự) về mặt lý thuyết và thực
tiễn  Để thuyết phục người đọc về sự cần thiết của nghiên cứu.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:


-

-

Tổng kết lý thuyết: giới thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu, làm rõ lý thuyết nền
được sử dụng và những nghiên cứu trước đây đã giải quyết được và chưa giải quyết được những
gì.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: suy diễn từ lý thuyết nền để đưa ra mô hình và giả thuyết (lý
thuyết) trả lời cho câu hỏi NC. Giả thuyết trong NCĐL phải được phát biểu dưới dạng có thể
kiểm định được.
3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:
Giới thiệu chi tiết về thiết kế, quy trình, công cụ sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Các nội
dung trình bày trong phần này là:
Quy trình nghiên cứu: đưa ra các bước nghiên cứu sơ bộ, chính thức…
Mô tả khách thể nghiên cứu ( những người sẽ được chọn để trả lời BCH)
Mẫu: kích thước, kỹ thuật chọn.
Công cụ xử lý dữ liệu trong đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết. .



CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP
Đề mục

Thành phần
cơ bản
I. Khái niệm Là
phương
phương pháp pháp
phối
hỗn hợp
hợp
các
trường phái,
phương pháp
và công cụ đã
được
chấp
nhận
trong
nghiên
cứu
khoa học
II. Cơ sở lý
Dựa vào hệ
luận :
nhận thức
thực dụng


III Mục tiêu:

Xây dựng và
kiểm định lý
thuyết khoa
học

Triễn khai

Chi tiết

Phối hợp giữa
phương pháp định
tính và định lượng

Sử dụng phương
pháp nghiện cứu
nào không phải là
vấn đề chính mà
sản phẩm của
chúng có giúp giải
thích và dự báo
hiệu quả các hiện
tượng khoa học
hay không.
Chú trọng đến mục Ngày nay hầu như dự án nghiên cứu nào cũng
tiêu ứng dụng khoa sử dụng ở dạng kết hợp
học để giải quyết
vấn đề thực tiễn
giải quyết vấn đề

trong kinh doanh

IV Thiết kế
nghiên cứu
bằng Phương
pháp hỗn hợp
1. Nguyên tắc Sử dụng đa phương - Sự kết hợp nhiều phương pháp trong một
kết hợp trong pháp
nghiên cứu
nghiên cứu
- Sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để diễn
giải một hiện tượng khoa học
Hoặc/và có nhiều nhà nghiên cứu tham gia
Chiến lược điều tra - Theo trình tự, xảy ra đồng thời và có tính biến
đổi.


Đề mục

Thành phần
cơ bản

Triễn khai
Phương pháp thu
thập dữ liệu

Trình bày báo cáo

2. Các dạng
thiết kế hỗn

hợp phổ biến
4 nhóm
chính

Chi tiết
Cả câu hỏi mở lẫn câu hỏi đóng, cả phương
pháp được định trước lẫn phương pháp cho
phép loại thông tin mới xuất hiện, và cả dữ liệu
và phân tích định lượng lẫn dữ liệu và phân tích
định tính.
- PP Chọn mẫu tuỳ theo thiết kế nghiên cứu cụ
thể.
* Trong một công trình nghiên cứu đồng thời,
việc thu thập dữ liệu định lượng và định tính có
thể được trình bày trong các phần tách biệt,
nhưng việc phân tích và giải thích sẽ kết hợp
hai hình thức dữ liệu này lại để cố gắng đạt
được sự hội tụ giữa các kết quả định lượng và
định tính. Cấu trúc trình bày báo cáo của loại
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp này
không phân biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn định
lượng và định tính.

* Đối với một công trình nghiên cứu theo trình
tự, các nhà nghiên cứu áp dụng các phương
pháp hỗn hợp thường sắp xếp báo cáo về các
thủ tục theo thứ tự trước tiên là việc thu thập dữ
liệu định lượng và việc phân tích dữ liệu định
lượng rồi theo sau là việc thu thập và việc phân
tích dữ liệu định tính. Kế đến, trong các kết luận

hay trong giai đoạn giải thích của công trình
nghiên cứu, nhà nghiên cứu bình luận về cách
thức các kết quả định tính tìm thấy đã giúp giải
thích chi tiết hay mở rộng các kết quả định
lượng. Một cách khác là việc thu thập và việc
phân tích dữ liệu định tính có thể được trình bày
trước và theo sau là việc thu thập và việc phân
tích dữ liệu định lượng. Trong cả hai cấu trúc
nói trên, thông thường tác giả sẽ trình bày dự án
thành hai giai đoạn khác nhau rõ rệt, với các đề
mục riêng biệt cho mỗi giai đoạn.
1. Thiết kế hỗn hợp - Sử dụng cả 2 PP định tính và định lượng:
đa phương pháp
+ 2 PPháp Tiến hành đồng thời (ngang vai trò)
+ Thu thập và phân tích dữ liệu riêng biệt
-> Nhà NC nên có điều kiện so sánh, kết hợp để
diễn giải làm rõ vấn đề.


