Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiếm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt của công ty bảo minh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.05 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tìm ra lửa là một trong những phát hiện lớn và có ý nghĩa trọng yếu nhất trong
nền văn minh nhân loại từ xưa đến nay. Ngọn lửa đã giúp con người nấu chín thức
ăn,sưởi ấm lòng người trong những ngày đông giá rét. Ngọn lửa cũng giúp loài người
thắp lên ánh sáng, giúp con người thoát khỏi thời kỳ tối tăm, mông muội, rời bỏ phần
"con" để bước sang một thời kỳ văn minh, tiên tiến, mang tính "người" hơn.
Tuy nhiên, ngọn lửa cũng đã gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ nghiêm trọng cho
con người, chẳng thế mà người ta đã nói rằng "giặc phá không bằng nhà cháy".
Trên thực tế, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hàng năm, những trận hoả hoạn, những
cơn bão, những trận động đất... và những rủi ro khác đã phá huỷ hàng trăm ngôi nhà,
cưóp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người dân, gây thiệt hại đến hàng trăm tỷ
USD.
Ở Việt Nam cũng vậy, hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ như các vụ cháy lớn như: cháy chợ Đồng
Xuân, cháy Vũ trường Vĩnh Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh), xí nghiệp giày Hiệp Hung,
Xí nghiệp dược phẩm Đồng Tháp, Xí nghiệp may mặc Sông Bé, nô kho vũ khí Đồng
Dũ...và gần đây nhất là vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC ở Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Để khắc phục những hậu quả nặng nề do những vụ hoả hoạn gây ra, từ lâu, người
ta đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế. Trong đó, có thể khăng định rằng
cho đến nay, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế thị trường đã buộc các
doanh nghiệp trong nước phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải tự gánh chịu những rủi
ro, tai hoạ không may xảy đến với mình chứ không còn được Nhà nước bảo trợ, bù đẳp
như trước kia nữa. Đồng thời, từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành và thực thi,
Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Trong tình hình đó,
phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một công tác không thể
thiếu để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho


các doanh nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh doanh và phát triển.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu,
nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, nhóm em đã chọn "Tìm hiểu về sản phẩm bảo
hiếm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt của công ty Bảo Minh tại Việt Nam " làm đề tài thảo
luận của nhóm.
Kết cấu đề tài:
- Phần mở đầu
- Chương I : Khái quát chung về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Chương II : Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của
công ty Bảo Minh. So sánh sản phẩm của Bảo Minh với sản phẩm tương tự của Liberty
- Chương III : Đánh giá về sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của
công ty Bảo Minh và một số đóng góp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT


I.

Bảo hiểm tài sản
1.1 Khái niệm :
Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm mà đối tượng là tài sản (tài sản cố đinh hay tài
sản lưu động) của người được bảo hiểm. Ví dụ như bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ
giới, bảo hiểm hàng hóa của các chủ hàng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,..
1.2 Các sản phẩm bảo hiểm tài sản:
Hiện nay trên thị trường xuất hiện đa dạng hơn các sản phẩm bảo hiểm tài sản,
mỗi công ty bảo hiểm thì sẽ có những sản phẩm bảo hiểm cho mình, nhưng nhìn chung








một số sản phẩm bảo hiểm tài sản chủ yếu hiện nay bao gồm:
Bảo hiểm rủi ro mọi tài sản
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng

1.3 Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
1.3.1 Khái niệm :

Trên thế giới có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về bảo hiểm hoả hoạn và
các rủi ro đặc biệt. Tuy nhiên, nhìn chung ta có thể hiểu rằng:
“ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do cháy
và các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét
đánh... gây ra cho đổi tượng bảo hiểm.”
Các nước khác nhau cũng có những cách giải thích khác nhau về điều kiện công
nhận có hoả hoạn. Ví dụ như Mỹ cho rằng phải có đủ 3 điều kiện sau thì mới công nhận
có xảy ra hoả hoạn:
-

Phải có ánh sáng và nhiệt tạo ra ngọn lửa

-

Phải là ngọn lửa độc ác


-

Phải không nằm trong phạm vi loại trừ bảo hiếm trong đơn bảo hiêm

Pháp luật của Mỹ đã phân chia về lửa ra thành 2 loại là "lửa hiền lành" (friendly fue) và


"lửa độc ác" (hostile fire). Vì mục đích nhất định, ngọn lửa nào được đốt cháy và sử dụng
trong một phạm vi nhất định thì đó là "ngọn lửa hiền lành", còn ngọn lửa nào vượt quá
phạm vi nhất định và được đốt cháy ở nơi không nên có lửa cháy thì đó là "ngọn lửa độc
ác".
Riêng ở Việt Nam, đế hiểu rõ về những quy định đối với bảo hiểm hoả hoạn và các
rủi ro đặc biệt thì ta phải xem xét đến Quy tắc bảo hiếm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
ban hành ngày 2/5/1991. Trước tiên, ta đi tìm hiếu về những thuật ngữ có liên quan đến
bảo hiếm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:


Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.



Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây
thiệt hại cho tài sản và người xung quanh.



Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không
cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy nhiên khoảng cách gần nhất không
dưới 12m. Mục đích của quy định này là để xác định vị trí, quy vùng trách nhiệm bồi
thường. Chỉ có những tài sản nằm trong khu vực đó mới được bồi thường khi có rủi ro

xảy ra, và đã được người sở hữu hay quản lý tài sản đó tham gia mua bảo hiêm.



Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản trừ những loại tài sản bị thiệt hại do những rủi ro
loại trừ. Tài sản ở đây phải là tài sản thuộc quyền sử dụng hay quyền quản lý của người
được bảo hiểm ghi trên giấy bảo hiểm. Đồng thời tài sản đó phải nằm trong phạm vi bảo
hiểm.
Những rủi ro đặc biệt là các rủi ro nổ, động đất, núi lửa, giông bão, lũ lụt... mà người
được bảo hiểm chọn trong số những rủi ro liệt kê trong bản phụ lục kèm theo quy tắc và
phải được người bảo hiểm chấp nhận và xác nhận trong đơn bảo hiểm.


Tổn thất toàn bộ:

Tổn thất toàn bộ thực tế: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng
nghiêm trọng đến mức không thê phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Tổn thất toàn bộ ước tính: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức nếu
sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiêm.


1.3.2

Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Đối tượng bảo hiếm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói chung là các đối tượng mà

vì sự an toàn hay bảo toàn của đối tượng đó đã dẫn đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm
giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiềm - đối tượng bảo hiếm là những mục tiêu
mà các rủi ro có thể làm cho đối tượng đó bị tai nạn, tổn thất.
Trong bảo hiềm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đối tượng bảo hiểm là các tài sản như:

- Bất động sản: Bất động sản ở đây là nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp,
kho tàng,... thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hoặc các công trình dân dụng.Bảo hiểm
hoả hoạn về bất động sản gồm: bảo hiểm nhà cửa và bảo hiểm rừng.Các công trình ngầm
dưới đất có thể bị loại trừ bảo hiểm. Do vậy, muốn các công trình đó được bảo hiểm thì
cần phải có một điều khoản đặc biệt và mức phí bảo hiểm cũng sê cao hơn mức thông
thường.
- Các động sản: Động sản cá nhân là những tài sản liên quan đến người được bảo hiếm
như đồ đạc, đồ mỹ nghệ, thú vật nuôi, các phương tiện giao thông...
Bảo hiêm hoả hoạn về động sản gồm: bảo hiếm hoả hoạn về tài sản gia đình, hàng hoá,
vật tư...Phương tiện giao thông đường bộ có động cơ, tín phiếu, cố phiếu và tiền mặt bị
loại trừ khỏi động sản cá nhân
- Tài sản đa dạng cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp công nghiệp, nông
nghiệp hoặc thương mại như đồ vật, phương tiện, máy móc, thiết bị...Việc đảm bảo có
hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như trong sân và khu nhà phụ.
- Hàng hoá, có thể là nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.Việc đảm bảo
có hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như trong sân và khu nhà phụ.
Với đối tượng bảo hiềm rộng như thế thì khi có tổn thất xảy ra, không phải tất cả mọi tổn
thất thiệt hại đều được bảo hiểm mà chi có những tổn thất, thiệt hại xảy ra do những rủi
ro được bảo hiểm mới được người bảo hiếm bồi thường. Người bảo hiểm phải xác định
rõ điều đó trong phạm vi bảo hiểm.
1.3.3

Phạm vi bảo hiểm và các rủi ro được bảo hiểm:


Phạm vi bảo hiêm là việc xác định đâu là những rủi ro được bảo hiêm, đâu là
những rủi ro bị loại trừ. Phạm vi bảo hiêm có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhờ đó
ta có thể tránh được các tranh chấp phát sinh không cần thiết khi tổn thất xảy ra, giúp xác
định phí bảo hiểm một cách hợp lý và xem xét giải quyết bồi thường khi tổn thất xảy ra.
Theo Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, rủi ro được bảo hiểm gôm

có: (thường được liệt kê theo chữ cái)
A. Hoả hoạn (do nổ hay do nguyên nhân khác)
B. Nổ : Người bảo hiểm sẽ được bồi thường mọi thiệt hại từ nổ trừ việc nổ nổi hơi phục
vụ sinh hoạt.
C. Máy bay hay phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào
làm cho tài sản được bảo hiếm bị thiệt hại.
D. Bãi công, đình công, bế xưởng, bạo động, nổi loạn hoặc hành động của những người
tham gia các cuộc gây rối lao động hay những người có ác ý không mang tính chất chính
trị. (Dù có hoả hoạn hay không có hoả hoạn cũng đều được bồi thường).
Loại trừ tài sản bị:
Mất mát hay hư hại do tịch thu, phá huỷ, hoặc trưng dụng theo lệnh của Chính phủ hoặc
nhà cầm quyền.
Mất mát hay hư hại do ngừng công việc.
E. Động đất: mọi thiệt hại do động đất gây ra đều được bồi thường, cho dù động đất có
gây hoả hoạn hay không.
F. Lửa ngầm dưới đất: mọi thiệt hại do lửa ngầm dưới đất gây ra (dù có hoả hoạn hay
không) đều được bảo hiểm bồi thường.
G. Cháy mà nguyên nhân duy nhất là do tài sản tự lên men, toả nhiệt hay bốc cháy.
H. Giông tố, bão lụt: mọi thiệt hại tài sản được bảo hiểm do giông tố, bão lụt gây ra đều
được bồi thường dù có hoả hoạn hay không, nhưng loại trừ:
Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất.
Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hại.


Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa hay ổng dẫn nhưng loại trừ việc tràn nước từ những hệ
thống ống dẫn tự động phục vụ cho công tác chữa cháy.
Xe cộ hay súc vật sống không thuộc quyền sở hừu hay quyền kiểm soát của người được
bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào tài sản được bảo hiềm làm tài sản đó bị
thiệt hại đều được bồi thường.
Nước rò rỉ từ các đường ống dẫn đặt sằn phục vụ công tác cứu hoả.

