Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 178 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

Chủ biên: TS. Bùi Liên Hà
Những ngƣời tham gia:
PGS.TSKH. Nguyễn Văn Minh
ThS. Nguyễn Thế Anh
ThS. Đào Minh Anh

Hà Nội 2013


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp là giảm tối đa chi phí
sản xuất cho doanh nghiệp.
2. Quản trị sản xuất là đƣa ra những chiến thuật nhằm
thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
3. Trong sản xuất gián đoạn máy móc đƣợc bố trí theo
hƣớng chuyên môn hóa chức năng.
4. Sản xuất hàng loạt có đặc điểm là số lƣợng và chủng
loại tƣơng đối nhiều.
5. Sản xuất theo dây chuyền có khả năng tự động hoá
cao.


6. Đối với quá trình cung cấp dịch vụ, chất lƣợng sản
phẩm khó lƣợng hóa và đƣợc đánh giá một cách chủ
quan.
7. ERP(Enterprise Resourses Planning) là hệ thống
hoạch định nguồn nguyên vật liệu cho doanh ngiệp.
8. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản
phẩm có tính chất mùa vụ thì việc dự trữ sản phẩm là
cần thiết.
9. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa quá trình sản xuất
và quá trình cung cấp dịch vụ là mối quan hệ giữa nhà
sản xuất/cung cấp dịch vụ và khách hàng.
2


10. Xu hƣớng của quản trị sản xuất hiện đại là chú trọng
đến phát triển bền vững.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Đặc điểm của sản xuất hàng loạt là
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc

nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc lớn.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất lớn.
d. Cả A và C đều đúng.

2. Sản xuất theo kiểu dự án có đặc điểm
a. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất không

lặp lại.
b. Số lƣợng sản phẩm nhiều và quá trình sản xuất


không lặp lại.
c. Số lƣợng sản phẩm nhiều quá trình sản xuất lặp

lại.
d. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất lặp lại.

3. Đặc điểm của sản xuất hàng khối là
A. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất nhiều.
B. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất ít.
C. Số lƣợng sản phẩm rất nhiều nhƣng ít chủng loại.
D. Số lƣợng sản phẩm ít nhƣng nhiều chủng loại.
4. Đầu ra của quá trình sản xuất là
A. Hàng hoá và dịch vụ.
3


B. Hàng hoá và sản phẩm.
C. Sản phẩm và dịch vụ.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
5. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian:
a. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm

đƣợc giao cho khách hàng.
b. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm

đƣợc sản xuất xong.
c. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất

cho đến khi sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng.

d. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất

cho đến khi sản phẩm đƣợc hoàn thành.
6. Tính đồng nhất của các sản phẩm vật chất đƣợc thể
hiện ở chỗ:
a. Các sản phẩm đƣợc sản xuất từ cùng một loại

nguyên vật liệu.
b. Các sản phẩm có cùng kích thƣớc, hình dáng.
c. Phƣơng án A hoặc B.
d. Cả A và B.

7. Sản xuất là quá trình biến đổi
A. Nguyên vật liệu thành sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng.
B. Tài nguyên thiên nhiên và vốn thành sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

4


C. Nguyên vật liệu và lao động thành sản ph ẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
8. Sản xuất theo dây chuyền là loại hình sản xuất
A. Gián đoạn.
B. Hàng khối.
C. Liên tục.
D. Cả B và C đều đúng.
9. Quản trị sản xuất thuộc quá trình quản trị nào trong

doanh nghiệp:
a. Quản trị chiến lƣợc.
b. Quản trị chiến thuật.
c. Quản trị tác nghiệp.
d. Cả 3 ý đều đúng.
10. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc:
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc

nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc nhỏ.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất ít.
d. Cả B và C đều đúng.

11. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
a. Doanh nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà

thị trƣờng cần.
5


b. Doanh nghiệp chỉ cung cấp cho thị trƣờng những

sản phẩm mà doanh nghiệp có năng lực sản xuất.
c. Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm phù hợp

với nhu cầu của thị trƣờng đồng thời phù hợp với
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
d. Các phát biểu trên chƣa chính xác.

