Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài giảng tư tưởng học thuyết kinh tế cổ đại và trung cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ




DÙNG CHO SAU ĐẠI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH 2013


CHỦ ĐỀ 1
NHỮNG TƯ TƯỞNG VÀ HỌC THUYẾT KINH TẾ
TRONG THỜI KỲ TIỀN CỔ ĐIỂN

1.1. CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ
1.2. HỌC THUYẾT TRỌNG THƯƠNG
1.3. HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG


1.1. CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ

1. Thời Cổ đại - đại biểu xuất sắc là
Aristote (384 - 322 trước Công nguyên)
Đã phân biệt giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi của vật phẩm. Thấy được sự
bằng nhau trong trao đổi hàng hóa và cho
rằng đó là tiền tệ



2. Thời Trung cổ - đại biểu là Saint Thomas d’Aquin (1225-1274) Thời kỳ này thuyết “Giá cả công
bằng” chiếm vị trí đặc biệt trong các quan điểm kinh tế

Một là. Khi nói “Giá cả công bằng” là có ý nói giá
cả trung bình phù hợp với hao phí lao động
Thomas d’ Aquin lấy sự hao phí lao động làm cơ
sở của giá cả công bằng. Có lẽ ông là người đầu tiên
nêu lên khái niệm giá trị lao động.
Hai là. “Giá cả công bằng” được giải thích một
cách chủ quan căn cứ vào lợi ích của mỗi đẳng cấp.
Điều đó để giải thích tính hợp pháp của hiện
tượng: Một hàng hóa như nhau được trả bằng một số
lượng tiền khác nhau.


3. William Petty (1623 - 1687)
Một là, nêu lên 3 định nghĩa giá trị
Lượng giá trị do cùng một thời gian lao động quyết định.
Giá trị là hình thái lao động xã hội. Giá trị trao đổi là cái
biểu hiện ra trong quá trình trao đổi, tức tiền tệ; lao động
cụ thể nhất định (khai thác bạc) là nguồn gốc của giá trị
tự nhiên.
Hai là, phân chia giá cả làm hai loại
- Giá cả chính trị (tức giá cả thị trường): Giá cả chính trị phụ
thuộc nhiều vào tình trạng ngẫu nhiên, do đó khó xác định.
- Giá cả tự nhiên (giá trị): Giá cả tự nhiên do thời gian hao
phí lao động quyết định và năng suất lao động có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch với sự hao phí đó



Ba là. Ông xác định lượng giá trị của hàng hóa
bằng hai nhân tố: lao động và tự nhiên.
Lao động là CHA, đất là MẸ của của cải vật
chất.
Bốn là. Theo ông giá trị có thể biểu hiện dưới
hình thức khẩu phần thực phẩm, tức là quy giá
cả tự nhiên vào một mức tiền lương nhất định.
Tóm lại, W.Petty cho rằng giá trị của HH
không chỉ do lao động mà còn do tự nhiên, tiền
lương quyết định.


1.2. HỌC THUYẾT TRỌNG THƯƠNG

- Những người trọng thương
+ Tiền tệ (vàng, bạc) là nội dung căn bản của của cải.
Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải. Lợi nhuận là
kết quả sự trao đổi không ngang giá. Không một ai
thu được lợi nhuận mà không làm thiệt hại kẻ khác.
+ Tiền là mục đích, nông phẩm là phương tiện
+ Tiền là biểu hiện của giàu có, nông sản phẩm là
trung gian.
+ Của cải của quốc gia chỉ có thể tăng lên bằng con
đường ngoại thương.
Do đó, ngoại thương phải tổ chức sao cho để đảm
bảo xuất siêu.


NHẬN XÉT


- Coi trọng lưu thông, xem nhẹ sản xuất vì sản xuất
không tạo ra của cải.
- Chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế bên ngoài
- Chưa thấy được tính khách quan của các hoạt động
kinh tế
- Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước.
- Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân.
- Thông qua trao đổi giữa các tầng lớp, thỏa mãn nhu
cầu và làm lợi cho tư bản tư nhân.
- Quốc gia này làm giàu trên cơ sở bần cùng hóa quốc
gia khác.


