Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận môn marketing giới thiệu chung về ngành du lịch việt nam, hoạt động của công ty du lịch và các hướng nghiên cứu về marketing du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.84 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MARKETING
Đề tài: Giới thiệu chung về ngành du lịch Việt Nam, hoạt động của
công ty du lịch và các hướng nghiên cứu về Marketing du lịch
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Hải Ly
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1- Lớp: MKT301.2- K53- Kinh tế
1. Trịnh Tuấn Anh (Nhóm Trưởng): 1411110038
2. Lê Hoài Anh (Nhóm Phó): 1411110050
3. Vũ Minh Anh: 1411110058
4. Huỳnh Nguyễn Phương Anh: 1411110046
5. Nguyễn Thị Ánh: 1411110070
6. Chúc Hà Chi: 1411110084
7. Võ Văn Cường: 1411110098
8. Khanthasone Chaleunsouk: 1410110917
9. Nguyễn Thị Ngọc Diệp: 1411110106

Hà Nội, 2016
1


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được – một hiện tượng phố biến trong xã hội. Ngành du lịch Việt Nam ra
đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không
thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại
thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao
động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Du lịch Việt Nam
đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách du lịch trong nước và nước
ngoài ngày càng gia tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà
và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất


nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà
nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong khuynh hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty hoạt động
kinh doanh du lịch, Các công ty muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải có
sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ và có nhiều chương trình thu hút du khách. Để
làm tốt điều đó các công ty phải có một chiến lược kinh doanh khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh., nắm bắt được những đòi hỏi mong muốn của khách
hàng và có những chiến lược marketing linh hoạt phù hợp với từng thời điểm.
Việc nghiên cứu về du lịch nói chung và marketing du lịch nói riêng trở nên cấp
thiết, giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác, đem lại ý nghĩa cả về
phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những
thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát
triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu
vực và thế giới. Vì vậy, chúng em quyết định chọn đề tài “Giới thiệu chung về
ngành du lịch Việt Nam, hoạt động của công ty du lịch và các hướng nghiên cứu
về marketing du lịch” cho bài tiểu luận của nhóm.
Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù chúng em đã cố gắng thu thập tài liệu,
phân tích tổng hợp các thông tin để làm bài tiểu luận được tốt nhưng cũng không
tránh khỏi các thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của cô để đề tài nghiên cứu này thực sự có hiệu quả. Chúng em xin chân
thành cảm ơn cô Trần Hải Ly đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn
thành bài tiểu luận này.

2


MỤC LỤC
I/ Giới thiệu chung về ngành du lịch Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển, các đối tượng ảnh hưởng đến kinh
doanh du lịch.

1.1 Quá trình hình và phát triển ngành du lịch Việt Nam
a) Quá trình hình thành ngành du lịch Việt Nam
- Ngày 9/7/1960, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban
hành Nghị định số 26-CP về việc thành lập Công ty du lịch Việt Nam trực thuộc
Bộ Ngoại Thương và được coi là ngày thành lập của ngành du lịch Việt Nam.
- Ngày 26/6/1978, Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa VI ban hành Quyết định số
262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc
Hội đồng Chính phủ.
- Ngày 31/3/1990, theo Quyết định số 224-HdDDNN8 của Hội đồng Bộ trưởng,
ba cơ quan là Tổng cục du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin và Tổng cục
Thể thao sát nhâp thành Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch.
- Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP về việc thành lập
lại Tổng cục Du lịch tách khỏi Bộ Thương mại và một số tổ chức ngang Bộ trực
thuộc Chính phủ.
b) Quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam có thể được phân chia thành
các giai đoạn sau:
♦ Giai đoạn từ 1960 đến 1975
Trong giai đoạn này, quy mô ngành du lịch nước ta còn rất nhỏ. Hoạt động du
lịch mang tính chất phục vụ là chủ yếu
Bảng 1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1960-1975
Năm
Khách quốc tế
Năm
Khách quốc tế
1960
6.130
1970
18.600
1961

7.630
1971
12.080
1962
8.070
1972
15.860
1963
8.790
1973
19.320
1964
10.780
1974
26.820
1965
11.850
1975
36.910
Đơn vị: lượt khách
Nguồn: Bộ Nội vụ (1979)
♦ Giai đoạn từ năm 1976-1985
Sau 1975, cả nước có hơn 30 công ty du lịch với hàn trăm khách sạn, nhà
hang…Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được mở rộng về quy
mô và ngành nghề. Tuy nhiên, do các rào cản về chính sách, sự yếu kém về hạ
3


tầng, và sự kém phát triển về kinh tế, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
tăng rất chậm. Trong vòng 10 năm, lượng khách quốc tế chỉ tăng 1,4 lần (từ

36.910 khách năm 1975 đến 50.830 khách năm 1985).
♦ Giai đoạn 1986-1990
Với chính sách mở cửa: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới,
du lịch Việt Nam đã thực sự có điều kiện để chuyển sang giai đoạn phát triển
nhanh.
Năm 1990, Việt Nam đã đón hơn 250.000 lượt khách quốc tế (gấp 4,92 lần so
với năm 1985) và hơn 1.000.000 lượt khách nội địa (gấp 4 lần so với năm 1985).
Bảng 2: Khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 1985 – 1990
Năm
1985
1986
1987
1988
1989
1990

Số lượt khách quốc tế
Số lượt khách nội địa
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng
Số lượt khách
Số lượt khách
(%)
(%)
50.830
0
250.000
1
54.353
06,9

280.000
12,0
73.283
34,8
400.000
42,9
110.390
50,6
480.000
20,0
187.573
69,9
540.000
12,5
250.000
33,1
1.000.000
85,2

