Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mối quan hệ biện chứng vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.16 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ VẬN DỤNG VÀO
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ
TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY

Người hướng dẫn khoa học: TS.Bùi Bá Linh

TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 1 năm 2016


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Các Mác đã từng nói: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế
được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng
vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập
vào quần chúng”.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức luôn mang đến một ý nghĩa
quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới tất cả các phương
diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến đời sống xã hội.
Việt Nam từng là một nước thuộc địa và chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh.
Tuy nhiên, đến ngày nay, Việt Nam đã thay da đổi thịt và trở thành một quốc gia
đang phát triển và ngày càng khẳng định mình trên trường quốc tế. Điều đó khẳng
định vai trò to lớn của việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước.
Đó là lý do tôi chọn đề tài:“PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG


GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ
NƯỚC TA TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY”.


I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vật chất:
1.1 Định nghĩa vật chất:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì vật chất là cái được sinh ra còn thực
thể của thế giới, cơ sở của mọi sự tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó. Đó có
thể là ý chí Thượng đế, là ý niệm tuyệt đối…
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất. Vật
chất tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới. Tuy nhiên, vật
chất là cái gì thì chưa ai lý giải được và có rất nhiều quan điểm tranh cãi xoay quanh
vật chất.
Theo Lê-nin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lai, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Từ đó, khi định nghĩa
vật chất là phạm trù triết học, Lê-nin một mặt muốn chỉ rõ khái niệm vật chất là khái
niệm rộng nhất, một mặt muốn phân biệt tư cách là phạm trù triết học, là kết quả của
sự khái quát và trừu tượng với những dạng vật chất cụ thể, với những “hạt nhân cảm
tính”. Theo định nghĩa vật chất này, chúng ta thấy rằng đối lập vật chất với ý thức
trong nhận thức luận, thì cái quan trọng để nhận biết chính là thuộc tính khách quan.
Vật chất là cái tồn tại độc lập với cảm giác con người, hay nói cách khác, vật chất
không phụ thuộc vào ý thức xã hội (tồn tại xã hội) của con người.
Như vậy sự thống nhất giữa bản thể luận và nhận thức luận trong định nghĩa
vật chất của Lê-nin cho rằng vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, độc
lập với ý thức và không phụ thuộc vào ý thức hay vật chất tồn tại khách quan. Định
nghĩa vật chất của Lê-nin hoàn toàn triệt để, nó giúp chúng ta xác định được nhân tố

vật chất trong đời sống xã hội, có ý nghĩa trực tiếp định hướng cho nghiên cứu khoa

Trang 4


học, đi sâu vào các dạng cụ thể trong giới vật chất vi mô. Đồng thời, giúp chúng ta
có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động.
1.2 Các đặc tính của vật chất
1.2.1 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của

vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin vận động là
phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất. Bên cạnh đó,
vận động là sự biến đổi nói chung bao gồm 5 hình thức vận động chính là cơ học,
hóa học, sinh học, lý học và xã hội học. Các hình thức vận động này có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó vận động quan trọng nhất là vận
động xã hội.
Khi khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong vận động, triết học Mác Lênin
cũng thừa nhận rằng quá trình vận động không ngừng của thế giới không loại trừ
mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tương đối. Nếu vận động là sự biến
đổi các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định, là sự bảo toàn tính quy định sự
vật, hiện tượng. Vì thế, đứng im chỉ một trạng thái vận động trong thăng bằng,
trong sự ổn định tương đối.
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
Không gian là hình thức căn bản của vật chất. Thời gian là hình thức căn bản

1.2.2

của vật chất biểu thị thời điểm xảy ra vật chất. Không gian và thời gian có 3 tính
chất. Một là, tính khách quan, độc lập với ý thức, bên ngoài ý thức và không phụ

thuộc vào ý thức. Hai là tính vĩnh cửu và vô tận. Vô tận có nghĩa là không có tận
cùng về một phía nào cả, cả đằng trước lẫn đằng sau, cả về phía trên lẫn phía dưới,
kể cả về bên phải lẫn bên trái. Ba là, tính ba chiều của không gian là chiều dài,
chiều rộng và chiều cao còn của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
1.2.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Trang 5


