Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 216 trang )

n

NHỮNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI NGHÈO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến
ThS. Phạm Thị Thùy Trang
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Giới thiệu diễn giả
PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến hiện đang là giảng viên tại Khoa Xã hội học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bà là Trưởng
khoa đầu tiên của Khoa Xã hội học (ĐHKHXH&NV TpHCM), là người có công trong việc thành
lập Khoa năm 1998. Bà đã từng lấy bằng Tiến sĩ tại Viện hàn lâm Khoa học, Cộng hòa Liên
bang Nga (1993). Bà có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vực như
Xã hội học Giới, Gia đình và Đô thị hóa. Bà từng là chủ nhiệm của nhiều đề tài nghiên cứu
trọng điểm Cấp Bộ, Cấp Sở và Đại học Quốc gia. Ngoài ra, bà còn giữ vị trí chuyên gia tư vấn
xã hội trong nhiều dự án phát triển cộng đồng phía Nam.
“Thành phố là nơi tăng trưởng diễn ra, và là nơi tương lai tìm đến”
Nhưng liệu tương lai có đến với người nghèo ở đô thị hay không?
Nhà ở có lẽ là tài sản kinh tế và sinh tồn quan trọng nhất mà nhữnghộ gia đình bỏ vốn
đầu tư. Tuy nhiên, ngày càng nhiều hộ gia đình thành thị không đủ tiền mua dù là căn nhà nhỏ
nhất. Đối với nhiều gia đình nghèo, nhà ở là thứ xa xỉ, chỉ có trong giấc mơ của họ.
Các chuyên gia về nhà ở cho rằng, tạo ra nhà ở là một hoạt động kinh tế quan trọng tại
hầu hết các thành phố. Xây dựng nhà ở không chỉ sản sinh ra tài sản là chính ngôi nhà đó mà nó
còn tạo ra nhiều loại hoạt động kinh tế thứ cấp như: người lao động có việc làm và sau đó là tiêu
tiền ở địa phương, tư liệu sản xuất được mua từ các ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố và
1

xhh.hcmussh.edu.vn



n

những doanh nghiệp cung ứng, và nhà ở mới thu hút đầu tư ở những nơi nó được xây dựng, và
theo đó tạo ra giá trị gia tăng với khu đất gần đó (UNESCAP và UN-HABITAT, Nhà ở cho
người nghèo ở khu vực Châu Á).
Mặt khác, Nghị quyết 43/181 ngày 20/12/1988 của Đại hội đồng LHQ về “Chiến lược toàn
cầu về chỗ ở đến năm 2000” nhấn mạnh rằng “Chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ bản
của con người và là điều cơ bản cho việc hoàn thành những ước vọng của con người”, rằng “Một
môi trường ở tồi tệ là mối đe dọa thường trực cho sức khỏe và bản thân cuộc sống và như vậy tạo
nên sự kiệt quệ các nguồn lực con người, một tài sản quốc gia giá trị nhất”, đồng thời “Tình trạng
thảm thương này có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và chính trị của các quốc gia”. Nghị quyết
nhấn mạnh, “Một số lớn gia đình và cá nhân ở các nhóm thu nhập khác nhau đang sống trong chỗ
ở có tiêu chuẩn thấp hơn so với khả năng thực sự của họ. Họ không thể vươn lên được bởi vì chính
sách hiện hành của chính phủ không tạo điều kiện hoặc thực tế không khuyến khích việc xây dựng
chỗ ở”.
1. Sự phân tầng về mức sống và sự khác biệt trong lợi thế về nhà ở
Những vấn đề về nhà ở và đói nghèo ở các thành phố không phải là những vấn đề riêng lẻ
mà là biểu hiện của những vướng mắc sâu xa hơn mang tính cơ cấu hơn về tiếp cận đất, công bằng
xã hội và phát triển quốc gia. Mặc dù chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã rất nỗ lực trong công
tác xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo ở nơi này vẫn còn là những thách thức.
Điều này thể hiện rõ hơn cả là trong lĩnh vực nhà ở.
Trước hết là sự phân bố nơi ở của người giàu có, khá giả và những nhóm người nghèo và
cận nghèo. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ.(Bùi Thế Cường. 2012) cho thấy tại các khu
vực thuộc quận cũ (các quận trung tâm, có từ lâu đời) tỷ lệ hộ thuộc các nhóm giàu và khá giả
(nhóm 4 và 5) cao hơn rất nhiều (47,2%), trong khi đó hai nhóm thu nhập cuối cùng có tỷ lệ thấp
hơn nhiều (chỉ có 30,7%). Ngược lại, các huyện ngoại vi thành phố tỷ lệ nhóm thu nhập thấp
2

xhh.hcmussh.edu.vn



n

(nhóm 4 và 5) chiếm đa số (66,7%), tỷ lệ hai nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 4 và 5) lại hoàn
toàn không đáng kể (biểu đồ 1)
Biểu đồ 1. Nhóm thu nhập bình quân nhân khẩu/ tháng hộ gia đình phân theo địa bàn cư trú

