Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương môn phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên nghành quản lí tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 9 trang )

Đề cương môn : Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên
nghành Quản lí Tài nguyên và Môi trường
Câu 1 : Phương pháp điều tra ?

Khái niệm : Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một
nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật
phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa, vai trò :
- Thu thập được những thong tin quan trọng về đối tượng nghiên
cứu, làm rõ cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp
- Có cái nhìn toàn diện đối tượng nghiên cứu về cả chiều rộng lẫn
chiều sâu.
- Tìm ra quy luật phát triển, bản chất của đối tượng từ đó đưa ra
những giải pháp phát triển của đối tượng, cải tạo thực tiễn.
Các trường hợp sử dụng :
- Khoa học Địa Lí : Điều tra các đặc điểm tự nhiên của đối tượng
nghiên cứu trong khoa học Địa Lí
- Khoa học QLTN-MT : Điều tra các đặc điểm tự nhiên của tài
nguyên và môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường,… của một đơn
vị lãnh thổ
-Khoa học QLĐĐ : Điều tra các đặc điểm tự nhiên của đất đai, vấn
đề khai thác sử dụng đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trưowfng đất của
một địa phương hay quốc gia
Trình tự thực hiện :
Bước 1 : Xây dựng nội dung và kế hoạch điều tra
Bước 2 : Xây dựng mẫu phiếu điều tra
Bước 3 : Chọn mẫu phiếu điều tra
Bước 4 : Xử lí kết quả điều tra
Bước 5 : Kiểm tra kết quả điều tra
Câu 12 : Phân biệt các hình thức điều tra trong phương pháp điều
tra


Có 2 hình thức điều tra cơ bản :
- Hình thức phỏng vấn : Là phương pháp dung một hệ thống câu
hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu
được những thong tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân
họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. Đây là hình thức
điều tra cá nhân, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới
làm quen khách thể.
Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành, mất ít thời gian và
trực tiếp cho ngay thông tin cần biết. Tuy nhiên, phương pháp này
chỉ tiến hành được với một số ít cá nhân cho nên thong tin thu
được không mang tính khái quát. Phỏng vấn nhiều người thì mất
thời gian, mặt khác thong tin thu được khó thống kê và xử lí.
-Hình thức điều tra bằng An-két : Là phương pháp dung một hệ
thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác
định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một khoảng
thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý
kiến đồng loạt nhiều người, có khi hang ngàn người. Có các loại
An-két : An-két mở, an_két đóng, an- két mở và đóng
Câu 2 : Phương pháp PRA trong ngiên cứu khoa học
Khái niệm : PRA là phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham
gia của người dân
PRA là một phương pháp hệ thống, bán chính quy, được tiến hành
ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm lien ngành và được thiết kế để
thu thập những thong tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát
triển nông thôn
Ý nghĩa, vai trò : - Những thong tin quan trọng, đa chiều và có độ
chính xác cao
- Phản ánh thực trạng phát triển và quy luật phân
bố của đối tượng nghiên cứu
- Đề ra đươc những giải pháp, đề xuất các

phương án giải quyết hay khắc phục vấn đề
Trường hợp sử dụng : - Đối tượng mang tầm ảnh hưởng lớn
Trình tự thực hiện : - Bước 1: tạo mối quan hệ với cộng đồng,
tìm hiểu các đặc điểm của cộng đồng ví dụ như: điều kiện tự nhiên,
đặc điểm xã hội, dân cư, phong tục tập quán, quan hệ xã hội, cơ
cấu ngành
- Bước 2: xây dựng vấn đề, nguyên nhân giải
pháp tháo gỡ và thứ tự ưu tiên trong các vấn đề của cộng đồng.
- Bước 3: Xác định các nguồn lực và xác định
kế hoach hành động
Câu 3 : Thế nào là một đề cương nghiên cứu ? Trình bày cấu trúc
của một đề cương nghiên cứu.

Khái niệm : Đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch chi tiết,
nhằm mô tả mục đích, tầm quan trọng trong vấn đề nghiên cứu,
các câu hỏi, mục tiêu, quy trình triển khai nghiên cứu, tính khả thi
Cấu trúc : 3 phần : mở đầu, nội dung , kết luận và kiến nghị
I.Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
4. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
5. Các quan điểm nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
8. Cấu trúc đề tài
I. Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
1.1. Vai trò hoặc đặc điểm đối tượng nghiên cứu

1.2. Các khái niệm lien quan
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
1.4. Các tiêu chí đánh giá
2. Cơ sở thực tiễn
2.4. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu trên bình diện
Thế Giới
2.5. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
2.6. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu tại địa phương
2.7. Đánh giá chung
Chương 2 : Thực trạng
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
2.2. Thực trạng
2.3. Đánh giá chung
Chương 3 : Giải pháp
3.1. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu trên phạm
vi cả nước
3.1.2. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu trên phạm
vi vùng
3.1.3. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu tại địa
phương
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2.2. Các giải pháp chung
3.2.3. Các giải pháp cụ thể
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Câu 4 : Lập một đề cương sơ lược cho một đề tài nghiên cứu cụ thể
I. Mở đầu (8 mục giữ nguyên)
II. Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn vủa đề tài nghiên cứu
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương 2 : Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của vấn đề
nghiên cứu
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3 : Mục tiêu, định hướng và các giải pháp
III.Kết luân và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Câu 5 : Lập một đề cương chi tiết cho một đề tài nghiên cứu cụ
thể
I.Mở đầu
9. Tính cấp thiết của đề tài
10. Đối tượng nghiên cứu
11. Tổng quan tình hình nghiên cứu
12. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
13. Các quan điểm nghiên cứu
14. Các phương pháp nghiên cứu
15. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
16. Cấu trúc đề tài
II. Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2. Cơ sở lí luận