Triết học Mác Lê-nin khẳng định rằng chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới
vật chất, đồng thời còn khẳng định rằng thế giới là những dạng cụ thể của vật chất,
có liên hệ vật chất thống nhất với nhau như liên hệ về cơ cấu tổ chức, lịch sử phát
triển và đều phải tuân theo quy luật khách quan của thế giới vật chất.
2. Ý thức
2.1 Kết cấu ý thức
Có thể phân chia kết cấu ý thức theo nhiều “lát cắt” khác nhau tùy vào góc độ
tiếp cận, trong đó nhân tố cơ bản và cốt lõi là tri thức.
Theo lát cắt chiều ngang, ý thức bao gồm tri thức và tình cảm. Tri thức là kết
quả con người nhận thức thế giới, sự phản ánh thế giới khách quan. Tình cảm là
hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, là sự rung động kéo dài của con người với
thế giới xung quanh một các ổn định, kéo dài và phản ánh mối quan hệ giữa con
người với thế giới khách quan.
Theo lát cắt chiều dọc, ý thức bao gồm sự tự ý thức, vô thức và tiềm thức,..Tự
ý thức là ý thức của con người về những hành vi, những tình cảm, tư tưởng, động
cơ, lợi ích của mình về địa vị của mình trong xã hội. Vô thức là hiện tượng tâm lý
điều khiển những hành vi của con người xảy ra ngoài phạm vi của lý trí, đó là hành
vi của bản năng. Tiềm thức là những quá trình tâm lý mà bản thân các quá trình này
ở một giai đoạn nhất định, không là phải hoạt động trung tâm có ý nghĩa của ý thức
nhưng ảnh hưởng đến dòng ý thức trong hiện tại.
2.2 Nguồn gốc của ý thức

2.2.1 Nguồn gốc tự nhiên:
Ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất
mà chỉ là thuộc tính của dạng vật chất sống cao nhất là bộ óc con người. Tuy nhiên,
nếu chỉ có bộ óc người mà không có thế giới khách quan tác động vào thì bộ óc đó
cũng không có ý thức. Thực tế xã hội cũng đã chứng minh rằng khi con người không
tiếp xúc thế giới khách quan, hoặc con người tiếp xúc thế giới khách quan không
đầy đủ và kể cả việc con người trưởng thành mà bị tách khỏi thế giới khách quan, tất
cả đều không có ý thức. Một ví dụ điển hình về Oxana Malaya, cô gái sinh năm
Trang 6


1983 đã bị bỏ rơi trong cũi chó bởi chính cha mẹ mình. Từ 3 đến 8 tuổi, cô đã lớn
lên với những chú chó hoang. Năm 1991 người ta mới tìm thấy Malaya. Cô không
thể nói, chỉ có thể sủa và chạy xung quanh trên cả 4 chi. Khi gần 30 tuổi, cô đã có
thể nói được nhưng vẫn khiếm khuyết về nhận thức.
Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng bộ óc con người và sự phản ánh thế
giới khách quan vào bộ óc người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
2.2.2

Nguồn gốc xã hội

Lao động đóng vai trò rất quan trọng giúp tránh được 3 điều là đau khổ, buồn
chán và tội ác. Các Mác cho rằng: “Lao động giúp hoàn thiện cơ thể, giác quan và
bộ óc con người”. Lao động giúp con người sáng tạo thành phần thức ăn mới, sáng
tạo ra công cụ lao động và biết sử dụng công cụ lao động. Đây chính là nguồn gốc
xã hội của ý thức. Khi con người sử dụng công cụ lao động, con người đã nối dài
các giác quan. Con người biết sáng tạo ra điện thoại liên lạc bất kể khoảng cách xa
gần, con người chế tạo ra kính hiển vi thay thế mắt thường không thể nhìn thấy
những sinh vật, vi trùng nhỏ bé,… Thông qua lao động, con người đã tác động vào
giới tự nhiên để giới tự nhiên bộc lộ thuộc tính.

