Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 219 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2011-2015

HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2011


PHẦN I: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

2


KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG
VÀ KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. HOẠT ĐỘNG KHCN NÔNG NGHIỆP&PTNT GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Đặc điểm tổng quát
1.1. Hệ thống tổ chức
1.1.1. Hệ thống tổ chức KHCN
Hệ thống nghiên cứu KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT hiện có 11 đơn vị
hưởng lương sự nghiệp khoa học (Phụ lục I), trong đó có 2 Viện xếp hạng đặc biệt là
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Tham
gia vào công tác nghiên cứu và chuyển giao của Bộ còn có trường Đại học Thủy lợi,
Đại học Lâm nghiệp và các Viện hưởng lương sự nghiệp kinh tế, gồm Viện Quy hoạch
và Thiết kế nông nghiệp; Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Viện Điều tra quy
hoạch rừng, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam và một số
đơn vị khác thuộc Bộ. Ngoài ra, hoạt động KHCN nông nghiệp cũng được triển khai ở


một số tổ chức KHCN ngoài Bộ như các trường đại học, Viện KH&CN Việt Nam và
các viện nghiên cứu thuộc các Bộ, ngành khác như: Viện nghiên cứu thuốc lá, Viện
nghiên cứu Bông và cây có sợi, Viện nghiên cứu máy nông nghiệp.
1.1.2. Hệ thống tổ chức Khuyến nông
Hệ thống tổ chức Khuyến nông được tổ chức thành hai cấp trung ương và địa
phương. Ở Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ở địa phương có cơ quan khuyến nông cấp
tỉnh, huyện, xã. Khoảng 50% số tỉnh quản lý theo ngành dọc (khuyến nông xã trực
thuộc trạm Khuyến nông huyện, Trạm trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh), 50%
còn lại trực thuộc theo cấp chính quyền.
1.2. Nguồn nhân lực
1.2.1. Nguồn nhân lực KHCN
Cơ cấu cán bộ KHCN nông nghiệp &PTNT như Phụ lục II. Tổng số cán bộ
KHCN đang làm việc tại 11 viện nghiên cứu của Bộ là 7.934 người. Trong đó, số
lượng cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 4.584 (57,8%), số còn lại (42,2%)
do các đơn vị tự lo lương và các chế độ khác. Số lượng GS và PGS là 67 người
(0,84%) với độ tuổi bình quân là 55, số lượng TSKH và TS là 426 người (5,4%) với độ
tuổi bình quân là 50 và số lượng thác sỹ là 1.268 người (16%) với độ tuổi bình quân là
38. Số lượng kỹ sư, cử nhân và cao đẳng là 3.809 người (48%). Ngoài ra, cán bộ giảng
dạy tại các trường Đại học cũng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Bộ.
1.2.2. Nguồn nhân lực khuyến nông
Toàn quốc có 33.260 cán bộ khuyến nông (11/2010), trong đó có 5.638 cán bộ
có trình độ đại học, chiếm 16,7%. Ở cấp Trung ương có 85 người; ở địa phương, có
2.108 cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, có 3.768 cán bộ khuyến nông cấp huyện, có 9.301
khuyến nông viên cấp xã (trong đó 25% được hương lương theo trình độ đào tạo, số
còn lại là họp đồng hưởng phụ câp từ 100 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng), và có 18.446
khuyến nông viên cấp thôn bản.

3



1.3 Cơ sở vật chất cho nghiên cứu
Cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu của một số tổ chức KHCN đã được tăng
cường, đã đầu tư xây dựng ba phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (Phòng thí
nghiệm trọng điểm tế bào thực vật, Phòng thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật và
Phòng thí nghiệm trọng điểm về động lực sông biển) và một số phòng thí nghiệm về
công nghệ sinh học, phòng phân tích đất, môi trường, dư lượng hóa chất với các thiết
bị tiên tiến ngang tầm với khu vực.
Hàng năm, Bộ đã giành khoản kinh phí khoảng 35 tỷ đồng để nâng cấp nhà,
xưởng và đầu tư mới thiết bị KHCN cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Tuy
nhiên, nhu cầu đầu tư trang thiết bị cho các tổ chức KHCN vẫn còn rất lớn.
1.4. Vốn đầu tư cho nghiên cứu KHCN và chuyển giao công nghệ
1.4.1. Vốn sự nghiệp
Đầu tư nhà nước từ vốn sự nghiệp khoa học cho KHCN nông nghiệp tăng
trung bình 15%/năm trong 5 năm qua. Kinh phí tăng từ 380 tỷ đồng năm 2006 (bao
gồm cả lương và hoạt động bộ máy của các viện nghiên cứu) lên 514,8 tỷ đồng năm
2008 và là 667,7 tỷ đồng năm 2010. Tổng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học
công nghệ giai đoạn 2006-2010 là 2.603 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục III). Trong kinh
phí KHCN, kinh phí cho lương và bộ máy chiếm khoảng 27-30%.
Kinh phí KHCN từ hợp tác quốc tế giai đoạn 2006-2010 khoảng 350 tỷ đồng
(gồm 100 tỷ cho đề tài KHCN, 250 tỷ cho trang thiết bị) bằng 13,4% kinh phí từ ngân
sách nhà nước cấp cho hoạt động KHCN của Bộ.
1.4.2. Vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 cho KHCN của Bộ NN&PTNT chủ
yếu từ nguồn vốn ODA cảu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với tổng số 804,68 tỷ
đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước rất ít. Nhờ nguồn vốn này, 21 tổ chức
KHCN thuộc Bộ đã được xây dựng mới hoàn toàn hoặc nâng cấp.
2. Kết quả hoạt động KHCN
Tổng số nhiệm vụ KHCN đã được triển khai trong giai đoạn 2006-2009 là
6.935, trong đó có 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm các

cấp (Phụ lục IV). Nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới đã được tạo ra, nhiều quy
trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất (Phụ lục V). Hoạt động
KHCN đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản ở các vùng sinh thái
khác nhau. Chất lượng nguyên liệu và nông sản đã từng bước được cải thiện, nâng cao
tính cạnh tranh của nông sản xuất sứ Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế. Kết
quả nghiên cứu và chuyển giao TBKT giai đoạn 2006-2010 đã đóng góp tích cực cho
phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Một số kết quả hoạt động KH&CN nổi
bật của các lĩnh vực trong giai đoạn này như sau:
2.1. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Đã nghiên cứu tạo ra được 272 giống cây trồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận giống mới và giống cho sản xuất thử, trong đó 97 giống cây trồng được
công nhận chính thức gồm: 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4 giống cây

4


có củ, 9 giống rau, 9 giống cây ăn quả, 4 giống chè, 6 giống cà phê, 2 giống mía, 5
giống hoa, 2 giống dâu lai và 7 giống loại khác .... và 175 giống cây trồng các loại
được công nhận cho sản xuất thử, 12 tiến bộ kỹ thuật, 2 chế phẩm thảo mộc cùng
nhiều qui trình sản xuất được công nhận cấp Bộ và mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn
VietGAP.
Các giống lúa mới đã thể hiện nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi
trong cả nước. Ở phía Bắc, các giống lúa mới có năng suất và chất lượng gạo vượt
trội so với giống thuần Trung Quốc. Năng suất các giống lúa thuần bình quân đạt 65 70 tạ/ha, một số giống có năng suất cao hơn hẳn giống Q5, như BM9820, BM9855
(đạt 80 - 90 tạ/ha), các giống lúa chất lượng như AC5, PC6 đạt 55 - 65 tạ/ha tuỳ thuộc
vào điều kiện thâm canh .... Ước tính diện tích giống lúa mới được gieo trồng trong
sản xuất khoảng 750.000 - 800.000 ha/năm, năng suất tăng 10-15% so với các giống
cũ. Ở phía Nam, diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHKTNN
Miền Nam chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,9% diện tích gieo trồng cả nước
hay 80% diện tích lúa của vùng ĐBSCL. Ở vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

với tổng diện tích gieo trồng gần 100 ngàn ha chiếm 37,7%; ở vùng Đông Nam Bộ trên diện
tích 221 ngàn ha chiếm 45,4%. Năng suất các giống lúa cũng đạt tới 60 - 70 tạ/ha trong vụ
đông xuân và trên 50 tạ/ha trong vụ hè thu. Ngoài ra có 4 giống được công nhận chính
thức và 5 giống công nhận cho sản xuất thử. Các giống lai có năng suất và chất lượng
khá hơn giống lúa lai 2 dòng của Trung Quốc; giống lúa lai 3 dòng có hạt gạo trong
đẹp, chất lượng cơm tương đương với giống lai có chất lượng tốt nhất của Trung
Quốc như Nghi hương 2308, Vân Quang 14, năng suất vào loại khá. Lượng giống các
dòng bố, mẹ nói trên đã sản xuất được khoảng 5.059 tấn hạt lai F1 phục vụ cho sản
xuất đại trà gieo cấy trên diện tích khoảng 170 ngàn ha.
Đã tạo ra 19 giống ngô mới được công nhận trong đó 10 giống được công nhận
là giống chính thức và 9 giống công nhận cho sản xuất thử. Năng suất các giống ngô
lai đạt 7 - 10 tấn/ha, có những giống năng suất đạt tới 12 tấn/ha như LVN61. Năng
suất ngô Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ
trồng giống lai tương đương với Thái Lan và vượt xa các nước Indonesia, Philippines.
Năng suất tăng đã mang lại lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng/năm.
Một số giống lạc mới cho năng suất đạt 50 tạ/ha. Đã có 15 giống cây có củ
được công nhận để phát triển ra ngoài sản xuất trong đó có 4 giống khoai tây, 5 giống
khoai lang, 3 giống sắn, 2 giống khoai môn, 1 giống dong riềng. Năng suất các giống
khoai tây bình quân đạt 20 - 25 tấn/ha; năng suất các giống sắn đạt 25 - 45 tấn/ha.
Trong năm 5 qua, có 19 giống rau các loại đã được công nhận cung cấp cho sản
xuất, trong đó có 8 giống cà chua, 5 giống dưa chuột, 1 giống bí xanh, 1 giống mướp
đắng, 1 giống dưa hấu vàng, 1 giống dưa thơm và 2 giống ớt. Các giống rau mới được
chọn tạo đã đóng góp cho sản xuất một cách đáng kể, không những đa dạng hoá về
chủng loại mà còn chọn tạo được những giống rau có năng suất cao, nhất lượng tốt đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tuyển chọn ra được 25 giống cây ăn quả (5 giống cam bưởi, 02 giống dứa, 4
giống nhãn chín muộn hơn các giống khác khoảng 20 ngày, 3 giống vải chín sớm hơn
vải Thanh Hà 20-25 ngày, 3 giống xoài, 4 giống bơ, 1 giống hồng MC1, 1 giống táo, 02
giống chuối, 01 giống thanh long). Trong đó, có 9 giống được công nhận là giống mới,