1.3. HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG

- Những người trọng nông
- Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra
của cải vật chất. Lưu thông không dẫn đến giàu có.
- Hàng hóa là mục đích, tiền là phương tiện; trao đổi
ngang giá.
- Tiền không là của cải duy nhất; chống tích trữ tiền.
- Lợi nhuận thương nghiệp là nhờ tiết kiệm chi phí,
thương mại, là kết quả của tự nhiên, thương mại
không lợi, không hại
- Sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong sản xuất
nông nghiệp. Lao động sản xuất là lao động tạo ra
của cải thặng dư.


Francois Quesnay (1694-1774)

Biểu kinh tế của F. Quesnay đưa ra mô hình ĐẦU VÀO
ĐẦU RA của nền kinh tế cho thấy thặng dư hoặc sản phẩm
ròng được phân phối thế nào giữa 3 giai cấp, đồng thời cho
thấy nó là tiền thân của mô hình tái sản xuất của C.Mác và
mô hình phức tạp hơn nhiều của WASSILY LEONTIEF.

• Những giả định:
- Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn.
- Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả.
- Không xét đến ngoại thương.


• Những tiền đề xuất phát để nghiên cứu sơ đồ:
Chia xã hội thành 3 giai cấp
a) Những người tạo ra sản phẩm thuần túy (tất
cả những người trong nông nghiệp: chủ đồn điền
và công nhân của họ), gọi là giai cấp sản xuất.
b) Những người thu sản phẩm thuần túy (những
người chủ ruộng đất), gọi là giai cấp sở hữu.
c) Những người hoạt động trong công nghiệp và
thương nghiệp, gọi là giai cấp không SX


• Dựa vào tính chất hiện vật của sản phẩm, ông
chia sản phẩm xã hội thành sản phẩm nông
nghiệp và sản phẩm công nghiệp.
• Giá trị sản phẩm xã hội gồm 7 tỷ gồm:
- 5 tỷ giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- 2 tỷ giá trị sản phẩm công nghiệp.



• Chi phí sản xuất nông nghiệp được chia
thành 3 bộ phận:
- Tiền ứng trước hàng năm (chi phí giống,
lương) -> có thể thu hồi trong 1 năm (2 tỷ).
- Tiền ứng trước đầu tiên (những chi phí bỏ ra
một lần nhưng dùng được mấy năm. Trong
thời gian đó, máy móc, nhà xưởng…được thu
hồi) (1 tỷ).
- Sản phẩm thuần túy.


• Cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp ông chia
thành 2 phần:
- Tư liệu tiêu dùng (số tiền bù đắp lại tư liệu
sinh hoạt của công nhân và nhà tư bản), bằng
1 tỷ.
- Giá trị của nguyên liệu đã hao phí trong sản
xuất công nghiệp, bằng 1 tỷ.


• Giai cấp sản xuất trả cho giai cấp sở hữu
2 tỷ tiền tô
a) Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ để mua hàng
hóa ở giai cấp sản xuất (Hành vi I).
• Vậy 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp của giai cấp
sản xuất ra khỏi lưu thông đi vào tiêu dùng
của giai cấp sở hữu. Giai cấp sản xuất thu
được 1 tỷ tiền mặt.



• b) Giai cấp sở hữu còn 1 tỷ dùng mua hàng
công nghiệp của giai cấp không SX (II).
Giai cấp không SX thực hiện được 1 tỷ giá trị
sản phẩm và thu được 1 tỷ tiền mặt. Giai cấp
sở hữu tiêu hết 2 tỷ tiền mặt và thỏa mãn nhu
cầu của mình.
• c) Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt
mua hàng nông phẩm của giai cấp sản xuất.
Vậy giai cấp sản xuất thực hiện được 2/5 sản
phẩm của mình (III).


• d) Giai cấp sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt mua
tư liệu sản xuất của giai cấp không sản xuất.
Vậy giai cấp không sản xuất đã thực hiện
được hết sản phẩm của mình (IV).
• e) Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt
để mua hàng dưới dạng nguyên liệu nông
nghiệp. Vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện
được 3/5 sản phẩm. Còn 2 tỷ sản phẩm để bù
đắp chi phí hàng năm và số tiền mặt là 2 tỷ
(V).


• Kết quả
- Giai cấp không SX đã thực hiện được toàn bộ sản
phẩm với giá 2 tỷ; thu được tư liệu sinh hoạt cần
thiết và nguyên liệu -> bắt đầu quá trình sản
xuất.

