Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn quản trị marketing sử dụng mạng xã hội facebook trong truyền thông cho sản phẩm công phá hóa của nhà sách lovebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.03 KB, 14 trang )

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG TRUYỀN THÔNG CHO
SẢN PHẨM "CÔNG PHÁ HÓA" CỦA NHÀ SÁCH LOVEBOOK
A. Cơ sở lý thuyết.
1. Các khái niệm.
1.1. Truyền thông
Theo Philip Kotler, truyền thông (marketing communication) là các
hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản
phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục
họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản
phẩm của doanh nghiệp.
(Marketing communications are the means by which firms attempt
to inform, persuade and remind consumers, directly or indirectly,
about the products and brands they sell – Philip Kotler 1).
Như vậy, truyền thông là một phần quan trọng trong xúc tiến
(Promotion) – thành tố thứ 4 trong 4P của marketing. Thông qua
chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho
khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi
ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.
Theo cuốn Giáo trình Marketing căn bản của tác giả Trần Minh Đạo
(2012), các phần tử của quá trình truyền thông được biểu hiện ở mô
hình sau2:

-

Người gửi: là chủ thể của quá trình truyền thông. Đó là doanh
nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông hướng tới
khách hàng.

1 Philip Kotler and David Lane Keller, 2009, Marketing Management, Pearson prentice Hall, Upper Saddle River.
2 Trần Minh Đạo, 2012, Giáo Trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Trang 357.


1


-

-

-

-

Mã hóa: là dùng các ngôn ngữ dễ truyền thông để chuyển các ý
tưởng truyền thông thành các hình thức có tính biểu tượng (thông
điệp) sao cho thuận tiện cho người nhận tin lĩnh hội được ý tưởng
đó.
Thông điệp: Tập hợp các biểu tượng (nội dung tin mà chủ thể
truyền đi)
Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà qua đó
thông điệp được chuyển từ người gửi đến người nhận.
Giải mã: Tiến trình theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận
tin và tìm hiểu ý tưởng của chủ thể (người gửi).
Người nhận tin: là khách hàng mục tiêu mà chủ thể truyền tin
(doanh nghiệp) đang muốn thuyết phục.
Phản ứng: Là những phản ứng của người nhận sau khi lĩnh hội
thông điệp. Những phản ứng tích cực mà chủ thể truyền thông
mong muốn đó là hiểu, tin tưởng và hành động mua.
Thông tin phản hồi: Một phần sự phản ứng của người nhận được
truyền thông trở lại cho chủ thể (người gửi). Thông tin phản hồi có
thể là tích cực hoặc tiêu cực. Một chương trình truyền thông hiệu
quả thường có những thông tin phản hồi tốt trở lại cụ thể.

Nhiễu: Tình trạng nhiều biến lệch ngoài dự kiến cho các yếu tố
môi trường trong quá trình truyền thông làm cho thông tin đến với
người nhận không trung thực với thông điệp gửi đi.

Các bước tiến hành hoạt động truyền thông như sau 3:
1.1.1. Xác định người nhận tin:
Xác định rõ người tiếp nhận thông tin và đặc điểm của họ. Việc xác
định đúng đối tượng nhận tin và tất cả các đặc điểm trong quá trình
tiếp nhận thông tin của họ có ý nghĩa rất lớn đối với những quyết
định của chủ thể truyền thông.
1.1.2. Xác định phản ứng của người nhận tin:
Xác định trạng thái hiện tại của khách hàng, và qua truyền thông sẽ
đưa họ tới trạng thái nào và qua đó ảnh hưởng gì tới việc mua hàng
của họ. Có sáu trạng thái là:
- Nhận biết
- Hiểu
- Thiện cảm
- Ưa chuộng
- Ý định mua
3 Trần Minh Đạo, 2012, Giáo Trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Trang 359-368

2


- Hành động mua
Với những sản phẩm đơn giản, gần gũi với người tiêu dùng như sản
phẩm sách trong đề tài này, nhóm quyết định sử dụng một mô hình
thu gọn hơn của mô hình 6 trạng thái trên là mô hình AIDA
(Attention– Interest – Desire – Action)
1.1.3. Lựa chọn phương tiện truyền thông