Khi mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì rủi ro A là rủi ro bắt buộc, còn các
rủi ro từ B đến K là các rủi ro phụ kèm theo rủi ro A. Tuỳ từng đối tượng bảo hiểm mà
người tham gia bảo hiểm lựa chọn thêm một hoặc một số rủi ro phụ nằm trong phạm vi
từ B đến K để tham gia kèm với rủi ro hoả hoạn.
1.3.4

Giá trị bảo hiểm và sô tiền bảo hiểm :

 Giá trị bảo hiếm (insured value)

Cơ sở đê xác định số tiền bảo hiểm chính là giá trị bảo hiếm. Đó chính là giá trị
của tài sản cần bảo hiếm. Giá trị này có thể là giá trị thực tế hoặc là giá trị mua mới.
Giá trị của tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thường là rất lớn,
đó là giá trị của các tài sản như: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị, hàng hoá, vật tư
trong kho...
Cách xác định giá trị bảo hiểm như sau:
- Giá trị bảo hiểm của các ngôi nhà (nhà xưởng, nhà làm việc, nhà văn phòng, nhà ở...)
được xác định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại.
Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế. Giá trị
còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian.
Trong bảo hiếm thường chỉ bảo hiếm theo giá trị còn lại.
- Giá trị bảo hiểm của máy móc, thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định
trên cơ sở giá thay thế, tức giá mua cộng với chi phí vận chuyền, lắp đặt (nếu có), hoặc
giá trị còn lại (giá trị mua mới trừ đi khấu hao).


- Giá trị của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất,
bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí
quản lý... Trường họp giá thành sản xuất cao hơn giá có thể bán được thì lấy giá bán.
- Giá trị của hàng hoá mua về đế trong kho, trong cửa hàng được xác định

theo giá mua (theo hoá đơn mua hàng) cộng với chi phí vận chuyển.
Xác định giá trị bảo hiểm hay giá trị tài sản phải dựa trên đặc trưng tài sản, đó là:
- Tài sản có giá trị lớn và luôn luôn có sự thay đôi về giá trị do bị ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tự nhiên và xã hội, bất kỳ tài sản nào cũng có giá trị và có thể xác định được.
- Tài sản có liên quan đến con người và tự nhiên, chịu sự tác động của con người và tự
nhiên.
 Số tiền bảo hiểm (insured sum)

Trong bảo hiểm người ta thường bồi thường bằng tiền mà không bồi thường bằng
hiện vật. Vì vậy, đối với mỗi đơn vị bảo hiểm đều có ghi số tiền bảo hiếm làm cơ sở cho
việc bồi thường của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Hay nói cách khác, số tiền bảo
hiểm là mức bồi thường tối đa trong trường họp tài sản được bảo hiểm bị tổn thât toàn bộ.
Nói chung số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiếm và người được bảo hiểm thoả thuận. Nó
có thể bằng hoặc thấp hơn giá trị bảo hiềm nhưng số tiền bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị
bảo hiểm.
Người được bảo hiếm có thể tham gia bảo hiểm tài sản của mình với số tiền lớn
hơn giá trị bảo hiếm nhưng không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm. Còn nếu các bên thoả
thuận ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm số tiền bảo hiếm bằng bao nhiêu phần trăm
giá trị bảo hiểm của tài sản thì khi bồi thường tổn thất bộ phận, áp dụng nguyên tắc bồi
thường theo tỷ lệ.
Trong mọi trường hợp, số tiền mà công ty bảo hiếm bồi thường cho người được
bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị bảo hiểm. Nếu bồi thường làm nhiều lần (nhiều vụ
tổn thất khác nhau) thì tổng số tiền bồi thường trong tất cả các vụ bồi thường tổn thất
cũng không vượt quá sổ tiền bảo hiểm. Mỗi lần bồi thường, số tiền bồi thường lại giảm đi
một phần ngang bằng với số tiền bồi thường đã trả. Muốn khôi phục lại số tiền bảo hiểm
lên bằng với số tiền bảo hiềm ban đầu thì người được bảo hiểm phải nộp phí bổ xung


tương ứng với số tiền bảo hiểm tăng lên và tỷ lệ với khoảng thời gian còn lại của bảo
hiếm. Nếu người tham gia bảo hiếm không khôi phục lại số tiền bảo hiểm thì trong lần

tốn thất sau, số tiền bồi thường tối đa của người bảo hiểm sẽ không vượt quá số tiền bảo
hiểm còn lại sau khi đã trù’ đi tất cả các khoản tiền bồi thưòng đã trả cho đến thời điểm
đó.
Trong bảo hiếm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì lưu ý ràng, khi chấp nhận bảo
hiếm thì không chấp nhận theo kiểu chọn điểm. Nghĩa là không chấp nhận bảo hiểm
những bộ phận tài sản, những công đoạn sản xuất có nhiều rủi ro nhất vì điều đó rất nguy
hiểm đối với người bảo hiểm. Thường là bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản song cũng có thể
nhận bảo hiểm 50% giá trị tài sản.
Đối với những tài sản thường xuyên tăng giảm số lượng như: hàng hoá trong kho,
trong cửa hàng, và do đó giá trị được bảo hiểm thường xuyên thay đổi thì số tiền bảo
hiểm được xác định theo 2 cách: giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa.
Nếu muốn đơn giản, cuối năm không phải điều chỉnh lại số tiền bảo hiểm và phí
bảo hiểm, cũng như để tiện cho công tác tái bảo hiểm thì người ta bảo hiểm theo giá trị
trung bình, tức là người tham gia bảo hiểm ước tính thông báo cho người bảo hiếm giá trị
của số hàng hoá trung bình trong kho, trong cửa hàng,... trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị
trung bình này được coi là sổ tiền bảo hiểm, phí bảo hiếm được tính trên cơ sở giá trị
trung bình, khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của người bảo hiếm, người bảo hiếm sẽ
bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.
Nếu khách hàng muốn bảo hiểm theo giá trị tối đa thì họ sẽ phải ước tính và thông
báo cho công ty bảo hiếm giá trị số hàng hoá tối đa có thể đạt được vào một thời điểm
nào đó trong thời hạn bảo hiểm.
Một điểm cần chú ý trong trường hợp này là nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất
được người bảo hiềm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân
thì số tiền bồi thường được coi như số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở
số tiền bồi thường.


