Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thuyết trình chủ đề phương pháp học tập thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.03 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Động lực cá nhân
1. Mục tiêu cá nhân
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực cá nhân
2.1 Yếu tố chủ quan
2.2 Yếu tố khách quan
II. Phương pháp học tập thông minh
1. Phương pháp đọc hiệu quả
2. Phương pháp tổng hợp kiến thức qua Sơ đồ tư duy
3. Phương pháp ghi nhớ hiệu quả
4. Liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn
PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI
I. Thực trạng sinh viên trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
II. Giải pháp
1. Giải pháp học tập
2. Giải pháp thi cử
PHẦN IV. KẾT LUẬN

1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ gửi thư đến các trường nhân đầu năm học mới, nhắc nhở: “Dù
khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh không một lần nào dùng thuật ngữ “triết lý giáo dục”
nhưng qua những lời nói hoặc bài viết của Người, có thể thấy toát lên ba
chủ đề chính về công tác giáo dục là học để làm gì (mục đích), học cái gì
(nội dung) và học như thế nào (phương pháp). Vậy câu hỏi được đặt ra


là sinh viên FBU chúng ta sẽ làm gì? Học cái gì? Học như thế nào để đạt
hiệu quả cao nhất?
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bạn là một học sinh trung học hay một sinh viên đang ngồi trên giảng
đường ĐH, với bạn học là một điều quan trọng và cần thiết đúng không?
Có rất nhiều bạn khổ sở vì không biết tìm cách học nào cho bản thân là
hiệu quả nhất. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta tìm hiểu qua về vấn đề
chủ động trong phương pháp học tập giúp ta cải thiện thành tích như thế
nào? Hãy xét một ví dụ, bạn đang là 1 sinh viên năng động. Bạn năng
động như thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ làm bài tập, xem bài trước ở nhà,
lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ chối những cuộc dạo chơi
với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng kết quả là bạn chỉ đạt thành tích
khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp. Bạn có để ý những người
đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi đặt
ra rằng: tại sao họ có thời gian đi chơi mà vẫn học giỏi? Họ thông minh
hơn bạn? Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở
đây chính là họ có một động lực cá nhân riêng cũng như họ đã tự lập cho
mình một phương pháp học tập hợp lý.
2


Học tập và ôn thi đạt hiệu quả gồm những bước cơ bản sau:
1.
2.
3.
4.

Xác định mục tiêu rõ ràng
Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian
Hành động

Sử dụng kết hợp các phương pháp
- Phương pháp đọc hiệu quả
- Phương pháp tổng hợp kiến thức qua Sơ đồ tư duy
- Phương pháp ghi nhớ hiệu quả
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế
5. Tăng tốc cho kỳ thi
6. Đi thi
Để có được phương pháp học tập thông minh thì bạn cần phải kết hợp
nhiều phương pháp với nhau. Có thể phương pháp này thích hợp với
nhiều người nhưng với bạn nó lại không có tác dụng. Điều tôi muốn nói
ở đây là bạn phải trải nghiệm và rút ra phương pháp riêng cho chính bản
thân mình, nhưng dù các bạn sử dụng phương pháp học tập nào đi chăng
nữa thì điều căn bản và quyết định tất cả chính là động lực cá nhân của
chính các bạn.

I. ĐỘNG LỰC CÁ NHÂN
1. Mục tiêu cá nhân
- Thông qua một cuộc khảo sát được thực hiện tại trường đại học Yale –
một trong những trường đại học hàng đầu của Mỹ vào năm 1953. Lúc
đó, khóa sinh viên sắp tốt nghiệp được hỏi rằng họ có những mục tiêu cụ
thể nào về những gì họ muốn đạt được sau khi tốt nghiệp: Chỉ có 3%
trong tổng số sinh viên viết ra được mục tiêu của họ, còn lại 97% không
hề có mục tiêu nào cả. 20 năm sau vào năm 1973, một cuộc khảo sát tiếp
tục được thực hiện trên những sinh viên kể trên, tổng thu nhập của 3%
3


số sinh viên, những người đã xác định được mục tiêu trước đó, đạt gấp 3
lần tổng thu nhập của 97% số sinh viên còn lại, những người đã không
xác định được mục tiêu của mình. Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt to

