Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 188 trang )


PHẦN I: THAM LUẬN HỘI NGHỊ
ĐỐI VỚI NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VĂN BẰNG THẠC SĨ
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng .................................................................................... 5
ĐÀO TẠO CAO HỌC GẮN KẾT VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO
GS. Hoàng Văn Kiếm ............................................................................................... 10
TIẾP TỤC NÂNG CAO NGÀNH VIỆT NAM HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC TẾ
HỒNG BÀNG TRONG TẦM NHÌN ĐƯƠNG ĐẠI
GS. Mạc Đường. ....................................................................................................... 15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SAU
ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐHQT HỒNG BÀNG
TS. Bùi Thị Mộng Trang .......................................................................................... 18
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG
TS. Mai Thị Trúc Ngân ............................................................................................ 25
VÀI GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - CHƯƠNG TRÌNH
THẠC SĨ
TS. Hồ Ngọc Minh ................................................................................................... 30
ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI
HỌC QUỐC TẾ HÔNG BÀNG
TS. Bùi Văn Minh .................................................................................................... 34
VIỆC TỔ CHỨC THI CỬ TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN ĐỂ TUYỂN CHỌN
NHÂN TÀI QUA CÁC CUỘC THI HƯƠNG, THI HỘI, THI ĐÌNH (TRÊN NỀN
TẢNG HỌC TỨ THƯ NGŨ KINH)
Nguyễn Văn Tiến, Trần Văn Huấn, Nguyễn Trọng Nghĩa ...................................... 41
KHI ĐƯA CHỮ QUỐC NGỮ GỐC LA TINH VÀO VIỆT NAM, GIÁO SĨ
ALEXADRE DE RHODES CÓ CÔNG HAY CÓ TỘI?
Lê Văn Dũng, Nguyễn Quốc Hùng, Phạm Văn Hương, Bạch Thanh Minh ............ 57
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC THIẾT BỊ AN


NINH VÀ AN TOÀN TRONG NHÀ TỪ XA BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Ths. Trần Thị Kim Minh .......................................................................................... 68
KỸ THUẬT DI TRÚ MÁY ẢO TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Ths. Dương Công Hiếu............................................................................................. 80
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN SMARTPHONE VỚI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ TƯỚI CÂY TRONG MÔ HÌNH NHÀ VƯỜN THÔNG MINH
Ths. Nguyễn Phi Hùng ............................................................................................. 99


VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ths. Trần Hải Nguyên ............................................................................................ 114
NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG TẠI HUYỆN HÀM THUẬN
NAM, BÌNH THUẬN ............................................................................................ 126
Ths. Nguyễn Đỗ Bích Nga
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Ths. Nguyễn Thanh Quang..................................................................................... 136
PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI THẺ TẠI NGÂN HÀNG ............................. 145
Ths. Nguyễn Văn Đồng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
Ths. Phan Huy Cường ............................................................................................ 156

PHẦN II: DANH SÁCH THẠC SỸ
DANH SÁCH THẠC SỸ TỐT NGHIỆP .............................................................. 162

PHẦN III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU



HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng1
1.

Phương Pháp Tổ Chức Giảng Dạy Học Tập Và Thi Tốt Nghiệp

- Thực hiện lối học qua các buổi Seminar, thực tập và tự nghiên cứu có
hướng dẫn.
- Giảng viên, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và người học luôn có trong tay bộ
hồ sơ các trường hợp điển hình – nghiên cứu tình huống (case study) liên
quan đến ngành nghề chuyên môn để học viên khảo sát, nghiên cứu, thảo
luận dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Học viên bắt buộc phải tham dự 3 buổi Seminar chính thức mới đủ điều
kiện để bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

1

-

Ngay từ buổi Seminar đầu tiên, ngoài việc giới thiệu về chương trình hoạt
động chung vào ngày nhập học, học viên phải tự định hướng đề tài nghiên
cứu của mình để đăng ký đề tài và thảo luận. Định hướng này có thể thay đổi
sau đó.

-

Đến
buổi

Seminar thứ
hai, ngoài đề
tài thảo luận
chung,
học
viên đăng ký
chính thức đề
tài và đề xuất
thầy cô hướng
dẫn để Hội
đồng Khoa học
Khoa
thông
qua đề cương
và xác định
người hướng
dẫn
chính
thức.

Hiệu Trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
5


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

-

Buổi Seminar thứ ba, học viên bảo vệ đề cương trước Hội đồng Khoa học
Khoa để được chỉnh sửa và viết luận văn.


-

Ngay từ Seminar đầu tiên, học viên đã có ý thức về đề tài nghiên cứu của
mình và làm việc ngay không đợi đến gần cuối khóa mới đăng ký đề tài.

-

Tất cả luận văn ở bất kỳ lĩnh vực nào, học viên phải luôn luôn gắn liền
chuyên môn với văn hóa. Do đó, nhà trường bố trí 2 giảng viên đồng hướng
dẫn.

-

Trường bố trí cho Thầy, Cô đồng hướng dẫn phải là người có học hàm,
học vị: Một Thầy Cô thuộc chuyên ngành và một Thầy Cô thuộc Văn hóa
học, Sử học.

-

Học viên không được sao chép các tài liệu mà không ghi chú xuất xứ nguồn
gốc. Đặc biệt tránh sao chép trên Google hay trên các nguồn mở khác. Do
các nguồn tư liệu mở này chưa đầy đủ căn cứ khoa học.

-

Học viên cần viết tay bản thảo ở phần đề cương để rèn luyện phong cách cá
nhân.

-


Tất cả luận văn phải được hai người hướng dẫn nhận xét chính thức bằng
chữ viết để in vào luận văn.

-

Đó là những nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảng dạy học tập. Nguyên
tắc này có thể được điều chỉnh để hoàn thiện hơn.

Trên đây là định hướng nghiên cứu chung để tiến hành viết các Luận văn Thạc
sĩ tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
II. Định Hướng Cho 4 Khối Ngành Đào Tạo Sau Đại Học:
-

Đề tài nghiên cứu tránh mang tính lý thuyết ở tầm vĩ mô.
Cần quan tâm nghiên cứu các trường hợp điển hình – nghiên cứu tình
huống (case study) đang phát triển tại Việt Nam để từ đó đưa ra giải pháp
thực tế. Xin xem bài tham luận của tác giả PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng.
( />
2.1. Đối Với Ngành Khoa Học Máy Tính:
-

Luận văn tập trung nghiên cứu đề tài để đưa ra các giải pháp thực tế mang
tính ứng dụng, thiết kế các phần mềm, ví dụ như: Xây dựng các bức tường
lửa, hiệu ứng đám mây... để ngăn chận sự xâm nhập của hacker.