12. Thời gian sản xuất của loại hình sản xuất theo kiểu

dự án có đặc điểm:
a. Thời gian sản xuất ngắn và đƣợc ấn định trƣớc.
b. Thời gian sản xuất dài và đƣợc ấn định trƣớc.
c. Thời gian đƣợc ấn định trƣớc tùy thuộc đặc điểm

dự án.
d. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.

13. Công việc nào sau đây không phải là công việc của
quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp:
a. Lập kế hoạch sản xuất.
b. Duy trì chất lƣợng sản phẩm.
c. Lựa chọn kênh phân phối.
d. Quản lý hàng tồn kho.
14. Quản trị tác nghiệp là
a. Đƣa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
b. Tổ chức các hoạt động sản xuất trong doanh
nghiệp.
c. Tối ƣu hóa các nguồn lực phục vụ sản xuất.
6


d. Tất cả các phƣơng án trên.
15. Sản xuất ô tô là qui trình sản xuất
a. Phân kỳ.
b. Phân kỳ có điểm hội tụ.
c. Hội tụ.
d. Song song.
16. Phát biểu nào dƣới đây là chính xác nhất?

a. Sản phẩm là kết quả của quá trình biến đổi vật
chất.
b. Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay quá
trình.
c. Sản phẩm đƣợc chia làm: sản phẩm vật chất, hàng
hóa và dịch vụ.
d. Không có sản phẩm vật chất thuần túy.
17. Quản trị tác nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp
A. Giảm chi phí sản xuất.
B. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
C. Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
18. Cho các loại hình dịch vụ: 1) Dịch vụ tƣ vấn tài
chính; 2) Dịch vụ y tế; 3) Dịch vụ vận tải, giao nhận.
Hãy chọn thứ tự sắp xếp các loại hình dịch vụ này
theo thứ tự tính dịch vụ giảm dần.
7


a. 2-1-3
3

B.1-3-2

C. 3-2-1

D.1-2-

19. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực

hiện chức năng hoạch định trong các quyết định:
a. Về các nguồn lực cần thiết cho sản xuất trong từng

thời kỳ.
b. Bố trí chỗ làm việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Giúp đỡ, đào tạo nhân viên.

20. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng tổ chức trong các công việc:
a. Lập các dự án cải tiến.
b. Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
c. Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực

sản xuất.
21. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng kiểm soát trong các công việc:
a. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
b. Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn

hàng.
c. Kiểm soát khâu bán hàng tại các cửa hàng bán

buôn, bán lẻ.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực

sản xuất.
8



22. Các công việc nào sau đây KHÔNG thể hiện chức
năng lãnh đạo của nhà quản trị tác nghiệp trong
doanh nghiệp:
a. Thiết lập các chỉ dẫn công việc.
b. Phân công công việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay

đổi thiết kế.
23. Các nhà sản xuất có xu hƣớng sản xuất để dự trữ
khi:
a. Muốn tận dụng tối đa công suất của máy móc.
b. Muốn tận dụng tối đa lao động trong doanh

nghiệp.
c. Nhu cầu về sản phẩm có tính chất thời vụ.
d. Các phƣơng án trên đều đúng.

24. Công việc nào dƣới đây là công việc của nhà quản
trị sản xuất
a. Tổ chức hoạt động sản xuất, đào tạo nguồn nhân

lực cho sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt
động sản xuất.
b. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan

đến hoạt động sản xuất, hoạch định chiến lƣợc sản
xuất.
c. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan


đến hoạt động sản xuất, hoạch định các nguồn lực
cho sản xuất.
9


d. Cả B và C đều đúng.

25. Trong sản xuất liên tục:
a. Thiết bị đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa

chức năng.
b. Dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng

dòng.
c. Việc kiểm tra bảo dƣỡng thiết bị cần tiến hành theo

định kỳ.
d. Cả B và C đều đúng.

