Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới VNEN Phần chung và hoạt động GD đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.83 KB, 42 trang )

TẬP HUẤN
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(ĐẠO ĐỨC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT,
THỦ CÔNG, THỂ DỤC) LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI – VNEN
VÀ TÍCH HỢP VỚI CHỦ ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 2


Hoạt động 1
1. Vì sao cần phải điều chỉnh các hoạt động giáo
dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể
dục lớp 2 theo mô hình trường học mới – VNEN.
2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục
Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục
lớp 2 hiện hành theo mô hình trường học mới –
VNEN.


Phản hồi hoạt động 1.

1. Mô hình trường tiểu học mới - EN được xây dựng dựa trên năm
nguyên tắc cơ bản:
a. Lấy học sinh làm trung tâm: học sinh được học theo khả năng của
riêng mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập.
b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS.
c. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.
d. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ
học sinh một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham
gia giám sát việc học tập của con em mình.
e. Góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo
xu hướng thời đại cho học sinh.




Phản hồi hoạt động 1.





Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu, vận
dụng mô hình EN vào thực tiễn giáo dục Tiểu học ở
Việt Nam. Cùng với những vấn đề như cách thức tổ
chức hoạt động học tập, xây dựng môi trường lớp học,
biên soạn tài liệu dạy học… của mô hình EN đã được
nghiên cứu, vận dụng phù hợp với thực tiễn giáo dục
Việt Nam (viết tắt là VNEN).
Năm học học 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã chỉ đạo tiến hành thử nghiệm vận dụng mô hình
VNEN ở các môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã
hội lớp 2.


Phản hồi hoạt động 1.



Năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo:
Cùng với môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã hội
lớp 2, các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thủ công, Thể dục cũng được điều chỉnh và vận
dụng theo mô hình VNEN.




Tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động
giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể
dục vận dụng theo mô hình trường học mới – VNEN là
nhằm đáp ứng mục đích trên.


Phản hồi hoạt động 1.

2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc,
Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 hiện hành theo mô hình VNEN
Việc điều chỉnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Giữ nguyên Chương trình các môn học;
- Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học;
- Giữ nguyên nội dung sách giáo viên, sách bài tập của học sinh;
- Tăng cường khả năng tự học của học sinh;
- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực;
- Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học;
- Thay đổi điều kiện dạy và học một cách phù hợp, tự nhiên;
- Thay đổi cách đánh giá: kết hợp đánh giá của giáo viên và tự
đánh giá của học sinh. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá
của học sinh.


Hoạt động 2.
1. Cấu trúc bài học theo mô hình trường
học mới – VNEN như thế nào ?
2. Cách thức vận dụng theo mô hình

trường Tiểu học mới – VNEN đối với các
hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 như thế
nào?


Phản hồi hoạt động 2

1. Cấu trúc bài học theo mô hình VNEN
I.Tên bài học
I. Mục tiêu bài học
III. Các Hoạt động dạy và học


Phản hồi hoạt động 2

Các hoạt động dạy và học
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động cơ bản giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát
hiện và hình thành kiến thức mới thông qua các hoạt động:
- Khởi động: tổ chức trò chơi, bài hát,… để tạo hứng thú cho
học sinh về chủ đề mới.
- Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin mới.
- Hình thành kiến thức. Học sinh tiếp cận nội dung bài học
thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động
với giáo viên để hoàn thành các bài tập.
- Hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức.
Sau phần hoạt động cơ bản, học sinh trình bày các kết quả thu
hoạch được để GV và các bạn nhận xét, đánh giá.



Phản hồi hoạt động 2

B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động thực hành giúp HS áp dụng trực tiếp kiến
thức đã học nhằm củng cố kết quả học tập của học sinh
thông qua các hoạt động. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu
kết hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp giáo viên kiểm
chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức, rèn
luyện được kĩ năng, thái độ mới hay không.
Sau phần thực hành, học sinh trình bày kết quả các
hoạt động để giáo viên và các bạn nhận xét, đánh giá.


Phản hồi hoạt động 2

C. Hoạt động ứng dụng:

Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội để học
sinh vận dụng kiến thức đã được học vào các
tình huống cụ thể ở lớp học, nhà trường, gia
đình và trong cộng đồng với sự giúp đỡ của
người lớn. Trên cơ sở đó, làm cho học sinh
hiểu được ý nghĩa thực tiễn của bài học, đồng
thời biết cách vận dụng, củng cố được kiến
thức, kĩ năng, thái độ thông qua các hoạt động
thực tiễn này.


Phản hồi hoạt động 2

2. Cách vận dụng theo mô hình VNEN đối với các hoạt động
giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục
như sau:

Các hoạt động giáo dục này trong Chương trình hiện
hành, về cơ bản đã được thiết kế theo hướng tổ
chức các hoạt động và được thể hiện trong Sách
giáo viên với các dạng bài tập sau:
- Dạng bài tập hình thành kiến thức, kĩ năng mới;
- Dạng bài tập thực hành, củng cố, khắc sâu kiến
thức, kĩ năng;
- Dạng bài tập ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học
vào thực tiễn.


