Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài viết về tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của cô đinh thị kim thoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.01 KB, 11 trang )

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN 2
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC
CĐCS TH NGUYỄN VĂN TRỖI


Bài viết về tác phẩm

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,
QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Họ và tên: Đinh Thị Kim Thoa
Giáo viên: Lớp Ba 2
Năm học: 2013-2014


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Mục lục:
I.

KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ................................................................ 3

II. HOÀN CẢNH RA DỜI CỦA TÁC PHẨM....................................................................................... 5
III. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM .......................................................................................................... 6
1.

Những thành tựu cách mạng và tấm gương đạo đức trong cán bộ, đảng viên..................... 6

2.



Những tật bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ........................... 7

3.

Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ................................. 7

IV. GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM................................................................................................................ 9
V. Ý NGHĨA THỨC TỈNH VÀ CẢNH BÁO TRƯỚC HIỆN TÌNH CỦA ĐẢNG .......................... 10
VI. BÀI HỌC BẢN THÂN...................................................................................................................... 10

2


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

I.

2014

KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông
dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về
những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con
đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi,

châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống,
vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng
tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa
Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã
hội.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản
báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng
sản.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là
Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về
nước hoạt động.
3


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các
nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản,
đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp
hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị thứ tám của
Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân
tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy
mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân

của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung
ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn
thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu
Á.

Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng
một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với
Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

4


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản
vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và
hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của
các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc
UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng
dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF
NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.

Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng,
lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền
Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là
nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đây là bài viết sau cùng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Dù rất ngắn gọn, nhưng những
luận điểm được Người đề cập trong bài viết này mang tính tổng kết thực tiễn; bổ sung, phát triển tư
tưởng, lý luận về xây dựng Đảng nói chung, về đạo đức nói riêng.
II. HOÀN CẢNH RA DỜI CỦA TÁC PHẨM
Nhận rõ tính cấp thiết của công tác tư tưởng chính trị ở thời điểm có ý nghĩa bước ngoặc của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của
Đảng đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng. Bác nói rõ
mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu: ngắn, gọn, tập trung vào chủ đề: “Quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” (Và đó cũng là tên của bài báo).
Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết, cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy
viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia ý kiến. Dưới hình thức tham gia một bài viết trong dịp kỷ niệm
ngày thành lập Đảng, mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có trong tay một tài liệu mà ngay câu đầu
tiên là: “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.

Bác sửa lại bài viết
Chiều ngày 30 tháng Giêng, Bác cùng Văn phòng đọc lại ý kiến đóng góp của từng đồng chí Ủy
viên Bộ Chính trị, bổ sung vào bản thảo, cho đưa đi đánh máy. Bác dặn đánh máy xong gửi lại để Bác
sửa lần cuối.
5


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014


Ba giờ rưỡi chiều ngày 1 tháng 2, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo
chính thức để kịp gửi đăng báo.
Đồng chí cán bộ Văn phòng nhất trí với ý kiến đồng chí phụ trách Tuyên huấn.
Bác Hồ im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói:
- Ý kiến của các chú, Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác còn phân vân điều này, ví như gia đình
các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới, vậy trước khi kê vào phòng, các
chú có quét dọn nhà cửa sạch sẽ hay cứ để Mọi người còn đang lúng túng chưa biết trả lời thế
nào thì Bác đã nói:
- Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số, bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài: “Nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Nhưng ở trong bài thì dứt khoát phải để
nguyên ý của Bác “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
Lời dạy đó của Bác đến hôm nay chúng ta càng thấy vô cùng sâu sắc. Sau hơn 40 năm, lời dạy của
Người vẫn là phương hướng phấn đấu đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay để “giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch”, để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”.
III. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
Với bài viết chưa đến 700 chữ, Hồ Chí Minh tập trung nêu bật ba nội dung chủ yếu:
1. Những thành tựu cách mạng và tấm gương đạo đức trong cán bộ, đảng viên.
Bài viết mở đầu bằng hai câu mang tính khẳng định: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước,
làng nước theo sau. Đó là lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là cách nói dân gian thể hiện tình cảm của nhân dân đối
với cán bộ, đảng viên, phỏng theo luận điểm “Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc”. Đó cũng là mong
muốn mà Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ, đảng viên. Trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của
mình, Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến luận điểm trên. Năm 1947, trong Thư gửi các bạn thanh
niên, Hồ Chí Minh đòi hỏi thanh niên, nhất là cán bộ đoàn, phải thực hiện cho được: “Các sự hy sinh
khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta
hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)”. Năm 1955, trong bài Đạo đức cách mạng, Hồ Chí
Minh cho rằng đại đa số chiến sĩ cách mạng là những người có đạo đức, cả đời hết lòng hết sức phục
vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì gương mẫu, gian khổ, chất phác, nghĩa là: “Lo, thì trước thiên
hạ; hưởng, thì sau thiên hạ”.