lớn này?? Chắc chắn không phải là do mức độ thông minh hoặc khả
năng của họ. Nói cho cùng, tất cả họ đều tốt nghiệp từ 1 trường đại học
danh tiếng. Sự khác biệt chính là ở sức mạnh của mục tiêu cá nhân.
- Đặt câu hỏi: tại sao mọi người không tự xác định mục tiêu cá nhân cho
mình?
=> Lý do:
+ Họ không tự tin
+ Họ không tin vào sức mạnh của mục tiêu
+ Họ sợ thất bại, họ sợ xấu hổ
- Mục tiêu là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công
+ Mục tiêu là kim chỉ nam dẫn ta đến thành công
+ Mục tiêu thúc đẩy chúng ta hành động
- Các bước để xác định mục tiêu cá nhân
+ Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể
+ Liệt kê tất cả những lợi ích của những việc đó
+ Lên kế hoạch hành động
+ Xác định thời gian
2. Các yếu tố tác động đến động lực cá nhân
2.1 Yếu tố chủ quan
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bạn có hoàn thành mục
tiêu mà bạn đặt ra hay không.
4


- Sự lười biếng:
Đã bao nhiêu lần bạn đặt ra mục tiêu và quyết tâm thực hiện nó nhưng
bạn lại không thể làm được chỉ vì sự lười biếng. Chính sự lười biếng đã
cản trở bạn đến với thành công. Vì vậy phải chiến thắng được sự lười
biếng trong bản thân mỗi chúng ta bằng cách làm chủ nó.
+ Viết ra được hậu quả khi bạn không hoàn thành mục tiêu đặt ra chỉ vì

sự lười biếng.( hậu quả trước mắt và hậu quả lâu dài)
+ Viết ra được những thành tích, kết quả mà bạn đạt được nếu bạn chăm
chỉ.
+ Bạn đừng trì hoãn mà hãy hành động ngay.
+ Phá vỡ những thói quen xấu mà thay vào đó là những thói quen lành
mạnh( đọc sách, chuẩn bị bài, xem lại bài cũ,… )
- Cảm xúc cá nhân:
Bạn học tập khi bạn cảm thấy tinh thần thoải mái, vui vẻ và khi các bạn
có “hứng”. Nhưng chính cái “ hứng” đấy lại là trở ngại mà nhiều bạn
gặp phải, các bạn phải đợi có “hứng” rồi mới học. “Hứng” cho các bạn
động lực, khi có “hứng” bạn sẽ làm bài tập, khi có “ hứng” bạn sẽ đọc
bài,… Tuy nhiên trong đại đa số trường hợp “hứng” rất ít khi tự đến, mà
các bạn phải bắt đầu làm việc trước, khi đã hòa vào công việc rồi thì
“hứng” sẽ đến. Vì vậy các bạn đừng bao giờ chờ đợi có hứng thì mới bắt
tay vào việc học.
2.2 Yếu tố khách quan
- Điều kiện thời gian
“ Mình không có thời gian” – đó là lý do được đưa ra thường xuyên khi
bạn không hoàn thành được mục tiêu bạn đặt ra. Nhưng các bạn có biết
việc gì ta cho ưu tiên cao thì ta luôn có thời gian, điều gì ta ưu tiên thấp
thì thường không có thời gian. Nếu bạn thích chơi game thì bạn luôn có
thời gian chơi, kể cả khi bạn bị ốm hay khi có rất nhiều bài tập. Cho nên
5


việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét lại việc nào cần phải ưu tiên nhiều
hơn. Nếu bạn cảm thấy việc học là cần thiết thì bạn phải xem lại việc
học của bạn và đặt nó ở đầu danh sách ưu tiên hay dưới cùng?
Hơn nữa đa số các bạn cảm thấy thiếu thời gian đó là do sử dụng không
hiệu quả. Mỗi tối các bạn dành 2 tiếng để vào mạng, facebook, nghe

