Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Chiến lược marketing nước hoa miss saigon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 58 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN HỌC NGUYÊN LÝ MARKETING

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
CHIÊU THỊ NƯỚC HOA MISS SAIGON ELEGANCE
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM SÀI GÒN
Giảng viên hướng dẫn: LÊ THỊ THUÝ PHƯỢNG
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 4, ca 4, thứ 6

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2014


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ
PHẨM SÀI GÒN
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn
1.1.1. Thông tin chi tiết của công ty.....................................................................1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty.................................................1
1.1.3. Mục tiêu kinh doanh và phát triển..............................................................3
1.1.4. Tầm nhìn.....................................................................................................3
1.1.5. Sứ mệnh......................................................................................................3
1.1.6. Logo – Slogan.............................................................................................4
1.2. Lĩnh vực hoạt động............................................................................................4
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................5
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty......................................................................5


1.3.2. Chức năng của các phòng ban....................................................................5
1.3.3. Tình hình biến đổi nhân sự trong thời gian qua.........................................8
1.4.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua....................................................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM SÀI GÒN
2.1. Khách hàng mục tiêu công ty.........................................................................14
2.2. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................16
2.2.1. Công ty Oriflame......................................................................................16
2.2.2. Công ty Wipro Unza.................................................................................17
2.2.3. Công ty Tha Von......................................................................................17
2.2.4. Công ty Tiffany.........................................................................................17
2.3. Định vị thị trường............................................................................................18
2.4. Thực trạng chiến lược Marketing Mix của công ty.....................................21
2.4.1. Chiến lược sản phẩm................................................................................21
2.4.2. Chiến lược giá...........................................................................................24
2.4.3. Chiến lược phân phối................................................................................26
2.4.4. Chiến lược chiêu thị..................................................................................28


2.5. Đánh giá về ưu nhược điểm của chiến lược chiêu thị............................33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CHIÊU
THỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM SÀI GÒN
3.1. Định hướng phát triển của công ty................................................................37
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược chiêu thị của công ty cổ phần
mỹ phẩm Sài Gòn...................................................................................................38
3.2.1. Một số giải pháp về chiến lược chiêu thị.................................................38
3.2.2. Một số đề xuất...........................................................................................43

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục bảng
Trang
Bảng 1.1: Số lượng nhân viên từ năm 2011-2013.......................................................7
Bảng 1.2: Phân phối đối tượng lao động của công ty SCC năm 2012 và 2013..........8
Bảng 1.3: Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ năm 2012 và 2013...............................9
Bảng 1.4: Bảng thống kê doanh thu-chi phí-lợi nhuận của công ty từ năm
2011- 2013..................................................................................................................10


Danh mục biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động của công ty qua các năm
2011-2013................................................................................................................11
Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận biết của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm nước hoa
của Miss Sài Gòn......................................................................................................14
Biểu đồ 2.2: Ý kiến của khách hàng mục tiêu về chất lượng sản phẩm..................15
Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của khách hàng mục tiêu về chất lượng sản phẩm..16


Danh mục sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty....................................................................5
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ định vị thị trường..........................................................................15
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân phối sản phẩm của công ty mỹ phẩm Sài Gòn...................24


Danh mục hình vẽ

Trang
Hình 1.1: Logo thương hiệu của công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn.......................4
Hình 2.1: Nước hoa Miss Saigon Elegance N2.......................................................17
Hình 2.2: Nước hoa Miss Saigon Elegance N1.......................................................17
Hình 2.3: Nước hoa Miss Saigon Elegance N6.......................................................18
Hình 2.4: Nước hoa Miss Saigon Elegance N5.......................................................19
Hình 2.5: Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn tặng quà “Cây Mùa Xuân 2014 cho cụ già
nghèo ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông.......................................................................29
Hình 2.6: Hoa hậu Mai Phương Thuý đại diện cho nước hoa Miss Saigon Elegance
...................................................................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống và trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao. Cùng với các nhu cầu làm đẹp, người phụ nữ nào cũng muốn
mình thật rạng rỡ trước mọi người. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng hóa
mỹ phẩm và muốn thể hiện phong cách, cá tính của mình theo cách riêng biệt từ
nước hoa. Hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ từ nước hoa mang lại cho họ sự tự tin
khi giao tiếp với người khác, từ đó mang lại thành công trong công việc, hạnh phúc
hơn trong cuộc sống. Chính việc nhận thức được nhu cầu của người phụ nữ hiện đại
và tiềm năng từ thị trường kinh doanh nước hoa đã làm nguồn cảm hứng cho nhiều
doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới. Nói đến nước hoa, người ta thường
nghĩ ngay đến những cái tên nước ngoài như Chanel, Dior, Burberry, có các sản
phẩm chất lượng và quảng bá hiệu quả. Nhưng có một thương hiệu nước hoa Việt
Nam vẫn đang tỏa hương lặng lẽ, âm thầm cạnh tranh giữa các nhãn hiệu lừng danh
thế giới. Đó là Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn và nước hoa Miss Saigon
Elegance.
Lấy ý tưởng từ nét đẹp truyền thống Việt Nam thông qua hình ảnh áo dài, nước
hoa Miss Saigon Elegance tuy đã có mặt trên thị trường đã lâu nhưng nhãn hiệu
Miss Saigon Elegance vẫn chưa thực sự tiếp cận gần gũi với người tiêu dùng trong