Việc xác định chính xác số tiền bảo hiểm sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc xác
định phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của từng bên trong hợp
đông bảo hiểm.

1.3.5

Phí và thời hạn nộp phí bảo hiểm :
Đối với bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, phí bảo hiểm được quy định

riêng cho từng rủi ro và nếu người được bảo hiểm muốn bảo hiểm thêm rủi ro phụ thì nộp
thêm phí theo tỷ lệ quy định.
Phí bảo hiểm = số tiền bảo hiểm X tỷ lệ phí bảo hiểm
Thời hạn nộp phí là do người được bảo hiểm thoả thuận với cơ quan bảo hiểm
nhưng thường là nộp ngay một lần sau khi ký hợp đồng và khi đó hợp đồng mới có hiệu
lực. Tuy nhiên, nếu phí bảo hiềm quá lớn, để giảm bớt khó khăn cho người được bảo
hiểm, hai bên có thể thoả thuận nộp phí thành nhiều lần nhưng không được quá 4 kỳ và
phí được trả cho kỳ nào phải có hiệu lực cho kỳ ấy.
Trong những trường hợp huỷ bỏ hợp đồng thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thê mà công ty
bảo hiểm sẽ tính toán hoàn lại hay không hoàn lại phí cho người được bảo hiểm dựa trên
khoảng thời gian còn lại của hợp đồng.
1.3.6

Bồi thường tổn thất :

 Giám định :

Công ty bảo hiếm, sau khi nhận được thông báo có tổn thất, phải nhanh chóng đến hiện
trường nơi xảy ra sự việc đê xem xét rồi cùng với người được bảo hiểm tiến hành giám
định và lập biên bản giám định thiệt hại.
Nếu 2 bên không thoả thuận được về tính chất, mức độ và phạm vi thiệt hại thì có thể
mời một người thứ 3 là giám định viên chuyên ngành làm giám định. Kết luận của giám
định viên này sẽ có tính chất chung thẩm và 2 bên phải tuân theo. Bên nào bị kết luận là
sai sẽ phải chịu chi phí giám định.
Người bảo hiểm hay đại diện của người bảo hiểm có thể kiến nghị hoặc tự xử lý tài sản

tổn thất nhàm hạn chế tổn thất. Nếu người được bảo hiểm che giấu hoặc cản trở người


bảo hiểm thực hiện các công việc nói trên thì mọi quyền lợi liên quan đến bảo hiểm này
sẽ bị mất hiệu lực.
 Bồi thường tồn thất :


Hồ sơ đòi bồi thường
Muốn được bồi thường thì khi có tổn thất phát sinh, người được bảo hiếm phải lập hồ sơ
đòi bồi thường. Hồ sơ này bao gồm những chứng từ sau:
- Giấy thông báo tổn thất.
- Biên bản giám định thiệt hại của người bảo hiểm
- Biên bản giám định tổn thất của cảnh sát PCCC
- Bảng kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.



Cách tính bồi thường
Giá trị thiệt hại của tài sản được bảo hiểm sẽ được xác định theo giá trị của tài sản
đó tại thời điểm xảy ra tổn thất.
Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, sổ tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị thực
tế của tài sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường giá trị tổn thất thực tế.
Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản
được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ như sau:

Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, tài sản được bảo hiếm bị phá huỷ hay hư hỏng,
nhưng tài sản đó đã được bảo hiểm bởi một bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người bảo
hiểm chỉ giới hạn theo tỷ lệ ở phần tổn thất phân bổ cho người bảo hiểm này.


CHƯƠNG II : TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỎA HOẠN
VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY BẢO MINH. SO SÁNH SẢN
PHẨM CỦA BẢO MINH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ CỦA LIBERTY


II.

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của công ty bảo hiểm Bảo Minh
II.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Minh gắn liền với lịch sử xây dựng và
phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Bảo Minh đánh dấu mốc quan
trọng của sự hình thành thị trường bảo hiểm. Thực hiện định hướng chiến lược phát triển
ngành bảo hiểm Việt Nam của Nhà nước, năm 1994 Bộ Tài Chính đã chỉ đạo thành lập
Công ty Bảo hiểm TP. HCM (gọi tắt là Bảo Minh) để đa dạng hóa các doanh nghiệp tham
gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Chặng đường lịch sử 15 năm (1994 - 2009) của Bảo Minh đã ghi dấu được những thành
công nhất định trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển của Bảo Minh nói riêng và
của ngành Bảo hiểm Việt Nam nói chung. Bảo Minh, từ một chi nhánh của Bảo Việt, nay
đã vươn lên thành một Tổng Công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam. Được thành lập ngày 28/11/1994 với số vốn ban đầu chỉ là 40 tỷ đồng và số lượng
CBNV là 84 người, trải qua 15 năm xây dựng, phát triển và thành công đến nay, Bảo
Minh đã có 59 công ty thành viên hoạt động trên toàn quốc và một Trung tâm đào tạo với
số lượng CBNV lên đến hơn 1.800 người và trên 4.000 đại lý. Tổng số vốn chủ sỡ hữu
hiên tại là trên 2.000 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2008 là trên 2.019 tỷ đồng,
chiếm 19,3% thị phần, tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,6% năm. Lợi nhuận trước thuế
trên 155 tỉ đồng.
Nhìn lại chặng đường 15 năm đã đi qua, Bảo Minh tự hào về những thành tích đã đạt
được, đã xây dựng lên những cột mốc đáng ghi nhớ cụ thể như sau:
- Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên được Chính phủ đánh giá hoạt động có
hiệu quả và được lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa. Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh

được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004.
- Năm 2007: Bảo Minh thực hiện thành công đợt phát hành tăng vốn, mời gọi cổ đông
chiến lược nước ngoài. Tập đoàn AXA – tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Pháp và lớn thứ
3 thế giới trở thành đối tác chiến lược, cổ đông lớn của Bảo Minh.


- Năm 2008 đến nay : Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đầu tiên niêm yết
cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM. Việc niêm yết này có ý nghĩa lớn
không chỉ với Bảo Minh mà còn với các khách hàng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cổ phiếu Bảo Minh lên sàn chứng tỏ tình hình tài chính của Tổng Công ty lành mạnh và
minh bạch, mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán, Bảo Minh có thể khuyếch
trương thương hiệu và khẳng định năng lực kinh doanh của mình.
- Với những thành tích đã đạt được, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh vinh dự được Đảng
và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động Hạng
Nhất, Nhì, Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác cho nhiều tập thể và cá nhân.
II.2 Các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm :
- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm tài sản kỹ thuật
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm hàng hải
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm nông nghiệp
II.3
Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Bảo hiểm Bảo

Minh:
Sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Bảo hiểm Bảo Minh bảo
hiểm cho những thiệt hại do cháy, hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt,

núi lửa, sét đánh...gây ra cho các công trình, nhà cửa, tài sản. Ở Việt Nam, hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ
các vụ cháy lớn như: cháy chợ Đồng Xuân, cháy vũ trường Vĩnh Lợi (TP.HCM), xí
nghiệp giày Hiệp Hưng, nổ kho vũ khí Đồng Dũ...và gần đây là vụ cháy tòa nhà Trung
tâm thương mại ITC (TP.HCM). Để khắc phục hậu quả nặng nề do những vụ hỏa hoạn
gây ra, cho đến nay, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm.


Đối tượng bảo hiểm


Tài sản là bất động sản (lọai trừ đất) và động sản các loại của cá nhân, tồ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế, được khai báo cho mục đích bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, bao
gồm:
Nhà cửa: Nhà cao tầng dùng làm văn phòng, trụ sở kinh doanh, để ở; nhà máy, xí nghiệp,
kho tàng, các cơ sở công nghiệp; trung tâm thương mại, dịch vụ và các lọai nhà cửa hoặc
kiến trúc khác.
Máy móc thiết bị và tài sản bên trong: Máy móc thiết bị gắn liền với bất động sản, máy
móc thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tài sản các lọai khác.
Hàng hóa các lọaỉ: Bao gồm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu tồn
kho, sản phẩm dở dang - là tài sản của Người được bảo hiểm hoặc tài sản của bên khác
mà người được bào hiểm có trách nhiệm quản lý.
Các tài sản khác: Sô sách kế tóan, bản vẽ, mô hình, sơ đồ, tiền, tài sản cá nhân của
người điều hành và nhân viên ... nếu chưa được bảo hiểm bằng hợp đồng bảo hiểm khác.



Phạm vi bảo hiểm




Thiệt hại vât chất:
Bao gồm hư hại, tổn hại, hủy hoại cac tài sản được bảo hiểm tai địa điểm được bảo hiểm
do cac rủi ro được bảo hiểm gây ra.



Rủi ro chính (A) và các rủi ro phu đươc bảo hiếm:

(A)

Cháy; sét đánh; nổ nồi hơi hoăc khí đốt dùng cho sinh họat.

(B)

Nổ hóa học

(C)

Máy bay rơi (hoăc các thiết bi, vật thế rơi từ máy bay)

(D)

Bạo động, đình công, bế xưởng

(E)

Hành động ác ý

(F)


Động đất hoăc núi lửa phun

(G)

Giông bão


(H)

Giông bão và lụt

(I)

Vỡ tràn nước từ bế, thiết bi chứa hoặc ống nước

(J)

Xe cộ hoăc gia súc (của bên thứ ba) đâm va



Các rủi ro co thế đươc xem xét bảo hiếm theo điều khoản đăc biêt và phí bổ sung:

-

Đất trượt

-


Rò rỉ nước từ hê thống chữa cháy tự đông

-

Xe cộ hoăc gia súc (của người được bảo hiếm) đâm va

-

Cháy do tự lên men tỏa nhiêt

-

Lửa cháy ngầm dưới đất

-

Trôm cắp khi cháy hoăc sau khi cháy



Các chi phí có thế đươc xem xét mở rông bảo hiếm:

-

Chi phí chữa cháy

-

Chi phí dọn dẹp hiện trường sau tổn thất


-

Chi phí đi thuê nhà do bị tổn thất

-

Chi phí tái lâp tài liêu va lập hồ sơ khiếu nại bồi thường

-

Chi phí trả cho kiến trúc sư, giám đinh viên, chuyên viên tư vấn & kỹ thuât

-

Chi phí đế tuân thủ các quy đinh của cơ quan công quyền sau tổn thất.



Thời han bảo hiếm:
12 tháng, ngắn hơn hoăc dài hơn theo nhu cầu của người được bảo hiếm.



