Học viên: Lê Văn La
MSHV: CH1201039
SÁU NÓN TƯ DUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tháng 04/ 2013
Nội dung
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cách tiến hành tư duy “Sáu nón”
Chương 3: Cách sử dụng những chiếc nón
tư duy
Chương 4: Ứng dụng trong công nghệ
thông tin
Chương 5: Kết luận
Chương 1 – GIỚI THIỆU
1.1 Thế nào là “Sáu nón tư duy”?
Sáu chiếc nón tư duy do Tiến sĩ tâm lý và y khoa, Edward de Bono, người
Malta sáng tạo. Sáu chiếc nón với sáu màu sắc khác nhau là : Trắng, đỏ,
đen, vàng, xanh lá cây, xanh dương. Tương ứng với sáu màu sắc mang
tính chất biểu tượng, mỗi chiếc nón đề cập đến một khía cạnh trong quá
trình suy nghĩ của chúng ta.
Các đặc tính cuả sáu nón tư duy:
Nón trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các
con số và sự kiện, là thông tin
Nón đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác
Nón đen: Là sự phản biện.
Nón vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng
hộ, xây dựng, nhìn ra cơ hội.
Nón xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt
mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao.
Nón xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.
1.2 Tại sao nên sử dụng “sáu nón tư duy”?
- Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hướng
trong cùng một thời điểm.
- Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối
tư duy mới hiệu quả thay thế lối tư duy cũ.
- Thứ ba, việc tư duy song song, mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo
cùng một hướng giống như nhiều người đang cùng làm một công việc, chắc
chắn rằng hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một người làm.
Thứ tư, sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề
theo một hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu nón tư
duy sẽ giúp chúng ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay
người điều hành cuộc họp sẽ chọn những nón và chúng ta sẽ tuân
theo quy định đội nón nào vào thời điểm nào.
Chương 1 – GIỚI THIỆU
Bước 1:
Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ
liệu, thông tin. Đội nón này có nghĩa là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi
tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu" .
Bước 2:
Nón xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo,
các cách thức khác nhau, các kế hoạch, những sự thay đổi.
Buớc 3:
Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong nón xanh lá cây.
Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng.
Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen.
Bước 4:
Nón đỏ : Đưa ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác.
Nón này cho phép mọi người đưa ra những suy nghĩ, trực cảm mà không
cần bào chữa.
Chương 2 – CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY SÁU
NÓN
Bước 5:
Nón xanh lam : Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó
sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng.
Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sử dụng nón nào trước.
Nhưng quan trọng là người quyết định chọn nón là người trưởng
nhóm hay người điều hành cuộc họp và mọi người nhất định phải
đội nón đã được chọn, không thể nói “Tôi muốn đội nón đen” trong
khi mọi người đang đội nón vàng. Và khi đã đội nón, mọi người sẽ
đưa ra ý kiến của mình theo đúng màu nón đang đội, người trưởng
nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi
màu của nón: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một
nón.
Chương 2 – CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY SÁU
NÓN
3.1 Nón trắng :
Khi cần truy xuất thông tin, dữ liệu thì máy vi tính thông thường sẽ
đưa ra những dữ liệu đó mà không kèm theo cảm xúc nào cả, bởi vì
chúng không có nhận thức hay cảm xúc. Nhưng với con người, điều đó
tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản. Khi được yêu cầu đưa ra một
thông tin, số liệu nào đó, chúng ta thường kèm theo nhận định, nhận
xét hay giải thích, đánh giá. Vì thế, việc đội nón màu trắng sẽ giúp
chúng ta có được những dữ liệu một cách khách quan hơn. Chúng ta
thường có thói quen tranh luận, đưa ra những kết luận, đánh giá trước
rồi dùng thông tin, số liệu thống kê thực tế để chứng minh cho những
kết luận đó, nhưng với lối tư duy sáu nón, chúng ta sẽ làm điều ngược
lại, nghĩa là có thông tin, dữ liệu rồi mới thảo luận và đi đến kết luận.
Cũng như khi chúng ta cần đi đến một địa điểm nào đó, chúng ta nên
vạch ra một tấm bản đồ trước rồi sẽ tìm đường đi từ tấm bản đồ đó.