nước, điều có chứng tỏ rằng sản phẩm vẫn chưa được truyền thông một cách chặt
chẽ để mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối
cảnh này là làm sao để việc quảng bá có hiệu quả, đưa nhãn hiệu của công ty tiếp
cận với mọi người và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Để giải quyết
vấn đề trên công ty cần xây dựng một chiếc lược Marketing hợp lý, cụ thể hơn nữa
đó chính là chiến lược chiêu thị.
Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề cũng như mong muốn đóng góp ý kiến
để Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng
cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cần nghiên cứu và qua quá trình tìm hiểu thực tế
kết hợp học tập lý thuyết bộ môn Nguyên lý Marketing nhóm chúng tôi quyết định
chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược chiêu thị nước hoa
Miss Saigon Elegance của Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn” để làm bài báo
cáo của mình. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, nhóm chúng tôi chưa thể
đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của vấn đề. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đánh giá và nhận xét của các thầy cô để giúp nhóm nắm vững hơn về
vấn đề này.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ
PHẨM SÀI GÒN
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn:
1.1.1. Thông tin chi tiết của công ty:
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM SÀI GÒN.
 Tên tiếng Anh: SAIGON COSMETICS CORPORATION.
 Tên giao dịch: CÔNG TY MỸ PHẨM SÀI GÒN.
 Tên viết tắt: SCC
 Thành lập chính thức: ngày 01/01/1987
 Cổ phần hóa: năm 2000
 Vốn điều lệ: 80.630.930.000 đồng
 Trụ sở đăng kí của công ty: 930 Nguyễn Thị Định, Khu Công Nghiệp Cát

Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM.
 Điện thoại: (84- 8) 7421104
 Fax: (84 - 8) 7421100
 Website: www.saigoncosmetics.com
 Email:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn là một công ty có lịch sử lâu đời, nổi
tiếng trên thị trường Việt Nam trên lĩnh vực sản xuất nước hoa. Qua đó quá trình
hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Mỹ Phẩm Sài Gòn được chia làm 6
giai đoạn.
 Giai đoạn 1: Trước 30 – 4 – 1975
Công Ty Mỹ Phẩm Sài Gòn tiền thân là hãng nước hoa IMORTEL đã từng nổi
tiếng với nước hoa 777 tại miền Nam Việt Nam. Lúc này sở vật chất của hãng còn
khá lạc hậu, năng lực sản xuất thấp nên chỉ có khả năng sản xuất một loại nước hoa
duy nhất, không phong phú và đa dạng như hiện nay.
 Giai đoạn 2: Từ 1975 – 1979
Theo quyết định của Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Hồ Chí Minh, công ty có
tên là Phân Xưởng Mỹ Phẩm II, trực thuộc Sở Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh. Trong giai đoạn này, phân xưởng được đầu tư thêm máy móc thiết bị nên đã
đa dạng hóa thêm một số loại sản phẩm mới như: phấn rơm dành cho trẻ em, phấn

9











phủ trang điểm, nước rửa mặt hoa hồng, dầu xức tóc Briantine… bên cạnh sản
phẩm truyền thống là nước hoa IMORTEL.
Giai đoạn 3: Từ 1979 – 1987
Phân xưởng Mỹ Phẩm II một lần nữa được đổi tên thành Xưởng Mỹ Phẩm II.
Theo chỉ định, Xưởng Mỹ Phẩm II nhận nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và
phân phối sản phẩm theo Thương Nghiệp Hợp Tác Xã Thành Phố. Ở giai đoạn này
công ty tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm với nhiều
loại nước hoa mới được sản xuất như nước hoa Sài Gòn, dầu gội Sài Gòn, dầu gội
New Shampoo.
Giai đoạn 4: Từ 1989 – 1992
Xưởng Mỹ Phẩm được nâng lên thành Xí Nghiệp Mỹ Phẩm II, sau đó đổi tên
thành Xí Nghiệp Mỹ Phẩm Sài Gòn. Máy móc thiết bị tiếp tục được đầu tư nên sản
phẩm ngày càng phong phú hơn với nước hoa SaiGon, nước hoa Varens, nước hoa
Isabelle, nước hoa Fantacy…dầu gội Herbal, dầu gội SaiGon, dầu gội Spring.
Tháng 9/1992 Xí Nghiệp tiến hành đăng ký Doanh Nghiệp Nhà Nước có tên là
Công Ty Mỹ Phẩm Sài Gòn theo quyết định ngày 9/12/1992 của Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Công Nghiệp và có hạch toán độc lập.
Giai đoạn 5: Từ 1992 – 1999
Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, công ty được đầu tư, cải tiến toàn
bộ quy trình công nghệ, nhập máy móc thiết bị từ các nước tiên tiến như: Pháp, Ý.
Từ đây, sản phẩm công ty không chỉ được sản xuất cho thị trường nội địa mà bắt
đầu có nhiều thị trường xuất khẩu như Đông Âu, Úc, Đài Loan, Philippines,
Maylasia, Singapore, Campuchia, Lào, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc…Trong thời
gian này, với sự phát triển mạnh mẽ, công ty hợp tác sản xuất gia công mỹ phẩm
với các công ty nước ngoài như: Đài Loan, Singapore, Anh….Đa dạng hóa các hình
thức hoạt động, công ty còn liên doanh phân phối sản phẩm trang điểm cao cấp với
Thái Lan, mở các salon tóc và chăm sóc da.
Giai đoạn 6: giai đoạn cổ phần hoá từ 1/1/2000 – đến nay