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
♦ Giai đoạn từ 1991 đến nay
Từ 1991 đến 2000, hòa nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành du lịch
Việt Nam thực sự khởi sắc và đạt được thành tựu đáng khích lệ. Khách du lịch
quốc tế tăng 7,1 lần, từ 0,3 triệu lượt lên 2,14 triệu lượt. Do các tác động của
dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh cục bộ và đặc biệt là khủng khoảng kinh tế toàn
cầu, tốc độ tăng trưởng lượng khác, doạnh thu du lịch trong một số năm sụt
giảm nghiêm trọng.
Từ năm 2001 đến nay, nhờ sự đầu tư hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng của Nhà nước
và việc xúc tiến quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua Chương trình Hành động
quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Do vậy, khách du lịch

quốc tế tăng 2,1 lần từ 2,33 triệu lượt đến 2,33 triệu lượt; khách du lịch nội địa
tăng 2,14 lần, từ 11,7 triệu lượt lên 28 triệu lượt.
Hơn nữa, ngành du lịch Việt Nam đã tăng cường mở rộng hoạt động hội nhập,
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực song phương và đa phương. Việt Nam đã ký
kết 43 điều ước quốc tế về du lịch với các nước trong và ngoài khu vực như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN…Nhiều địa phương và doanh
nghiệp phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch tham gia tích cực và hiệu quả
trong các tổ chức du lịch khu vực và thế giới như GMS, ASEAN…
4


Ngoài ra, sự hiện diện của Du lịch Việt Nam tại các diễn đàn, sự kiện quốc tế
ngày càng khẳng định ở vị thế cao hơn. Đặc biệt, với việc đăng cai tổ chức thành
công Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC tại Việt Nam 2006, Diễn đàn Du lịch
ASEAN năm 2009…Nhờ đó mà ngành Du lịch Viêt Nam đã tạo uy tín và tiếng
vang lớn trong quốc tế và khu vực.
Có thể khẳng định, trong suốt chặng đường phát triển đầy thử thách và khó
khăn, ngành Du lịch luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phấn đấu vươn lên tận dụng tốt
thế mạnh thời cơ, đổi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả quan
trọng, ngày càng tăng quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của
mình. Việc du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội
phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đảu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo,
khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống.
1.2. Các đối tượng tác động (stakeholders) đến kinh doanh du lịch
a) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp :
 Nhân lực:
Đối với tất cả các hoạt động kinh tế nào, con người đều có vai trò quyết định.
Vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi về trình độ chuyên
môn, hiểu biết về xã hội... mà họ còn phải được sắp xếp tổ chức công việc một

cách hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn. Hiệu quả kinh
doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo giỏi
thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không Công ty khó lòng đạt được kết
quả như mong muốn.
 Phương tiện, khoa học công nghệ:
Các thiết bị khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả của
công việc kinh doanh. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin
sẽ đưa khách hàng tiếp cận một cách nhanh nhất với Công ty, khách hàng có
điều kiện tìm hiểu về Công ty, về thị trường du lịch của Công ty cũng như các
loại hình dịch vụ mà Công ty đang phục vụ để từ đó có quyết định đi du lịch với
Công ty... Về phần mình, Công ty có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị
trường du lịch quốc tế, để từ đó có những điều chỉnh phương hướng kinh doanh
cho phù hợp.
 Kinh nghiệm kinh doanh và mối quan hệ:
Một nhân tố bên trong cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của
Công ty đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, các nhà
quản lý... Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty, cơ hội
cho sự cạnh tranh trên thương trường.
b) Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp :
5


Ảnh hưởng của môi trường luật pháp :
Một quốc gia có hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổi thì đối
với bất cứ nhà kinh doanh nào, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất là điều rất
khó khăn. Đối với ngành du lịch, luật về du lịch hay pháp lệnh về du lịch không
có hay không hoàn thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch. Các hãng sẽ tự
do cạnh tranh về giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịch sao cho đạt
được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi trách nhiệm của

mình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Ảnh hưởng từ môi trường chính trị :
Đối với du lịch quốc tế, môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt
động du lịch quốc tế như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới
cung cầu trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc
gia. Khách du lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên
nhiên của nước du lịch, họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng.
Sự ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có
được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnh
đạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không...
Trong điều kiện đó, cả du khách lẫn doanh nghiệp phải căn cứ từng điều kiện cụ
thể mà có sự lựa chọn kinh doanh hay không kinh doanh tại thị trường đó, quốc
gia đó. Khi đó cung cầu tại thị trường này phụ thuộc rất lớn vào sở thích của
khách du lịch.
 Ảnh hưởng của môi trường văn hóa - xã hội :
Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi một dân tộc. Văn hóa xã hội ăn sâu
vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của mỗi dân
tộc. Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch - đây
cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khi lựa chọn thị trường du lịch.
Đặc trưng của văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối sống tôn
giáo và ngôn ngữ. Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức, học hỏi các
nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó. Nếu một quốc gia có nền văn hóa độc
đáo, có bản sắc riêng, thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng
sẽ thu hút rất đông du khách.
Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực nhất
định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh
doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh
doanh.
 Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế:



6


Tập trung chủ yếu vào khả năng tài chính, thu nhập của khách du lịch, tác động
tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
đưa ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao (do đó giá cả cũng sẽ không thấp)
sẽ đòi hỏi khách hàng phải có khả năng thanh toán mới có thể tiêu dùng được.
Nếu như du khách không đảm bảo được khả năng tài chính thì khách sẽ không
đi du lịch nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty lại trở thành vấn đề đáng
quan tâm
 Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của Công ty
Du lịch vốn là ngành thu lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn lớn nên cũng
có rất nhiều nhà cạnh tranh, vì vậy thị trường của doanh nghiệp cũng giảm đi
ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy ta thấy rằng để đánh giá
được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các doanh nghiệp
phải nắm bắt được khả năng nội tại của Công ty, những mối đe dọa, những thách
thức để Công ty có thể tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ,
tạo cơ hội để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.
2. Tình hình kinh doanh hiện tại (thị trường, khách du lịch, doanh số, thị
phần,… so sánh với sự phát triển du lịch các nước Asean và trên thế giới)
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến đây cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng.
Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều
điểm đến trong nước được bình chọn là địa điểm yêu thích của du khách quốc tế.
Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Tình hình kinh
doanh của ngành du lịch cũng là vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận
rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá thực trạng du lịch hiện nay sẽ
góp phần hình thành các giải pháp, nhìn nhận các hướng đi đúng đắn để nâng

