Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ ANH DŨNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ ANH DŨNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ CHÍ LỘC



Hà Nội – 2015


CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kế t quả nêu trong luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng đươ ̣c ai công bố trong
bấ t kỳ công trình nào khác.
Các kết quả, số liê ̣u do tác giả trực tiế p thu thâ ̣p , thố ng kê và xử lý . Các
nguồ n dữ liê ̣u khác đươ ̣c tác giả sử du ̣ng trong luâ ̣n văn đề u ghi nguồ n trić h
dẫn và xuấ t xứ.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Người thực hiện luận văn

Lê Anh Dũng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa
học PGS.TS Vũ Chí Lộc, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra
những đóng góp hết sức quý báu để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Quản
trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho tác
giả những kiến thức trong suốt thời gian học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân
viên tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác
giả trong quá trình thu thập số liệu, các tài liệu liên quan, giành thời gian trả lời
phỏng vấn, trả lời bảng câu hỏi điều tra để giúp tác giả hoàn thiện luận văn.
Tuy tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu song vì điều kiện hạn

chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi để tiếp tục hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Anh Dũng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ... 9
1.1. Cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử .................................................. 9
1.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử (E-commerce)..................................... 9
1.1.2. Luật về thương mại điện tử ......................................................................10
1.1.3. Quy trình thực hiện một hoạt động thương mại điện tử .......................12
1.1.4. Các phương tiện sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử ...........12
1.1.5. Các hình thức thương mại điện tử ..........................................................16
1.1.6. Lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử ......................................18
1.1.7.Vai trò của việc ứng dụng thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp
...............................................................................................................................22
1.1.8. Khuynh hướng toàn cầu ...........................................................................25
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics ................................................ 26
1.2.1. Khái niệm và sự phát triển của hoạt động Logistics .............................26
1.2.2. Phân loại các hoạt động logistics ...........................................................33
1.2.3. Vị trí và vai trò của logistics ....................................................................35
1.2.4.Đặc điểm hoạt động logistics trong ngành bưu chính ...........................40



1.2.5. Quy trình hoạt động dịch vụ logistics tại công ty kinh doanh bưu chính
...............................................................................................................................41
1.3. Thƣơng mại điện tử với hoạt động Logistics ................................... 44
1.3.1. Tính thông tin ............................................................................................44
1.3.2. Tính tương tác ...........................................................................................44
1.3.3. Tính cá nhân hóa ......................................................................................47
1.3.4. Lợi ích của thương mại điện tử với hoạt động Logistics ......................47
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............. 50
2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu........................................................ 50
2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .......................................... 51
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ......................................51
2.2.2. Phương pháp mô hình hóa ......................................................................52
2.3. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................... 52
2.3.1. Mô hình nghiên cứu thực tiễn ..................................................................52
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................53
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................55
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN BƢU
CHÍNH VIETTEL ........................................................................................ 56
3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel ......... 56
3.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp ..........................................................56
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014 ..........................................64


3.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty Cổ phần Bƣu chính
Viettel.......................................................................................................... 66
3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô ....................................................................66
3.2.2 Phân tích môi trường vi mô .....................................................................69

3.3. Thực trạng hoạt động Logistics tại Công ty Cổ phần Bƣu chính
Viettel.......................................................................................................... 73
3.3.1. Quy trình chuyển phát tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel...........73
3.3.2. Hệ thống kho bãi......................................................................................75
3.3.3. Hoạt động vận chuyển.............................................................................78
3.3.4. Ứng dụng công nghệ cho dịch vụ Logisitcs tại Công ty Cổ phần Bưu
chính Viettel .........................................................................................................83
3.4. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trong hoạt động
Logistics tại Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel ................................... 85
3.4.1. Phát triển dịch vụ hậu cần thương mại điệ tử .......................................85
3.4.2. Viettel Post hỗ trợ thương mại điện tử tới tận xã đảo ...........................86
3.4.3. Bưu tá Viettel Post sử dụng smartphone tăng hiệu quả chuyển phát ..87
3.5. Đánh giá dịch vụ Logisitcs tại Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel
..................................................................................................................... 89
3.5.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................89
3.4.2. Những vấn đề còn tồn tại .........................................................................91
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU
CHÍNH VIETTEL ........................................................................................ 92


