CHỦ ĐỀ 8
SỰ TIẾN HÓA CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
NỬA SAU THẾ KỶ XX
8.1. HỌC THUYẾT TRỌNG TIỀN
VÀ VIỆC PHÊ PHÁN HỌC THUYẾT KEYNES
1. Nguồn gốc và sự tiến hóa của tiền tệ
Thời Cổ đại - Aristote đã thấy được sự bằng nhau
trong trao đổi hàng hóa và cho rằng đó là tiền tệ
Aristote cho rằng tiền tệ không chứa đựng giá trị,
giá trị của tiền đúc là do Nhà nước đặt ra một cách
có điều kiện và sự xuất hiện của tiền là do ý muốn
chủ quan của con người.
Xénophon lại đánh giá cao vai trò của tiền tệ. Tiền
bạc có nhu cầu vô hạn, nên sử dụng nhiều nô lệ vào
việc khai thác bạc.
•
Thomas d’Aquin
Tiền là đặc ân của những cầm quyền, quyền quy
định sức mua của tiền đúc.
Giá trị của tiền là những đặc tính tự nhiên, tức giá
trị sử dụng của nó
Vàng bạc sở dĩ đắt là do ích lợi của những đồ vật
làm bằng vàng bạc, do phẩm chất và sự tinh khiết
của vàng, bạc.
Gắn sự xuất hiện của tiền với ý muốn của con
người.
1. Quan điểm
của chủ nghĩa trọng thương
Những đại biểu
– Antoine Montchsetien (1575-1629)
– Jean Baptiste Collbert (1618-1683)
– Wiliam Stapphot (1554-1612)
– Thomas Mun (1571-1641)
Những người trọng thương nêu ra quy luật nổi
tiếng gọi là “quy luật Gresham”: tiền tốt bị tiền xấu
gạt ra khỏi lưu thông.
W. Stapphot đề nghị những biện pháp để tăng
tiền tệ; Chính phủ phải đình chỉ việc phát hành tiền
đúc không đủ giá.
W. Petty: sự giàu có biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ (vàng, bạc) là sự giàu có muôn đời, vĩnh
viễn. Tuy nhiên trong những tác phẩm cuối cùng
như “Bàn về tiền tệ” thì ông cho rằng, tiền không
phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có.
2. W. Petty
Thành quả to lớn của thương nghiệp là tích lũy, sự
giàu có biểu hiện dưới hình thức tiền tệ (vàng, bạc)
là sự giàu có muôn đời, vĩnh viễn.
Những tác phẩm cuối cùng như “Bàn về tiền tệ” thì
ông cho rằng, tiền không phải lúc nào cũng là tiêu
chuẩn của sự giàu có.
W. Petty
Hai loại kim loại giữ vai trò của tiền là vàng và bạc.
Quan hệ tỷ lệ giá trị giữa chúng dựa trên cơ sở số
lao động bỏ vào việc khai thác chúng quyết định.
Ông ủng hộ chế độ đơn bản vị.
Là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ:
số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định
trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chu chuyển
của tiền.
Ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đối với lưu
thông tiền tệ càng dài thì số tiền cần thiết cho lưu
thông càng nhiều.
Phái trọng nông
Miễn có cái làm trung gian trao đổi là được
không cần đến hình thức của nó làm bằng gì
F.Quesnay phê phán phái trọng thương là đã
đánh giá quá mức tác dụng của tiền tệ.
Nhưng ông lại rơi vào 1 thái cực khác, ông cho
rằng tiền tệ là của cải chỉ vì nó là công cụ để di
chuyển của cải.
Tiền tệ (vàng, bạc) không phải là của cải quốc
dân, mà chỉ là phương tiện kỹ thuật của trao đổi,
tiền làm trung gian cho trao đổi được thuận lợi
A. Smith
Tiền phát sinh là do những khó khăn về kỹ thuật trong
việc trao đổi trực tiếp H – H.
Hàng hóa nào trở thành phương tiện trao đổi, đó là tiền
tệ, do vậy tiền chỉ là môi giới giản đơn cho trao đổi mà
không làm cho giá trị của cải tăng lên
Ông ủng hộ tiền giấy; chống lại việc giảm giá tiền đúc;
chống lại thuyết số lượng tiền tệ, giải thích số lượng
tiền cần thiết cho lưu thông như sau: “không phải số
lượng tiền tệ quyết định giá cả mà giá cả quyết định số
lượng tiền tệ”.