cao chất lượng cũng như tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên trường quốc
tế.
2.1. Thị trường du lịch
Bàn về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch.
Theo nghĩa hẹp, thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là
vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và
người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch. Theo nghĩa
rộng, thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra
7


trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du
lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.
Theo tiêu chí phân biệt về phạm vi lãnh thổ, thị trường du lịch được phân
chia thành hai nhóm:
+ Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc
gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh
nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng
nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và
thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia.
Tính chung 12 tháng năm 2015, lượng khách quốc tế đến nước ta ước đạt
7,943 triệu lượt người. Đây là một con số đáng gây thất vọng, bởi lẽ sau 6 năm
liên tục tăng trưởng với mức tăng trung bình 5,7%/năm, tỉ lệ tăng trưởng năm
2015 chỉ đạt 0,9% so với cùng kì năm trước. Năm 2016 này, ngành du lịch sẽ
phấn đấu đạt 8,5 triệu lượt khách.
Theo số liệu gần nhất của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam trong tháng 01/2016 ước đạt 805.072 lượt, tăng 5,8% so với tháng 12/2015
và tăng 12,3% so với cùng kỳ tháng 1/2015. Trong đó, các thị trường quan trọng
là Hàn Quốc (149.330 lượt), Trung Quốc (147.510 lượt), Nhật Bản, Mỹ, Đài
Loan đều tăng trưởng ở mức khá cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du

lịch nước nhà trong tháng khởi đầu năm 2016.
Về cơ cấu, do khoảng cách không lớn về địa lí, với nhiều nét tương đồng
trong chính trị, văn hóa, đời sống, xã hội; song song đó là nhiều nỗ lực đẩy
mạnh quan hệ hợp tác quốc tế của Chính phủ chính là những lí giải cho cơ cấu
thị trường “nguồn” của du lịch Việt Nam đến từ khu vực châu Á – Thái Bình
Dương (72%); tiếp theo là châu Âu (14%) và Bắc Mỹ (7%). Các thị trường
“nguồn” của Việt Nam thuộc các nước có GDP cao nhất thế giới (Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Úc, Nga), thuộc các nước có dân số lớn nhất thế giới
(Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản), thuộc các nước có tổng chi tiêu du lịch ra
nước ngoài nhiều nhất thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Nga, Pháp, Úc). Cơ
cấu trên cho thấy điểm đến du lịch Việt Nam đã được các thị trường lớn quan
tâm và đang trong qúa trình tìm chỗ đứng và từng bước khẳng định vị trí tại các
thị trường quan trọng này.

8


Chỉ tiêu

2014 (Lượt
2015 (Lượt 2015 so với
2014 so với
khách)
khách)
2014 (%)
2013 (%)

9



Tổng số
7.943.651
100,9
7.874.312
104,0
Đức
149.079
104,7
142.345
145,7
Tây Ban Nha
44.932
110,4
40.716
122,7
Nga
338.843
92,9
364.873
122,4
Campuchia
227.074
56,2
404.159
118,1
Italy
40.291
110,6
36.427
113,3

Hàn Quốc
1.112.976
131,3
847.958
113,3
Lào
113.992
83,4
136.636
111,2
Anh
212.798
105,2
202.256
109,5
Bỉ
23.939
103,1
23.227
107,7
Na Uy
21.425
94,4
22.708
107,3
Nhật Bản
671.379
103,6
647.956
107,3

Niuzilan
31.960
96,5
33.120
107,0
Đan Mạch
27.414
101,4
27.029
105,4
Thụy Sỹ
28.750
96,7
29.738
104,6
Hà Lan
52.967
107,8
49.120
103,6
Singapo
236.547
116,9
202.436
103,4
Thụy Điển
32.025
98,6
32.466
103,1

Philippin
99.757
96,5
103.403
102,9
Mỹ
491.249
110,7
443.776
102,7
Trung Quốc
1.780.918
91,5
1.947.236
102,1
Pháp
211.636
99,0
213.745
101,8
Úc
303.721
94,6
321.089
100,5
Canada
105.670
101,3
104.291
99,4

Malaisia
346.584
104,1
332.994
98,1
Indonesia
62.240
90,7
68.628
97,5
Đài Loan
438.704
112,8
388.998
97,5
Phần Lan
15.043
108,8
13.831
94,3
Thái Lan
214.645
86,9
246.874
91,8
Các thị trường
khác
507.091
113,6
431.676

81,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 1: Số liệu thống kê về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trong giai đoạn 2014-2015
- Xét theo thị trường khu vực Đông Nam Á, lượng khách đến Việt Nam trong
năm 2015 từ nhiều quốc gia giảm đáng kể (Lào, Campuchia, Philipin,
Indonexia, Thái Lan).
- Ngược lại, khu vực Tây Âu lại có tỉ trọng gia tăng, đặc biệt từ các quốc gia
Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Anh đều tăng trưởng ở mức 5-10%.
10


+ Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều
nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, việc thực
hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận
động tiền - hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.