5


gồm: 01 giống dứa Cayen Long Định 2, 01 giống chuối tiêu vừa Phú Thọ, 03 giống
vải chín sớm Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú 3 giống nhãn chín muộn PHM 99.1.1;
PHM 99.2.1; HTM1, 01 giống Xoài Vân du X.PH11; 16 giống công nhận cho sản
xuất thử gồm: Bưởi đường lá cam ít hạt, Quýt PQ1, Cam mật không hạt, Cam sành
không hạt; cam chín sớm CS1; giống dứa MD2, Đại táo 15, Xoài ĐL4, Thanh long
thịt hồng, giống nhãn chín muộn HTM2, chuối tiêu hồng, giống hồng giòn MC1; và 4
giống bơ . Ngoài ra còn công nhận được 13 cây đầu dòng cho bưởi, nhãn dứa và mít.
Bên cạnh việc chọn tạo ra các giống cây trồng mới, nhiều quy trình và giải
pháp kỹ thuật đưa vào áp dụng cho sản xuất nông nghiệp như: Quy trình kỹ thuật gieo
thẳng trong thâm canh lúa ở ĐBSH; Biện pháp kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp
(ICM) dựa trên hệ canh tác có lúa (Lúa - ngô, Lúa - đậu tương và Lúa - lạc ở Việt
Nam); Xác định biện pháp gieo thẳng lúa bằng công cụ kéo tay rút ngắn thời gian
sinh trưởng 7 - 10 ngày, tiết kiệm được 35 - 40 kg hạt giống/ha, giảm được 20 - 30
công lao động/ha; Biện pháp tưới nước khô ướt xen kẽ (AWD) cho năng suất lúa
tương đương với phương pháp canh tác lúa truyền thống, song đã tiết kiệm được 30 42% lượng nước tưới; Giải pháp “mạ mùng” kết hợp né rầy trong sản xuất giống các
cấp; Giải pháp gieo sạ đồng loạt và né rầy trên diện rộng để phòng trừ rầy nâu, bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá ở ĐBSCL đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
2.2. Lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y
Lai tạo và chọn lọc thành công giống lợn lai cho các vùng đưa năng suất chăn
nuôi lên cao: khối lượng lợn suất chuồng từ 45-50kg lên 70-80kg và tỷ lệ nạc tăng từ
32% lên 52-57%. Với 27 triệu lợn hiện nay, tỷ lệ lợn lai đã chiếm trên 70%. Giống bò
lai giữa bò Holstein Friesian (HF) cao sản với bò lai cải tiến (Zebu) có tỉ lệ máu là
75% (¾) đến 87,5% (7/8) máu HF có năng xuất sữa từ 2.200kg/chu kỳ những năm
1990 lên 4.200- 4.500 kg hiện nay. Đã nhập các giống bò thịt chuyên dụng vào nuôi ở
Việt nam như Red Angus, Drought Master, Charolais. Limosine dùng cho nhân thuần
và lai tạo bò thịt Việt Nam đã nâng trọng lượng bình quân từ 235 kg/con năm 2001 lên

265kg/con năm 2009. Đặc biệt tiến hành lai tạo nâng cao năng suất chất lượng thịt với
các giống bò chuyên thịt như Red Angus và Drought Master. Kết quả đã nâng cao rõ
rệt khả năng tăng trọng, tỷ lệ thịt xẻ của bò lai F1 - cao hơn 30% so với của bò lai
Sind.
Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, đã tập trung nghiên cứu về chế độ dinh
dưỡng gia súc và sử dụng nguồn thức ăn sẵn có đã mang lại kết quả khích lệ trong việc
khai thác và sử dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, giảm chi phí thức ăn cho
một đơn vị sản phẩm. Têu tốn thức ăn hiện đạt mức 2,5-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng ở
lợn, trong khi đó ở các nước chăn nuôi tiên tiên với chất lượng giống tốt và nguồn thức
ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cũng phải ở mức tiêu tốn 2,3-2,4 kg thức ăn/kg tăng
trọng. Cũng tương tự đối với gà mức tiêu tốn cho một kg tăng trọng đối với gà thịt và
cho 10 quả trứng đạt mức tiên tiến không thua kém các nước trong khu vực (Đối với
gà công nghiệp trăng: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 1,7-1,8 kg; gà lông
màu:2,4-2,6 kg; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,6-1,7kg).
Chọn lọc và phát triển được 18 giống cây thức ăn xanh nhiệt đới; 5 giống cây
thức ăn xanh đã được chọn lọc, nhân thuần và triển khai rộng trong sản xuất có năng

6


suất cao dùng cho sản xuất thúc ăn xanh cho chăn nuôi. Năng suất của các giống
Brachiaria brizantha đạt 96 tấn/ha và Stylo đạt 84 tấn/ha. Chọn lọc và nhân thuần
được 2 giống cao lương (Sorghum Bicolor) thuần chủng trong nước có giá trị dinh
dưỡng cao, cho năng suất 25,2 tấn/ha thân tươi và 2-3 tấn hạt phục vụ phát triển chăn
nuôi ở những vùng/khu vực có điều kiện khó khăn như rét lạnh (Miền núi phía Bắc) và
khô hạn (Miền Trung).
Nghiên cứu xây dựng được các quy trình xác định các gen HAL, gen ESR để
chọn giống lợn, gen BLAD để chọn giống bò sữa. Xác định được các gen liên quan
đến tính trạng sản xuất như Halothane trên lợn, gen Kappacasein và -lactoglobulin
trên bò.... Làm chủ được công nghệ sản xuất phôi bò invivo và invitro, công nghệ đông

lạnh, giải đông và cấy truyền phôi phục vụ công tác tạo và nhân giống bò; công nghệ
sản xuất tinh lợn cọng rạ đông lạnh với hoạt lực sau giải đông từ 35- 48%.; công nghệ
cấy phôi tươi, phôi đông lạnh trên lợn nái sinh sản.
Các nghiên cứu về dịch tễ học một số bệnh nguy hiểm ở Việt Nam như bệnh
Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh
Tai xanh) đã góp phần quan trọng trong việc giám sát sự lưu hành tác nhân gây bệnh,
đề xuất các giải pháp phòng chống thích hợp. Đã nghiên cứu thành công và đưa vào
sản xuất một số loại vacxin như: Vacxin tái tổ hợp phòng bệnh cúm gia cầm, Vacxin
phòng bệnh bại huyết và tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella choleraesuis và
Salmonella typhimurium gây ra ở lợn sau cai sữa, Vacxin tụ huyết trùng gia cầm,
Vacxin tụ huyết trùng trâu bò, Vacxin dịch tả lợn đông khô, Vacxin kép nhược độc tụ
huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô, Vacxin dịch tả lợn nhược độc đông khô
phòng bệnh dịch tả cho lợn, Vacxin viêm gan vịt-ngan nhược độc đông khô phòng
bệnh viêm gan truyền nhiễm cho vịt-ngan.
Nghiên cứu và sản xuất một số chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi như:
Kháng thể khác loài phòng trị bệnh tiêu chảy bò, bê do vi khuẩn E.coli và Salmonella
gây ra, giá thành hạ, hiệu quả cao, kháng thể bột lòng đỏ trứng gà phòng trị bệnh tiêu
chảy, phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli gây ra, hiệu quả khỏi 80-90% sau 2-3 ngày điều
trị; kháng nguyên chất tiết sán lá gan lớn để chẩn đoán bệnh Sán lá gan lớn ở gia súc
và người; chế tạo kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum (MG) dùng trong chẩn
đoán bệnh CRD tại một số cơ sở chăn nuôi gà.
2.3. Lĩnh vực Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch nông nghiệp
Chế tạo được một số thiết bị, cụm thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Hầu hết các thiết bị và công nghệ này đã được áp dụng vào sản xuất tại các địa
phương. Một số thiết bị, công nghệ điển hình như: Cụm liên hợp máy chăm sóc mía
giữa hàng cỡ nhỏ giúp các cơ sở sản xuất mía giảm đáng kể chi phí lao động, chi phí
sản xuất: máy phay chăm sóc giảm được 59%, máy vun luống giảm được 53%, máy
bón phân giảm được 62%, máy bạt gốc mía giảm được 64%. Máy liên hợp thu hoạch
mía nguyên cây SHC-0.2A góp phần giảm được 80% công lao động, 10% chi phí thu
hoạch so với phương thức thủ công. Ngoài ra tận thu được 5-8% khối lượng mía và

giảm được chi phí bạt gốc. Máy chặt mía rải hàng CMRH-0.1 năng suất 0,1ha và máy
bóc lá mía BLM-1.0 năng suất 1T/h, phù hợp điều kiện thu hoạch mía quy mô nhỏ ở
một số vùng nguyên liệu mía. Các loại máy đều đã được áp dụng tại các cơ sở sản xuất
mía đường.