26. Tiêu chí nào không dùng để phân biệt quá trình sản
xuất sản phẩm vật chất và quá trình cung cấp dịch
vụ:
a. Tính tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng.
b. Khả năng kiểm soát sự hoạt động của hệ thống
c. Tính đồng nhất của sản phẩm.
d. Khả năng dự trữ.
27. Phƣơng pháp nào dƣới đây đƣợc sử dụng để tổ chức
sản xuất
a. KANBAN.

b. ERP.
c. MRP.
d. Cả A và B.
28. Bạn là 1 nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp,
bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng nào để
có thể thực hiện đƣợc những công việc đƣợc giao?
10


a. Hiểu biết cơ bản về quy trình công nghệ.
b. Am hiểu các công việc của nhà quản trị.
c. Khả năng làm việc với con ngƣời.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.

29. Để có thể ứng phó với những biến động của môi
trƣờng kinh doanh hiện đại, nhà quản trị tác nghiệp
cần
a. Lập các kế hoạch ngắn hạn một cách chính xác,

không quan tâm đến chiến lƣợc dài hạn.
b. Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt.
c. Công nhân sản xuất chỉ tập trung vào việc hoàn

thiện 01 kỹ năng cơ bản trong hệ thống sản xuất.
d. Tập trung vào việc tối đa hóa doanh thu.

30. Công thức Lợi nhuận = giá bán - giá thành có ý
nghĩa gì trong quản trị sản xuất?
a. Giá bán đƣợc xác định thông qua sự cạnh tranh của


các doanh nghiệp trên thị trƣờng.
b. Lợi nhuận phụ thuộc vào sự thay đổi giá thành sản

phẩm.
c. Muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp nên tăng giá

bán.
d. Không có ý nghĩa gì trong quản trị tác nghiệp.

11


CHƢƠNG II
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự báo đầu tiên và quan
trọng nhất trong tất cả các dự báo sản xuất.
2. Độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào số
liệu lƣu trữ về số lƣợng cầu trong quá khứ mà phụ
thuộc vào việc lựa chọn phƣơng pháp dự báo.
3. Phƣơng pháp dự báo dựa trên ý kiến của khách hàng
phù hợp với dự báo nhu cầu về sản phẩm mới.
4. Để dự báo một cách chính xác cần kết hợp các
phƣơng pháp dự báo định tính và định lƣợng.
5. Trong phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan, hệ số
tƣơng quan r dùng để đánh giá sai số của dự báo.
6. Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD nhận các giá trị
trong khoảng [-1;1]

7. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số có
ƣu điểm là xem xét đến mức độ ảnh hƣởng của các
số liệu trong quá khứ đến kết quả dự báo.
8. Để lựa chọn phƣơng pháp dự báo định lƣợng phù
hợp phải căn cứ vào tính chất của dòng yêu cầu về
sản phẩm.

12


9. Khi muốn đƣa ra quyết định về đầu tƣ dây chuyền
công nghệ mới nhà quản trị cần dự báo nhu cầu trong
trung hạn.
10. Độ lệch bình phƣơng trung bình MSE cho nhận xét
về độ chính xác của phƣơng pháp dự báo tốt hơn độ
lệch tuyệt đối trung bình MAD.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Phƣơng pháp dự báo Delphi là phƣơng pháp
a. Lấy ý kiến từ khách hàng làm cơ sở dự báo.
b. Lấy ý kiến của lực lƣợng bán hàng làm cơ sở dự
báo.
c. Lấy ý kiến của các phòng ban quản lý làm cơ sở dự
báo.
d. Các phƣơng án đều sai.
2. Mức cơ sở của dòng yêu cầu là
a. Giá trị trung bình của số lƣợng cầu trong khoảng
thời gian khảo sát.
b. Tổng số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát.
c. Giá trị của số lƣợng cầu trong khoảng thời gian
khảo sát.

d. Mức cầu trung bình trong 1 tháng.
3. Chỉ số thời vụ của một kỳ là
a. Nằm trong khoảng (0,1).
b. Tỷ số giữa mức cơ sở của dòng yêu cầu và mức
yêu cầu thực tế của kỳ đó.
13