Trong tác phẩm, Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh đã nêu
lên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam mà một trong những nguyên nhân tạo nên thắng
lợi đó chính là sự gương mẫu, tận tụy của cán bộ, đảng viên, đi đầu lãnh đạo toàn dân thực hiện:
 Một là, “làm Cách mạng Tháng Tám thành công”.
Về ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao
động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi
khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc
địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền
toàn quốc”.
 Hai là, “kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi”, tức là thắng lợi của cuộc kháng chiến chín
năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).

6


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Theo Hồ Chí Minh, với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, “Lần đầu tiên trong lịch sử, một
nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang
của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã
hội chủ nghĩa trên thế giới”.
 Ba là, “Ngày nay vừa chiến đấu chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc”.
Hồ Chí Minh khẳng định, nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi to lớn đó là sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng cộng sản Việt Nam; là sự hy sinh, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh không kể tên
những cán bộ, đảng viên “gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau”. Tuy nhiên, nhiều lần Hồ Chí Minh đã
nói trong Đảng ta có cả trăm nghìn cán bộ, đảng viên đã đặt lợi ích giai cấp, dân tộc lên trên hết,

trước hết, đã sẵn sàng hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mạng mình cho Đảng, giai cấp, dân tộc, đã
đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay. Những
người được Hồ Chí Minh nhắc đến nhiều lần là Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ v.v...
2. Những tật bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
Mở đầu phần viết về thực trạng chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cho rằng, “bên cạnh những đồng
chí tốt ấy, còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém”, “mang nặng chủ
nghĩa cá nhân”.
Hồ Chí Minh thường căn dặn cách mạng và những người cách mạng phải chiến thắng ba kẻ thù:
- Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc;
- Thói quen và truyền thống lạc hậu;
- Chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ địch ở bên trong.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nhiều
tác phẩm, bài nói, bài viết trước đó.
1.
Bệnh quan liêu..
2.
Bệnh tham lam
3.
Bệnh lười biếng.
4.
Bệnh kiêu ngạo
5.
Bệnh hiếu danh
6.
Bệnh “hữu danh, vô thực”. .
7.
Bệnh cận thị
8.

Bệnh tị nạnh.
9.
Bệnh xu nịnh, a dua
10.
Bệnh kéo bè, kéo cánh
Hiện nay, những tật bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân vẫn đang tồn tại trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Ôn lại những lời dạy của Hồ Chí Minh là cơ sở để
cán bộ, đảng viên tự phê bình, phê bình dưới sự giám sát, góp ý của nhân dân.
3. Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

7


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Hồ Chí Minh khẳng định, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân, do đó, nâng cao đạo
đức cách mạng không thể tách rời với chống chủ nghĩa cá nhân, luôn luôn gắn xây với chống. Xây là
để nâng cao đạo đức cách mạng, chống là hướng tới mục tiêu quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí
Minh chủ trương, “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” và
nâng cao đạo đức cách mạng để tăng sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân. Những giải pháp chủ yếu để
nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh đề cập sáng rõ trong bài
viết.
a) Giải pháp từ phía Đảng
Cán bộ, đảng viên là những người của tổ chức. Do đó, Hồ Chí Minh đòi hỏi, để nâng cao đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, Đảng phải:
 Thứ nhất, tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường
lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên.
 Thứ hai, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đó là phương thuốc hay nhất, giúp cho toàn Đảng và mỗi
đảng viên sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tiến bộ không ngừng, ngày một mạnh thêm. Hồ
Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi
ngày. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh và Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng.
Nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là:
- Tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thấu lý, đạt
tình.
- Tự phê bình và phê bình phải ráo riết, triệt để, không nể nang, không thêm, không bớt,
không dùng những lời mỉa mai, cay độc, châm chọc, phải vạch rõ cả ưu điểm lẫn khuyết
điểm, phê bình căn cứ vào việc làm, chứ không suy diễn, quy kết.