Về ngôn ngữ, chúng ta đề cập đến hệ thống tín hiệu II chính là lời nói và chữ
viết. Đây là hệ thống tín hiệu duy nhất chỉ có ở loài người. Nhờ ngôn ngữ, con
người có thể truyền đạt kinh nghiệm, giúp cho thế hệ sau kế thừa tri thức của thế hệ
trước. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giúp cho sự phản ánh thế giới khách quan một cách
chủ động, sáng tạo và giúp khái quát bản chất, quy luật của sự vật làm cho hoạt
động thực tiễn của con người đạt hiệu quả cao.
Lao động và ngôn ngữ chính là nguồn gốc xã hội hình thành nên ý thức

Trang 7


2.2.3 Bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Chúng ta
thấy rằng trong hình ảnh con người chỉ có hình ảnh sự vật chứ không phải hình ảnh
bản thân sự vật. Hình ảnh trong đầu óc con người phản ánh sự vật có thật bên ngoài
và nội dung của cảm giác trong đầu óc con người chính là sự vật bên ngoài quyết
định. Chính vì thế, hình ảnh trong đầu óc con người chỉ là hình ảnh tinh thần, là kết
quả vật chất ở bên ngoài di chuyển vào trong óc, cải biến đi ở trong đó. Nội dung và
cảm giác trong ý thức con người không chỉ do sự vật quyết định mà còn do cảm giác
của con người quyết định.
Bản chất của ý thức còn là sự tự giác về thế giới khách quan, phản ánh dấu
hiệu ghi nhận của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác. Điều này có thể
minh họa ở con người. Chính vì con người ý thức được vai trò, quyền lợi và nghĩa
vụ của mình trong xã hội nên con người sẽ đề ra kế hoạch một cách tự giác, sống và
làm việc có mục đích.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
3.1 Tính quyết định của vật chất đối với ý thức
Vật chất là cái có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức
là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Vật chất là nguồn gốc
của ý thức và vật chất quyết định nội dung của ý thức.

3.2 Vai trò của ý thức đối với vật chất
Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là mối quan hệ một chiều mà là tác
động qua lại hay còn gọi là mối quan hệ biện chứng. Ý thức do vật chất sinh ra
nhưng sau đó, ý thức sẽ tác động trở lại với vật chất do tính độc lập tương đối.
Ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp con
người xác định được mục tiêu, phương pháp cho hoạt động của mình tạo nên tình
cảm, niềm tin, ý chí thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt mục tiêu đề ra.
Trang 8


Hơn nữa, vì ý thức là sự phản ánh của vật chất nên thông qua ý thức con người có
thể dự báo được vật chất của thời đại đó. Từ đó, con người có thể đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực như lịch sử học, khảo cổ học, nhân chủng
học…
Tuy trong điều kiện nhất định, không gian và thời gian nhất định, ý thức có thể
đóng vai trò thành công hay thất bại đối với hoạt động thực tiễn nhưng suy đến cùng
vẫn là vật chất quyết định. Nguyên tắc chủ quan của chủ nghĩa Mác xít đã khái quát
như sau: “Trong hoạt động thực tiễn, con người phải luôn luôn xuất phát từ hiện
thực khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của ý thức”.
II.

VẬN DỤNG VÀO MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG
VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TỪ NẰM 1976 ĐẾN HIỆN
NAY
1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện

chứng giữa kinh tế và chính trị
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thay đổi theo từng hình thái kinh tế
-chính trị xã hội. Con người trải qua năm hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
thời kỳ nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản, xã hội

chủ nghĩa. Trình độ tổ chức quản lý và tính chất của nền sản xuất sẽ là nhân tố quy
định trình độ hiện đại và mức sống của xã hội. Sản xuất vật chất còn là nền tảng
hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần, ý thức xã hội.
Vật chất là cái quyết định ý thức. Nền kinh tế là cơ sở để thực hiện những chủ
trương, biện pháp trong việc quản lý, đề ra những chiến lược phát triển kinh tế,
chiến lược phát triển quân đội để đảm bảo an ninh và chủ quyền quốc gia. Căn cứ và
thực trạng của nền kinh tế, các tư tưởng và chính sách đổi mới phát triển kinh tế
được đưa ra phù hợp và hiệu quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao cho xã hội, cho
nhân dân.Tác dụng ngược trở lại, thể chế chính trị (ý thức) của một nước rất quan
trọng trong việc xây dựng đất nước. Chính trị ổn định là điều kiện tốt, tạo không khí
yên ấm, thoải mái và tự do để cá nhân, các tổ chức cống hiến và phát triển hết khả
Trang 9


