LỜI MỞ ĐẦU
Môn kinh tế chính trị tư sản bắt đầu từ CN trọng thương. Sự phát triển
của CNTB đã l m cho nhà ững luận điểm của CN trọng thương trở nên lỗi thời.
Trọng tâm chú ý của các nh kinh tà ế học ng y c ng chuyà à ển từ lĩnh vực lưu
thông sang lĩnh vực sản xuất. Chủ nghĩa trọng thương nhường chỗ cho chủ
nghĩa trọng nông. Mặc dù l giai à đoạn cao hơn so với chủ nghĩa trọng thương,
nhưng chủ nghĩa trọng nông còn nhiều hạn chế, đặc biệt l chà ỉ giới hạn ở lĩnh
vực sản xuất trong nông nghiệp v chà ưa có khái niệm đúng đắn về giá trị. Chủ
nghĩa trọng nông nhường chỗ cho kinh tế học chính trị tư sản cổ điển m tiêuà
biểu l kinh tà ế học chính trị tư sản cổ điển Anh. Kinh tế chính trị tư sản cổ
điển Anh mở đầu từ W. Petty (1622-1687) đến A. Smith (1723-1790) v kà ết
thúc ở D. Ricardo (1772-1823). W. Petty l mà ột trong những người sáng lập ra
học thuyết kinh tế cổ điển ở Anh. A. Smith l nh kinh tà à ế của thời kỳ công
trường thủ công của CNTB, còn Ricardo l nh kinh tà à ế của thời kỳ đại công
nghiệp cơ khí của CNTB, l à đỉnh cao lý luận của kinh tế học chính trị tư sản cổ
điển Anh. W. Petty, A. Smith v Ricardo l nhà à ững đại biểu lớn nhất cho kinh tế
học chính trị cổ điển Anh. Lý thuyết giá trị lao động l mà ột trong những lý
thuyết quan trọng của các nh kinh tà ế tư sản cổ điển Anh. Qua đánh giá các
điểm giá trị khoa học v hà ạn chế của W. Petty, A. Smith v Ricardo trong lýà
luận giá trị lao động để ta thấy được Mác đã kế thừa v phát trià ển tư tưởng
của họ như thế n o.à
1
NỘI DUNG
1. W. Petty
W. Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị lao động. Trong
tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” viết năm 1662 khi nghiên cứu về giá cả
thì Petty đã chia thành hai hình thức giá cả: giá cả chính trị và giá cả tự nhiên.
Ông viết: một người nào đó trong thời gian lao động khai thác được một
ounce bạc và cùng thời gian đó sản xuất được một barrel lúa mì, thì một ounce
bạc là giá cả tự nhiên của một barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu quặng
hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2 ounce bạc thì
2 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì. Như vậy, ông đi đến kết luận
giá cả tự nhiên phản ánh lượng lao động hao phí của con người trong việc sản
xuất ra sản phẩm sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Hay ông khẳng định lao
động là cội nguồn của giá trị.
Về giá cả chính trị, W. Petty cho rằng nó là một loại đặc biệt của giá cả tự
nhiên. Giá cả chính trị phụ thuộc một phần vào lao động hao phí làm ra sản
phẩm nhưng mặt khác nó còn phụ thuộc vào những ý chí về mặt chính trị và phụ
thuộc vào tình trạng thực tế của xã hội. Vì vậy, giá cả chính trị quyết định giá cả
thị trường của sản phẩm. Khi nghiên cứu về lý luận giá trị thì Petty cũng rút ra
kết luận thời gian lao động và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức giá cả
2
của hàng hóa. Petty là người đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ giữa năng suất lao
động và lượng giá trị của mỗi sản phẩm. W. Petty đặt vấn đề nghiên cứu lao
động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy
năng suất lao động trung bình trong nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Từ đó có thể khẳng định W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền
móng cho lý thuyết giá trị lao động.