Thứ ba, chế độ sinh hoạt và kỷ luật đảng phải nghiêm minh. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất, là đội tiền phong của giai cấp công nhân và cả dân tộc.
Do đó, chế độ sinh hoạt đảng từ chi bộ đến cấp cao phải nghiêm túc. Hồ Chí Minh rất coi
trọng chi bộ đảng. Người cho rằng “Chi bộ tốt, thì mọi việc điều tốt”. Với người cộng sản, sự
nghiêm minh, chặt chẽ không tách rời tinh thần tự nguyện, tự giác. Hồ Chí Minh viết: “Về kỷ
luật, Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác”. Người chỉ rõ,
muốn nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì “Công tác kiểm tra của
Đảng phải chặt chẽ”.
b) Giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên phải bền bỉ, trau dồi, hun đúc nâng cao
đạo đức cách mạng. Trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh
chỉ rõ:
 Thứ nhất, “mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên
trên hết, trước hết”.
 Thứ hai, “Phải đi sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm

chủ tập thể của nhân dân”.

8


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

Mối quan hệ Đảng – Dân luôn là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được.

IV.

GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM

Mặc dù bài viết ra đời cách đây hơn 40 năm, nhưng những tư tưởng, quan điểm được Hồ Chí
Minh nêu trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân vẫn giữ nguyên giá trị,
luôn luôn được đặt trong chương trình nghị sự của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng và
được quan tâm sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới. Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh, qua tác phẩm của Người, chúng ta cần nhận thức sâu sắc một số vấn đề sau đây:
Trước hết, Đảng ta phải thể hiện khả năng trí tuệ của mình, đề ra được đường lối đúng đắn, đưa
cách mạng nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục tiến lênHồ Chí Minh luôn khẳng định cán
bộ là gốc của mọi công việc, đạo đức là gốc của người cán bộ, muôn việc thành công hay thất bại là
do cán bộ tốt hay kém. Trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí
Minh đánh giá, trong thực tế sản xuất và chiến đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống Mỹ, cứu nước
“rất nhiều cán bộ, đảng viên tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ theo sau”.
Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước, rất cần sự năng động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết cách tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cán bộ nào,

phong trào đó. Rõ ràng, trong giai đoạn hiện nay, việc quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục đội
ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có năng lực sáng tạo, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là rất quan trọng.
Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương 4 cũng chỉ rõ: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng
Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều
nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được
sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số
vấn đề cấp bách sau đây:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý,
kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc…”.
Thực trạng này đã được Hồ Chí Minh cảnh báo từ rất sớm, mà nguyên nhân, như Bác đã chỉ rõ, là
do một bộ phận cán bộ, đảng viên “đang mang một ba lô chủ nghĩa cá nhân”. Vì vậy, học tập và làm
theo những lời dạy của Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân càng
trở nên rất quan trọng và cần thiết.
Những giải pháp từ phía các cơ quan đảng đến cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh nêu ra trong
tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân cách đây hơn 40 năm vẫn còn
nguyên giá trị, vì đó là những giải pháp rất cơ bản và rất thiết thực, phải làm thường xuyên. Thực
hiện những giải pháp này, cần nhấn mạnh một luận điểm của Hồ Chí Minh, đó là, để biến chủ trương,
chính sách thành hiện thực không chỉ cần giải pháp đúng mà cần hơn là quyết tâm và dũng khí thực
hiện giải pháp ấy.

9


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

V.