Nguồn: Tổng cục du lịch
Xét về tổng thể, lượng khách du lịch inbound của Việt Nam luôn tăng dần
đều qua các năm. Năm 2015, cùng với con số tăng trưởng ấn tượng - 57 triệu
lượt, tăng 48% so với năm 2014, đã đánh dấu một năm có nhiều chuyển biến đối
với du lịch trong nước. Mặc dù ở trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn và thách
thức, bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai tạo
những chuyển biến tích cực trong nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du
lịch và cải thiện môi trường du lịch. Đồng thời, sự liên kết, phối hợp thực hiện
đồng bộ các giải pháp trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được cộng
đồng doanh nghiệp và ngành du lịch triển khai từ Trung ương đến địa phương.
Trong năm 2015, nhiều dự án đầu tư du lịch quy mô lớn với sự có mặt của
nhiều nhà đầu tư chiến lược như dự án xây dựng công viên bảo tồn động vật
hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc; cảng Quốc tế Tuần Châu; và hàng trăm

nghìn tỷ đồng trùng tu, bảo tồn hệ thống các di sản văn hóa;… đã hoàn thành,
đưa vào hoạt động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng
cường năng lực cạnh tranh và mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành Du lịch
trong nước.
2.2. Doanh thu từ du lịch và đóng góp vào GDP
Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giai đoạn vừa qua rất đáng
khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2015 ước đạt 337,83 ngàn tỷ
đồng (dựa theo phương pháp thống kê mới từ Tổng cục du lịch), chiếm khoảng
8% tổng giá trị GDP. Tăng trưởng về tổng thu từ du lịch nhanh hơn tăng trưởng
về số lượng khách, mức tăng trung bình hơn 2 con số.
Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của
dịch vụ du lịch năm 2014 ước tính đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim
ngạch cả nước, đứng đầu trong các loại hoạt động dịch vụ được “xuất khẩu”, lớn
hơn nhiều lần các ngành dịch vụ vận tải hàng không, đường biển, bưu chính viễn
thông và tài chính. Thêm vào đó, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”,
du lịch đem lại hiệu qủa kinh tế cao hơn và tạo nhiều việc làm có thu nhập cho
xã hội.
11


2.3. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Theo tính toán, ngành du lịch đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải
quyết vấn đề an sinh xã hội. Đến năm 2014, ước tính đã có trên 1,96 triệu lao
động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch (số liệu từ WTTC), chưa tính lao
động liên quan và lao động không chính thức.
Tỉ lệ lao động trong ngành du lịch đã qua đào tạo ngày càng cao và đang
trong qúa trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và
thế giới. Hơn 40% tổng số lao động được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ du
lịch. Tuy nhiên, Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC), Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP… ngành Du lịch cũng

đứng trước những cơ hội to lớn và cả những thách thức không nhỏ trên con
đường phát triển, nhất là đòi hỏi nguồn nhân lực Du lịch phải có nhiều kỹ năng
khác ngoài kiến thức chuyên môn để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
dịch vụ du lịch.
2.4. Cơ sở vật chất, kĩ thuật, các điểm đến trong kinh doanh du lịch
Kết cấu hạ tầng cho du lịch đã được cải thiện đáng kể, phục vụ ngày càng
đắc lực cho du lịch tăng trưởng. Hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ; hệ
thống năng lượng, thông tin, viễn thông liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp.
Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ cũng như sự bùng nổ của Internet
và các công cụ tìm kiếm đã làm cho việc đi lại, tiếp cận các địa điểm du lịch của
du khách gần gũi, dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuất cho du lịch hiện nay có trên 18.800 cơ sở
lưu trú với 355.000 buồng phòng. Nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, giải
trí, văn hóa thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời,
phục vụ khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.
Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2014

2015


Số
lượng
cơ sở

10.046

11.467

12.352

13.756

15.381

16.000

18.800

Tăng
trưởng
(%)

14,6

10,2

7,7

11,4


11,8

-

-

12


Số
buồng

216.67
202.776 5

237.11
1

256.73
9

277.66
1

332.00
0

355.00
0


Tăng
trưởng
(%)

13,7

6,9

9,4

8,3

8,1

-

-

Công
suất
buồng
TB (%)

59,9

56,9

58,3


59,7

58,8

-

-

Nguồn: Số liệu từ 2008-2012 do Tr.T Thông tin DL tổng hợp từ các Sở
VHTTDL;
Số liệu 2014-2015 do Vụ Khách sạn - TCDL cung cấp
Bảng 2: Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2008 – 2015
Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận
liên tiếp gia tăng và ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức
uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó,
điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1
trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor
bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới
năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn
đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của
người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch
Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế
giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du
lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê
Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến
du lịch trên sông hàng đầu châu Á... thu hút được sự quan tâm lớn từ du khách
trong và ngoài nước.
2.5. Kinh doanh du lịch lữ hành – mắt xích quan trong kết nối cung
cầu

Ở Việt Nam, từ khi hình thành, hoạt động du lịch lữ hành ở Việt Nam đã
phát triển với tốc độ nhanh và giành được nhiều thành qủa đáng khích lệ, có ý
nghĩa to lớn trong ngành du lịch, khiến du lịch phát triển về cả bề rộng và bề
13


sâu, vừa mở rộng quy mô phạm vi hoạt động, vừa nâng cao chất lượng các hoạt
động du lịch. Nhiều công ty lữ hành nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam như
Vietravel (1995), Saigontourist (1999), Fiditour (1989), Bến Thành (1989),
Hanoi Toserco (1988) chuyên kinh doanh các dịch vụ lữ hành tổng hợp trong và
ngoài nước, khai thác các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển,… là cầu nối
giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản.
Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành, theo cách của Tổng cục du
lịch, doanh nghiệp lữ hành (DNLH) bao gồm 2 loại: DNLH quốc tế và DNLH
nội địa. Ở đây, ta chỉ nghiên cứu tình hình kinh doanh của các DNLH quốc tế.
Năm
Loại
hình