Đề mục

Thành phần
cơ bản

Triễn khai
2. Thiết kế Hỗn
hợp gắn kết

3. Thiết kế Hỗn
hợp giải thích


4. Thiết kế Hỗn
hợp khám phá

V. Đề cương
nghiên cứu
hỗn hợp

1. KN: Là
một kế hoạch
nghiên cứu,
thể hiện các
nội dung:

2. Đặc điểm

3. Nội dung

4. Bố cục cơ

Và nhiều biến thể
thiết kế hỗn hợp
khác…
Mộ tả giải thích
quá trình nghiên
cứu một cách có
khoa học

Chi tiết
- Sử dụng cả 2 phương pháp định tính và định

lượng:
+ Một phương pháp là chính phương pháp còn
lại gắn vào phương pháp chính (hỗ trợ phương
pháp chính).
+ Nếu định tính là chính: Diễn giải kết quả
nghiên cứu dựa vào kết quả định tính.
+ Nếu định lượng là chính: Diễn giải kết quả
nghiên cứu dựa vào kết quả định lượng.
- Phương pháp định lượng là chính -> Diễn giãi
theo kết quả định lượng là chủ yếu.
- Phương pháp định tính dùng để giải thích cho
kết quả định lượng (thu thập thêm dữ liệu để
giải thích vì sao kết quả định lượng cho ra kết
quả như vậy)-> 2 hay nhiều bước rõ rệt.
- Phương pháp định tính dùng để khám phá hiện
tượng khoa học là chính -> Diễn giãi theo kết
quả định tính là chủ yếu.
- Tiếp theo, Phương pháp định lượng dùng để
khẳng định kết quả định tính (thu thập dữ liệu
để kiểm định giả thuyết )-> 2 hay nhiều bước rõ
rệt.
VD sử dụng định tính để khám phá thang đo
của một khai niệm nghiên cứu, dùng định lượng
để đánh giá chúng…

Cách thức phối hợp
giữa định tính và
định lượng
Linh hoạt ở phần
định tính

Chặt chẽ, chi tiết ở
phần định lượng
Trả lời được các
câu hỏi:

Lưu ý tính hệ thống và và biện luận sự phù hợp
với đề tài, tính ưu việt của phương pháp để
thuyết phục người đọc.

(1)

- Giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu

Giới thiệu

- Làm gì?
- Vì sao phải làm?
- Làm như thế nào
- Và làm vậy sẽ được gì?


Đề mục

Thành phần
cơ bản
bản

Lưu ý

Triễn khai


(2)

Tổng kết lý
thuyết, mô hình
nghiên cứu và
giả thuyết

(3)

Thiết
kế,
phương pháp và
công cụ nghiên
cứu.

Chi tiết
muốn đề xuất thực hiện.
- Cụ thể là giới thiệu vấn đề, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu.
- Làm rõ ý nghĩa (các đóng góp về lý thuyết,
thực tiễn…) của kết quả nghiên cứu (dự kiến)
để thuyết phục người đọc.
- Phần tổng kết lý thuyết giới thiệu cơ sở lý
thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu. Thể hiện
được người nghiên cứu đã thực hiện tìm hiểu kỹ
các nghiên cứu liên quan trước đó, đánh giá
được những điểm chưa hoàn chỉnh, khe hở
nghiên cứu đối với vấn đề mà ta đề nghị nghiên
cứu.

- Tuỳ theo dạng thiết kế hỗn hợp mà việc tổng
kết lý thuyết được thực hiện cho phù hợp.
- Tổng kết lý thuyết còn góp phần quan trọng
trong so sánh kết quả nghiên cứu đang thực hiện
với các kết quả nghiên cứu đã có trong ngữ cảnh
khác.
- Phần này giới thiệu chi tiết về thiết kế, qui
trình và công cụ sẽ được sử dụng trong nghiên
cứu. Biện luận sự phù hợp của cách tiếp cận,
phương pháp và công cụ đã chọn.
- Tiếp theo là giới thiệu chi tiết về thiết kế
nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập
và phân tích dữ liệu (mấy bước, đo lường, mẫu,
…).
- Chú ý thiết kế nghiên cứu bao gồm nhiều
bước nên phải trình bày chi tiết về phương
pháp, công cụ, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
cho từng bước và biện luận tính tin tưởng (giá
trị) của kết quả thu được cho từng bước và cho
tổng thể dự án nghiên cứu.
- Đề cương càng chi tiết càng tốt nhất là phần
nghiên cứu định lượng phải chặt chẽ và có trình
tự rỏ ràng, cụ thể .