Nhìn chung có 2 loại kênh truyền thông là:
-

Kênh truyền thông trực tiếp
Kênh truyền thông không trực tiếp

1.1.4. Lựa chọn và thiết kế thông điệp
Nội dung thông điệp cần đi vào một số đề tài có tính thiết thực đối
với đối tượng nhận tin như:
- Đề cập đến lợi ích kinh tế của người mua
- Đề cập tới yếu tố quyền quyết định mua.
- Đề cập đến lĩnh vực tình cảm.
- Đề cập đến khía cạnh đạo đức, nhân bản.
Cấu trúc của thông điệp cũng cần chú ý:
- Thứ nhất: Có nên đưa kết luận dứt khoát hay dành phần đó cho
người nhận tin?
- Thứ hai: trình bày lập luận một mặt "nên" hay cả hai mặt "nên" và
"không nện"?
- Thứ ba: nên đưa ra luận cứ có sức thuyết phục ngay mở đầu hay
sau đó?
1.1.5. Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin
- Tính chuyên môn
- Tính đáng tin cậy
- Tính khả ái
1.1.6. Thu nhận thông tin phản hồi
Sau khi thông được được truyền đi, người phát tin phải tiến hành
nghiên cứu hiệu quả của nó đối với khách hàng mục tiêu, cần điều
tra nghiên cứu chu đáo, thu thập thông tin đầy đủ chính xác.
1.2. Mạng xã hội Facebook.
3



Facebook là mạng xã hội ra đời vào ngày 4/2/2004 với cái tên khởi
đầu "The Facebook", đến nay Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn
nhất thế giới với hơn 1,49 tỉ người dùng trên toàn thế giới tính đến
ngày 31/06/20154.
Facebook mang đầy đủ các tính chất chung của các mạng xã hội, đó
là sự tương tác, tính cộng đồng và nội dung do người dùng tự tạo.
Tại Việt Nam, Facebook bắt đầu du nhập vào từ năm 2009 và hiện
tại cũng đã là mạng xã hội lớn nhất. Theo thống kê từ công cụ
Audience Insight của Facebook5, mỗi tháng có từ 25 – 30 triệu người
dùng trên 18 tuổi đang hoạt động, với 45% là nữ và 55% là nam.
Về cơ cấu tuổi, nhóm tuổi từ 18-24 chiếm gần một nửa với 49% tỉ
trọng; nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 36%, đáng chú ý hơn cả là nhóm
người dùng trung niên từ 35-40 tuổi cũng chiếm tới 10% lượng người
trưởng thành dùng Facebook tại Việt Nam.
Về phân bố theo vùng, ngoại trừ hai thành phố lớn là Hà Nội (26%)
và TP.HCM (23%) thì cũng có tới 51% người dùng không thuộc 2
thành phố trên (đứng thứ 3 là Đà Nẵng chỉ với 3% số lượng người
dùng cả nước).
Tất cả những con số đó cho thấy sức lan tỏa ngày càng sâu rộng của
mạng xã hội Facebook tới từng ngõ ngách của đất nước, hễ ở đâu có
internet ở đó có facebook.
Với một lượng người dùng đồ sộ của mình và lần cập nhật chính sách
quyền riêng tư mới nhất gần đây6, Facebook hoàn toàn có quyền thu
thập và sử dụng không chỉ thông tin cá nhân của người dùng mà còn
thói quen online của họ (trong đó có thói quen tiêu dùng) của họ để
cung cấp cho các Facebook marketer.
2. Sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền thông
Mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng là một

hiện tượng mới trên internet, bởi vậy, hầu hết các cuốn sách cũ trình
bày về marketing đều chưa bắt kịp xu thế này. Trong cuốn Quản trị
marketing của tác giả Trương Đình Chiến (2010), khái niệm gần nhất
với việc truyền thông mạng xã hội mới chỉ là "Xây dựng cộng đồng
mạng":
"Cộng đồng mạng: Các website mà các thành viên có thể tụ họp trên
mạng và trao đổi quan điểm về các vấn đề sở thích chung.
4 Báo cáo tài chính quý II năm 2015, Facebook, Inc.
5 Ngày truy cập 10/09/2015.
6 Ngày truy cập 10/09/2015.