Theo quyết định ngày 7/12/1999 của Thủ tướng chính phủ, Công Ty Mỹ
Phẩm Sài Gòn được chuyển thành Công Ty Cổ Phần Mỹ Phẩm Sài Gòn được tổ
chức, hoạt động theo Luật Công Ty và chính thức đi vào hoạt động vào ngày
01/01/2000. Với mô hình tổ chức mới, chức năng nhiệm vụ cụ thể và rộng lớn hơn,
được hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty đã trưởng thành bước vào giai đoạn
mới cho đến ngày nay. Công Ty Cổ Phần Mỹ Phẩm Sài Gòn là một đơn vị chuyên
sản xuất các loại nước hoa cao cấp, trung cấp và thông thường. Đây là những sản
phẩm truyền thống và là thế mạnh của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất

10


các sản phẩm khác như: dầu gội đầu, xà phòng, gel rửa tay, dầu thơm xịt phòng,
nước rửa kính, nước rửa chén…
- Năm 2001 đến 2003: Công ty đã triển khai và áp dụng thành công ISO 9001:
2000 vào công tác quản trị hệ thống.
- Năm 2003 đến 2005: Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn đã hoàn tất việc đầu tư mua và
xây dựng nhà máy mới tại 930 Nguyễn Thị Định, Khu Công nghiệp Cát Lái 2,
Quận 2, TP.HCM với vốn đầu tư 50 tỷ đồng.
- Năm 2005: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Năm 2006: Khánh thành nhà máy, di dời toàn bộ 3 nhà xưởng cũ về nhà máy mới
hoạt động với dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ khép kín tiên tiến nhất
của “Cường quốc nước hoa” – Pháp, máy móc thiết bị hiện đại. Tại đây các sản
phẩm của công ty phải trải qua các quy trình rất khắt khe từ nghiên cứu kĩ thuật,
chọn lọc nguồn nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế sản phẩm sản xuất, kiểm tra chất
lượng sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm tiêu chuẩn đạt chất lượng cao, an toàn
cho người sử dụng. Nhà máy bao gồm 1 khu văn phòng; 03 phân xưởng sản xuất
chính: nước hoa, xà bông, và dầu gội; 02 khu pha chế và 01 kho hàng.
- Năm 2007- 2009: Chính thức trở thành công ty đại chúng, công bố thông tin theo
quy định và đã xây dựng hệ thống phân phối, mục tiêu xây dựng thương hiệu hướng

đến cộng đồng.
- Năm 2010-2013: Công ty vinh hạnh trở thành 1 trong những đơn vị đầu tiên trong
ngành mỹ phẩm đạt được chứng nhận CGMP ASEAN. Nhận chứng chỉ ISO
9001:2008.
1.1.3. Mục tiêu kinh doanh và phát triển
- Đa dạng hoá sản phẩm nhằm vào các phân khúc của thị trường: theo giới tính,
theo độ tuổi và theo thu nhập với các đối tượng tiêu dùng khác nhau, công ty sẽ xây
dựng khung giá bán tương ứng phù hợp.
- Định hướng phát triển các loại sản phẩm trung và cao cấp, phát triển thương hiệu
của Mỹ Phẩm Sài Gòn là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Việt Nam.
- Đầu tư vào các loại mỹ phẩm cao cấp khác như: sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc
thân thể, mỹ phẩm trang điểm, theo hướng hợp tác sản xuất, gia công hoặc làm đại
lý phân phối cho các công ty Mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới.
1.1.4. Tầm nhìn
Trở thành công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành hóa mỹ phẩm phục vụ cho
thị trường Việt Nam và quốc tế.

11


1.1.5. Sứ mệnh
Công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn luôn cam kết mang đến cho khách hàng sản
phẩm với chất lượng và giá cả hợp lý nhất, luôn hướng tới mọi hoạt động nhằm
phục vụ sự thỏa mãn khách hàng.
1.1.6. Logo- Slogan

Hình 1.1: Logo thương hiệu của công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn.
- Logo dựa vào chữ cái đầu tiên của tên công ty bằng tiếng anh là SaiGon
Cosmetics Corporation (SCC) và có phông chữ màu xanh nước biển.
- Slogan của sản phẩm Miss Saigon Elegance: Miss Saigon-Ngây ngất, khó quên.

1.2. Lĩnh vực hoạt động
 Sản xuất, kinh doanh các loại mỹ phẩm, các loại chất tẩy rửa.
 Xuất nhập khẩu trực tiếp mỹ phẩm, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm.
 Thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ.
 Kinh doanh bất động sản. Cho thuê nhà ở, văn phòng.