2014

Ý NGHĨA THỨC TỈNH VÀ CẢNH BÁO TRƯỚC HIỆN TÌNH
CỦA ĐẢNG

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lần nhắc nhở chúng ta rằng một Đảng, ngày hôm qua là vĩ
đại và anh hùng, thì ngày hôm nay không nhất định và mãi mãi là như vậy nếu không tiếp tục rèn
luyện, không vượt qua được những yếu kém, sai lầm và thoái hóa. Leo dốc, lên đỉnh núi thì khó nhọc
mà tụt xuống dốc thì dễ thôi, không ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, khi lòng dạ không còn trong
sáng nữa, thì tụt xuống hố sâu, vực thẳm, nghĩa là cơ đồ đổ vỡ, thất bại là điều khó tránh khỏi.
Cách mạng là một sự nghiệp vẻ vang, vĩ đại nhưng khó khăn, gian khổ, đòi hỏi nhiều sự hy sinh.
Không có đạo đức cách mạng thì không thể làm nổi và theo đuổi đến cùng sự nghiệp ấy. Thời cuộc
hiện nay hơn 40 năm sau khi Bác viết tác phẩm này cùng với Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân
rồi vĩnh biệt chúng ta, trở về với thế giới người hiền, đã có biết bao đổi thay. Nhiều tình huống mới
lạ, nhiều thử thách mới, nghiệt ngã không kém gì trong chiến tranh vào sinh ra tử trước đây đã và
đang đặt ra với chúng ta.
Chủ nghĩa cá nhân trong thời buổi kinh tế thị trường không chỉ xuất hiện thậm chí gay gắt trong xã
hội mà còn nảy sinh, lây lan, thẩm thấu vào trong Đảng, từ con người đảng viên đến tổ chức đảng ở
các cấp. Mầm bệnh lúc nào cũng có và bao giờ cũng là nguy hại đối với sự sống, sức khỏe của cơ thể
con người, ở đây lại là cơ thể sống của Đảng và sự an nguy của chế độ mà trọng trách lại thuộc về
Đảng. Mọi thói xấu của chủ nghĩa cá nhân mà Bác đã nêu ngày nay vẫn đang còn tồn tại, thậm chí
còn tinh vi, phức tạp hơn. Cơ hội chính trị và thoái hóa đạo đức đi sóng đôi nhau, vừa là nguy cơ phải
phòng tránh, vượt qua, lại vừa là một hiện trạng đã bộc lộ với tất cả sự nguy hiểm của nó. Chúng ta
đang phải đối mặt với những biểu hiện giả cách mạng, giả chính trị, giả khoa học và giả đạo đức mà
cho dù là số ít nhưng không thể xem thường, càng không thể lảng tránh.
Chỉ có làm theo đúng di huấn tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, bằng hành động thực tế, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng mới giúp chúng ta tự vượt lên, tự chiến thắng bằng
sức mạnh mang tính quy luật của muôn đời "Cách mạng phải có sức mạnh tự bảo vệ". Một trong
những sức mạnh tự bảo vệ ấy là đạo đức cách mạng, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.


VI.

BÀI HỌC BẢN THÂN

Trong 3 nội dung:
 Những thành tựu cách mạng và tấm gương đạo đức trong cán bộ , đảng viên.
 Những bệnh tật bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân trong cán bõ , đảng viên.
 Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Bản thân tôi tâm đắc nhất là nội dung thứ ba.Vì bản thân cán bộ, đảng viên cũng là một con người
với nhiều đam mê những ước muốn cho riêng bản thân. Nhưng được đứng trong hàng ngũ của Đảng,
được sự giáo dực, rèn luyện của tổ chức Đảng đã dần dần đẩy lui được những thói xấu đó.
Riêng đối với đơn vị của chúng tôi, một đơn vị có Chi Bộ vững mạnh dưới sự dẫn dắt của đồng chí
Bí thư Chi Bộ Trần Văn Dàng ( Hiệu Trưởng nhà trường) đã đưa chi bộ của chúng tôi phát triển cho
đến nay đã có 17 đồng chí đảng viên và 3 đồng chí đảng viên dự bị. Hàng tháng, Chi bộ đã có buổi
họp kiểm điểm công tác tháng qua và đưa ra phương hướng tháng tới để cùng với tập thể CB-GVCNV đưa trường ngày một đi lên dành cho đơn vị một thương hiệu riêng. Thương hiệu Trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi.
Tóm lại, tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã ra đời cách đây hơn 40 năm. Nhưng cho đến nay, tác phẩm vẫn có giá trị, vẫn là kim chỉ
10


NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2014

nam soi rọi cho mỗi cán bộ đảng viên chúng ta học tập noi theo. Nhất là trước yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế; việc học tập quán triệt nội dung tác phẩm là để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI.
Quận 2, ngày 27 tháng 2 năm 2014

Người viết bài
Đinh Thị Kim Thoa

11



×