2.1. Vai trò hoặc đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.2. Các khái niệm lien quan
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
2.8. Các tiêu chí đánh giá
3. Cơ sở thực tiễn
3.4. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu trên bình diện
Thế Giới
3.5. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
3.6. Khái quát thực trạng vấn đề nghiên cứu tại địa phương
3.7. Đánh giá chung
Chương 2 : Thực trạng
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
2.2. Thực trạng
2.3. Đánh giá chung
Chương 3 : Giải pháp
3.1. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu trên phạm
vi cả nước
3.1.2. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu trên phạm
vi vùng
3.1.3. Mục tiêu, định hướng của vấn đề nghiên cứu tại địa
phương
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2.2. Các giải pháp chung
3.2.3. Các giải pháp cụ thể
III. Kết luận và kiến nghị
3. Kết luận
4. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Mục lục
Câu 6 : Trình bày đối tượng nghiên cứu. mục tiêu, nhiệm vụ, giới
hạn ngiên cứu, dự kiến cấu trúc các chương cho đề tài nghiên cứu
cụ thể
Đối tượng nghiên cứu : Bản chất của sự vật hay hiện tượng cần
xem xét, làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu, là tiêu điểm, vấn đề
mà đề tài cần tập trung nghiên cứu giải quyết, đối tượng nghiên
cứu của một đề tài thường có thể là thực trạng, giải pháp của vấn
đè nghiên cứu
Mục tiêu : Thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ
ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đặt ra trong
nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Mục
tiêu trả lời câu hỏi làm được gì ? Nhằm đạt được cái gì ?
Nhiệm vụ : - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận lien quan đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Mô tả thực trạng, phân tích đánh giá vấn đề nghiên
cứu
- Đề xuất biện pháp, kiến nghị
Giới hạn : Giới hạn về nội dung, không gian, thời gian của đè tài
nghiên cứu
Câu 7 : Tên đề tài là gì ? Các nguyên tắc của 1 tên đề tài ? Cho
VD
Khái niệm : Là tiêu đề phản ánh 1 cách cô đọng nhất nội dung
nghiên cứu
Nguyên tắc : - Ngắn gọn, thể hiện được nội dung
-Đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể
-Cần có tính đơn nghĩa, khúc triết, rõ ràng, không dẫn
đến những hiểu lầm theo nhiều nghĩa hay mập mờ
- Tránh dung những cụm từ có độ bất định thong tin cao
: “ về” , “1 số biện pháp”, “thử bàn về”, “tìm hiểu về”,

“bước đầu”
- Tránh lạm dụng những mỹ từ chỉ mục đích : “
nhằm” , “để”, “góp phần”
- Tránh lạm dụng những mĩ từ một cách bong bẩy
- Tránh thể hiện thiên kiến quan điểm : “rất”
Ví Dụ : Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần
giảm thiểu ÔNMT do rác thải ở Xuân Thành
Câu 8 : Các nguyên tắc thống kê tài liệu tham khảo và cách trích
dẫn tài liệu tham khảo trong 1 đề tài nghiên cứu
Các nguyên tắc thống kê :
- Các nguyên tắc chung :
+ Tài liệu tiếng việt trước, nước ngoài sau
+ Tài liệu tiếng việt : Xếp theo ABC, căn cứ vào tên tác giả,
không phải họ. Đối với tác giả là người việt thì không viết tắt mà
viết đầy đủ, theo trình tự họ, chữ lót, tên
- Các nguyên tắc chung :
+ Với các tài liệu xuất bản trong các tạp chí định kì : Họ tên tác
giả, năm, tên bài viết, tên tạp chí, số trang bài viết.
+ Với sách : Họ tên tác giả, năm, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi
xuất bản, số trang
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
- ( sách, vở ghi )

Câu 9 : Phân biệt các loại ý tưởng nghiên cứu trong nghiên cứu
khoa học
- Ý tưởng về quy luật : Những phán đoán trực cảm về mô tả hoặc
giải thích sự vật hiện tượng đều thuộc phạm trù của loại ý tưởng
này
- Ý tưởng về giải pháp : Là ý tưởng về những biện pháp tác động
vào sự vật, hiện tượng

- Ý tưởng về mô hình : Đây là ý tưởng được phát triển từ ý tưởng
về giải pháp với một sự hình dung đến một mô hình cụ thể với quy
mô và hình mẫu với các tham số đủ mang tính khả thi của sự vật,
hiện tượng được hình thành do kết quả nghiên cứu
Câu 10 : Phân biệt mục tiêu và mục đích trong nghiên cứu khoa
học.

Mục tiêu : Thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ
ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đặt ra trong
nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Mục
tiêu trả lời câu hỏi làm được gì ? Nhằm đạt được cái gì ?
Mục đích : Cái mà mục tiêu hướng tới đạt được
Câu 11 : Viết lí do chọn đề tài cho đề tài nghiên cứu cụ thể ?

Nêu : Vì sao lại chọn đề tài ? Chọn đề tài thì giải quyết được
những vấn đề gì về lí luận và thực tiễn ?
Câu 13 : Trình bày câu trúc của phần mở đầu ?

I.Mở đầu
17. Tính cấp thiết của đề tài
18. Đối tượng nghiên cứu
19. Tổng quan tình hình nghiên cứu
20. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
21. Các quan điểm nghiên cứu
22. Các phương pháp nghiên cứu
23. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
24. Cấu trúc đề tài

×