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

12


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

Khối
đầu


Khối
hành
chính
nhân
sự


Khối
kế
toán
tài
chính

Khối
dịch
vụ
khách
hàng

Khối
Khối
Khối
Khối
Khối
cung
sản

kinh
kinh
ứng
xuất
thuật
doanh
doanh
tiếp
xuất

thị nội
khẩu
địa
Nguồn: Phòng nhân sự công ty mỹ phẩm Sài Gòn

1.3.2. Chức năng của các phòng ban
Các khối phòng ban trong công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn có các chức năng cơ
bản sau:
- Đại Hội Đồng Cổ Đông: Trong một công ty cổ phần nói chung hiện nay và công
ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài gòn nói riêng thì Đại hội đồng cổ đông có vai trò rất lớn
trong việc đóng góp nguồn vốn cho công ty bằng cách mua cổ phiếu từ công ty.
Ngoài ra Đại hội đồng cổ đông còn có quyền lợi nắm bắt được tình tình sản xuất
kinh doanh, lợi nhuận qua một năm tài chính, biểu quyết về chiến lược và các kế

13


hoạch phát triển công ty trong những năm tới, giải quyết những vấn đề quan trọng
khác liên quan đến đường lối phát triển của công ty. Trong một số các cuộc họp, đại
hội đồng cổ đông còn có nhiệm vụ bầu ra Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát
trong Công ty.
- Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể là các nhiệm
vụ: quyết định chiến lược, phát triển của công ty, các phương án đầu tư, quyết định
huy động vốn bằng cách chào bán, quyết định giá cổ phần song song với trái phiếu
công ty, quyết định cổ tức được trả và có nhiệm vụ quyết định cơ cấu tổ chức, quản
lý nội bộ công ty nói chung quyền giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc của công ty nói
riêng.
- Ban Kiểm Soát: thay mặt Đại hội đồng cổ đông kiểm soát mọi hoạt động quản trị

và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.Cụ thể là kiểm tra tính hợp lý, trung
thực trong tổ chức kế toán, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh một cách toàn
diện để báo cáo Đại hội đồng cổ đông trong cuộc họp thường niên. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
- Tổng Giám Đốc: là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng
điều hành công ty. Cụ thể là có nhiệm vụ hoạt định các chiến lược, các sản phẩm
mới, thương hiệu, kiểm soát tài chính, đầu tư, quản lý tổ chức, các quy chế và điều
hành các hoạt động trong công ty.
- Khối Đầu Tư: có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc chỉ đạo kinh doanh,
đầu tư xây dựng các tài sản,thực hiện công tác kế hoạch, thống kê, xúc tiến đầu tư,
theo dõi các dự án đầu tư mới và thẩm định các dự án đầu tư.
- Khối Hành Chính- Nhân Sự: có nhiệm vụ giao dịch công tác hành chính với các
cơ quan chức năng, tiếp đón khách liên hệ công tác với Công ty, tham gia vào các
công tác quản trị nhân sự như: lập các chiến lược cho việc phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển, các kế hoạch tuyển dụng, giải quyết lương, trợ cấp cho
nguồn nhân lực của Công ty.
- Khối Kế Toán-Tài Chính: nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực
trạng tài chính tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, qua đó phục vụ công tác quản
trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát,
đánh giá doanh nghiệp đó.
- Khối Dịch Vụ Khách Hàng: chịu trách nhiệm về tiếp nhận các thông tin phản hồi
từ khách hàng, duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng trong Công ty.

14


- Khối Kinh Doanh-Tiếp Thị Nội Địa: chịu trách nhiệm điều hành các chiến lược
kinh doanh tiếp thị nội địa mảng Marketing, thực hiện và kiểm soát các hoạt động
Marketing, lập kế hoạch tìm kiếm, phát triển khách hàng.

- Khối Kinh Doanh-Xuất Khẩu: Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài gòn rất có thế
mạnh về xuất khẩu sản phẩm sang các nước trên thế giới do đó vai trò của phòng
kinh doanh-xuất khẩu có vai trò đóng góp doanh thu cho Công ty. Cụ thể các chức
năng: hợp tác kinh doanh với các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu các thị trường,
đưa ra các quyết định về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá sang các quốc gia khác,
- Khối Cung Ứng: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về các quyết định
cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các công việc về
mua hàng hoá, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào, kiểm soát các hoạt động nhập
dự trữ-kiểm kê hàng hoá trong Kho của Công ty.
- Khối Sản Xuất: thực hiện các chức năng chính: điều hành toàn bộ quá trình sản
xuất hàng hoá theo hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất
lượng. Cân đối các kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu và theo dõi
việc đáp ứng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ phát triển sản phẩm mới, xây dựng sản
phẩm phù hợp với thời kỳ phát triển của Công ty, ứng với trình độ khoa học kỹ
thuật tiên tiến trong sản xuất.
- Khối Kỹ Thuật: chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện bảo trì, sửa chữa thiết
bị trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sự an toàn cho con người và thiết
bị. Đảm bảo việc lắp đặt thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn vận hàng và đào
tạo công nhân vận hành các thiết bị.

