BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
GVHD :
TS. TRẦN VĂN THÔNG
SVTH :
Lớp
:
MSSV :
PHAN THỊ MỸ TIÊN
06DLHD
120600346
Niên khóa: 2006 – 2010
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học cũng đã trôi qua, khóa luận tốt
nghiệp này là thành quả đúc kết của những năm học tại trường. Trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu
của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, khoa du lịch trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí
Minh, các thầy cô khoa du lịch đã giúp cho tôi có được những kiến thức trong quá
trình học tập tại trường và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Thông, thầy hướng dẫn đề tài. Trong quá trình làm
luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng thực hiện đề tài và giúp tôi giải quyết khó khăn
trong bài luận này.
Xin cảm ơn các anh chị tại phòng quản lý du lịch sở văn hóa, thể thao và du
lịch thành phố Đà Nẵng, Ban quản lý Sơn Trà và các vịnh biển tại Đà Nẵng đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, ở bên cạnh,
giúp đỡ tôi những lúc khó khăn, và động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và thành
công.
Trân trọng
Phan Thị Mỹ Tiên
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
II. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BIỂN
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2005 - 2009
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN TP ĐÀ NẴNG
II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC BÃI TẮM
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN,
HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở TP ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
II. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU DỰ BÁO
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
KIẾN NGHỊ
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2009
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
1. Vị trí địa lý
Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía
Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng
Nam, phía Đông giáp biển Đông
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và cách
thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn ở gần các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới như:
Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…
2. Tài nguyên tự nhiên
2.1 Địa hình
Đà Nẵng có đồng bằng, núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây
Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi núi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.
2.2 Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt
2.3 Tài nguyên nước
2.3.1 Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi
sườn núi Hải Vân và Sơn Trà.
Đà Nẵng có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô và khu vực quanh bán đảo Sơn Trà.
2.3.2 Sông ngòi, ao hồ:
Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố, tỉnh Quảng Nam và đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn ( 204 km) và
sông Cu Đê (38 km).
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
3. Nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật được đào
tạo chiếm gần một phần tư lực lượng lao động.
Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có chỉ số phát triển giáo
dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh.
4. Vốn đầu tư
Các lĩnh vực đầu tư mạnh nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí… địa điểm
được chọn xây dựng chủ yếu tại các khu ven biển nhằm khai thác tài nguyên du lịch
biển.
Các khu vui chơi giải trí dành cho khách quốc tế còn hạn chế về số lượng lẫn
chất lượng, Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đai như Tuần Châu của Quảng
Ninh hay Vinpearl của Nha Trang.
5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
5.1 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
5.1.1 Cơ sở lưu trú
Bảng 2.1: Hệ thống lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2009
CHỈ TIÊU
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
Tăng BQ
(% năm)
Số khách sạn
KS
69
64
82
109
135
11.01
Số phòng
Phòng
2.348
2.480
2.534
2.879
4.134
9.28
Công suất bình quân
%
52.5
53.7
53.7
55
55
( Nguồn : Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng )
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách sạn trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009 là
11,01 %, đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Số lượng khách sạn được xếp sao chiếm khoảng 54% tổng số khách sạn trên địa
bàn thành phố. Nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, chưa thu hút được khách quốc
tế.
5.1.2 Hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng khá ổn định và phát triển nhanh.
Tính đến năm 2009, toàn bộ thành phố có 76 đơn vị lữ hành tăng 23 đơn vị so với
năm 2001.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại
hình hấp dẫn. Hàng năm, các doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng đón nhiều tàu lớn
cập cảng với số lượng du khách đông.
Ngoài ra, vấn đề đáng quan tâm là nhiều công ty lữ hành có rất ít những chương
trình cho du khách nghỉ ngơi và tham quan tại Đà Nẵng. Đặc biệt có rất ít hình ảnh
Đà Nẵng trên brochure của họ
5.1.3 Cơ sở vui chơi giải trí
Cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Địa điểm tập trung nhiều hoạt động vui chơi nhất chính là bãi biển, nhưng
những hoạt động đó chủ yếu diễn ra vào buổi chiều tối và do hoạt động tự phát của
người dân địa phương là chủ yếu không thu hút được khách du lịch tham dự.
5.2 Cơ sở hạ tầng
5.2.1 Giao thông vận tải
5.2.1.1 Giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển
như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, tuyến đường ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước,
đường Bạch Đằng Đông, Đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc.