7


Máy gom đập lúa GĐ-1,7 đạt năng suất 0,3ha/h; độ sạch 97,3%; độ Vỡ 0,89%;
độ sót 2,69%; có thể thay thế được 35 công lao động. Phương pháp này cũng có các ưu
điểm như tăng độ sạch, giảm thất thoát khi thu hoạch, giảm chi phí sấy lúa, nên cũng
có nhu cầu ở một số địa phương. Máy đã được ứng dụng trong sản xuất tại Hóc Môn,
TP Hồ Chí Minh.
Máy ép viên thức ăn chăn nuôi EV-400 năng suất 3,5-7 tấn/giờ ứng với đường
kính viên Φ2,5 - Φ4,0mm; độ ẩm của viên sau khi làm mát - 10-11%, rất phù hợp với
điều kiện khí hậu Việt nam, khi độ ẩm tương đối của không khí 90 - 95%. Hệ thống
máy đồng bộ đã được lắp đặt tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi LICOGI 13 VIGER Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội và chuyển giao cho Công ty cổ phần
dinh dưỡng Đông Á, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên; mẫu máy ép viên tương tự nhưng
năng suất thấp hơn (2-4 tấn/giờ) trang bị cho Công ty TNHH Giang Hưng, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An và cho Công ty cổ phần TKT Việt Nam, Khu CN Phố Nối A,
Hưng Yên.
Hệ thống thiết bị CGH và hợp lý hóa một số khâu trong sản xuất muối phơi đã
góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng muối và giảm đáng kể cường độ
lao động của diêm dân. Hệ thống này đã được sử dụng ở đồng muối Hải Chính, Nam
Định và Hải Châu, Thanh Hóa.
Thiết bị làm sạch và chiết xuất bằng siêu âm với công suất 1200W, tần số
25kHz, dung tích 30 lít đã được chế tạo để làm sạch chất bẩn trong khe kẽ củ nghệ
tươi đạt 87 - 95%.
Tạo ra một số hệ thống canh tác ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản
xuất ở Việt Nam như: Mô hình nhà trồng nông nghiệp công nghệ cao trồng rau, hoa,

cây giống (nhà trồng đơn giản, nhà trồng trung bình, nhà trồng hiện đại có hệ thống
tưới nhỏ giọt/tưới phun sương điều khiển tự động và hệ thống làm mát không khí trong
nhà trồng bằng tấm bốc hơi, tản nhiệt). Các mô hình nhà trồng này cho phép trồng rau,
hoa, cây giống trái vụ, hiệu quả kinh tế tăng > 20% so với sản xuất thông thường, thiết
bị chế tạo trong nước có giá thành < 20% so với nhập ngoại. Mô hình nhà trồng rau đã
được áp dụng tại xã Đông Hải, Thanh Hóa; Mô hình trồng hoa tại Công ty môi trường
đô thị Tp. Bắc Ninh; Mô hình hiện đại trồng hoa chất lượng cao tại Đình Bảng, Bắc
Ninh.
Thiết kế và đưa vào áp dụng hệ thống tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối
rau, quả hoa tươi quy mô tập trung (Packing house) tại chợ đầu mối chuyên doanh
nhằm tạo ra một thị trường giao dịch lớn, phong phú về chủng loại, hợp lý về giá cả,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống bao gồm quy trình công nghệ sơ chế và bảo
quản rau hoa quả tươi; máy rửa; thiết bị làm khô bề mặt rau, quả; thiết bị xử lý phủ
màng bán thấm. Hệ thống đồng bộ đã được chuyển giao cho Công ty Hòa An, Nam
Sách, Hải Dương. Công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản cà chua qui mô tập trung:
Năng suất 1,5 tấn/h; Thời gian bảo quản 33 ngày ở nhiệt độ thường; Tỉ lệ đạt giá trị
thương phẩm 93,5% đã được ứng dụng tại Cty TNHH Nông sản TP Thảo Nguyên,
Lâm Đồng, Bình Thuận, chợ đầu mối rau hoa quả Đồng Tháp, Tiền Giang và các hộ
gia đình xã Thượng Đạt, Nam Sách, Hải Dương. Sơ chế bảo quản hoa hồng, hoa cúc
cắt năng suất 6000 cành/ngày; Thời gian bảo quản hoa cúc 18 ngày, hưởng thụ 10
ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 95%; Thời gian bảo quản hoa hồng 15 ngày, hưởng
thụ 7 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 97,9%; Tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm 93,5% đã
được ứng dụng tại các hộ sản xuất và kinh doanh hoa tại Hà Nội, Tp. HCM, Nam

8


Định, Thái Bình, Cần Thơ... điển hình là xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Đã tạo
ra quy trình và thiết bị bảo quản rau, quả, hoa tươi đi xa cho phép giảm tổn thất
3050%, và kéo dài thời gian bảo quản vận chuyển 23 lần so với qui cách vận

chuyển ở nhiệt độ môi trường và dùng xe tải thông dụng hiện nay.
Đã tạo ra quy trình chiết xuất, sản xuất một số chế phẩm sinh học, hóa học sử
dụng trong bảo quản rau, hoa, quả tươi. Các sản phẩm này đã được sử dụng để bảo
quản số lượng lớn nông sản ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Giang,
Hưng Yên và Phú Thọ. Công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm hấp phụ ethylen
AR3 và TH4 (độ hấp phụ 10 mg/kg) trong bảo quản rau quả tươi, đảm bảo VSATTP,
tăng hiệu quả bảo quản lên 20-40% so với đối chứng, giảm tỷ lệ tổn thất từ 20-25%
xuống dưới 10%; Công nghệ sản xuất và ứng dụng 3 loại màng composit sinh học (2
loại cho quả có múi và 1 loại cho cà chua, dưa chuột). Giá thành chế phẩm tạo ra chỉ
bằng 60-70% giá thành chế phẩm nhập ngoại; Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm
sinh học nấm men đối kháng Candida sake, Rhodotorula minuta (108-109CFU/g), chế
phẩm vi khuẩn đối kháng Pseudomonas siringae (108-109CFU/g) để bảo quản rau quả.
Kết quả sau 30-40 ngày, tỷ lệ hư hỏng <5%, đạt yêu cầu VSATTP.
Việc chiết xuất các hợp chất tự nhiên, cụ thể là curcumin từ nghệ trên thiết bị
chiết xuất bằng siêu âm có sông suất 1500W, tần số 25kHz với dung tích bình chiết 20
lít cho thấy rằng so sánh với phương pháp chiết nóng thì thời gian chiết bằng siêu âm
nhanh khoảng 15 phút/lần, tổng thời gian 2 lần chiết 30 phút, hiệu suất chiết có thể đến
80% lớn hơn so với phương pháp chiết nóng 10-15% mà không cần sử dụng thiết bị
gia nhiệt. Hệ thống thiết bị đang được ứng dụng tại xưởng sản xuất của Công ty
TNHH Hưng Hà, Côn Sơn, Hải Dương.
2.4. Lĩnh vực Kinh tế và chính sách
Đã tạo cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để xây dựng và ban hành các
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết về Nông nghiệp, Nông dân,
Nông thôn; Đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030... và nhiều chính sách quản lý ngành nông nghiệp và phát nông thôn như: Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định về bổ sung quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định 491/QĐTTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu đa quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của

Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu
thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 và Thông tư số 59/TT-BNN ngày 9/9/2009 của
Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 107/2008 ngày
30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; Nghị
quyết số: 48/NQ-CP của Chính phủ, ngày 23 tháng 9 năm 2009 về cơ chế, chính sách
giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản...
2.5. Lĩnh vực Lâm nghiệp
Đã tạo được 87 giống cây rừng mới, gồm 78 dòng và 9 vườn giống cây lâm
nghiệp. Các giống mới có năng suất gỗ cao, một số giống có khả năng chống chịu
bệnh của các loài keo, bạch đàn và giống của Maccadamia có năng suất quả, hạt cao.