Phản hồi hoạt động 2


Tuy nhiên, các bài tập này chưa được phân
định rõ ràng như cấu trúc của mô hình VNEN
và có thể một số bài còn thiếu dạng bài tập
ứng dụng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động
giáo dục vận dụng theo mô hình VNEN ở các
hoạt động này, chúng ta vẫn sử dụng Sách
giáo viên nhưng có điều chỉnh kế hoạch dạy
học cho phù hợp và hướng dẫn học sinh
thực hiện theo cấu trúc của mô hình VNEN.
Một số bài có thể bổ sung thêm các dạng bài
tập còn thiếu, nếu thấy cần thiết.



Phản hồi hoạt động 2


Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục,
giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy
học tích cực và tổ chức các hoạt động học
tập linh hoạt, đa dạng. Tăng cường tổ chức
cho học sinh tự học theo các hình thức học
tập cá nhân, nhóm và cả lớp để học sinh chủ
động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức, kĩ năng mới.


Hoạt động 3
1. Vì sao các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc,
Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 cần được điều
chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn
Tiếng Việt 2 ?
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế
hoạch hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng tích
hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 ?


Phản hồi hoạt động 3
1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện khá rõ
trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp
Tiểu học.
Trong Chương trình hiện hành, nội dung các môn

học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn
kiến thức, kĩ năng và được thiết kế theo các chủ đề,
chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận
thức của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung
GD tiểu học.


Phản hồi hoạt động 3



Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích
hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm. Do vậy mà khi
học sinh cùng học về một chủ điểm như: quê hương,
gia đình hay nhà trường … nhưng mỗi môn học lại
sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong kế hoạch
thời gian năm học nên đã không tạo được sự gắn
kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp
không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự
nhàm chán đối với học sinh.


Phản hồi hoạt động 3




Nhằm mục đích giúp giáo viên và học sinh có điều
kiện dạy và học theo hướng tập trung khắc họa và
làm sáng rõ một chủ điểm nào đó tại một thời điểm

đơn vị tuần hoặc một số tuần trong năm học, chúng
ta cần tích hợp các môn theo chủ điểm ở một số
môn học và lấy chủ điểm của môn Tiếng Việt làm
trung tâm.
Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các hoạt động
giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật … cần được
sắp xếp lại và chuyển các bài có cùng chủ điểm
hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng
Việt lớp 2.


Phản hồi hoạt động 3

Trường hợp một số bài không có sự tương
đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và
những bài dành cho nội dung giáo dục địa
phương theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cần được bố trí hợp lí vào các thời
điểm cuối học kì I và cuối năm học.


Phản hồi hoạt động 3
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế
hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm
nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng
tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt :
- Không thay đổi nội dung chương trình các môn học;
- Không thay đổi mục tiêu bài học của các môn học;
- Không thay đổi nội dung bài học của các môn học;



Phản hồi hoạt động 3
- Căn cứ nội dung từng bài học để xác định mức độ tích
hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí:
+ Tích hợp cơ bản;
+ Tích hợp bộ phận;
+ Liên hệ một số nội dung nhất định.
- Đổi mới cách đánh giá: không chỉ đánh giá kết quả
học tập mà cần đánh giá cả quá trình học tập của học
sinh và hướng tới đánh giá năng lực nhận thức và vận
dụng của học sinh.


Phản hồi hoạt động 3
Lưu ý:
Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các bài học theo
hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng
Việt lớp 2, giáo viên cần chủ động linh hoạt
trong việc đánh giá học sinh thông qua các
nhận xét sao cho phù hợp, nhẹ nhàng, linh
hoạt và thiết thực.


Hoạt động 4
1. Nghiên cứu, lựa chọn sắp xếp thứ tự các bài
trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ
thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của
môn Tiếng Việt lớp 2.
2. Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến phân
phối chương trình các hoạt động giáo dục Đạo đức,

Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với
chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2 (trong phần phụ
lục) và nêu rõ lí do điều chỉnh ?


Phản hồi hoạt động 4
- Dự kiến PPCT của các nhóm đối với HĐGD
Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật theo hướng tích
hợp với chủ điểm môn TV2.
- Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến
phân phối chương trình hoạt động giáo dục
Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng
tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2
(trong phần phụ lục)


Hoạt động 5

1. Trao đổi và xây dựng kế hoạch lên lớp một số bài
trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng vận
dụng mô hình trường Tiểu học mới – VNEN.
2. Thực hành một số bài trong hoạt động giáo dục
Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp
2 theo hướng vận dụng mô hình trường Tiểu học
mới – VNEN.


×