1.3.3. Tình hình biến đổi nhân sự trong thời gian qua
Như chúng ta cũng biết một doanh nghiệp thành công và có thể đứng vững trên
thị trường khi và chỉ khi có sự ổn định ở môi trường nội bộ nói chung và nguồn
nhân lực nói riêng. Vì vậy tình hình nhân sự ở mỗi năm đều có sự biến đổi nhất
định. Do đó Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn gọi tắt là SCC, họ cũng đưa ra
những chiến lược thay đổi nhân sự cho riêng mình.
 Phân tích cơ cấu biến đổi nhân sự của công ty SCC theo số lượng

Năm
Số người


Bảng 1.1: Số lượng nhân viên từ năm 2011- 2013
Đơn vị tính: Người
2011
2012
2013
298
392
388

15


Nguồn: Phòng nhân sự công ty mỹ phẩm Sài Gòn
Tổng số cán bộ công nhân viên có sự thay đổi, cụ thể là năm 2011 là 298
người, năm 2012 là 392 người, tăng thêm 94 người, tương đương với 31,5%. Sang
năm 2013 thì ta có thể thấy số lượng cán bộ công nhân viên tại công ty giảm xuống
4 người còn 388 người, tương đương với việc giảm 1% nhân lực. Lý do khách quan
được đưa ra là trong khoảng thời gian từ năm 2012- 2013, đất nước chúng ta đang
phải chịu áp lực về nền kinh tế do đó Công ty buộc phải giảm nhẹ số lượng công
nhân viên.
Sự biến đổi số lượng nhân sự của Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn qua các
năm trên có ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: việc gia tăng số lượng nhân sự qua các năm chứng tỏ công ty đang ngày
càng phát triển nên cần ngày càng nhiều nhân sự để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Bên cạnh đó còn thể hiện vị thế tên tuổi uy tín của công ty trên thị trường,
đó là một môi trường làm việc tốt, dễ thăng tiến, công việc ổn định,… giúp công ty
ngày càng thu hút được nhiều nhân tài. Tuy nhiên sự thay đổi trong số lượng nhân
sự là rất ít tạo điều kiện thuận lợi về việc thích nghi với môi trường làm việc cũng
như đúng người đúng việc, công việc sẽ được thuần thục và hoàn thành một cách tốt

nhất.
- Nhược điểm: tăng nhân sự đồng nghĩa với người lao động tăng tạo áp lực trong
công tác quản lí của phòng nhân sự. Lao động được nhận vào với nhiều trình độ cấp
bậc khác nhau tốn nhiều thời gian và chi phí đào tạo nhân sự.

 Cơ cấu lao động phân theo đối tượng lao động.

Bảng 1.2: Phân phối đối tượng lao động của công ty SCC năm 2012 và 2013
Đơn vị:%
Đối tượng
Số người
Tỷ lệ
Năm
2012
2013
2012
2013
Trực tiếp

107

109

27,3

28

Gián tiếp

285


279

72,7

72

16


Nguồn: Phòng nhân sự công ty mỹ phẩm Sài Gòn
Sự phân bổ lao động theo đối tượng năm 2012 và 2013 không thay đổi
nhiều sự chuyển dịch, số lượng lao động trực tiếp còn ít (27% - 28%). Cụ thể là
năm 2012, lao động trực tiếp có 107 người, sang năm 2013 tăng thêm 2 người là
109 người, tương ứng với tăng 0,7%. Điều này cho thấy công ty chưa mở rộng quy
mô sản xuất nhiều. Còn về số lượng lao động gián tiếp, năm 2012 có 285 người,
sang năm 2013 giảm 6 người còn 279 người, tương ứng với giảm 0,7% trong cơ cấu
nguồn nhân lực gián tiếp. Qua điều này, ta có thể thấy Công ty chú trọng vào các
khối bộ phận chủ chốt trong nội bộ cơ cấu Công ty.
 Phân tích sự biến đổi nhân sự của công ty SCC theo trình độ

Bảng 1.3: Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ năm 2012 và 2013
Đơn vị:%
Trình độ
Năm
Trên đại học
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp và công
nhân kỹ thuật

Tổng cộng

Số người

Tỷ lệ

2012
4
71
49
268

2013
4
108
38
238

2012
1
18
13
68

2013
1
28
10
61


392

388

100

100

Nguồn: Phòng nhân sự công ty mỹ phẩm Sài Gòn
Nhìn chung số nhân sự thuộc trình độ trên đại học và đại học còn hạn chế, cụ
thể là năm 2012 và 2013, nhân sự trên đại học có 4 người, chiếm 1% trong cơ cấu
phân theo trình độ. Còn đối với nhân sự trình độ đại học, năm 2012 có 71 người,
sang năm 2013 tăng lên 37 người, tương đương với tăng 10%. Những nhân sự có
trình độ trên đại học và đại học thường làm ở các bộ phận lãnh đạo cấp cao đến cấp
cơ sở như: thành viên của Hội Đồng Quản Trị (năm 2013 có 7 người), ban Kiểm
Soát (năm 2013 gồm 3 người), ban Tổng Giám Đốc điều hành (năm 2013 gồm 9
người), và tất cả nhân sự đều có trình độ từ Cử nhân, Kỹ sư trở lên. Qua sự biến đổi
như trên thì ta có thể thấy rằng Công ty đã chú trọng hơn trong việc tuyển nhân sự
có trình độ học thức cao, có kinh nghiệm và tư duy sắc bén để có thể lãnh đạo Công
ty.
Năm 2012, nhân sự có trình độ trung cấp là 49 người, sang năm 2013 giảm 11
còn 38 người, tương đương với việc giảm 3% trong cơ cấu phân theo trình độ.