CHƯƠNG 6: Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng


Đề mục


Thành phần cơ
Triển khai
bản
I. Lý do phải chọn 1. Chọn mẫu giúp Do: Giới hạn
mẫu
tiết kiệm chi phí: ngân sách không
thể điều tra hết
đám đông nghiên
cứu.
2. Chọn mẫu giúp Thời gian là yếu
tiết kiệm thời tố quan trọng thứ
gian:
hai.

Chi tiết
Khi số lượng các phần từ cần NC
càng lớn thì chi phí cho việc thực hiện
NC (chi phí thu thập, hiệu chỉnh, nhập
dữ liệu,…) càng cao.

Nhà NC luôn cần có dữ liệu kịp thời
để xây dựng hoặc kiểm định lý thuyết
KH. Vì NC toàn bộ đám đông sẽ tốn
rất nhiều thời gian nên nhà NC chỉ
chọn 1 mẫu chọn đám đông.
3. Chọn mẫu có * Sai số do chọn Khi n (mẫu)→N (đám đông) thì
thể cho kết quả mẫu
SE
chính xác hơn:
(sampling error).

* Sai số không do
chọn mẫu NE Lúc đó, nếu ΔSE <ΔNE thì việc chọn
(non-sampling
mẫu sẽ giúp nhà NC có kết quả chính
error).
xác hơn.
Vì n << N nên nhìn chung, trường
hợp này ít xảy ra.
-> chủ yếu là lý
do 1 và 2

II. Sai số trong
chọn mẫu

Trong NC, nhà * Sai số do chọn + Là các sai số gây ra do việc chọn
NC vướng phải 2 mẫu
SE mẫu để thu thập dữ liệu và từ thông
loại sai số:
(sampling error): tin của mẫu này, nhà NC suy ra thông
tin của đám đông thay vì thu thập dữ
liệu của toàn bộ đám đông NC.
+ Luôn xuất hiện khi thực hiện chọn
mẫu cho NC.
+ Kích thước mẫu càng tăng thì SE
càng giảm
* Sai số không do
chọn mẫu NE
(non-sampling
error):


+ Là các sai số phát sinh trong quá
trình thu thập dữ liệu, ko do việc chọn
mẫu gây nên như các sai số xảy ra
trong quá trình phỏng vấn, hiệu chỉnh,
nhập dữ liệu:
(- Lập báo cáo không chính xác.
- Xác định vị trí hiện tại của người
trả lời không đúng.
- Lý giải sai các vấn đề do dùng từ
ngữ mập mờ.
- Người trả lời bỏ dỡ nửa chừng


Đề mục

Thành phần cơ
bản

Triển khai

Chi tiết

do cảm thấy quá lâu, quá vô vị.
- Người phỏng vấn chỉ dẫn, hoặc
giải thích các hướng dẫn sai; ghi
chép không đầy đủ.
- Do sai lầm khi hiệu chỉnh và mã
hóa dữ liệu.)
+ Kích thước mẫu càng tăng thì NE
càng lớn -> Nemax

Khi kích thước Nếu NE-SE >0 khi n->N thì việc
mẫu (n) tăng -> chọn mẫu cho kết quả chính xác hơn.
SE giảm SE và Thực tế n<NE tăng NE
Để giảm sai số
không do chọn
mẫu (NE)

III Các khái niệm 1. Đám đông
cơ bản trong chọn
mẫu

- Dùng mẫu điều tra càng dễ tiến
hành điều tra càng tốt.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu
thích hợp với đối tượng nghiên
cứu.
- Chỉ giới hạn các câu hỏi cần
thiết cho những vấn đề chính của
cuộc điều tra.
- Kiểm tra trước các câu hỏi.
- Cố gắng giảm thiểu sự mệt mỏi
của những người tham gia trả lời.
- Cố gắng xoay quanh các câu hỏi
then chốt để phát hiện xem khi nào
thì người trả lời bắt đầu thấy mệt
mỏi.
- Thiết lập những cách thức để
khiến cả người trả lời và người
phỏng vấn tập trung tâm trí của

mình vào cuộc nghiên cứu.
- Không đặt câu hỏi khi người
được hỏi thật sự không thể trả lời
được; không yêu cầu họ
những điều không thể làm được.
Là tập hợp tất cả Thực tế nghiên cứu khoa học ta không
các đối tượng biết được chính xác các phần tử (qui
nghiên cứu mà mô) của đám đông.
nhà nghiên cứu
cần thu thập dữ
liệu từ họ để thoả
mãn mục đích và


Đề mục

Thành phần cơ
bản
2. Đám đông
nghiên cứu

Triển khai
phạm vi nghiên
cứu.
Là qui mô đám
đông mà ta thực
sự có thể có được
để thực hiện
nghiên cứu.