Cách thức bảo hiểm:

 Số tiền bảo hiểm:

Là giá trị khai báo của tài sản được bảo hiểm do ngươi được bảo hiểm quyết định dựa
trên giá thị trường hoặc giá trị thay thế tài san.



Số tiền bảo hiểm của hàng hóa lưu kho:


Là số tiền cố định, số tiền theo giá tri cao nhất hoặc giá trị bình quân của tài sản nếu do
tính chất kinh doanh, hàng hoá có biên đô dao động lớn. Người được bảo hiểm khai báo
hàng tháng/quý va người bảo hiểm điều chỉnh phí vào cuối thời hạn bảo hiểm.


Các yếu tố cần lưu ý đối với số tiền bảo hiểm:
Tỷ lệ lạm phát: Người được bảo hiểm nên cân nhắc tỷ lệ lạm phát hàng năm để xác định
số tiền mua bảo hiểm.
Giá trị của tài sản theo sổ sách: Người được bảo hiểm không nên mua bảo hiểm theo giá
trị này để đảm bảo không bị bảo hiểm dưới giá trị.



Bảo hiểm dưới giá tri:
Là tình trạng số tiền mua bảo hiểm thấp hơn giá tri thực tế của tài sản được bảo hiểm
(được xác định tại thời điểm có tổn thất), khi đó số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ và
người được bảo hiểm không được bồi thường đầy đủ. Để tránh điều nay, người được bảo
hiểm nên được tư vấn thỏa đáng để quyết định số tiền mua bảo hiểm, xem xét lại số tiền
bảo hiểm mỗi năm và lưu ý cac yếu tố làm gia tăng giá trị tài sản, ví dụ do mua sắm thêm
tài sản, do lạm phát ...
Lưu ý :
- Trường hợp số lượng tài sản thường xuyên tăng giảm thì số tiền bảo hiểm có thể được
xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa:
- Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các
bên thỏa thuận.




Phí bảo hiếm:



Các yếu tố quyết định phí bảo hiếm:
Loại tài sản & mục đích sử dụng
Nguy cơ va mức độ rủi ro
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm




Phí bảo hiếm:

,

.

,

,

Là tỷ lệ phần trăm của số tiền được bao hiểm, dao đông phụ thuộc vào phạm vi bảo hiểm,
tính chất rủi ro, thống kê tổn thất chung va tình hinh thực tế thị trường bảo hiểm, hoặc là
số phí tối thiểu (không tính theo tỷ lệ) để người bảo hiểm chấp nhận rủi ro.
• Thủ tục bồi thường:
 Hồ sơ yêu cầu bồi thường:


-

Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm;
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo

hiểm ủy quyền;
- Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc
cơ quan có thẩm quyền khác;
- Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại;
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Bảo Minh (nếu có).
 Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm:
- Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy
ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả
kháng theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của Bảo Minh là mười lăm (15) ngày kể từ khi
nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ, thời hạn
thanh toán tiền bồi thường không quá bốn mươi lăm (45) ngày.
- Trường hợp từ chối bồi thường, Bảo Minh phải thông báo bằng văn bản cho bên mua
bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ yêu cầu bồi thường.
So sánh sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Bảo hiểm Bảo

II.4

Minh với công ty bảo hiểm Liberty:
II.4.1 Giống nhau:
• Rủi ro được bảo hiểm :
Giúp bảo vệ tài sản của bạn khỏi bất cứ tổn thất hoặc hư hỏng nào gây ra bởi hàng loạt
các nguy cơ khác nhau từ:



Hỏa hoạn, sét, nổ




Động đất, núi lửa



Giông bão, lũ lụt



Nước thoát từ các bể chứa, các thiết bị hoặc đường ống dẫn



Rò nước từ hệ thống chữa cháy tự động



Máy bay và các thiết bị trên không khác và/hoặc các vật thể rơi ra từ các phương
tiện này



Thiệt hại do va chạm với xe cơ giới hoặc động vật




Đình công, gây rối và bạo động dân sự



Hành động ác ý



Những điểm loại trừ chung áp dụng chung cho tất cả các rủi ro
Hợp đồng Bảo hiểm này không bảo hiểm cho:



TỔN HẠI
- Gây ra bởi:
+

Nổi loạn, bạo động dân sự, bãi công, bế xưởng trừ khi rủi ro D được nêu trong

Bản tóm lược hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm được mô tả;
+

Chiến tranh, xâm lược, hành động của ngoại thù, hoạt động thù địch hoặc tương tự

chiến tranh (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến;
+

Nổi loạn, binh biến, nổi dậy của quần chúng, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động,


đảo chính, thiết quân luật hoặc tình trạng kiểm soát các biến cố là nguyên nhân dẫn đến
việc tuyên bố hoặc duy trì tình trạng thiết quân luật hoặc giới nghiêm.
- Của bất kỳ tài sản nào hoặc tổn thất hoặc chi phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh từ
hoặc những tổn thất có tính chất hậu quả dù trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi hoặc do
ảnh hưởng một phần của hoặc do phát sinh từ:
+

Nguyên liệu vũ khí hạt nhân,

+

Phóng xạ ion hóa hoặc nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt

nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân. Riêng đối với điểm loại trừ này từ “đốt cháy” sẽ
bao gồm bất cứ quá trình tự phân hủy nào của phản ứng phân hạch hạt nhân.


