Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA VÀO ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Ở ĐÁY CHOHẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------------------

PHẠM ANH ĐỨC

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA VÀO ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Ở ĐÁY CHO
HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI

Chuyênngành: MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
Mãsố: 62.85.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH –Năm 2014


Công trình được hoàn thành tại: Viện Môi trường và Tài nguyên
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38651132, Fax: 08.38655670

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Phi Nga

2. TS. Lê Phát Quới

Phản biện 1:



Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại
Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Vào hồi …… giờ, ngày …… tháng …... năm 201 4

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện của Viện Môi trường
và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Thư viện
Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiềm năng kinh tế phần hạ l ưu của lưu vực sông Đồng Nai được đánh giá
là rất lớn, quyết định đến sự phát triển của nhiều ng ành nghề, lĩnh vực –
Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh nhất nước. Tuy nhiên,
với nhu cầu phát triển hiện nay, chất l ượng nước phần hạ lưu hệ thống
sông Đồng Nai (HTSĐN) đang chịu áp lực ng ày càng gia tăng do ti ếp
nhận một lượng rất lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công
nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chất thải đô thị,… với h àm lượng các chất
ô nhiễm cao làm giảm đáng kể khả năng tự làm sạch và đe dọa nghiêm
trọng chất lượng nước. Ngoài ra, các ghi nhận cho thấy tài nguyên nước
đang bị khai thác với tốc độ nhanh.
Nhằm góp phần quản lý nguồn t ài nguyên nước và hoàn thiện các phương
pháp quan trắc chất lượng môi trường, bên cạnh các phương pháp dựa
vào yếu tố hóa-lý, việc sử dụng sinh vật trong đánh giá chất l ượng nước,
phục vụ giám sát sức khoẻ sinh thái thủy vực đang ng ày càng được coi là

phương pháp ứng dụng có nhiều ưu điểm. Trên thế giới, động vật không
xương sống cỡ lớn ở đáy (ĐVKXSCL) đ ược ứng dụng phổ biến nhất
trong các chương tr ình sinh quan trắc do những ưu điểm nổi bật của
chúng trong thủy vực như (1) thành phần loài phong phú và phân bố rộng
khắp hệ thống sông; (2) t ương đối dễ thu mẫu; (3) tương đối dễ định
danh; (4) thường sống cố định ở đáy, do đó chỉ thị tốt cho sự thay đổi
chất lượng nước; (5) có đời sống đủ dài (> 6 tháng) nên không cần thu
mẫu thường xuyên; (6) đa dạng khoảng nhạy cảm với ô nhiễm; (7) tổng
hợp các ảnh hưởng của ô nhiễm trong thủy v ực; (8) số lượng loài trong
một lần thu mẫu khá cao, do đó có ít nhất v ài loài sẽ bị tác động do sự
thay đổi chất lượng nước; và, (9) tài liệu nghiên cứu phong phú. Cho đến
nay, các kết quả ứng dụng ĐVKXSCL cho việc đánh giá chất l ượng và
phân vùng môi trường nước các dạng thủy vực với các điều kiện sinh thái
khác nhau ở Việt Nam còn rất hạn chế và chưa được kiểm chứng nhiều
qua thời gian. Trong khi đó, với điều kiện sinh thái đặc tr ưng của Việt
Nam, việc áp dụng hệ thống điểm số đang đ ược phổ biến ở Châu Âu, Bắc
Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, được coi là thiếu chính xác, nên

1


việc nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL l à rất cần thiết trong tình hình diễn
biến ô nhiễm nguồn nước ngày một phức tạp hơn.
Theo cách tiếp cận mới này, việc thực hiện đề tài “Xây dựng phương
pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ
lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai” sẽ giúp các nhà nghiên
cứu và quản lý trong lĩnh vực sinh thái, t ài nguyên – môi trường nước có
thêm công cụ quan trắc sinh học để giám sát sức khỏe sinh thái lưu vực
sông Đồng Nai nói riêng và các lưu vực sông trên cả nước nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu luận án là xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng nước dựa
vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ l ưu hệ thống sông
Đồng Nai.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu: Hạ lưu HTSĐN bao gồm sông Sài Gòn – Khu vực
từ thị trấn Dầu Tiếng đến ng ã 3 Cát Lái (Đèn Đỏ), sông Đồng Nai – Khu
vực từ Tân Uyên đến các cửa sông. Từ các thông tin v à dữ liệu, các điểm,
tuyến khảo sát trong khu vực nghi ên cứu được chọn dựa trên những mục
đích như khu vực ít hoặc không bị ảnh h ưởng trực tiếp của các nguồn ô
nhiễm; khu vực bị tác động của các hoạt động phát triển KT -XH; khu vực
có các nhu cầu nước riêng biệt (cấp nước cho các nhà máy nước, nước
thủy lợi, nuôi thủy sản, nước sử dụng đa mục đích,…).
Thời gian nghiên cứu: Thu mẫu ĐVKXSCL 4 đợt/năm (m ùa khô, chuyển
mùa khô sang mùa mưa, mùa mưa, chuy ển mùa mưa sang mùa khô) kéo
dài từ tháng 03/2007 đến 09/2009 phục vụ xây dựng phương pháp, và thu
mẫu 2 đợt vào tháng 03 và tháng 09 năm 2010 đ ể kiểm định phương
pháp.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhóm loài ĐVKXSCL.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt những mục tiêu đặt ra, những nội dung d ưới đây cần được thực
hiện:
1. Thu mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước;
2. Thu mẫu và phân tích ĐVKXCL;