100%

24.5

80%
60%
40%
20%

22.7
22.1
16.2
14.5

21.4

7.9
11.1
14.4

20.6


29.2

19.4

20.6

Nhóm 5 (giàu nhất)
Nhóm 4
Nhóm 3
Nhóm 2

37.5

17.9

Nhóm 1(nghèo nhất)

0%
Quận cũ

Quận mới

Huyện

Nguồn: Bùi Thế Cường. Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay. Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ. 2012.
Sự khác biệt về nhà ở giữa cá nhóm phân tầng về thu nhập còn cho thấy rõ hơn sự cách biệt
về loại hình và diện tích nhà ở. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM về Cư
dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở TPHCM: Thực trạng và dự báo vào
năm 2010 cho thấy có sự phân hóa rất lớn về các loại hình nhà ở tại thành phô này. Nếu xét theo

phân tổ theo mức sống, các nhóm càng khá giả thì có tỷ lệ nhà kiên cố càng cao: 85% nơi nhóm
5, so với 55% nơi nhóm 1 (xem biểu đồ 2)

3

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Biểu đồ 2. Kết cấu nhà ở của các hộ cư dân đô thị TPHCM, phân theo năm nhóm thu nhập,
tháng 8-2009 (ĐVT: tỷ lệ %)
2
2.6

100%
80%

40.3

1.0
1.0
28.2

0.5
0.5
23.7

0.5
0.9

15.2
18.1

Nhà đơn sơ

60%
40%

55.6

69.9

75.3

80.6

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

84.8

20%

Nhà khung gỗ lâu
bền, mái lá
Nhà bán kiên cố


0%
Nhóm 1
(nghèo
nhất)

Nhóm 5
(giàu nhất)

Nguồn: Trần Hữu Quang. Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
Nếu so với chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân 14 m2/người vào năm 2010 mà TP.HCM đã
đề ra vào năm 2006, hay chỉ tiêu 12 m2/người mà Quốc hội đề ra vào năm 2007 cho cả nước, thì
ít nhất một phần ba số hộ cư dân đô thị hiện nay có diện tích nhà ở thuộc loại chật chội (trong
mẫu điều tra, 31% hộ có diện tích dưới 12 m2/nhân khẩu, hay 39% hộ có diện tích dưới 14 m2).
Sự phân hóa giàu nghèo về nhà ở còn thể hiện ở diện tích nhà, theo đó, nếu tính theo nhóm ngũ
vị phân thu nhập, diện tích nhà ở nhóm 1 (nghèo nhất) chỉ có 69,76 m2/hộ với bình quân 12,82
m2/nhân khẩu. Trong khi đó, nhóm 5 (giàu nhất) có tới 110,17 m2/ hộ (bình quân 33,55 m2/nhân
khẩu). Và bình quân một nhân khẩu thuộc nhóm 5 (giàu nhất) có diện tích nhà ở cao hơn gấp 2,6
lần so với một nhân khẩu thuộc nhóm 1 (nghèo nhất) (33,65 m2/nhân khẩu so với 12,82 m2/nhân
khẩu)(biểu đồ 3)

4

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Biểu đồ 3. Diện tích nhà ở bình quân một nhân khẩu cư dân đô thị TPHCM, phân theo
năm nhóm thu nhập, tháng 8 – 2009 (ĐVT: m2/ nhân khẩu)


Nhóm 5 (giàu nhất)

33.6

Nhóm 4

20.6

Nhóm 3

19.5

Nhóm 2
Nhóm 1(nghèo nhất)

15.2
12.8

Nguồn: Trần Hữu Quang. Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở TP
HCM, 2010.
2. Người nghèo và nơi ở tại thành phố Hồ Chí Minh
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra đặc trưng người nghèo ở thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu giám sát nghèo có sự tham gia của Oxfam và Actionaid nhận định rằng, hạn
chế về học vấn và tay nghề dẫn đến người nghèo đô thị chủ yếu làm trong khu vực phi chính
thức, tuy năng động nhưng thu nhập thường không ổn định, khó có các khoản để giành. Báo cáo
cho thấy trên 70% thành viên hộ nghèo làm nghề phụ hồ, bán giải khát, tạp hóa nhỏ hoặc làm các
nghề tự do khác như chạy xe ôm, phụ bán quán, trồng rau muống, trích cá, đặt ống lươn, bán vé
số, cắt tóc, sửa quần áo...; gần 30% thành viên hộ nghèo làm công nhân (may, dược, cơ khí) hoặc
làm thợ có tay nghề (thợ mộc, thợ bạc, thợ sơn) (xem biểu đồ 4)