4.1. Tổng quan về thị trƣờng dịch vụ Logistics trong kinh doanh Bƣu
chính tại Việt Nam .................................................................................... 92
4.1.1. Dự báo thị trường dịch vụ Logisitcs trong lĩnh vực kinh doanh Bưu
chính tại Việt Nam...............................................................................................92
4.1.2. Thương mại điện tử với hoạt động Logistics trong ngành Bưu chính..
.................................................................................................................94
4.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty Cổ phần Bƣu
chính Viettel ............................................................................................... 97
4.2.1. Các mục tiêu chủ yếu ...............................................................................97

4.2.2. Định hướng chiến lược.............................................................................97
4.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử trong hoạt động
Logistics tại Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel ................................... 98
4.3.1. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động Logistics ...98
4.3.2. Xây dựng mạng lưới logistics hiện đại ...................................................99
4.3.3. Hoàn thiện dịch vụ kho vận ...................................................................101
4.3.4 Phát triển hoạt động vận tải ...................................................................103
4.3.5. Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng (Data
Management / EDI clearing house). ...............................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

1

BC

Bưu cục

2

BCTC


Báo cáo tài chính

3

BTTTT

Bộ Thông tin và truyền thông

4

CHLB

Cộng hòa liên bang

5

CNTT

Công nghệ thông tin

6

COD

Phát hàng thu tiền

7

NCKH


Nghiên cứu khoa học

8

POD

Bằng chứng giao hàng

9



Quyết định

10

TMĐT

Thương mại điện tử

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

TSLĐ


Tài sản lưu động

13

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

14

VTP

Viettel Post

15

VCCI

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRANG

Bảng 3.1 Tình hình tài chính ........................................................................... 64
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu .......................................................... 65
Bảng 3.3Số xe của đội xe Bắc Nam ................................................................ 72

Bảng 3.4 Thống kê kho tại các tỉnh, thành phố .............................................. 76
Bảng 3.5 Tỷ trọng sử dụng các phương tiện vận chuyển ............................... 78

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ
TRANG

Hình 1.1 Lịch sử phát triển logistics kinh doanh từ 1950 đến nay. ............... 29
Hình 1.2 Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng........................... 30
Hình 1.3 Quan hệ giữa chức năng logistics với chức năng sản xuất .............. 38
Hình 1.4 Sơ đồ dịch vụ kho vận ...................................................................... 41
Hình 2.2 Dịch vụ cung ứng hàng hóa ............................................................. 42
Hình 1.5 Quy trình công nghệ dịch vụ logistics tại công ty kinh doanh bưu
chính ................................................................................................................ 43
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ...................................................... 50
Hình2.2 Mô hình nghiên cứu thực tiễn ......................................................... 53
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức.................................................................................. 62
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ chuyển phát tại công ty cổ phần bưu chính Viettel
......................................................................................................................... 74
Hình 3.3 Thị phần chuyển phát trong nước ................................................... 89
Hình 3.4 Thị phần chuyển phát quốc tế ......................................................... 90

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Thương mại điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam và là xu hướng phát triển
tất yếu. Tuy nhiên, mua bán hàng qua mạng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ khâu
vận chuyển truyền thống. Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể
thiếu các dịch vụ logistics. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trong nước cũng như
áp lực cạnh tranh ngoài nước ở mọi loại hình sản phẩm dịch vụ, logistics cũng
không ngoại lệ dù các doanh nghiệp trong nước có sẵn lợi thế về địa lý, nội địa. Do
đó, nhanh chóng phát triển và ứng dụng thương mại điện tử sẽ là con đường bắt
buộc đối với hoạt động Logistic, nhất là trong điều kiện nước ta đang đi sau so với
các nước phát triển khoảng cách không nhỏ về cả hai lĩnh vực này. Viettel Post, với
vị trí là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, đang quan tâm tới lĩnh vực này.
Thương mại điện tử là công cụ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển phát
hàng hóa nói riêng và hoạt động logistics nói chung. Hoạt động logistics hiện nay
có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các nhà bán hàng trực tuyến có
trọng lượng hàng hóa nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, đúng thời gian và địa chỉ với
chất lượng đảm bảo. Thương mại điện tử cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển
dịch vụ logistics đạt chuẩn quốc tế, bắt kịp xu thế của thương mại điện tử trong
tương lai gần.
Tỷ lệ chi phí dành cho dịch vụ logistics và chuyển phát khá cao trong giá
bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình là một trong các yếu tố dẫn tới giá mua hàng
trực tuyến chưa thấp hơn đáng kể so với mua theo phương thức truyền thống. Đồng
thời, chất lượng của dịch vụ chuyển phát chưa cao. Đây là một trong các nguyên
nhân dẫn tới việc mua hàng trực tuyến chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng.
Trong những năm qua kinh tế thế giới diễn ra trong xu hướng toàn cầu
hóa, hội nhập, cạnh tranh và đặc biệt chịu sự tác động của khoa học công
nghệ.Bước sang thế kỷ 21, xã hội hóa thông tin là vấn đề không chỉ toàn xã hội nói
chung mà ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng đều quan tâm.