DN
Nhà
nước

200
5

200
6

200

7

200
8

200
9

201
0

201
1

2012 2013 2014 2015

119

94

85

69

68

58

13


9

9

8

7

TNH
H

222

276

350

389

462

527

621

731

845

949


1.01
2

Cổ
phần

74

119

169

227

249

285

327

371

428

474

475

DN tư

nhân 3

4

4

4

4

5

4

6

8

9

10

Liên
doanh 10

11

12

12


12

13

15

15

15

15

15

980

1.13
2

1.30
5

1.45
6

1.51
9

Tổng

số

428

504

620

701

795

888

Nguồn: Tổng cục du lịch
Trên đây là thống kê về doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2015.
Có thể thấy, lực lượng DNLH quốc tế ngày càng lớn mạnh. Trung bình mỗi một
năm có thêm 100 doanh nghiệp được thành lập. Chiếm số lượng áp đảo là các
14


công ty trách nhiệm hữu hạn (1012 DN, tính đến năm 2015). Tốc độ phát triển
của lực lượng doanh nghiệp hoạt động trong hoạt động lữ hành rất lớn, trung
bình trên 10%/năm và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Từ
những số liệu trên cho thấy, DNLH ngoài nhà nước ngày càng đóng vai trò chủ
đạo trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Điều này thể hiện được sự năng động
và nhạy bén của thành phần này đồng thời cũng thể hiện được chủ trương, chính
sách của Nhà nước: đa dạng hoá thành phần kinh tế; khuyến khích mọi cá nhân,
tổ chức tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ngành du lịch Việt Nam tuy có nhiều ưu thế, được ví như “ngôi sao đang

lên ở châu Á”, đã và đang đạt được một số thành tựu trong kinh doanh nhưng
khi đặt lên bàn cân so sánh với du lịch trong khu vực và trên thế giới vẫn thua
kém rất nhiều.

Lượng du khách tới các nước, trong đó màu đỏ là hơn 50 triệu khách/năm,
màu nghệ là 20-50 triệu, hồng sậm 10-20 triệu, hồng nhạt 5-10 triệu. Ảnh:
Business Insider (2014)
Được đánh giá là một trong những khu vực có tỉ lệ khách du lịch quốc tế
đến viếng thăm tăng trưởng mạnh mẽ nhất, theo UNWTO con số đó có thể lên
tới 10 triệu lượt khách mỗi năm tại khu vực Đông Nam Á nói chung sau khi các
nước ASEAN thực hiện chính sách áp dụng một visa duy nhất để đi lại thuận
tiện hơn trong toàn khu vực. Theo báo cáo của trang Move Hub năm 2014, Việt
Nam được xếp thứ 41/165 quốc gia, vùng lãnh thổ về lượng khách du lịch quốc
tế tới thăm, với khoảng 6 triệu du khách mỗi năm. Xét trong khu vực Đông Nam
Á, dẫn đầu là Malaysia với 24,7 triệu du khách mỗi năm (xếp thứ 10 thế giới).
Đứng thứ hai là Thái Lan (xếp thứ 15 thế giới) với 19,2 triệu khách. Tiếp đó là
15


Singapore (thứ 22 thế giới) với 10,4 triệu, Indonesia (thứ 31 thế giới) với 7,7
triệu. Như vậy Việt Nam vẫn còn đang ở vị trí khiêm tốn so với du lịch trong
khu vực.
Trong báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới WEF về chỉ số cạnh tranh trong
du lịch (TTCI) năm 2015, Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 75 trên tổng số 141 nước
tham gia (đạt 3,6/7 điểm) và đứng thứ 15 trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Thống kê này được tính toán dựa trên các tiêu chí như môi trường kinh
doanh, tình hình an ninh chính trị, sức khoẻ - vệ sinh, thị trường lao động, các
ưu đãi của Chính phủ cho du lịch, giá cả, cơ sở hạ tầng – dịch vụ và nguồn lực
tự nhiên,…
Trong thời kì hội nhập toàn cầu, kinh doanh du lịch sẽ cần nhiều nỗ lực hơn

nữa để có thể phát triển rộng khắp, tạo đột phá mới, nguồn sinh khí mới cho
hoạt động du lịch nước nhà.
3. Các cam kết quốc tế về du lịch Việt Nam, định hướng, chính sách phát
triển du lịch.
3.1. Các cam kết quốc tế và ngành du lịch Việt Nam:
- Cơ hội đầu tiên và rõ nhất sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO là
sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thực
tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội nghị APEC
2006 đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế, làm sống lại thị trường du
lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng
có nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam và có ý định đến tìm hiểu và hợp
tác với Việt Nam. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách
quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con số.
- Việc nới lỏng điều kiện tự do đầu tư và di chuyển lao động giữa 12 nước sẽ
giúp gia tăng nhu cầu đi lại tìm kiếm cơ hội đầu tư, việc làm và kết hợp du lịch;
tức gia tăng dòng du khách quốc tế và tăng cường mật độ và quy mô các loại
hình du lịch-kinh doanh, du lịch-hội họp ngay trong nội khối TPP mà Việt Nam
là một thành viên.
Nhờ TPP, hoạt động du lịch cũng sẽ có thêm cơ hội phát triển tích cực hơn từ
những cam kết về phát triển thương mại điện tử và các dịch vụ bảo hiểm, thanh
toán thẻ điện tử và thúc đẩy sự ổn định tài chính, chống thao túng tiền tệ giữa 12
nước. Đồng thời, ngành Du lịch sẽ có thêm xung lực phát triển tích cực và các
du khách quốc tế sẽ có thêm cơ hội làm thủ tục thuận lợi, dịch chuyển nhanh và
rẻ hơn nhờ những cam kết Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh
16


trong khuôn khổ TPP- theo đó, khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của
các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm
bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và

thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có thể.
- Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ
sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại... đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam.
Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh
giá nhất và lâu đời nhất.[31] Thủ đô Hà Nội hiện sở hữu nhiều danh hiệu
UNESCO trao tặng nhất cho các đối tượng: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến
sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù và Hội Gióng. Đến năm 2014, các tỉnh Ninh
Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà
Mau mỗi tỉnh sở hữu từ 2 đến 3 danh hiệu UNESCO; Các tỉnh Bắc Kạn, Bình
Định, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng
Sơn, Lào Cai, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Yên Bái chưa từng sở hữu một danh hiệu UNESCO nào.
Tới năm 2015, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt
Nam[32] bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An,Thành nhà Hồ, Hoàng thành
Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di sản thế
giới hiện đều là những điểm du lịch hấp dẫn. Tính đến hết năm 2015 Việt
Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ
sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ- Cà
Mau và biển Kiên Giang. Có 9 di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt
Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương (Phú Thọ).
3.2. Định hướng, chính sách phát triển du lịch Việt Nam:
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số
2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu
quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,

chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm
17


Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng,
có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc
tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú
với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có
870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng
gấp 2 lần năm 2020
Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp
thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển
thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát
triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn
thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.
Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng
cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du
lịch trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam,
Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện
quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương
trình, đề án phát triển du lịch.
* Các căn cứ pháp lý:
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định 92/2007/NĐ-CP

ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Du lịch.
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;
Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Di sản văn hoá.
- Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới luật có liên quan đến Du lịch.

18


- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định
04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.
- Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư
03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày
26/3/2007 về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 4136/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ngày 8/9/2010 về việc phê duyệt nội dung đề cương Đề án "Quy hoạch
tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ngày 15/11/2010 về việc phê duyệt nội dung dự toán xây dựng Đề án
"Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”.

- Quyết định số 426/QĐ-TCDL của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày
14/9/2010 về việc giao nhiệm vụ xây dựng Đề án “ Quy hoạch tổng thể phát
triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
II/ Hoạt dộng của công ty du lịch
1. Giới thiệu chung về công ty
Ngày 20/12/1995, Công ty Du lịch &Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao
Thông Vận Tải-( Vietravel) ra đời trên cơ sở Trung tâm Du lịch- Tiếp thị và
Dịch vụ đầu tư ( Tracodi-Tours).
Đến nay sau hơn 20 năm Vietravel đã phát triển hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước, từ: Hà Nội, Lào Cai, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,Quảng Ngãi, Nha
Trang, Phan Thiết,Tp.Hồ Chí Minh,Vũng Tàu , Đồng Nai, Bình Dương,Cần
Thơ, Long Xuyên, Phú Quốc…và các văn phòng đại diện tại các quốc gia trên
thế giới: Mỹ, Thái Lan, Campuchia…và đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển hệ
thống phân phối đến hầu hết các quốc gia trọng điểm dụ lịch trên thế giới nhằm
19


góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và thu hút du khách đến với Việt
Nam cũng như đưa người Việt Nam đến khắp năm châu ngày càng nhiều hơn
nữa.

Với uy tín và chất lượng dịch vụ , Vietravel vinh dự được chọn là nhà cung
cấp phương tiện vận chuyển hàng đầu Việt Nam cho nhiều sự kiện quốc tế như
Hội nghị cấp cao APEC 2006, Đại hội Thể thao Sinh viên Đông Nam Á lần thứ
13, Đại lễ Vesak 2008 và Hội nghị cấp cao ASEAN 17.
Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển , Vietravel đã đạt được nhiều
thành tích xuất sắc như đạt Huân chương Lao động hang II ( 2006 ) , Huân
chương Lao động hạng I ( 2010), hàng trăm danh hiệu , bằng khen , cờ thi đua
của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch, các cơ quan truyền thông Trung
ương và địa phương và của bạn đọc các báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Saigon

Times…
Ngoài các giải thưởng trong nước , Vietravel còn nhận được nhiều giải
thưởng quốc tế: “ The Friends of Thailand” của Tỏng cục Du lịch Thái Lan, “
Outstanding Tour Operator 2010 ” của Bộ Du lịch Campuchia…. Được bình
chọn là Top 16 công ty lữ hành hàng đầu Châu Á với danh hiệu “ Best Travel
Agency Vietnam” của giải thưởng “TTG Travel Awards 2011,2012” do báo
TTG Asia bình chọn .
2.Tình hình kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2015 :
20


Chỉ tiêu
A
I. Lượt khách
Khách quốc tế
Khách VN đi
DLNN
Khách VN đi
DLTN
Khách dịch vụ
khác
II. Doanh Thu
(tr.đ)
Khách quốc tế
Khách VN đi
DLNN
Khách VN đi
DLTN
Khách dịch vụ

khác
III. Lãi gộp (tr.đ)
Khách quốc tế
Khách VN đi
DLNN
Khách VN đi
DLTN
Khách dịch vụ
khác

%
TH Năm KH Năm TH Năm TH Năm
2013
2014
2014
2014/2013
B
C
D
D/B
396,147
436,911
443,480
112
31,379
31,330
25,982
83

% TH/KH

Năm 2014
D/C
102
83

125,526

133,029

117,837

94

89

215,443

242,575

264,498

123

109

23,799
3,045,90
4
97,450
2,095,89

2

29,977

35,163

148

117

3,422,122
110,095

3,434,462 113
87,781
90

100
80

2,297,325

2,188,272 104

95

669,751

758,043


900,685

134

119

182,812
328,574
12,341

256,659
358,634
13,109

257,725
357,585
10,383

141
109
84

100
100
79

206,850

210,658


209,752

101

100

78,991

98,945

102,257

129

103

30,393

35,923

35,193

116

98

Về mảng kinh doanh lữ hành của công ty , riêng trong năm 2014 đã đóng
góp 91% về lượt khách , 92% doanh thu và trên 90% lãi gộp trong kết quả kinh
doanh , trong đó các chi nhánh lớn Hà Nội , Đà Nẵng , Cần Thơ và khu vực Tp.
Hồ Chí Minh có tỷ trọng đóng góp là chủ chốt .