-

Nghiên cứu các trường hợp phát triển thành công của Google, you tube,
wikipedia... tại Việt Nam để đưa lên mặt mạnh, mặt yếu và đưa ra giải pháp


6


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

tiến bộ hơn.
-

Thử xây dựng một trang Web tương tự như các trang Web nói trên nhưng
đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.

-

Nghiên cứu sự thành công và hạn chế trong phần mềm, cung cấp thông tin
qua hệ thống điện thoại, như hệ thống thông tin của 1080. Từ đó, có thể đề
xuất giải pháp mới như thiết kế phần mềm thông tin mới, ví dụ như: 1090 (?)

-

Thành lập một trang Web ảo để từ đó xây dựng ra 2 nhóm (làm việc thành
nhóm) để làm luận văn tốt nghiệp.
a. Một nhóm hacker bẩn để tìm cách phá vỡ trang Web ảo nói trên.
b. Một nhóm hacker sạch (chống hacker bẩn) nhằm bảo vệ thông tin
được hoạt động bình thường và ổn định.

-

Xây dựng các phần mềm phục vụ cho yêu cầu phát triển mới về ngành
giáo dục, quản lý việc học tập, giảng dạy, quản lý...


2.2. Đối Với Ngành Tài Chính Ngân Hàng:
-

Xây dựng luận văn nghiên cứu các trường hợp sụp đỗ của một bộ phận
ngân hàng, bất động sản, thị trường chứng khoán... đã xảy ra trong quá
trình Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường để đưa ra giải pháp thực tế
phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

-

Cũng như trên, luận văn nhằm nghiên cứu thị trường vàng đang hoạt động
trôi nổi ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, tìm hiểu dòng chảy vàng từ
Sài Gòn sang Campuchia và ngược lại.

-

Thử nghiên cứu hoạt động kinh doanh của tổ chức sòng bạc quốc tế (MGM
Grand) đang bắt đầu bước vào hoạt động tại Việt Nam, ảnh hưởng kinh tế,
xã hội, văn hóa...

-

Thử nghiên cứu tìm hiểu trường hợp điển hình của trò chơi đánh bạc điện
tử, để xảy ra sự cố trúng thưởng khủng điển hình trên thế giới đã xảy ra tại
khách sạn Sheraton Việt Nam. ( />
2.3. Đối Với Ngành Quản Trị Kinh Doanh
-

Cần khảo sát nghiên cứu các chuỗi hoạt động kinh doanh của cà phê

Trung Nguyên, Phở 24, X-men, chuỗi nhà hàng Sushi Nhật... tại TP.HCM.

-

Nghiên cứu trường hợp cạnh tranh giữa cà phê Starbucks và Trung
Nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh doanh và văn hóa.

7


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

-

Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh qua các chuỗi cửa hàng xây dựng
thương hiệu và chuyển nhượng thương hiệu...(đã từng xảy ra tại Việt
Nam)

-

Nghiên cứu các hội chứng buôn bán đã từng xảy ra tại Việt Nam: cắc kè,
cá bột, chim cút... làm khủng hoảng một thời trong đời sống của một bộ
phận quần chúng lao động nghèo.

2.4. Đối Với Khối Ngành Việt Nam Học
-

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã được kiểm định chương trình đào
tạo Việt Nam học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động
chính thức.


-

Là một trường thứ 5, đặc biệt là trong hệ thống ngoài công lập đầu tiên
được đào tạo ngành này. Bốn trường khác thuộc hệ thống đào tạo của quốc
gia.

-

Riêng đối với ngành Việt Nam học của Đại học Quốc tế Hồng Bàng cần
mở rộng những lĩnh vực truyền thống Việt Nam đã bị thời gian che lấp và
bỏ quên. Từ đó, tùy hoàn cảnh cá nhân mà học viên đang quan tâm hay đang
hoạt động trong xã hội để có thể xây dựng luận văn cho mình.

-

Sinh viên cần tham khảo và nghiên cứu triển khai các đề tài được nêu trong
Di sản và di chứng văn hóa thuộc địa pháp tại Việt Nam của PGS.TS
Nguyễn Mạnh Hùng
( />
-

Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học có thể nghiên cứu dòng nhạc vàng,
dòng nhạc tiền chiến... nếu có như dòng nhạc Trịnh Công Sơn (?). Học viên
nghiên cứu các dòng nhạc nói trên gắn liền với lịch sử Việt Nam cận hiện
đại, đặc biệt quan tâm giai đoạn thoái trào vào những năm 30 và quan tâm
nghiên cứu thể loại nhạc trữ tình.

-


Văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến cận hiện đại đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong số họ, có những tác giả
Trung Hoa (từ thế kỷ thứ 3 trở đi) quan tâm đến Sử ký, Địa lý Việt Nam . Từ
thế kỷ 16 đến 18, văn hóa Việt Nam phát triển phồn thịnh. Các tác giả: Lê
Hữu Trác (1720 – 1791), Lê Quý Đôn (1726-1784 ), Phan Huy Chú (1782
– 1840), v.v... đã góp phần xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam – Nhiều
vấn đề cơ bản của Việt Nam học từ các triều đại phong kiến dưới sự đô hộ
của Trung Hoa cho đến thời đại bị thực dân Pháp cai trị cần được nghiên
cứu.

8


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

-

Từ đó, luận văn đi vào thời kỳ trên đây sẽ góp phần hình thành lịch sử văn
hóa Việt Nam – Những luận văn Thạc sĩ của sinh viên cao học, Thạc sĩ Việt
Nam học cần chú ý và phân biệt các giai đoạn lịch sử sau đây:
1. Từ khởi thủy đến cuối thời kỳ chống Bắc thuộc
2. Các giai đoạn Đại Việt: Phân biệt các thế kỷ X-XV và các thế kỷ
XVI-XVIII
3. Các giai đoạn Cận hiện đại - thời kỳ Pháp thuộc:
 Giai đoạn nửa sau thế kỷ 19
 Giai đoạn đầu thế kỷ 20

-

Ghi chú: Học viên có thể tìm hiểu qua bài viết của Phạm Anh Văn,

nhìn lại quá trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế
kỷ 20 - Tập san Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Khoa học Xã hội Nhân
văn TP.HCM – Số 59 tháng 6/2013.