1



Được thành lập từ năm 1997 và chính thức mở rộng quy mô tổ chức vào
năm 2005, công ty cổ phần bưu chính Viettel ( Viettel post ) đã nhận thấy tiềm năng
của thị trường kinh doanh dịch vụ chuyển phát và đã có được những thành tựu đáng
kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường
này với năng lực như nhau. Cho nên, trên thị trường cung cấp dịch vụ chuyển phát
cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt.
Kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay sẽ mang lại nhiều ưu thế trong giai
đoạn tới khi nền kinh tế tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi tính
chuyên nghiệp, tính hệ thống rất cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp
nhiều khó khăn, bất cập khi triển khai dịch vụ mới này. Do đó, việc tiến hành
nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics dựa trên mạng lưới hiện tại là rất cần thiết
trong chiến lược phát triển chung.
Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển thương
mại điện tử trong hoạt động Logistics tại công ty Cổ phần Bưu chính Viettel” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh.
1.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận văn là: Giải pháp nào phù hợp để phát
triển thương mại điện tử trong hoạt động Logistics tại Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel ?
Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm :
 Thực trạng hoạt động Logistics tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
trong thời gian qua như thế nào ?
 Vai trò của Thương mại điện tử với hoạt động Logistics trong kinh doanh nói
chung và ngành Bưu chính nói riêng như thế nào ?
 Xu hướng phát triển Logistics trong ngành Bưu chính giai đoạn tới diễn ra
như thế nào ?
 Áp dụng Thương mại điện tử vào hoạt động Logistics được tiến hành như thế
nào ?

2



Tình hình nghiên cứu:


Tình hình nghiên cứu về Logistics :
Ở Việt Nam, logistics và những nội dung mới, đầy đủ và toàn diện của

logistics là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, kể cả về hệ thống lý luận và hoạt động
thực tiễn. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới, phát triển logistics trong nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động
logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội
cũng như thách thức mới, đòi hỏi phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này cả về
lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh sự phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam trong những
năm qua, có rất nhiều cuộc hội thảo về Thương mại điện tử được tổ chức. Bên cạnh
đó là các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án về thương mại
điện tử tại Việt Nam… Tuy vậy, các nghiên cứu về Thương mại điện tử trong hoạt
động Logistics lại tương đối ít và còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu này hầu như
chỉ tập tring nghiên cứu chuỗi cung ứng ở tầm vĩ mô, chưa nghiên cứu về một chiến
lược E-Logistics hoàn chỉnh trong một doanh nghiệp cụ thể.
 Các nghiên cứu ngoài nước
-

Các nghiên cứu chung:
o Tiếp cận logistics dưới giác độ vĩ mô, có các công trình tiêu biểu: các báo
cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy” của
Ngân hàng Thế giới (2007, 2010, 2012); Nghiên cứu của Ngân hàng phát
triển châu Á, “Development Study on the North – South Economic
Corridor”) (2007); Tác phẩm “National Logistics System” của Pavel

Dimitrov (2002).
o Tiếp cận logistics dưới giác độ trung mô, có các công trình tiêu biểu: Bài
báo của Dropfer và các tác giả: “Micro – meso – macro” (2004), Haasis,
Viện Nghiên cứu Kinh tế biển và Logistics, Bremen, CHLB Đức.