9


Cung cấp nhiều giống gốc đã được công nhận để xây dựng vườn vật liệu giống và
chuyển giao kỹ thuật nhân giống mô, hom các giống keo, bạch đàn,… cho nhiều cơ sở
sản xuất ở các vùng trong cả nước. Công nghệ nhân giống bằng mô đã được áp dụng
khá phổ biến tại các địa phương để tạo cây con hàng loạt có chất lượng đồng đều,
được phổ cập đến cấp tỉnh và một số vườn ươm lớn; công nghệ nhân giống bằng hom
phổ biến đến qui mô lâm trường với các vườn ươm ở qui mô vừa và nhỏ. Tỷ lệ sử
dụng giống mới được cải thiện về năng suất và chất lượng trong trồng rừng kinh tế
tăng lên khoảng 60%.
Tạo ra nhiều giải pháp kỹ thuật trồng rừng cho một số loài cây rừng trồng. Xác
định biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm tăng năng suất rừng
trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường cho rừng trồng cao su trên
đất dốc, trong đó có 8 giải pháp tăng cường bảo vệ đất và nước và 4 giải pháp tăng
cường bảo vệ đa dạng sinh học. Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp trong

quản lý hệ sinh thái rừng, cơ chế chính sách liên quan đến quy hoạch sử dụng đất rừng,
giao đất, khoán rừng, đầu tư, khoa học công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý và phối
hợp liên ngành, chính sách hưởng lợi đối với rừng ngập mặn, định hướng và các giải
pháp khôi phục và phát triển rừng ngập mặn.
Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến các loại gỗ rừng trồng như: Bạch
đàn, Keo, Thông; công nghệ ép định hình nhiều lớp gia nhiệt bằng dòng điện cao tần,
công nghệ biến tính gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu đóng tàu thuyền, công
nghệ gia công chế biến sản xuất ván dăm, ván ghép thanh vv..; quy trình sấy các loại
gỗ rừng trồng Bạch đàn, Keo, Thông; quy trình công nghệ chế biến gỗ đước, tràm; giải
pháp kỹ thuật xẻ, sấy, ghép thanh,… khắc phục những nhược điểm dễ nứt, cong vênh
cho gỗ Bạch đàn nâu, tăng khả năng sử dụng cho sản xuất đồ mộc dân dụng,…; công
nghệ gia công chế biến gỗ rừng trồng sản xuất ván dăm, ván ghép thanh. Chế tạo thành
công và chuyển giao cho sản xuất máy băm dăm gỗ, tre nứa quy mô nhỏ công suất
máy 10-20 tấn/ giờ; thiết kế, chế tạo nồi cô đặc cho thiết bị nấu keo UF dùng trong sản
xuất ván dăm, xây dựng quy trình nấu keo U-F trên thiết bị tự chế tạo quy mô 100 kg/1
lần nấu; quy trình công nghệ sử dụng laser để chạm khảm và trang trí sản phẩm gỗ và
ván MDF; quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm bảo quản một số loại gỗ rừng trồng
và chế biến, chưng cất tinh dầu.
Xác định được nguyên nhân và biện pháp phòng trừ các loại sâu, bệnh hại chủ
yếu cho cây rừng và sản xuất được một số chế phẩm để bón cho cây rừng. Xây dựng các
giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh.
Tạo ra mẫu nhà giâm hom cải tiến cho vùng khí hậu gió Lào, gió mùa Đông
Bắc. Cải tiến công cụ và thiết bị khai thác, bốc dỡ, vận xuất, vận chuyển gỗ và lâm
sản; từng bước cơ giới hoá ở các khu khai thác tập trung. Thiết kế và chế tạo các công
cụ: tưới nước phun mưa PML-3H, thiết bị nhổ gốc cây, các công cụ làm đất, cải tiến
cày không lật chăm sóc rừng; máy phun thuốc trừ sâu cho độ cao phun trên 10 m; máy
phun thuốc diệt cỏ cho rừng trồng. Thiết kế và chế tạo 2 mẫu đèn bẫy bướm Sâu róm
thông sử dụng nguồn điện lưới và ắc qui, chất lượng cao và giá thành rẻ. Thiết kế và
chế tạo 02 mẫu máy chữa cháy rừng bằng sức gió và phun đất cát, thiết kế xe chữa
cháy rừng đa năng và Xuồng chữa cháy rừng và đã được khảo nghiệm tại Khu vực Tây

Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng được 5 công nghệ chữa cháy cho 5
kiểu rừng khác nhau. Xây dựng được quy trình công nghệ và lựa chọn được hệ thống

10


thiết bị dùng trong khai thác gỗ rừng tự nhiên với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tận dụng gỗ,
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường xung quanh. Thiết kế, chế tạo được nêm thuỷ
lực và kích thuỷ lực để điều khiển hướng đổ của cây, tời tự hành để vận xuất gỗ cành
ngọn và các bộ phận chuyên dùng gồm tời dung lượng lớn và ngàm kẹp gỗ lắp trên
máy kéo để vận xuất gỗ.
Tạo ra cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển và quản lý rừng phù hợp
đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng. Đề xuất một số giải và cơ chế chính sách nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ chè, đồ gỗ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất các loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và
hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
2.6. Lĩnh vực Thủy lợi
Xây dựng cơ sở khoa học, phát triển và ứng dụng các mô hình toán (MIKE 11,
MIKE 21, GIS, DEM, CROPWAT, ECOLab, DELTA, ...) cho tính toán cân bằng
nước, đánh giá chất lượng nước phục vụ cho công tác quy hoạch thuỷ lợi, phòng
chống ngập lụt, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng đến ngập lụt,
môi trường và hệ thống thuỷ lợi. Đã áp dụng cho khu vực TP Hồ chí Minh, vùng đồng
bằng Sông Cửu Long ... Đề xuất các giải pháp công trình quản lý lũ biên giới và lồng
ghép vào chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Uỷ hội sông Mê Công; các phương
án phát triển và quản lý hệ thống đê bao và đường vùng biên giới để xác định giải
pháp quy hoạch kiểm soát lũ vùng biên giới với CamPuchia. Ứng dụng mô hình toán
MIKE 21 C, MIKE 11 và công nghệ tối ưu Gams vào việc dự báo, tính toán xói lở các
sông và đề xuất các giải pháp công nghệ chỉnh trị chống sạt lở bờ sông. Sử dụng mô
hình tính toán tiên tiến chính xác để dự báo diễn biến lòng dẫn, đưa ra các giải pháp

chỉnh trị, xác định hành lang thoát lũ sông Hồng
Chương trình KHCN phục vụ xây dựng đê biển giai đoạn 1 từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam đã xây dựng được bộ dữ liệu đồng bộ các đặc trưng triều và sóng vùng
ven biển; đưa ra cơ sở khoa học lựa chọn quy hoạch tuyến đê, mặt cắt hợp lý, giải
pháp công nghệ nâng cao ổn định đê biển, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung vào tiêu
chuẩn ngành 14TCN-130-2002 về xây dựng đê biển. Xây dựng quy hình khảo sát, xử
lý mối và ẩn hoạ trong đê đập (đã áp dụng cho đê Tả Chu - Thanh Hoá, đập thuỷ điện
Đại Ninh- Lâm Đồng ... và một số công trình công nghiệp, văn hoá...
Đã làm chủ được công nghệ và chế tạo được một số thiết bị SCADA phục vụ
trong đo đạc quan trắc số lượng và chất lượng nước, xử lý và truyền dữ liệu, điều hành
hệ thống công trình thuỷ lợi góp phần đảm bảo vận hành an toàn và phân phối nước có
hiệu quả (đã áp dụng tại hệ thống Dầu Tiếng- TP. HCM, HTTL Nam Hồng- Hà Nội,
Nam Tiền Hải- Thái Bình, Hồ Chứa nước Định bình...), chủ động trong việc bảo hành,
bảo trì hệ thống
Quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng khan hiếm nước (nho, thanh
long ở Nam Trung bộ; Cam, Bưởi ở Nghệ an), tưới tiết kiệm hiệu quả cho vùng đồi
(Chè ở miền núi phía Bắc), tưới tiết kiệm, hiện đại cho vùng cây ăn trái tập trung ở
ĐBSCL (Cam, Bưởi, Nhãn ở Tiền Giang và Hậu Giang).

11


Đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp công trình, thi công trình để
giảm thiểu tổn thất trên hệ thống kênh tưới ở Duyên hải miền trung. Đề xuất mô hình
quản lý thuỷ lợi hợp lý và hiệu quả, khả thi cho các vùng với tiêu chí đáp ứng được
yêu cầu về thời gian, số lượng và chất lượng dịch vụ, đã đánh giá thực trạng phân cấp
quản lý công trình thủy lợi và đưa ra chính sách phân cấp quản lý khai thác CTTL phù
hợp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế
Hoàn thiện công nghệ Đập Trụ đỡ, Đập Xà lan, Cống lắp ghép bằng bê tông dự
ứng lực (được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải thưởng VIFOTEC) với công thệ thi

công trong nước, hiện đã áp dụng cho đập Thảo Long - Thừa Thiên Huế(2004-2008),
đập Đò Điểm- hà Tĩnh ( 2004-2009) và hàng loạt công trình kiểm soát mặn vùng phân
ranh mặn ngọt vùng bán đảo Cà Mau, Kiên giang tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng 2040%, giảm chi phí đền bù, giải phòng mặt bằng. Đang triển khai thiết kế ứng dụng
công nghệ để xây dựng một số công trình kiểm soát mặn và chống ngập cho TP. Hồ
Chí Minh.
Thiết kế và chế tạo được thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt sử dụng năng
lượng mặt trời với công suất hệ thống từ 100 -200 lít/ngày đêm (4-6 lít/môđuyn 1,5
m2) áp dụng hiệu quả cấp nước sinh hoạt cho dân sinh và quốc phòng trên các hải đảo.
Cải tạo thành loại bơm 4000m3/h trục ngang (áp dụng tại tỉnh Hải Dương), các
loại bơm cộ nước sâu ( áp dụng ở miền núi phía Bắc và tây nguyên). Nghiên cứu chế
tạo máy vớt rác tự động cho các trạm bơm lớn (áp dụng ở trạm bơm Vân Đình).
Hoàn thiện và làm chủ công nghệ chế tạo trạm thuỷ điện nhỏ công suất đến 200
KW và bơm thuỷ luân, bơm va thay thế nhập ngoại, áp dụng cho các tỉnh miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên.
2.7. Lĩnh vực Thủy sản
Đã tạo ra và từng bước hoàn thiện công nghệ sản xuất giống một số đối tượng
nuôi chủ lực: tôm Sú, tôm Chân trắng, cá Tra, cá rô Phi, cua Biển, ốc Hương, cá Giò,
cá Song, tôm càng Xanh,... và chuyển giao cho các cơ sở sản xuất ở nhiều tỉnh như:
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nam Định, Long An, Đồng Tháp,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Ninh Bình, Khánh Hòa, Long An, Hải Phòng, Cà
Mau, Tiền Giang... Bước đầu ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến để chọn tạo
đàn bố mẹ có đặc tính kháng bệnh, tăng trưởng nhanh đối với cá Tra, cá rô Phi, hàu,
tôm Sú. Làm chủ công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản
truyền thống như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá điêu hồng, cá lóc,.... Nghiên cứu
đặc điểm sinh học và bước đầu đưa ra được công nghệ sản xuất giống một số đối
tượng mới, có giá trị kinh tế cao và bảo tồn nguồn gen: cá Hô, cá Chiên, cá Lăng, hải
sâm Cát, tu hài, bào ngư, ngán, tôm Tít, mực Nang, tôm Mũ ni...
Di nhập, thuần hóa và bước đầu tạo ra công nghệ sản xuất giống và nuôi thương
phẩm một số đối tượng có giá trị kinh tế như: cá hồi Vân, cá tầm Sibiri, cá măng Biển,
hàu Thái Bình Dương, cá chim vây Vàng, tôm hùm nước ngọt...