nhạc, xem phim,… Vậy tại sao lại không thể lấy ra 30 phút cho việc
học??
- Từ những người khác
Có thể bạn đã từng gặp những lời rủ rê như : “ Chiều đi mua quần áo với
tớ, bên Chùa Bộc hàng mới về nhiều mẫu đẹp lắm”, “Đi chơi game
không? Bài tập tối làm vẫn kịp mà” hay “ Cô giáo nói tuần sau mới kiểm
tra bài, học làm gì sớm lại quên đấy”…. Bạn sẽ xử lý ra sao?? Liệu bạn
có thể bỏ ngoài tai những lời rủ rê đó không?? Câu trả lời có thể là có
cũng có thể là không. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng các bạn nên
xem xét và phân tích chúng trước khi quyết định làm. Nên nhớ sự trì
hoãn sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn. Cứ như vậy, chẳng bao
lâu, bạn sẽ chần chừ và không bao giờ hoàn thành được mục tiêu của
mình.
- Các yếu tố khác
+ Có thể là do điều kiện tự nhiên, thời tiết, sức khỏe hay cảm xúc…
+ Do gặp khó khăn khi thực hiện dẫn đến giảm động lực phấn đấu.
II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THÔNG MINH
Khi được nghe kể về những câu chuyện của những người thành công,
bạn có bao giờ tự hỏi chính bản thân tại sao mình lại không giỏi được
như họ có phải vì mình không thông minh hay không tài năng như họ.
Nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì bạn đã sai. Thực ra bạn có biết không
phải ai sinh ra cũng là một thiên tài, khi sinh ra mỗi người đều có một bộ
6


não và hệ thần kinh giống nhau. Để thành công ngoài việc luyện tập cần
cù, chăm chỉ thì họ cũng cần một phương pháp thích hợp. Phương pháp
hiệu quả chính là bí quyết tạo nên sự thành công của họ.
Và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những phương pháp đó.
Trước hết xin phép được hỏi bạn một câu. Khi bắt đầu các kì thi, bạn ôn bài

khi nào? Ôn bằng cách nào? Và hãy kể thật chi tiết các cách ôn thi của bạn.
Câu hỏi trên đã được đặt ra cho hàng ngàn sinh viên và thật thú vị là có hàng
ngàn câu trả lời khác nhau. Đó chính là lý do tại sao mỗi sinh viên có phương
pháp học khác nhau thì đạt kết quả khác nhau.
Theo khảo sát 90% học sinh, sinh viên trả lời rằng họ bắt đầu học thật sự vào
khoảng từ một đến ba tháng trước kỳ thi. Trong quá trình học, họ chỉ thực hiện từ
một đến bốn bước sau đây.
Học hai bước:
Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
Bước 2: Đi thi.
Những học sinh này thường nằm ở ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là họ thi trượt
hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất.
Học ba bước.
Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
Bước 2: Cố gắng nhớ bài.
Bước 3: Đi thi.
Những học sinh này thường đạt kết quả trung bình.
Học bốn bước.
Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
Bước 2: Cố gắng nhớ bài.
Bước 3: Làm bài tập thực hành.
Bước 4: Đi thi.
Những học sinh này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.
7


Trên thực tế, để đạt được kết quả xuất sắc họ phải thực hiện tổng cộng chín bước
để luôn giành được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi và họ luôn bắt đầu học ngay
từ ngày đầu tiên khai giảng chứ không đợi đến một hoặc ba tháng trước kỳ thi. Vậy
Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu từng bước sau để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Xác định mục tiêu.
Nhiều học sinh nghĩ rằng muốn học giỏi là phải chăm chú nghe giảng, đọc nhiều
sách, tham khảo nhiều tài liệu và ghi chú lại. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để đạt hiệu quả cao trong học tập. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm
là xác định được bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn
muốn đạt loại xuất sắc môn toán?
Việc xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học và kết
quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn
sẽ học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình. Vì khi bạn
đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, thì não bộ của bạn nhận thức rằng nó không
thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng chi tiết
trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu bạn cũng sẽ đạt điểm
chín là thấp nhất.
Còn nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, thì não bộ của bạn biết rằng,
nó được phép để mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn không
bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ hoặc
không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức trong môn
học. Hậu quả là bạn sẽ chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.
Tệ hơn cả là nếu bạn không xác định mục tiêu nào, não bộ của bạn sẽ tự động xác
định một mục tiêu thảnh thơi nhất, đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn cần có để
vượt qua kỳ thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt.
Bước 2: lên kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập khoa học.
Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết
8


cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý.
Bước 3: Kiên trì.
Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu và đề ra những kế hoạch hoàn hảo.
Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên trì từng ngày mới đạt kết

quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.
Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học.
Nếu bạn cứ tiếp tục trì hoãn việc học, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã
quá muộn.
Bước 4: Phương pháp đọc và nắm bắt thông tin.
Đầu tiên bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Vì không phải
từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần
học. Bạn phải biết cách lọc ra những thông tin chính, thu thập và ghi chú lại.
Bước 5: Tư duy và ghi chú.
Sau khi khảo sát các bạn học sinh giỏi, cho thấy họ có một điểm chung trong học
tập. Đó là việc họ luôn ghi chú theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân. Họ nói
rằng ghi chú giúp họ sắp xếp kiến thức theo 1 cách riêng dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Ghi
chú giúp họ giảm thời gian ôn bài vì trong đó đã bao gồm những thông tin quan
trọng họ cần phải nhớ. Vì vậy khi cần phải ôn bài trước ngày thi, bạn có thể ôn lại
toàn bộ kiến thưc với những thông tin đã được ghi chú trước đó một cách hoàn
chỉnh và nhanh chóng.
Bước 6: Rèn luyện trí nhớ.
Tiếp theo là việc rèn luyện trí nhớ tốt để tiếp thu thông tin dễ dàng. Nhiều học sinh
hiểu bài cặn kẽ và trả lời tốt các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc họ cứ trống
rỗng mỗi khi học phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là
điểm số mà họ đạt được không phản ánh khả năng thật sự của họ. Và nhiều học
sinh có ý nghĩ sai lầm rằng khả năng ghi nhớ tốt là năng khiếu hoặc tài năng mà
9


một số người có, một số người không. Hậu quả là việc có trí nhớ kém nghiễm
nhiên trở thành lý do mà họ dùng để biện hộ cho thất bại. Cứ như thế, họ sẽ luôn
luôn nhận lãnh những kết quả kém. Điều đầu tiên mà bạn phải hiểu là không hề tồn
tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ
không được rèn luyện. Theo chuyên gia trí nhớ Harry Lorayne, những người có

khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta.
Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng được trí nhớ của họ. Bởi thế, trí
nhớ không phải là một năng khiếu. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí
nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó. Tuy nhiên, bạn
chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi.
Bước 7: Ứng dụng lý thuyết vào thực hành.
Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức
để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10.
Trong bất kỳ môn học nào, cho dù là môn lịch sử, văn học, địa lý, vật lý hoặc toán
học, luôn tồn tại một số phương pháp, khuôn mẫu hoặc phong cách đặt câu hỏi
thông dụng trong kỳ thi và bất kỳ môn nào cũng có ba bước bạn phải thành thạo.
- Xác định các dạng câu hỏi thường gặp.
Đầu tiên là bạn phải xem qua tất cả các loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi ra đề thi
các năm trước, câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi kiểm tra thử, câu hỏi trong
lớp và bài tập. Từ đó, bạn hãy ghi chú lại các dạng câu hỏi thông dụng này. Bạn sẽ
phát hiện rằng luôn luôn tồn tại 1 một khuôn mẫu nhất định trong cách đặt câu hỏi.
- Áp dụng phương pháp đạt điểm tối đa trong mỗi dạng câu hỏi
Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi 1 phương pháp cụ thể giúp bạn đạt điểm tối đa. Do đó,
bước tiếp theo là bạn phải học các dạng trả lời câu hỏi tương ứng với từng dạng
câu hỏi. Bạn có thể học cách trả lời thông qua thầy cô hoặc các bài giải mẫu, bạn
cần ghi chú tất cả các dạng câu hỏi thông dụng cho từng môn học. Cuối cùng, hãy
thực hành 1 vài ví dụ của từng dạng câu hỏi.
10


