Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần Cao Ngạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.87 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU
THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG” CỦA
TÀO TUYẾT CẦN – CAO NGẠC

Sinh viên

: Nguyễn Thị Hà

Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn
Khóa học

: 2011 - 2015


Đắk lắk, 5 /2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU
THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG” CỦA
TÀO TUYẾTCẦN – CAO NGẠC
Sinh viên


: Nguyễn Thị Hà


Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn
Người hướng dẫn
ThS. Phan Thị Tâm Thanh

Đắk lắk, 5 /2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Phan
Thị Tâm Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong Khoa Sư phạm,
đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Văn học trường Đại học Tây Nguyên, đã
tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận.
Do thời gian hạn hẹp và cũng là bước đầu làm quen với nghiên cứu đề tài
khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

4



MỤC LỤC

5


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Lí do chọn đề tài

Văn học Minh – Thanh có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung
Quốc. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển văn học cổ điển,
đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại của nền văn học Trung
Hoa đặc sắc.
Ở Trung Quốc trước đây, tiểu thuyết bị xếp vào thể loại phi chính thống và bị
coi thường. Đến thời Minh – Thanh, tiểu thuyết đã trở thành thể loại chủ đạo.
Có thể kể tên những bộ tiểu thuyết nổi tiếng của giai đoạn này như: “Tam chí
quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Liêu trai chí dị”, “Kim Bình
Mai”, “Chuyện làng nho”, “Hồng lâu mộng”,…
“Hồng lâu mộng” là một trong bốn kiệt tác của văn học cổ điển Trung Quốc.
Người Trung Hoa đương thời có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu
mộng, độc tận thi diệc uổng nhiên!” (Chuyện trò mà không nói “Hồng lâu
mộng”, đọc lắm sách xưa cũng uổng công). “Hồng lâu mộng” đã góp phần
làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói chung
trở nên phong phú hơn.
“Hồng lâu mộng” phê phán xã hội phong kiến Trung Hoa mục nát với những
giáo điều khắc nghiệt đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm trong đời sống của
người dân Trung Quốc. Tác phẩm còn thể hiện tinh thần dân chủ, đòi tự do
yêu đương, giải phóng cá tính; đòi bình đẳng và khát khao một lí tưởng sống

mới.
Ảnh hưởng của “Hồng lâu mộng” không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước
Trung Hoa mà lan rộng ra trên văn đàn thế giới. Tính đến nay trên thế giới đã có
khoảng 16 ngôn ngữ khác nhau dịch toàn văn hoặc trích dịch “Hồng lâu mộng”
như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Italia, Hungari, Triều Tiên, Việt Nam,…
Là một giáo viên dạy văn tương lai với niềm đam mê dành cho văn học Trung
Quốc, đặc biệt là tiểu thuyết Minh – Thanh, trong đó có tác phẩm “Hồng lâu
mộng”, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Bi kịch con người cá nhân trong
6


tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần– Cao Ngạc” làm đề tài cho
khóa luận, với mong muốn khám phá, đào sâu thêm ý nghĩa và giá trị to lớn
của tác phẩm qua nghiên cứu bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm, để từ
đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu thuyết được đánh giá là một
trong “tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” để

hiểu thêm về tư tưởng của tác phẩm, thấy được sự kế thừa và đổi mới trong
bút pháp tiểu thuyết của tác giả, góp phần khẳng định vị trí của “Hồng lâu
mộng” trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc.

7


PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Từ khi mới ra đời, “Hồng lâu mộng” đã được bạn đọc hoan nghênh,

truyền bá rộng rãi và được đánh giá rất cao, tác phẩm nhanh chóng trở thành
món ăn tinh thần của quần chúng. “Hồng lâu mộng” không những có ảnh
hưởng lớn trong xã hội mà còn gây hứng thú mạnh mẽ trong giới nghiên cứu
của nhiều thế hệ người Trung Quốc.
Ngay từ đầu đã có hội nghiên cứu riêng về “Hồng lâu mộng” gọi là
Hồng học. Các nhà Hồng học chia làm nhiều trường phái nhưng họ đều cho
rằng “Hồng lâu mộng” viết về một câu chuyện có thật vào đời Thanh. Năm
1919, ở Trung Quốc diễn ra cuộc vận động Ngũ tứ, Hồng học chia ra thành
Cựu Hồng học và Tân Hồng học. Cựu Hồng học đi tìm những câu chuyện có
thực để chứng minh cho thiên truyện của Tào Tuyết Cần. Tân Hồng học lại đi
nghiên cứu sự tương đồng giữa cuộc đời tác giả và tác phẩm. Sau 1954, việc
nghiên cứu “Hồng lâu mộng” có nhiều bước chuyển đáng kể. Các bài viết dần
đi đến chỗ thống nhất, khẳng định giá trị tác phẩm về cả nội dung và nghệ
thuật.
Nhiêu Đạo Khánh từ góc độ của “Phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyền” đã
khảo sát quan điểm nữ giới của Tào Tuyết Cần qua “Hồng lâu mộng” và qua
đó khẳng định tư tưởng tiến bộ của tác giả.
Lý Quốc Tường trong “Luận quan niệm đạo đức hôn nhân của Hồng lâu
mộng” đã nhận định: “Vấn đề đạo đức hôn nhân và nữ giới là nội dung chủ
yếu và chiếm số trang tương đối của Hồng lâu mộng. Dường như hết thảy
nhân vật, sự kiện, tất cả việc miêu tả, yếu tố trữ tình đều liên quan đến vấn đề
này, cụ thể là liên quan tới vấn đề tự do hôn nhân của phụ nữ, ái tình và địa
vị bình đẳng nam nữ”.
2.2. Ở Việt Nam, từ những năm đầu thế kỉ XX, khi nhắc đến tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc, ít ai không nhắc đến “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần–
Cao Ngạc. Nhìn chung, những nghiên cứu về “Hồng lâu mộng” ở Việt Nam
có nhiều điểm tương đồng với những nghiên cứu của Trung Quốc, nghĩa là
8