17


Ngoài ra nhân sự trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật năm 2012 có 268 người,
năm 2013 giảm 30 người còn 238 người, tương ứng với giảm 7%. Qua tỷ lệ trên ta
thấy được trình độ nhân sự của công ty tập trung chủ yếu sơ cấp và công nhân kỹ
thuật với tỷ lệ trên 60%. Các nhân sự thuộc trình độ này thường có chuyên môn tay

nghề vững và được phân bổ vào các vị trí người thừa hành chịu trách nhiệm về sản
xuất sản phẩm.
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua
 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013
Thuận lợi :
- Tình hình tài chính lành mạnh.
- Hoạt động kinh doanh năm 2013 không phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng.
- Cân đối tỷ trọng doanh thu giữa nội địa và xuất khẩu hợp lý, giúp công ty
phòng ngừa rủi ro và về tỷ giá (nguyên vật liệu nhập khẩu).
- HĐQT và Ban điều hành luôn theo sát và điều chỉnh hoạt động công ty trong
tình hình kinh tế diễn biến phức tạp.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao và sáng tạo.
Khó khăn :
- Sức mua cho sản phẩm tiêu dùng của thị trường nội địa giảm mạnh.
- Thị trường mỹ phẩm cạnh tranh chưa lành mạnh, một số hình thức như trốn
thuế, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của một số doanh nghiệp cùng ngành và hàng
nhập lậu bán tràn lan.
- Giá tiêu dùng các nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng dầu và giá điện liên tục
tăng.
 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động của công ty qua các năm
2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh

18



Bảng 1.4: Bảng thống kê doanh thu-chi phí-lợi nhuận của công ty
năm 2011- 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Doanh thu bán hàng & cung
153.588
cấp dịch vụ
Tổng các chi phí :
49.613
Bao gồm:
-Chi phí tài chính
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý DN
-Chi phí khác
-Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Năm 2012

Năm 2013

194.807

187.337

69.102


70.644

2.852

(0.286)

0.476

31.119

49.872

48.002

14.185

17.533

16.401

1.058

0.065

2.273

0.399

1.918


3.492

10.603

11.081

10.716

Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua báo cáo kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm qua, ta thấy năm
2012, doanh thu năm 2012 của công ty đạt 194,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ
năm 2011 (chênh lệch tăng 41,2 tỷ đồng). Đồng thời công ty đã vượt qua những
khó khăn, tiếp tục khẳng định quá trình phát triển mạnh mẽ của mình. Đến năm
2013 doanh thu của công ty đạt 187,33 tỷ đồng, đạt 102% so với thực hiện năm

19


2012. Ngoài ra nếu xét đến yếu tố lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì
năm 2012 với 11.081 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2011 là 10.603 tỷ đồng (chênh
lệch 478 triệu đồng). Sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
là10.716 tỷ đồng, giảm 3,4%, tương đương với sự chênh lệch 365 triệu đồng so với
năm 2012. Tuy nhiên với mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng
3 năm qua được xem là khá ổn định, kết quả kinh doanh này nhờ vào sự chỉ đạo
linh hoạt của Hội đồng quản trị và sự năng động nhạy bén của Ban điều hành đạt
hiệu quả tốt, tạo đà phát triển công ty một cách bền vững mặc dù tình hình kinh tế
vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp.

20



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM SÀI GÒN
2.1. Khách hàng mục tiêu của công ty
Hơn 90% khách hàng mục tiêu được hỏi là biết đến Công ty cổ phần mỹ phẩm
Sài Gòn là một công ty có ngành hàng mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam – tháng 6 năm
2014. Khách hàng mục tiêu của công ty bao gồm:
- Những người phụ nữ có sở thích dùng nước hoa có chất lượng cao nhưng có thu
nhập trung bình- khá: Bao gồm những người phụ nữ có độ tuổi từ 18- 35 tuổi, có
mức thu nhập trung bình-khá. Với dạng khách hàng này thì họ sẽ quan tâm đến chất
lượng sản phẩm, tính an toàn khi sử dụng và muốn mức giá thành của sản phẩm
không quá cao.
- Các du khách nước ngoài đến Việt Nam và những doanh nhân có nhu cầu mua
nước hoa làm quà lưu niệm: là những người có nhu cầu mua nước hoa Việt Nam
làm quà tặng. Nước hoa Miss Saigon Elegance với những đặc trưng về giá trị văn
hóa truyền thống Việt Nam, song song kiểu dáng đặc biệt, mùi hương nhẹ nhàng và
sang trọng mang hình dáng thiếu nữ Việt, rất được du khách nước ngoài ưa chuộng
làm quà tặng, quà lưu niệm.
Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận biết của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm nước
hoa của Miss Sài Gòn

21


Nguồn: Phòng Kinh doanh- Tiếp thị nội địa công ty mỹ phẩm Sài Gòn

Biểu đồ 2.2: Ý kiến của khách hàng mục tiêu về chất lượng sản phẩm
Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