5

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Biểu đồ 4.Cơ cấu việc làm của 21 hộ nghèo ở xóm Chùa phường 6, Q Gò Vấp.

8%

10%

Nghề phụ hồ

20%
8%

21%

Trồng rau

10%
15%

8%

Phụ bán quán
Chạy xe ôm


Nguồn: Oxfam và Actionaid, Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp tham gia 2011
Theo nghiên cứu này, người nghèo thường sống trong các ngôi nhà đơn sơ tại những địa
bàn cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Đa số họ sống trong các ngôi nhà cấp 4, số ít hộ có hoàn cảnh éo
le còn phải ở trong các ngôi nhà tạm. Một số hộ nghèo đã bán nhà hoặc bị thu hồi đất hiện phải
đi ở trọ. Trong số 21 hộ nghèo tại xóm Chùa, phường 6 (Gò Vấp) đã có 4 hộ đang phải thuê nhà
ở trọ, trong đó có 2 hộ ở trọ ngay trên chính mảnh đất của mình đã bán đi. Chương trình hỗ trợ
chống dột, xây nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các gia đình khó khăn đã được các địa
phương chú trọng. Tuy nhiên, Phường 6, quận Gò Vấp không sử dụng hết quĩ vốn hỗ trợ xây
nhà, chủ yếu do những hộ nghèo đang ở nhà cấp 4 xuống cấp hoặc nhà tạm nhưng không có giấy
tờ đất hợp lệ để có thể xét hỗ trợVề môi trường, thoát nước, thu gom rác thải là hai vấn để bức
xúc về vệ sinh môi trường tại các địa bàn đô thị hóa (Oxfam và Actionaid, 2010).
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, đời sống đô thị hiện đại đang
biến đổi rất nhanh chóng với nhiều đặc trưng mới về cấu trúc xã hội, về văn hóa và lối sống.
Trong những đặc trưng lối sống, nổi lên tính cơ động xã hội của con người đô thị. Đặc tính này
thể hiện sự vận động, linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh, điều kiện sống đang biến đổi
của con người. Trong luồng di cư, nhóm những người lao động từ các tỉnh tới thành phố thể hiện
rõ nét tính linh hoạt này.
6

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Người nghèo nhập cư thường thuộc khu vực phi chính thức và công nhân nhập cư có
nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn các nhóm khác. Các nhóm nhập cư dưới dạng tạm trú tại các
thành phố lớn rất đa dạng, có thể phân thành 3 nhóm chính: (i) nhóm lao động ở khu vực phi
chính thức; (ii) nhóm lao động ở khu vực chính thức, gồm công nhân nhập cư học vấn chủ yếu từ
tốt nghiệp phổ thông trở xuống (làm trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động), và những

người có trình độ từ cao đẳng trở lên (làm cán bộ viên chức tại các cơ quan, doanh nghiệp); và
(iii) nhóm học sinh - sinh viên ngoại tỉnh. Nhóm lao động nhập cư ở khu vực phi chính thức và
nhóm công nhân nhập cư - là những nhóm có nhiều nguy cơ rơi vào nghèo.
TP.HCM đã tính đến một số hộ tạm trú dài hạn trên 1 năm, có nhà ở ổn định khi bình xét
nghèo. Chẳng hạn, trong tổng số 270 hộ nghèo cuối năm 2009 tại Phường 6 có 17 hộ tạm trú dài
hạn. Ngay cả khi được xét đến trong rà soát nghèo (như trong qui định tổng điều tra hộ nghèo
cuối năm 2010), cũng sẽ có ít người nhập cư thuộc diện nghèo nếu thuần túy tính theo chuẩn
nghèo thu nhập. Tuy nhiên, tình trạng nghèo của người nhập cư sẽ trầm trọng hơn nhiều khi nhìn
dưới góc độ “nghèo đa chiều”. Các yếu tố chính của nghèo đa chiều của nhóm này thường là:


ƒ Chi phí cuộc sống cao ở đô thị



ƒ Việc làm bấp bênh, rủi ro thường trực



ƒ Thiếu hòa nhập xã hội (bất lợi, thiệt thòi trong các mối quan hệ xã hội)



ƒ Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công



ƒ Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn.
Rõ rằng, cùng là hộ nghèo, giữa những hộ nghèo tại chỗ và hộ nghèo nhập cư có sự khác


biệt khá rõ. Điều này dẫn tới việc thỏa mãn nhu cầu của họ cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Nó đòi
hỏi sự khảo sát đánh giá nhu cầu và năng lực của các nhóm cư dân để đưa ra các chính sách phù
hợp cho họ.

