Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

quy luật lượng chất trong hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.58 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

-Trang 1-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học ra đời đã chỉ ra rằng thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự
thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa chúng có mối liên hệ
biện chứng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật
vốn có của nó. Ba quy luật cơ bản, phổ biến của phép biện chứng phản ánh quá
trình vận động và phát triển từ những phương diện cơ bản nhất của nó là :
-

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay

đổi về chất và ngược lại (cho biết phương thức của sự vận động và phát triển).
-

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (làm sáng tỏ

nguồn gốc của sự vận động và phát triển).
-

Quy luật phủ định của phủ định (cho biết khuynh hướng của quá

trình phát triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác
nhau của quá trình đó).
Triết học Mác – Lênin đã chứng minh rằng mọi sự phát triển của thế giới
vật chất đều bị chi phối bởi các quy luật này, trong đó, quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết


phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, sự liên hệ, tác động
qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không ngừng. Phát triển theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về
lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật
chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại – một trong
những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác- Lênin.
Hóa học có liên hệ đặc biệt chặt chẽ với các phạm trù chất và lượng, đối
tượng của khoa học hóa học chính là nghiên cứu những hiện tượng, qua đó có
xảy ra sự biến đổi chất của các chất hóa học, tức là những quá trình biến đổi các
chất hóa học. Chương trình Hóa học phổ thông có rất nhiều khả năng giúp cho
học sinh hiểu sâu sắc quy luật chung trên đây của tự nhiên. Chính vì vậy, trong

-Trang 2-


phạm vi bài tiểu luận này, với những kiến thức đã được học tập, tiếp cận và
nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảng viên , tôi xin
tập trung nghiên cứu những vấn đề xung quanh quy luật lượng – chất và sự vận
dụng quy luật vào bộ môn hóa học, nhằm có được những hiểu biết, những bài
học bổ ích trong học tập , giảng dạy và cuộc sống.

2. Mục đích , nhiệm vụ của đề tài
a. Mục đích
- Đề tài này giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của triết học nói chung và
triết học Mác – Lênin nói riêng.
- Làm rõ mối các khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại thông qua
các ví dụ trong hóa học.
- Vận dụng triết học Mác – Lênin vào giảng dạy hóa học.


b. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài:
+ Các khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
+ Lịch sử hình thành và một số nội dung Hóa học.
- Tìm hiểu sự biểu hiện quy luật lượng – chất trong hóa học.

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp.

4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, bài tiểu
luận bao gồm 2 chương và được chia thành 7 tiết .
- Chương 1: Vấn đề lý luận chung về quy luật
- Chương 2: Vấn đề thực tiễn trong hóa học.

-Trang 3-


CHƯƠNG 1:
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó
là nó mà không phải là cái khác.
Khái niệm chất nói trên cũng không đồng nghĩa với khái niệm thuộc tính.
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, có những thuộc tính cơ bản

và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính này không tham gia vào việc qui
định chất như nhau. Chỉ những thuộc tính nào là thuộc tính cơ bản mới nói lên
chất của sự vật và hiện tượng, bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của
sự vật, những thuộc tính không cơ bản có thể sẽ thay đổi, mất đi hoặc sinh thêm
nhưng chất nói chung của sự vật và hiện tượng vẫn chưa thay đổi. Chỉ khi nào
những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi.
Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật mà nếu xét riêng về các
yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau
về chất.
1.1.2. Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó.
Lượng của sự vật nói lên kích thước dài hay ngắn, qui mô to hay nhỏ, tổng
số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu
sắc đậm hay nhạt v.v..
Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan.
Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó nó cũng có
vô vàn lượng. Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt quy định lẫn nhau, không thể
tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó.
-Trang 4-


Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy theo
từng mối quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật. Có cái trong
mối quan hệ này nó là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và
ngược lại. Ăng-ghen viết:” con số là một sự qui định về số lượng thuần tuý nhất
mà chúng ta được biết. Nhưng nó cũng đầy rẫy những sự khác nhau về chất
lượng... 16 không chỉ là tính cộng của 16 đơn vị mà nó còn là bình phương của
4, tứ thừa của 2".