9


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

ĐÀO TẠO CAO HỌC GẮN KẾT VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm2
Tóm Tắt
Giới thiệu, phân tích các vai trò của nền kinh tế sáng tạo và Đại học sáng tạo
trong nền kinh tế hiện đại; đánh giá sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo vẫn còn
khiêm tốn nhưng giàu tiềm năng tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp phát triển nền
kinh tế sáng tạo, giáo dục sáng tạo với nền tảng của Công nghệ thông tin và Giáo
dục sáng tạo, kết nối công tác đào tạo sau đại học với các hoạt động nghiên cứu và
đổi mới sáng tạo.
1. Kinh tế sáng tạo - làn sóng phát triển thứ 4 của nhân loại.
1.1 Xu thế phát triển của Kinh tế sáng tạo và Đại học sáng tạo.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, loài người đã trải qua nhiều làn sóng phát
triển, từ làn sóng săn bắt hái lượm của xã hội nguyên thủy đến làn sóng nông nghiệp
và văn minh lúa nước trải dài từ quá khứ đến hiện tại, từ làn sóng công nghiệp từ
thế kỉ 17, 18 sau Công nguyên đến hiện nay loài người chúng ta đang sống trong làn
sóng tri thức, làn sóng được tạo nên từ cuộc cách mạng thông tin, làn sóng đòi hỏi
tối đa sự sáng tạo của con người.
Dẫn đầu của sự phát triển trong làn sóng tri thức có thể kể đến nước Mỹ với sức
mạnh số 1 thế giới đã và đang dẫn đầu thế giới chính bằng nền kinh tế dựa trên sự
sáng tạo, bằng chứng là nơi đây đã có hàng lọat các công ty công nghệ hàng đầu thế

giới ra đời và phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm qua, nhiều trường đại học đã bước đầu xây dựng nền tảng
cho Đại học sáng tạo (ĐHST), một số trường Đại học đã triển khai thành công mô
hình này như Anh Quốc, CyberUniversity Hàn Quốc, Đại học USQ (Queensland,
Úc), Đại học MIT ( Mỹ) …
Theo thống kê của CyberUniversity, Korea khoảng gần 70% các trường Đại
học hàng đầu của Mỹ đã có kế hoạch phát triển theo hướng ĐHST ở Châu Âu, ở
Hàn Quốc, Singapore có trên 80% các trường Đại học định hướng phát triển theo
mô hình ĐHST.
Nhiều trường Đại học hàng đầu thế giới như Harvard ngay từ ngày đầu thành
lập đã coi sáng tạo là tư duy cốt lõi, là nền tảng tư tưởng để tạo nên những thế hệ
lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu. Sáng tạo đến từ việc nhìn nhận vấn đề cũ theo
2

Cố vấn Hiệu Trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
10


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

những cách mới, nhận ra logic và tầm quan trọng của những kết quả tưởng như
ngẫu nhiên từ nhận thức. Giáo dục đại học là phải đào tạo nên được những con
người có khả năng sáng tạo. Giáo dục phải đóng vai trò quan trọng trong việc đào
tạo và thúc đẩy khả năng và tư duy sáng tạo của con người.
1.2 Mô hình Đại học sáng tạo
1.2.1 Đặc điểm
Mô hình đại học sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thông tin có thể khái
quát một số đặc điểm sau:
- ĐHST hình thành và phát triển do nhu cầu đổi mới giáo dục đại học để đáp
ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, mở rộng phương thức đào tạo mới.

- Xu thế tất yếu của sự ứng dụng CNTT và truyền thông (Internet thế hệ mới)
và giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đào tạo ở bậc đại học (chính quy tập trung
hay không tập trung).
- Xây dựng và phát triển trong bộ ba Trường học, các doanh nghiệp công nghệ
thông tin và viện(lực lượng xây dựng mô hình).

Mô hình đại học sáng tạo
1.3.1 Các thành phần chủ yếu của mô hình ĐHST bao gồm :

 Tin học hóa hệ thống học thuật hướng sáng tạo (iAcademic): tin học hóa các
nguồn tài nguyên học tập như hệ thống bài giảng, giáo trình điện tử, thư viện điện
tử, các nguồn thông tin dữ liệu bao gồm các hệ thống quản lý đào tạo.
 Tin học hóa hệ thống nghiên cứu hướng sáng tạo (iResearch): tin học hóa các
công trình nghiên cứu KH-CN, các kết quả nghiên cứu-ứng dụng KH-CN.
 Tin học hóa hệ thống thông tin quản lý hướng sáng tạo(iMis): tin học hóa các
công tác tổ chức, quản lý đào tạo.
 Tin học hóa hệ thống dịch vụ hướng sáng tạo(iService): tin học hóa các hoạt
động hỗ trợ sinh viên trong trường học, hệ thống xúc tiến việc làm, thông tin tuyển
dụng, cấp học bổng.

11


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

 Tin học hóa hệ thống thương mại hướng sáng tạo(iBusiness): tin học hóa các
hoạt động thuơng mại trong trường học như dịch vụ về cơ sở hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị, phát triển các dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Sức mạnh của một trường đại học có thể mô tả qua công thức nổi tiếng của
Albert Einstein :

