Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNHVỰC CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.44 KB, 13 trang )

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ TẠI TỈNH PHÚ YÊN
GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TS. LÊ VĂN HUY
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
ThS. TRẦN THỊ HÂN
Trường Đại học Nha Trang
1. GIỚI THIỆU
Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy và phát triển
kinh tế - xã hội, song việc vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào phụ thuộc rất lớn
vào chính sách của mỗi tỉnh/thành phố. Trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng
cửa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành
kinh tế; phạm vi cấm và hạn chế đầu tư đối với nước ngoài không nhiều. Nhà nước
đã khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự
án trên toàn lãnh thổ, kể cả ở thành thị, nông thôn và miền núi với những ưu đãi đặc
biệt cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi.
Việt Nam thuộc vào một số ít nước áp dụng phương thức: xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT), một phương thức đặc biệt do Chính phủ hoặc các cơ
quan được Chính phủ ủy quyền trực tiếp ký hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài để
thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế, kỹ thuật - sân bay, bến cảng, đường
giao thông, nhà máy điện, nhà máy nước... với những ưu đãi đặc biệt về thuế, về việc
không thu tiền thuê đất với thời hạn từ 50 năm trở lên. Bên cạnh đó, cũng có nhiều
chủ trương, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong nước ở từng lĩnh vực, từng
địa điểm khác nhau như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hỗ trợ về vốn đầu tư... Đồng thời, có rất nhiều lợi thế để thu hút nhà đầu tư
như: tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng du lịch, du lịch biển, du lịch sinh thái...
Tại các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những lợi thế,
tiềm năng về di sản văn hóa thế giới nổi tiếng; những khu công nghiệp (KCN), khu
kinh tế (KKT) với cơ chế, chính sách vượt trội và định hướng phát triển một số ngành
công nghiệp lớn có sức lan tỏa sẽ được phát huy một cách triệt để và hiệu quả, góp


phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng và quốc gia. Từng địa
phương trong vùng cũng có những lợi thế vượt trội trong việc thu hút vốn đầu tư, độ
sẵn sàng cũng như công tác chuẩn bị dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư rất cao, đặc biệt
là đón đầu làn sóng đầu tư mới thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế.
Phú Yên là một vùng đất có nhiều tiềm năng để khai thác, không thua kém gì
với các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhưng Phú Yên chưa
thật sự nắm bắt đúng mục tiêu phát triển, định hướng, quy mô và tầm quan trọng của
từng dự án, chính vì thế nhiều dự án đã ngừng triển khai. Trong năm 2011, Phú Yên
đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách, các
nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình như: Đại
lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam
Trung Bộ 2011 và nhiều chương trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước
bạn...


Xuất phát từ tình hình thực tế tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng,
để nền kinh tế - xã hội tăng trưởng và phát triển mạnh thì vấn đề thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước là rất quan trọng. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Phú Yên
không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quản lý địa phương mà phải xuất phát
từ những sự lựa chọn các yếu tố cụ thể của các nhà đầu tư, cần hiểu rõ được các nhà
đầu tư muốn gì và lí do nào họ quyết định bỏ vốn để đầu tư vào mỗi khu vực, mỗi
lĩnh vực khác nhau, từ đó các nhà quản lý của tỉnh sẽ có những cải tiến, biện pháp cụ
thể và rõ ràng hơn để tăng cường thu hút vốn đầu tư. Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến thu hút vốn đầu tư nhằm giúp cho các nhà quản lý của tỉnh Phú Yên có một
cái nhìn tổng quát hơn về các nhân tố tác động và đưa ra một số gợi ý nhằm tăng
cường thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Phú Yên.
2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư
Phú Yên với điểm xuất phát kinh tế thấp; cơ sở hạ tầng, các điều kiện kinh tế xã hội phục vụ cho phát triển còn nhiều khó khăn; đồng thời xa cách trung tâm kinh tế
lớn của đất nước. Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư

trong và nước ngoài tập trung đầu tư vào các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Xét về tỷ trọng giá trị ngành kinh tế, có thể thấy giá trị được tạo ra bởi khu vực
công nghiệp - dịch vụ khá cao với tỷ trọng chiếm 65% năm 2005. Vốn đầu tư tập
trung vào ngành công nghiệp chiếm 38,4%, ngành dịch vụ chiếm 26,6%; trong khi
đó, tổng các ngành còn lại chỉ chiếm 35%. Lượng vốn tập trung chủ yếu vào ngành
công nghiệp - dịch vụ, trong đó công nghiệp chiếm phần lớn hơn. Có thể nói kinh tế
khu vực công nghiệp - dịch vụ đã và đang đóng góp một phần rất lớn sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Phú Yên. Góp phần chuyển dần, và nâng cao giá trị của ngành công
nghiệp - dịch vụ. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - dịch vụ ngày càng cao trong cơ
cấu ngành cấu kinh tế Phú Yên. Cụ thể: năm 2005: 65%; năm 2006: 71%; năm 2007:
73,6%; năm 2008: 69,4%; năm 2009: 71,1% và năm 2010: 77,7%.
Bảng 1. Tình hình thu hút vốn đầu tư tỉnh Phú Yên từ năm 2005 - 2010


Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên từ 2005 đến 2010
Năm 2005 - 2006, Phú Yên mới khởi động việc thu hút vốn đầu tư trong nhiều
lĩnh vực nên trong 2 năm này vốn đầu tư chưa cao. Từ năm 2006, Phú Yên hòa
chung vào công cuộc hội nhập của đất nước, với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn
chỉnh và thông thoáng, như Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và nhiều văn
bản luật đã được ban hành theo như cam kết của Việt Nam trong WTO... Được sự
quan tâm của Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Yên đã
kịp thời nắm bắt cơ hội, từng bước khắc phục những khó khăn trước đây, đồng thời
đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư.
Bước sang 2007, nguồn vốn đầu tư của Phú Yên có khả quan hơn. Tiếp tục
mời gọi đầu tư, thời gian này, Phú Yên tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong
và nước ngoài. Tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại hai nước Singapore,
Malaysia. Tại Hà Nội, tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư tổ chức hội nghị xúc
tiến đầu tư du lịch vào Phú Yên. Từ năm 2007, Phú Yên là tỉnh xếp thứ hai (sau
Thành phố Hồ Chí Minh) về thu hút FDI và dẫn đầu khu vực miền Trung và Tây
Nguyên ở lĩnh vực này. Trong hai năm 2009 - 2010, mặc dù bị ảnh hưởng khủng

hoảng kinh tế thế giới, nhưng nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài vẫn đến Phú Yên
tìm cơ hội đầu tư.
Từ một tỉnh thuần nông, ba năm trở lại đây, Phú Yên đã vươn lên có mặt trong
tốp mười tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, với nhiều dự án hàng tỷ
USD. Ðối với vùng đất còn nghèo này, đây sẽ là bước đột phá để đẩy nhanh phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên có
cả ba vùng: biển, đồng bằng và đồi núi, với nhiều tiềm năng để phát triển các dự án
kinh tế lớn. Tỉnh Phú Yên đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều
công trình văn hóa phục vụ phát triển du lịch và tăng cường liên kết với các
tỉnh/thành phố, các đối tác nước ngoài để gọi vốn đầu tư. Tuy còn nghèo, nhưng tốc
độ tăng trưởng GDP của Phú Yên nhiều năm liền đạt 2 con số. Những sự kiện mới
vừa nêu kéo theo hàng trăm dự án đầu tư đang mời gọi, sẽ tạo thêm sức thu hút mạnh
mẽ để các nhà đầu tư đến với Phú Yên ngày càng nhiều hơn, tạo đà cho Phú Yên
tăng tốc trong những năm tiếp theo.
2.2. Thách thức lớn đối với thu hút vốn đầu tư trong việc bảo vệ môi
trường tại Phú Yên
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã
có những sai phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường như: không thực hiện việc giám sát
chất thải môi trường xung quanh theo quy định, xả nước thải, khí thải và bụi vượt
chuẩn cho phép, không niêm yết công khai bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động
môi trường tại địa điểm thực hiện dự án...; không có văn bản báo cáo gửi các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật; xử phạt hành chính hơn 100 triệu đồng. Điển hình là:
Nhà máy sản xuất thuốc tân dược (Công ty cổ phần PYMEPHARCO): 23,5 triệu
đồng; Cơ sở nuôi trồng hải sản tổng hợp (Công ty TNHH An Hải): 17 triệu đồng;
Nhà máy sản xuất xỉ titan (Công ty cổ phần Khoáng sản Kenee Việt Nam): 16,2 triệu
đồng; Nhà máy Cơ khí xây dựng và giao thông (Công ty TNHH Xây dựng và Quảng
cáo Phương Tuấn): 16 triệu đồng; Xí nghiệp Inmenit Sông Cầu (Công ty cổ phần
Khoáng sản Phú Yên): 14,7 triệu đồng; Nhà máy sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu
(Công ty TNHH Phú Mỹ): 14 triệu đồng...