5.2.1.2 Giao thông đường sắt
Thành phố có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua, với Ga Đà
Nẵng được xem là một trong những nhà ga đẹp nhất của cả nước.
5.2.1.3 Giao thông đường hàng không
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất
của Việt Nam, cách trung tâm thành phố chưa đến 10 phút đi bằng ôtô.
5.2.1.4 Giao thông đường biển và hệ thống cảng biển
Cảng Đà Nẵng bao gồm 2 khu vực là cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi.
5.2.2 Thông tin liên lạc
Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn thông lớn của đất nước, có
trạm cáp quang biển quốc tế, đường truyền quốc tế với chất lượng tốt hàng đầu các
nước Đông Nam Á.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
5.2.3 Điện
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm
bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc - Nam.
5.2.4 Nước
Nhà máy cấp nước Đà Nẵng hiện có công suất hơn 80.000m 3/ngày đêm. Thành
phố đang đầu tư xây dựng một nhà máy mới với công suất 120.000m3/ngày đêm
nhằm nâng tổng công suất cấp nước lên 210.000m3/ngày đêm trong thời gian đến.
II. Thực trạng khai thác các bãi tắm
1. Các bãi tắm hiện đang hoạt động
1.1 Bãi biển Non Nước
Bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ
mặn,… phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là các môn trượt sóng.
Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp
viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động
thâm nghiêm, dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi.
1.2 Bãi biển Bắc Mỹ An
Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Đông
Nam.
Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18,
Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama.
Trước 1975, đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà
nước xây dựng ở đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an
dưỡng của cán bộ công nhân viên chức tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ( cũ ).
Gần đây với sự xuất hiện của khu du lịch Furama, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng,
được du khách trong và ngoài nước biết đến như mộ nơi nghỉ dưỡng mang tầm quốc
tế
1.3 Bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong
số các bãi tắm ở Đà Nẵng, rất quen thuộc với người dân thành phố.
Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ chiếm đóng để phục vụ
nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Bãi tắm Mỹ Khê gần thành phố, có không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy
đủ dịch vụ có chất lượng. Bãi tắm có hệ thống chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu
vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời
khi có người gặp nạn
1.4 Bãi biển Phạm Văn Đồng
Nằm cuối nút Cảnh quan đường Phạm Văn Đồng, trên địa bàn phường Phước
Mỹ - Quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng. Bãi biển trải dài 2km với bờ cát dài thoai
thoải, độ sóng êm. Đây còn được chọn làm khu vực bãi tắm đêm với hàng loạt các
dịch vụ vui chơi giải trí công cộng và các dịch vụ phụ trợ trên công viên biển.
1.5 Bãi biển Xuân Thiều
Cách bãi biển Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều - một địa
danh gắn liền với sự kiện lịch sử
Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính. Binh lính Mỹ gọi bãi
tắm Xuân Thiều là “Red Beach” (tức Biển Đỏ). Hiện nay, bãi tắm Xuân Thiều được
đầu tư khu du lịch biển cao cấp với hàng loạt các dịch vụ vui chơi thể thao giải trí
trên biển như lướt sóng, dù bay, môtô nước.
1.6 Bãi biển Thanh Bình
Bãi biển Thanh Bình dài khoảng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối
đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng.
Nằm trọng vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ngay
bên cạnh, bãi biển Thanh Bình là một trong nhưng bãi biển đẹp và thuận lợi của
thành phố. Các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, cano… đáng được đầu tư phát
triển, đây còn là một vị trí lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng
các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
1.7 Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà
Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng.
Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che
chắn cho thành phố.
Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà
với độ cao 693 m so với mực nước biển. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa
dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia.
Bao quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp với các bãi
biển Bãi Tiên Sa, bãi Đá Đen, bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Đa, bãi Nam, bãi
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Bắc, bãi Con, bãi Trẹm . Chân núi ăn sâu ra biển đã hình thành nên các vùng biển có
rạn san hô quý hiếm, đa dạng về chủng loại sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các loại
hình du lịch lặn.
Chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với nhiều
khu du lịch mới đã và đang được xây dựng.