- Giai cấp SX bán sản phẩm với giá 3 tỷ và để lại
cho mình một số giá trị sản phẩm 2 tỷ cần thiết
để làm quỹ ứng trước hàng năm cho chu kỳ tới.


Kết quả
Quỹ ứng trước đầu tiên được bù đắp dựa vào
hành vi IV. Ngoài ra người ta còn trả cho giai
cấp sản xuất 2 tỷ bằng tiền và họ dùng tiền đó
để nộp tô. Vậy giai cấp sản xuất có tất cả
những yếu tố để tái sản xuất giản đơn.


• Những đề nghị rút ra từ biểu kinh tế
- Xây dựng biểu kinh tế F.Quesnay nhằm làm
cơ sở lý luận cho những đề nghị về chính
sách là cần phải làm thế nào để đảm bảo cho
sản xuất không bị giảm sút.
- Phải củng cố và duy trì tư bản của chủ đồn
điền. Vì sự phồn thịnh hay trì trệ của nền
kinh tế tùy thuộc vào tư bản nông nghiệp.


Bảo vệ luận điểm cho rằng tư bản nông nghiệp
là quý giá nhất và không nên đánh thuế vào tư
bản nông nghiệp. Phải coi tư bản của các chủ
đồn điền là tài sản bất khả xâm phạm của đất
nước.
- Chính sách thuế phải mềm dẻo, tạo điều kiện để
dồn tư bản vào nông nghiệp. Muốn thế phải đặt

giá cao cho nông phẩm, thực hiện chính sách
thuế nông nghiệp thống nhất.
-


- Đòi bãi bỏ thuế quan nội địa vì nếu không
làm như vậy, lợi nhuận nông nghiệp sẽ
giảm xuống và tư bản sẽ rút khỏi nông
nghiệp.
- Như vậy, để tăng trưởng và phát triển kinh
tế thì phải có các chính sách, biện pháp để
phát triển nông nghiệp theo kiểu đồn điền
TBCN.


Một số điểm hạn chế của biểu kinh tế F. Quesnay
1. Không hiểu đúng giá trị của hàng hóa, cho rằng chỉ
có nông nghiệp mới thực sự sản xuất ra của cải vật
chất, còn các ngành khác chỉ là chế biến lại các sản
phẩm của nông nghiệp. Giá trị sản phẩm hàng hóa là
sản phẩm nông nghiệp được tạo thành chủ yếu do tự
nhiên.
2. Phân tích vĩ mô chỉ dừng lại ở tái sản xuất gản đơn
3. Không thấy được tầm quan trọng của các khu vực
kinh tế khác ngoài nông nghiệp, không nêu được vai
trò của khu vực sản xuất sản phẩm tiêu dùng và khu
vực sản xuất tư liệu sản xuất và mối quan hệ giữa
chúng với nhau.



NHẬN XÉT VỀ HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG

- Coi trọng sản xuất, xem nhẹ lưu thông, không thấy vai
trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế.
- Đã có nghiên cứu, phân tích khía cạnh phát triển bên
trong bên cạnh nghiên cứu hiện tượng bên ngoài
- Thừa nhận quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh
tế một cách tốt nhất.
- Ủng hộ tự do kinh tế, chống can thiệp của nhà nước, kêu
gọi nhà nước tôn trọng nguyên tắc tự do (Laisser faire).
- Bảo vệ lợi ích địa chủ phong kiến.
- Chu chuyển kinh tế từ sản xuất, phân phối, trao đổi, và
tiêu dùng. Các g/c đều thỏa mãn nhu cầu một cách tốt
nhất trên cơ sở phát triển nông nghiệp tư bản.


Wassily Leontief (1905 – 1999)
• Leontief cho rằng các chức năng sản
xuất hoặc cố định theo một tỷ lệ cố định (công
nghệ xác định trước), hoặc có độ đàn hồi liên
tục, do vậy có thể làm thay đổi các chức năng
sản xuất.
• Chức năng sản xuất có dạng:
Q = Min (z1/a, z2/b)
q là số lượng sản lượng sản xuất, z 1 và z 2 là số lượng
sử dụng của đầu vào 1 và 2 đầu vào tương ứng, a
và b là công nghệ xác định là hằng số.



×