Ngoài việc bị xử phạt hành chính, tỉnh còn yêu cầu các doanh nghiệp trên phải
có biện pháp khắc phục các vi phạm. Cũng trong thời gian này, tỉnh đã xử phạt 300
triệu đồng đối với chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long (thôn Hảo Sơn, xã Hòa
Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên) vì vi phạm các thủ tục về tài nguyên và môi
trường. Chi nhánh này bị phạt 100 triệu đồng vì chưa được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giao hoặc thuê đất nhưng đã tiến hành xây dựng 65 hạng mục của công
trình khu du lịch sinh thái Đá Bia - cầu Suối Lớn - đèo Cả tại khu vực rừng đặc dụng
Đèo Cả, xã Hòa Xuân Nam; bị phạt 200 triệu đồng vì không lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường để cơ quan chức năng phê duyệt.
Đa số các nguồn vốn đầu tư vào Phú Yên thường gắn với các ngành khai thác
tài nguyên, nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm...
Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận nhà đầu tư hưởng còn hậu quả thì
nơi nhận đầu tư phải gánh chịu. Các ngành công nghiệp khai thác thì làm lãng phí và
cạn kiệt nguồn tài nguyên. Chính vì thế, thách thức chủ yếu đối với Phú Yên là phải
tìm được giải pháp thúc đẩy nguồn vốn đầu tư mà đảm bảo được phát triển bền vững,
không lặp lại những sai lầm của các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền
vững, đã gây nên những xung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên.
3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu của các
nước trên thế giới về các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp - du lịch một địa phương, đồng thời qua nghiên cứu định tính, tác giả đã hình
thành 7 nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ với
các chỉ báo đo lường (items) được giới thiệu trong bảng 2.
Bảng 2: Các nhân tố và chỉ báo (items) của các nhân tố tác động đến thu hút
vốn đầu tư



Biến số
1. Điều
kiện tự
nhiên
(TN)

Chỉ báo
TN1. Tài nguyên thiên nhiên
TN2. Vị trí địa lý
TN3. Yếu tố địa hình
TN4. Điều kiện khí hậu
TN5. Tiềm năng du lịch

HT1. Cảng biển quốc tế
HT2. Mạng lưới phát triển đường cao
tốc
HT3. Mạng lưới phát triển đường sắt
HT4. Sân bay quốc tế
HT5. Hệ thống điện, nước, viễn thông
LĐ1. Trình độ đội ngũ nguồn nhân lực
LĐ2. Quy mô dân số trong độ tuổi lao
3. Lực
động
lượng lao LĐ3. Kỹ năng tay nghề của người lao
động (LĐ) động
LĐ4. Lao động dồi dào
LĐ5. Giá thuê nhân công rẻ
UĐ1. Các chế độ ưu đãi
4. Ưu đãi

UĐ2. Xây dựng cơ sở hạ tầng
đầu tư
UĐ3. Sự ổn định nền kinh tế - chính trị
(UĐ)
UĐ4. Dịch vụ sau đầu tư
UĐ5. Hệ thống pháp luật về đầu tư
5. Hệ
NH1. Cơ sở vật chất
thống các NH2. Trang thiết bị
dịch vụ tài NH3. Độ tin cậy của dịch vụ
chính NH4. Năng lực phục vụ
ngân hàng NH5. Đáp ứng nhu cầu
(NH)
NH6. Dịch vụ nhanh chóng, an toàn
6. Sự phát
QG1. Thủ tục hành chính
triển của
QG2. Cơ chế một cửa
nền hành
QG3. Sự minh bạch của chính quyền
chính
QG4. Bộ máy hành chính
quốc gia
QG5. Tăng trưởng GDP
(QG)
7. Chính
CS1. Chính sách ưu đãi đầu tư
sách thu
CS2. Cơ hội đầu tư
hút vốn