KHÔNG CAO

14%

RẤT CAO
2%

CAO
19%

TẠM ĐƯỢC
65%

Nguồn: Phòng Kinh doanh- Tiếp thị nội địa công ty mỹ phẩm Sài Gòn

Miss Sài Gòn tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho hương
thơm bền lâu trên 12 giờ/ngày với tỉ lệ cồn thấp. Ngoài ra, hãng cũng đa dạng hóa
sản phẩm nhằm vươn rộng tới nhiều nhóm khách hàng, mỗi sản phẩm mang lại một
mùi hương khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Qua khảo sát 100 khách hàng mục
tiêu sử dụng nước hoa tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy về mặt chất lượng thì
người tiêu dùng đánh giá sản phẩm nước hoa của công ty có chất lượng tạm được
chiếm 65% (trong đó 55% đối với những người đã sử dụng và 10% đối với người

22


chưa sử dụng. Chỉ có 2% khách hàng đánh giá nước hoa của Miss Sài Gòn là có
chất lượng rất cao.
Theo ý kiến của người tiêu dùng so với chất lượng của nước hoa hàng hiệu,
Miss Sài Gòn thua kém về độ bền và tính ổn định mùi so với nước hoa hàng hiệu.
Tuy Miss Sài Gòn sử dụng công nghệ của Pháp, hương liệu cũng mua từ nhà cung
cấp cho các công ty nước ngoài nhưng nước hoa của Miss Sài Gòn chỉ sản xuất

nhanh trong 24 giờ nên độ bền không lâu, không thỏa mãn được yêu cầu chất lượng
nghiêm ngặt của những người sành dùng nước hoa. Trong khi đó đối với nước hoa
hàng hiệu công đoạn pha trộn, ủ hương kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm, các công
đoạn rất công phu nên có độ bền mùi lâu hơn so với Miss Sài Gòn.
Nhiều người cho rằng nước hoa chính là cái tôi thứ hai của người sử dụng.
Phong cách của mỗi người thể hiện qua mùi nước hoa mà họ lựa chọn. Chính vì vậy
có 19% khách hàng cho rằng sản phẩm của Miss Sài Gòn có chất lượng cao. Điều
này cũng chứng minh được khách hàng hiểu được “giá trị” lọ nước hoa của công ty
không chỉ qua mùi hương mà còn qua danh tiếng của nhãn hiệu. Sản phẩm nước
hoa Miss Sài Gòn mới chỉ đưa ra cho công chúng thông điệp về hương thơm “Miss
Sài Gòn - ngây ngất, khó quên”, chứ chưa tập trung lột tả những đặc điểm nổi trội
của sản phẩm vì vậy có 14% khách hàng đánh giá chất lượng nước hoa của công ty
là không cao.
Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của khách hàng mục tiêu về chất lượng sản phẩm
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
KHÔNG HÀI LÒNG

TƯƠNG ĐỐI HÀI LÒNG
31%

19%

ÍT HÀI
LÒNG
26%

HÀI LÒNG
24%

Nguồn: Phòng Kinh doanh- Tiếp thị nội địa công ty mỹ phẩm Sài Gòn

Nước hoa Miss Saigon ra đời đã rất lâu, nhiều năm qua công ty đã sáng tạo
và cho ra đời rất nhiều sản phẩm mới mang lại những mùi hương làm ấn tượng cho

23


khách hàng sử dụng. Hầu hết công ty nước hoa có mục tiêu chung là mang lại sự
cao sang quý tộc cho các phái đẹp. Miss Saigon tập trung vào chất lượng và mùi
hương để mang lại dấu ấn sâu cho khách hàng khi lần đầu sử dụng. Mức độ hài lòng
về chất lượng chiếm 24% cho thấy Miss Saigon cũng có thể đánh bại những đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường. Có 19% khách hàng chưa hài lòng về chất lượng
của sản phẩm vì Miss Saigon chỉ duy trì mùi hương trong vòng một ngày. Còn lại 1
số khách hàng chỉ tương đối hài lòng vì chưa tiếp xúc lâu với loại nước hoa mới và
khó chọn lựa thương hiệu và mùi hương do thị trường hiện nay có rất nhiều loại
nước hoa nổi tiếng và giữ được hương thơm bền bỉ.
Do đó, công ty cần phát huy điểm mạnh này để duy trì và tìm kiếm thêm
người tiêu dùng mới, đồng thời cần tập trung cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng
sản phẩm để tạo ra hương thơm mới đặc trưng riêng của nước hoa Việt Nam và đáp
ứng được sở thích, thị hiếu và phong cách cũng như yêu cầu về chất lượng của
người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh - một thị trường
rất khó tính về chất lượng sản phẩm.
2.2. Đối thủ cạnh tranh của công ty
Vì thị trường nước hoa vốn dĩ là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với rất
nhiều các đối thủ khác nhau, nhưng trong bài báo cáo này nhóm chúng tôi xin nêu 4
đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty mỹ phẩm Sài Gòn:
2.2.1. Công ty Oriflame
Được biết đến là một thương hiệu mỹ phẩm đến từ Thụy Điển, Oriflame là một
trong những công ty mỹ phẩm phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đến Việt Nam
vào năm 2003, Oriflame cung cấp sản phẩm nước hoa được phát triển ở Pháp –
trung tâm của nước hoa. Một số sản phẩm nước hoa cao cấp của Oriflame phải kể