c. Tỷ số giữa yêu cầu thực tế của kỳ và mức cơ sở
của dòng yêu cầu.
d. A và C.
4. Dự báo theo phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan càng
chính xác khi
a. Hệ số tƣơng quan r càng lớn.
b. Hệ số tƣơng quan r càng nhỏ.
c. Cả 2 phƣơng án trên đều đúng.
d. Cả 2 phƣơng án trên đều sai.
5. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp lấy ý kiến của
ban quản lý là
a. Ý kiến của ngƣời có quyền lực luôn gây ảnh hƣởng
đến cán bộ dƣới quyền, do đó đã tạo nên đƣợc sự
thống nhất cao.
b. Cho dự báo chính xác với chi phí thấp.
c. là phát huy tối đa kinh nghiệm và trí tuệ của cấp
lãnh đạo trực tiếp.
d. Tất cả các phát biểu trên đều không đúng.
6. Biết r là hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng x và y.
Hãy cho biết với giá trị nào dƣới đây thì x, y có mối
tƣơng quan chặt chẽ nhất.
A. r = 0,89


B. r = - 0,93

C. r = 0

D. r = -

0.9
7. Phƣơng pháp dự báo nhân quả là phƣơng pháp dự
báo:
14


a. Định tính.
b. Định lƣợng.
c. Kết hợp định tính và định lƣợng.
d. Dựa trên chuỗi giá trị thời gian.
8. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
âm, có nghĩa là:
a. x và y tỷ lệ nghịch với nhau.
b. x và y tỷ lệ thuận với nhau.
c. x và y có quan hệ hàm số.
d. Không có ý nghĩa gì.
9. Hệ số tƣơng quan r = 0,91 thể hiện điều gì?
a. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y là
đáng kể.
b. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y
không đáng kể.
c. 2 đại lƣợng x, y không có quan hệ.
d. 2 đại lƣợng x, y có mối quan hệ tƣơng quan dƣơng

hoàn hảo.
10. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
dƣơng, có nghĩa là:
a. x và y có quan hệ tỷ lệ nghịch.
b. x và y có quan hệ tỷ lệ thuận.
c. x và y có quan hệ rất chặt chẽ.
15


d. Không có ý nghĩa gì.
11. Vì sao khi tiến hành dự báo cần xác định rõ khoảng
thời gian dự báo?
A. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ thuận với thời
gian dự báo.
B. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ nghịch với thời
gian dự báo.
C. Vì xác định thời gian dự báo là cần thiết để chuẩn
bị nguồn lực tƣơng ứng.
D. Cả b và c.
12. Dự báo nhu cầu sản phẩm là

A. Khoa học và nghệ thuật dự đoán các sự việc sẽ
diễn ra trong tƣơng lai.

B. Cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc
phát triển của doanh nghiệp.

C. Dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tƣơng lai của các
sản phẩm.


D. Cả câu B và C đều đúng.
13. Để có đƣợc một dự báo chính xác nhất, chúng ta nên
A. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định tính.
B. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định lƣợng.
C. Kết hợp các phƣơng pháp dự báo định tính và dự
báo định lƣợng.
D. Kết hợp phƣơng pháp dự báo nhân quả và hỏi ý
kiến của các chuyên gia.
16


14. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định tính:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp nhân quả.
C. Phƣơng pháp dự báo dựa vào việc lấy ý kiến của
khách hàng.
D. Phƣơng pháp dự báo dựa trên việc lấy ý kiến của
ban quản lý.
15. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định lƣợng:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp hồi qui
tƣơng quan.
C. Phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ.
D. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số.
16. Các tính chất cần xem xét khi nghiên cứu dòng yêu
cầu:
A. Tính thời vụ.
B. Tính xu hƣớng.

C. Tính chu kỳ.
D. Cả 3 tính chất trên.
17. Một phƣơng án dự báo càng chính xác khi
A. MAD = 1.
B. MAD = -1.
17


C. MAD càng lớn .
D. MAD càng nhỏ.
18. Phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan phù hợp với
dòng yêu cầu.
A. Có tính thời vụ.
B. Có tính xu hƣớng.
C. Có tính chu kỳ.
D. Có tính biến động ngẫu nhiên.
19. Để quyết định đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới cần
phải dựa vào dự báo
A. Dài hạn.
B. Trung hạn.
C. Ngắn hạn.
D. Cả ba loại hình dự báo trên.
20. Cùng một phƣơng pháp dự báo, nếu:
A. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng càng có nhiều khả năng cho kết qủa
thiếu chính xác.
B. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng dẫn đến sai số lớn.
C. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng

hẹp, tập trung càng có nhiều khả năng cho kết quả
chính xác.