1.1.3.Khái niệm về độ, điểm nút, bước nhảy
a. Độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giưã lượng và
chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng
dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới
mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật
khác.
b. Điểm nút
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp
những điểm nút gọi là đường nút.
c. Bước nhảy
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất
của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Người ta chia một cách qui ước các bước nhảy thành bước nhảy dần dần và
bước nhảy đột biến.

1.2. Nội dung quy luật
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về
lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới

-Trang 5-


điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự
vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở
lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ

tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất,
cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận
động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
 Đối với nhận thức:

Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận cả hai mặt lượng và chất của
nó, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng chúng ta sẽ có tri
thức hoàn chỉnh về sự vật đó. [1,tr 75]
 Đối với hoạt động thực tiễn

- Cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi đầy đủ điều kiện chin muồi
sẽ thay đổi chất.
- Phải chống lại bệnh chủ quan duy y chí, bệnh bảo thủ trì trệ.
- Xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều
kiện cho bước nhảy được thực hiện.
- Cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, như :
 Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật (tăng hoặc giảm).
 Thay đổi cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật hoặc

cơ chế tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
 Thay đổi trật tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành (thay đổi cấu trúc

của sự vật).
 Thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành hoặc của toàn bộ sự

vật.
 Thay đổi môi trường tồn tại và hoạt động của sự vật.


- Trong đời sống xã hội, cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mối
quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã hội của sự vật.
-Trang 6-


-Trang 7-


CHƯƠNG 2:
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT TRONG
HÓA HỌC
2.1. Làm rõ các khái niệm thông qua một số ví dụ trong
hóa học
Ăng-ghen đã viết: " Người ta có thể gọi hóa học là khoa học của sự biến
đổi về chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng" .
Trong lịch sử hóa học,thời Công nghiệp luyện kim phát triển mạnh mẽ, nhà
luyện kim người Anh R.E. Sepfin (1858- 1940) nghiên cứu ảnh hưởng của các
kim loại khác nhau khi cho thêm chúng vào thép. Ông chú ý đến Mn, biết rằng
khi thêm nó vào thì thép sẽ giòn, nhưng ông chủ tâm thêm vào nhiều hơn so với
mức thường trong luyện kim thời bấy giờ. Khi ông đưa lượng Mn lên 12% thì
ông thu được loại thép hết giòn , và hơn thế nữa , nếu nung lên 1000 0C rồi
nhúng vào nước, làm lạnh nhanh thì nó trở thành cứng hơn nhiều so với thép
ban đầu. Như vậy ông đã thay đổi thành phần ( lượng ) của thép dẫn đến đặc
tính (chất) của thép đã thay đổi. [4,tr 98]
Sự khác nhau giữa mêtan (CH4) và êtan (C2H6) được qui định bởi lượng là
số nguyên tử cacbon và hidro tạo nên phân tử các chất đó. Sự biến đổi tương
quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật.
Kim cương và than chì tuy đều do cacbon tạo thành nhưng lại có sự khác
biệt rất căn bản: kim cương thì rất cứng, không dẫn điện....còn than chì thì giòn
và dẫn điện.... Sự khác nhau về chất ấy được quyết định bởi lượng là phương

thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon trong mạng tinh thể kim
cương và than chì.
Những tính chất vật lý và hóa học của một chất hóa học như khối lượng
riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính hòa tan, khả năng
phản ứng thì có những giá trị như nhau ở những điều kiện như nhau. Khi thay

-Trang 8-


đổi các điều kiện thì một vài tính chất của chất hóa học có thể đổi khác về căn
bản, có khi đi đến biến mất hoàn toàn.
Sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng và nước ở thể rắn
(nước đá) được qui định bởi lượng là nhiệt độ, khi xét các trạng thái tồn tại
khác nhau của nước với tư cách là những chất khác nhau, ứng với chất - trạng
thái đó, lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù lượng thay đổi trong phạm vi khá lớn
(nhiệt độ từ 0oC đến 100oC), nước vẫn ở trạng thái lỏng (ở áp suất 1 atm), tức là
chưa thay đổi về chất - trạng thái. Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay
đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn đó làm cho sự
vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự
thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ.
Trong thí dụ về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 0 oC và 100oC là
điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.