các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu, khẳng định những đặc sắc về nội
dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có thể kể đến các công trình chủ yếu sau:
Lời giới thiệu “Hồng lâu mộng” của Phan Văn Các trong bộ tiểu thuyết
“Hồng lâu mộng” do Nxb Văn học xuất bản năm 1996 đã trình bày một số
vấn đề về tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc, quá trình sáng tác, văn bản và
lịch sử lưu truyền, sự ra đời và phát triển của Hồng học, khái quát nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
“Lịch sử văn học Trung Quốc” (1995) của Lê Huy Tiêu và Lương Duy Thứ,
từ việc chỉ ra cuộc sống hưởng lạc của hai phủ Vinh – Ninh, tác giả khái quát
nên bản chất của giai cấp thống trị phong kiến. Giáo trình cũng chỉ ra ý nghĩa
xã hội rộng lớn của bi kịch tình yêu trong “Hồng lâu mộng”.
“Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc” (2000) của Lương Duy Thứ đã
phân tích bản chất của giai cấp phong kiến, chỉ ra những mâu thuẫn nội tại
của xã hội thượng lưu, những điều kiện tất yếu dẫn đến sự suy tàn của nhà họ
Giả. Tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề bi kịch tình yêu và hôn nhân dưới chế
độ phong kiến.
“Giáo trình văn học Trung Quốc” (1998) của Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy
Thứ đã nhận định: “tài năng bậc thầy của ngòi bút tả thực theo quan niệm
nghiêm ngặt” của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc.
“Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc” (1991) của Trần Xuân
Đề cũng đã khẳng định tác giả “Hồng lâu mộng” không đứng ở vị trí người
thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thông qua hành động để khắc họa tính cách
nhân vật. Tác giả chỉ ra thường có sự xung đột giữa hai thế lực: cũ và mới,
tiến bộ và phản động làm địa bàn cho nhân vật hoạt động.
“Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ” (1999) của Nguyễn Khắc Phi
chú trọng tìm hiểu bút pháp “song quản tề hạ”, một bút pháp tiêu biểu góp
phần làm rõ tính cách nhân vật. Tác giả cũng đã bàn đến vấn đề miêu tả tâm lí
nhân vật trong tác phẩm.
“Mạn đàm về Hồng lâu mộng” của Trương Khánh Kiện, Lưu Vĩnh Lương do
Nguyễn Phố dịch (2002) là những bàn luận khá sắc sảo và thấu đáo về tài

9


năng miêu tả hiện thực một cách tỉ mỉ, chi tiết của tác giả. Tác giả đưa ra hai
mươi tám vấn đề luận giải đầy hấp dẫn và có ý nghĩa với độc giả về số phận,
cuộc đời người phụ nữ.
Thành tựu của những công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần khẳng định
những giá trị to lớn của “Hồng lâu mộng” về cả hai phương diện nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Qua khảo sát những bài viết của
các tác giả, chúng tôi nhận thấy vấn đề bi kịch con người cá nhân trong
“Hồng lâu mộng” là một trong những nội dung được quan tâm tìm hiểu nhằm
làm rõ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm, đó là một gợi ý hết sức quan trọng
để chúng tôi xây dựng đề tài. Thành tựu của các công trình nghiên cứu nói
trên là những tài liệu vô cùng quý báu, gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài
của khóa luận này.

10


PHẦN THỨ BA:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết
Cần – Cao Ngạc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bộ tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc qua bản dịch
của nhóm Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên dịch (2 tập), Nhà xuất bản
Văn học, năm 2009.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu bi kịch con người cá nhân trong “Hồng lâu mộng” qua hai bi kịch

chính: bi kịch tình yêu và bi kịch tư tưởng.
Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng con người cá nhân trong
tác phẩm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài nàychúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
3.4.1. Phương pháp thống kê – phân loại
Để tiến hành thống kê những chi tiết thể hiện bi kịch con người cá nhân trong
tác phẩm, sau đó phân loại những dẫn chứng trên góc độ bi kịch tình yêu và bi
kịch lí tưởng sống mới.
3.4.2. Phương pháp phân tích– tổng hợp
Tiến hành phân tích các dẫn chứng để phục vụ cho các luận điểm của đề tài,
trên cơ sở đó, tổng hợp, khái quát, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
3.4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
So sánh – đối chiếu với các thiên tiểu thuyết cùng thời khác để thấy được sự
kế thừa và đổi mới của tác phẩm.

11


3.4.4. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Do tác phẩm có dung lượng lớn (120 hồi), các tình tiết tản mạn nên việc sử
dụng phương pháp cấu trúc – hệ thống giúp chúng tôi nghiên cứu một cách
khoa học, có cái nhìn bao quát để từ đó tập trung hiệu quả vào vấn đề bi kịch
con người cá nhân, tìm ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng bi
kịch con người cá nhân trong tác phẩm.