7

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Vấn đề nhà ở cho người nghèo còn liên quan tới một nhóm cư dân đô thị khác, nảy sinh từ
chính công cuộc kiến thiết chỉnh trang đô thị. Đó là nhóm hộ dân phải chịu cảnh tái định cư. Dưới
đây là một ví dụ khác phản ánh tình hình này.
3. Vấn đề nhà ở cho người tái định cư
Trong sự cơ động về nơi ở và loại hình nhà ở lại có nhiều phương thức thực hiện sự cơ
động này, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt, liên quan đến các chính
sách, các quyết định quản lý và hành chính. Có những sự thay đổi chỗ ở là do chính người dân
quyết định (một cách tự nguyện). Song cũng có những sự di chuyển, thực hiện cơ động nơi ở một
cách không tự nguyện, mà là dưới sức ép (bắt buộc) của các quyết định quản lý, hành chính ở đô
thị. Tái định cư có thể xếp vào loại cơ động xã hội về nơi ở mang tính bắt buộc này (Trịnh Duy
Luân. 2009).
Một số cuộc điều tra thực trạng đời sống của các hộ dân sau tái định cư cho thấy có
không ít vấn đề đặt ra mà để giải quyết thì vai trò của công tác xã hội và công tác phát triển cộng
đồng trong quá trình tái định cư cho người dân là rất quan trọng. Nó giúp nâng cao nhận thức của
người dân về cuộc sống hậu tái định cư thông qua việc hướng dẫn, cung cấp thông tin về môi
trường sống mới, để họ làm quen dần với cuộc sống tại nơi tái định cư. Tuy nhiên, hiện nay,
chúng ta vẫn thiếu hẳn một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên lo về những vấn đề hậu tái
định cư này. Vì thế, người dân và các hội đoàn khác chưa phát huy được tiềm lực để tham gia
vào quá trình tái định cư, cũng như bảo đảm sự thích ứng và hội nhập của người dân tái định cư

tại địa điểm mới(Micheal Leaf. 1993, Trịnh Duy Luân. 2009, ).
Ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án chỉnh trang đô thị cải tạo kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè là
một trong những ví dụ. Nhìn ở cấp độ của cuộc sống toàn đô thị TP. HCM, dự án cải tạo con
kênh này đang đem lại một dòng chảy trong sạch, dài 10 km, chạy ngang qua thành phố; đó cũng
là đường giao thông và kênh tiêu thoát nước cho một lưu vực chiếm tới 27,7% diện tích nội
thành cũ. Con kênh được cải tạo, nâng cấp đã góp phần hình thành cảnh quan đô thị mới, tương
8

xhh.hcmussh.edu.vn


n

ứng với thành phố đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát đánh giá về đời sống của
các hộ dân cư hậu tái định cư của viện khoa học xã hội vùng Nam bộ cho thấy hàng loạt vấn đề
xã hội đã nảy sinh từ việc thực hiện dự án này. Số bà con thuộc diện bị giải tỏa nhà đất và chọn
con đường tái định cư tại các căn hộ chung cư đã gặp khá nhiều vấn đề trong cuộc sống mới của
họ. Số bà con nhận tiền đền bù rồi “tùy nghi di tản” lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.Theo cuộc
điều tra, 85,5% số hộ bị giải tỏa (được khảo sát) đã có ít nhất một người phải đi sống ở nơi khác
chứ không cùng lên căn hộ chung cư với cả gia đình. Trong số những người phải ra đi đó có
26,3% là phụ nữ, 21,4% là trẻ em (Nguyễn Quang Vinh, 2009).
Ngoài một số về sống tại các căn hộ khác trong hệ thống chung cư của Dự án, số di
chuyển ra khỏi các khu vực chung cư của Dự án đã phải lựa chọn các hình thức tự lo tái định cư
như: Ở nhà bà con còn sinh sống ven kênh(13,8%); Mua nhà (hoặc căn hộ) khác trong nội thành
(10,6%);Thuê nhà trong nội thành(19,8%);Ở nhờ nhà khác trong nội thành(17,1%);Về sống ở
nông thôn ngoại thành(16,6%); Cách khác(22,1%).
Những hộ thuộc diện giải tỏa đã lên chung cư tái định cư giành cho họ (186 hộ khảo sát)
có 38,2% có khả năng mua căn hộ thao cách trả đứt một lần; 59,1% mua trả góp; còn lại 2,7% là
các hộ được Nhà nước tạm cho thuê căn hộ, hoặc đang ở nhờ các gia đình có căn hộ mới. Hơn
một nửa trong số hộ đó (56,4%) mua trả góp phải trả tiền đợt một cao hơn tổng số tiền mà hộ đó