3


o Tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh
nghiệp - logistics kinh doanh: Ở giác độ vi mô, các tài liệu về logistics rất
phong phú, tiêu biểu là các tác giả và tác phẩm: “Fundamentals of
Logistics Management” của Lampert và các tác giả (1998), “Logistics
and Supply Chain Management” của Christopher (1998) hay “Business
Logistics/Supply Chain Management” của Ballou (2004).
-

Các nghiên cứu ngoài nước về logistics ở Việt Nam: Nghiên cứu của Viện
Nomura (2002), Sullivan (2006), ADB (2007), Ruth Banomyong (2006,
2007, 2010) và Business Monitor International (2009, 2011).
 Các nghiên cứu trong nước
Sách chuyên khảo “Logistics – Những vấn đề cơ bản” và sách chuyên

khảo “Quản trị logistics”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên; Giáo trình
“Quản trị logistics và vận tải đa phương thức”, Trường Đại học Giao thông Vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” của Trường
Đại học Thương mại do TS. Nguyễn Thông Thái và PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn
chủ biên (2011); Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp bộ của Bộ Thương mại
“Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam” do PGS. TS. Nguyễn Như Tiến (Đại
học Ngoại thương) làm chủ nhiệm (2004); Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu kinh

nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho
Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại thực hiện (2006); Đề
tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong
điều kiện hội nhập quốc tế” do GS. TS. Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế
và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm (2010, 2011).


Tình hình nghiên cứu về thương mại điện tử

 Các nghiên cứu ngoài nước
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức

4


quốc tế như: Liên hợp quốc, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Tổ chức
thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới ... Trên thé giới đông đảo nghiên cứu,
các viện nghiên cứu, trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử.
Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện
tử. Hiện tại có mốt số tạp chí và Website chuyên khảo về thương mại điện tử.
Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại
điện tử liên tục được tổ chức.
-

Một số công trình tiêu biểu của các tác giả nước ngoài như:
Afuah và Tucci, 2001, Internet Business Models and Strategies, McGraw –
Hill, New York.

-


Timmers, 1998, Business Models for Electronic Markets, Journal on
Electronic Market

-

Clycle W.Holsapple and Sharath Sadidharan, 2005, “The dynamics of trust
in B2C e-commerce: a research model and agenda”, Intenational Journal of
Information Systems and E-Business Management.

-

Andrea J.Cullen and Margaret Webster, 2005, “A model of B2B ecommerce, based on connectivity and perpose”. International Journal of
Operations and Production Management.
 Các nghiên cứu ngoài nước

Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã được quan tâm nghiên cứu. Đảng và
Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển
thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều ngành như Bưu chính viễn thông, thương mại... nhiều tổ
chức Phòng thương mại, Hội tin học Việt Nam ... và Công nghiệp Việt Nam và
Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương
mại điện tử. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử được tổ chức.
Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở Việt Nam về Thương mại điện tử mới
chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất
định của Thương mại điện tử.
Một số công trình tiêu biểu như sau:

5



-

Tác giả Phạm Song Hạnh, “Các mô hình kinh doanh trực tuyến và khả năng
áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 2002.

-

Tác giả Trần Xuân Hiền, “ Doanh nghiệp của bạn có thích hợp với thương
mại điện tử không?”, Tạp chí Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin,
2005.

-

Tác gủa Hoàng Yến, “9 loại hình khởi nghiệp kinh doanh trên mạng”, Tạp
chí Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, 2005.

-

Bộ Thương mại, “Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam”,
2003.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và từ nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của
thương mại điện tử trong hoạt động logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong

hoạt động Logistics tại Công ty trong thời gian tới.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
văn bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương mại điện tử, cơ sở lý luận về hoạt động
logistics trong kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực bưu chính nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử trong hoạt
động logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel trong những năm qua, phát
hiện các nguyên nhân ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển của Công ty.
- Đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử trong hoạt động Logistics
tại Công ty trong thời gian tới.

6


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động có liên quan đến
thương mại điện tử trong hoạt động logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel.