12


PHẦN THỨ TƯ:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TIỂU THUYẾT MINH – THANH
4.1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
4.1.1.1. Tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc
Tào Tuyết Cần (1716 – 1763?) tên thật là Tào Triêm, tự là Mộng
Nguyên, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê, quê ở Liêu Dương, tổ tiên ông
vốn là người Hán sau nhập tịch Mãn Châu. Ông là một nhà thơ, một nhà tiểu
thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết “Hồng lâu
mộng” nổi tiếng.
Tào Tuyết Cần xuất thân trong một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại
quý tộc thời nhà Thanh. Vào thời Tào Dần – ông nội Tào Tuyết Cần, gia đình
họ Tào hết sức thịnh vượng, vua Khang Hy năm lần đi kinh lý phương Nam
thì đã bốn lần trú tại nhà ông. Qua đó có thể thấy được cuộc sống hào hoa và
mối quan hệ mật thiết giữa gia đình họ Tào với hoàng thất.Không chỉ là một
hào môn vọng tộc, gia đình Tào Tuyết Cần còn có truyền thống về văn
chương thi phú. Tào Dần là người lưu giữ sách nổi tiếng thời đó, chính Tào
Dần là người đứng ra hiệu đính và in ấn bộ “Toàn Đường Thi” nổi tiếng, ông
còn là tác giả bộ “Luyện đình thi sao” và nhiều trước tác khác.
Đến thời Ung Chính thứ 5 (1729), cha của Tào Tuyết Cần là Tào Diệu
bị cách chức với tội danh hành vi bất đoan, nhũng nhiễu dịch trạm, thiếu
khống rồi bị hạ ngục trị tội, tịch biên tài sản. Tào Tuyết Cần phải theo gia
đình rời Giang Nam về Bắc Kinh sinh sống, nhà họ Tào lâm vào cảnh sa sút
nhanh chóng. Tào Tuyết Cần phải sống qua ngày trong những ngày cay đắng
nhất của đời mình với nghèo khổ, sống nhờ vào việc bán tranh và sự giúp đỡ
của bạn bè. Sau này vì ốm đau không tiện chạy chữa, lại thêm đau khổ trước
cái chết của đứa con trai duy nhất, ông mất để lại người vợ góa bụa với cảnh
sống túng quẫn và 80 hồi “Thạch đầu kí” còn dang dở. Đám tang của ông chỉ
13



có vài ba người bạn thương tình tống táng qua quýt. Đó là kết cục bi thảm của
một tiểu thuyết gia thiên tài vào bậc nhất của nhân loại.
Tào Tuyết Cần sáng tác nhiều thơ nhưng đến nay đều bị thất truyền hết. Ông
sáng tác trước hết là để giải tỏa chính nỗi lòng tích tụ bao tâm sự chồng chất
của mình về con người và thời đại. Thế giới quan trong sáng tác của ông thấm
đẫm màu sắc hư vô và bi quan, đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về bản chất hủ
bại của giai cấp phong kiến thống trị đã làm nảy sinh ra những mâu thuẫn xã
hội đương thời.
Về con người của Tào Tuyết Cần, chúng ta chỉ biết rất sơ lược: ông là người
thông minh, nhạy cảm, đa tài, đa nghệ, giỏi thơ, khéo vẽ, thích rượu, cao
ngạo, phóng túng và có thái độ ngạo nghễ trước các thế lực đen tối trong xã
hội. Tuy lớn lên trong cảnh bần cùng, suy sụp của gia đình nhưng ông vẫn giữ
được phẩm chất thanh cao, coi khinh những kẻ xu thời phụ thế, chán ghét con
đường công danh phú quý.
Cao Ngạc (1738 – 1815?) tự là Lan Thự, Vân Sĩ, biệt hiệu là Hồng lâu ngoại
sĩ (người ở ngoài lầu hồng – không dính dáng đến công danh phú quý). Tổ
tiên của ông ở huyện Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Linh.Ông xuất thân từ tầng lớp
quý tộc, là người Hán nhập tịch Mãn Châu như Tào Tuyết Cần.
Thuở nhỏ Cao Ngạc thích đi du ngoạn cảnh đẹp quê hương. Ông là người
chăm học, thuộc lòng kinh sử, giỏi văn bát cổ, thi, từ, tiểu thuyết, hí khúc, hội
họa.Cao Ngạc muốn tiến thân lập công danh bằng con đường khoa cử. Năm
Càn Long thứ 53 (1788), Cao Ngạc thi Hương đỗ cử nhân. Năm Càn Long
thứ 60, ông thi đỗ tiến sĩ tam giáp và lần lượt làm chức Lịch quan nội các
trung thư, Nội các thị độc. Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ông đảm nhiệm việc
khảo xét kì thi Hương và khảo thí quan lại. Đến năm 1809, ông làm chức
Giang Nam đạo Giám sát ngự sử. Đến năm 1813, ông được thăng chức làm
Hình khoa cấp sự trung. Trong thời gian làm quan ông được xem là người tiết
tháo, cẩn trọng, chính sự cần mẫn, tài năng đứng đầu, hiểu biết sâu rộng.Cao
Ngạc làm quan dưới hai triều Càn Long – Gia Khánh, trải qua lắm hoạn nạn