Mảng kinh doanh dịch vụ của công ty kinh doanh khá hiệu quả trong năm
2014. Đối với các đơn vị như Công ty vé, XN Vận chuyển , TT Lá Xanh đóng
góp 8% lãi gộp cho công ty . Ngoài nhiệm vụ kinh doanh bên ngoài, các đơn vị
dịch vụ còn hỗ trợ các đơn vị kinh doanh bên trong nội bộ công ty.
21


Về các mảng kinh doanh khác của công ty , tuy cũng có đóng góp vào kết quả
chung của công ty nhưng tỷ trọng chưa cao.
3. Hoạt động Marketing của công ty Vietravel
Trong suốt thời gian vừa qua, công ty Vietravel đã đạt được nhiều thành tích
cũng như có được sự công nhận của người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
du lịch. Công ty đã xây dựng nhiều chương trình Marketing mang lại nhiều hiệu
quả cao.
Về mặt sản phẩm
Để đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Vietravel luôn cố gắng
thiết kế tour đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách
hàng. Với hàng trăm địa điểm đến nổi tiếng trong và ngoài nước, mỗi tour lại có
nét đặc trưng riêng tùy theo nhu cầu của khách hàng như tour du lịch sinh thái,
vì môi trường, vì biển đảo,…
Ngoài các tour truyền thống, Vietravel còn mang đến các tour mới mang lại
nhiều giá trị hơn cho khác hàng, như các tour du lịch tiết kiệm, ECO tour, tour
du lịch chậm cho người trên 50 tuổi và thanh thiếu niên từ 16 đến 22 tuổi.
Chất lượng dịch vụ: Vietravel luôn không ngừng nâng cấp chất lượng dịch vụ,
thông qua cả yếu tố vô hình và hữu hình. Đối với yếu tố hữu hình, ta phải kể đến
một số yếu tố nổi bật như:
- Phương tiện vận chuyển hiện đại, tiện nghi. Đối với những tour dài, Vietravel
liên kết với các hãng hàng không nhằm mang lại chất lượng tốt nhất.
- Luôn đảm bảo khách hàng được nghỉ ngơi tại các khách sạn tốt nhất, với mối
liên hệ chặt chẽ với nhiều khách sạn trên phạm vi cả nước

- Địa điểm thú vị, độc đáo, đảm bảo mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích từ
chuyến đi.
- Các yếu tố vô hình như dịch vụ đăng ký tour nhanh chóng, tiện lợi, dịch vụ vận
chuyển đúng giờ, dịch vụ ăn uống luôn được phục vụ với các món ăn địa
phương. Ngoài ra, một trong những yếu tố thành công của Vietravel là đội ngũ
hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo, luôn theo sát nhu cầu của khách hàng, đem
lại cảm giác thoải mái và tự do.
Đối với việc định giá
Công ty áp dụng chính sách giá khác biệt tùy vào loại tour du lịch, sốlượng
khách hàng mỗi tour ( lượng khách hàng càng nhiều thì giá sẽ giảm, tuy nhiên
vẫn cógiới hạn lượng khách tối đa để bảo đảm chất lượng dịch vụ), tùy vào yêu
cầu dịch vụ thêm củatừng khách hàng, công ty luôn cố gắng đề ra những mức
giá phù hợp với những yêu cầu về chấtlượng cao của khách hàng.
Về mặt phân phối
22


Vietravel đã xây dựng một hệ thống văn phòng đại diện trên khắp cả nước. châu
Âu thì công ty chỉ mới có văn phòng đại diện ở Pari ( Pháp) .
Về mặt xúc tiến
Công ty đã có những chương trình xúc tiến hợp tác để đạt hiệu quả cao đối với
các trường châu Á và trong khu vực với những hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện
lớn. Công ty đã tham gia đăng kí thông tin doanh nghiệp trên những ấn phẩm
của Tổng cục du lịch như : sách “ Directory of Vietnam Internation Tour
Operators 2004 2005”, “ Niên giám du lịch Việt Nam “ bằng 3 ngôn ngữ Việt
Anh Pháp. Ngoài ra, công ty cũng tham gia một số hội chợ xúc tiến du lịch tại
các nước châu Âu do Tổng cục du lịch tổ chức. Một trong những kênh truyền
thông khác của Doanh nghiệp chính là website của công ty dành riêng cho khách
Quốc tế với những ngôn ngữ thông dụng. Vietravel cũng cho xuất bản ấn phẩm
riêng của công ty, đó là tạp chí Vietraveler được đầu tư rất kỹ lưỡng.

Yếu tố tiếp theo trong Marketing mix không thể thiếu đối với doanh nghiệp
kinh doanh du lịch chính là Con người.
Nhìn chung, công ty trong những năm vừa qua đã có nhiều hoạt động nhằm thu
hút và phát triển nguồn nhân lực. Công ty Vietravel đã tổ chức nhiều giao lưu
với sinh viên các trường như : Đại học Công nghiệp, Đại học Văn lang, Học
viện hàng không Việt Nam… nhằm giới thiệu , định hướng nghề nghiệp và đã
có sự liên kết đào tạo bước đầu nhằm xây dựng nguồn nhân viên chất lượng cao
từ các trường Đại học.
Đối với những nhân viên trong công ty, Vietravel cũng tổ chức nhiều sự kiện vui
chơi, giao lưu nhằm nâng cao sự hứng thú với công việc. Không ngừng nâng cao
đội ngũ nhân lực chính là cách khẳng định chất lượng, uy tín của công ty, đặc
biệt đối với một thị trường khó tính như châu Âu.
Cuối cùng là Quan hệ đối tác
Hoạt động ưu đãi, dịch vụ hậu mãi và phản hồi khách là những công cụ chính
cho lĩnh vực quản trị này của công ty.
Đầu tiên ưu đãi : Nếu khách hàng là thành viên của chương trình thẻ thành viên
Vietravel hoặc là khách hàng của những đối tác liên kết của Vietravel, khi đăng
kí tour tại Vietravel, khách hàng sẽ nhận được nhưng ưu đãi lớn…
Tiếp đến là dịch vụ hậu mãi, bao gồm : Chương trình thẻ thành viên Vietravel,
Chương trìnhtặng quà sinh nhật, có cơ hội trúng được những phần thưởng có giá
23


trị của chương trình khi rútthăm trúng thưởng, Chương trình gọi điện thăm hỏi
sau khi kết thúc tour du lịch, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.
Với những hoạt động này, công ty đã thu được nhiều phản hồi tốt từ khách
hàng cũng như sự phối hợp của những đối tác trong chương trình. Minh chứng
là Vietravel nhiều năm liền được bình chọn là công ty du lịch có dịch vụ tốt
nhất.
III, Các hướng nghiên cứu về Marketing du lịch