2. Đánh giá tình hình hoạt động của du lịch biển
2.1 Thị trường du khách
Lượng du khách đến với Đà Nẵng tăng mạnh về mặt số lượng bao gồm cả
khách quốc tế và khách nội địa. Du khách đến đây tham gia rất nhiều hoạt động khác
nhau. Số lượng du khách được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 : Số lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng từ năm 2005 đến 6 tháng
đầu năm 2010
Đơn vị tính: 1000 lượt
CHỈ TIÊU
2005
2006
2007
2008
2009
6 Tháng đầu
năm 2010
Tổng lượt khách
656,5
774,0
1022,9
1269,1
1350,0
880,1
Khách quốc tế
227,8
258,0
315,65
353,7
300,8
212,3
Khách nội địa
428,7
516
707.25
915,4
1049,2
667,8
( Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao, du lịch Đà Nẵng )
Theo bảng số liệu trên, lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng tăng nhanh
với mức độ tăng bình quân khoảng 9,63%. Số lượng khách tăng đột biến trong năm
2006 – 2007 với tổng lượt khách du lịch tăng khoảng 250.000 khách.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 đến 6
tháng đầu năm 2010
1400000
1200000
1000000
800000
T?ng lu?ng khách
600000
400000
200000
0
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Số lượng du khách đến Đà Nẵng từ nhiều quốc gia ngày càng tăng nhanh. Tuy
nhiên tập trung chủ yếu từ các quốc gia tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt, sau sự kiện
các bãi biển tại Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển hấp
dẫn nhất hành tinh, cùng với mối quan hệ Việt – Mỹ đang trên đà phát triển tốt đẹp
thì thị trường Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường khách du lịch tiềm
năng của thành phố
2.2 Doanh thu du lịch
Bảng 2.4 : Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2005
2006
2007
2008
2009
6 Tháng đầu
năm 2010
Doanh thu du lịch
406,5
435,7
625,8
874,5
903
571,8
( Nguồn : Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng )
Doanh thu du lịch ngày càng tăng, tính riêng năm 2009 doanh thu từ hoạt
động kinh doanh du lịch tăng gấp 2.2 lần so với năm 2005. Hoạt động kinh doanh du
lịch tuy thu được hiệu quả cao nhưng những đóng góp cho xã hội thì vẫn còn thấp.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Biều đồ 2.2: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2005 – 6 tháng đầu năm 2010
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
Doanh thu
ĐVT: tỷ đồng
2005
2006
2007
2009
2010
2.3 Lao động du lịch
2.3.1 Lực lượng lao động du lịch của thành phố Đà Nẵng
Trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng 4,3 nghìn lao động làm
việc trong ngành du lịch. Trong đó có khoảng 1,5 nghìn lao động nữ, chiếm khoảng
33,6 % số lao động trong ngành; 3,2 nghìn lao động làm việc tại khách sạn; 1,1 nghìn
lao động làm việc trong các công ty lữ hành và vận chuyển hành khách.
2.3.2 Chất lượng nguồn lao động
2.3.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý có khoảng 1000 người. Trong đó, tốt
nghiệp đại học, cao học có khoảng 450 người, có 200 lao động được đào tạo trình độ
ngoại ngữ bậc đại học và cao đẳng
Nhìn chung về chất lượng đội ngũ quản lý chưa cao, chưa được
đào tạo chuyên sâu về du lịch và ngoại ngữ.
2.3.2.2 Đội ngũ lao động chuyên môn
Đội ngũ lao động chuyên môn được đào tạo còn khá khiêm tốn.
Cụ thể:
Nhân viên lễ tân: có trên 72% tốt nghiệp đại học, cao đẳng, còn lại là tốt
nghiệp trung cấp, sơ cấp nghề
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Nhân viên buồng, nhân viên phục vụ và nhân viên quầy bar: có khoảng
14,12% tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chiếm khoảng 35,8%.
Hướng dẫn viên du lịch: tính đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 400
hướng dẫn viên du lịch.
Nhìn chung, lực lượng lao động trong ngành du lịch của thành phố Đà
Nẵng tuy đông nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập.
2.4 Tình hình đầu tư phát triển du lịch biển
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xây dựng chương trình phát triển
du lịch biển với mục tiêu: “ Định hướng chính về phát triển du lịch thành phố là ưu
tiên phát triển du lịch biển theo hướng xây dựng các sản phẩm đặc thù có tính cạnh
tranh cao trong cả nước”.