trên quan trường, về già lại sống cuộc sống thanh bần.
14


Ngoài 40 hồi viết tiếp “Hồng lâu mộng”, Cao Ngạc còn có nhiều tác phẩm
khác: “Thanh sử cảo – Văn uyển nhị” có chép “Lan thự thi sao”, “Dương
Tông Hy trong Bát kỳ văn kinh” có chép “Cao Lan Thự tập”, đến nay đều bị
thất truyền. Hiện nay còn “Lan Thự thập nghệ” (bản thảo), “Lại trị tập yếu”
cùng tập thơ “Nguyệt tiểu sơn phòng di cảo” và tập từ “Nghiên Hương từ Lộc tồn thảo”.
4.1.1.2. Quá trình hình thành tác phẩm “Hồng lâu mộng”
“Hồng lâu mộng” (Giấc mộng lầu son) là bộ tiểu thuyết vĩ đại xuất hiện vào
thời Kiền Long (cuối thế kỉ XVIII). Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một
giai đoạn lịch sử văn học vì dung lượng đồ sộ, sự thành thục trong phương
pháp sáng tác, vì âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó mang đến cho
người đọc.
“Hồng lâu mộng” gồm 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết. Viết chưa
xong, ông từ trần. Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi sau.
Sống trong xã hội nhiều thăng trầm, gia đình lại lâm vào cảnh sa sút, ngẫm
trải đủ cay đắng cuộc đời bi lụy đã thôi thúc Tào Tuyết Cần sáng tác “Hồng
lâu mộng”. Ông đã dồn toàn bộ trí lực trong mười năm cuối đời để viết tác
phẩm và qua năm lần sửa chữa thì đã hoàn thành được 80 hồi và dự thảo 40
hồi còn lại.
Khi Tào Tuyết Cần mất tác phẩm vẫn chưa hoàn thành và không được công
bố. Mười lăm năm sau, bạn của ông là Cao Ngạc đã dụng tâm nghiên cứu tỉ
mỉ nguyên ý và căn cứ trên nền tảng ý tưởng, văn phong của Tào Tuyết Cần
mà viết tiếp 40 hồi sau cho phù hợp. Tác phẩm hoàn thành, Cao Ngạc đổi tên
“Thạch đầu kí” thành “Hồng lâu mộng” (Giấc mộng lầu hồng), vừa phù hợp
với nội dung tác phẩm, vừa mang dáng dấp của tâm hồn ông vì biệt hiệu của
ông là Hồng Lâu Ngoại Sĩ.
Giới nghiên cứu nhận định bốn mươi hồi sau của Cao Ngạc không thể sánh

với tám mươi hồi đầu của Tào Tuyết Cần về mặt nội dung và tư tưởng nghệ
thuật. Nhưng đóng góp to lớn của Cao ngạc là đã bảo vệ được sự nhất quán về
tư tưởng tình cảm, phong thái dung mạo, ngôn ngữ, tính cách của hơn 400
15


nhân vật mà Tào Tuyết Cần xây dựng, hoàn thành kết cấu bi kịch của toàn bộ
tác phẩm, khiến cho câu chuyện trở nên hoàn chỉnh, nhờ vậy mà “Hồng lâu
mộng” nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi.
4.1.2. Đặc điểm của tiểu thuyết Minh – Thanh
4.1.2.1. Đặc điểm chung
Tiểu thuyết Minh – Thanh kế thừa trực tiếp những thành tựu của thoại bản
Tống Nguyên, thuộc loại hình văn hóa Trung cổ gắn với sự xuất hiện của tầng
lớp thị dân và các đô thị.
Thông thường tiểu thuyết Minh – Thanh được chia ra làm năm loại: tiểu
thuyết lịch sử, tiểu thuyết nghĩa hiệp, tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết nhân
tình thế thái và đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn). Tiểu thuyết lịch sử lấy đề
tài trong lịch sử rồi diễn nghĩa ra. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm tiêu
biểu cho loại này. Tiểu thuyết nghĩa hiệp viết về anh hùng hảo hán, trọng
nghĩa khinh tài, xả thân vì nghĩa mà “Thủy hử” là tác phẩm tiêu biểu. Tiểu
thuyết thần ma lấy đề tài trong thần thoại hoặc trong truyện tôn giáo mà “Tây
du kí” là thành công hơn cả.Tiểu thuyết nhân tình thế thái lấy đề tài trong
cuộc sống đời thường, nói đến những tình cảm thông thường, những con
người bình thường. Loại này có thể xem “Hồng lâu mộng” là thành tựu tiêu
biểu, ngoài ra còn có “Kim Bình Mai”, “Chuyện làng nho” cũng là những tác
phẩm có giá trị. Loại cuối cùng là đoản thiên tiểu thuyết, có hàng ngàn tác
phẩm nhưng “Liêu trai chí dị” là nổi tiếng hơn cả.
Tiểu thuyết Minh – Thanh được viết theo kết cấu chương hồi. Để hấp dẫn
người nghe, đến đoạn cao trào, gay cấn, thì người kể dừng lại với lời mời:
“Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau phân giải”. Trong tác phẩm có sự

giao thoa giữa biên niên sử và truyện kể dân gian, sự xâm nhập của truyện
hoang đường vào sử sách. Ví dụ trong ba tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”,
“Thủy hử”, “Tây du kí” đều được đúc kết trên cơ sở ba mảng chuyện kể về
lịch sử, về hảo hán anh hùng, về chuyện nhà Phật.
Trong tiểu thuyết Minh – Thanh, cốt truyện rất được coi trọng.Câu chuyện cơ
bản được kể theo thời gian một chiều, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy
16


ra sau kể sau.Thông qua ngôn ngữ và hành động tác giả khắc họa tính cách
nhân vật.Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Minh –
Thanh. Tinh thần hào hiệp, trượng nghĩa cứu người của Lỗ Trí Thâm trong
“Thủy hử” được thể hiện rất rõ nét thông qua ba cú đấm đánh chết Trần Quan
Tây Trịnh Đồ. Hoặc tấm lòng cương trực của Trương Phi được thể hiện bằng
hành động Trương Phi đánh đến gãy mười cành liễu vào mông của tên mọt
dân hại nước Đốc Bưu.
Khi xây dựng hình tượng nhân vật, tiểu thuyết Minh – Thanh rất chú trọng
vận dụng thủ pháp ước lệ và công thức để miêu tả, lí giải.Nhưng để hình
tượng nhân vật trở nên sinh động thì ngoài việc phải biết lựa chọn những chi
tiết tiêu biểu, giàu ý nghĩa tượng trưngcòn đòi hỏi tác giả phải sắp xếp các chi
tiết đó thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm làm nổi bật đặc trưng tính cách
nhân vật.Biểu hiện tấm lòng trung nghĩa của Quan Vũ có đâu chỉ vài lời giới
thiệu sơ sài, mà là hàng loạt những câu chuyện sinh động.
Thơ và từ là hai thể loại được dùng phổ biến trong tiểu thuyết Minh –
Thanh.Những câu thơ, bài từ đặt ở đầu chương hoặc cuối hồi nhằm giới thiệu
hay tổng kết, có khi là sự giải thích hoặc là sự mỉa mai, phê phán, rút ra
những triết lí nhân sinh. Trong “Hồng lâu mộng”, những bài thơ từ còn có tác
dụng nhất định trong việc sáng tạo hình tượng nhân vật.
4.1.2.2. Đặc điểm của tiểu thuyết đời Minh
Các đề tài về lịch sử với cảm hứng chủ đạo là ca ngợi anh hùng là đề tài chủ