năng của mình để đem lại lợi ích cho bản thân mình và lợi ích cho xã hội. Ý thức bắt
buộc phải biến đổi phù hợp với vật chất và những cái tiêu cực sớm muộn cũng bị
đào thải. Kinh tế giàu mạnh, xã hội phát triển đến đâu nhưng chính trị bất ổn định,
luôn là ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vấn đề chính trị nhức nhối hiện
nay là khủng bố từ khắp nơi trên thế giới, nạn phân biệt chủng tộc và tôn giáo, tranh
chấp chủ quyền biển đảo đang đe dọa rất nghiêm trọng đến hòa bình nhân loại và
cuộc sống của loài người.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi chúng ta phải xem xét
tình hình kinh tế từ thực tế khách quan, tránh chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, đồng
thời phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nỗ lực hoạt động chủ
quan trong hoạt động của con người.
2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong công cuộc xây dựng
nền kinh tế nước ta từ năm 1976 đến nay.
2.1 Sai lầm của đại hội Đảng lần IV (1976) do không xuất phát từ thực tiễn
khách quan
Sau thống nhất vào năm 1975, kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ,

nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị
chi phối bởi chiến tranh. Kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất
cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV nêu rõ: “ĐH xác định đường lối
xây dựng kinh tế là đẩy mạnh công nghiệp hóa ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng
một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đưa VN trở
thành một nước công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến,
quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”. Đại hội vấp phải một số
sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ
nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện
và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất và sai lầm trong cả chủ trương cải
Trang 10


tạo, quản lí kinh tế, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Kết quả là kinh tế quốc dân
mất cân đối lớn và kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy
tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăm cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển,
thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh
nhiều hiện tượng tiêu cực.
2.2 Những thay đổi trong chủ trương, đường lối của Đảng

Đại hội Đảng lần V vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ, đồng thời
cũng chưa đề ra các chính sách mới cho nền kinh tế 1981-1985. Đại tiếp tục mắc sai
lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lí kinh tế khi đưa ồ ạt nông dân miền Nam,
Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong quản lí của
Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt
tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở
nên khó khăn (tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã

không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn
định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt
Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Đại hội VII, sau khi đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và trong
nước đã đề ra mục tiểu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, những phương châm chỉ
đạo trong năm năm 1991-1995, đặc biệt đáng chú ý là phương châm kết hợp động
lực kinh tế và động lực chính trị tinh thần, phương châm tiếp tục đổi mới toàn diện
và đồng bộ đưa công tác đổi mới vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới lĩnh vực khác. Nổi
bật nhất là nội dung cương lĩnh đặc trưng của CNXH: một là XHCN là XH do nhân
dân lao động làm chủ; hai là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba là có nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bốn là con người được giải phóng khỏi áp bức,
bóc lột, bất công; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự
Trang 11


do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; năm là các dân tộc trong
nước cùng bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; sáu là có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sau hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, TW Đảng (khoá VII) ra nghị
quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ mới đến năm 2000 theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với nội dung của Hội nghị TW lần thứ VIII, có
thể nói là đã hoàn thành chương trình cụ thể hoá một bước cương lĩnh và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội VII đã thông qua. Với sự thành công của công
cuộc đổi mới hơn mười năm (1986 - 1995), chúng ta càng có cơ sở để khẳng định
rằng, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp
với xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Chúng ta phải thừa nhận giai đoạn phát
triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã phủ nhận nó mà tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản. Quán triệt nguyên tắc khách quan khắc phục

bệnh chủ quan duy ý chí là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, nhiệm vụ này chỉ
được thực hiện nếu chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức
khoa học. Và trên cơ sở nghiên cứu tình hình các nước tư bản chủ nghĩa trên thế
giới, những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội và tình hình thực tế của nước ta để vận
dụng một cách tổng hợp các mặt mạnh, hạn chế chế các mặt yếu của chủ nghĩa tư
bản, và đưa ra phương châm phát triển kinh tế Việt nam sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ tình hình thực tế và căn cứ vào Cương lĩnh của
Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh
xã hội công bằng văn minh.