E(Univ) = m(Univ) x C2(Univ)
Trong đó:
 m(Univ) là sức mạnh về tiềm lực cơ sở vật chất
 C(Univ) là năng lực sáng tạo.
2. Đào tạo cao học trong đại học sáng tạo: mô hình liên kết nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo. Một số đề xuất giải pháp
thực hiện
2.1 Củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ của trường
ĐHST
 Xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
 Củng cố các trung tâm làm cầu nối giữa các Khoa và Doanh nghiệp.
 Tạo điều kiện nghiên cứu và quản lý tốt hoạt động khoa học của Nghiên cứu
sinh.
 Phát triển NCKH của Sinh viên thông qua Câu lạc bộ khoa học chuyên
ngành.
2.2 Tăng cường hợp tác theo chiều rộng và chiều sâu trong NCKH và
chuyển giao công nghệ theo nhiều phương thức:
 Song phương: triển khai các ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác và thực hiện các hợp
đồng liên kết giữa 2 bên.
 Đa phương : Ký kết hợp đồng liên kết từ 3 bên trở lên : Trường-Doanh
nghiệp-Viện nghiên cứu.
 Liên hiệp: Tham gia các mô hình hợp tác liên hiệp với các nhóm trường Đại
học Cao đẳng trong và ngoài nước.
2.3 Xây dựng một số chương trình trọng điểm dựa trên thế mạnh của
trường và tiềm năng của các đối tác:
. Nhóm lĩnh vực công nghiệp sáng tạo.
Việt Nam có lợi thế phát triển các nhóm lĩnh vực công nghiệp sáng tạo sau:
 Lĩnh vực chế tác tác phẩm mỹ nghệ dựa trên nguồn nguyên vật liệu đặc thù
của địa phương.
 Lĩnh vực thời trang gồm quần áo, giày dép dựa trên nguồn nguyên liệu đặc

thù của địa phương.

12


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

 Lĩnh vực thiết kế nội thất ngoại thất dựa trên sản phẩm đặc thù của địa
phương.
 Lĩnh vực chế biến thực phẩm chức năng, thực phẩm đặc sản, thực phẩm
chăm sóc sức khỏe.
 Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông quảng bá sản phẩm.
. Nhóm lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo.
Việt Nam có lợi thế phát triển các nhóm lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo sau:
 Lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm xanh sạch có giá trị cao, chất lượng
cao đáp ứng thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
 Lĩnh vực nuôi trồng các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp đặc sản như đồi mồi,
ngọc trai, cà phê, dược liệu,… làm nguyên liệu cho công nghiệp sáng tạo.
 Lĩnh vực sinh vật cảnh dựa trên đặc thù của địa phương như cá cảnh, hoa
cảnh, vật cảnh.
 Lĩnh vực trang trại, nhà vườn sinh thái phục vụ du lịch.
Việt Nam có nhiều vùng nông nghiệp trù phú với nhiều loại sản phẩm đa dạng độc
đáo khác nhau tạo tiền đề rất tốt để phát triển nền kinh tế nông nghiệp sáng tạo.
. Nhóm lĩnh vực dịch vụ sáng tạo.
Việt Nam có lợi thế phát triển các dịch vụ sáng tạo sau:
 Lĩnh vực du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du
lịch ẩm thực, du lịch văn hóa nghệ thuật, ...
 Lĩnh vực bảo tàng như bảo tàng chiến tranh, bảo tàng văn hóa, bảo tàng nghệ
thuật, …
 Lĩnh vực lễ hội như lễ hội tâm linh, lễ hội văn hóa, lễ hội dân tộc, …

 Lĩnh vực nghỉ dưỡng cao cấp.
 Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế chất lượng cao.
 Lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề có thế mạnh của Việt Nam.
 Lĩnh vực giải trí.
 Lĩnh vực phim trường.
 Lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, thương mại điện tử.

3. Kết luận
Trong xu thế hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế sáng
tạo trên thế giới, Đại học Việt Nam cần phải tăng cường các hoạt động nghiên cứu
KHCN gắn với chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng

13


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

đào tạo sau đại học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển
kinh tế sáng tạo của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Công nghiệp sáng tạo – Mỏ vàng cúa nước Anh, www.gafin.vn
Gõ cửa ngành công nghiệp sáng tạo, www.dantri.com
Indonesia thúc đẩy kinh tế sáng tạo, www.sic.vn
New York - Trung tâm của công nghiệp sáng tạo, www.vietpress.vn

Nga sẽ đẩy nhanh các bước phát triển kinh tế sáng tạo, www.baomoi.com

6. Nhận diện nền kinh tế tri thức, www.hascon.net
7. Nông nghiệp Israel – Kỳ tích trên hoang mạc, www.vneconomy.vn
8. Ổn định kinh tế nhờ sản phẩm công nghiệp sáng tạo, www.baomoi.com
9. Sáng tạo “tân trang” gương mặt kinh tế các nước phát triển, www.vef.vn
10. Thái Lan chú trọng phát triển kinh tế sáng tạo, www.baomoi.com
11. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, www.baomoi.com
12. Thụy Sĩ là nền kinh tế sáng tạo nhất trên thế giới, www.vietnamplus.vn
13. Trung Quốc quyết chuyển sang nền kinh tế sáng tạo, www.vef.vn
14. Bản chất phát triển của mô hình Đại học sáng tạo – Nguyễn Lộc – Hội thảo
Nghiên cứu và phát triển mô hình đại học sáng tạo tại Đại học Nguyễn Tất
Thành, 2012.
15. Israel: Cái nôi của những sáng tạo đột phá mang tính toàn cầu – Rachel
Roei – 2010.
16. Mô hình phát triển giáo dục đại học tiên tiến trong thời kỳ đổi mới – Hoàng
Văn Kiếm – Hội thảo Nghiên cứu và phát triển mô hình đại học sáng tạo tại
Đại học Nguyễn Tất Thành, 2012.
17. Phát triển kinh tế sáng tạo tỉnh Kiên Giang trên nền tảng công nghệ thông tin
và giáo dục sáng tạo – Hoàng Văn Kiếm, Trần Ngọc Truyền – Hội thảo
Công nghệ Thông tin phát triển KT-XH tỉnh Kiên Giang lần I, 2012.
18. Sổ tay hướng dẫn thiết kế hướng tới phát triển bền vững: Hướng đi thực tiễn
cho các nước đang phát triển – Monique Barbut, UNEP DTIE, 2006.
19. Tăng trưởng chuyển giao khoa học công nghệ với nền tảng viện AISTD –
Trần Ngọc Truyền – Hội thảo Nghiên cứu và phát triển mô hình đại học
sáng tạo tại Đại học Nguyễn Tất Thành, 2012.
20. Tư duy đột phá – Shozo Hibino, Gerald Nadler, 1996.
21.
Từ sáu kịch bản của OECD về nhà trường cho tương lai đến
mô hình đại học sáng tạo – Trần Khánh Đức – Hội thảo Nghiên cứu và phát

triển mô hình đại học sáng tạo tại Đại học Nguyễn Tất Thành, 2012.

