Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 9 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.43 KB, 6 trang )

KINH TẾ HỌC VI MÔ

BÀI GIẢNG 9
Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu
Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ CUNG CẠNH TRANH


Định nghĩa: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm các công ty
làm ra những sản phẩm như nhau và bán cùng một giá. Xuất lượng của
mỗi công ty quá nhỏ so với toàn bộ cầu thị trường đến nỗi không một
công ty nào gây được ảnh hưởng lên giá thị trường.

Chính thức hơn:

1. Các công ty sản xuất những sản phẩm không khác biệt, với ý
nghĩa là người tiêu dùng nhận thức chúng là như nhau.
2. Người tiêu dùng có được thông tin hoàn hảo về mức giá mà mọi
người bán trong thị trường đưa ra.
3. Sức mua của mỗi người mua thấp đến mức người mua có ảnh
hưởng không thể nhận thấy lên giá thị trường.
4. Sức bán của mỗi người bán thấp đến mức người bán có ảnh
hưởng không thể nhận thấy lên giá thị trường. Sức mua nhập
lượng của mỗi người bán thấp đến mức người bán không có ảnh
hưởng lên giá nhập lượng.
5. Tất cả các công ty (trong ngành và mới gia nhập ngành) có khả
năng tiếp cận như nhau đến nguồn lực (công nghệ, nhập lượng).

Ýù nghĩa của các điều kiện


Định luật một giá: Điều kiện (1) và (2) hàm ý là chỉ có một mức giá tại
đó giao dịch xảy ra.

Người chấp nhận giá: Điều kiện (3) và (4) hàm ý người mua và người
bán chấp nhận giá sản phẩm khi quyết định việc mua và quyết định
xuất lượng của mình.

Tự do gia nhập ngành: Điều kiện (5) hàm ý mọi công ty có hàm chi phí
dài hạn như nhau.

Giả thuyết tối đa hóa lợi nhuận

Ta sẽ giả định là các công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận....Điều này có
thỏa đáng không?

Lợi nhuận Kinh tế (π)= Doanh thu bán hàng (Pq) – Chi phí kinh tế (cơ
hội)


Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

Chú ý: Ta đang xét hành vi của một công ty nên ta biểu diễn số lượng =
q.

Mục đích của công ty là tìm mức xuất lượng (q) có thể tối đa hóa lợi
nhuận (π)

Max π(q) = Pq – TC(q) π = TR – TC

=> hay

Anh/chị có thể cho thấy điều kiện bậc hai để có tối đa hóa áp dụng ở
đây, .

Nếu P > MC, lợi nhuận tăng nếu xuất lượng tăng.
Nếu P < MC, lợi nhuận giảm nếu xuất lượng tăng.
Như vậy, lợi nhuận chỉ có thể được tối đa hóa nếu P = MC
Nếu anh chị nhớ từ khái niệm độ co giãn và vì công ty thuộc loạiø
chấp

nhận giá, nên giá trị độ co giãn của đường cầu của công ty là ∞ . Như
vậy,

Công ty tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ở mức xuất
lượng sao cho:
MR = MC = P = AR
Có thể biểu diễn điều này bằng đồ thị.

Đường cung ngắn hạn của công ty

Định nghĩa: Đường cung ngắn hạn của công ty cho ta biết xuất lượng
nhằm tối đa hóa lợi nhuận thay đổi như thế nào khi giá thị trường thay
đổi.

Nếu công ty quyết định sản xuất một sản lượng dương, P = MC cho biết
đường cung ngắn hạn của công ty...

Công ty sẽ quyết định sản xuất một sản lượng dương chỉ khi:

Lỗ do sản xuất nhỏ hơn lỗ do không sản xuất


π hay lỗ = Pq – TC(q). Nếu công ty không sản xuất, nó phải trả định
phí trong ngắn hạn, TFC(0)

Công ty nên sản xuất chỉ khi Pq – TC(q) >TFC(0).
Chia cả hai vế cho q, ta có: hay hay

hay hay

Định nghĩa: Giá mà dưới mức đó công ty quyết định không sản xuất
được gọi là giá đóng cửa, P
s
. Trong trường hợp này, P
s
là điểm tối thiểu
trên đường AVC.