- Của bất kỳ máy móc, thiết bị hoặc bộ phận thiết bị dùng điện nào có nguyên nhân bắt
nguồn từ hoặc gây ra bởi chạy quá tải, quá áp lực, chập điện, tự đốt nóng, hồ quang hoặc
rò rỉ điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét đánh).
Loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc, thiết bị hoặc bất kỳ phần
nào của thiết bị lắp đặt điện bị ảnh hưởng trực tiếp chứ không áp dụng cho các máy móc,
thiết bị khác bị phá hủy, tổn hại là hậu quả của việc cháy phát sinh từ chính máy móc
thiết bị hoặc bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Gây ra do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn (trừ khi đã bị loại trừ) trừ những TỔN HẠI của tài
sản được bảo hiểm gây ra bởi:
+

Ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn từ chính các rủi ro được bảo hiểm,


+

Bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào phát sinh từ ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn

- Hàng hóa uỷ thác hoặc ký gửi, vàng bạc và đá quý, tiền (giấy hoặc kim loại), séc,
chứng khoán, giấy ký nợ, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu
máy tính, vật mẫu, khuôn vẽ, bản thiết kế, chất nổ, trừ khi được ghi nhận là được bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm này;
- Tổn hại cho tài sản mà tại thời điểm xảy ra tổn hại đó đã được bảo hiểm hoặc lẽ ra phải
được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải nếu không có hợp đồng bảo hiểm này,
ngoại trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hoặc lẽ ra phải được bồi thường
theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải nếu không có hợp đồng bảo hiểm này.
- Tổn hại hoặc tổn thất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào ngoại trừ tổn thất mất tiền thuê
nhà nếu tiền thuê nhà được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm này.
- Tổn thất do trộm cướp trong khi hoặc sau khi xảy ra cháy
- Hợp đồng bảo hiểm này không bảo hiểm cho tổn thất, tổn hại, phá hủy, biến dạng, tẩy
xóhư hỏng hoặc thay đổi các DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ phát sinh do bất kỳ một nguyên nhân
nào (bao gồm nhưng không chỉ đối với Virus máy điện toán) hoặc việc mất công dụng,
giảm chức năng, chi phí các loại, bất kể có thể có nguyên nhân khác cùng lúc phát sinh
gây tác động hoặc theo một trình tự khác dẫn đến tổn thất.




Phạm vi bảo hiểm
Bồi thường cho những thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra đối với những tài sản được bảo
hiểm bởi các rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt gây

ra.

• Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo
hiểm yêu cầu và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Bên được bảo hiểm và DNBH
không được thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo
hiểm.


Về căn cứ bồi thường:
- Số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ
sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ
thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá
thị trường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.
- Số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo
hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.
- Ngoài số tiền bồi thường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí
cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được
bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.



Hình thức bồi thường
Có 3 hình thức bồi thường: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng

tài sản khác; trả tiền bồi thường.
• Hồ sơ yêu cầu bồi thường
- Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm;
- Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo
hiểm ủy quyền;



-

II.4.2

Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc

cơ quan có thẩm quyền khác;
- Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại;
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Bảo Minh (nếu có).
Khác nhau:

Hủy bỏ
hợp đồng
bảo hiểm

Cam kết
thanh
toán phí
bảo hiểm

Thời gian

Công ty bảo hiểm Bảo Minh
Bảo Minh có thể hủy bỏ Hợp đồng
bảo hiểm này sau khi thông báo
trước cho Người được bảo hiểm bảy
(07) ngày bằng thư bảo đảm theo địa
chỉ được biết sau cùng của Người
này, khi đó Bảo Minh có trách nhiệm

hoàn trả phần phí bảo hiểm theo tỉ lệ
tương ứng với thời hạn không còn
được bảo hiểm tính từ ngày ra thông
báo hủy bỏ.
Trường hợp Bảo Minh chấp nhận
thanh toán phí bảo hiểm thành nhiều
kỳ, thì phí được thanh toán trong
vòng 30 ngày tính từ :
Ngày chấp nhận bảo hiểm theo Hợp
đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận tái
tục hay Giấy chứng nhận bảo hiểm
tạm thời cho kỳ thanh toán thứ nhất
và tiếp theo sau đó các kỳ thanh toán
còn lại sẽ được trả vào đúng ngày
thỏa thuận ghi trong Hợp đồng bảo
hiểm
Ngày có hiệu lực của phạm vi bảo
hiểm nêu trong Sửa đổi bổ sung cấp
kèm Hợp đồng bảo hiểm gốc (nếu
có) cho kỳ thanh toán thứ nhất và
tiếp theo sau đó các kỳ thanh toán
còn lại sẽ được trả vào đúng ngày
thỏa thuận ghi trong Hợp đồng bảo
hiểm

Công ty bảo hiểm Liberty
Liberty có thể hủy bỏ Hợp đồng Bảo
hiểm này bằng thư đảm bảo thông báo
cho Người được Bảo hiểm trước 30
ngày tới địa chỉ đăng ký cuối cùng của

Người được Bảo hiểm, trong trường
hợp đó Công ty Bảo hiểm sẽ hoàn trả
cho Người được Bảo hiểm khoản phí
bảo hiểm đã thanh toán sau khi trừ đi
khoản phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ
thời gian tương ứng với thời hạn Hợp
đồng Bảo hiểm đã có hiệu lực.
Trường hợp Liberty chấp nhận thanh
toán phí bảo hiểm thành nhiều kỳ, thì
phí được thanh toán trong vòng 15
ngày tính từ :
Ngày chấp nhận bảo hiểm theo Hợp
đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận tái
tục hay Giấy chứng nhận bảo hiểm
tạm thời cho kỳ thanh toán thứ nhất và
tiếp theo sau đó các kỳ thanh toán còn
lại sẽ được trả vào đúng ngày thỏa
thuận ghi trong Hợp đồng bảo hiểm

Ngày có hiệu lực của phạm vi bảo
hiểm nêu trong Sửa đổi bổ sung cấp
kèm Hợp đồng bảo hiểm gốc (nếu có)
cho kỳ thanh toán thứ nhất và tiếp
theo sau đó các kỳ thanh toán còn lại
sẽ được trả vào đúng ngày thỏa thuận
ghi trong Hợp đồng bảo hiểm
Trong trường hợp có khiếu nại bồi
thường, tất cả số phí bảo hiểm còn tồn
lại sẽ được thanh toán ngay lập tức
cho Công Ty Bảo Hiểm.