Vì thế việc có được những dữ liệu khách quan, chính xác là điều rất cần
thiết trong phương pháp tư duy này.
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
3.2 Nón đỏ
Trái ngược với nón trắng, nón đỏ là cơ hội duy nhất để mọi người bộc lộ cảm xúc trong
phương pháp tư duy sáu nón. Chúng ta cần nón này vì cảm xúc, trực giác, linh cảm, cảm giác
cũng rất quan trọng khi quyết định một vấn đề, bởi vì chúng thường được đúc kết từ thực tiễn,
kinh nghiệm mà có. Khi được phép đội nón đỏ, mọi người có thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc,
nhận xét, đánh giá theo ý kiến cá nhân mình, và đặc biệt ta không phải chứng minh, giải thích
do đâu mà có những nhận định như vậy. Điều đó là bình thường, chúng ta vẫn thường nói tình
yêu không cần lý do, không cần phải có cơ sở mà. Nếu không có nón này, mọi người sẽ không
có cơ hội để bộc lộ suy nghĩ cá nhân của mình, lúc đó họ sẽ làm điểu đó bằng cách này hay
cách khác, họ sẽ ngụy trang để thể hiện dưới nhiều hình thức, điều đó sẽ dẫn đến nón trắng
hay những nón khác không còn được thực hiện đúng. Tuy nhiên khi đội nón đỏ, mọi người vẫn
phải đưa ra ý kiến về vấn đề đang thảo luận, chứ không phải những cảm xúc không liên quan
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
3.3 Nón đen :
Nón đen thể hiện sự bi quan, phản đối, tiêu cực. Vậy thì sao chúng
ta lại cần đến nón này? Bởi vì đây là một nón cực kỳ quan trọng.
Có những điều xảy ra không giống như chúng ta biết. Có những
điều chúng ta mong đợi lại không xảy đến. Chúng ta cần chỉ ra
những khó khăn và khúc mắc. Làm sao chúng ta tiến hành mọi việc
mà không trái pháp luật,vẫn duy trì được những giá trị và quan
điểm đạo đức của chúng ta? Không bất cứ quyết định nào được đưa
ra mà không có những nhận định về khả năng thất bại, thua lỗ.
Vì vậy, chúng ta phải đội nón đen để cùng thảo luận về những rủi
ro có thể gặp phải. Chúng ta sẽ cùng nhau suy xét một cách cẩn
trọng, giúp ta tránh được những vấn đề như phạm pháp, nguy
hiểm, thua lỗ, gây ô nhiểm hay các vấn đề bất lợi khác.
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
3.4 Nón vàng :
Màu vàng là màu của mặt trời. Vì thế đội nón vàng là lúc chúng ta thể hiện lối tư
duy tích cực nắm bắt cơ hội tích cực. Có những ý tưởng thoạt đầu chẳng có gì thú
vị thì sau khi được xem xét theo quan điểm nón vàng lại bộc lộ nhiều ưu điểm.
Ngay cả những ý tưởng tưởng như chẳng có gì hấp dẫn, nếu chúng ta chịu khó bỏ
thời gian để xem xét chúng, chúng ta có thể nhận thấy chúng có những giá trị
nhất định.
Lối tư duy nón vàng bao trùm toàn bộ những xét đoán chắc chắn. Và người sử
dụng nón vàng nên cố gắng hết khả năng để tìm ra càng nhiều sự ủng hộ càng
tốt để chứng minh cho sự chắc chắn của mình, những cố gắng nhờ vào sự tận tâm
và ý thức xem xét vấn đề một cách toàn diện. Nhưng nón vàng tư duy cũng không
yêu cầu bạn chỉ đưa ra những quan điểm mà bạn có minh chứng cụ thể để biện
dẫn. Nói cách khác, bạn nên nỗ lực hết mình để chứng minh cho sự lạc quan của
bạn, nhưng nếu nỗi lực đó không thành công, bạn vẫn có thể nêu ra quan điểm
của mình như một sự suy đoán. Hãy tạo điều kiện để ý tưởng trở thành hiện thực.