14


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

TIẾP TỤC NÂNG CAO NGÀNH VIỆT NAM HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC
TẾ HỒNG BÀNG TRONG TẦM NHÌN ĐƯƠNG ĐẠI.
GS. Mạc Đường3
Tóm Tắt
Việt Nam học là một ngành nghiên cứu và giảng dạy còn đang trải nghiệm,
nhưng là một nhu cầu xã hội cập nhật của xã hội đương đại. Đó là một ngành học
có kiến thức liên ngành và đa ngành về Việt Nam nói chung và Việt Nam đương đại
nói riêng có tác động đến hội nhập văn hoá-xã hội và liên kết kinh tế. Việt Nam học
sẽ là ngành học thuận lợi nhất trong họp tác quốc tế về giáo dục đại học và sau đại
học trong tương lai khi Việt Nam gắn kết trong khuôn khổ Cộng Đồng ASEAN và
liên kết với 21 nền kinh tế hùng mạnh của APEC từ năm 2015 đến những thời kỳ
phát triển hậu 2015.
Từ khoá – Việt nam học, liên ngành,đa ngành, đương đại, lợi thế họp tác quốc tế
thời kỳ hậu 2015.
Sau cuộc tổng tấn công Mậu thân của quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào
các đô thị năm 1968 đã làm cho thế giới phải tìm hiểu về một sự kiện “kỳ lạ “ này.
Tại sao người Việt Nam có thể đánh mạnh vào các sào huyệt của bộ máy chỉ huy
của Mỹ khiến cho tình hình “thua cuộc” của quân đội Mỹ đã đột biến lộ ra quá rõ.
Các nhà sử học và chính trị học ở Mỹ, Tây Âu, Anh, Australia hướng những công
trình nghiên cứu vào sự kiện đương đại ở Việt Nam để nghiên cứu, phân tích và dự
báo về cuộc chiến tranh Việt Nam với những quan điểm khác nhau.Trong 2 thập kỷ
80 và 90 của thê kỷ XX, trên lĩnh vực khoa học xã hội thế giới đã có hiện tượng “nở
hoa” về các công trình nghiên cứu chuyên ngành, đa ngành, liên ngành về Việt

Nam. Tất cả những công trình ấy được gọi chung là ngành nghiên cứu Việt Nam
(Vietnamese studies) mà nay ở Việt Nam gọi là Việt Nam học. Sử học, Kinh tế học,
Nhân học, Xã hội học, Khảo cổ học vv..vv là những khoa học cơ bản của khoa học
xã hội đã tồn tại manh tính truyền thống lâu đời. Việt Nam học là một ngành học
mới còn đang trải nghiệm, một ngành học cập nhật của thế giới đương đại. Từ năm
1980 cho đến năm 1989, khoa nghiên cứu Việt Nam đã được hoạt động ở các
trường đại học có tiếng trên thế giới như đại học Havớt, đại học Washington, New
York ( Mỹ ), Hamburg (CHLB Đức), Trường đại học nghiên cứu cao cấp KHXH
Paris ( Pháp ), trường đại học Bertrand Roussell (Anh), trường đại học quốc gia
3

Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội
15


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Canberra ( Úc), trường đại học quốc gia Hà Lan, Trường đại học Tokyo và Osaka (
Nhật Bản) ..vv... Ở Việt Nam, cho đến niên học 2001- 2002, Bộ Giáo dục & Đào
tạo mới cho phép mở ra ngành Việt Nam học để đào tạo sinh viên trong hệ thống
các trường đại học và cao đẳng ở nước ta. Từ năm 2002 cho đến năm 2008, chỉ có
7 năm, nước ta đã có 76 trường đại học và cao đẳng thành lập và giảng dạy ngành
Việt Nam học. Cho đến năm 2010, Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức khoa học
nước ngoài đã tổ chức được 3 lần hội thảo quốc tế về Việt Nam học. Tại Đại học
Quốc Gia Hà Nội còn thành lập Viện Việt Nam học và khoa học phát triển …Tóm
lại, Việt Nam học là một nhu cầu trí thức nghiêng về các khoa học xã hội đương đại
đang đặt ra với quốc tế tìm hiểu về truyền thống lịch sử-văn hoá, những biến đổi
đương đại và xu hướng tương lai của Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới
đương đại. Qua thực tiễn, Việt Nam học đã chia ra hai phân ngành : phân ngành
Việt Nam học phục vụ cho sinh viên Việt Nam và phân ngành Việt Nam học phục

vụ cho sinh viên quốc tế ( gọi tắt là Việt Nam học Việt Nam và Việt Nam học nước
ngoài ). Tôi nghĩ rằng, mục tiêu của ngành Việt Nam học và đối tượng nghiên cứu
của Việt Nam học cần phải xác định rõ hơn, nhất là khi nước ta đã có những mối
quan hệ hoàn toàn mới với các quốc gia ASEAN vào năm 2015 và quan hệ đi vào
chiều sâu với 21 nền kinh tế Châu Á-Thái Bình dương (APEC) từ nay đến năm
2020. Việt Nam học là gì ? Việt Nam học không phải là một khoa học chuyên
ngành mà là một khoa học tổng họp nhiều kiến thức chuyên ngành và liên ngành về
Việt Nam. Nó là một nội dung của chủ nghĩa khu vực trong khoa học lịch sử đương
đại. Lấy ví dụ của chương trình Việt Nam học Trường đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay để minh chứng. Chương trình gồm có các chuyên đề : lịch sử văn hoá Việt
Nam,lịch sử văn học Việt Nam, lịch sử kinh tế Việt Nam,lịch sử quân sự Việt Nam,
lịch sử gia đình và phụ nữ Việt Nam, thông sử Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Việt ngữ
học. Ngành Việt Nam cũng đã phát triển ở đại học Hồng Bàng với những chuyên
đề phong phú và thiết thực, nhưng tư liệu về Việt Nam học của Đại học Hồng Bàng
là còn nhiều tiềm năng lớn để hình thành giáo trình và luận án thạc sĩ,tiến sĩ. Những
chuyên đề về giáo dục học, đô thị học, bản sắc văn hoá dân tộc, việt ngữ học cần
mở rộng tầm nhìn lịch sử và bổ sung thêm những kiến thức khu vực học và phân kỳ
lịch sử, chuyên đề di sản văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á cũng nên xác định và
phát triển vv..vv..
Từ năm 2015 cho đến thời kỳ hậu 2015, Việt Nam học sẽ phải đối mặt với
những nhu cầu lớn về kiến thức hội nhập, kết nối đa quốc gia và đa dân tộc trong
một khu vực láng giềng của cộng đồng ASEAN 10 nước và một khu vực phi láng
giềng trong 21 nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 19 quốc gia phát
triển ( Mỹ, Trung Quốc, Nga, Australia, Canada, Hàn Quôc, Singapore …) và các