góp phần hình
thành nghề nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam. Tạo ra công nghệ nuôi thâm canh, siêu
thâm canh tôm he Chân trắng, cá Tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các công
nghệ nuôi tiên tiến tôm Sú, tôm càng Xanh, cá rô Phi, cá giò, cá hồng Mỹ, cá vược, cá
Song... Bước đầu tạo ra công nghệ và thiết bị nuôi cá biển trong lồng ở vùng biển hở.

12


Nghiên cứu thành công tác nhân và cơ chế gây bệnh một số bệnh phổ biến trên
thủy sản nuôi như: bệnh đốm trắng, đầu vàng, tôm còi, phân trắng trên tôm nuôi; bệnh
gan thận mủ trên cá Tra, bệnh trắng sữa trên tôm hùm,... Tạo ra được các bộ KIT và tổ
hợp mồi trong phát hiện và chẩn đoán một số bệnh chủ yếu trên tôm, cá nuôi. Nghiên
cứu chiết xuất các hợp chất thiên nhiên và sản xuất thành công một số chế phẩm trị
bệnh cho tôm nuôi và cá Tra. Tạo ra các giải pháp quản lý nguồn nước, môi trường để
giảm các tác nhân gây bệnh và hạn chế sự lây truyền dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy
sản. Tạo ra các công nghệ tẩy, rửa, xử lý các chất thải trong ao nuôi và cơ sở chế biến
thủy sản.
Tạo ra công nghệ chế biến thức ăn thô, thức ăn tổng hợp nuôi một số đối tượng
thủy sản nuôi truyền thống như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép... Nắm được nhu cầu
dinh dưỡng của các đối tượng nuôi quan trọng và bước đầu tạo ra công nghệ sản xuất
thức ăn tổng hợp nuôi cá Tra, tôm Sú, cá rô Phi, cá giò, cá hồng Mỹ, tôm càng Xanh,
ốc Hương, cá trắm Đen,...
Nghiên cứu thành công mối quan hệ giữa môi trường và một số đối tượng khai
thác chủ lực: cá ngừ đại dương, mực đại dương, cá ngừ, mực ống và một số đối tượng
khác làm cơ sở cho dự báo ngư trường phục vụ sản xuất. Bước đầu ứng dụng công
nghệ viễn thám để dự báo ngư trường có hiệu quả. Đưa ra được các ngư trường, vùng
phân bố tập trung của một số đối tượng, bãi cá chính và tập tính sinh học của một số
đối tượng khai thác chủ yếu. Bước đầu đánh giá được biến động nguồn lợi và ước tính
được trữ lượng nguồn lợi hải sản ở các vùng biển làm cơ sở cho quản lý khai thác và

chỉ đạo sản xuất của ngành.
Thiết kế mới và cải tiến công nghệ khai thác mực bằng lưới chụp mực bốn tăng
gông, công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây ở vùng biển xa bờ, công nghệ khai
thác cá đáy bằng lưới kéo đôi xa bờ, lưới rê hỗn hợp khai thác ở vùng biển xa bờ, công
nghệ khai thác cá ngừ đại dương, kỹ thuật sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây xa bờ...
Tạo cơ sở khoa học để thành lập các khu bảo tồn biển, các vùng cấm, hạn chế khai
thác theo thời gian. Xác định được kích thước cá cho phép khai thác của một số đối
tượng quan trọng, kích thước mắt lưới cho phép sử dụng ở các loại ngư cụ khai thác
chính. Thiết kế và thử nghiệm đánh giá các loại thiết bị thoát cá con, rùa biển đối với
lưới kéo và lưới chụp mực.
Tạo ra quy trình kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác theo
các phương pháp khác nhau phù hợp điều kiện tàu cá Việt Nam đối với một số sản
phẩm chính như: cá ngừ đại dương, mực, cá thu, cá ngừ, cá nổi nhỏ... Hoàn thiện quy
trình lưu giữ và vận chuyển một số đối tượng thủy sản nuôi quan trọng như: tôm Sú,
tôm Hùm, ốc Hương, cá Song.... Chiết xuất thành công một số hoạt chất như: TTX từ
cá nóc, Collagen từ xương cá, Chitin từ vỏ tôm... Tạo ra công nghệ chế biến một số
sản phẩm giá trị gia tăng: surimi, bao bột, xông khói, chả cá... từ cá mè, cá Tra, cá giò,
tôm Sú, cá thát lát....
Thiết kế và chế tạo một số loại máy móc, thiết bị phục vụ trên tàu khai thác
thủy sản như: máy tời thu, thả dây câu; tời thu lưới vây; tời thu lưới kéo; máy bắn câu;
hệ thống trích lực từ máy chính. Tạo ra công nghệ sản xuất vỏ tàu composite bằng
khuôn rời; công nghệ tráng, phủ composite cho tàu vỏ gỗ. Thiết kế được giàn phơi
mực tháo, lắp nhau cho tàu câu mực đại dương để tăng độ an toàn cho tàu. Hệ thống
sấy khô trên tàu. Thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị phục vụ ao nuôi,
phân loại, sơ chế, chế biến tôm Sú, cá Tra, mực...

13


Đánh giá được tác động của một số yếu tố đầu vào cho sản xuất thủy sản góp

phần xây dựng chính sách và biện pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản hiệu quả. Tổng kết
và đề xuất được mô hình hợp tác xã thủy sản phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo ra được một số mô hình làng nghề thủy sản phù hợp điều
kiện kinh tế, xã hội và tập quán sản xuất của các địa phương. Tạo cơ sở khoa học, thực
tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 và một số đề án phát
triển ngành, nghề thủy sản khác.
2.8. Chương trình Công nghệ sinh học
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì và phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan thực hiện "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và "Đề án
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020"
được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày
12 tháng 01 năm 2006 và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007.
Kết quả chủ yếu đạt được trong giai đoạn 2006-2010 được trình bày chi tiết ở báo cáo
dưới đây.
2.9. Công tác xây dựng Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Đã rà soát 1.249 tiêu chuẩn ngành và phân loại 935 tiêu chuẩn ngành thuộc diện
chuyển đổi thành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hủy bỏ 314 tiêu chuẩn theo
quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Báo cáo chi tiết công tác tiêu
chuẩn, quy chuẩn được trình bày ở phần sau.
2.10. Lĩnh vực môi trường
Bộ đã triển khai nhiều hoạt động về môi trường: Thiết lập và kiện toàn hệ thống
bộ máy quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn từ trung ương đến địa phương;
củng cố và nâng cao năng lực hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường nông nghiệp,
thủy sản; thúc đẩy sản xuất sạch hơn. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; nâng cao năng lực quản lý tài
nguyên rừng, biển, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; phục hồi và cải thiện
môi trường thông qua các giải pháp trồng, quản lý rừng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên nước... Báo cáo chi tiết được trình bày ở phần sau.
3. Kết quả hoạt động Khuyến nông giai đoạn 2006-2010

Hoạt động khuyến nông đã được đổi mới. Các tiến bộ kỹ thuật, quy trình công
nghệ, giống mới được tổ chức chuyển giao vào sản xuất theo các chương trình khuyến
nông quy mô lớn tại các vùng, miền có đực điểm sản xuất phù hợp. Kết quả nổi bật
của hoạt động khuyến nông giai đoạn 2006-2010 được trình bày tro báo cáo ở phần
sau.
4. Công tác quản lý KHCN
4.1. Kết quả thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP
Ban hành bổ sung một số hướng dẫn để tạo điều kiện cho các tổ chức KHCN
thuộc Bộ xây dựng đề án và thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số
80/2006/NĐ-CP. Tình hình triển khai và giải pháp cho giai đoạn tời được trình bày
trong báo cáo riêng ở phần sau.
4.2. Đổi mới công tác quản lý KHCN

14


Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT được
thể chế hóa tại Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 6 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ban hành cơ chế tăng cường phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức KHCN thuộc Bộ.
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày
02/6/2011 về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ
của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nghiên
cứu với sản phẩm cuối cùng, tạo động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN,
phục vụ yêu cầu phát triển các sản phẩm quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN với 3 nội dung chính: (i) Đổi
mới việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, (ii) Đổi mới công tác tuyển
chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN, tiến tới thí điểm đấu thấu đề tài
nghiên cứu và (iii) Đổi mới công tác đánh giá hiệu quả và tác động của nghiên cứu