1. Khái niệm:
NC Marketing: Là quá trình thu thập xử lý và phân tích có hệ thống các dữ liệu
về những vấn đề có liên quan đến các hoạt động Marketing hàng hóa và dịch vụ,
nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, cần thiết và chính xác giúp cho bộ phận quản
trị Marketing dựa vào đó để vạch ra quyết định, chiến lược kinh doanh…
2. Hướng nghiên cứu marketing du lịch
Nghiên cứu marketing trong du lịch trợ giúp rất nhiều cho công việc của nhà
quản trị. Nó không chỉ hỗ trợ để đưa ra các quyết định marketing có tính chiến
lược hay chiến thuật, mà còn được dùng vào việc xác định hoặc giải đáp một
vấn đề cụ thể, chẳng hạn tìm hiểu thái độ của khách hàng đối với một loại nhãn
hiệu nào đó, hoặc phản ứng của họ đối với một chương trình quảng cáo... Có thể
tóm tắt những ứng dụng cụ thể của nghiên cứu marketing trong du lịch như sau:
2.1. Nghiên cứu thị trường
• Theo quan điểm marketing, khách hàng tạo nên thị trường. Vì vậy trong nội
dung này, nghiên cứu marketing du lịch tập trung vào việc tìm hiểu các dạng
khách hàng cùng với những quan điểm, thị hiếu, thái độ và phản ứng của họ
cũng như xem xét tiến trình quyết định lựa chọn hãng cung cấp dịch vụ của
các nhóm khách hàng diễn ra như thế nào...
- Phân đoạn thị trường Trong du lịch, Marketing du lịch cần chú trọng tới những
tiêu chí sau khi phân đoạn thị trường:
+ Theo thị hiếu: yêu cầu của du khách về sản phẩm du lịch là rất đa dạng, đòi
hỏi cần phân đoạn để xây dựng chương trình du lịch phù hợp.
+ Theo độ tuổi: Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu khác nhau về dịch vụ du lịch. Tuổi
trẻ, thích mạo hiểm, khám phá, tuổi lớn hơn thiên về nghỉ dưỡng, trẻ nhỏ thích
vui chơi giải trí..
+ Theo thu nhập: Tiêu chí rất quan trọng để xác định đối tượng có khả năng chi
trả cho các mức giá của DN.
24



+ Theo trình độ học vấn: Để có thể thiết kế các chương trình du lịch phục vụ học
tập, nghiên cứu
+ Theo quốc tịch: Để nắm rõ tâm lý du khách nhằm phục vụ tốt hơn. Mỗi một
quốc gia sẽ có những đặc điểm tâm lý và văn hóa riêng, cần nghiên cứu kỹ nhằm
thỏa mãn và hài lòng du khách.
• Nghiên cứu marketing về khách hàng cũng xem xét khía cạnh địa lý của
khách hàng, tức phạm vi và sự phân bố địa lý, mức độ tập trung về địa lý của
khách hàng …
• Nội dung quan trọng nhất khi nghiên cứu khách hàng chính là nghiên cứu
động cơ, nó liên quan đến những sự phân tích sâu xa suy nghĩ và thái độ của
người mua để khám phá ra những lý do tiềm ẩn thực sự đã thúc đẩy họ đi
đến một quyết định mua những sản phẩm nhất định hay những nhãn hiệu đặc
biệt nào đó.
- Yếu tố để hấp dẫn du khách thường dựa trên góc độ tình cảm, thái
độ nhiều hơn. Ngành du lịch liên quan phần lớn tới con người. Sự gặp gỡ
giữa người với người khi mua bán, giữa người mua và người mua luôn
diễn ra. Những ấn tượng tốt đẹp về thái độ hành vi của người bán có thể
làm nảy sinh hành vi mua sắm của du khách.
2.2. Nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm bao gồm nghiên cứu những cách sử dụng, tập quán và sự
ưa chuộng của khách hàng để giúp cho việc thiết kế, cải tiến sản phẩm. Nghiên
cứu sản phẩm còn bao gồm việc tìm hiểu những khác biệt hoặc những lợi thế so
với sản phẩm cạnh tranh, chiều hướng phát triển sản phẩm,...
Thời gian tiếp cận của du khách với các dịch vụ rất ngắn (theo tour vài ngày),
nên có ít thời gian để tạo ấn tượng cả tốt lẫn xấu cho khách. Các dịch vụ cũng
khó có dịp bảo hành, dịch vụ xấu không thể đổi lại, nhất là những cử chỉ, thái độ
của nhân viên phục vụ.
Du khách thường chú trọng lấy những bằng chứng cụ thể để đánh giá sản phẩm.
Một dịch vụ bản chất là sự thực hiện. Họ sẽ lấy những hiện hữu của sản phẩm để
đánh giá chất lượng dịch vụ như:

+ Môi trường, vật chất: trang trí, sạch sẽ, văn minh
+ Giá cả dịch vụ: Giá cao có thể cho là sang trọng
+ Truyền thông về dịch vụ: qua truyền miệng với nhau, quảng cáo
+ Nhân sự: Tư thế, tác phong, am hiểu, tuổi tác…
2.3. Nghiên cứu phân phối

25


×