2


3. Đánh giá hiện trạng chất lượng mẫu nước và mối quan hệ ĐVKXSCL
ở hạ lưu HTSĐN;
4. Xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ số sinh học của ĐV KXSCL và các

thông số chất lượng mẫu nước;
5. Xây dựng phương pháp đánh giá và phân vùng chất lượng nước dựa
vào ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN;
6. Kiểm định phương pháp đã xây dựng;
7. Phát triển bộ chỉ báo ĐVKXSCL cho mục ti êu đánh giá nhanh chất
lượng nước cho hạ lưu HTSĐN;
8. Đề xuất hoàn thiện mạng lưới quan trắc sinh học cho hạ l ưu HTSĐN.
Nội dung nghiên cứu của luận án gồm 3 chuy ên đề sau:
Chuyên đề 1: Tổng quan tài liệu về ĐVKXSCL và khả năng sử dụng
quan trắc chất lượng nước cho hạ lưu HTSĐN.
Chuyên đề 2: Xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng nước hạ lưu
HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học trên cơ sở ĐVKXSCL.
Chuyên đề 3: Đánh giá chất lượng hạ lưu HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu
sinh học của ĐVKXSCL.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Dựa trên cơ sở số liệu có hệ thống, đầy đủ của nhóm
ĐVKXSCL thuộc vùng khảo sát, thông tin đa dạng sinh học của
ĐVKXSCL, tương quan gi ữa ĐVKXSCL với các điều kiện sinh thái v à
môi trường, luận án đã xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng nước
dựa vào ĐVKXSCL cho hạ lưu HTSĐN.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đóng góp một công cụ quan trắc
sinh học có độ tin cậy cao trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Góp
phần hoàn thiện các công cụ quan trắc chất l ượng nước ở hạ lưu HTSĐN
vì hiện nay trong nhiều ch ương trình quan trắc chất lượng môi trường
thường sử dụng các thông số hóa -lý để đánh giá chất lượng nước.
6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC MỚI CẦN GIẢI QUYẾT
Luận án xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận đánh giá chất lượng
nước dựa vào ĐVKXSCL phù hợp với điều kiện sinh thái v à môi trường
của khu vực nghiên cứu nhằm hoàn thiện các phương pháp đánh giá chất
lượng nước hạ lưu HTSĐN cũng như những hệ thống sông tương tự.


3


Dựa trên phương pháp xây dựng Điểm số ô nhiễm (Toler ance Score –
TS) của Ủy hội Quốc tế Sông Mekong, luận án đ ã cải tiến những điểm
hạn chế của phương pháp này để xây dựng TS cho từng loài ĐVKXSCL
ở hạ lưu HTSĐN trên cơ sở tương quan giữa sinh học và hóa học từ đó
tính toán điểm số ô nhiễm trung b ình theo cá thể từng loài (average
tolerance score per individuals – ATSPI) tại mỗi vị trí quan trắc. Có thể
ứng dụng kết quả nghi ên cứu này để đánh giá chất lượng nước dựa vào
ĐVKXSCL mà không c ần thiết thu mẫu và phân tích các thông s ố hóalý.Hơn nữa, ngoài thang điểm đánh giá ATSPI, luận án xây dựng thêm
các chỉ số sinh học sử dụng phổ biến để đánh giá chất lượng nước ở
HTSĐN (có thể mở rộng phạm vi sử dụng nh ư một số vùng khác của Việt
Nam). Đây là cũng là một trong những điểm mới của luận án v ì trước đây
hầu như chưa có tác giả nào ở Việt Nam xây dựng thang điểm đánh giá
cho các chỉ số sinh học này.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC
DỰA VÀO ĐVKXSCL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Lịch sử hiện đại của quan trắc sinh học bắt đầu ở châu Âu v à Bắc Mỹ từ
đầu thế kỷ 20 và phát triển mạnh vào nửa sau của thế kỷ này. Họ đã thiết
lập các tiêu chuẩn về quan trắc sinh học, hầu hết các quốc gia sử dụng
ĐVKXSCL để đánh giá chất lượng nước trong hệ thống quan trắc quốc
gia. Tuy vẫn chưa còn nhiều tranh luận xung quanh các ph ương pháp
đánh giá dựa vào cấu trúc quần xã và loài chỉ thị nhưng đã cho thấy nhiều
lợi ích và tính hiệu quả khi sử dụng ĐVKXSCL để đánh giá những phản
ứng của hệ sinh thái.Ở các quốc gia châu Á nh ư Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia,… chủ yếu ứng dụng những nghi ên cứu đã

thực hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng có những thay đổi phù hợp với
điều kiện tự nhiên của từng quốc gia. Hiện nay, họ đang phát triển các
chương trình quan trắc sinh học dựa vào cộng đồng.

4


Ở Việt Nam, quan trắc sinh học đ ã được phát triển trong những năm 90
của thể kỷ 20. Tuy nhiên, các nghiên cứu hay chương trình quan trắc sinh
học gần như áp dụng các chỉ số được nghiên cứu và sử dụng đánh giá các
thủy vực ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà có điều kiện sinh thái khác biệt
hoàn toàn so với Việt Nam. Một số khác đ ưa ra các kết quả đánh giá dựa
vào kinh nghiệm cá nhân mà không quan tâm nhiều đến cơ sở khoa học.
Cho đến nay, quan trắc sinh học ch ưa được thống nhất thực hiện trong
các chương trình quan trắc môi trường của các tỉnh, thành. Thậm chí
nhiều Tỉnh/Thành lớn (bao gồm Tp.HCM) cũng không đưa quan trắc sinh
học vào trong chương trình quan trắc môi trường của địa phương.
Tóm lại, dựa trên những dữ liệu tổng quan về t ình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước, điểm mới của luận án tiến sỹ n ày hướng tới cải tiến các
phương pháp: (1) xây d ựng TS để đánh giá chất l ượng nước cho vùng hạ
lưu HTSĐN; (2) thiết lập thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học đã
và đang được sử dụng phổ biến ở khu vực n ày; và, (3) phát triển bộ chỉ
báo ĐVKXSCL cho mục tiêu đánh giá nhanh chất lượng nước cho hạ lưu
HTSĐN. Đây là những khía cạnh hầu như chưa có nghiên cứu nào thực
hiện.
1.2. TÌNH HÌNH NGH IÊN CỨU VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC
DỰA VÀO ĐVKXSCL KHU VỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG
ĐỒNG NAI
Đề tài xem xét cơ sở khoa học sử dụng ĐVKXSCL đánh giá chất l ượng
nước trên cơ sở khảo cứu những nghi ên cứu về ĐVKXSCL khu vực

HTSĐN, và nghiên cứu các đặc điểm sinh lý v à sinh thái các nhóm
ĐVKXSCL chính phục vụ đánh giá chất lượng nước khu vực hạ lưu
HTSĐN. Từ đó, định hướng xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng
nước hạ lưu HTSĐN dựa vào ĐVKXSCL.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG Ở KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
Đề tài đã tổng quan điều kiện tự nhi ên, phát triển KT-XH và các vấn đề ô
nhiễm chính ở hạ lưu HTSĐN, và đưa ra các v ấn đề môi trường chính tác