- Thu thập
Thu thập tất cả các dạng câu hỏi khác nhau khả thi trong từng chương. Tổng số
dạng câu hỏi này luôn là 1 số nhất định. Bạn có thể tìm thấy tất cả dạng câu hỏi từ
các đề thi năm trước, sách bài tập, bài kiểm tra thử, và từ các trường khác đặc biệt
là các trường giỏi nếu cần thiết. Bạn sẽ biết được là mình đã tìm đủ các dạng câu

hỏi khi không thể tìm ra dạng nào nữa.
Bước 8: tăng tốc cho kỳ thi.
Bước tiếp theo là biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc vào
khoảng hai tháng trước kỳ thi.
Bước 9: đi thi.
Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị theo các bước
sau:
Đến nơi thi sớm để thư giãn. Đến nơi thi sớm hơn giờ thi bao giờ cũng tốt. Trước
hết, việc này bảo đảm bạn sẽ không bị trễ giờ. Bên cạnh đó, việc đến sớm giúp tâm
trí bạn thư giãn rất nhiều trước khi thi. Bộ não của bạn chỉ làm việc có hiệu quả tốt
nhất khi bạn ở trong trạng thái thư giãn.
Dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí. Sẽ rất có ích nếu bạn có thể tán gẫu với bạn bè về bất
cứ chuyện gì ngoài chuyện kỳ thi hay tài liệu học tập nhằm giúp bạn tách rời tâm
trí khỏi việc thi cử. Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ học bài vào ngày thi. Nó
làm bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Hơn nữa, những thông tin mới có thể
làm bạn rối rắm, lộn xộn những thông tin trước đó đã được sắp xếp ngăn nắp trong
não khi bạn ngủ.
Sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ. Những từ ngữ chúng ta tự nói với bản thân có thể
động viên hoặc tự hủy hoại chúng ta. Hãy dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy
liên tục nói với bản thân: Mình sẽ đạt điểm 10, không có vấn đề gì cả, mình sẽ
11


hoàn thành một cách xuất sắc trước khi giờ thi kết thúc.
Thậm chí khi bạn cảm thấy lúng túng trước một câu hỏi khó, cũng đừng bao giờ
cho phép bản thân được nói những lời tiêu cực. Một khi bạn lâm vào trạng thái tiêu
cực mọi chuyện sẽ trở nên tiêu cực. Bởi thế, hãy liên tục nói với bản thân những
lời tích cực.
Tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ. Trước giờ thi, hãy tự đặt mình vào
trạng thái quyết tâm mạnh mẽ bằng cách nghĩ về một thời điểm trong quá khứ mà

bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin, không ai có thể ngăn cản bạn và bạn thật sự mạnh
mẽ. Hình dung hình ảnh này rõ ràng trong tâm trí bạn.
Kế tiếp,bạn hãy bảo rằng cơ thể bạn chuyển đổi sang một tư thế mạnh mẽ. Hãy thở
theo cách thở như bạn tự tin tuyệt đối. Hãy tạo ra mặt quyết tâm. Hãy hướng thẳng
vai ra phía sau và đi qua đi lại như thể không có ai có thể cản được bạn.
Bạn cũng có thể tận dụng sức mạnh bản thân vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ
như đấm tay vào không khí, vỗ tay, hét lớn, v.v…
Một khi bạn đã ở trong trạng thái quyết tâm ở tột đỉnh, bạn có thể bắt đầu làm bài
thi.

PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI
I. THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ
NỘI
- Sinh viên hệ Đại học chính quy, Cao đẳng chính quy và Liên thông
chính quy trong trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trong quá
trình học tập tại trường đã định hướng được việc học của bản thân, tuy
nhiên lại chưa có sự đồng đều về học lực cũng như quá trình rèn luyện.

12


Vì vậy, ngoài những sinh viên có lực học xuất sắc và khá giỏi vẫn còn có
những sinh viên chỉ đạt học lực trung bình thậm chí là yếu kém.
- Đối với những sinh viên có học lực từ khá trở lên: Các bạn có tính chủ
động cao trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, đã xác định
được mục tiêu, đặt ra kế hoạch để thực hiện mục tiêu và đặc biệt những
bạn đó đã tìm ra được cho mình một phương pháp học tập thích hợp với
năng lực của bản thân.
- Đối với những sinh viên có học lực trung bình và yếu kém: Tính chủ