Trang 12


Qua những dẫn chứng trên, ta thấy rõ tác động qua lại giữa ý thức và vật chất,
giữa kinh tế và chính trị. Nhờ có đường lối đổi mới, sản xuất phát triển, đời sống
nhân dân nói chung được cải thiện, mức khủng hoảng đã giảm bớt, do đó góp phần
ổn định tình hình chính trị đất nước, góp phần vào việc phát huy dân chủ trong xã
hội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương pháp luận
duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới,
tiến hành đổi mới kinh tế trước để tạo điều kiện đổi mới trong lĩnh vực chính trị.
2.3 Công cuộc xây dựng kinh tế ở nước ta hiện nay

Thực tế trong những năm qua, với những chính sách, chương trình phát triển
kinh tế chính trị xã hội, chính sách ngoại giao hợp lý, chúng ta đã đạt được những

bước tiến rất quan trọng, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, là thành viên của khối
ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam á), đặc biệt năm 1998 ta đã trở thành thành
viên của khối APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương) và năm
2014, chúng ta đã gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP).Từ chỗ
bị bao vây cấm vận nay đã được bình thường hoá được tất cả các nước lớn, có quan
hệ ngoại giao,quan hệ thương mại với nhiều nước trong khu vực, đồng thời cân bằng
quan hệ với các nước lớn, phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều
đó có ý nghĩa to lớn trong việc giữ vững môi trường hoà bình ổn định, là nền tảng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV
tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức
tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Lạm phát cơ
bản bình quân năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.

Trang 13


KẾT LUẬN
Trải qua hơn 30 năm thay đổi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
đặc biệt là vận dụng sáng tạo linh hoạt các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin,
nền kinh tế và tình hình chính trị, xã hội của nước ta đã có những biến chuyển tích
cực và sâu sắc. Tuy nhiên, nước ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn
trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, chính là sự bất ổn kinh tế, thị trường chứng
khoán Trung Quốc giảm điểm liên tục, tỷ giá có nhiều biến động đã tác động lớn đến
nền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, nhiều vấn đề nhạy cảm về chính trị ,về chủ quyền
biển đảo, căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và khủng bố đặc biệt nghiêm trọng ở
Châu Âu cũng là thách thức đang đặt ra cho nước ta. Thứ ba, vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu đang diễn ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Chính những vấn đề cấp thiết trên đặt chúng ta vào trong tinh thần sẵn sàng

hành động, sẵn sàng chung tay vì đất nước, vì cộng đồng. Không chỉ chờ đợi chính
sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, mỗi con người chúng ta cần phải tôn trọng
hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất, đồng thời phải phát
huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cải tạo đất nước.
Việc nắm rõ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức sẽ giúp Đảng ta
có được những đường lối đúng đắn để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam
ngày càng phát triển vững mạnh, nhân dân có đời sống ấm no, hạnh phúc.

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng của thầy Bùi Bá Linh.


2.

Bùi Văn Mưa và cộng sự, (2014), Triết học các chuyên đề tham khảo,

tr.196-209.
3.
Bùi Văn Mưa và cộng sự, (2014), Triết học, tr.69-108.
Website:
1.
Tổng cục thống kê, 2015. Tình hình kinh tế xã hội năm 2015
[Ngày truy cập: 12/01/2016)
2. Các kỳ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam Từ Đại Hội I Đến Đại Hội X
[Ngày truy cập: 12/01/2016]
3. Hải Minh, 2006.Cô gái lớn lên giữa bầy chó, [Ngày truy cập: 12/01/2016)
4. [Ngày truy cập: 12/01/2016)




×