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
3.5 Nón xanh lá cây :
Đây là nón rất tuyệt vời. Màu lục hay còn gọi là màu
xanh lá cây, là màu của chồi non, của sự sống, của sức
sáng tạo. Vì vậy, nói đến nón tư duy màu xanh lá cây
chính là nói đến “Tư duy sáng tạo”.
Trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta gặp rất nhiều khó
khăn, rắc rối. Thay vì ngồi than khóc hay chỉ trích lẫn
nhau, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra giải pháp để giải
quyết những khó khăn, rắc rối đó. Khi sử dụng nón
xanh lá cây, chúng ta tìm kiếm và đưa ra những ý tưởng
mới, đưa ra những phương án và những sự lựa chọn. Đó
có thể là một sự lựa chọn có sẵn hoặc sự lựa chọn mới.
Sử dụng nón xanh tư duy, chúng ta gắng sức để sửa đổi
và hoàn thiện những ý tưởng đã được nêu ra.
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
3.6 Nón xanh lam :
Màu xanh lam là màu của trời xanh, màu bao trùm vạn vật. Vì thế, nón xanh
lam sẽ là nón kiểm soát những nón khác, tổ chức cho lối tư duy của chúng
ta có hệ thống. Người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp có thể đội
nón xanh lam suốt buổi họp để điều khiển tổ chức, vạch lối tư duy, bảo đảm
luật chơi luôn được tôn trọng: “Tôi sử dụng nón xanh lam và gợi ý rằng đã
đến lúc chúng ta nên sử dụng nón đỏ tư duy để làm cho bầu không khí đỡ
căng thẳng”. Những người khác cũng nên đội nón xanh lam này là người
viết kịch bản, đạo diễn, huấn luyện viên, vân vân. Họ đội nón này và điêu
khiển tư duy cũng như nhìn nhận sự tiến bộ của diễn viên, vận động viên…
Nón xanh lam nên được sử dụng đặc biệt là để xác định trọng tâm. Lối tư
duy nón xanh lam nên được sử dụng như lối tư duy dẫn đường cho bất cứ lối
tư duy nào khác nhằm đạt được trọng tâm này.
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG
CHIẾC NÓN
Phương pháp tư duy “sáu nón” đã được sử dụng rất phổ biến trên
rất nhiều lĩnh vực, vậy đối với lĩnh vực công nghệ thông tin của
chúng ta thì sao? Sau đây là một ví dụ cho ứng dụng phương pháp
tư duy “sáu nón” vào quy trình thực hiện một dự án phần mềm.
Quá trình của một dự án phần mềm sẽ là :
Nhận mô tả yêu cầu từ khách hàng
Thiết kế
Lập trình
Kiểm chứng phần mềm, sửa lỗi
Hoàn tất dự án.
Trong mỗi giai đoạn, người trưởng nhóm sẽ đội nón màu xanh lam
và điều hành cuộc họp. Mọi người sẽ cùng tuân theo những quy
định mà trưởng nhóm đưa ra.
Chương 4 – ỨNG DỤNG TRONG CNTT
Đối với giai đoạn nhận yêu cầu: giai đoạn này rất quan trọng. Mọi người sẽ được yêu cầu đội nón
trắng để thuật lại yêu cầu của khách hàng, lấy thông tin, số liệu cần thiết. Kế đến họ có thể đội
nón màu đỏ để phát biểu cảm nghĩ về dự án của họ (Họ có quyền đưa ra ý kiến có muốn nhận dự
án hay không, có thích thú với đề tài đó hay không). Sau đó họ sẽ đội nón đen để đưa ra những rủi
ro khi thực hiện dự án với những yêu cầu đã được đặt ra. Và người trưởng nhóm có thể yêu cầu
mọi người đội nón màu vàng để thể hiện tính tích cực, khả thi của dự án.