4


Sự phổ biến của blog và các diễn đàn web đã dẫn đến tìn trạng lan
tràn các website được tài trợ cho thương mại được gọi là các cộng
đồng web (Website Communities) để khai thác lợi thế của môi
trường giao dịch C2C trực tuyến. Những website đó cho phép các
thành viên lên mạng tụ họp với nhau, trao đổi thông tin về các vấn
đề cùng quan tâm. Chúng là các không gian ảo (cyberspace) nơi mà
mọi người đều biết địa chỉ email của bạn có thể tham gia các tranh
luận7"
Mạng xã hội cũng là một không gian ảo, tuy vậy nó lại mang tính
chất xã hội đậm nét hơn, vì vậy dùng những luận giải cũ để áp dụng
cho sự vật mới này là không phù hợp. Bởi vậy, ở phần này chúng em
xin được ghi lại những tài liệu đã đọc trên internet hay cuốn sách
mới ít tính học thuật hơn.
Theo tác giả Trung Đức (2014)8, Facebook marketing nói chung và
truyền thông Facebook nói riêng có thể sử dụng các công cụ sau:
2.1. Ứng dụng (Application)

Facebook Application chia làm 2 loại chính theo nhu cầu của
Facebook Marketer:
+ App Quality: Những app chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là
rất nhiều, chỉ sử dụng với các chiến lược dài hơi và các chiến dịch
truyền thông lớn.
+ App Low: Những app kém chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra ít,
cũng vì thế mà chúng không đem lại giá trị thật sự cho người dùng,
thường chỉ sử dụng để kêu gọi sự chú ý trong ngắn hạn.
2.2. Quảng cáo (Ads)
2.2.1. Cách thức hoạt động của quảng cáo Facebook

1
Một doanh nghiệp
tạo một quảng cáo

2

Facebook được trả
tiền để hiển thị
quảng cáo
2.2.2. Ưu điểm quảng cáo Facebook:
-

3
Người dùng phù
hợp xem quảng
cáo

Luôn hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng:
thông qua các số liệu về giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ, thói quen,

sở thích, địa lý,…

7 Trương Đình Chiến, 2010, Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, trang 524.
8 Trung Đức, 2014, Facebook Marketing từ A đến Z, NXB Thế giới, trang 20 đến 26.

5


-

-

Chỉ trả tiền khi có người mong muốn sử dụng dịch vụ: Chỉ khi
quảng cáo đạt được kết quả mới cần thanh toán cho facebook.
Tính linh hoạt cao: Điều chỉnh các chiến dịch dễ dàng, nội dung
quảng cáo có thể tùy chỉnh nhiều dạng.
Không phụ thuộc ngân sách: Không cần thiết phải trả một
khoản ngân sách cố định cho mỗi tháng hoặc mỗi chiến dịch,
ta hoàn toàn tự chủ trong ngân sách.
Phân phối quảng cáo hợp lý: Facebook luôn đảm bảo quảng cáo
sẽ được phân bổ đều đặn dựa trên ngân sách của bạn và đối
tượng nhắm tới.

2.2.3. Các dạng quảng cáo facebook

2.3. Nội dung (Content)
Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong việc truyền thông. Nếu so
sánh với mô hình quá trình truyền thông, các nội dung chính là các
thông điệp đã được mã hóa để gửi tới người dùng, xây dựng nội
dung sẽ tương đương với mã hóa thông tin, người dùng đọc được nội

dung tương đương với quá trình giải mã thông tin; và việc người
dùng tham gia bình luận vào nội dung đó cùng chủ thể sẽ là quá
trình phản ứng và nhận thông tin phản hồi.
Nội dung có 4 dạng thể hiện chính: Text thuần, Ảnh, Link, Video.
Nội dung có thể được truyền tải qua các kênh khác nhau trên
facebook như:
-