Do đó, hàm cung ngắn hạn của công ty được định nghĩa bởi:

P= MC ngắn hạn, trong đó đường MC ngắn hạn dốc lên chừng nào mà P
> P
s

Xuất lượng bằng không (0) khi P < P
s

Điều này nghĩa là một công ty cạnh tranh hoàn hảo có thể quyết định
hoạt động trong ngắn hạn ngay cả khi lợi nhuận kinh tế là âm.

Ta lại có thể biểu diễn điều này bằng đồ thị.


Ví dụ: STC(q) = 100 + 20q + q
2
TFC = 100 (đây là chi
phí chìm)

TVC(q) = 20q + q
2
AVC(q) = 20 + q SRMC(q) =
20 + 2q

Mức tối thiểu của AVC là điểm ở đó AVC = SRMC hay…

20+q = 20+2q q = 0 AVC nhỏ nhất tại 20

Khi đó, đường cung ngắn hạn của công ty là:

P < P
s
= 20: q
s
= 0

P > P
s
= 20: P = SRMC 
P = 20+2q 
q
s
= -10 + ½P



Cân bằng dài hạn

Tham khảo đồ thị

Điều kiện cần để có cân bằng dài hạn là số lượng cung bằng số lượng
cầu và không có lợi nhuận kinh tế (vậy P = MR = MC = AC). Nên nhớ
công ty đang hoạt động với quy mô tối ưu – sự cạnh tranh buộc công ty
phải hoạt động ở mức đó chứ không phải do công ty.

Đặc lợi kinh tế

Định nghĩa: Đặc lợi kinh tế là sự khác biệt giữa số tối đa mà các công
ty sẵn lòng trả để có được một nhập lượng cố định và số tối thiểu mà
họ phải trả.

Đó là lợi nhuận kinh tế có được từ những nhập lượng hữu ích khan
hiếm có cung cố định.

Đặc lợi kinh tế là thước đo số “thặng dư, được dùng cho một nhập
lượng khan hiếm. Khái niệm Lợi nhuận kinh tế được dùng cho một công
ty.

Đường cung của ngành trong dài hạn

Những đặc điểm của đường cung dài hạn

1. Đó không phải là tổng theo chiều ngang của các đường chi phí
biên của tất cả mọi công ty.
2. Lợi nhuận kinh tế bằng 0 tại mọi điểm trên LRSC. Hay nói cách

khác, mỗi điểm trên LRSC biểu diễn một điểm cân bằng. Nó tương
tự như đường cầu ta đã tìm được.
3. Các công ty có đủ thời gian điều chỉnh hoạt động của mình (nghĩa
là có số lượng vốn và lao động tối ưu v..v..). Vì vậy, điều này giả
định ngầm là không có chuyện gì xảy ra trong khi những công ty
đang điều chỉnh.
4. Độ dốc của đường LRSC cho ta biết đôi điều về loại ngành đang
tồn tại – ngành có chi phí tăng dần, giảm dần hay không đổi.

Tác động của thuế đối với công ty

1. Thuế lợi nhuận – thuế là một phần cố định của lợi nhuận

t là thuế suất.

Tìm mức q nhằm tối đa hóa lợi nhuận:





Công ty sản xuất ở

2. Thuế khoán (Thuế gộp)

THUẾ là một số không đổi



Tìm mức q nhằm tối đa hóa lợi nhuận:



Công ty sản xuất ở

Thuế lợi nhuận và thuế khoán dịch chuyển đường chi phí trung bình lên
trên (MC không đổi)

3. Thuế hàng hóa – thuế đánh trên mỗi đơn vị xuất lượng

THUẾ

×