5


động đến khu vực nghiên cứu. Những thông tin này đã cung cấp cơ sở và
hỗ trợ cho việc xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng nước hạ lưu
HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học ĐVKXSCL.
Chương 2.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. VẬT LIỆU
Các vật liệu và thiết bị phục vụ nghiên cứu ĐVKXSCL được chuẩn bị
theo MRC, 2010.
2.2. PHƯƠNG PHÁP
Chọn vị trí khảo sát
Tổng cộng có 36 điểm thu mẫu đ ược chọn cho nghiên cứu trên toàn vùng
khảo sát. Trong đó, sông Đồng Nai v à các chi lưu có 8 đi ểm; sông Sài
Gòn và các chi lưu có 16 điểm, và khu vực hợp lưu có 12 điểm (Hình 22).
Tần suất thu mẫu
Trong 3 năm (2007 – 2009),ĐVKXSCL được thu mẫu vào 4 thời điểm:
(1) Tháng 3 (mùa khô ki ệt nhất), (2) Tháng 6 (chuyển m ùa khô sang
mưa), (3) Tháng 9 (mùa mưa l ớn nhất), và (4) Tháng 12 (chuyển mùa

mưa sang khô).
Công tác thu mẫu thực địa, phân tích ph òng thí nghiệm, xử lý số liệu và
phân tích thống kê được thực hiện theo phương pháp của MRC , 2008 và
2010.

6


SG1

SG2

SG3

DN1
SG4

DN2
SG5
SG6

DN5

DN3
DN4
SG8

SG7
SG9


SG11
SG10

SG12
SG13

SG15

DN6
DN7

SG14
DN8

SG16

HL1

HL3

HL10

HL2

HL7

HL8

HL11


HL9
HL12
HL4

HL5
HL6

Hình 2-2. Khu vực thu mẫu

7


Phương pháp xây dựng điểm số ô nhiễm
Việc xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) cho các lo ài ĐVKXSCL để đánh
giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu
quan trắc trong 3 năm. Cụ thể:
- Số loài ở từng vị trí;
- Số lượng cá thể của từng loài;
- Tổng số lượng cá thể ở từng vị trí;
- Điểm số đánh giá tác động quan sát đ ược (Visible Assessment
Score–VAS);
- Điểm số chất lượng nước (Water Quality Score – WQS);
- Điểm số tác động (Impact Score – IS);
- Điểm số ô nhiễm của từng lo ài (Tolerance Score – TS);
- Điểm số ô nhiễm trung b ình theo cá thể từng loài (Average
Tolerance Score Per Individuals – ATSPI).
Mặc dù phương pháp này đãđược ứng dụng nhiều ở Ch âu Âu, Bắc Mỹ,
sông Mekong và các chi lưu, sông Sài Gòn và các chi lưu (Việt Nam), tuy
nhiên khi thực hiện đề tài nghiên cứu sinh này, nhóm tác giả nhận thấy có
những nhược điểm cần cải tiến. Điển h ình phương pháp đánh giá xây

dựng cho lưu vực sông Mekong dựa trên số lượng cá thể của từng mẫu
(cá thể/mẫu, tương đương 0,1 m 2) và điểm số VAS. Nếu sử dụng số
lượng cá thể của từng mẫu (0,1 m 2), đôi khi giá trị thu được của từng mẫu
rất thấp, điều này thường cho kết quả phân tích sai lệch lớn giữa các vị trí
khảo sát và có thể cho điểm số ô nhiễm tính toán đ ược của từng loài quá
thấp hay quá cao. Hơn nữa, điểm số VAS đánh giá mang tính cảm quan,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu, mặc dù điểm số này
đánh giá khá bao quát về đặc điểm điều kiều tự nhi ên và phát triển KTXH của khu vực khảo sát.
Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã cải tiến phương pháp xây dựng
cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, cụ thể: (1) Phương pháp dựa trên số
lượng cá thể của từng vị trí khảo sát (cá thể/m 2), giá trị mẫu gấp 10 lần so
với cá thể trong mẫu 0,1 m 2, sẽ tăng thêm tính đại diện của ĐVKXSCL;
(2) Còn điểm số VAS được thay bằng điểm số IS, điểm số n ày có sự kết
hợp giữa sự quan sát ngoài thực địa (VAS) và phân tích trong phòng thí

8


nghiệm (WQS). Những cải tiến n ày sẽ cho kết quả đánh giá chất l ượng
nước khách quan hơn so với cách tính toán có phần chủ quan của ph ương
pháp xây dựng cho lưu vực sông Mekong.
Việc xác định sự hiện diện của các lo ài này trong quần xã theo giá trị TS
sẽ là cơ sở đánh giá tính chất cũng nh ư sự biến đổi của chất l ượng môi
trường nước một cách chính xác v à hiệu quả nhất. Tính toán TS theo
công thức:
n

TS   ( N i  IS i ) N S

i 1

Trong đó:
Ni là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu thứ i
ISi là điểm số tác động tại vị trí thu mẫu thứ i
NS là tổng số cá thể của loài ĐVKXSCL tại các vị trí thu mẫu
Sau khi tính toán TS cho t ừng loài ĐVKXSCL Cuối cùng là tính ATSPI.
Điểm số này chính là TS trung bình cho từng vị trí quan trắc. Tính toán
ATSPI theo công thức:
n

ATSPI   ( N j  IS j ) N T

j 1
Trong đó:
Nj là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL thứ j tại vị trí thu mẫu
TSj là điểm số ô nhiễm của loài ĐVKXCSL thứ j tại vị trí thu
mẫu
NT là tổng số cá thể của các loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu
Xây dựng thang điểm cho ATSPI v à các chỉ số sinh học phổ biến
Việc xây dựng thang điểm đánh giá chất l ượng nước theo chủ yếu theo
mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng (pH, độ mặn, TSS, DO, BOD,
T_N, T_P, coliform, E. coli…). Các nguyên tắc xây dựng gồm:
- Dựa vào kết quả phân tích ĐVKXSCL và thông số môi trường;
- Xác định các chỉ số sinh học ĐVKXSCL t ương quan chặt nhất
với những thông số môi tr ường nào;
- Tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo phân nhóm
của các thông số môi tr ường tương quan chặt nhất;
- Tổng hợp tính toán giá trị trung b ình các chỉ số sinh học theo đợt
khảo sát;
- Đề xuất thang điểm đánh giá.