Facebook fanpage
Tài khoản facebook cá nhân
6


-

Group

Với các kênh trên, việc tạo nội dung và truyền tải thông điệp cần
phải đạt được thực hiện một cách khoa học để đạt được mục tiêu
truyền thông của doanh nghiệp.
Giới thiệu lý thuyết về sơ đồ Gantt
Sơ đồ Gantt được xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L. Gantt, một
trong những nhà tiên phong về lĩnh vực quản lý khoa học. Đây là
một trong những công cụ cổ điển nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ
biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án. Nó biểu diễn thời gian
thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, giúp cho các nhà quản lý dự án
theo dõi và quản lý công việc chơn chu hơn.
Nhìn vào biểu đồ Gantt, người quản lý dự án, cũng như các thành
viên thực hiện dự án biết được:
• Trình tự thực hiện mỗi nhiệm vụ;

• Tiến độ dự án: biết được mình đã làm được gì và tiếp tục phải thực
hiện công việc đó thế nào, bởi vì mỗi công việc được giao phải hoàn
thành trong thời gian đã định;
• Thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc.
Trong sơ đồ Gantt:
• Các công tác được biểu diễn trên trục tung.
• Thời gian tương ứng được thể hiện trên trục hoành – đó là những
đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu,
thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc.
Các bước cơ bản khi tiến hành xây dựng sơ đồ Gantt:


Định nghĩa các hoạt động;
7




Tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cho mỗi

hoạt động, tùy thuộc vào khối lượng công việc, nguồn lực cho phép,
tổng thời gian để hoàn thành;


Xác định mối liên hệ giữa các hoạt động;



Vẽ lịch thực hiện đề tài (mỗi công việc được biểu diễn bằng


một thanh ngang theo trục hoành thời gian);


Điều chỉnh thời gian các tất cả các công việc cho đến khi

hoàn thành lịch trình (sắp xếp các hoạt động sao cho thời điểm hoàn
thành của chúng không vượt quá thời điểm hoàn thành đề tài đã
được định trước).
(TS. Nguyễn Văn Nghiến (2008), Quản trị sản xuất và tác nghiệp,
NXB Giáo Dục, Hà Nội.)
Mô hình phân tích SWOT

8


Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty,
người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
– Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt
nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người
khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương
diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn.
Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp
các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất
lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để
tồn tại trên thị trường.
– Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi
nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và
cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân
mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
– Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm
nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ
và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi
trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động
của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay
cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương
thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự
đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng
có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu
hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
– Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang
làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch
9


vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công
ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có
yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp
tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Trên đây là hệ thống các lý thuyết và công cụ mà nhóm chúng em
chuẩn bị để thực hiện đề tài này.
B. Thực hiện lên kế hoạch truyền thông Facebook cho sản phẩm
"Công phá đề thi quốc gia môn hóa học".

GIỚI THIỆU CHUNG
Vedu Corp

Bộ phận sản phẩm


Nhiệm vụ: Chuyên trách các vấn đề sản phẩm

Tên
Công ty
Nhà sách
Lovebook

Lĩnh vực hoạt động
Số lượng đầu sách
Hình thức kinh
doanh
Hệ thống truyền
thông online

Nhà sách Lovebook

Trung tâm giáo dục trực tuyến Vedu

Bộ phận bán hàng

Bộ phận marketing

Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ:

Quản lý đơn hàng và ship hàng

Pr, quảng cáo, tư vấn khách hàng


Công ty cổ phần giáo dục trực tuyến Việt Nam (VEDU)
Phát hành sách (Nhà sách Lovebook) và Đào Tạo (Trung
tâm Vedu)
70 đầu sách
Online (chủ yếu) và offline (2 cơ sở)
Các kênh online, đặc biệt là youtube và facebook

10


Hệ thống truyền
thông online
Lượng tiêu thụ năm
học 2014 - 2015
Tác giả
Lượng tiêu thụ năm
Sản phẩm
học 2014 - 2015
"Công Phá đề
thi Quốc gia Hình thức
Hóa học"
Nội dung