Thành phố đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch biển, theo
đó, chia ra thành 3 cụm phát triển: Non nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An; Mỹ Khê
– Sơn Trà; Xuân Thiều – Nam Ô – Hải Vân. Tùy theo đặc điểm của mỗi khu vực, có
thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau.
Tuy nhiên, việc khai thác du lịch biển còn nhiều hạn chế chưa đúng với
tiềm năng và vị thế của nó, các dịch vụ biển nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn du khách.
Hiện tại Đà Nẵng với tổng cộng 45 dự án đầu tư được triển khai trong giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2020 của thành phố với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.675
tỷ USD tương đương với gần 26.793 tỷ đồng VN.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN, HẠN
CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở TP ĐÀ NẲNG
1. Những thành tựu
Du lịch Đà Nẵng phát triển tương đối nhanh, với số lượng khách đến với
Đà Nẵng tăng cao.
Năm 2006, tạp chí Forbers công nhận biển Đà Nẵng là một trong những bãi
biển đẹp nhất hành tinh, đây là một dấu mốc quan trọng, giúp cho việc quảng bá hình
ảnh du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch biển hiệu quả hơn
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển phát triển tương đối hiện đại
và đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của du khách
Tiến hành triển khai dự án quy hoạch và xây dựng những khu nghỉ dưỡng
cao cấp dọc theo tuyến đường Sơn Trà – Điện Ngọc.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Thành phố Đà Nẵng chính thức đưa vào khai thác du lịch chú trọng phát
triển du lịch biển tại bán đảo Sơn Trà với nhiều khu du lịch được xây dựng ven biển
trên bán đảo Sơn Trà.
Bước đầu quy hoạch các khu vực dịch vụ trên các bãi biển như khu bán đồ
lưu niệm, khu thể thao biển…, thành lập đội cứu hộ 24/24, cắm cờ trên các bãi tắm
cho du khách.
Hằng năm, Đà Nẵng đón và phục vụ rất nhiều đoàn du lịch tàu biển đến với
thành phố.
2. Những khó khăn hạn chế cần khắc phục
Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, tuy tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng
du lịch Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Nhìn chung du lịch biển Đà Nẵng vẫn chưa thu hút được những dòng
khách có khả năng chi trả cao, và thời gian lưu trú tại thành phố chưa cao
Trình độ lao động hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch chưa cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Chất lượng dịch vụ du lịch biển Đà Nẵng còn yếu chưa đáp ứng được nhu
cầu của phát triển du lịch
Sản phẩm du lịch biển còn nghèo nàn và đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn đối
với du khách
Đà Nẵng còn thiếu những trung tâm vui chơi giải trí biển mang tầm cỡ có
thể sánh ngang với Tuần Châu hay Vinpearl.
Vấn đề môi trường tại các bãi biển cũng là những vấn đề bức xúc của thành
phố khi đẩy mạnh phát triển du lịch biển.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Cơ sở để xây dựng định hướng
Định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2020 nhằm mục
tiêu đưa du lịch Đà Nẵng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành
Tập trung đầu tư phát triển du lịch Đà Nẵng đồng bộ
Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du
lịch với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Du lịch là một lĩnh vực ưu tiên, hướng đến mục tiêu trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:
Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
Du lịch văn hoán, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề.
Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị- hội thảo.
2. Các định hướng phát triển
2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển
Du lịch Đà Nẵng đang ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng chất
lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển với quy mô lớn, chất
lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó kết hợp xây dựng các dịch vụ du lịch trên biển nhằm phục vụ
cho nhu cầu của du khách
2.2.Định hướng về đầu tư
Đầu tư xây dựng các quần thể lưu trú – giải trí đa dạng đạt tiêu chuẩn quốc
tế
Thành phố tiến hành đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại
nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Đa dạng hóa các hình thức vui chơi,
giải trí để hấp dẫn khách du lịch.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
Đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thành phố theo
hướng hiện đại, đủ về số lượng và đáp ứng được nhu cầu của du khách.
2.3.Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý và chuyên môn
Có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút chuyên gia có kinh nghiệm
chuyên môn và quản lý từ các địa phương khác và các nước trên thế giới
Đào tạo chuyên môn nhằm chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có
của thành phố
2.4.Định hướng về quảng cáo, tiếp thị
Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa
dạng để thu hút lượng khách du lịch ngày càng tăng đến với Đà Nẵng.