9


Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Dựa trên cơ sở các bộ số liệu nghiên cứu trong 3 năm, luận án đã phân
tích và đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sử dụng thông số hóa
lý (3.1); mô tả cấu trúc quần xã ĐVKXSCL; tính toán các chỉ số sinh học
và vùng phân bố của ĐVKXXSCL (3.2); phân tích mối tương quan giữa
ĐVKXCL và thông số hóa lý nước (3.3). Từ những số liệu phân tích v à
đánh giá này,luận án xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) v à thang điểm đánh
giá cho các chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN.
3.4. XÂY DỰNG ĐIỂM SỐ Ô NHIỄM
Kết quả tính toán TS của từng loài ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN trong 3
năm (2007 – 2009) được trình bày trong Bảng 3-11.
Bảng 3-11. Giá trị TS của từng loài ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN (2007–
2009)
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Tên khoa học
Nephthys polybranchia
Nephthys oligobranchia
Namalycastis abiuma
Namalycastis longicirris
Dendronereis aestuarina
Neanthes caudata
Neanthes meggitti
Neanthes sp.
Leonnates sp.
Micropodarke sp.
Glycera sp.
Goniada sp.
Diopatra neapolitana
Lumbrineris sp.

Scoloplos armiger
Prionospio malmgreni
Prionospio sp.
Paraprionospio pinnata
Polydora sp.
Disoma carica
Cirratulus sp.
Cossura longicirrata
Brada sp.
Owenia fusiformis
Capitella capitata
Sternaspis scutata

TS
46
38
42
35
35
35
41
39
40
50
36
39
45
39
47
43

52
40
40
51
49
38
39
43
60
36

Stt
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64

65
66
67
68
69
70
71
72

Tên khoa học
Branchiodontes arcuatulus
Corbicula leviuscula
Corbicula tenuis
Corbicula cyrenifomis
Corbicula blandiana
Ensidens in. Ingallsianus
Pseudodon von. Ellipticus
Aloidis sp.
Solen sp.
Sanguinolaria sp.
Meretrix lyrata
Meretrix sp.
Tapes sp.
Tegillarca granosa
Amphioplus laevis
Melita sp.
Corophium sp.
Kamaka sp.
Grandidierella lignorum
Hyale sp.

Tachaea sp.
Cyathura truncata
Apseudes vietnamensis
Mesopodopsis slabberi
Macrobrachium equidens
Macrobrachium lanchesteri

TS
37
43
41
50
38
43
35
44
39
48
34
30
30
32
40
40
42
39
42
48
40
41

40
34
39
43

10


27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

Maldane sarsi

Asychis gotoi
Terebellides stroemi
Potamilla sp.
Bispira polymorpha
Branchiodrilus semperi
Limnodrilus hoffmeisteri
Branchiura sowerbyi
Thiara scabra
Sermyla tornatella
Melanoides tuberculatus
Tarebia granifera
Filopaludina (F.) filosa
Filopaludina (F.) doliaris
Neritina (Dostia) violacea
Littorinopsis melanostoma
Cerithidea sp.
Cerithium sp.
Scaphula pinna
Limnoperna siamensis

52
40
59
49
47
50
56
52
37
44

36
45
44
42
42
37
43
34
38
38

73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91

92

Caridina nilotica
Caridina sp.
Alpheus bisincisus
Alpheus sp.
Oratosquilla oratoria
Baetis sp.
Cloeon sp.
Dromogomphus sp.
Sphaerodema sp.
Rhyacophila sp.
Ecnomus sp.
Chimarra sp.
Macronema sp.
Hydropsyche sp.
Chaoborus sp.
Culicoides sp.
Ablabesmyia sp.
Chironomus sp.
Cryptochironomus sp.
Polypedilum sp.

47
42
40
40
35
42
47

37
50
37
35
38
37
43
43
48
41
55
44
50

Từ kết quả tính toán các giá trị TS n ày, các chương trình quan trắc sinh
học dựa vào ĐVKXSCL cho hạ lưu HTSĐN sau này không c ần thiết thu
mẫu và phân tích các thông s ố hóa-lý để tính TS, nhưng vẫn đảm bảo cả
tính khoa học và kinh phí cho đánh giá chất lượng nước. Việc kiểm định
phương pháp được thực hiện dựa vào số liệu ĐVKXSCL thu thập trong
năm 2010.Dựa trên kết quả tính toán TS cho từng lo ài ĐVKXSCL, tính
ATSPI phục vụ đánh giá chất lượng nước cho từng vị trí.
3.5. XÂY DỰNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHO CÁC CHỈ SỐ
SINH HỌC
Từ kết quả phân tích mối t ương quan giữa quần xã ĐVKXSCL và các
thông số chất lượng nước được trình bày ở Mục 3-3 (xem Hình 3-12).
Các thông số chất lượng nước tương quan chặt nhất với quần xã
ĐVKXCL là DO, BOD5, Tot_N, Tot_P và đ ộ mặn. Ngoài ra, phân tích
mối tương quan giữa các chỉ số sinh học của ĐVKXSCL với những
thông số chất lượng nước tại 36 vị trí quan trắc ở hạ l ưu HTSĐN từ năm
2007 – 2009 cũng thể hiện các chỉ số sinh học có sự t ương quan chặt nhất

với DO, BOD5, Tot_ N và Tot_P. (R 2 = 0.6076 – 0.8300; P < 0.05) (Hình

11


3-13). Từ đó có thể xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học
dựa trên những thông số chất lượng nước này.
4

4

3

3

2

2

'C1
H

ỉs
h

'ỉC
H

s
h

1

0

0
0

1

2

3
4
5
DO (mg/l)

6

7

4

4

3

3

2


3
2

'C1
H

ỉs
h

1

0

30

60
90
120
BOD5 (mg/l)