đạo của tiểu thuyết đời Minh. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: “Tam
quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”,…
Tiểu thuyết đời Minh có sự kết hợp giữa văn chương bình dân và văn chương
bác học. Bên cạnh những câu văn dẫn chuyện của tác giả là những câu đối
thoại, độc thoại, trong ngôn ngữ nhân vật đậm tính bình dân. Điều này khiến
cho tiểu thuyết đời Minh rất hấp dẫn và có tính nhân dân rất sâu sắc.
Thi pháp kế thừa thi pháp của loại hình truyện kể trung đại như kể theo thời
gian một chiều, nhân vật được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động,
ít chú ý miêu tả tâm lí nhân vật.
17


4.1.2.3. Đặc điểm của tiểu thuyết đời Thanh
Đề tài thế sự là đề tài chủ đạo của tiểu thuyết đời Thanh. Với cảm hứng phê
phán hiện thực, các tác giả đương thời đã phản ánh chân thực hiện thực đầy
rẫy bất công ngang trái của xã hội phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy
tàn.
Tiểu thuyết đời Thanh là tiểu thuyết tâm lí xã hội. Quan niệm nghệ thuật về
con người đã có sự đổi khác, người ta không còn viết về con người phi
thường nữa mà trong tác phẩm đã xuất hiện con người cá nhân, con người thế
tục.
Tiểu thuyết đời Thanh đã chú ý miêu tả tâm lí, tính cách và số phận nhân vật.
Kết cấu truyện gắn với sự phát triển tâm lí của nhân vật chứ không còn miêu
tả tuyến tính như trong tiểu thuyết đời Minh nữa. Vì vậy có thể thấy tiểu
thuyết đời Thanh gần với tiểu thuyết hiện đại. Hình tượng nhân vật trong tác
phẩm cũng có sự thay đổi cho phù hợp với trình độ, thị hiếu của tầng lớp thị
dân đang sống trong thời đại có nhiều biến chuyển mới. Nhân vật lúc này gắn
với đời thực và được miêu tả tâm lí nhiều hơn. Trong tiểu thuyết “Hồng lâu
mộng”, Tào Tuyết Cần cũng đã chú ý vận dụng những đoạn miêu tả tâm lí
ngắn gọn để khai thác bộ mặt tinh thần và nội tâm nhân vật.

4.1.3. Tiểu kết
Hoàn cảnh sống cơ hàn đã hình thành cho Tào Tuyết Cần cái nhìn sâu
sắc về xã hội phong kiến suy tàn đương thời. Ngòi bút nhạy cảm và tài hoa
của ông đã cho ta thấy được cái tâm trạng tích tụ về con người và thời đại
trong ông. Về cuối đời, trong lúc đói khổ, bệnh tật, đau đớn giày vò thì tài
năng của ông vẫn tỏa sáng ở đỉnh cao, “Hồng lâu mộng” là minh chứng cho
tài năng kiệt xuất ấy.
Tiếp bút đầy tài hoa cho bộ tiểu thuyết còn dang dở của Tào Tuyết Cần, Cao
Ngạc thực sự đã kết nối được quan điểm sáng tác của Tuyết Cần, hoàn thành
kết cấu bi kịch cho tác phẩm. Dù còn nhiều hạn chế về mặt nội dung và tư
tưởng nhưng Cao Ngạc đã góp phần đưa bộ tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” trở
18


thành một tác phẩm hoàn chỉnh có giá trị cao, đáng được tôn vinh là cuốn tiểu
hay nhất mọi thời đại mang ý nghĩa xã hội rộng lớn.
“Hồng lâu mộng” được xem là một tiểu thuyết mang tính hiện đại vì
trong tác phẩm đã xuất hiện những tình huống tâm lí đầy mâu thuẫn của số
phận con người cá nhân cụ thể, họ đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp. Số
phận của họ gắn với những đau đớn, bất hạnh, những thăng trầm, vui buồn
trong cuộc sống đời thường.
Văn học Minh – Thanh giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển văn
học Trung Quốc. Đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển văn học
cổ điển, cũng là giai đoạn dài nhất và có nội dung phong phú nhất, là giai
đoạn đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại. Thời Minh –
Thanh được xem là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết. Với các bộ “Tam
quốc”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Liêu trai chí dị”, “Kim Bình Mai”, “Chuyện
làng nho”, “Hồng lâu mộng”, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã đạt đến
trình độ hoàn chỉnh nên được gọi là tiểu thuyết cổ điển.