CS3. Các dự án ưu tiên đầu tư
đầu tư
CS4. Hỗ trợ đầu tư
(CS)
CS5. Biện pháp khuyến khích đầu tư
2. Hệ
thống cơ
sở hạ tầng
(HT)

Lý thuyết nền
Dũng, 2008; Giới 2006;
Ntwala, 2003; Obazuage,
2007; Tyler và Miranda,
2007; Youli và Jian, 2009;
Ewa, Matylda và Tomasz,
2008.
Dũng, 2008, Lale và
Sevkiye, 2005; Manjit và
Leo, 2005; Obazuage, 2007

Giới, 2006; Fallon, Cook
và Billimoria, 2001; Lale và
Sevkiye, 2005; Manjit và
Leo, 2005; Wenfei và Qie,
2009
Lale và Sevkiye, 2005;
Manjit và Leo, 2005 ;
Ntwala, 2003; Obazuage,
2007; Wenfei và Qie, 2009;

Youli và Jian, 2009
Huy và Thảo, 2008, Fallon,
Cook và Billimoria, 2001 ;
Lale và Sevkiye, 2005;
Manjit và Leo, 2005; Ntwala,
2003; Fawaz, 2009
Fallon,Cook và Billimoria,
2001; Lale và Sevkiye,
2005; Manjit và Leo, 2005;
Ntwala, 2003; Fawaz, 2009
Dũng, 2008; Giới, 2006;
Lale và Sevkiye, 2005;
Manjit và Leo, 2005;
Wenfei và Qie, 2009;
Fawaz, 2009


Nguồn: Lê Văn Huy và Trần Thị Hân (2010), “Nghiên cứu lý thuyết những nhân
tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp dịch vụ tại một địa
phương: Trường hợp tại tỉnh Phú Yên’’, Tạp chí Ngân hàng, Số 16, 43 - 48.
Biến số phụ thuộc thu hút vốn đầu tư được đo lường bằng số vốn đầu tư của các
doanh nghiệp, chủ đầu tư đã đăng ký tại tỉnh Phú Yên (số liệu được thu thập tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên).
Trên cơ sở các nhân tố và chỉ báo được giới thiệu ở trên, bảng câu hỏi được xây
dựng thông qua thang đo lường các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh
vực công nghiệp - dịch vụ tại tỉnh Phú Yên. Đối với các biến số độc lập, nghiên cứu sử
dụng thang đo Likert 5 điểm với (1) là hoàn toàn không quan trọng và (5) là hoàn
toàn quan trọng. Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã đăng ký tại Phú
Yên, dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại và gửi
thư tín, số bản câu hỏi phát ra là 400 bản, kết quả thu về 364 bản, trong đó có 313 bản

câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu. Việc xử lý số liệu, kiểm
định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả mẫu
Với 313 doanh nghiệp nghiên cứu, về loại hình doanh nghiệp có 48 công ty cổ
phần, chiếm 15,3%; 187 công ty TNHH và tư nhân, chiếm 59,7%; 48 ban quản lý,
chiếm 15,3% và 30 chi nhánh cửa hàng, chiếm 9,6%. Phần lớn các doanh nghiệp đầu
tư trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (203 doanh nghiệp), chiếm 64,9%; 89 doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 28,4%; còn lại là lĩnh vực xây dựng
và các lĩnh vực khác (chiếm 6,7%). Số lượng doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm
tỷ lệ 71,2% (223 doanh nghiệp), trên 50 lao động (90 doanh nghiệp) chiếm 28,8%.
Đa phần (308 doanh nghiệp) đầu tư vào Phú Yên là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
(chiếm 98,4%), có 292 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 93,3% và vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 6,7% (21 doanh nghiệp).
4.2. Kết quả phân tích
Nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo qua phân
tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả cho thấy, tất cả các
thang đo có giá trị Cronbach Alpha ≥ 0,6 nên có thể khẳng định đảm bảo tính nhất
quán nội tại (internal consistency) của thang đo (Nunnally và Burnstein, 1994). Vì hệ
số KMO = 0,955, kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên dữ liệu phù
hợp để tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố (EFA), sau khi đã loại
các biến trong thang đo các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư có hệ số tải nhỏ
hơn 0,5 (gồm 3 biến là TN5, QG4, QG5), kết quả phân tích được hình thành gồm 7
nhân tố với 33 biến quan sát có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, cụ thể: Lực lượng lao
động (LĐ1, LĐ2, LĐ3, LĐ4, LĐ5); Hệ thống các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng
(NH1, NH2, NH3, NH4, NH5, NH6); Hệ thống cơ sở hạ tầng (HT1, HT2, HT3, HT4,
HT5); Ưu đãi đầu tư (UĐ1, UĐ2, UĐ3, UĐ4, UĐ5); Điều kiện tự nhiên (TN2, TN3,
TN4); Sự phát triển của nền hành chính quốc gia (QG1, QG2, QG3) và Chính sách
thu hút vốn đầu tư (TN1, CS1, CS2, CS3, CS4, CS5).