18


D. Kết quả dự báo không phụ thuộc vào phạm vi đối
tƣợng khảo sát mà phụ thuộc vào phƣơng pháp
khảo sát.
21. Phát biểu nào dƣới đây là đúng?
A. Phƣơng pháp dự báo định tính là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên việc xác định tính chất
của đối tƣợng đƣợc dự báo thông qua khảo sát số
liệu trong quá khứ.
B. Phƣơng pháp dự báo định lƣợng là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên cơ sở lƣợng hóa các ý
kiến chủ quan của nhiều thành phần về đối tƣợng
dự báo.
C. Delphi là một phƣơng pháp dự báo định lƣợng,
kết quả dự báo bằng phƣơng pháp này phụ thuộc
nhiều vào số lƣợng các chuyên gia tham gia dự
báo.
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
22. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất
A. Dự báo trung hạn thƣờng có độ tin cậy cao hơn
các dự báo khác.
B. Khi cần giải quyết những vấn đề có tính toàn
diện, hỗ trợ cho các quyết định quản lý chiến
lƣợc, nhà quản trị thƣờng dùng dự báo ngắn hạn.
C. Dự báo dựa trên việc khảo sát nhóm đối tƣợng

càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng cho kết quả chính xác.
D. Tất cả các phát biểu trên đều thiếu chính xác.
19


23. Khi tiến hành dự báo ngƣời ta thƣờng chấp nhận các
giả định nào dƣới đây
A. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ không tiếp tục ảnh
hƣởng lên nó trong tƣơng lai.
B. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ tiếp tục ảnh hƣởng
trong tƣơng lai
C. Không nên đặt giả định nhƣ thế vì sẽ đánh mất
tính khách quan và khả năng phản ánh đúng thực
tế của dự báo.
D. Tất cả các phƣơng án trên đều chƣa chính xác
24. Lãnh đạo doanh nghiệp muốn khảo sát ý kiến của bộ
phận bán hàng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong
thời gian tới. Theo bạn nên tổ chức công việc này
nhƣ thế nào là hợp lý nhất?
A. Trƣớc khi giao nhiệm vụ cho bộ phận bán hàng,
Ban Giám đốc triệu tập cuộc họp toàn thể và đƣa
ra một vài con số định hƣớng doanh số cần đạt
đƣợc trong thời gian tới.
B. Nhân viên bán hàng sẽ họp thành nhóm, trao đổi
rồi đƣa ra kết quả chung.
C. Từng nhân viên bán hàng sẽ tự đƣa ra con số dự
báo riêng của mình.

D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý.
25. Dự báo thuộc chức năng nào trong hoạt động quản
trị tác nghiệp tại doanh nghiệp?
20


A. Chức năng hoạch định.
B. Chức năng tổ chức.
C. Chức năng lãnh đạo.
D. Chức năng kiểm soát.
26. Dự báo phục vụ kế hoạch mua hàng là loại dự báo
Ngắn hạn.
A. Trung hạn.
B. Dài hạn.
C. Cả A và C đều đúng.
27. Dự báo phục vụ lập kế hoạch sản xuất là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vừa trung hạn vừa dài hạn.
28. Dự báo nhu cầu thị trƣờng nhằm định vị doanh
nghiệp là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Không thuộc loại dự báo nào.
29. Hãy sắp xếp các bƣớc của quá trình tiến hành dự báo
theo đúng trình tự: 1) chọn phƣơng pháp dự báo; 2)
xác định khoảng thời gian dự báo; 3) thu thập và
phân tích dữ liệu; 4) tiến hành thực hiện dự báo; 5)