4.2. BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT
“HỒNG LÂU MỘNG”
4.2.1. Vấn đề bi kịch và bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm văn học
4.2.1.1. Khái niệm bi kịch
Từ phương diện thể loại, nói như Gulaiev: “bi kịch là một tác phẩm kịch
được xây dựng trên một xung đột, thể hiện về mặt thẩm mĩ những mâu thuẫn

19


tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con người với
khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó” [13, tr.166].
Từ phương diện mĩ học, cái bi (tragique, có người dịch là bi kịch) là một
phạm trù cơ bản của mĩ học dùng để xác định bản chất giữa cái mới và cái cũ,
cá nhân và xã hội và thể hiện thông qua những xung đột gay gắt, có khi dẫn
đến cái chết. Nói cách khác, cái bi là sự thất bại tạm thời, sự tổn thất (về mặt
vật chất – tinh thần), sự hi sinh của cái đẹp, cái cao cả [22, tr.80].
Trong văn học hiện đại, khái niệm bi kịch còn được hiểutheo một ý nghĩa
khác. Có thể hiểu đó là trạng huống tâm lí miêu tả số phận của con người
mâu thuẫn, bất mãn đến cùng cực, phải mang đau đớn, mất mát trong cuộc
đời đầy biến động và phức tạp. Chẳng hạn như sự mâu thuẫn giữa những yếu
tố phát triển của thời đại với những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thời đại
đó; mâu thuẫn giữa những phạm trù đối lập bên trong con người, mâu thuẫn
giữa con người với thực tại,...
Nhân vật trong “Hồng lâu mộng” là những con người sống có lí tưởng, mơ
ước đến một cái gì đó rất thực, nó tượng trưng cho khát vọng sống nhưng rồi tận
cùng của giấc mộng lầu hồng và cũng là tận cùng của bi kịch, họ ngỡ ngàng
nhận ra mình đang xây lâu đài mơ ước trên cát, để rồi chỉ cần một đợt sóng vỗ
bờ, tất cả sẽ cuốn trôi đi lí tưởng không thành ấy. Những mâu thuẫn giữa những
yếu tố phát triển của thời đại với những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thời đại

đã sinh ra những bi kịch cho các nhân vật trong “Hồng lâu mộng”.
4.2.1.2. Bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học, bi kịch con người cá nhân được miêu tả là tổng hoà,
phức hợp của những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải
quyết, điều hoà trước tác động của hiện thực.Vì vậy, việc phân tích những
biểu hiện của bi kịch con người cá nhân chỉ mang tính chất tương đối.
Trong văn học cổ đại, người Hi Lạp cổ xưa đã giải thích nguyên nhân nảy
sinh bi kịch là do sự can thiệp của định mệnh vào số phận con người, vì vậy
đã làm hình thành trong văn học thời đó cái quan niệm nghệ thuật về một
“kiểu người số phận”. Các nhân vật trong quá trình chống lại số phận nghiệt
20


ngã của mình thông qua sự phủ nhận quyền lực của thần linh, sự phản kháng
định mệnh một cách ngoan cường theo trình tự tuyên chiến, kết án và cuối
cùng là hạ bệ thần linh. Tuy nhiên dù tích cực phản kháng, con người cũng
không thể chiến thắng thần linh.
Đến cuối thời Hi Lạp cổ đại, bi kịch đã chuyển từ bi kịch số phận đã chuyển
sang bi kịch tính cách về phương diện nghệ thuật. Bi kịch của con người giờ
đây không còn phụ thuộc vào thần thánh mà tùy thuộc vào chính bản thân
mình. Nhân vật rơi vào bi kịch là do không chiến thắng được giữa dục vọng
và lí trí, tình cảm và danh dự trong cuộc chiến của tâm hồn mình.
Trong văn học cận đại, khoa học đã cấp cho các nghệ sĩ cái nhìn duy lí về thế
giới, về tính quy luật của cuộc sống,…Nhân vật bi kịch cô lập hoàn toàn với thần
thánh, chỉ phụ thuộc vào chính bản thân mình, vào tính cách con người và những
hoàn cảnh sống. Nhân vật trải qua những chặng đường đấu tranh gay gắt trong
nội tâm để hướng đến những mục đích sống nhưng cuối cùng nhân vật vẫn rơi
vào cái chết do chưa thể chiến thắng được hoàn cảnh sống.
Trong văn học hiện đại, nhân vật bi kịch được xây dựng mang những phiền
não, u sầu, tuyệt vọng, đau khổ, bất an trong thời buổi xã hội mới mà họ chưa

làm chủ được. Đó là bi kịch của những tư tưởng mới, những khát vọng chính
đáng, phù hợp với tất yếu lịch sử nhưng vẫn chưa đủ sức chiến thắng trước cái
cũ. Những bi kịch này gắn với sự đau khổ, dằn vặt trong trạng thái tâm lí cá
nhân song lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, đạo đức, sứ mệnh của con
người, mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng tới lịch sử.
4.2.2. Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
4.2.2.1. Bi kịch tình yêu
Tính chất căng thẳng của bi kịch tình yêu trong “Hồng lâu mộng” xoay quanh
mối quan hệ tình yêu, hôn nhân của bộ ba nhân vật Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại
Ngọc – Tiết Bảo Thoa. Ba hình tượng nhân vật này giữ vai trò quan trọng
trong việc tổ chức và triển khai cốt truyện.
Tình yêu của Giả Bảo Ngọc – Tiết Bảo Thoa rơi vào bi kịch là do giữa Bảo
Ngọc và Bảo Thoa cósự khác biệt về tư tưởng. Bảo Thoa rất trung thành với
21


lễ giáo phong kiến. Chính tư tưởng phong kiến thâm căn cố đế đã trở thành
cái hố ngăn cách không thể vượt qua được giữa nàng và Bảo Ngọc.
Bảo Thoa cũng yêu Bảo Ngọc. Nhưng tình yêu trong xã hội phong kiến
bị ngăn cấm tuyệt đối nên nàng luôn né tránh Bảo Ngọc, phải tự kiềm chế,
che giấu tình cảm trong lòng. Nàng không bao giờ dám sống thật với tình cảm
của mình mà dùng lí trí để nhìn nhận tình yêu. Bảo Thoa đã giam trái timmình
trong cái vòng lễ giáo và tự hài lòng với những khuôn phép mà mình tuân thủ.
Khi thấy Bảo Ngọc và Đại Ngọc bên nhau thì nàng giả vờ như không
thấy hoặc chọc ghẹo hai người. Bảo Thoa chôn chặt mối tình thầm lặng của
mình. Chính điều này khiến chúng ta thật khó nhận ra nỗi đau khổ thực sự ẩn
chứa trong lòng nàng. Tuy Bảo Thoa có chiếc khóa vàng tiền định, khóa chặt
cuộc hôn nhân mà nàng hằng mong ước nhưng nàng không được nếm vị ngọt
của tình yêu. Vì mãi mãi nàng không thể xóa nhòa hình bóng của Đại Ngọc
trong trái tim Bảo Ngọc.