được đền bù. Do đó, nhiều hộ phải đi vay nợ để đủ trả tiền đợt đầu. Sau đó, họ phải vừa lo trả nợ,
vừa phải lo gom tiền trả góp định kỳ, trong khi không ít hộ phải trải qua một giai đoạn khó khăn
về việc làm và thu nhập do di chuyển để tái định cư.Cũng theo kết quả điều tra thì 26,9% số hộ
tái định cư tại chung cư thực sự đã có vay nợ nhằm đắp cho đủ tiền để mua căn hộ theo chế độ
trả một lần hoặc trả góp. Đối với nhóm dân cư vốn đã nghèo, thì đây là một khó khăn lâu dài
cho họ. Theo Nguyễn Quang Vinh, (2009), đó cũng chính là một trong những lý do hàng đầu
khiến cho một bộ phận trong số họ phải sớm rời bỏ cuộc sống ở chung cư bằng cách sang
nhượng lại căn hộ cho người khác để ra đi.

9

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Bên cạnh đó, một hệ lụy khác nữa là những thay đổi bất lợi về việc làm và về các điều
kiện tạo thu nhập. Nguồn sống của nhóm dân cư chịu tác động trực tiếp chủ yếu dựa vào các hoạt
động trong khu vực kinh tế phi chính thức và gắn chặt với môi trường sống quen thuộc, với các
mạng lưới quan hệ được xây dựng qua nhiều năm tháng. Vì vậy, việc buộc phải tách rời khỏi
môi trường sống và những quan hệ quen thuộc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sống của họ.
Lý do chủ yếu là địa bàn cư trú nhà ở cao tầng, xa các nơi cư trú cũ, đã gây trở ngại cho
người lao động tiếp tục các công việc buôn thúng bán bưng ở môi trường quen thuộcKhi chuyển
về nơi ở mới, khó khăn về việc làm phần lớn là do mối quen biết mới chưa kịp thiết lập; mặt
khác, các chủ cũ, người quen cũ cũng ngại tìm tới họ để kêu đi làm (vì xa xôi), trong lúc nguồn
cung cấp lao động trong khu vực phi chính thức này lại dồi dào, có nhiều người khác sẵn sàng
thế vào chỗ trống.
Ngoài ra, cũng theo Nguyễn Quang Vinh, (2009), số hộ dân nhận tiền đền bù giải tỏa rồi tự
đi tìm nơi tái định cư lại gặp những khó khăn và rủi ro theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào kinh
tế của họ. Những hộ có thể mua nhà là những hộ có mức đền bù tương đối khá (vì trước đó, họ có

đất và nhà có giá trị khá hơn so với nhiều bà con cùng ở cộng đồng ven kênh). Họ có thể mua
nhà ở những khu lao động bình dân hoặc ở những quận ven, nhưng vẫn thuộc phạm vi nội
thành.Nhưng, các hộ có được ít tiền đền bù thì phải thuê nhà, thậm chí phải thuê nhà ngay tại
những khu vực lụp xụp sắp giải tỏa.
Điều này cho thấy vai trò của công tác xã hội và công tác phát triển cộng đồng trong quá
trình tái định cư cho người dân đô thị vô cùng quan trọng. Nhà nước cần có những chính sách
“hậu tái định cư” với các chương trình hỗ trợ xã hội dựa trên việc đánh giá nhu cầu cho các hộ
tái định cư, nhất là các hộ nghèo, các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhằm giúp họ dần tự khắc
phục bối cảnh của mình. Cách tham gia có tính cộng đồng này có thể đảm bảo chắc chắn rằng các
chương trình phát triển chỗ ở sẽ thực sự gắn với các nhu cầu và tiềm năng về vật chất kinh tế và xã
hội của các đối tượng cộng đồng dân cư có thu nhập thấp để huy động các tiềm năng này làm
nguồn lực hùng hậu bổ sung cho quá trình phát triển các chổ ở vừa sức đạt tới và chấp nhận được.
10