3.Phần tử

Là đối tượng cần
thu thập dữ liệu,
thường được gọi

đối
tượng
nghiên cứu.
4. Đơn vị
Những nhóm có
được sau quá
trình chia đám
đông thành những
đơn vị chọn mẫu.
5. Khung (chọn)
là danh sách liệt
mẫu
kê dữ liệu cần
(khi chọn mẫu
thiết của tất cả
theo phương pháp các đơn vị và
xác xuất)
phần tử của đám
đông để thực hiện
việc chọn mẫu.
6. Hiệu quả chọn * HIệu quả thống
mẫu:

đo bằng 2 chỉ

tiêu.
* Hiệu quả kinh
tế
IV Qui trình chọn
mẫu

Chi tiết

-Qui mô đám đông nghiên cứu (ký
kiệu N) thường có được theo số liệu
thứ cấp (do thống kê) và thường bị lạc
hậu, có sai số so với đám đông.
-> xác định đám đông nghiên cứu là
việc không dễ.
-> chọn mẫu là chọn trên đám đông
nghiên cứu.
Là đơn vị nhỏ nhất của đám đông
(nghiên cứu) và là đơn vị cuối cùng
của quá trình chọn mẫu (n kích thức
mẫu).
Trong kỹ thuật chọn mẫu có thể chia
đám đông thành từng nhóm theo đặc
tính cần thiết cho việc chọn mẫu->
đơn vị.
-> Phần tử là đơn vị nhỏ nhất
-Khó có được khung mẫu: do dữ liệu
thứ cấp hạn chế.
-> chọn phương pháp phi xác xuất ->
hy sinh tính đại diện của mẫu.


Dựa vào sai số chuẩn của ước lượng.
02 mẫu cùng kích thước, mẫu có sai
số chuẩn nhỏ hơn -> hiệu quả thống
kê cao hơn.
Dựa vào chi phí thu thập dữ liệu theo
độ chính xác mong muốn.
-> Phải chú ý cân đối giữa hiệu quả
thống kê và hiệu quả kinh tế .

Gồm 5 bước
1. Xác định đám
đông nghiên cứu

Thực hiện trong
giai đoạn thiết kế
nghiên cứu

Xác định đối tượng (nguồn) cần thu
thập dữ liệu, phạm vi thực hiện điều
tra nghiên cứu phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi.


Đề mục

Thành phần cơ
bản
2. Xác định
khung mẫu


3. Xác định kích
thước mẫu (cỡ
mẫu)

4.Chọn phương
pháp chọn mẫu
2 nhóm chính

Triển khai

Chi tiết

Xác định khung
mẫu

Lập danh sách liệt kê dữ liệu cần thiết
của tất cả các đơn vị và phần tử của
đám đông để thực hiện việc chọn
mẫu.
Thực tế khó có sẵn dữ liệu thứ cấp để
lập danh sách, do đó cần đề ra một số
tiêu chí của phần tử thuộc đám đông
nghiên cứu (tuổi tác, nghề nghiệp,
mức thu nhập....) để khi gặp phần tử
thuộc khung lựa chọn thì ta tiếp cận
để thu thập dữ liệu.
Nhằm đảm bảo độ Tuỳ loại nghiên cứu mà có kích thước
tin cậy và độ
mẫu khác nhau.
chính xác cho

Để xác định cỡ mẫu tối thiểu ta phải
phép của nghiên
sử dụng các phương pháp ước lượng
cứu trong giới
cở mẫu trong thống kê.
hạn về chi phí.
Thực tế sử dụng cách xác định theo
công thức kinh nghiệm theo từng
phương pháp xử dữ liệu (hồi qui, phân
tích EFA..).
Lưu ý trong một nghiên cứu thường
sử dụng nhiều phương pháp xử lý
khác nhau, kích thước mẫu yêu cầu
của mỗi phương pháp khác nhau, nên
kích thước mẫu để nghiên cứu sẽ chọn
theo kích thước yêu cầu lớn nhất
trong các phương pháp.
1. Chọn mẫu theo
xác xuất (ngẫu
nhiên): PP mà nhà
nghiên cứu biết
trước xác xuất
tham gia vào mẫu
của các phần tử.> thường dùng
cho các nghiên
cứu chính thức

1. PP ngẫu nhiên đơn giản
2. PP hệ thống
3. PP phân tầng

4. PP theo nhóm

2. Chọn mẫu phi
xác xuất (không
ngẫu nhiên):

1. PP thuận tiện
2. PP phán đoán
3. PP phát triển mầm

-> Các tham số của mẫu có thể dùng
để ước lượng hoặc kiểm định các
tham số của đám đông nghiên cứu.


×