Số lượng tiền tệ được quyết định bởi giá trị của khối
lượng hàng hóa phải lưu thông. Giá trị các hàng hóa
mua vào bán ra hàng năm trong một nước đòi hỏi
một số lượng tiền tệ nhất định lưu thông.
Kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số
lượng thích đáng tiền tệ cho đầy đủ và không thể
chứa đựng hơn nữa.
=> Tiền là một hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi
thế giới hàng hóa thông thường để làm chức
năng phương tiện lưu thông.
D.Ricardo
Tự do thương nghiệp giữa các nước là có lợi.
D. Ricardo nghiên cứu tiền chủ yếu là ở chức năng
phương tiện lưu thông
D.Ricardo đã nói về vấn đề lưu thông tiền tệ.
Ông theo trường phái tiền tệ phản bác lại phái ngân
hàng. Ricardo cho rằng cần phát hành ngân phiếu
theo đúng mức tăng lên của dự trữ tiền tệ (vàng).
Ricardo coi vàng là cơ sở của tiền tệ và đấu tranh
chống lạm phát, phê phán chính sách lạm phát của
ngân hàng Anh
Giá trị của tiền tệ do giá trị vật liệu làm ra tiền quyết
định, bằng số lượng lao động đã hao phí để khai thác
vàng bạc. Giá cả là biểu hiện của giá trị. Tổng giá cả
hàng hóa phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Nếu vật
liệu làm ra tiền đắt thì giá cả hàng hóa tụt xuống.
Giá trị của tiền phụ thuộc vào số lượng của nó. Nếu
số lượng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền tệ càng ít
và ngược lại. Còn bản thân của tiền tệ thì không có
giá trị nội tại.
Tiền là phương tiện kỹ thuật của lưu thông. Với giá trị
nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông tùy
thuộc vào tổng giá cả hàng hóa
Sử dụng thuyết số lượng tiền tệ để giải thích cho sự
thay đổi trong quan hệ quốc tế và điều tiết bảng cân
đối thanh toán.
Nếu trong một nước nào đó thừa vàng thì ở đó giá cả
hàng hóa tăng và những hàng hóa nhập khẩu trở nên
có lợi.
Thiếu hụt trong bảng cân đối thương nghiệp sẽ được
trả bằng vàng.
K. Marx
Tiền là kết quả quá trình phát triển lâu dài của
trao đổi và của các hình thái giá trị.
Tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa phân làm 2
cực: một phía là các hàng hóa thông thường, một
phía là các hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
Tiền tệ có khả năng trao đổi trực tiếp để thỏa mãn
mọi nhu cầu của những người có tiền, còn tất cả
các hàng hóa khác thì chỉ có thể thỏa mãn một
nhu cầu nào đó mà thôi.
Bản chất của tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng làm vật
ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa; là sự thể
hiện chung của giá trị.
Tiền có 5 chức năng: Thước đo giá trị. Phương tiện
lưu thông. Phương tiện tích trữ. Phương tiện thanh
toán. Tiền tệ thế giới.
Quy luật phổ biến của lưu thông tiền tệ: Tổng số
giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông cùng
loại trong một thời gian nhất định = khối lượng tiền tệ
làm chức năng phương tiện lưu thông
Trường phái tân cổ điển
Lý thuyết của K. Wicksell (1851-1926, Thụy Sĩ)
Tiền tệ có chức năng phương tiện trao đổi,
thước đo giá trị và dự trữ giá trị; chức năng
phương tiện trao đổi là quan trọng nhất.
Khi tiền không phải là phương tiện trao đổi,
nó thực hiện chức năng cất trữ giá trị.
Karl Gunnal Myrdal (1898, Thụy Sĩ), phát triển lý
thuyết tiền tệ của Wicksell, K. Myrdal đi sâu phân
tích cân đối tiền tệ trong một thời điểm nhất định.
Dùng khái niệm “về trước” (Ex-ante) và “về sau”
(Ex-post) để xây dựng hệ thống lý luận tiền tệ trong
một thời điểm nhất định và theo trật tự cân đối động.