KHCN.
4.3. Triển khai Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về
Khuyến nông và phối hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước cấp đối với hoạt dộng khuyến nông, ban hành Thông tư số 38?2011/TTBNNPTNT ngày 23/5/2011 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
ngày 08/01/2010 về Khuyến nông của Chính phủ.
Công tác quản lý hoạt động khuyến nông đã được đổi mới một cách căn bản
theo hướng chuyên nghiệp, tập trung, trọng điểm để nâng cao hiệu quả áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, giống mới vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp,
phát triển nông thôn.
5. Đánh giá chung
5.1. Thành tựu
Các kết quả nghiên cứu KHCN vfa khuyến nông, chuyển giao TBKT đã có
đóng góp tích cực đối với tăng trưởng nông nghiệp trong gia đoạn 2006-2010. Các
giống mới được tạo chọn từ kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trên diện rộng trong
sản xuất, điển hình là giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, giống ngô lai, giống sắn,
giống cây lâm nghiệp,... cùng với nhiều TBKT trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy
lợi, thủy sản, lâm nghiệp đã đem lại giá trị tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm,
Sự quan tâm của Nhà nước đối với hệ thống KHCN và khuyến nông, chuyển
giao TBKT của Bộ NN&PTNT trong các năm qua về tăng đầu tư kinh phí, cải cách cơ
chế quản lý đã giúp nâng cao đáng kể năng lực của các tổ chức KHCN và chuyển giao
TBKT của Bộ từ đó tạo điều kiện cho hoạt động KHCN và chuyển giao TBKT có hiệu
quả hơn; nhiều tổ chức KHCN được xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, một số
Viện đã có cơ sở hạ tầng ngang tầm khu vực, công tác đào tạo cán bộ KHCN, kể cả
đào tạo ở nước ngoài được đẩy mạnh.

15



Bộ NN&PTNT đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc sắp
xếp, phát triển hệ thống tổ chức nghiên cứu KHCN của Bộ theo hướng tăng tính hệ
thống, tính phối hợp và tính chủ động trong nghiên cứu KHCN. Giai đoạn 2006-2010
đã sắp xếp, thành lập 02 Viện xếp hạng đặc biệt (Viện KHNN Việt Nam, Viện KH
Thủy lợi Việt Nam).
Bộ NN&PTNT đã tích cực chỉ đạo triển khai, chuẩn bị thực hiện Nghị định 115
và phân cấp mạnh cho tổ chức KHCN của Bộ thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm; đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thí điểm cơ chế đặt hàng
sản phẩm KHCN.
Bộ NN&PTNT đã tích cực trong phát triển hợp tác quốc tế để tăng nguồn lực
cho phát triển KHCN và chuyển giao TBKT trong thời gian qua.
5.2. Tồn tại và hạn chế
Hiệu quả của việc thực hiện đề tài, dự án KHCN còn thấp vì nhiều đề tài, dự án
sau nghiệm thu đã không triển khai được vào sản xuất, lý do của tồn tại này xuất phát
từ (i) khâu giao nhiệm vụ: sản phẩm của đề tài, dự án không từ yêu cầu của sản xuất,
thị trường, trong thời gian qua, việc đặt hàng từ cơ quan quản lý nhà nước, từ doanh
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn dựa vào đề xuất của các tổ chức KHCN (ii) khâu
thực hiện: chất lượng nghieenc ứu thấp, giá trị sản phẩm thấp nên không được sản
xuất, thị trường chấp nhận hoặc không có tính bền vững (iii) khâu đánh giá, nghiệm
thu: nặng tính hình thức và (iv) khâu sản xuất thử nghiệm để hỗ trợ cho việc đưa sản
phẩm và sản xuất hoặc đến với doanh nghiệp chưa được chú trọng.
Năng lực của các tổ chức KHCN tuy có nâng cao hơn trước nhưng vẫn còn bất
cập do (i) thiếu cán bộ đầu đàn (ii) do cơ chế lương bổng, việc tuyển mới cán bộ giỏi
khó khăn, một số trường hợp cán bộ giỏi chuyển ra làm ngoài (iii) cơ sở hạ tầng chưa
được đầu tư đồng bộ, nói chung mức đầu tư nhà nước cho KHCN nông nghiệp và
khuyến nông, chuyển giao TBKT còn thấp trong khi đầu tư xã hội cho KHCN nông
nghiệp hầu như không đáng kể.
Nhiều sản phẩm KHCN nông nghiệp trực tiếp người nông dân sử dụng và nhân
ra hoặc cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nên không áp dụng được quyền sở hữu trí
tuệ.

Các thủ tục tài chính đối với đề tài, dự án KHCN theo các quy định hiện hành
vẫn còn quá rườm rà làm hạn chế tính chủ động và mất thời gian của cán bộ khoa học.
5.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
5.31. Nguyên nhân chủ yếu
Điều kiện tự nhiên và đặc tính đối tượng nghiên cứu thay đổi thường xuyên
dưới tác động của nhiều yếu tố môi trường. Điều kiện, quy mô và phương thức sản
xuất đa dạng.
Công tác tổ chức hệ thống còn chưa ổn định. Cơ chế chính sách quản lý công
tác nghiên cứu khoa học công nghệ công lập còn nhiều bất cập, chưa thu hút được đội
ngũ cán bộ có trình độ vào làm việc. Chính sách nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ còn nhiều bất cập, thiếu chính sách liên kết xuyên suốt từ nghiên cứu, đào
tạo, chuyển giao, áp dụng công nghệ vào sản xuất thực tế.

16


Thị trường khoa học công nghệ chưa được hình thành. Tư duy bao cấp trong
nghiên cứu khoa học công nghệ còn nặng nề.
Công tác định hướng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn yếu.
Việc xác định, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ chưa có tính chiến lược dài
hạn, nhỏ lẻ.
Cơ chế phân công, phân cấp trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ khoa học còn
nhiều bất cập. Sự phối hợp liên ngành trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa
học còn nhiệu hạn chế. Công tác thông tin khoa học công nghệ chưa được chú trọng.
Chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài cho các tổ chức nghiên cứu khoa học còn
thiếu.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KHCN GIAI ĐOẠN
2011-2015 VÀ TẦM NHÌN 2020
2.1. Mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến

năm 2020
Mục tiêu chung
Phát triển KHCN nông nghiệp đến năm 2020 nhằm phục vụ cho mục tiêu
phát triển nông nghiệp theo Ngị quyết 26/NQ-TƯ ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần
thứ 7 khóa X của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Đại hội Đảng lần thứ XI như
sau: Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh cao; tăng trưởng nông, lâm,
thủy sản đạt 3,5-4%/năm; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần
so với hiện nay; lao động nông nghiệp còn khoảng 30-35% lao động xã hội.
Mục tiêu cụ thể
Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng KHCN nông nghiệp của nước ta lên
ngang tầm khu vực và thế giới để tạo ra và ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm và
TBKT, công nghệ hiện đại có hàm lượng khoa học cao, tiếp thu và làm chủ các công
nghệ tiên tiến của thế giới tạo động lực cho tăng trưởng nông nghiệp và tăng thu nhập
của nông dân.
Nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN nông nghiệp và khuyến nông, chuyển giao
TBKT thông qua thực hiện đầy đủ cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN, các đổi mới về
quản lý hoạt động KHCN, quản lý tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa
học,… Tỷ lệ các đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên
70%.
Giá trị tăng thêm do KHCN trong nông nghiệp đem lại đạt 40% năm 2015 và
50-60% năm 2020.
2.2. Phương hướng nhiệm vụ
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học (chủ yếu là công nghệ
gen và công nghệ vi sinh vật) nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản,
chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học mới có năng suất, chất lượng cao.

17



Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu với các bệnh dịch chính và điều kiện bất lợi, thích hợp với các
vùng sinh thái khác nhau trên cơ sở khai thác tài nguyên di truyển bản địa và nhập nội
nguồn gen từ nước ngoài.
Phát triển và ứng dụng các công nghệ ở quá trình trước, trong và sau sản xuất
theo hướng qui trình đồng bộ và khép kín, hiện đại hoá tối đa những khâu có thể (kế cả
bằng nhập công nghệ), nhất là quy trình thâm canh cây trồng, vật nuôi theo hướng tiết
kiệm vật tư và lao động (quản lý cây trồng, vật nuôi tổng hợp), các công nghệ sản xuất
tiên tiến đảm bảo vệ sinh ATTP.
Đẩy mạnh nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh về gia súc, gia cầm, thủy sản có khả
năng phát triển thành dịch và lây nhiễm sang người, chế tạo các loại vác-xin và các chế phẩm
sinh học giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và khống chế dịch bệnh, giải pháp KHCN đảm bảo
an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu tiên tiến, phương thức sản xuất
mới thân thiện môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, rừng, biển.
Nghiên cứu các giải pháp KHCN để chủ động dự báo thiên tai; quy trình công
nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
2.3. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011-2015
2.3.1. Hoạt động KHCN
- Trồng trọt: Chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia đồng thời khai thác được tiềm năng thế mạnh của các mặt hàng có lợi thế
cạnh tranh với cơ cấu hợp lý và bền vững, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nhằm làm ra sản phảm có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường quốc tế; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân.
- Chăn nuôi: Chọn tạo giống, cơ cấu, kỹ thuật và phương thức chăn nuôi, nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và
giết mổ, chế biến tập trung, phát triển thức ăn chăn nuôi, kiểm soát và phòng trừ dịch

bệnh vật nuôi, xử lý môi trường.
- Thủy sản: Giống và kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản ở cả 3 khu vực: ven biển, nước
lợ và nước ngọt; công nghệ đánh bắt, mở rộng phương thức đánh bắt xa bờ và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo phát triển bền vững; chế biến, tiêu thụ thủy sản bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Lâm nghiệp: Chọn tạo giống, kỹ thuật gây trồng, khai thác, sử dụng có hiệu quả
các loại cây trồng rừng chủ lực, bao gồm cả lâm sản ngoài gỗ; quản lý, phát triển và
sử dụng rừng tự nhiên bền vững; công nghệ chế biến tiên tiến và thân thiện với môi
trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng
thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi
trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia.
- Thủy lợi: Hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thủy lợi, phát
triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển

18


nông thôn; dự báo và chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
- Về chế biến nông lâm thuỷ sản và ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực và
đổi mới công nghệ, cơ giới hoá, phát triển chế biến nông lâm thuỷ sản, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn.
- Về xây dựng nông thôn mới: Các giải pháp KHCN nâng cao thu nhập nông dân,
các thể chế, chính sách phát triển nông thôn.
- Về nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế của ngành và thể chế phát triển
nông nghiệp, nông thôn: Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp và nông thôn mới, xúc
tiến thương mại và hội nhập quốc tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.3.2. Nhiệm vụ khuyến nông

Xây dựng mô hình trình diễn nhằm chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới
về sản xuất hạt giống và phát triển lúa lai, phát triển lúa chất lượng, kỹ thuật 3 giảm 3
tăng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; sản xuất rau, cây ăn quả, cây công nghiệp …. theo
VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và
nâng cao thu nhập cho nông dân ở các vùng sản xuất trọng điểm, tập trung; ưu tiên các
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.
Xây dựng mô hình trình diễn các công nghệ mới về cải tạo giống vật nuôi, phát
triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng VietGAP để nâng cao năng suất, chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi.
Xây dựng mô hình trình diễn về trồng rừng thâm canh, trồng cây phân tán, phát
triển cây lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp nhằm nâng cao độ che phủ rừng, nâng
cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân trồng rừng.
Xây dựng mô hình trình diễn về áp dụng mô hình tổ hợp tác và cơ giới hoá
trong sản xuất, bảo quản một số sản phẩm cây trồng hàng hoá chủ lực (lúa, cây ăn
quả..) và sản xuất muối, góp phần hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Xây dựng mô hình trình diễn một số TBKT mới; khai thác thuỷ, hải sản; phát
triển nuôi trồng thuỷ sản (các tra, cá ba sa, cá rô phi đơn tính, tôm sú, tôm thẻ, cua,…)
theo quy trình GAP nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ cho nội tiêu và chế biến xuất khẩu.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền quảng bá về những TBKT, kiến thức phát triển
sản xuất, những mô hình tiên tiến, những sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp… nhằm
nâng cao nhận thức và trình độ dân trí của người dân.
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kiểm lâm và nông
dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở địa phương và hiệu quả sản xuất
nông nghiệp.
2.4 Một số giải pháp chủ yếu
Kiện toàn hệ thống tổ chức KHCN thuộc Bộ để phát huy tối đa tiềm lực KHCN.
Thí điểm thực hiện và đưa vào áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

các tổ chức KHCN công lập. Đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ KHCN của Bộ trên cơ

19


sở các định mức, chế độ tài chính theo hướng quản lý sản phẩm, đầu ra của nhiệm vụ
KHCN.
Tăng cường đầu tư để nâng cao tiềm lực khoa học của các tổ chức KHCN thuộc
Bộ. Bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ cho các phòng thí nghiệm
trọng điểm, chuyên ngành phục vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao.
Đào tạo nguồn nhân lực kết hợp với đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KHCN
theo hướng tạo lập thị trường lao động trong hoạt động khoa học và công nghệ; tạo
động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ phù hợp với mức độ
cống hiến và trách nhiệm của cá nhân nhà khoa học. Tăng cường mối liên kết giữa
nghiên cứu và đào tạo
Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh liên kết các địa phương, liên ngành, thúc
đẩy xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ KHCN để huy động nguồn lực cho nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ cho sản xuất các đối tượng chủ lực.
Hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển công
nghệ cho chính doanh nghiệp mình cũng như mua công nghệ của các đơn vị nghiên
cứu. Giành một phần kinh phí Nhà nước cho việc hoàn thiện công nghệ trước khi
chuyển giao vào sản xuất.
Đẩy mạnh mối liên kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, tạo điều kiện cho cán
bộ nghiên cứu tham gia công tác giảng dạy, đào tạo, xây dựng mối liên kết đào tạo
giữa Viện và các Trường. Tổ chức nghiên cứu phải tạo tiền đề cho việc tập hợp lực
lượng trong và ngoài Bộ; tăng cường liên kết nghiên cứu liên ngành để tăng cường
hiệu quả, bền vững lâu dài.
Thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính
phủ về khuyến nông; tạo điều kiện gắn kết giữa nghiên cứu KHCN và khuyến nông,
chuyển giao TBKT.

Hình thành và duy trì hoạt động hệ thống thông tin KHCN và khuyến nông.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu KHCN trong nước và quốc tế. Tăng cường kinh phí và
tạo điều kiện tiếp cận thông tin KHCN cho các tổ chức KHCN. Đăng ký mua các tạp
chí khoa học có uy tín trên thế giới.

20


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Triển khai Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
11/2006/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2006 phê duyệt "Chương trình trọng điểm
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm
2007 phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ
sản đến năm 2020”.
1. Mục tiêu
1.1. Chương trình CNSH Nông nghiệp
a. Mục tiêu tổng quát
Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ
sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ
cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ
nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2010

- Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và
ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông
nghiệp Việt Nam.
- Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để
sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và sức
cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khẩu.
- Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử
và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong
phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.
- Tăng cường được một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho công nghệ
sinh học nông nghiệp thông qua đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học
chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ
cập lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây
dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại; tiếp tục
đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng
công nghệ sinh học nông nghiệp.
1.2. Đề án CNSH thuỷ sản
Mục tiêu tổng quát

21


Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm
công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ
sản. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ
thuỷ, hải sản được chế biến bằng công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của
các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
- Nghiên cứu tạo ra và ứng dụng vào sản xuất một số giống thuỷ sản có năng suất
và chất lượng cao; tạo ra các chế phẩm công nghệ sinh học thuỷ sản mới, đặc biệt là

thức ăn và thuốc chữa bệnh phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng thủy sản và giảm thất
thoát sau thu hoạch; tăng tỷ lệ các sản phẩm thuỷ, hải sản qua chế biến;
- Ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trị có hiệu quả các bệnh nguy hiểm
thường gặp trên các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực; xử lý chất thải và phế thải từ
nuôi trồng, chế biến thuỷ sản phục vụ bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển, khai thác
hợp lý và sử dụng bền vững các nguồn gen động vật thuỷ và vi tảo biển;
- Tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chuyển giao, phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản;
- Bảo đảm 30% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực (tôm sú, cá
tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) được
sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản
chủ lực tăng 15% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy
sản.
2. Tổ chức thực hiện
Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp được khởi động ngay sau khi
Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực. Sau hợp nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất thành lập 1 Ban điều hành và 1 Văn
phòng thường trực Ban điều hành cho cả "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm
2020" và "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản
đến năm 2020". Ban điều hành Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ
sản gồm 12 thành viên thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 7 thành viên
thuộc các Bộ và địa phương liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Uỷ ban nhân dân TP Hà
Nội, Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh).
Để triển khai Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và
ban hành một số văn bản quản lý Chương trình (Thông tư liên tịch số 94/2008/TTLTBTC-BNN ngày 24 tháng 10 năm 2008).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời cũng đã chủ động phối hợp

với Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất quản lý các nhiệm vụ khoa học công
nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất
quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư phát
triển và với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ sinh học ở nước ngoài từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo.

22


Nhằm thu hút sự tham gia thực hiện Chương trình của các tổ chức khoa học công
nghệ, các doanh nghiệp trong, ngoài nước và các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tổ chức thông báo và giới thiệu Chương trình đến các đối tượng liên
quan dưới nhiều hình thức (công văn, thông tin trên mạng, hội thảo, hội nghị...). Định
kỳ 6 tháng 1 lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Ban điều hành
để đánh giá tình hình triển khai Chương trình và định hướng nhiệm vụ tiếp theo.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1.1. Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp
Đến hết năm 2010, Chương trình đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm
vụ khoa học công nghệ, gồm 77 đề tài và 13 dự án sản xuất thử nghiệm, trong đó có 40
đề tài, dự án kết thúc năm 2010. Kết quả nghiên cứu triển khai của Chương trình đến
hết năm 2010 cụ thể như sau:
1.1.1. Cây trồng nông, lâm nghiệp
a. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen
Chương trình đã triển khai được 2 đề tài nghiên cứu cơ bản về phân lập gen, thiết
kế vector chuyển gen và 6 đề tài tạo cây trồng biến đổi gen, gồm ngô, đậu tương,
bông, xoan ta, thông nhựa và bèo tấm. Các tổ chức chủ trì đề tài đã cơ bản làm chủ
được kỹ thuật phân lập, tách chiết gen, thiết kế vector và kỹ thuật chuyển gen vào cây
đích. Các tính trạng được nghiên cứu gồm kháng sâu, kháng thuốc diệt cỏ, chịu hạn
đối với ngô, bông, đậu tương, kháng sâu đối với thông nhựa, tăng trưởng nhanh đối