Website: Lovebook.vn, tailieulovebook.com, Fanpage Nhà
sách Lovebook, Kênh youtube Nhà sách Lovebook
30000 cuốn sách
Hoàng Đình Quang - Á Khoa Đại học Ngoại Thương 2012
5000 cuốn
1000 trang- giá 299.000Đ- tặng kèm 1 đĩa DVD

Lý thuyết+ Chuyên đề+ Luyện đề;Có bổ sung nhiều kiến
thức bổ ích và độc đáo( Hóa học ứng dụng, cách giải nhanh
mới-pp số đếm, tích hợp Hóa- Lí)

Mục tiêu doanh thu của công ty nói chung và
sản phẩm nói riêng(năm 15-16)
Số lượng
(Cuốn)
Nhà sách
Lovebook
Sản phẩm "Công
Phá Hóa"

Lợi nhuận
(Triệu đồng)

Doanh Thu (Triệu đồng)

40000

6000

1200

7000

1794

359


Tỉ lệ thông
qua kênh
online
85%

Với những thông tin trên, chúng em thiết kế kế hoạch truyền thông
facebook trong năm học 2015 – 2016 theo 6 bước thực hiện truyền
thông như sau:
1. Xác định người nhận tin:
- Đối tượng nhận tin cũng là khách hàng mục tiêu của Lovebook là các em học sinh
học lớp 10, 11, 12
- Đặc điểm của đối tượng trong quá trình tiếp nhận thông tin:


Sự chú ý có chọn lọc: họ chỉ nhớ một phan nhỏ thông điệp được truyền đến



Sự bóp méo có chọn lọc: người nhận có thái độ làm cho họ kỳ vọng về cái mà
họ muốn nghe hay thấy.



Sự ghi nhớ có chọn lọc: trước tiên thông điệp lọt vào trí nhớ ngắn của người
nhận, nơi xử lý những thông tin đến với dung lượng lưu trữ có hạn, và từ đó nó
được chuyển sang trí nhớ lâu dài của họ tùy thuộc vào số lần người nhận nhớ
lại thông điệp đó và chi tiết hóa ý nghĩa của thông tin.

2. Xác định phản ứng của người nhận tin:
11



3. Lựa chọn phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông không trực tiếp (qua mạng xã hội facebook)
4. Lựa chọn và thiết kế thông điệp
-

Hình thức:



Thông điệp cần được thiết kế với tiêu đề đậm nét, ngoài ra cần kèm hình ảnh
sinh động, hoặc video TVC( có hình ảnh của tác giả đi kèm cuốn sách) -> dễ
gây được chú ý đến



Đảm bảo thông điệp đơn giản rõ ràng, lí thú và lặp lại nhiều lần để truyền đạt
những điểm chính đến công chúng



Thông điệp cần được lưu lại lâu dài trong trí nhớ người nhận, thông qua việc
ôn lại những thông điệp đó cho người nhận , tuy nhiên ôn lại không có nghĩa là
lặp lại hoàn toàn thông điệp.

-

Nội dung thông điệp




Đề cập đến lợi ích kinh tế của người mua: Ngoài nội dung về chất lượng cuốn
sách ( cuốn sách được biên soạn đầy đủ nhất và ngắn gọn nhất hệ thống lí
thuyết, chuyên đề, bài tập với phương pháp giải nhanh, cập nhật hệ thống hóa
học ứng dụng) thì người mua còn nhận được một đĩa video bài giảng kèm theo



Đề cập tới yếu tố quyết định mua: đây là cuốn sách duy nhất mà các bạn cần
mua để ôn thi đại học với mong muốn đạt 7,8 điểm trở lên



Đề cập tới lĩnh vực tình cảm: đây là cuốn sách tâm đắc nhất của tác giả- Á
khoa ĐHNT, anh đã đánh đổi thời gian đi chơi với bạn bè để kiếm gấu bằng
thời gian biên soạn cuốn sách này ^^