Phạm vi nghiên cứu


- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động Logistics và phát triển thương mại điện tử trong hoạt động
Logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Bưu
chính Viettel.
- Về thời gian: Các số liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thập từ
năm 2010 – 2014, thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2014 – 6/2015, đề xuất giải
pháp hướng đến năm 2020.
4. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến phát triển thương mại điện tử
trong hoạt động Logistics đặc biệt là hoạt động Logistics trong ngành Bưu chính.
- Phản ánh thực trạng hoạt động Logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel.
- Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận dụng lý
luận vào thực tế tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt
động Logistics của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel. Thông qua đó, giúp Công ty
tạo thế mạnh trong công cuộc đổi mới và phát triển trong định hướng phát triển của
mình.

7


5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung gồm có 4
chương :
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về thương mại điện
tử và hoạt động Logistics
Chương 2 : Phương pháp và hướng nghiên cứu về thương mại điện tử trong hoạt
động Logistics tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
Chương 3 : Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong hoạt động Logistics

tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử trong hoạt động
Logistics tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.

8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
1.1. Cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử
1.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử (E-commerce)
Trước khi đi vào khái niệm về thương mại điện tử chúng ta xem xét qua về
khái niệm kinh doanh điện tử: Kinh doanh điện tử (Electronic Business) là một
bước biến đổi cơ bản của các phương thức kinh doanh thông qua việc sử dụng các
công nghệ của mạng máy tính Internet, Intranet...

Hiện nay có nhiều quan điểm về định nghĩa thương mại điện tử.
-

Quan điểm thứ nhất: Thương mại điện tử được định nghĩa một cách đơn giản là
sự chuyển giao các giá trị qua Internet của một trong bốn dạng hoạt động: Mua,
Bán, Đầu tư và vay mượn.

-

Quan điểm thứ hai với nghĩa rộng: Thương mại điện tử gồm các giao dịch tài
chính và thương mại được thực hiện bằng các phương tiện điện tử.

-


Quan điểm thứ ba xuất phát từ thực tiễn của thương mại điện tử:Thương mại
điện tử là các hoạt động thương mại được thực hiện qua mạng thông tin toàn cầu
Internet.
Hiểu theo quan điểm thứ hai thì thương mại điện tử thực tế đã tồn tại từ rất

lâu. Có lẽ sớm nhất và phổ biến nhất là người ta ứng dụng hoạt động kinh doanh
của mình qua điện thoại, sau đó nổi bật nữa là truyền hình, fax, radio...đây cũng là
các phương tiện điện tử được ứng dụng khá rộng rãi trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên các hình thức nàychỉ hỗ trợ cho thương mại. Trong hầu hết các hoạt
động thương mại các phương tiện này không thực hiện được một cách hoàn chỉnh.
Song nhờ Internet người ta có thểthực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thương mại
như: mua bán, chào hàng, chọn hàng, ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán, bảo
hành, các dịch vụ sau bán...Do vậy trên thực tiễn nói thương mại điện tử, người ta

9


thường hiểu là loại trừ các phương tiện điện tử không phải là Internet. Thương mại
điện tử là hoạt động thương mại bằng phương tiện Internet.
Như vậy, theo quan điểm thực tiễn thương mại, có thể đưa ra một định nghĩa
về thương mại điện tử như sau:" Thương mại điện tử là việc sử dụng các công nghệ
mạng Internet trong các hoạt động giao dịch thương mại".
Trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc - UNCITRAL
Model Law on electronic commerce - không có điều khoản nào định nghĩa về
thương mại điện tử. Tuy nhiên hiểu theo tinh thần điều chỉnh của luật này thì
"Electronic Commerce" cần được hiểu theo nghĩa rộng ở trên.
1.1.2. Luật về thương mại điện tử
 Luật mẫu về thương mại điện tử

 Liên Hợp Quốc

Cấu trúc của luật mẫu về thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc được chia
làm hai phần:
-