Điều quan trọng là thái độ căm ghét của Bảo Ngọc đối với lối sống
phong kiến “làm quan trị nước” không thể không xung đột với nàng về mặt tư
tưởng. Bảo Thoa hi vọng Bảo Ngọc có thể học hành, thi cử và lập thân bằng
con đường khoa cử đểchenchân vào chốn công danh, với Bảo Thoa người con
trai được xem là hiếu thảo khi chăm chỉ học hành đỗ đạt, làm rạng danh cho
dòng họ. Bảo Thoa phản đối Bảo Ngọc đọc loại sách “Tạp học bàng thư” vì
cô cho rằng đọc sách đó sẽ làm thay đổi tâm tính và vô dụng đối với khoa cử,
cô lưu ý Bảo Ngọc đọc sách của Khổng Mạnh, dốc lòng vào chuyện kinh
bang tế thế, làm quan giúp nước trị dân. Ở hồi 118, khi Bảo Thoa và Bảo
Ngọc đã thành vợ chồng, Bảo Thoa đã có một cuộc tranh luận với chồng,
không ngớt lời khuyên Bảo Ngọc chuyên tâm học hành, từ bỏ lối sống tự do
như cũ: “Tôi nghĩ cậu cùng tôi đã kết nghĩa vợ chồng thì cậu là người tôi
nương tựa suốt đời, vốn không chỉ là chuyện thể xác. Chuyện vinh hoa phú
quý, chẳng qua cũng thoáng qua mây khói mà thôi nhưng các bậc thánh hiền
thời xưa vẫn xem phẩm cách con người là chính” [3, tr.861]. Nhưng Bảo
Ngọc lại ghét thứ văn chương khoa cử nhất, chàng cũng không muốn đọc
22


sách để thăng quan tiến chức, lại càng không thích chen chân vào chốn quan
trường.
Bảo Ngọc mơ ước người bạn đời của mình phải lãng mạn đa tình, là
một tiên nữ thoát tục nhưng mẫu người ấy bị Bảo Thoa cho là chịu ảnh hưởng
của truyện lãng mạn truyền kì làm cho hư hỏng. Bảo Ngọc theo đuổi tình yêu
tự do còn Bảo Thoa lại có quan niệm rất bảo thủ về tình yêu nam nữ tự do,
nàng cho rằng trong xã hội phong kiến chỉ có lễ giáo, cha mẹ đặt đâu thì con
phải ngồi đó. Có lẽ chính sự khác biệt về tư tưởng ấy đã khiến Bảo Ngọc càng
ngày càng xa rời Bảo Thoa.
Bảo Thoa hiểu rõ Bảo Ngọc không yêu mình nhưng nàng không dám
chống lại sự sắp đặt của bậc gia trưởng. Đó cũng là nỗi khổ tâm của nàng,

nàng là người con gái xinh đẹp, thông minh, sắc xảo nhưng cuối cùng nàng
không thể quyết định được số phận của mình. Cuộc hôn nhân này phù hợp với
quan niệm, nguyên tắc sống của Bảo Thoa nhưng nó lại đi ngược lại với lòng
tự tôn của nàng nên ở hồi 97 khi nghe Tiết phu nhân nói chuyện đã chấp nhận
hôn ước thì Bảo Thoa không nói gì, sau lại lặng lẽ rơi nước mắt. Trong ngày
thành hôn, Bảo Ngọc không chịu nhận Bảo Thoa mà luôn mồm nhắc Đại
Ngọc, Bảo Thoa chỉ cúi đầu, không biết nói gì, “làm ngơ như không biết gì,
một mình lên giường ngủ” [3, tr.568]. Sau khi thành hôn, dù vẫn còn ngơ ngơ
ngẩn ngẩn nhưng Bảo Ngọc cứ khóc đòi Đại Ngọc, lúc này khổ tâm nhất
không chỉ có Bảo Ngọc mà trái tim của Bảo Thoa cũng đau đớn không kém.
Tuy sau này, dưới ngòi bút của Cao Ngạc, Bảo Ngọc dần dần chấp nhận
Bảo Thoa và có được cuộc sống vợ chồng dù không thực sự là có yêu
thương. Nhưng không lâu sau đó, Bảo Ngọc nhất quyết ra đi, từ bỏ người
thục nữ kiểu mẫu, phủ định triệt để định mệnh “Kim ngọc lương duyên”.
Bảo Thoa có được địa vị “mợ hai” và thân xác Bảo Ngọc nhưng không có
trái tim của chàng. Cuộc hôn nhân của Bảo Ngoc – Bảo Thoa chỉ nhằm
mục đích chính trị nên nó không có hạnh phúc. Đó chỉ là nấm mồ chôn vùi
tuổi thanh xuân của Bảo Thoa trong cô đơn, lạnh lẽo của cảnh góa bụa với
đứa con còn chưa chào đời.
23


Bi kịch của Bảo Thoa là bi kịch của một con người trung thành với
đạo đức phong kiến. Nàng bị tư tưởng, luân lí, đạo đức phong kiến đầu độc,
kéo nàng vào hố sâu bi kịch mà nàng phải chấp nhận sống với nó đến hết
cuộc đời.Đó là nỗi đau, là bi kịch lớn nhất giành cho giai nhân phong kiến
kiểu mẫu.
Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc có chung tư tưởng sống nhưng họ
không đến được với nhau là do có bàn tay cản trở của giai cấp phong kiến.
Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu giữa Bảo Thoa và