xhh.hcmussh.edu.vn


n

4. Chính sách nhà ở cho người nghèo
Nhà ở cho người thu nhập thấp đang là vấn đề thời sự vì trên thực tế hiện nay kết quả của
các chương trình nhà ở không đến được với người có thu nhập thấp.
Điều 25 của Tuyên ngôn nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền có được một
cuộc sống đầy đủ về sức khỏe và hạnh phúc, của chính mình và của gia đình mình, bao gồm thực
phẩm, quần áo và nơi trú ngụ”. Và Tuyên bố Vancouver 1976 về định cư con người cho rằng,
“Chỗ ở và các dịch vụ đầy đủ là quyền cơ bản của con người, chính phủ có nghĩa vụ đảm bảo
tất cả mọi người đều có được điều đó, bắt đầu bằng những hỗ trợ trực tiếp cho những người ít
cơ hội nhất, thông qua những chương trình hướng dẫn hoạt động tự vươn lên và hành động cộng
đồng” (trích theo nhà ở cho người nghèo ở Châu Á, 2010)
Theo tổng kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có 7 trụ cột cho chính sách nhà ở:

(i) Cải thiện quyền sở hữu (ii) Phát triển tín dụng bất động sản (iii) Triển khai hệ thống hỗ trợ có
định hướng tốt (iv) Mở rộng nguồn cung cấp đất đô thị (v)Cung cấp khung pháp lý cho việc phát
triển đất và bất động sản (vi) Làm nổi bật tính cạnh tranh của nghành kinh doanh bất động sản (vii)
Phát triển khung thể chế cho chính sách nhà ở cấp quốc gia (trích theo Nguyễn Đăng Sơn, 2014)
Còn theo UNESCAP và UN-HABITAT, để giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người nghèo,
cần thực hiện 7 chiến lược sau:
Chiến lược 1: Đầu tư xây dựng quan hệ đối tác. Công việc này vượt quá khả năng của
bất kỳ một nhóm nào để giải quyết một mình - bản thân những người nghèo đô thị, chính phủ
hay khu vực tư nhân đều không thể tự làm điều đó. Tuy nhiên, để quan hệ đối tác có hiệu quả,
thì các tổ chức của người nghèo đô thị phải đóng vai trò các đối tác trung tâm.
Chiến lược 2: Cung cấp dịch vụ cơ bản thông qua quan hệ đối tác. Trách nhiệm phát
triển cơ sở hạ tầng cơ bản trong cộng đồng nghèo có thể được chia sẻ bởi chính phủ, cộng đồng

11

xhh.hcmussh.edu.vn


n

và hộ gia đình cá thể, trong khi cơ sở hạ tầng xương sống bên ngoài được phát triển bởi các
chính quyền địa phương.
Chiến lược 3: Xây dựng quỹ tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng người nghèo. Hầu hết
người nghèo đô thị không dám mơ đến các khoản vay chính thức từ ngân hàng. Do đó rất nhiều
tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ họ thành lập các nhóm tiết kiệm và tín
dụng cộng đồng.
Chiến lược 4: Cộng đồng dẫn dắt quá trình. Khi được tập hợp lại thành các tổ chức
mạnh mẽ dựa trên cộng đồng, người nghèo đô thị có thể hoạt động rất hiệu quả để cải thiện nhà
ở và khu định cư của họ, theo những cách đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong khu định cư đều
có điều kiện sống tốt hơn.

Chiến lược 5: Đơn giản hóa các quy tắc và quy định. Nếu chính phủ nghiêm túc trong
việc tạo ra môi trường thuận lợi cho người nghèo giải quyết vấn đề của chính họ, chính phủ
cần điều chỉnh và làm “mềm” hóa những quy tắc và quy định này, để chúng linh hoạt hơn và
thân thiện hơn với người nghèo.
Chiến lược 6: Làm việc dựa trên cơ sở các thông tin. Thu thập từ địa phương. Một trong
những vấn đề lớn nhất của cơ cấu quản trị tập trung là các quyết định về những gì xảy ra trong
các thành phố và thị trấn lại không được đưa ra bởi những người sống và làm việc ở đó, mà bởi
chính quyền trung ương hoặc bộ, ngành ở các thủ đô hành chính xa xôi. Do đó chương trình
phát triển thường xung đột với các nhu cầu và nguyện vọng địa phương của các thành phố và
thị xã.
Chiến lược 7: Tạo không gian đối thoại. Phương pháp tiếp cận này bao gồm các chiến
lược phát triển thành phố, diễn đàn đô thị và tham vấn. Đặc trưng chung của các phương pháp
tiếp cận này là chúng dựa trên một quá trình nghiên cứu, thảo luận, lập kế hoạch và thực hiện
rộng rãi có sự tham gia của nhiều bên.
12