Phần một liên quan đến những vấn đề chung về thương mại điện tử

-

Phần hai liên quan đến vấn đề thương mại điện tử ở một số lĩnh vực xác định.
Điều đáng lưy ý là trong phần hai của Luật mẫu quy định thương mại điện tử

trong một số lĩnh vực, đến nay do chưa được hoàn thiện đầy đủ mới công bố có một
chương liên quan đến việc áp dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực vận tải hàng
hóa. Các khía cạnh khác của thương mại điện tử chưa được đề cập tới, vì vậy Luật
mẫu được xem như một công cụ mở và còn được bổ sung theo thực tiễn áp dụng.
Thực tiễn ở một số nước, luật pháp hiện tại về việc quản lý trao đổi thông tin,
vẫn có những cách hiểu đã lỗi thời trong thời đại thương mại điện tử. Dựa vào các
điều luật này trong các hoạt động thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể xem
đây là một khuôn khổ, một nền tảng, chỗ dựa để thực hiện các hành vi thương mại

10


của mình, được bảo vệ về mặt pháp lý. Đối với các quốc gia, đây là một hình mẫu
để phát triển những khuôn khổ pháp luật của mình hợp với các thông lệ quốc tế.

 Việt Nam
Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6
năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện
tử.

Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP
ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính" , số 26/2007/NĐCP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số
và dịch vụ chứng thực chữ ký số" , số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao
dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng" .
Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận
giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số
quy định cụ thể khác. Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát
triển nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa
thương mại điện tử thu hút rất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã
hội.
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị
định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt
chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến,
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Một trong những
mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương
mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực
tuyến.

11


1.1.3. Quy trình thực hiện một hoạt động thương mại điện tử
Một hoạt động thương mại điện tử diễn ra có thể được thực hiện dưới nhiều
dạng khác nhau. Có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại điện tử như một phương
thức để quảng cáo giới thiệu hàng hoá, có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại
điện tử như một công cụ để tiến hành các trao đổi giao dịch v.v...Tuy nhiên xét một
cách tương đối đầy đủ thì hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra theo một
trình tự như sau:
1. Doanh nghiệp xây dựng cho mình mộtcơ sở kinh doanh điện tử trên Internet.

Đây được coi như là một trụ sở giao dịch, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Khách hàng tới cơ sở kinh doanh điện tử của doanh nghiệp, bằng cách truy cập
vàođịa chỉ trên Internet của cơ sở kinh doanh đó.
3. Khách hàng và doanh nghiệp tiến hành trao đổi cáctài liệu, chứng từ điện tử.
4. Đặt hàng. Việc đặt hàng có thể dễ dàng thực hiện trên Internet, chỉ đơn thuần
bằng việc gửi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay gửi phiếu đặt hàng và chấp
nhận cung cấp hàng.Tất cả quy trình này đều thực hiện trên Internet.
5. Giao hàng và thanh toán. Với một số dạng hàng hoá, người ta có thể thực hiện
giao hàng ngay trên Internet, chẳng hạn: các sản phẩm phần mềm, tài liệu kỹ
thuật hay bất cứ hàng hoá nào dưới dạng thông tin khác.
Cùng với quá trình giao hàng, thì việc thanh toán cũng diễn ra. Đối với những
nước có hệ thống ngân hàng hiện đại, thanh toán có thể diễn ra ngay trên
Internet, nhờ hệ thốngthanh toán điện tử và tiền điện tử.
1.1.4. Các phương tiện sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử
 Cơ sở kinh doanh điện tử - Website.
Internet, với các tính năng đặc biệt của nó, đã giúp cho xã hội hình thành nên
một hình thức tổ chức mới đó là hình thức tổ chức ảo. Tức là: các tổ chức có thể
thực hiện các hoạt động của mình thông qua mạng toàn cầu Internet. Trong hoạt
động kinh doanh thì Website là các "Cơ sở kinh doanh ảo".“ Cơ sở kinh doanh trên

12


Internet ” là một địa điểm trên Internet, từ đó doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp
thị, bán sản phẩm, tìm nhà cung cấp hay giao tiếp với khách hàng thông qua trao đổi
điện tử với những người sử dụng Internet khác nhau trên toàn thế giới.
Cơ sở kinh doanh này không giống như cơ sở kinh doanh thông thường. Nó có
một địa chỉ nhưng lại ở khắp nơi trên hành tinh, tất cả các khách hàng có thể đến
với nó bất cứ lúc nào với thời gian hoạt động liên tục 24/24 giờ khi có nhu cầu.
Điều đặc biệt thuận lợi khi áp dụng trong kinh doanh quốc tế khi có sự chênh lệch

thời gian, ngày đêm ở các nước khác nhau.
Cơ sở kinh doanh này cũng mở ra một phương tiện quảng cáo mới, một
phương thức giao tiếp qua lại trực tiếp với khách hàng mới, một công cụ nghiên cứu
thị trưòng và thu thập thông tin mới, đảm bảo sự thuận tiện, hiệu quả hơn những
giải pháp truyền thống vẫn thường được sử dụng trước đây.