Đại Ngọc, song dần dần chàng nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh
lợi, nên chàng đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ.
Tình cảm của Bảo Ngọc dành cho Đại Ngọc là tình cảm chân thành, sâu
nặng, nó giống như sinh mệnh của chính chàng vậy.Còn Đại Ngọc khi yêu
duy nhất chỉ có tình yêu với Bảo Ngọc làm chỗ dựa tinh thần.Tình cảm của họ
ngày càng lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến. Như ở hồi 57, Tử Quyên
thấy Đại Ngọc âu sầu và yếu dần đi vì lo lắng cho tình yêu với Bảo Ngọc liền
đặt chuyện Đại Ngọc sắp về Tô Châu để thử lòng Bảo Ngọc. Chàng Bảo
Ngọc si tình tưởng thật nên trở nên ngây dại, hoảng hốt, tình cảnh của Bảo
Ngọc lúc đó thật thê thảm, đáng thương: “hai mắt lại trợn lên, bọt mép sùi ra,
đưa gối thì nằm, đỡ dậy thì ngồi, đưa nước thì uống, mê man chẳng biết gì”
[2, tr.839]. Đại Ngọc thấy người mình yêu như vậy thì lòng đau như cắt, “mặt
đỏ gay, tóc rối bù, mắt sưng húp, gân nổi lên, cứ gục đầu xuống mà thở” [2,
tr.840]. Đại Ngọc mắng Tử Quyên: “Chị không phải đấm nữa, cứ mang
thừng đến thắt cổ tôi chết đi còn hơn” [2, tr.840]. Điều đó chứng tỏ tình cảm
của Bảo Ngọc và Đại Ngọc đã rất sâu đậm, không thể xa rời nhau được.
Mối tình của Bảo Ngọc – Đại Ngọc không phải là câu chuyện lửa gần rơm,
cũng không phải câu chuyện “tài tử giai nhân nợ sẵn”, mà giữa họ có sự tri
âm, đồng điệu trên tư tưởng về những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống.
Bảo Ngọc coi văn bát cổ chỉ là “cần câu cơm” thì Đại Ngọc cũng ghét
cay ghét đắng nó. Bảo Ngọc coi bọn quan lại là “mọt ăn lộc”, là “giặc nước”
thì Đại Ngọc gọi chúng là “trai thối”. Cả hai đều chán ngán đạo học, chán
24


ngán những kẻ đem kinh truyện nhồi nhét vào đầu rồi lếu láo cho rằng mình
hiểu sâu hộc rộng. Đại Ngọc và Bảo Ngọc cho rằng kho tàng Kinh học mà
chế độ phong kiến tuyên truyền quá sáo rỗng. Tuy nhiên cả hai đều không phê
phán tất cả sách thánh hiền. Ở hồi 3, Bảo Ngọc đã nói: “Trừ Tứ Thư ra cũng
còn khối chỗ bịa đặt” [2, tr.46]. Còn ở hồi 82, Đại Ngọc cũng nói “…anh

muốn lập nên công danh, sự nghiệp thì học cái đó cũng có phần đáng quý đó
chứ” [3, tr.336] và ngay từ nhỏ Đại Ngọc đã đọc Tứ Thư.
Mỗi khi buồn phiền vì bị ép học hành thi cử, Bảo Ngọc lại tìm đến Đại
Ngọc. Ở hồi 17 – 18, sau khi bị cha thử tài học và quát mắng nửa ngày trời
trong vườn Đại Quan, Bảo Ngọc vội chạy đến tìm Đại Ngọc ngay. Đến hồi
33, khi Bảo Ngọc bị cha đánh thừa sống thiếu chết vì không chịu học hành tử
tế mà đi gây họa thì ngay khi tỉnh táo, anh đã cho người gửi một chiếc khăn
lụa cho Đại Ngọc. Ở hồi 81, Bảo Ngọc nghe lời cha vào trường học, ngay khi
được về nhà anh đã vội vàng chạy đến quán Tiêu Tương. Bảo Ngọc tìm đến
Đại Ngọc vì tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ. Đại Ngọc không khi nào
khuyên Bảo Ngọc học hành, theo đuổi con đường hữu danh vô thực là chen
chân vào quan trường. Điều đó cho thấy trong con mắt Bảo Ngọc và Đại
Ngọc thì con đường khoa cử không phải là cách để tiến thân. Ở họ có sự gặp
gỡ và thống nhất trong quan niệm sống. Bảo Ngọc đã từng nói: “Cô Lâm có
bao giờ khuyên tôi những lời nhảm nhí như vậy. Nếu có thì tôi đã xa cô ấy từ
lâu rồi” [2, tr.447]. Cái gọi là “lời nhảm nhí” ở đây chính là lời khuyên “học
hành đỗ đạt”, “lập thân dương danh” của Bảo Thoa, Sử Tương Vân, Tập
Nhân.
Trong cách đối xử với bề dưới, Bảo Ngọc – Đại Ngọc cùng thương
cảm, xót xa trước số phận bi thảm của những a hoàn trong phủ Giả như Kim
Xuyến, Tình Văn và căm ghét sự độc ác của Vương phu nhân, sự giả dối của
Bảo Thoa và Giả Mẫu. Đại Ngọc đồng tình với chuyện Bảo Ngọc tưởng nhớ,
thương xót đến Kim Xuyến. Đối với a hoàn Tình Văn, Đại Ngọc cũng thương
cảm khôn nguôi. Hồi 77, Bảo Ngọc làm văn tế hoa phù dung để khóc cho cái
chết thảm thương, oan ức của Tình Văn, Đại Ngọc bất ngờ xuất hiện, nàng
25


×