-Trang 9-


Ba trạng thái tồn tại của nước

Thuộc loại bước nhảy đột biến là sự chuyển từ nguyên tố này qua nguyên
tố khác trong bảng hệ thống tuần hoàn do điện tích hạt nhân của nguyên tử các

nguyên tố thay đổi từng đơn vị, hoặc sự biến đổi "tức khắc" tính chất nổ của các
sản phẩm nitro hóa toluen khi đưa vào dần dần từng nhóm nitro:
mononitrotoluen thì bốc cháy, khác với toluen, nhưng không nổ, đinitrotoluen
đã là chất nổ yếu, trinitrotoluen là một chất nổ mạnh nhất; hay ví dụ lượng
uranium 235 được tăng đến giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ
nguyên tử….

-Trang 10-


Sự chuyển dần dần từ chất hóa học này sang chất khác đặc trưng cho bước
nhảy dần dần. Khi đó sự tiêu diệt chất hóa học cũ và tích lũy những yếu tố của
chất mới xảy ra qua một loạt các giai đoạn trung gian. Sự chuyển hóa như vậy
dù với tính liên tục của nó cũng vẫn là sự nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định
dẫn tới sự phát sinh ra chất mới. Bước nhảy dần dần được đặc trưng chủ yếu ở
tính chất của sự chuyển hóa, chứ không phải ở thời gian dài hay ngắn (nó có thể
xảy ra tương đối nhanh), thí dụ như sự cháy (thời gian ngắn) khác với các dạng
oxi hóa khác như sự gỉ, sự rữa nát (thời gian dài).
Trong hóa học thường xảy ra sự phối hợp các bước nhảy, chứa đựng những
yếu tố của cả hai dạng giới hạn.
Ví dụ : Quá trình điều chế clorofom CHCl 3 (một dung môi trong hóa học
hữu cơ) từ metan (CH4) và clo (Cl2), về toàn bộ là một bước nhảy, xảy ra qua ba
mức trung gian:
CH4

+ Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CH3Cl + HCl.


2.2. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất trong sự biến đổi cấu
tạo nguyên tử các nguyên tố
Định luật tuần hoàn của Mendeleep đã tỏ rõ tính chất đúng đắn và tác
dụng to lớn của nó trong việc nghiên cứu hóa học. Tuy nhiên chính Mendeleep
đã nói "Tôi không rõ nguyên nhân của định luật tuần hoàn" (1889). Ngoài ra
còn có một số trường hợp ngoại lệ, một số trường hợp chưa rõ ràng:
Theo Định luật tuần hoàn mà Mendeleep phát biểu thì tính chất của các nguyên
tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử, nhưng ở một số
trường hợp Co và Ni, Ar và K, Te và I muốn bảo đảm tính tuần hoàn phải đảo
lộn thứ tự sắp xếp, chẳng hạn phải xếp Co trước Ni mặc dù khôi lượng nguyên
tử của Co nhỏ hơn Ni.