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Về mặt chính sách, nước ta đã có“Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn
tới năm 2030” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011. Luật đất đai 2003, Luật
nhà ở 2005 và Luật kimh doanh BĐS 2006 và các nghị định hướng dẫn thi hành.
Nghị định 71/NĐ- CP ngày 23/6/2010 quy định hướng dẫn thị hành Luật Nhà ở, thay thế
cho NĐ/2006/NĐ-CP đã thống nhất: nhà ở xã hội cũng là nhà ở cho người thu nhập thấp chứ
không tách ra như trước đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều bất cập làm cho các chủ
trương của chính phủ vẫn chưa đi vào cuộc sống và chưa thực hiện được hiệu quả.
Các Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển nhà chủ
yếu tập trung vào các yếu tố về kỹ thuật, về kiến trúc, xây dựng, quy hoạch và những yếu tố liên

quan tới pháp lý cũng như việc quản lý thị trường bất động sản. Ngoài ra, quyết định cũng yếu
cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế
để tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được vay vốn phục vụ nhu cầu cải thiện chỗ ở. Tuy
nhiên, văn bản này lại không đề cập tới việc cần phải lưu ý tới những khía cạnh xã hội của vấn đề,
trong đó có việc huy động sự tham gia của người dân trong công tác phát triển nhà ở tại các khu
dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Micheal Leaf. 1993, Chính sách nhà ở và các quá trình sản xuất nhà ở. Tạp chí Xã hội
học số 3 (43) năm 1993.



Trịnh Duy Luân. 2009. Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội. Tạp
chí Xã hội học số 3 (107).



Trần Hữu Quang. Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở
TPHCM: Thực trạng và dự báo. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu. Viện Nghiên cứu
Phát triển TPHCM. Tháng 2010.



Nguyễn Quang Vinh (2001), “Một vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo-chỉnh
trang đô thị: giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất”, Tạp chí Xã hội học, số 1
13

xhh.hcmussh.edu.vn



n



Oxfam và Actionaid, Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp tham gia 2011



Nguyễn Đăng Sơn, Phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp, 2014
( />
14

xhh.hcmussh.edu.vn


n

THE LONG MARCH OF REFUGEES – POSSIBILITIES AND REALITIES OF
MIGRANT SELF-ORGANIZATION IN GERMANY
BIỂU TÌNH LỚN CỦA NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN –
KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC CỦA CUỘC DI DÂN TỰ TỔ CHỨC Ở ĐỨC
Judith Vey
Viện Phản biện và nghiên cứu trào lưu xã hội – Đại học kỹ thuật, Berlin
Giới thiệu tác giả
Tiến sĩ Judith Vey là giảng viên của Viện Phản biện và nghiên cứu trào lưu xã hội – Đại
học kỹ thuận Berlin. Hiện nay, bà đang công tác trong lĩnh vực quan hệ công chúng, thuộc tổ
chức Bioenergie-Region Ludwigsfelde. Năm 2013, bà nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Goethe,
Frankfurt (Đức), chuyên ngành Xã hội học. Giai đoạn 2008-2013, bà là thành viên thuộc khuôn

khổ dự án giữa Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung và Trường Đại học Goethe.
Abstract
In 2012, a group of refugees started a protest march from Würzburg in Southern Germany
to the capital of Germany, Berlin. Their aim was to engage against restrictive asylum policy in
Germany, e.g. the „Residenzpflicht“, a law that restricts the freedom of movement of asylum
seekers. Having arrived in Berlin, they occupied public spaces and built up protest camps in
order to be visible in the public sphere. Among these still enduring protests, there are also
several other political and social activities that try to improve the situation of asylum seekers
and undocumented migrants in Germany, e.g. the organization of lectures and football matches
in asylum seekers homes or the development of an infrastructure providing medical health care
for the migrants. In this paper, these activities of self-organization are presented and discussed –
in terms of a long march of refugees in Germany towards social and political equality.

15

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Biểu tình lớn của những người tỵ nạn –
Khả năng và hiện thực của cuộc di dân tự tổ chức ở Đức

16

xhh.hcmussh.edu.vn


n


Dân tỵ nạn đến Đức từ đâu?