150

0

0.5

1
1.5
2
Tot_P (mg/l)


2.5

0

0
0

1

2
3
4
Tot_N (mg/l)

5

Hình 3-13. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học của ĐVKXSCL với
những thông số chất lượng nước ở hạ lưu HTSĐN năm 2007 – 2009
Thông số DO là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong kiểm soát
chất lượng nước, nó rất cần thiết đối với tất cả các sinh vật sống d ưới
nước. Khi nồng độ DO < 5 mg/l sẽ ảnh h ưởng bất lợi đến các chức năng
và sống còn các quần xã sinh vật; khi nồng độ DO biến thi ên từ 3 – 4
mg/l sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh lý của cá; và nếu
nồng độ DO < 2 mg/l gây chết hầu hết các lo ài cá. Trong thực tế, không
có vị trí quan trắc nào đo được nồng độ DO > 7 mg/l ở v ùng hạ lưu

12



HTSĐN và những kênh rạch nội thành bị ô nhiễm nặng thường có nồng
độ DO < 0,5 mg/l. Hơn nữa, các chỉ số BOD5, Tot_N v à Tot_P là những
thông số rất quan trọng và phổ biến để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ
và dinh dưỡng của thủy vực cũng đ ược sử dụng. Đây là cơ sở khoa học
phân loại chất lượng nước dựa vào DO, BOD5, Tot_N và Tot_P cho
vùng hạ lưu HTSĐN (Bảng 3-12).
Bảng 3-13. Phân loại chất lượng nước ở hạ lưu HTSĐN dựa vào thông số
DO, BOD5, Tot_N và Tot_P năm 2007 – 2009
> 6,0
< 5,5
< 1,2
< 0,13
Ít
ô nhiễm

DO (mg/l)
BOD5(mg/l)
Tot_N(mg/l)
Tot_P(mg/l)
Đánh giá

5,1 – 6,0
5,5 – 8,5
1,2 – 1,5
0,13–0,2
Ô nhiễm
nhẹ

4,1 – 5,0
8,6–12,0

1,6 – 2,0
0,21–0,3
Ô nhiễm
tr. bình

2,1 – 4,0
12,1–22,0
2,1 – 3,0
0,31– 0,7
Ô nhiễm
vừa

0,6 – 2,0
22,1–30
3,1 – 4,0
0,71–0,9
Ô nhiễm
nặng

≤ 0,5
> 30,0
> 4,0
> 0,9
Ô nhiễm
rất nặng

Từ đó có thể xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học dựa
trên những thông số môi trường này.Kết quả xây dựng thang điểm cho
các chỉ số sinh học được trình bày trong Bảng 6.2.
Bảng 3-18. Thang điểm đề xuất đánh giá chất l ượng nước dựa vào ATSPI

và các chỉ số sinh học phổ biến cho v ùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai
ATSPI

H’

E

1–
DBP

DS

I

Dm

Thang
đánh giá

Chỉ thị
màu

≤ 35

> 3,25

> 0,85

> 0,75


> 0,90

> 1,25

> 2,85

Ít ô
nhiễm

Lam

36 – 45

2,21 –
3,25

0,66 –
0,85

0,51 –
0,75

0,66 –
0,90

0,76 –
1,25

2,01 –
2,85


Ô nhiễm
nhẹ

Lục

46 – 50

1,41 –
2,20

0,46 –
0,65

0,31 –
0,50

0,41 –
0,65

0,41 –
0,75

1,51 –
2,00

Ô nhiễm
tr. bình

51 – 55


0,50 –
1,40

0,25 –
0,45

0,10 –
0,30

0,20 –
0,40

0,30 –
0,40

0,60 –
1,50

Ô nhiễm
vừa

Đỏ

> 55

< 0,50

< 0,25


< 0,10

< 0,20

< 0,30

< 0,60

Ô nhiễm
nặng

Nâu

Ô nhiễm
rất nặng

Đen

Khu hệ ĐVKXSCL bị hủy diệt ho àn toàn

Vàng

13


Ghi chú: ATSPI – TS trung bình cho từng vị trí khảo sát; H’ – Chỉ số đa dạng
Shannon-Wiener; E – Chỉ số cân bằng Pilou;

D BP – Chỉ số ưu thế Berger-


Parker; D S – Chỉ số ưu thế Simpson; I – Chỉ số đa dạng Menhinick; Dm – Chỉ số
đa dạng Margalef.

Đây là điểm mới của luận án vì trước đây hầu như ở Việt Nam chưa có
tác giả nào xây dựng thang đánh giá cho các chỉ số sinh học n ày. Chỉ có
tác giả dựa vào kinh nghiệm đã xây dựng thang điểm cho một số chỉ số
sinh học để đánh giá chất lượng nước sông rạch Tp.HCM.
3.6. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐÃ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Việc kiểm định được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu khảo sát ĐVKXSCL
tại 36 vị trí ở hạ lưu HTSĐN trong 02 đợt tháng 03 và tháng 09 năm
2010.
Cấu trúc quần xã động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy
Kết quả phân tích vật mẫu ĐVKXSCL đ ã ghi nhận được 75 loài; mật độ
cá thể ĐVKXSCL tại 36 vị trí quan trắc biến thi ên từ 0 – 6.550 cá thể/m2.
Phân nhóm vùng phân bố của động vật không xương sống cỡ lớn ở
đáy
Mối quan hệ về quần xã ĐVKXSCL của 36 vị trí thu mẫu ở hạ l ưu
HTSĐN được trình bày trong Hình 3-16.Dựa trên 50% sự giống nhau của
quần xã ĐVKXSCL ở các vị trí, khu hệ ĐVKXSCL đ ược phân ra thành 6
vùng: (1) DN1, DN2, DN4, DN5, DN6, DN7, DN8, SG1, SG2, SG3,
SG4, SG13 và SG15; (2) SG5, SG6, SG8, SG10, SG11 và SG14; (3)
SG7, SG9 và SG12; (4) SG6, HL1, HL3, HL4 và HL7; (5) HL5, HL6,
HL8 và HL9; và, (6) HL2, HL10, HL11 và HL12.