Kết quả hồi quy cho thấy, vì F = 150,367 và Sig = 0,000 nên có thể khẳng định
việc thu hút vốn đầu tư chịu tác động của 6 nhân tố đó là Chính sách thu hút vốn đầu
tư (CS); Lực lượng lao động (LĐ); Sự phát triển của nền hành chính quốc gia (QG);
Điều kiện tự nhiên (TN); Hệ thống cơ sở hạ tầng (HT); Hệ thống các dịch vụ tài
chính - ngân hàng (NH). Mặt khác, kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy mô
hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan vì hệ số phóng đại
phương sai (VIF) của các biến đều nhỏ hơn 5 và Durbin - Watson = 1,612. Hệ số R 2
= 74,7% chứng tỏ sáu biến trong mô hình giải thích đến 74,7% biến thu hút vốn đầu
tư tại Phú Yên.
Bảng 3: Bảng phân tích các hệ số hồi quy
B
Hằng số
CS

QG
TN
HT

Beta

4.461
1.780

.727

.381

.187


.335

.099

-.177

-.080

.226

.111

-.336

-.109

t
12.122
14.
912
4.2
03
2.9
58
2.141
2.9
84

Mức ý
nghĩa


Tolera
nce

VIF

.000

.348

2.870

.000

.420

2.379

.003

.745

1.342

.033

.595

1.680


.003

.593

1.686

.018

.392

2.550

.000

NH

Biến phụ thuộc: Ln_VĐT
R2 = .747, R2 điều chỉnh = .742

2.382

F = 150.367, Sig = .000
DW = 1.612


Phương trình hồi quy tuyến tính được biểu hiện thông qua mô hình:
Ln_VĐT = - 4,461+ 0,727CS + 0,187LĐ + 0,099QG – 0,080TN + 0,111HT –
0,109NH + ε
Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư chịu tác động
bởi 6 nhân tố, trong đó có bốn nhân tố tác động cùng chiều với thu hút vốn đầu tư

(CS, LĐ, QG, HT). Chính sách thu hút vốn đầu tư (CS) có ý nghĩa quan trọng nhất
đối với việc thu hút vốn đầu tư (Beta = 0.727), tiếp đến là Lực lượng lao động - LĐ
(Beta = 0.187), Hệ thống cơ sở hạ tầng - HT (Beta = 0.111) và cuối cùng là Sự phát
triển của nền hành chính quốc gia - QG (Beta = 0.099). Hai nhân tố tác động ngược
chiều với thu hút vốn đầu tư là điều kiện tự nhiên và hệ thống các dịch vụ tài chính ngân hàng (TN, NH), điều này cho thấy, mặc dù các yếu tố về điều kiện tự nhiên của
Phú Yên như tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng nhưng
Phú Yên vẫn chưa phát huy hết những ưu thế, chưa quảng bá tiềm năng sẵn có của
mình đến với các nhà đầu tư nhằm khắc phục những bất lợi về điều kiện tự nhiên như
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, địa hình chủ yếu là đồi núi. Mặt khác, hệ thống
dịch vụ tài chính - ngân hàng chưa được đầu tư đúng mức, trang thiết bị và khả năng
phục vụ các nhà đầu tư chưa thật sự hài lòng. Những nguyên nhân đó có thể cho thấy
những hạn chế của Phú Yên so với các khu vực khác và có thể các yếu tố này đã làm
giảm đi nguồn vốn đầu tư vào Phú Yên.
5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ TỈNH PHÚ YÊN
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý nhằm thu hút vốn đầu tư
vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ tại tỉnh Phú Yên:
5.1. Tiếp tục xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư tại địa phương
Phú Yên đang thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư,
nhưng thực tế chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chính vì thế Phú Yên cần tiếp tục xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư bằng
nhiều hình thức hấp dẫn hơn, cần phải tính toán để đảm bảo tính vượt trội so với các
khu vực khác. Giải pháp này sẽ tạo ra sự kích thích đầu tư của các doanh nghiệp. Các
chính sách ưu đãi sẽ có nhiều cơ chế đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp lớn; đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án hấp dẫn nhằm kêu gọi các nhà đầu tư đến với
Phú Yên; phát huy những lợi thế sẵn có; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu các nhà đầu tư; hình thành nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt trước và sau
đầu tư; ưu đãi đối với từng khu vực, từng địa điểm khác nhau như: ưu đãi về thuế, ưu
đãi về đất, thủ tục hành chính...
Các chính sách này cần phải được tính toán cẩn trọng để phát huy tác dụng lâu