Phát triển các chuyến bay từ Đà Nẵng trực tiếp đến các thị trường khách
quan trọng.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng đến với nhân dân các địa phương trong
nước. Tìm hiểu và định hướng thị trường tiềm năng, thị trường ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương để có hướng quảng bá hiệu quả.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng hiểu biết về văn hóa, tập quán của
người dân trong và ngoài nước cho cán bộ, nhân viên làm công tác xúc tiến, quảng bá
du lịch.
2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch biển giai đoạn 2010 – 2020
Khoanh vùng để phát triển du lịch, tại các điểm đến, kết nối với du lịch các
tỉnh. Định hướng không gian du lịch mở, quy hoạch một cách tập trung, có hệ thống.
Đà Nẵng cần khai thác lợi thế có bãi biển đẹp hướng Đông là hướng chủ
đạo để phát triển không gian du lịch.
II. Hệ thống các chỉ tiêu dự báo
1.Dự báo về thị trường khách du lịch
Phát huy những lợi thế sẵn có, cùng với những chính sách của ủy ban nhân dân,
sở văn hóa, thể thao và du lịch, Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 là một trong những
thành phố du lịch trọng điểm của cả nước, tăng cường thu hút khách du lịch đến Đà
Nẵng.
Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 2020
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Tổng lượt khách
10 3 người
1450
3200
6100
Khách quốc tế
10 3 người
350
700
1600
Khách nội địa
10 3 người
1100
2500
4500
( Nguồn: Sinh viên thực hiện)
2.Dự báo về doanh thu du lịch
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2010 - 2020
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Doanh thu
Tỷ đồng
1015
2560
4000
( Nguồn: Sinh viên thực hiện)
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
3.Dự báo về nguồn nhân lực du lịch
Bảng 3.3: Dự báo về nguồn nhân lực trong ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2010 - 2020
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Lao động trực tiếp trong
ngành du lịch
Người
5000
6700
9000
( Nguồn: Sinh viên thực hiện)
4.Dự báo về khả năng vốn đầu tư
Bảng 3.4 : Dự báo về vốn đầu tư vào du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Vốn đầu tư
Tỷ đồng
1170
2280
3670
( Nguồn: Sinh viên thực hiện)
III. Các giải pháp cụ thể:
1.Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển
Đối với các sản phẩm du lịch biển hiện có, cần tăng cường và phát triển sản
phẩm theo hướng củng cố các sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các khu nghỉ dưỡng biển
Tạo sản phẩm du lịch biển an toàn trong tâm trí của du khách khi đến Đà Nẵng,
với nhiều hoạt động vui chơi giải trí trên biển.
Bên cạnh đó, cần đưa các hoạt động du lịch biển hấp dẫn và khai thác
Tổ chức thường xuyên các cuộc thi như thả diều, bóng chuyền bãi biển, lễ hội
biển… làm cho du lịch biển trở nên sôi động hơn từ đó tạo ra doanh thu lớn cho sản
phẩm du lịch này.
2.Giải pháp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển
Đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch biển đặc sắc hơn so với các địa
phương khác. Kết hợp sản phẩm du lịch biển với các lễ hội và các sản phẩm du lịch
khác tại địa phương.
Đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí cao cấp có thể sánh ngang với “ Tuần
Châu” của Quảng Ninh, Vinpearl của Nha Trang
Cùng với các dự án đã được phê duyệt, Đà Nẵng tập trung xây dựng các cụm du
lịch biển như sau:
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Cụm du lịch biển Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An
Cụm du lịch biển Mỹ Khê - Sơn
Cụm du lịch biển Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân
3.Giải phát phát triển nguồn nhân lực
3.1 Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực
Bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại, tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về du lịch.
Cử các cán bộ , công chức, viên chức của ngành tham gia các khóa đào tạo
thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài bằng ngân sách của thành phố.
Mặc khác, tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về du lịch, đặc biệt là
cộng đồng địa phương nơi có khu, điểm du lịch về khai thác.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch
chuyên biệt.
3.2 Thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lý
Chuẩn hóa đội ngũ nguồn nhân lực hiện có
+ Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn: cần cập nhật và làm mới lại
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp
ngoại ngữ.
+ Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ
quản lý rõ ràng. Thường xuyên kiểm tra năng lực chuyên của cán bộ ngành để có kế
hoạch đào tạo phù hợp với từng vị trí công tác.