đến như Ultra Glam Eau de Toilette hay Amber Elixir Eau de Parfum…Với phân
khúc thị trường hướng đến các quý bà có thu nhập khá và cao. Cùng với chất lượng
sản phẩm cũng như chính sách uy tín của mình, Oriflame đã khẳng định vị trí của
mình trên thị trường.
- Với sự đa dạng của các dòng sản phẩm, Oriflame không chỉ góp phần làm đẹp
cho những người phụ nữ mà còn mang đến cơ hội kiếm tiền cho tất cả mọi người
nhờ phương thức bán hàng trực tiếp. Thế mạnh lớn nhất của Oriflame đó là sử dụng
chiến lược bán hàng cá nhân rất tốt. Cũng chính phương thức này đã góp phần giúp
chiến lược chiêu thị của công ty trở nên mạnh mẽ qua quá trình truyền miệng. Công
ty có đội ngũ tư vấn viên lên đến 3 triệu người, đây là những khách hàng trung
thành. Cũng qua tư vấn viên, công ty tạo ra mạng lưới bán sản phẩm trực tiếp thông
qua mối quan hệ của tư vấn viên đối với người tiêu dùng.

24


- Theo nhận xét khách quan, điểm nổi bật trong chiến lược chiêu thị của Công ty
Oriflame đó chính là có hệ thống khuyến mãi liên tục thông qua các mặt hàng được
giảm giá trực tiếp trên catalogue. Oriflame không cần dùng nhiều kinh phí về quảng
cáo hay PR sản phẩm rầm rộ. Hệ thống khuyến mãi được tư vấn viên trực tiếp giới
thiệu đến khách hàng tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn so với quảng cáo trên tivi hay
qua báo đài. Trang web bán hàng trực tuyến của Oriflame là www.vn.oriflame.com
trên đây là toàn bộ các sản phẩm cũng như thông tin về công ty của họ.
- Hoạt động Quan hệ công chúng được Oriflame đầu tư một cách đầy hấp dẫn. Cụ
thể là “Hội nghị Gold Oriflame 2015 - Luân Đôn vẫy gọi” cùng khuyến mãi tặng ví
cầm tay LonDon Pouch dành cho các khách hàng đồng thời là tư vấn viên của công
ty. Bên cạnh đó là cuộc thi “Vẻ đẹp The One” để thu hút nhiều khách hàng trở
thành tư vấn viên hơn, từ đó tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
- Oriflame mặc nhiên là đối thủ cạnh tranh lớn đối với dòng nước hoa Miss Saigon
Elegance của công ty mỹ phẩm Sài Gòn.

2.2.2. Công ty Wipro Unza
Izzi là thương hiệu chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành các cho các
bạn nữ tuổi teen, được sản xuất bởi tập đoàn Wipro Unza. Izzi với khẩu hiệu “Nước
hoa dành cho bạn gái tuổi teen” rất được sự ưa chuộng bởi các bạn nữ sinh. Mặc dù
giá thành của nước hoa Izzi so với Miss Saigon Elegance có sự chênh lệch khá rõ
rệt tuy nhiên qua chiến lược chiêu thị hết sức mạnh mẽ của Izzi thì Công ty mỹ
phẩm Sài gòn cũng nên cân nhắc về vấn đề cạnh tranh.
- Sản phẩm nước hoa Izzi có mặt trong hầu hết các hệ thống siêu thị. Ngoài ra Tập
đoàn còn đầu tư quảng cáo rầm rộ trên truyền hình với hai đại diện ca sĩ trẻ Noo
Phước Thịnh và Đông Nhi với bối cảnh học đường thu hút giới trẻ mua sản phẩm.
Izzi còn tận dụng chiến lược quảng cáo trên các trang báo mạng như Báo Hoa Học
Trò, Báo Mực Tím để quảng bá sản phẩm.
- Các công cụ của chiêu thị cũng được cũng được Izzi đẩy mạnh qua các chương
trình khuyến mãi. Chương trình khuyến mãi mùa tựu trường, khi mua nước hoa
toàn thân Izzi 60 ml sẽ được tặng bút cực “kull”, hay nước hoa Izzi 100ml sẽ nhận
ngay sổ tay hình trái cây. Ngoài ra còn có chương trình khuyến mãi “Đổi nắp liền
tay xem phim cực hay”, cụ thể là khi bạn mua sản phẩm nước hoa Izzi, đem nắp đến
cửa hàng đổi lấy phiếu mua vé xem phim tại Megastar với giá ưu đãi.
- Bên cạnh các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Izzi xây dựng mối quan hệ công
chúng khá chặt chẽ bằng các sự kiện cũng như các cuộc thi giành cho các bạn trẻ
tuổi teen. Sự kiện “Chụp hình cực cool”, rinh quà trị giá cao để có cơ hội trúng điện
thoại Nokia Asha 501 và Thẻ quà tặng MegaStar hấp dẫn. Hay gần đây nhất là

25


×