dài đồng thời thu hút được các doanh nghiệp mong muốn. Cần đặt ra những mục tiêu
cụ thể trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn của từng khu vực. Đồng thời, cần tổ
chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm quảng bá hình ảnh của mình đến với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Phú Yên cần cung cấp đầy đủ thông tin
pháp luật cho các doanh nghiệp và tư vấn cho doanh nghiệp về thực thi pháp luật môi
trường. Đồng thời giải quyết các xung đột môi trường giữa hoạt động công nghiệp và
người dân nhằm kiểm soát chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ điều kiện sống của
con người.
5.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp - dịch vụ


Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy và phát
triển nền kinh tế - xã hội, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trong những năm qua, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Phú Yên
còn nhiều hạn chế. Hiện toàn tỉnh mới chỉ có 96.125/492.350 người trong độ tuổi lao
động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 22% (trong đó tỷ lệ lao động từ công nhân kỹ thuật
trở lên mới chỉ đạt 11,5%). Tổng số sinh viên Phú Yên đang học ở các trường đại học
trong cả nước khoảng 6.000, chỉ mới đạt tỷ lệ 70 sinh viên/1 vạn dân, thấp hơn nhiều
so với bình quân cả nước. Đáng chú ý hơn là số học sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc
THPT hàng năm gần 10.000 em, trong đó, số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao
đẳng chưa vượt qua tỷ lệ 15%. Như vậy, hàng năm tổng số học sinh có nguyện vọng
thi vào các trường đại học, cao đẳng còn hơn 8.000. Trong đó, có khá nhiều học sinh
ở các vùng khó khăn không có điều kiện dự thi và theo học ở các trường ngoài tỉnh.
Chính vì vậy, Phú Yên cần có nhiều hỗ trợ để nâng cao năng lực của các trung
tâm đào tạo, giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng, đại học... Tập trung đẩy mạnh
công tác đào tạo nguồn nhân lực thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu
luật pháp quốc tế, tập quán các nước, nâng cao kỹ năng đàm phán, khai thác thông tin
về thị trường quốc tế... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập.
Tăng cường sự liên kết giữa các trung tâm đào tạo với các doanh nghiệp trong tỉnh,
thành lập quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Phú Yên cần có nhiều chế độ, chính sách, cải thiện môi trường làm
việc để thu hút nhiều nhân tài có trình độ cao về công tác lâu dài tại tỉnh. Đặc biệt là
giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu
biết và ý thức về bảo vệ môi trường. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào
tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường và phòng ngừa, hạn chế tác động xấu của
thiên tai và sự cố đối với môi trường.
5.3. Đẩy mạnh và phát triển cơ sở hạ tầng để tăng sức cạnh tranh
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như
giao thông, điện nước, thông tin liên lạc... có tác dụng tích cực đến sự phát triển du
lịch của địa phương, góp phần tăng khả năng vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi và
là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp - dịch vụ. Phú Yên cần
chú trọng đầu tư phát triển đường giao thông, hệ thống điện, nước, viễn thông đến
các vùng có điều kiện tự nhiên tiềm năng và phong phú mà các nhà đầu tư đã nhắm
đến. Nâng cấp sân bay, bến cảng phục vụ cho vận tải và lưu thông được thuận lợi và
dễ dàng. Đầu tư xây dựng đường phố xanh - sạch - đẹp. Tăng cường thu phí bảo vệ
môi trường để sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
Mạng lưới giao thông tại Phú Yên có quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ
645 và quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc - Nam và Sân bay
Đông Tác, hệ thống đường liên thôn, liên xã chưa được đầu tư đúng mức, một số
tuyến đường xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại, chất lượng mạng
lưới giao thông mặc dù được cải thiện nhưng chưa thật sự tốt. Hệ thống điện, nước
chưa đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt...