Tính toán “về trước” là việc dự định, tính toán và
lập kế hoạch quá trình phát triển động.
Tính toán “về sau” là đánh giá kết quả đã thực hiện
hoặc mức độ hoạt động đã diễn ra.
1. Living Fischer (1867-1947)
Ông nghiên cứu về lý thuyết số lượng tiền tệ và được
coi là người sáng lập trường phái trọng tiền.
Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài
hạn số lượngtiền tệ không phụ thuộc vào quy mô của
GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của
mức giá chung của nền kinh tế như lạm phát, tốc độ
tăng số lượng tiền. Có hai cách diễn giải thuyết số
lượng tiền tệ. Một cách sử dụng phương trình cân đối
tiền mặt, nên được gọi là Thuyết cân đối tiền mặt.
Cách khác sử dụng phương trình trao đổi của Fisher,
nên được gọi là Thuyết số lượng giao dịch.
Lý thuyết lượng tiền trong giao dịch
Tiền có nhiệm vụ làm môi giới trong lưu thông, cho
trao đổi được dễ dàng hơn, được sử dụng vào các
hoạt động giao dịch.
Sức mua của tiền được quyết định bằng số lượng
hàng hóa và dịch vụ mà nó mua được.
Là nghịch đảo của tổng số giá cả hàng hóa.
Sức mua của tiền phụ thuộc vào:
- Tốc độ lưu thông tiền séc của ngân hàng. Số lượng
tiền tệ. Tốc độ lưu thông tiền tệ. Toàn bộ khối lượng
của các giao dịch
Là ngưởi ủng hộ lý thuyết số lượng tiền tệ.
Phương trình trao đổi: MV = PQ = GNP
Trong đó:
M: là số lượng trung bình của tiền tệ trong lưu thông
P: là giá bán trung bình
Q: là số lượng hàng hóa và dịch vụ
P = MV/ Q
A.C. Pigou (1877-1959) là một trong những
đại biểu của phái Cambridge.
Đặc biệt chú ý đến chức năng tích trữ của
tiền. Tiền dùng để tích trữ sức mua, để mua
hàng hóa là luôn luôn cần thiết.
Chỉ có tiền cất gửi mới ảnh hưởng đến giá cả
hàng hóa (là lượng tiền dư rỗi). Được gọi là “
lý thuyết lượng dư tiền mặt”.
Phương trình lượng dư tiền mặt: Md = K.P.Q
Trong đó:
Md: cầu về số dư tiền mặt
K: hệ số chỉ có phần trong tài khoản của dân cư dưới
hình thức tiền tệ.
P: mức giá cả.
Q: sản lượng hàng hóa lưu thông.
Phương trình này còn gọi là phương trình “cân bằng
Cambridge”.
Giá trị của tiền do cung và cầu về tiền quyết định, sự
tăng giảm lượng dư tiền mặt ảnh hưởng tới giá trị
của đồng tiền chủ yếu là do tốc độ lưu thông của tiền
có sự thay đổi. Mức dư tiền mặt tăng, tức là tốc độ
lưu thông tiền tệ chậm.
Người ta dùng tiền vào 3 mục đích:
- Chuyển thành hình thái vật chất để SXKD thu lợi
nhuận hay lợi tức.
- Tiêu dùng để hưởng thụ.
- Giữ tiền mặt trong túi cho an toàn. Tiền trở thành
nhàn rỗi.
Cả 3 mục đích này đều có cả những cái lợi và
hại. Việc sử dụng tiền vào mục đích gì, trước
hết ta phải xem xét lợi hại rồi mới quyết định.
Nếu việc giữ tiền mặt lợi nhiều hơn hại thì
lượng dư tiền mặt sẽ tăng lên và ngược lại. Đó
là nguyên nhân làm tăng, giảm số dư tiền mặt,
đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng, giảm
giá trị tiền tệ.
Chủ nghĩa tự do mới
Xuất hiện từ sau những năm 30 của thế kỷ XX.
Khẩu hiệu của họ là thị trường nhiều hơn, nhà
nước can thiệp ít hơn.
Lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới phát triển dưới
nhiều tên gọi khác nhau ở nhiều nước: Đức, Anh,
Mỹ, Áo, Thụy Điển…