với xoan ta và khả năng gây đáp ứng miễn dịch cúm H5N1ở gia cầm đối với bèo tấm.
Đến hết năm 2010, Chương trình đã tạo được 20 dòng đậu tương chuyển gen
kháng sâu thế hệ T4, 1 dòng đậu tương chuyển gen chịu hạn, 1 dòng ngô chuyển gen
kháng sâu, 05 dòng xoan ta mang gen tăng trưởng nhanh, 03 dòng xoan ta mang gen
biểu hiện tính trạng tăng chất lượng gỗ, 01 dòng thông nhựa mang gen kháng sâu róm
và 02 dòng bèo tấm mang gen HA thế hệ To (tổng cộng 20 dòng cây chuyển gen T4 và
13 dòng cây chuyển gen To). Các dòng ngô, đậu tương biến đổi gen đã được đánh giá
biểu hiện trong điều kiện nhà lưới. Đề tài chọn tạo giống bông biến đổi gen chịu hạn
mới bắt đầu thực hiện năm 2009 nên mới có kết quả bước đầu về tạo vector chuyển
gen.
b. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử
Chương trình đã triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp
bằng phương pháp chỉ thị phân tử, gồm 6 đề tài chọn tạo giống lúa, 2 đề tài chọn tạo
giống bông, 1 đề tài chọn tạo giống chè, 1 đề tài chọn tạo giống ngô, 1 đề tài chọn tạo
giống cà chua, 01 đề tài về cây ăn quả có múi và 2 đề tài chọn tạo giống bạch đàn. Các
nội dung nghiên cứu tập trung vào xác định nguồn vật liệu, xây dựng chỉ thị phân tử,
lập bản đồ gen tương ứng và sử dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo giống cây trồng.
Đến hết năm 2010, Chương trình đã chọn tạo tạo được 30 giống cây trồng nông
nghiệp nhờ chỉ thị phân tử, gồm 7 giống lúa chịu hạn 7 giống lúa kháng bạc lá, 2
giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao
đã được đưa đi khảo nghiệm vùng sinh thái hoặc khảo nghiệm quốc gia, 2 giống chè
có triển vọng về năng suất, chất lượng và 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn, trong đó
2 giống lúa chịu hạn (OM 6162, OM 6840) được công nhận cho sản xuất.

23


Các đề tài về chọn tạo giống ngô lai, lúa lai bằng kết hợp phương pháp công nghệ
sinh học với phương pháp truyền thống bắt đầu thực hiện năm 2009 và đã tạo ra một
số dòng bố mẹ, giống lúa và ngô lai có triển vọng. Chương trình cũng đang triển khai

đề tài về đa dạng di truyền tính chống chịu bệnh vàng lá Greening bằng chỉ thị phân tử
của tập đoàn cây có múi nhằm mục đích xác định tập đoàn cây có múi chống chịu
bệnh vàng lá làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống cây có múi kháng bệnh vàng lá.
Đối với cây trồng lâm nghiệp, Chương trình đang triển khai 2 đề tài về chọn tạo
giống bạch đàn sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt và bạch đàn kháng bệnh đốm là
bằng chỉ thị phân tử. Đến hết năm 2010, đã xác định được 3 dòng bạch đàn sinh
trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt bằng phương pháp chỉ thị phân tử.
c. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân nhanh giống cây
trồng
Chương trình đã triển khai 4 đề tài về ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo
giống cây trồng nông nghiệp với sản phẩm tạo ra là các dòng/giống cây cam, quýt,
bưởi không hạt, giống ớt, dưa chuột chất lượng, năng suất cao, giống khoai tây kháng
bệnh virut và giống hoa cẩm chướng, hoa cúc đột biến.
Đến hết năm 2010, Chương trình đã tạo được 12 giống cây trồng nông nghiệp,
gồm 01 giống cam, 1 giống quýt không hạt triển vọng; 02 giống cẩm chướng và 02
giống cúc đột biến invitro về màu sắc, cấu trúc hoa được công nhận cho sản xuất thử;
02 dòng dưa chuột đơn bội kép thuộc nhóm có tỷ lệ hoa cái > 85%, chống chịu bệnh
phấn trắng hoàn toàn, bệnh sương mai ở mức khá; 2 dòng ớt đơn bội kép chống chịu
bệnh; 1 giống hoa lily tốc độ phát triển 7-8cm/tuần, chiều cao khi thu hoạch 80120cm, 4-5 hoa/cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, màu hoa vàng chanh, có
hương thơm; 01 giống loa kèn tốc độ phát triển 4-5cm/tuần, chiều cao khi thu hoạch
70-90cm, 2-3 hoa/cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hoa màu trắng, có hương
thơm và 01 dòng khoai tây lai soma có độ bội 2n=4x=48, có khả năng kháng virus
PVY ở cấp 5, năng suất ≥ 18 tấn/ha.
Triển khai nội dung vi nhân giống cây trồng, Chương trình đã triển khai được 2
dự án SXTN về vi nhân giống hoa, 2 dự án SXTN về vi nhân giống bạch đàn uro và
keo lai với sản phẩm là qui trình công nghệ vi nhân giống cây bạch đàn, keo lai qui mô
công nghiệp được hoàn thiện ứng dụng thành công tại Quảng Ninh, Yên Bái với công
suất 10 triệu cây giống/năm và qui trình công nghệ vi nhân giống hoa qui mô công
nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ.
Đến hết năm 2010, chương trình đã sản xuất được 21,9 triệu cây giống bạch đàn,

keo bằng công nghệ mô, hom; 2,2 triệu cây giống hoa cúc, 350.000 cây giống hoa lan,
200.000 cây giống hoa hồng môn, 150.000 cây giống hoa đồng tiền và 200.000 củ giống
hoa lily, layơn bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
d. Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng
Chương trình đã triển khai được 1 đề tài về về sản xuất Kit chẩn đoán nhanh
virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và đã nghiên cứu được qui trình sản xuất
và sản xuất thử, thử nghiệm thành công 50.000 Kit ELISA virus lúa lùn xoăn lá (RRSV) và
50.000 Kit ELISA virus lúa cỏ (RGSV).
1.1.2. Vật nuôi
a. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen

24


Trong lĩnh vực chăn nuôi, Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu cơ
bản về xác định sự sai khác di truyền của các giống gà nội, bò địa phương và 1 đề tài
xác định chỉ thị phân tử trong chọn chọn lọc lợn giống thuần chủng đạt năng suất và
chất lượng thịt cao. Kết quả bước đầu đã xác định được một số chỉ thị liên quan đến
tính trạng mong muốn phục vụ chọn tạo giống vật nuôi (gà, lợn, bò) trong giai đoạn
2011-2015.
b. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sinh sản vật nuôi, lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu
dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi
Chương trình đã triển khai 2 đề tài về nghiên cứu ứng dụng, cải tiến tổ hợp công
nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống lợn, bò. Kết quả nghiên cứu đã lựa
chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng đảm
bảo hoạt lực trên 60% ở ngày thứ 7; hoàn thiện kỹ thuật đông lạnh tinh dịch dạng cọng
rạ đảm bảo hoạt lực sau giải đông > 30% và cải tiến được các qui trình công nghệ tạo
phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò và thụ tinh ống nghiệm.
c. Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chức năng
Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu về enzyme tiêu hoá và

probiotic. Kết quả trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chức năng đã tạo được 02 chế
phẩm probiotic cho lợn và gà có tác dụng giảm tiêu tốn thức ăn 7,2%, giảm tỷ lệ bệnh
đường tiêu hóa 31,2%; 01 chế phẩm đa enzyme tiêu hoá có tác dụng giảm tiêu tốn
thức ăn 8,9-10,7% và đồng thời tạo được 5 chủng vi sinh vật tái tổ hợp sinh các enzyme
xylanase, protease, mannanase , glucanase ( Bacillus, P. pastoris, A. niger) và sản
xuất được 01 chế phẩm đa enzyme có tác dụng tăng trọng lượng của gà và lợn hơn
10% và giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trên 15%. Các sản phẩm tạo ra đã được đề nghị
triển khai tiếp dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm để được hoàn thiện và đưa vào
thương mại trong giai đoạn 2011-2015.
Trong lĩnh vực vaccin, Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu sản xuất
vaccin phòng chống H5N1, 1 đề tài về nghiên cứu về vaccin đa giá phòng một số bệnh
truyền nhiễm của gia cầm, lợn và 01 đề tài về công nghệ vector tái tổ hợp mang gen
GM-CSF (Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor) và interleukin kích ứng
miễn dịch cho gia cầm. Kết quả bước đầu đã tạo được 01 chủng nấm men, 01 dòng
bèo tấm tái tổ hợp mang kháng nguyên ha, 01 dòng tế bào E.Coli mang plasmid con
thoi chứa gen GM-CSF, gen IL-6. Các sản phẩm tạo ra của Chương trình đang được
thử nghiệm trên vật nuôi. Chương trình đồng thời đang triển khai đề tài Ứng dụng kỹ
thuật sinh học phân tử để xây dựng danh mục giống vi rút gia cầm quốc gia với mục
tiêu xác định và công nhận quốc gia danh mục các giống vi rút gia cầm cung cấp cho
sản xuất vaccin phòng chống dịch hại trên gia cầm ở Việt Nam.
1.1.3. Vi sinh vật
a. Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm
vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình đang triển khai 4 đề tài về nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh
vật phòng trừ bệnh hại cây trồng nông nghiệp, 1 đề tài về phân bón vi sinh vật cho cây
lâm nghiệp và 5 dự án sản xuất thử nghiệm về chế phẩm vi sinh vật đối kháng nấm
bệnh và phân bón vi sinh vật chức năng.
Sản phẩm đến năm 2010 của Chương trình gồm 8 chế phẩm sinh học phòng trừ
tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô;


25


×