Đối với giai đoạn thiết kế: người trưởng nhóm sẽ yêu cầu họ đội nón đen và nêu lên những sai sót
có thể gặp phải khi thiết kế chương trình. Sau đó mọi người sẽ cùng đội nón xanh lam để đưa ra
những định hướng tư duy cho dự án. Cuối cùng họ sẽ cùng nhau đội nón xanh lá cây để đưa ra
những ý tưởng sáng tạo cho dự án của họ. Nếu có nhiều ý tưởng hay và không biết nên chọn ý
tưởng nào, mọi người sẽ lại đội nón đỏ để nhờ kinh nghiệm, cảm nhận, cảc xúc lên tiếng. Sau khi
đã thống nhất ý tưởng thì sẽ bắt đầu thiết kế chương trình.
Chương 4 – ỨNG DỤNG TRONG CNTT
Đối với giai đoạn lập trình: giai đoạn này mọi người chỉ việc đội nón đen để đưa ra
những sai sót có thể có trong khi lập trình chương trình.
Đối với giai đoạn kiểm chứng phần mềm, sửa lỗi: đây là một giai đoạn rất quan trọng
trong chu kỳ sống của phần mềm. Trước đây nó được xem như là một công việc dễ
dàng, được thực hiện bởi những người ít chuyên môn, nhưng trong thập kỷ này, việc
kiểm chứng phần mềm đã được chú trọng hơn, xem như là một phần quan trọng trong
quá trình làm phần mềm. Trong giai đoạn này, mọi người sẽ đội nón đen và đưa ra
những sai sót có thể đã gặp trong quá trình thực hiện dự án từ việc mô tả yêu cầu, đến
thiết kế và lập trình. Sau khi đã xem xét những sai sót, mọi người sẽ được chỉ định đội
nón vàng để tìm ra những ưu điểm của dự án, những mặt nên phát huy và cuối cùng sẽ
đội nón trắng để tổng hợp thông tin từ công việc kiểm chứng phần mềm.
Đối với giai đoạn cuối cùng là hoàn tất và bàn giao phần mềm: mọi người sẽ cùng đội
nón trắng để thuật lại những gì mình đã làm được, đạt được, những gì chưa làm được.
Rồi trưởng nhóm cho họ đội nón màu đỏ để biết cảm nhận của họ sau khi hoàn tất dự
án, tìm hiểu nguyện vọng và dự định của họ sau khi hoàn thành dự án.
Chương 4 – ỨNG DỤNG TRONG CNTT
Phương pháp tư duy sáu nón thật sự là một phương pháp tư duy
hiệu quả, nó giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tăng năng
suất (vì tập trung vấn đề vào một hướng), đồng thời nó cũng loại
trừ vấn đề tự tôn, tránh được việc tranh cãi vô ích, sự rối loạn tư
tưởng. Từ đó chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến kết luận trong sự
đồng nhất và sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ việc rút ngắn
thời gian họp hành, thảo luận.
Ưu điểm của phương pháp này là:
Hiệu quả tức thời
Dễ học, sử dụng, và thực hiện
Không phụ thuộc vào người khác
Điều chỉnh thói quen mà không tấn công
Tăng cường sức mạnh
Khuyến khích hợp tác
Tăng cường chất lượng tư duy
Tư duy tích cực và sáng tạo
Chương 5 – KẾT LUẬN
Tuy nhiên, đề áp dụng được phương pháp tư duy này,
những người thực hiện phải luôn ghi nhớ :
Tuân thủ suy nghĩ theo ý nghĩa của những nón
Nón không mô tả thói quen suy nghĩ
Tất cả các góc nhìn được tôn trọng
Tuân thủ trình tự các nón và luật chơi
Không làm phức tạp hóa nội dung
Thông báo thời gian mỗi nón
Tăng thời gian khi có nhiều ý tưởng mới
Chương 5 – KẾT LUẬN
[1] GSTSKH. Hoàng Kiếm, Slide “Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong tin học” .
[2] Ts. Edward de Bonoư, “Six thinking hats”.
[3]
/>forum_thread&thread=9021#p0
[4]
/>-thang-tien/6-thinking-hats-tu-duy-sang-tao-mo-lo
i-thanh-cong.html
[5]
/>ec-mu-tu-duy.210966.html
[6] www.cafesangtao.com.
TÀI LIỆU THAM KHẢO