14


Benthic Macroinvertebrates in Lower Dongnai River System (2010)
0


2.2E+00

Distance (Objective Function)
4.4E+00

6.6E+00

8.8E+00

100

75

Information Remaining (%)
50

25

0

DN1
SG15
DN8
DN3
SG4
DN5
SG3
DN2
DN6

DN4
DN7
SG2
SG1
SG13
SG5
SG11
SG6
SG14
SG8
SG10
SG7
SG9
SG12
SG16
HL7
HL3
HL1
HL4
HL5
HL9
HL6
HL8
HL2
HL11
HL12
HL10

Hình 3-16. Phân tích nhóm của ĐVKXSCL tại 36 vị trí thu mẫu
thuộc khu vực nghiên cứu năm 2010

Mối quan tương quan giữa động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy
và các thông số chất lượng nước
Hình 3-17 thể hiện kết quả tích sắp xếp t ương đồng đánh giá mối tương
quan giữa quần xã ĐVKXSCL và các thông s ố chất lượng nước tại 36 vị
trí thu mẫu ở hạ lưu HTSĐN năm 2010 . Giá trị tương quan của
ĐVKXSCL là 2,95 (nhỏ hơn 20).
Trong 10 thông số môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn -Sal, TSS, DO,
BOD5, Tot_N, Tot_P, Coliform và E. coli), có 8 thông s ố được thể hiện

15


rõ nét trong biểu đồ. Nhóm thông số có t ương quan chặt chẽ nhất với
ĐVKXCL tại 36 vị trí thu mẫu từ năm 2010 là DO, BOD5, Tol_N, Tot_
P, E. coli và độ mặn. Trong khi đó các yếu tố môi tr ường như nhiệt độ và
TSS chưa cho thấy sự ảnh hưởng rõ đến ĐVKXCL.
Benthic Macroinvertebrates in Lower Dongnai River System (2010)
SG7
SG9

Tot_N

SG12

BOD5
Tot_P

E. coli
Axis 2


Coliform
HL10

HL11

SG10

HL1

SG11
SG5

SG4
SG14
DN5
DN3
SG3
DN4

HL4

HL2

SG8
SG6

HL6

HL12


Sal
HL9

pH

HL3

HL8
HL5

DN8 SG13

DN1
SG2

HL7

SG16

SG1
DN2

SG15
DN7

DO

DN6
Axis 1


Hình 3-17. Phân tích sắp xếp tương quan của ĐVKXSCL và các thông số
chất lượng nước tại 36 vị trí thu mẫu thuộc khu vực nghiên cứu năm 2010
Đánh giá chất lượng nước dựa vào điểm số ô nhiễm ATSPI
Từ kết quả khảo sát và phân tích ĐVKXSCL hai đ ợt tháng 03/2010 và
09/2010, tham chiếu giá trị TS của từng lo ài ghi nhận trong Bảng 3-9 để
tính toán ATPSI cho từng vị trí quan trắc ở hạ l ưu HTSĐN (Hình 3-18

16


và3-19).Giá trị tính toán ATSPI trong 02 đợt quan trắc tháng 03/2010 v à
tháng 09/2010 cho thấy chất lượng nước ở hạ lưu HTSĐN được chia
thành 5 loại: (1) ô nhiễm nhẹ, (2) ô nhiễm trung b ình, (3) ô nhiễm vừa,
(4) ô nhiễm nặng, (5) ô nhiệm rất nặng; v à, không ghi nhận có loại không
ô nhiễm.

Ghi chú:
Ít ô nhiễm
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ô nhiễm vừa
Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm rất nặng

Hình 3-18. Bản đồ phân loại chất lượng nước dựa vào ATSPI ở hạ lưu
HTSĐN tháng 03/2010
Nhìn chung, có sự khác nhau cơ bản giữa 02 lần quan trắc l à mức độ
nhiễm bẩn ở khu vực chảy qua đô thị v à các KCN lớn trong mùa khô cao
hơn so với mùa mưa, ngược lại mức độ tác động ở điểm phía trên gần các
công trình hồ chứa Trị An và Dầu tiếng trong lần quan trắc m ùa mưa cao

hơn so với mùa khô.

17


Ghi chú:
Ít ô nhiễm
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ô nhiễm vừa
Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm rất nặng

Hình 3-19. Bản đồ phân loại chất lượng nước dựa vào ATSPI
ở hạ lưu HTSĐN tháng 09/2010
Đánh giá chất lượng nước dựa trên các chỉ số sinh học phổ biến
Kết quả tính toán cho thấy, chất l ượng nước ở hạ lưu HTSĐN được chia
thành 6 loại: (1) không ô nhiễm; (2) ô nhiễm nhẹ, (3) ô nhiễm trung b ình,
(4) ô nhiễm vừa, (5) ô nhiễm nặng; v à, (6) ô nhiễm rất nặng.
Trong đó, các chỉ số ATSPI, H’, E, 1 – DBP, DS, I và Dm có thể ứng
dụng đánh giá cho tất cả các v ùng sinh thái. Còn chỉ số TUCH phục vụ
đánh giá cho Vùng sinh thái nư ớc ngọt đến lợ nhạt và Po cho Vùng sinh
thái nước lợ vừa đến lợ mặn.

18


Chương 4
ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP QUAN TR ẮC SINH HỌC
PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG X ƯƠNG CỠ LỚN Ở ĐÁY CHO HẠ

LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Để đánh giá hiệu quả của ph ương pháp đã xây dựng và đề xuất cải tiến
phương pháp quan trắc sinh học phần ĐVKXSCL cho hạ l ưu HTSĐN,
cần dựa trên 3 yếu tố: (1) Tính chính xác; (2) Tính kinh tế; và, (3) Sự
thuận lợi.
4.1. PHƯƠNG PHÁP THU M ẪU
Hiện nay trong hầu hết các ch ương trình quan trắc, tại mỗi vị trí quan
trắc, ĐVKXSCL chỉ được thu một mẫu với kích cỡ 0,1 m 2. Số loài và mật
độ cá thể thu được của từng mẫu rất thấp, điều n ày thường cho kết quả
phân tích sai lệch lớn giữa các vị trí khảo sát, dẫn đến sai số hệ thống. V ì
vậy, đề nghị tiến hành thu 10 mẫu (5 mẫu bờ trái và 5 mẫu bờ phải) với
kích cỡ 1 m2 để tránh hiện tượng sai lệch trên và sẽ đạt kết quả đánh giá
chính xác hơn. Phương pháp thu mẫu này đã được kiểm định trong Mục
2.3.3 thuộc Chương 2 ”Vật liệu và Phương pháp” và Tài liệu đã được
công bố (MRC, 2010).
4.2. TẦN SUẤT VÀ THỜI GIAN QUAN TRẮC
Dựa vào đặc tính sinh học của ĐVKXSCL có đời sống khá d ài từ vài
tháng đến vài năm, mùa mưa ở hạ lưu HTSĐN kéo dài từ hạ tuần tháng 4
hay thượng tuần tháng 5 đến thượng tuần hay trung tuần tháng 11 v à đặc
điểm thủy văn khu vực này . Vì vậy không cần thiết lấy mẫu theo từng
tháng vì nếu tăng tần suất quan trắc sẽ l àm tăng chi phí khảo sát và phân
tích lên quá cao. Đối với mạng lưới quan trắc sinh học ph ù hợp với đặc
trưng cụ thể ở khu vực hạ l ưu HTSĐN, tần suất và thời gian thu mẫu
được đề nghị là thu mẫu 4 lần/năm, gồm tháng 03: m ùa khô; tháng 06:
chuyển mùa khô sang mùa mưa; tháng 09 : mùa mưa; và, tháng 12:
chuyển mùa mưa sang mùa khô. Nhóm ĐVKXSCL thu m ẫu vào bất cứ
thời điểm nào trong ngày và tháng vì k ết quả phân tích đạt được không có
khác biệt lớn giữa nước lớn và nước ròng cũng như thời gian triều cường
hay triều kém như các nhóm sinh vật. Tuy nhiên, để tiện lợi hơn khi cùng


19


tiến hành quan trắc các nhóm phiêu sinh vật, nên thu mẫu vào thời gian
triều cường (ngày 14 – 18 âm lịch).
Tuy nhiên, đối với những địa phương gặp khó khăn về kinh phí v à hạn
chế nhân lực thực hiện ch ương trình quan trắc, có thể giảm tần suất quan
trắc còn 2 lần/năm, cụ thể: tháng 03: m ùa khô (nước kiệt nhất); và, tháng
09: mùa mưa (nước cao nhất). Trong thời điểm xảy ra sự cố môi tr ường
có thể thiết lập chương trình đặc biệt tăng số lượng vị trí cũng tần suấ t
quan trắc để đưa ra kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, nhiều địa phương
hiện nay thực hiện quan trắc chất l ượng nước bằng phương pháp hóa-lý
với tần suất rất dày có khi lên đến 2 lần/tháng, phân tích nhiều chỉ
tiêu/mẫu, dẫn đến chi phí quan trắc cho 1 năm sẽ cao hơn nhiều nếu sử
dụng phương pháp sinh học ĐVKXSCL.
4.3. SỬ DỤNG ĐIỂM SỐ Ô NHIỄM V À THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XÂY DỰNG
Điểm số ô nhiễm
Các chương trình quan trắc sinh học dựa vào ĐVKXSCL cho hạ lưu
HTSĐN có thể sử dụng giá trị TS tron g Bảng 3-9 để tính toán ATSPI
nhằm đánh giá chất lượng nước mà không cần thiết tính toán lại TS. Kết
quả nghiên cứu đã được kiểm định thông qua số liệu quan trắc của
ĐVKXSCL thu thập trong năm 2010, và công bố trên các bài báo tạp chí
trong nước và quốc tế.
Thang điểm đánh giá chất lượng nước dựa vào các chỉ số sinh học
Trong thời gian vừa qua, thang điểm đánh giá chất l ượng nước dựa vào
các chỉ số sinh học đã xây dựng không chỉ được kiểm định thông qua số
liệu quan trắc của ĐVKXSCL thu thập trong năm 2010, mà còn được ứng
dụng để đánh giá chất lượng nước cho các thủy vực ở hạ lưu HTSĐN và
vùng lân cận. Kết quả phân tích cho thấy thang điểm đ ã xây dựng có

nhiều ưu việt như chỉ rõ được các mức độ nhiễm bẩn khác nhau, thời gian
đánh giá nhanh, thể hiện rõ trên biểu đồ bằng màu. Vì vậy, các chương
trình quan trắc sinh học dựa vào ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN cần sử
dụng kết quả xây dựng thang đánh giá của các chỉ số sinh học phổ biến v à
ATSPI trong Bảng 3-16 để đánh giá và phân loại chất lượng nước.

20


4.4. ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ BÁO ĐỘNG VẬT KHÔNG X ƯƠNG SỐNG
CỠ LỚN Ở ĐÁY ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT L ƯỢNG NƯỚC
Bộ chỉ báo ĐVKXSCL phục vụ đánh giá nhanh chất l ượng nước cho
vùng hạ lưu HTSĐN được chia làm 3 vùng cụ thể: (1) Vùng hạ lưu sông
Đồng Nai và các chi lưu – Khu vực từ ngã ba sông Bé đến Cát Lái; (2)
Vùng hạ lưu sông Sài Gòn và các chi lưu – Khu vực từ Thị trấn Dầu
Tiếng đến ngã ba Đèn Đỏ; và, (3) Vùng hợp lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Chi tiết các Bộ chỉ báo ĐVKXSCL v à hướng dẫn tính toán được trình
bày trong Phụ lục 10. Đây là Bộ chỉ báo dựa vào ĐVKXSCL dùng cho
chất lượng nước mang tính đặc trưng vùng với ưu điểm là đánh giá
nhanh, đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn phân tích cao, có thể là công
cụ hỗ trợ hiệu quả cho công tác cung cấp số liệu, cảnh báo sớm cũng như
bảo vệ môi trường nước của địa phương, đặc biệt những nơi chưa có
những trạm quan trắc quy mô.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu “Xây dựng phương pháp đánh giá ch ất lượng
nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ l ưu hệ
thống sông Đồng Nai” trong 4 năm 2007 – 2010, có thể đưa ra những kết
luận sau:
 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL

Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá các thành ph ần gồm: các
thông số chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, TSS, DO, BOD5,
Tot_N, Tot_P, coliform và E. coli); cấu trúc quần xã ĐVKXSCL (thành
phần loài và mật độ); các chỉ số sinh học (H’, E, D BP, DS, I, D m, TUCH,
PO); phân nhóm vùng phân b ố của ĐVKXSCL (phân tích nhóm); v à, mối
tương quan giữa ĐVKXSCL và các thông số chất lượng nước.
Từ những kết quả kiểm tra v à đánh giá ở trên, luận án đã cải tiến việc xây
dựng điểm số ô nhiễm cho từng lo ài ĐVKXSCL, từ đó tính toán ATSPI
cho từng vị trí quan trắc phục vụ đánh giá chất l ượng nước ở hạ lưu
HTSĐN theo phương pháp khoa h ọc, khách quan và có độ tin cậy cao
hơn. Hơn nữa, luận án đã xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số

21


sinh học sử dụng phổ biến và ATSPI để đánh giá chất lượng nước ở
HTSĐN cũng như một số vùng khác của Việt Nam. Ngoài ra, luận án này
còn đề xuất hai chỉ số sinh học phục vụ đánh giá cho hai v ùng có điều
kiện sinh thái khác nhau, nh ư (1) Vùng sinh thái nước ngọt đến lợ nhạt,
và (2) Vùng sinh thái nước lợ vừa đến lợ mặn.
Kết quả phân tích so sánh cũng đ ã cho thấy tính hiệu quả của ph ương
pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL so với phương pháp
sử dụng thông số hóa-lý. Tuy nhiên, việc so sánh này nhằm đưa ra những
thuận lợi của phương pháp sinh học, không phải để loại trừ sự cần thiết
của phân tích hóa-lý.Luận án còn cải tiến phương pháp quan trắc sinh học
phần ĐVKXSCL cho hạ lưu HTSĐN vì phương pháp này đáp ứng gần
như những yếu tố đòi hỏi cần có khi phát triển ph ương pháp gồm: (1)
Tính chính xác; (2) Tính kinh t ế; và, (3) Sự thuận lợi.
 Những điểm mới của luận án
Đã cải tiến phương pháp xây dựng điểm số ô nhiễm cho từng lo ài

ĐVKXSCL cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, cụ thể: (1) Ph ương pháp
dựa trên số lượng cá thể của từng vị trí khảo sát (cá thể/m 2), giá trị mẫu
gấp 10 lần so với cá thể trong mẫu 0,1 m 2, sẽ tăng thêm tính đại diện của
ĐVKXSCL; (2) Còn điểm số VAS được thay bằng điểm số IS, điểm số
này có sự kết hợp giữa sự quan sát ngo ài thực địa (VAS) và phân tích
trong phòng thí nghiệm (WQS). Kết quả tính toán giá trị TS của 92 lo ài
ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN, có thể ứng dụng kết quả nghi ên cứu này để
đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL mà không c ần thiết thu
mẫu và phân tích các thông số hóa-lý.
Luận án đã xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học sử
dụng phổ biến để đánh giá chất l ượng nước ở HTSĐN cũng như một số
vùng khác của Việt Nam. Đây là những điểm mới của luận án v ì trước
đây hầu như ở Việt Nam chưa có tác giả nào xây dựng thang đánh giá cho
các chỉ số sinh học này. Một số tác giả dựa vào kinh nghiệm đã xây dựng
thang điểm cho một số chỉ số sinh học để đánh giá chất l ượng nước sông
rạch Tp.HCM. Ngoài ra, luận án này còn đề xuất hai chỉ số sinh học phục
vụ đánh giá cho hai vùng có điều kiện sinh thái khác nhau, như (1) Vùng

22


sinh thái nước ngọt đến lợ nhạt, và (2) Vùng sinh thái nư ớc lợ vừa đến lợ
mặn.
KIẾN NGHỊ


Cải tiến phương pháp quan trắc sinh học phần ĐVKXSCLcho

hạ lưu HTSĐN
Dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả của ph ương pháp đã xây dựng, việc cải

tiến phương pháp quan trắc sinh học phần ĐVKXSCL cho hạ l ưu
HTSĐN được đề nghị, cụ thể:
Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu 10 mẫu (5 mẫu bờ trái và 5 mẫu bờ
phải) với kích cỡ 1 m 2.
Tần suất và thời gian quan trắc: Thu mẫu 4 lần/năm, gồm tháng 03: m ùa
khô; tháng 06: chuyển mùa khô sang mùa mưa; tháng 09: mùa mưa; và,
tháng 12: chuyển mùa mưa sang mùa khô. Đ ối với những địa phương gặp
khó khăn về kinh phí và hạn chế nhân lực thực hiện ch ương trình quan
trắc, có thể giảm tần suất quan trắc c òn 2 lần/năm, cụ thể: tháng 03: mùa
khô (nước kiệt nhất); và, tháng 09: mùa mưa (l ũ cao nhất). Trong thời
điểm xảy ra sự cố môi tr ường có thể thiết lập ch ương trình đặc biệt tăng
số lượng vị trí cũng tần suất quan trắc để đ ưa ra kết quả chính xác hơn.
Sử dụng giá trị điểm số ô nhiễm đ ã xây dựng: Sử dụng giá trị TS trong
Bảng 3-11 để tính toán ATSPI nhằm đánh giá chất l ượng nước mà không
cần thiết tính toán lại TS.
Sử dụng thang điểm đánh giá đ ã xây dựng: Cần sử dụng kết quả xây dựng
thang đánh giá của các chỉ số sinh học phổ biến v à ATSPI trong Bảng 318 để đánh giá và phân loại chất lượng nước.
Sử dụng Bộ chỉ báo dựa v ào ĐVKXSCL đánh giá nhanh ch ất lượng
nước: Nên tập huấn cho các chuyên viên môi trường địa phương và
những nhóm tình nguyện sử dụng Bộ chỉ báo đánh giá nhanh chất l ượng
nước để cung cấp số liệu, cảnh báo sớm cũng nh ư bảo vệ môi trường
nước địa phương.
 Hướng nghiên cứu mới trong tương lai
Bên cạnh những thông số môi tr ường đã đề cập, những thông số khác nh ư
chế độ thủy học, các nguy ên tố dạng vết hay chu trình dinh dưỡng trong

23



×