Phương thức đào tạo và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Dự án trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng hoàn thành là điểm nhấn cho
công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Đà Nẵng.
Ngoài ra, còn phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn, tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động trong ngành du lịch.
Tổ chức liên kết giữa nhà trường và các công ty du lịch.
4.Giải pháp quảng cáo, tiếp thị du lịch
Thông qua nhiều các kênh truyền hình hiện nay, qua báo chí, brochure, website
của sở du lịch và các công ty du lịch tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đó cần thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn
của thành phố tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
Cần xây dựng một cuốn sách hướng dẫn về du lịch Đà Nẵng
Quảng bá sâu, rộng hơn về các lễ hội được tổ chức tại Đà Nẵng đến du khách ở
các địa phương trên cả nước thông qua các phương tiện thông tin.
Phối hợp với các địa phương thực hiện các chương trình du lịch liên tuyến.
Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác xúc
tiến, quảng bá du lịch trong giai đoạn tới.
5. Giải pháp về quản lý và tổ chức không gian du lịch biển
Quy hoạch và tổ chức không gian biển theo từng khu vực
Về cơ cấu hạ tầng được xây dựng ven biển cần được quy hoạch, kiến trúc gắn
liền với sinh thái biển.
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đến Ủy ban nhân dân thành phố
Thành phố cần có những chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư vào
lĩnh vực du lịch.
Cần xây dựng trường đào tạo về du lịch, bên cạnh đó cần có những chính
sách hỗ trợ và thu hút nhân tài từ các nơi về làm việc cho thành phố.
2. Kiến nghị cho Sở văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng
Trên các bãi biển du lịch ngoài việc cắm cờ báo hiệu vùng tắm an toàn cho
du khách cần có nhưng biển báo giải thích cho du khách về ký hiệu cờ bằng 2 ngôn
ngữ phổ biến Anh – Việt.
Cần chú trọng hơn đến vấn đề môi trường tại các bãi biển, đặt thùng rác tại
các khu dịch vụ được quy hoạch trên biển.
Thành lập một đội tuần tra biển nhằm đảm bảo tốt vấn đề giữ gìn vệ sinh
trên các bãi biển
Đề xuất với ủy ban nhân dân thành phố để có biện pháp xử lý những hành
vi gây tác hại đến môi trường du lịch biển như vứt rác bừa bãi, những hoạt động chèo
kéo khách du lịch…
Nghiên cứu và khai thác những bãi biển mới tại thành phố Đà Nẵng
Tiến hành làm tập san hướng dẫn du lịch Đà Nẵng lồng ghép hình ảnh
quảng bá về du lịch biển thành phố.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Trần Văn Thông
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Với sự phát triển của mình du lịch không những đem lại nguồn
lợi to lớn cho đất nước mà còn là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát
triển.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, du lịch đã được sự quan tâm to lớn từ
Đảng , Nhà nước, và Bộ văn hóa thể thao và du lịch nhằm mục tiêu phấn đấu làm cho
du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Du lịch Việt Nam với những tiềm lực sẵn có
đang có những bước đi dài trên đà phát triển, cùng với đó là việc bước đầu xây dựng
hình ảnh một Việt Nam mang vẻ đẹp tiềm ẩn, một Việt Nam thân thiện và hiếu
khách.
Trong những thành công đó, du lịch Đà Nẵng cũng đã góp phần vào công cuộc
xây dựng đất nước. Bước đi thích hợp của du lịch Đà Nẵng trong hiện tại sẽ mở
đường cho tương lai phát triển du lịch của thành phố, nhằm đưa du lịch Đà Nẵng trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trong đó du lịch biển là sản phẩm du
lịch chủ đạo.
Tuy nhiên sự phát triển du lịch biển trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế của mình. Là thành phố đang từng ngày khởi sắc, biển Đà
Nẵng là điểm hẹn lý thú cho du khách trong và ngoài nước với thế mạnh vốn có của
mình và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng bộ thành phố, với sự quyết tâm cao
độ của nhân dân, có thể tin tưởng trong tương lai gần. Du lịch biển Đà Nẵng góp
phần xây dựng Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị - khoa học của miền Trung và
cả nước.
SVTH: Phan Thị Mỹ Tiên
Trang 19