Hệ thống thông tin liên lạc, internet qua đường truyền ADSL là một kênh liên
lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các bến
cảng, sân bay quốc tế phải đầu tư nhiều để phục vụ cho khách quốc tế. Mạng lưới
đường bộ cao tốc mới có bước khởi đầu hết sức nhỏ bé. Ngoài ra, Phú Yên cần kiến
nghị Chính phủ đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch nối liền với các
tỉnh và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc. Phú Yên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư

hơn, đủ sức cạnh tranh với các khu vực khác khi đã đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ
tầng tại tỉnh.
5.4. Tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính tại địa phương
Tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện cơ chế "một cửa liên
thông" trong giải quyết hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục chứng nhận đầu
tư, xóa bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà; tạo một hệ thống thủ tục đơn giản,
công khai, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã,
phường, đẩy mạnh cải cách hơn nữa việc thực thi luật và giảm bớt các thủ tục hành
chính phiền hà. Cải cách tiền lương, xây dựng một cơ chế tài chính thích hợp, áp dụng
điện tử hóa, tin học hóa nền hành chính nhà nước. Xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ với các
cấp quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
5.5. Đầu tư cho khoa học - công nghệ; tài chính - ngân hàng
Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất
lượng sản phẩm hàng hóa. Để phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa, trước hết phải tập trung đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ. Bởi
hiện phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu
và có tới 76% máy móc dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thế hệ những năm
1950 - 1960... Trong các ngành công nghiệp, mức độ lạc hậu của công nghệ ngày
càng thể hiện rõ ràng hơn. Các doanh nghiệp áp dụng tự động hóa chỉ chiếm 1,9%,
bán tự động là 19,6% và còn lại là cơ khí hóa và thủ công. Nếu so sánh với các nước
thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì tỷ lệ nhóm ngành sử dụng
công nghệ cao của Việt Nam chưa đạt tới 20%, trong đó tỷ lệ này của Thái Lan là
31%, Malaysia 51% và Singapore là 73%.
Chính vì những lý do đó mà Phú Yên chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư, đặc
biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Phú Yên cần khuyến khích các doanh nghiệp áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến trang thiết bị máy móc. Nghiên
cứu ứng dụng và triển khai là hướng được ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu
nhiều trình độ khác nhau. Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản để khoa học
- công nghệ đóng góp có hiệu quả trong việc tham mưu cho tỉnh. Xây dựng và phát

triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh, chú trọng công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin.
Đối với ngành tài chính - ngân hàng cần chú trọng và chỉ đạo trong việc đầu tư
trang thiết bị, nâng cao khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng
khoán Việt Nam. Hệ thống ngân hàng tại Phú Yên cần đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa
dịch vụ ngân hàng, coi đây là lợi thế để cạnh tranh trên thị trường tài chính - tín
dụng. Nhằm huy động nguồn vốn tín dụng của các nhà đầu tư và tạo uy tín cho các
nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn hình thức dịch vụ chuyển tiền. Từ đó sẽ tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau của Phú Yên.