16


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


nước đang triển (Malaysia, Thái Lan, Philippin, vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung
Quốc, Tân Tây Lan …)
Nhiệm vụ của Việt Nam học trong thời kỳ hậu 2015 là rất quan trọng và nặng
nề. Việt Nam học cho sinh viên Việt Nam phải làm cho người Việt Nam hiểu Việt
Nam một cách phát triển trong một nền tảng truyền thống và Việt Nam trong thế
giới đương đại. Việt Nam học cho người nước ngoài cần cung cấp một kiến thức
truyền thống và lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử cận hiện đại Việt Nam cho người
nước ngoài theo chế độ chứng chỉ (certificate) và tín chỉ (credit). Việc học tiếng
Việt và học kỷ năng, phong cách ứng xử với người Việt cho người nước ngoài đến
làm việc và lưu trú ở Việt Nam nên được xem là một nội dung cần thiết.

Trường đại học Hồng Bàng nên xây dựng một ngành Việt Nam Học như là một
ngành giảng dạy trọng tâm để dành sự ưu tiên hợp tác với nước ngoài, để đào tạo
một loại hình cán bộ làm qui hoạch tổng họp cho các ngành kinh tế, chính trị, văn
hoá, quốc phòng ở nước ta. Việt Nam học là một ngành nghiên cứu liên ngành, kiến
thức giảng dạy là kiến thức liên ngành (interdisciplinary) và đa ngành
(multidisciplinary). Tính đương đại (contemporary) là yêu cầu trọng tâm của nghiên
cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người Việt Nam và phần nào dành riêng Việt
Nam học cho người nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “L’enseignement supérieure aux XXIe siècle – Vision et action”
(UNESCO), Paris, 5-9 Octobre 1998.
2. “Viêt Nam học”, tự điển Wikipedia.
3.

Mạc Đường – “ Ba mặt trận chính để thực hiện canh tân giáo dục và đào
tạo" , tạp chí Giáo dục & Xã Hội, số 40 (101), tháng 7-2014, tr . 2-5.
17



HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐHQT HỒNG BÀNG
TS. Bùi Thị Mộng Trang4

1. Chủ trương và chiến lược của nhà trường về hợp tác quốc tế
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thành lập năm 1997, trong 17 năm qua Nhà
trường chú trọng nhiều đến lĩnh vực đối ngoại trong đó hợp tác quốc tế là một trong
những hoạt động tích cực để cập nhật giáo dục khoa học và công nghệ nước ngoài
nhằm nâng cao năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Nhà trường.
Trong những năm qua Nhà trường đã lên kế hoạch xây dựng chiến lược mở rộng
hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học, các cơ sở giáo dục, tổ chức nước
ngoài nhằm mở rộng thêm các ngành đào tạo quốc tế để tìm kiếm thêm cơ hội cho
sinh viên học tập ngôn ngữ giao lưu trao đổi văn hóa, tổ chức cho các đoàn lãnh
đạo, cán bộ, sinh viên trường đi thăm hỏi, học tập ở các trường nước ngoài nhằm
mở rộng tầm nhìn, cập nhật thêm nhiều mô hình giáo dục hiện đại của các nước tiên
tiến trên thế giới, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị quốc tế ,các buổi nói chuyện
về du học, học bổng, về khoa học công nghệ, theo dõi đào tạo các lớp thuộc chương
trình hợp tác, tổ chức thi TOEFL hàng năm, quản lý các dự án của các trường thành
viên với các tổ chức nước ngoài, tiếp nhận sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên
cứu tại trường, quản lý, giải quyết thủ tục đoàn ra đoàn vào chặt chẻ. Các hoạt động
hợp tác quốc tế trên được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
Bên cạnh những kế hoạch xây dựng chiến lược giải pháp về chuyên môn Nhà
trường cũng đang xúc tiến để tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các chương trình
đào tạo tiên tiến, bố trí nhân sự phù hợp với công việc chuyên môn, mời giảng viên
có trình độ, tận tâm, nắm bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, trường cũng đã nhận được nhiều đề nghị của các trường đại học, các tổ
chức nước ngoài quan tâm đặt vấn đề hợp tác như: Trường Đại học California

Miramar - Mỹ, Đại học Southern New Hampshire – Mỹ, Đại học Hankuk – Hàn
Quốc, Đại học Silpakorn – Thái Lan, Đại học Denen Chofu - Nhật Bản, Công ty
TNHH Career Planning – Nhật Bản… các dự án trên đang được ban lãnh đạo nhà
trường xem xét chương trình để đi đến ký kết hợp tác.
4

Trưởng Phòng Hợp Tác Quốc Tế trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
18


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Hiện tại Nhà trường đã triển khai và đang thực hiện 02 chương trình liên kết đào
tạo Sau Đại học tiêu biểu với các trường đại học nước ngoài là: Đại học Nghĩa Thủ
- Đài Loan và Đại học Saint Louis – Thái Lan. Tuy nhiên để thực hiện tốt các
chương trình liên kết đào tạo này Nhà trường cần phải đáp ứng được những quy
định và điều kiện của Chính phủ về liên kết đào tạo với nước ngoài.

2. Các quy định và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài
1.1. Quy định trong liên kết đào tạo
1.1.1. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai:
Đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai
bên xây dựng; thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương
trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ
của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên.
1.1.2. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo:
Đối tượng liên kết đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam và
nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng và được cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của Việt Nam công nhận.