-Trang 11-


Số nguyên tố khí hiếm và vị trí của nó trong bảng HTTH cũng chưa được xác
định một cách dứt khoát.
Rõ ràng trong cấu tạo nội tại của nguyên tử có điều gì đó gây nên hiện
tượng tuần hoàn mà dựa vào khối lượng nguyên tử không giải đáp được.
Bước tiến quan trọng đầu tiên của việc giải quyết vấn đề này là tìm được
phương pháp xác định điện tích hạt nhân nguyên tử, từ đó các nhà bác học đã đi
tới quyết định:
“Điện tích hạt nhân nguyên tử, về trị số số học bằng số thứ tự cuả nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn”
Như vậy vấn đề đã rõ ràng, các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, đồng thời là
số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Mỗi nguyên tố ứng với
điện tích hạt nhân hoàn toàn xác định, nó quy định số e trong lớp vỏ nguyên tử
trung hoà và chính lớp vỏ e này lại quyết định tính chất hoá học của nguyên tố.

Khi số proton thay đổi, nguyên tử đó không còn là nguyên tử của nguyên
tố đó nữa. Như nguyên tử Ne chắc chắn phải có Z = 10, còn Z = 11 thì kết luận
ngay là nguyên tử Na. Việc tăng thêm 1 proton đã thay đổi từ 1 khí hiếm thành
1 kim loại kiềm.
Ngày nay người ta đã biết được nhiều nguyên tử có điện tích hạt nhân như
nhau, và do đó chúng có tính chất hoá học tương tự nhau mặc dù khối lượng
nguyên tử khác nhau (các đồng vị).
Ví dụ:
Nguyên tố Hidro có các đồng vị đã được phát hiện như sau:


1

H: Đồng vị phổ biến nhất của hiđrô, đồng vị ổn định này có hạt nhân chỉ

chứa duy nhất một prôton; vì thế trong miêu tả (mặc dù ít) gọi là proti.


2

H: Đồng vị ổn định có tên là đơteri, với thêm một nơtron trong hạt nhân.

Nó chiếm khoảng 0,0184-0,0082% của toàn bộ hiđrô; tỷ lệ của nó tới
proti được xác định liên quan với nước tham chiếu tiêu chuẩn của
VSMOW.

-Trang 12-





3

H: Đồng vị phóng xạ tự nhiên có tên là triti. Hạt nhân của nó có hai

nơtron và một prôton. Nó phân rã theo phóng xạ bêta và chu kỳ bán rã là
12,32 năm.


4

H: Hiđrô-4 được tổng hợp khi bắn phá triti bằng hạt nhân đơteri chuyển

động cực nhanh. Nó phân rã tạo ra bức xạ nơtron và có chu kỳ bán rã
9,93696x10−23 giây.


5

H: Năm 2001 các nhà khoa học phát hiện ra hiđrô-5 bằng cách bắn phá

hiđrô bằng các ion nặng. Nó phân rã tạo ra bức xạ nơtron và có chu kỳ
bán rã 8,01930x10−23 giây.


6

H: Hiđrô-6 phân rã tạo ra ba bức xạ nơtron và có chu kỳ bán rã

3,26500x10−22 giây.



7

H: Năm 2003 hiđrô-7 đã được tạo ra tại phòng thí nghiệm RIKEN ở

Nhật Bản bằng cách cho va chạm dòng các nguyên tử hêli-8 năng lượng
cao với mục tiêu hiđrô lạnh và phát hiện ra các triton - hạt nhân của
nguyên tử triti - và các nơtron từ sự phá vỡ của hiđrô-7, giống như
phương pháp sử dụng để sản xuất và phát hiện hiđrô-5.
Đúng với tư tưởng của phép biện chứng duy vật, chỉ thuộc tính nào là
thuộc tính cơ bản mới nói lên chất của sự vật, khi nào những thuộc tính cơ bản
thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Mặc dù số notron thay đổi tạo ra rất
nhiều đồng vị, nhưng những đồng vị đó vẫn là những nguyên tử đại diện cho
nguyên tố Hidro. Còn chỉ khi số proton thay đổi, nguyên tố hóa học mới thay
đổi. , tính đa dạng về chất của các nguyên tử phụ thuộc vào số lượng các hạt
prôtôn có trong hạt nhân nguyên tử đó, khi số prôtôn tăng hay giảm thì nguyên
tử sẽ trở thành nguyên tử của nguyên tố khác.
Từ đó thấy rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa khối lượng nguyên
tử và tính chất hoá học của nó. Tính chất của nguyên tố là hàm số tuần hoàn với
điện tích hạt nhân của chúng. Vì vậy ngày nay định luật tuần hoàn được phát
biểu như sau:

-Trang 13-


“Tính chất của các nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân
nguyên tử cũng là số thứ tự của chúng”.
Tính đặc thù của việc thể hiện qui luật chuyển hóa từ lượng thành chất
được thể hiện rõ trong bảng hệ thống tuần hoàn, định luật tuần hoàn: tính đa

dạng về chất của các nguyên tử phụ thuộc vào số lượng các hạt prôtôn có trong
hạt nhân nguyên tử đó, khi số prôtôn tăng hay giảm thì nguyên tử sẽ trở thành
nguyên tử của nguyên tố khác.

2.3. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất trong sự biến đổi tính
chất của các nguyên tố
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính
chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần
hoàn theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử.
2.3.1. Xét trong cùng 1 chu kì
Khi đi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử các
nguyên tố hóa học trong mỗi chu kì, tính chất kim loại của các nguyên tố yếu
dần, rồi dẫn đến sự thay đổi nhảy vọt về chất thể hiện ở sự xuất hiện của những
nguyên tố phi kim và khí trơ ở cuối chu kì. Sự biến đổi có quy luật của tính chất
các nguyên tố hóa học chính là sự chuyển hóa những biến đổi dần dần về lượng
(sự tăng dần từng đơn vị điện tích hạt nhân) thành những thay đổi về chất, dẫn
tới sự xuất hiện nguyên tố mới có những tính chất khác.
Ví dụ
Chu kì 3 bắt đầu từ nguyên tố Natri (Z = 11), một kim loại điển hình, rồi
lần lượt đến Magie (Z = 12) là kim loại mạnh, nhưng hoạt động kém hơn Natri.
Nhôm (Z = 13) là kim loại nhưng hidroxit của nó đã có tính lưỡng tính. Silic (Z
= 14) là phi kim, nhưng tan được trong kiềm nóng chảy tạo muối silicat. Từ
Photpho (Z = 15) đến Lưu huỳnh (Z = 16), tính phi kim mạnh dần, đến Clo (Z =
17) là phi kim điển hình.

-Trang 14-


Quy luật biến đổi này được giải thích dựa trên sự tăng điện tích hạt nhân

(từ trái sang phải) trong khi số lớp electron không đổi, dẫn đến lực hút giữa hạt
nhân với các electron lớp ngoài cùng lớn, khả năng nhường electron giảm, nên
tính kim loại giảm; khả năng nhận electron tăng, nên tính phi kim tăng.
2.3.2. Xét trong cùng 1 phân nhóm A
Trong cùng 1 phân nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính
kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
Ví dụ
Nhóm VIIA (halogen) gồm những phi kim điển hình: tính phi kim giảm
dần từ Flo (Z = 9) đến Iot (Z = 53). Ta còn dễ dàng thấy sự biến đổi về tính chất
của các halogen: Flo không tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên, clo là chất
khí màu vàng lục, brom là chất lỏng màu nâu đỏ, còn iot ở dạng tinh thể tím
đen.

Clo

Brom

Iot

Trong nhóm IA: tính kim loại tăng rõ rệt từ Liti (Z = 3) đến Xesi (Z =
55) tức là khả năng nhường electron tăng dần.

-Trang 15-


Quy luật này được lặp lại với các nguyên tố nhóm A khác và được giải
thích như sau: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì
năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần, đồng thời bán kính nguyên tử tăng
nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng, nên tính kim loại tăng; khả năng
nhận electron giảm, nên tính phi kim giảm.