Tuy nhiên lý thuyết giá trị lao động của W. Petty còn chịu ảnh hưởng của
tư tưởng chủ nghĩa trọng thương. Ông chưa phân biệt được sự khác nhau giữa
các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi và giá cả của sản phẩm. Khi nghiên cứu về
giá trị thì Petty đã gắn lao động sản xuất ra hàng hóa với lao động khai thác ra
kim loại quý là bạc và vàng. Từ đó ông cho rằng muốn xác định giá trị của các
hàng hóa khác nhau thì cần phải quy đổi lượng lao động hao phí làm ra nó với
lượng lao động hao phí để làm ra một đơn vị vàng hoặc bạc. Đồng thời ông chưa
phân biệt được lao động tạo ra giá trị và lao động tạo ra giá trị sử dụng. Từ đó
ông đưa ra câu nói nổi tiếng: “lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải”. Về
phương diện của cải vật chất đó là công lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời
tư tưởng giá trị – lao động khi kết luận lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của
giá cả mọi vật phẩm, tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Điều
này là sai, đất đai hay tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhưng nó không
phải là nguồn gốc của giá trị.
2. A. Smith
3
So với W. Petty và trường phái trọng nông, lý thuyết giá trị lao động của
A. Smith có bước tiến đáng kể. Trước hết ông chỉ ra tất cả các loại lao động sản
xuất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị. Ông phân biệt
rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá trị
sử dụng không quyết định giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi của sản phẩm được
quyết định bởi lượng lao động hao phí để sản xuất ra nó. Ông là người đầu tiên
phân biệt hai thuộc tính của hàng hóa nhưng chưa lý giải tại sao lại có hai thuộc
tính ấy.
Trong phạm trù giá trị ông đưa ra hai định nghĩa của giá trị: một mặt ông
cho rằng giá trị là do lao động hao phí vào sản xuất hàng hóa quyết định. Với
định nghĩa này, ông đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động và bước tiến
bộ của ông là cho rằng nguồn gốc của giá trị là mọi thứ lao động chứ không phải
chỉ do lao động nông nghiệp như trường phái trọng nông đưa ra. Nhưng mặt
khác ông lại cho rằng giá trị hàng hóa do số lượng lao động mà người ta có thể
mua được bằng hàng hóa đó quyết định. Điều đó có nghĩa là giá trị hàng hóa là
lượng giá trị do hao phí lao động tạo ra, tính bằng v+m còn lao động mua được
biểu hiện là tiền công, tính bằng (v) chính là giá cả của sức lao động. (v+m) và
(v) là hai đại lượng khác hẳn nhau, mà ở đây A. Smith đã đồng nhất làm một. Sai
lầm của Smith vì chưa phân biệt được sức lao động và lao động và chính sai lầm
này gắn với việc ông lý giải tiền lương là giá cả của lao động. A. Smith không
giải thích đúng đắn giá trị cho nên ông đã biến lý luận tạo ra giá trị thành lý luận
chi phí sản xuất dẫn đến kết luận hoàn toàn không khoa học: giá trị là tổng thu
nhập do lợi nhuận, địa tô và tiền lương hợp thành. Tức trong cơ cấu giá trị của A.
Smith (giá trị = v+m) ông đã bỏ qua giá trị của tư bản bất biến (c).
4
A. Smith đưa ra hai định nghĩa về giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả thị
trường, và đi đến kết luận giá cả tự nhiên phản ánh hao phí lao động của người
sản xuất vì vậy quyết định giá trị của sản phẩm, giá cả chính trị ngoài sự hao phí
lao động còn biểu hiện sự tác động của những nhân tố về mặt chính trị và xã hội.
Vì vậy nó hình thành lên giá cả thị trường của sản phẩm. Do vậy, ông khẳng
định giá cả tự nhiên là trung tâm còn giá cả chính trị là sự biểu hiện của giá trị
hàng hóa trên thị trường.
Mác đánh giá công lao lớn nhất của A. Smith trong lý luận giá trị lao động
là ông đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi, đồng thời ông đã cho rằng lao động là thước đo thực tế của giá trị.
3. D. Ricardo
Trong lý thuyết giá trị lao động D. Ricardo dựa vào lý thuyết của A.
Smith, kế thừa và phát triển tư tưởng của A. Smith.
Ông phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng
không phải là thước đo của nó. Từ một số ít hàng hóa khan hiếm, thì giá trị sử
dụng quyết định giá trị trao đổi, còn đại đa số hàng hóa khác, giá trị do lao động
quyết định.
Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện một số lượng nhất
định của hàng hóa khác nên ông đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương đối còn tồn
tại giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết tinh, giá
5