21


xác định mục đích và nhiệm vụ của dự báo, 6) kiểm
chứng kết quả, điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
A. 5-3-2-4-5-6.
B. 5-2-3-1-4-6.
C. 5-2-1-4-3-6.
D. 5-1-2-4-5-6.
30. Đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức điều tra ý kiến của
khách hàng về một loại sản phẩm mới. Bạn sẽ bắt
đầu từ công việc nào?
A. Chọn đối tƣợng điều tra.
B. Lập phiếu điều tra.
C. Chọn hình thức điều tra.
D. Lập kế hoạch điều tra.
31. Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công nghiệp
đƣợc giao nhiệm vụ hình thành dự báo về sự phát
triển của một số ngành công nghiệp mang tính đột
phá trong thời gian tới. Theo bạn họ nên sử dụng
phƣơng pháp dự báo nào là hợp lý nhất?
A. Dự báo dựa trên việc nghiên cứu các qui luật phát
triển khoa học – kỹ thuật.
B. Dự báo dựa trên việc khảo sát ý kiến các chuyên
gia đầu ngành trong từng lĩnh vực khoa học –
công nghệ trong và ngoài nƣớc.
C. Kết hợp A và B.
D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý, phải
tìm một phƣơng pháp khác.
22



32. Bạn đang thực hiện một nghiên cứu: Dự báo về sự
phát triển của thƣơng mại trong khối ASEAN trong
thời gian 5 năm tới. Bạn viết thƣ (e-mail) cho một
giáo sƣ ngƣời Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về châu á,
xin ý kiến đánh giá của ông ta về vấn đề này. Theo
bạn, cách làm này thuộc phƣơng pháp nghiên cứu
nào?
A. Chƣa thể gọi cách làm này là một phƣơng pháp
nghiên cứu
B. Phƣơng pháp chuyên gia.
C. Phƣơng pháp định tính.
D. Phƣơng pháp điều tra khách hàng.
33. Khi các giá trị dự báo theo 1 phƣơng pháp dự báo
vƣợt qua các giới hạn kiểm tra, các nhà dự báo phải
làm gì?
A. Điều chỉnh phƣơng pháp dự báo.
B. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra trên.
C. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra dƣới.
D. Điều chỉnh tín hiệu theo dõi.
34. Sự khác biệt của phƣơng pháp dự báo trung bình
động có trọng số so với các phƣơng pháp dự báo
khác:
A. Thể hiện mức độ ảnh hƣởng của mức tiêu thụ
thực tế của các thời kỳ khác nhau đến kết quả dự
báo là khác nhau.

23



B. Phƣơng pháp này dễ thực hiện hơn các phƣơng
pháp dự báo khác.
C. Phƣơng pháp này lƣu giữ các số liệu trong quá
khứ tốt hơn.
D. Phƣơng pháp này không cần phải tính toán nhiều.
35. Để dự báo nhu cầu của kỳ t, vấn đề quan trọng nhất
khi áp dụng phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số
mũ là:
A. Xác định mức nhu cầu dự báo của kỳ (t-1).
B. Xác định mức nhu cầu thực tế của kỳ (t-1).
C. Xác định hệ số san bằng hàm số mũ .
D. Tất cả các yêu cầu trên.
B. PHẦN BÀI TẬP
I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
I.1 Mô hình dự báo theo chuỗi thời gian
1.1. Phƣơng pháp giản đơn
Ft = D t -1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Yêu cầu thực tế của kỳ t-1
1.2. Phƣơng pháp trung bình
n

Ft 

D

t i

i 1


Với n  

n

Ft : Mức dự báo kỳ t
24


n: Số nhu cầu thực tế đã xảy ra
Dt-i là mức yêu cầu thực tế ở kỳ t-i
1.3. Phƣơng pháp trung bình động (trung bình trƣợt)
Là phƣơng pháp trung bình nhƣng với n là một số
hữu hạn. Ví dụ với n = 3:
Ft 

Dt 1  Dt  2  Dt 3
3

1.4. Phƣơng pháp trung bình động có trọng số
n

Ft   Dt i t i
i 1

Ft

: Mức dự báo kỳ t

Dt-i : Mức yêu cầu thực của kỳ t - i

t-i : Trọng số của kỳ t- i
t-i đƣợc chọn sao cho:

n 1


i 0

t i

1

0;   t i  1

1.5. Phƣơng pháp san bằng hàm số mũ giản đơn
F t = Ft-1 + (Dt-1 – Ft-1) = Dt-1 + (1-)Ft-1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Số lƣợng yêu cầu thực tế ở kỳ t-1
Ft-1: Mức dự báo của kỳ t-1
: Hệ số tuỳ chọn thoả mãn điều kiện 01
1.6. Phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế

25


×