Chỉ được phép liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, trình độ đào tạo được phép
thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện và
công nhận.
1.1.3. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng,
chứng chỉ:

19


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô
đun, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp
luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của
pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.
Bằng tốt nghiệp của chương trình liên kết đào tạo được quy định như sau:
+ Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp
luật nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
+ Văn bằng do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp
luật Việt Nam.
1.1.4. Thời hạn hoạt động:
Thời hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo không quá năm năm, kể từ
ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
1.2. Điều kiện liên kết đào tạo
1.2.1. Đội ngũ giảng dạy:
Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học,
chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy
ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ.
Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ

ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình
đào tạo trình độ tiến sĩ.
Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít
nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có
trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình
độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương
đương.
1.2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:
Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu
của ngành đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở
giáo dục Việt Nam. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05
m²/học viên.
Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài
liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học viên cao học và nghiên
cứu sinh.
1.2.3. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy:

20


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương
trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở
giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài công nhận về chất lượng.
Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện
đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng dạy và cán
bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng

để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ
sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại Điều 16 của Nghị định
số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ).
Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để
cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc
thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương
trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
1.2.4. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng
phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy
định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ thạc sĩ và
tiến sĩ.
+ Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy
định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục
nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở
giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng
của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định của
02 trường hợp nêu trên.
Trình độ ngoại ngữ: Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng
tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về
năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương. Tuy nhiên căn cứ theo nhu cầu của người
học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại
ngữ giúp thí sinh đạt trình độ quy định trước khi tổ chức giảng dạy chính khoá.
3. Các chương trình liên kết đào tạo sau đại học của nhà trường
3.1. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh với trường
Đại học Nghĩa Thủ - Đài Loan:


21


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Căn cứ vào quyết định số 1081/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 03 năm 2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
(Việt Nam) và Trường Đại học Nghĩa Thủ (Đài Loan) thực hiện Chương trình liên
kết đào tạo cấp bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh. Từ khi có quyết định cho phép
của Bộ GD&ĐT, trường ĐHQT Hồng Bàng đã phối hợp với trường ĐH Nghĩa Thủ
thực hiện chương trình này với những thông tin cụ thể như sau:
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học, có điểm
tiếng Anh TOEFL 550 hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn
của Chương trình liên kết.
-

Hình thức tuyển sinh: do Đại học Nghĩa Thủ phối hợp với ĐHQT Hồng Bàng tổ
chức thi tuyển và phỏng vấn trực tiếp.

-

Thời gian và chương trình đào tạo: Thời gian đào tạo 24 tháng, chương trình
đào tạo do trường ĐH Nghĩa Thủ chịu trách nhiệm xây dựng, gồm 36 tín chỉ.

-

Bảng phân bố giảng dạy:

1


2

ĐẠI HỌC I-SHOU

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

(ĐẠI HỌC NGHĨA THỦ)

HỒNG BÀNG

Enterprise Management

7

Quản Trị Doanh Nghiệp
Organizational Management

8

Tổ Chức Quản Lý

International
3 Management

Business
9

5


6
-

Quản Trị Sản Xuất
Strategic Management
Quản Trị Chiến Lược
Human
Management

Resource

Quản Trị Nguồn Nhân Lực

Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
4

Operational Management

Research Method

10

Phương Pháp Nghiên Cứu
Thesis I

11

Luận Văn I
Thesis II


12

Luận Văn II

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh
22

Financial Management
Quản Trị Tài Chánh
Marketing Management
Quản Trị Marketing
Behavior Management
Hành vi tổ chức


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

-

Quy mô đào tạo: 25 học viên/khóa

-

Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

-

Văn bằng: Bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Master Degree of Business
Administration) do Trường Đại học Nghĩa Thủ cấp.


-

Học phí trọn khóa: 5.500 USD/01 học viên
3.2. Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Thạc sỹ Khoa học Điều dưỡng
với trường Đại học Saint Louis – Thái Lan:

Căn cứ vào quyết định số 5129/QĐ-BGDĐT, ngày 20 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
(Việt Nam) và Trường Đại học Saint Louis (Thái Lan) thực hiện thí điểm 02 khóa
Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Thạc sỹ Khoa học Điều dưỡng cho giảng
viên ngành Điều dưỡng của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Từ khi có quyết
định cho phép của Bộ GD&ĐT, trường ĐHQT Hồng Bàng đã phối hợp với trường
Đại học Saint Louis thực hiện chương trình này cụ thể như sau:
-

Đối tượng tuyển sinh: Giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng, có bằng cử nhân Điều dưỡng, đạt trình độ Tiếng
Anh B2 theo khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương và
đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.

-

Thời gian và chương trình đào tạo: Thời gian đào tạo 02 năm, chia thành 04 học
kỳ, trong đó 03 học kỳ đào tạo tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và 01 học
kỳ cuối đào tạo tại trường Đại học Saint Louis. Chương trình đào tạo do trường
Saint Louis chịu trách nhiệm cung cấp gồm 44 tín chỉ.

-

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh


-

Quy mô đào tạo: 30 học viên/khóa

-

Địa điểm đào tạo: Trường ĐHQT Hồng Bàng (213 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q.
Tân Phú) và Trường Đại học Saint Louis – Thái Lan.

-

Văn bằng: Bằng Thạc sỹ Khoa học Điều dưỡng (Master of Nursing Sience) do
Trường Đại học Saint Louis cấp.

-

Học phí trọn khóa: 120.000.000 VNĐ/01 học viên (tương đương 5.500 USD).

4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
4.1. Thuận lợi:
Nhận được sự ủng hộ tạo điều kiện, quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan ban ngành của Thành phố, trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã có nhiều cơ hội tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm các
chương trình giáo dục tiên tiến trong nước và một số mô hình hiện đại của thế giới.