 Địa chỉ trên Internet
Nhờ địa chỉ này mà khách hàng mới đến được với doanh nghiệp để tiến hành
các hoạt động thương mại điện tử. Cùng với việc thiết lập Website thì doanh nghiệp
phải tiến hành đăng ký địa chỉ tại các nhàcung cấp dịch vụ Internet hay các tổ chức
chuyên cung cấp địa chỉ khác.
Đăng ký địa chỉ là vấn đề được nhiều nhà doanh nghiệp quan tâm và yêu cầu
làm sao cho địa chỉ của mình dễ nhớ, ngắn gọn, truy tìm nhanh. Có một số cách
đăng ký địa chỉ phổ biến hiện nay như sau.
Đăng ký địa chỉ ở nước ngoài: Doanh nghiệp có thể đăng ký cơ sở kinh doanh
của mình với những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài như Yahoo,
Altavista,... hoặc truy cập trực tiếp vào Internic – một tổ chức chuyên cung cấp địa
chỉ cho người sử dụng. Địa chỉ trang Web của cơ sở này là.
Khách hàng có thể đăng ký bất kỳ tên địa chỉ nào miễn là tên đó không trùng với
những tên đã đăng ký trước với internic. Địa chỉ này thường được cấp là


13


Đăng ký địa chỉ ở Việt Nam: ởViệt Nam địa chỉ trang Web được cấp như sau:
doanh nghiệp.com.vn (do tổng công ty bưu chính viễn thông Việt
Nam cấp). Khi đăng ký địa chỉ Website tại Việt Nam doanh nghiệp có thể liên hệ
trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ Internet của mình.


 Chứng từ tài liệu điện tử
Các chứng từ được giao dịch thông qua mạng các máy tính với nhau thì được
gọi là chứng từ điện tử. Loại chứng từ này được đề cập ở đây là những chứng từ
liên quan đến thương mại và được truyền qua mạng toàn cầu Internet.
Điều quan trọng nhất của hoạt động trao đổi chứng từ điện tử là tính bảo mật.
Tính bảo mật của thông tin được đảm bảo bằng khoa học, gọi là khoa học mật mã.
Khi một bản thông tin đã được mã khoá và truyền qua mạng Internet mà nếu để cho
một người thứ ba có thể lấy cắp và đọc được những thông tin trong đó tức là giải mã
được thì người thứ ba này phải thực hiện một quá trình tính toán lớn đến mức không
thể thực hiện được trong thực tế (dù có sự trợ giúp của các máy tính). Nếu chỉ đọc
trộm được một bản mật mã (Chứng từ điện tử được mã khoá) chỉ vài dòng thì cũng
phải mất hàng triệu năm.
Khi hai người gửi và người nhận muốn truyền các chứng từ tin mật với nhau
thì phải chuyển các chứng từ này thành mật mã theo những thuật toán được quy
định. Các thông tin này thì chỉ có người nhận mới giải mã được. Chính sự ứng dụng
của những công nghệ mã khoá này, khả năng bảo mật cho các chứng từ trao đổi
được bảo đảm rõ ràng là một vấn đề rất quan trọng trong thương mại điện tử.
Ngày nay, khi gửi các tài liệu trên Internet, để xác định trách nhiệm của người
gửi với các tài liệu đó, người ta có thể đưa vào một kỹ thuật gọi làchữ ký điện tử.

 Tiền điện tử - thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử chủ yếu dựa trên nền tảng của thẻ tín dụng. Thanh toán
điện tử là một vấn đề cốt lõi của việc phát triển thương mại điện tử một cách toàn
diện. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến kỹ thuật của hệ thống ngân hàng. Tiền điện

14


×