2.4. Ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và định luật
tuần hoàn:
- Việc xác định chất của một chất hóa học là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của hóa học, bởi vì chỉ khi nào xác lập được đặc tính căn bản
của chất hóa học, mối liên hệ và sự khác nhau so với các chất hóa học khác thì
mới hiểu được tính qui luật trong cấu tạo và tính chất của chất hóa học đó, mới
nắm được mối quan hệ lặp đi lặp lại, ổn định, thuộc riêng những chất hóa học
có chất xác định.
Nhờ định luật tuần hoàn, với việc xác định đúng bản chất của các nguyên
tố dựa vào điện tích hạt nhân và sự sắp xếp các electron trong lớp vỏ, mà chúng
ta dễ dàng xác định được tính chất của chúng. Hay ngược lại, biết được vị trí
của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta có thể suy ra tính chất hóa
học cơ bản của nó.
Ví dụ
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng Tuần hoàn có thể suy ra.
 Nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có tính KL (trừ H và B)
 Nguyên tố thuộc nhóm IVA

* Chu kì nhỏ (1, 2, 3) có tính phi kim
* Chu kì lớn ( 4, 5, 6.) có tính kim loại
 Nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính PK (trừ Sb, Bi, Po)
 Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất oxi, hóa trị của nguyên tố

trong hợp chất hiđro.


Công thức oxit cao nhất. Công thức hợp chất với hidro (nếu có)


-Trang 16-




Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.
- Bên cạnh đó, sự biến thiên được rút ra thành quy luật theo chu kì và

nhóm còn giúp chúng ta so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố
xung quanh.
Ví dụ:
So sánh tính phi kim của P (Z = 15) với Si (Z = 14) và S (Z = 16)
So sánh tím kim loại của Na (Z=11) ; Al (Z=13) ; K (Z=19) , Mg (Z= 12)
- Sự biến thiên từ tính chất của các nguyên tố hóa học trong một chu kỳ
được thực hiện dần dần thông qua bước nhảy.Ranh giới tương đối giữa nguyên tố
kim loại (màu hồng), phi kim (màu xanh) trong bảng hệ thống tuần hoàn được phân cách
bằng đường dích dắc in đậm. Phía phải là các nguyên tố phi kim, phía trái là nguyên tố kim
loại.

Sự biến đổi tính kim loại – phi kim của các nguyên tố
- Dựa vào điện tích hạt nhân nguyên tử, người ta đã giải quyết được vấn đề hết
sức quan trọng đó là xác định số nguyên tố còn chưa tìm ra.
Khi xếp các nguyên tố theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử không phải
-Trang 17-


bao giờ cũng biết được vị trí mỗi nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đó
là vì từ nguyên tố nọ đến nguyên tố kia, khối lượng nguyên tử không thay đổi
theo những lượng bằng nhau như đối với điện tích hạt nhân. Do đó trên cơ sở
khối lượng nguyên tử không thể giải quyết dứt khoát vấn đề giữa hai nguyên tố

đã biết liệu còn nguyên tố nào chưa biết hay không?
Trường hợp giữa H và He:
Trước đây dựa vào hình thức của bảng HTTH, người ta đã có giả thuyết sai lầm
cho rằng giữa H và He phải có một nguyên tố “halogen” nhẹ có khối lượng
nguyên tử là 3 để chu kỳ 1 vừa có kim loại (H), vừa có phi kim halogen nhẹ,
vừa có khí hiếm He.
Khi biết H có điện tích hạt nhân bằng 1 và He bằng 2 thì có thể khẳng định
được rằng giữa hai nguyên tố đó không thể có nguyên tố nào khác.
Trường hợp giữa Ba và Ta:
Trước đây số lượng và vị trí các nguyên tố trong khoảng giữa Ba và Ta có rất
nhiều lộn xộn, khi đã xác định được Ba có Z = 56 và Ta có Z = 73 thì có thể
khẳng định rằng giữa 2 nguyên tố đó còn 16 nguyên tố khác và vị trí của nó là
hoàn toàn xác định.
Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng
và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra ý nghĩa của phương pháp luận quan trọng
cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để có tri thức đầy đủ về sự vật,
ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Những nhận thức ban đầu về
chất (thấy sự khác nhau) của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và được làm sâu
sắc thêm khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của các sự vật
đó.
Vì sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng
với nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị
trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên trong sự phát triển của xã
hội, trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong quá trình sản xuất, điều chế

-Trang 18-


các sản phẩm hóa học phục vụ cho nhu cầu, đời sống của con người; phải biết
kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất.