5.6. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường
Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sinh thái để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong cân đối nguồn vốn
ngân sách nhà nước hàng năm cần ưu tiên cho các dự án xử lý chất thải, nước thải
vào bảo vệ môi trường. Vấn đề quy hoạch, quản lý các vùng nguyên liệu khoáng sản
cần xúc tiến triển khai, nhất là những loại khoáng sản thế mạnh, có trữ lượng lớn
(vàng, diatômit, đá granít...). Trước hết, tỉnh phải tăng cường công tác quản lý, tránh
tình trạng khai thác bừa bãi, gây lãng phí, khuyến khích những dự án khai thác và chế
biến sản phẩm cao cấp, mang lại giá trị kinh tế cao.
6. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cùng với định hướng của Nhà nước về việc tập trung
vào lĩnh vực du lịch, các KKT, KCN và cơ sở hạ tầng, thực hiện các hoạt động xúc
tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (đặc biệt là FDI) tại vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung. Phú Yên đã chuyển hướng chiến lược từ một tỉnh nông nghiệp
thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ, đã và đang có những giải pháp cụ thể nhằm thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Để làm được điều đó, cần có những nghiên cứu mang tính chất khoa học từ
việc xây dựng các nhân tố, thang đo lường để xác định mức độ tác động, là cơ sở cho
việc điều hành vĩ mô của chính quyền cấp tỉnh nói riêng và Chính phủ nói chung.
Nghiên cứu xác định mô hình các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh
vực công nghiệp - dịch vụ tại tỉnh Phú Yên sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến
lược nhận thức mức độ tác động của từng nhân tố đến thu hút vốn đầu tư, từ đó sẽ tập
trung phát triển điểm mạnh, tận dụng cơ hội, xác định mức độ quan trọng của từng
nhân tố để ưu tiên đầu tư, cải tiến sao cho có hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Đoàn Gia Dũng (2006), “Các nhân tố tác động đến khuynh hướng thay đổi
nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 15+16, Tr
17 - 21.
2. Lê Thế Giới (2006), “Vấn đề thu hút đầu tư và phát triển các khu công
nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh - Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng, số 3 (76), Tr 24 - 29.
3. Lê Thế Giới (2008), “Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ tại
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà
Nẵng, Số 6 (29), Tr 84 - 93.
4. Lê Văn Huy và Phạm Thị Thanh Thảo (2008), “Phương pháp đo lường chất
lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết”, Tạp chí Ngân hàng,
số 6, Tr 23 - 30.
5. Ngô Đức Mạnh (2006), “Từ những thành công ban đầu đến những bước tiếp
theo của công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam”, Thông tin khoa học xã hội, số
1, 3 - 8.


6. Nguyễn Văn Hân (2008), “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà
Nẵng, số 6 (29), Tr 94 - 100.

7. Trương Bá Thanh (2007), “Phát triển các loại hình dịch vụ và các doanh
nghiệp phụ trợ nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư nước
ngoài tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại
học Đà Nẵng, Số 20 (27), Tr 146 - 152.
Tiếng Anh
1. Ewa Bojar; Matylda Bojar and Tomasz Zminda (2008), “The clusters as a
factor attracting foreign direct investments in less developed regions”, The Journal
of the Romanian Regional Science Association, 2, 1, Pg 54 - 67.
2. Fallon Grahame; Cook Mark and Billimoria Arti (2001), “What factors
attract foreign direct investment?”, Teaching Business & Economics, 5, 3, Autumn,
ISSN. 1367 - 3289, Pg 13 - 18.
3. Fawaz Binsaeed (2009), “Factors affecting Foreign Direct Investment
Location in the Petrochemicals Industry, the case of Saudi Arabia”, BBS Doctoral
Symposium, 23rd & 24th.
4. Lale Berkoz and Sevkiye SenseTurk (2007), “Factors influencing the
Choice of FDI Locations in Turkey”, ITU Journal, 6, 2, Pg 59 - 72.
5. Manjit Singh Sandhu and Leo J. Fredericks (2005), “Factors Influencing
foreign direct investment in the Malaysian services sector a theoretical framework”,
Unitere - Journal, 1, Pg 18 - 31.
6. Ntwala Mwilima, “Foreign direct investment in Africa” (2003), Social
Observatory Pilot Project - Final Draft Report - FDI, Labour Resource and Research
Institute (LaRRI), Pg 29 - 45.
7. Nunnally, J. C. and Bernstein, I. H. (1994), Psychometric Theory (3rd Ed.),
New York: McGraw - Hill.
8. Obazuaye, P. (2007), “Foreign Direct Investment In Sub-Saharan Africa and
the Question of Human Rights in a Globalized Economy”, Presented at International
Studies 48th annual meeting in Chicago, IL, USA. Through February 28 th March
3rd at the Hilton Chicago.
9. Wenfei Lan and Qie Yin (2009), “Analysis of economic factors Attracting
FDI in Western China since the reform and the door-up”, International Journal of

Business and Management, 4, 2, Pg 26 - 30.
10. Tyler T. Yu and Miranda M. Zhang (2007), “Multivariate analysis of
foreign direct investment in China”, Journal of Applied Business Research, 23, 2, Pg
21 - 29.
11. Youli - Wang and Jian - Wang (2009), “Explore and analyze the
Influencing Factors in Focuses shift of the Investment of Taiwan businessmen in
Mainland”, School of Logistics Management, Fuzhou University, PRChina 350002.
Website:
1. />2. />

3.
/>e.1.asx
4. />


×