động trong học tập phần lớn chưa cao. Nhiều bạn học tập và tiếp thu
kiến thức một cách thụ động từ thầy cô, chưa biết vận dụng và phát triển
những kiến thức mình học được. Những sinh viên đó phần lớn chưa tìm
được mục tiêu cũng như đặt ra mục tiêu cho việc học của chính mình, và
tất nhiên vẫn chưa tìm ra được phương pháp học tập thích hợp.
II. GIẢI PHÁP
Trước thực trạng sinh viên của trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà
Nội như vây. Cần phải có những giải pháp thích hợp để cải thiện tình
trạng trên. Sau đây là một số đề xuất:
1. Giải pháp học tập
- Trước tiên mỗi sinh viên phải tự xác định được mục tiêu học tập cho
chính mình. Sau đó lên kế hoạch cụ thể để thực hiện muc tiêu mình đặt
ra. Lưu ý mục tiêu đặt ra phải dựa trên khả năng của bản thân mỗi người
tránh đặt mục tiêu xa vời, khó thực hiện.
- Vạch ra kế hoạch cho từng ngày, từng tuần.
+ Kiểm tra kế hoạch ngày mai vào mỗi tối
+ Định ra thời gian cụ thể cho từng việc
+ Bám sát thời gian biểu
+ Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc khi có sự cố bất ngờ
13


+ Gạch bỏ những việc đã hoàn tất
+ Cân đối thời gian học giữa các môn học
- Kết hợp giữa việc học ở nhà và việc học ở trường. Vì sinh viên Đại học
Tài chính Ngân hàng Hà Nội đang tiếp cận với phương pháp học mới, đó
là phương pháp học tập theo hình thức tín chỉ. Do vậy tính chủ động
trong việc học là rất cần thiết.
- Ngoài việc tự học ra thì cần phải kết hợp học nhóm và thảo luận, từ đó
khai thác và tìm ra được những ý tưởng mới, sáng tạo trong quá trình

học tập. Đồng thời phát triển được những kỹ năng mềm như kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,…
- Sử dụng kết hợp các phương pháp học tập thông minh để biến việc học
trở nên dễ dàng, từ chỗ bị động sang chủ động.
- Tổ chức các buổi học ngoại khóa, tìm hiểu thực tiễn cuộc sống cũng
như các chương trình, cuộc thi như “Rung chuông vàng”, “ Hiểu biết”,
… và các hoạt động ngoại khóa để tạo động lực, tinh thần học tập cho
sinh viên.
2. Giải pháp thi cử
Khi ngày thi càng đến gần, bạn cần có một kế hoạch khác để bước vào
giai đoạn tăng tốc. Lúc này bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về kiến
thức, kỹ năng làm bài cũng như môi trường học tối ưu.
- Lên kế hoạch học và ôn tập từ sớm: Trước mỗi kỳ thi bạn hãy tạo ra
một thời gian biểu để cân đối việc ôn tập từng môn sao cho hợp lý, lên
kế hoạch cho mỗi lần học.
+ Ôn lại bài hôm trước
+ Ghi nhớ thông tin
+ Thực hành các bài dạng bài tập
+ Tổng ôn lại kiến thức trong ngày
14


- Tạo môi trường học tập tốt:
+ Phải có điều kiện ánh sáng đầy đủ
+ Tránh những tác nhân làm mất tập trung
+ Không nên ăn quá nhiều trước giờ học
+ Bật nhạc không lời
- Kỹ năng làm bài thi:
+ Đọc lướt qua đề thi
+ Phân chia thời gian làm bài hợp lý

+ Đọc kỹ câu hỏi: Đối với dạng đề tự luận thì làm bài vừa đủ nội dung,
không nên đi quá đà dễ thiếu thời gian. Đối với dạng đề trắc nghiệm thi
đưa ra câu trả lời của bản thân, trường hợp không chắc chắn thì sử dụng
phương pháp loại trừ.
+ Bình tĩnh làm bài, làm bài thi với tâm trạng thoải mái nhất.
+ Kiểm tra lại bài làm lần cuối trước khi nộp bài thi.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Mỗi chúng ta có một tư duy, một suy nghĩ riêng của bản thân. Hãy để tư
duy đó là tư duy tích cực, do đó mỗi bạn hãy tự xác định cho mình một
mục tiêu để phấn đấu. Bạn đừng nhìn về quá khứ hãy nhìn thẳng vào
hiện tại và tương lai, việc bạn học kém trong quá khứ không có nghĩa là
tương lai bạn cũng vậy. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên đại học
Tài chính Ngân hàng Hà Nội nói riêng, các bạn hãy cố gắng học tập,
phấn đấu và rèn luyện hết khả năng của mình với một tinh thần cao nhất
– tinh thần học tập vì ngày mai lập nghiệp.

15


16



×