23


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ nhân viên trường có trình độ chuyên môn, tâm
huyết với nghề nghiệp, am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa – xã hội, lịch sử, con người
của các nước trên thế giới qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi
thông tin…..
Công tác tổ chức, quản lý, làm việc bài bản có hệ thống luôn đặt lợi ích của
người học lên hàng đầu, cá nhân của nhà đầu tư không vì lợi nhuận.
4.2. Khó khăn:
Tiêu chuẩn đánh giá các trường nước ngoài của các cơ quan chức năng chưa cụ
thể, thiếu đồng bộ và chưa rõ ràng, mỗi nơi đánh giá theo cách thức khác nhau. Cần
có sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chuẩn hóa đánh giá các trường.
Trường mới chỉ có một số ngành đào tạo bậc Thạc sỹ nên chưa thuận lợi trong
việc mở rộng các chương trình liên kết quốc tế cấp độ thạc sỹ và tiến sỹ theo yêu
cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.
5. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC CHƯƠNG
TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
5.1. Chương trình đào tạo:
Do trường đối tác chịu trách nhiệm xây dựng nhằm bổ sung và nâng cao những
kiến thức cho học viên đã được học ở trình độ đại học, tăng cường kiến thức liên
ngành và đảm bảo học viên có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và
nghiên cứu khoa học trong ngành hoặc chuyên ngành được đào tạo.
5.2. Đối tượng tuyển sinh:
Có bằng tốt nghiệp đại học, có điểm tiếng Anh đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn
của Chương trình liên kết.
5.3. Điều kiện cơ sở vật chất:
Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy được trang bị hiện đại đảm
bảo yêu cầu của chương trình đào tạo quốc tế.
5.4. Đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có phẩm chất đạo đức và tư tưởng tốt;
trình độ chuyên môn và năng lưc sử dụng tiếng Anh đáp ứng được các yêu cầu của

chương trình đào tạo quốc tế.

24


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TS.Mai Thị Trúc Ngân5
Cùng với các lớp đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh được mở từ năm 2008,
năm 2012 trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được Bộ GD&ĐT cho phép chiêu
sinh hệ cao học ngành Tài chính-Ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của người học. Đến
nay, trường đã mở 3 khóa cao học ngành Tài chính-Ngân hàng với 105 học viên
được bố trí làm 6 lớp học.
Như các lớp cao học chuyên ngành khác của ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cao
học ngành Tài chính –Ngân hàng cũng có những thuận lợi nhất định như:
+ Được Ban Giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình
học tập.
+ Học viên các lớp cao học ngày càng trẻ hóa. Số học viên có độ tuổi từ 25 –
35 chiếm khoảng 75% tạo nên sự linh hoạt, năng động trong học tập.
+ Các lớp cao học TC-NH thường có số lượng học viên khoảng 15 –
20người nên rất thuận lợi cho việc tiếp thu, trao đổi thảo luận bài giảng.
Các thuận lợi này đã góp phần cho kết quả học tập.Các lớp cao học TC-NH
khi thi học phần (hết môn) thường đạt trên 90%, có những môn đạt 100%. Đến nay
đã có 30 học viên khóa 1 bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ trong 3 đợt và có 18
học viên đã nhận bằng tốt nghiệp.
Nhưng bên cạnh những kết quả khả quan trên, trong quá trình đào tạo thạc sĩ
của ngành TC-NH vẫn còn những tồn tại, khó khăn đã ảnh hưởng không ít đến chất

lượng học tập. Đó là :
+ Kết quả học tập các môn tuy tỷ lệ học viên đạt yêu cầu rất cao nhưng tỷ lệ
khá, giỏi rất khiêm tốn (chỉ khoản 20-25%)
+ Tỷ lệ học viên đến lớp thấp (chỉ từ 50%), thái độ học tập, thảo luận trong
lớp còn thụ động.
+ Luận văn tốt nghiệp là kết tinh kiến thức của toàn bộ quá trình học tập
nghiên cứu nhưng chưa mang tính sáng tạo (chỉ có khoản 15% đề tài luận văn
5

Trưởng ngành Tài Chính Ngân Hàng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
25


HỘI THẢO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

nghiên cứu những vấn đề mới trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng). Chất
lượng của luận văn chưa cao. Đa số luận văn khi bảo vệ (70%) chỉ đạt điểm trung
bình (5,6). Các giải pháp của luận văn đề xuất chưa mang tính sáng tạo, đột phá
,vẫn đi vào lối mòn cũ, chưa có tính ứng dụng thực tiễn.Hầu hết các luận văn sau
khi bảo vệ có phạm vi ứng dụng rất hạn chế, chỉ “trùm mềm” đến mốc meo trong
thư viện trường họa chăng chỉ có học viên các khóa học sau tìm để “tham khảo”.
Những tồn tại này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ
quan cần thấy rõ để có hướng khắc phục nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo SĐH. Có thể thấy:
+ Các lớp cao học của trường thuộc hệ đào tạo không chính quy nên toàn bộ
học viên đều đang công tác vì vậy chỉ đến lớp vào buổi tối hoặc ngày thứ 7, chủ
nhật. Một số học viên lại ở xa (các tỉnh lận cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long
An) cá biệt có học viên ở tận An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp điều này ảnh
hưởng nhất định đến việc chấp hành giờ giấc, kỷ luật của lớp.
+ Dù học viên ngày càng trẻ hóa nhưng tinh thần, thái độ học tập không cao.

Rất ít học viên có ýthức học là để tiếp thu, trang bị cho mình những kiến thức mới.
Ngược lại đa số người học có tư tưởng trung bình nghĩa, học chỉ mang tính chất đối
phó cốt sao cho qua các môn để có được tấm bằng thạc sĩ hầu tìm một vị trí công
tác tốt hơn, thu nhập cao hơn.
+ Các môn học của hệ SĐH còn nặng tính lý thuyết, chưa nắm bắt những
thay đổi, phát triển của thế giới, chưa ứng dụng kịp thời những quy định, những
thông lệ mới trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
+ Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới, còn mang nặng tính lý thuyết, từ
chương, chưa tạo cho người học phát triển tính độc lập sáng tạo. Người học thì rất
thụ động, chỉ biết ghi nhận những kiến thức do GV truyền đạt, ít tự tìm tòi, tạo cho
mình một phong cách nghiên cứu độc lập.
Gần đây, bên cạnh việc tăng cường thảo luận trong giờ học, học viên phải
hoàn thành tiểu luận của các môn học chuyên ngành trước khi thi kết thúc học
phần.Đó cũng là một cách để học viên tập sự nghiên cứu, nhen nhúm ý tưởng cho
luận văn tốt nghiệp sau này. Nhưng nhìn các tiểu luận mới thấy kết quả mong
muốn rất hạn chế. Đa số tiểu luận có nội dung na ná những tiểu luận của khóa trước
hoặc sao chép ý tưởng của các đề tài liên quan trên mạng. Điều này kéo dài qua
nhiều khóa học sẽ làm thui chột tính năng động, sáng tạo của học viên và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo.
+ Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo SĐH của trường còn hạn chế. Dù
Ban Giám hiệu rất quan tâm dành mọi ưu tiên cho hệ đào tạo SĐH nhưng với quy

26


×