17

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Quá trình áp dụng cứu trợ ở Đức

Việc cứu trợ ở Đức
Lý do chính trị (theo Hiến pháp Đức và Công ước Geneva về người tỵ nạn)
Những người tỵ nạn ở Đức có quyền được hưởng nhà ở, thức ăn và các dịch vụ xã hội cơ bản
trong khi đợi xét hồ sơ
Các cộng đồng ở Đức có trách nhiệm về việc cứu trợ

18

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Quyết định về việc áp dụng cứu trợ
26% chấp nhận
38% đề nghị trục xuất
36% đề nghị trục xuất vì phạm quy định

Thực tế xã hội của những người tỵ nạn ở Đức

Bị loại trừ khỏi xã hội vì các lý do
• Không có giấy phép làm việc lâu dài hoặc tạm thời)
• "nghĩa vụ thường trú"
19

xhh.hcmussh.edu.vn


n

• Không có tiền hoặc rất ít tiền
• Những quy định không có ngoại lệ về các quyền (chẳng hạn quyền học tập). Nói chung, các
quy định này là tùy tiện
• Điều kiện sống bấp bênh (thủ tục xem xét giải quyết có thể kéo dài hàng năm)
• Sự thù ghét của các nhà chức trách
• Nhà ở tồi tàn

20

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Các khu Khu tập thể “rộng rãi”

21

xhh.hcmussh.edu.vn



n

.
Khả năng hỗ trợ và tự tổ chức: Mua sắm không phân biệt chủng tộc
. Trong một số cộng đồng: Thay vì dùng tiền mặt, những người tỵ nạn dùng phiếu mua hàng để
mua đồ
. Nhóm hỗ trợ tổ chức mua sắm không phân biệt chủng tộc 1 tháng /lần
. Người dân mua hàng bằng phiếu và đưa tiền cho người tỵ nạn

22

xhh.hcmussh.edu.vn


n

Khả năng hỗ trợ và tự tổ chức: Tỵ nạn Tháng Ba 2012
. Cuộc tuần hành phản đối, đi từ miền Nam nước Đức đến Berlin (600 km)
. Dựng lều phản đối ở Berlin
. Từ đó trở đi: Vì thiếu đói nên đình công, phản kháng, biểu tình, nằm vạ ở Berlin và trên toàn
nước Đức
. Đề nghị: xóa bỏ hình thức “nghĩa vụ thường trú", trục xuất và “ở rộng” theo kiểu sống tập thể
trong lều

23

xhh.hcmussh.edu.vn



n

Một số kết quả đạt được
. Nâng cao nhận thức xã hội và chính trị đối với tình trạng của người tỵ nạn ở Đức
. Liên tục nằm vạ ở các vị trí trung tâm từ năm 2012
. Kết quả bước đầu: Các áp dụng cứu trợ đã được xem xét lại
. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ ở nhiều thành phố
. Về phía những người tỵ nạn: Tăng thêm quyền lực

24

xhh.hcmussh.edu.vn


n

XỬ LÝ VẤN ĐỀ DI TRÚ TRONG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
QUA VÍ DỤ CHĂM SÓC TÂM LÝ VÀ NHÀ Ở XÃ HỘI
Daniela Glagla
Chuyên gia tư vấn cho Hội đồng hạt Rhineland (Đức)
Giới thiệu tác giả
Bà Daniela Glagla hiện đang công tác tại Đại học Bonn (Cộng Hòa Liên bang Đức). Bà
là thạc sĩ chuyên ngành Khoa học chính trị từ năm 2008. Năm 2009, bà từng là trợ lý dự án của
quỹ Rosa Luxemburg Stiftung tại Bỉ. Từ đó đến nay bà đảm nhiệm vị trí chuyên gia tư vấn cho
Hội đồng bang Rhineland (Đức).
Abstract
Over the last years the number of migrants increased and currently about 20% of the
population living in Germany are people with an immigration background. According to the
German Statistics Office these figures include all those people who have migrated to Germany as
well as those born in Germany with at least one immigrant parent. This should be considered by

social protection systems and by the public health sector.
Almost one-third of patients of the psychiatric LVR-hospital in Cologne are immigrants.
For the health service it is still a big challenge to meet the needs of immigrants and to treat them
in an optimal way. Even more than in other medical fields the psychiatric treatment is based on
the successful cooperation between the patient and the therapist. The LVR-hospital-alliance has
implemented different methods to improve the accessibility of mental health services to
immigrants.
Housing is an important topical issue in politics of major cities in Germany and many
initiatives arised that claim more public engagement in social housing. Housing space is short,

25

xhh.hcmussh.edu.vn


×