Đề cập đến vấn đề đạo đức, nhân bản

-

Cấu trúc thông điệp



Đưa ra kết luận trước cho người nhận tin




Trình bày lập luận mặt “nên” về vấn đề mua cuốn sách



Đưa ra lập luận có sức thuyết phục

5. Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin
- Tính chuyên môn: nội dung cuốn sách bám sát chương trình học của Bộ GD&ĐT,
cập nhật các vấn đề mới...
- Tính đáng tin cậy: đây là cuốn sách do á khoa ĐHNT 2012 viết, anh thi đầu vào môn
hóa đạt số điểm tuyệt đối 10/10

12


- Tính khả ái: nội dung cuốn sách hấp dẫn, dễ hiểu, các phương pháp giải nhanh rất dễ
áp dụng và dễ nhớ, trong cuốn sách coa phương pháp giải nhanh đặc biệt . Ngoài ra có
các bài hóa học ứng dụng trong đời sống rất thiết thực, gia tắng vốn hiểu biết thực tế...
6. Thu nhận thông tin phản hồi

Strengths
1.

2.
3.

4.
5.


Số lượng lớn khách hàng mục
tiêu (học sinh lớp 10,11,12)
folow fanpage và facebook cá
nhân tác giả.
Công chúng mục tiêu sẵn có lớn
Lượt tương tác (like, comment,
share) trên fanpage và cá nhân
tác giả cao
Người làm truyền thông am hiểu
tâm lí khách hàng mục tiêu
Những người mua có suy nghĩ
tốt về các hoạt động truyền
thông trên facebook của nhà
sách

Weaknesses
1.

2.

Đội ngũ làm truyền thông qua
kênh facebook chưa có nhiều
kinh nghiệm xử lí hệ thống
thông tin
Kinh phí cho việc truyền thông
còn hạn chế

Opportunities
1.


2.

Xu hướng phát triển tạo thành
cộng đồng chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm học tập, thi cử…
trên mạng xã hội facebook
Số học sinh cấp 3 sử dụng
facebook để tìm kiếm thông tin
cho việc học tập chiếm tỷ lệ cao

Threats
1.

2.

Các bài viết trên facebook
thường bị các đối thủ cạnh tranh
ăn cắp ý tưởng, hoặc lập nick ảo
để comment mang tính tiêu cực..
Nội dung truyền thông dễ bị
phai nhạt trong tâm trí người
nhận tin.

Đề xuất phương án triển khai cho kế hoạch truyền thông qua facebook cho sản
phẩm sách “ Công phá đề thi quốc gia môn Hóa học”


Kết hợp S-O: sử dụng điểm mạnh của mình để khai thác có hiệu quả nhất
cơ hội hiện có


13




S1+O1: Tạo group học tập môn Hóa trên facebook cho các em học sinh
quan tâm và theo dõi fanpage và facebook tác giả. Đây là nơi tác giả chia
sẻ tài liệu của mình, các bạn chia sẻ tài liệu học tập với nhau, cùng nhau



giải đáp bài tập
S4+O2: Tổ chức minigame trên facebook, thi thử trắc nghiệm online về




kiến thức ôn thi Đại học môn Hóa
Kết hợp W-O: tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.
W1+O2: Bộ phận truyền thông không ngừng tích lũy kinh nghiệm xử lí



thông tin qua việc tiếp xúc, tìm hiểu thông tin của các em học sinh cấp 3
W2+O1: Đầu tư vào cải thiện nội dung truyền thông để tạo viral



marketing trên Facebook, hạ thấp chi phí quảng cáo

Kết hợp S-T sử dụng điểm mạnh để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do



nguy cơ gây ra
S4+T2 Tăng số lượng bài đăng và chất lượng bài đăng, đánh trúng vào



tâm lí học sinh cấp 3 tạo được ấn tượng lâu dài, khó phai
S2+T1: Thỉnh thoảng đăng feedback của những người đã mua và hài lòng
về cuốn sách



Kết hợp W-T: sự cố gắng lớn của bộ phận truyền thông nhằm nâng cao
sức mạnh ở những điểm yếu hạn chế và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn
thất do nguy cơ gây ra.



W2-T2 Tăng các bài PR chất lượng (về tác giả, về cuốn sách, về nhà
sách..) để giảm kinh phí truyền thông và tăng sự ghi nhớ, tạo ấn tượng
cho khách hàng mục tiêu

14




×