-Trang 19-


KẾT LUẬN
Như vậy, với những tư liệu thực nghiệm phong phú, hóa học đã thể hiện
vai trò là một trong những ngành khoa học có thể chứng minh tốt nhất việc các
biến đổi về lượng và về chất thực hiện như thế nào, tìm ra những qui luật chi
phối các biến đổi đó. Việc nghiên cứu hóa học giúp cho con người tin tưởng hơn
vào những tri thức đã được khái quát trong triết học.
Trong hóa học, phép biện chứng về mối tương quan giữa lượng và chất có
vai trò quan trọng, vì như chúng ta đã thấy, bất kỳ một phản ứng hóa học nào,
một chất hóa học nào cũng là sự thống nhất chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại, là
sự qui định lẫn nhau giữa hai mặt này trong giới hạn của một độ nhất định.
Định luật tuần hoàn ,hệ thống tuần hoàn các hiện tượng hóa học đã thể
hiện một cách rất sâu sắc và rõ ràng các quy luật của phép biện chứng duy vật
trong đó có quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại. Chỉ dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thấy hết
được tính chất phong phú về mặt triết học của hóa học.
Vì sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng
với nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị
trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên trong sự phát triển của xã
hội, trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong quá trình sản xuất, điều chế
các sản phẩm hóa học phục vụ cho nhu cầu, đời sống của con người; phải biết
kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, bản thân tôi đã cố gắng tổng hợp,
phân tích sự biểu hiện quy luật lượng – chất trong hệ thống kiến thức hóa học;
vai trò, ý nghĩa của quy luật đối với việc nghiên cứu khoa học nói chung và sự
mở rộng, phát triển trong hóa học nói riêng.
Tuy nhiên, không chỉ có quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những

thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện rõ trong hóa học mà còn rất nhiều

-Trang 20-


các quy luật khác của phép biện chứng duy vật mà trong khuôn khổ hạn hẹp của
một tiểu luận tôi không thể trình bày hết. Nếu có điều kiện, tôi rất muốn đi sâu
nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần chứng minh tính đúng đắn của các quy
luật nói riêng cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung.

-Trang 21-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

[2].

[3].

[4].

PGS-TS Trần Thành (2008) ; Các chuyên đề triết học
Mác – Lênin;NXB Lý luận chính trị ; Hà Nội.
V.I. Lênin (1980); Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán ; NXB Tiến Bộ Mat-xcơ-va .
PGS – TS Đoàn Quang Thọ (2010); Giáo trình triết học;
NXB Chính trị hành chính.
TS Bùi Văn Mưa , TS Trần Nguyên Ký, PGS- TS Lê
Thanh Sinh ,TS Nguyễn Ngọc Thu ,TS Bùi Bá Linh , TS

Bùi Xuân Thanh ; Giáo Trình triết học ; Trường Đại Học

[5].
[6].

[7].

Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh .
Hoàng Ngọc Cang; Lịch sử Hóa học ;NXB Giáo dục .
N.A Budrayko (1979); Những vấn đề triết học của Hóa
học ; NXB Giáo Dục ; Hà Nội.
PGS-TS Trần Văn Phòng, GS-TS Phạm Ngọc Quang,
PGS-TS Nguyễn Thế Kiệt (2009)

; Tìm hiểu môn học

Triết học Mac- Lênin ; NXB Chính trị - Hành chính; Hà
[8].

Nội.
Triết học Khoa học tự nhiên

-Trang 22-



×