Thời hạn thanh toán tiền bồi thường Khi có yêu cầu bồi thường phát sinh,


bồi
thường

của Bảo Minh là mười lăm (15) ngày
kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp
lệ. Trong trường hợp phải tiến hành
xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán
tiền bồi thường không quá bốn mươi
lăm (45) ngày.

công ty sẽ tiến hành thẩm định ngay
và sẽ giải quyết bồi thường cho khách
hàng trong thời gian sớm nhất.
Thông thường, trong vòng 10 ngày
sau khi nhận được đầy đủ tất cả giấy
tờ của khách hàng, bộ phận bồi
thường sẽ gởi thông báo cho khách
hàng để xác nhận số tiền bồi thường
hoặc từ chối bồi thường. Sau khi nhận
được thư đồng ý của khách hàng, công
ty sẽ tiến hành chuyển tiền trong vòng
2 ngày.

Lý do nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm
-

Bảo Minh và công ty bảo hiểm Liberty là:

Công ty bảo hiểm Liberty là một trong những công ty có 100% vốn sở hữu nước ngoài
(Mỹ) tại Việt Nam. Là một tập đoàn bảo hiểm đa ngành toàn cầu phát triển mạnh mẽ hệ
thống rộng khắp 30 nước trên thế giới, và có tổng tài sản lên tới 124,3 tỷ USD đầu năm
2015. Vì thế mà khi nó được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam thì đã
cung cấp nhiều các sản phẩm dịch vụ đa dạng như các công ty bảo hiểm ở Việt Nam

-

trong đó có bảo hiểm tài sản.
Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh được biết đến là 1 trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm
dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong nhiều năm gần đầy. Hiện công
ty đang cung cấp cho thị trường hơn 100 sản phẩm bảo hiểm các loại. Như vậy, từng
được đứng ở vị trí thứ 2 trong thời gian dài sau công ty bảo hiểm Bảo Việt thì cuộc cạnh
tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa các công ty bảo hiểm, điều đó tạo ra nhiều diễn biến trên
thị trường bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng mạnh mẽ của

-

công ty bảo hiểm Bảo Minh.
Công ty bảo hiểm Liberty ngay từ đầu vào Việt Nam đã tạo ra một làn sóng về kỹ thuật
marketing mạnh mẽ để gây dựng một thương hiệu như ngày hôm nay, cũng bán các sản
phẩm giống như các công ty bảo hiểm khác nhưng Liberty đã tạo ra các khác biệt cho sản
phẩm của họ. Ví dụ như xây dựng một mô hình sales năng động, hệ thống quản lý tốt từ
báo giá online, quy trình giải quyết bồi thường linh hoạt, chế độ hoa hồng ưu đãi cho đối


tác, nhưng trên hết là sự hài lòng của phân khúc khách hàng rất đặc thù của các sản
phẩm(ví dụ chủ xe ô tô – họ luôn cần thủ tục nhanh và đơn giản) chính là sự khác biệt mà
Liberty thực sự làm được và đó cũng chính là lý do không khó hiểu khi họ là doanh
-


nghiệp bảo hiểm nước ngoài duy nhất nằm trong Top 15.
Nhìn chung, các sản phẩm hai công ty cung cấp đều giống nhau. Tuy nhiên, ở một số sản
phẩm lại có những đặc trưng khác nhau về đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, cách
thứ đóng phí, về chế độ bồi thường, về thời hạn thanh toán,…Bảo Minh là một công ty có
lịch sử phát triển khá lâu tại Việt Nam, tạo dựng được tên tuổi và không ngừng phát triển
trong những năm qua. Còn Liberty bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cuối năm 2008
nhưng lại là một công ty được đánh giá cao và dần đầu về kỹ thuật marketing.
Vì vậy việc lựa chọn một công ty trong nước và một công ty có 100% vốn đầu tư nước
ngoài để phân tích nhằm làm sáng tỏ rằng liệu một công ty trong nước với một công ty có
mô hình nước ngoài thì sản phẩm bảo hiểm có gì khác biệt nhau, tiện ích của sản phẩm
đó thay đổi như thế nào, chế độ bồi thường, phí bảo hiểm được quy định ra sao,…qua đó
biết được chiến lược kinh doanh cũng như công tác quản lý, và thu hút khách hàng của
từng công ty để có thể so sánh thế mạnh của từng công ty đó.

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY
 Là một người sử dụng dịch vụ bạn có sẵn sàng tiêu dùng gói sản phẩm dịch vụ này

không?
Đứng trên phương diện là người tiêu dùng tôi vẫn chưa tin tưởng để sẵn sàng tiêu dùng
gói sản phẩm trên. Bởi vì:


-

Trên thực tế, qua tìm hiểu các nguồn thông tin trên mạng xã hội việc công ty bảo hiểm bị
khách hàng khiếu nại rất nhiều, nhất là về việc các công ty bảo hiểm từ chối bồi thường
cho khách hàng tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Ví dụ: Ông Phạm Thế Dương, đại diện Cty TNHH Kinh doanh dịch vụ thông tin &

Chuyển giao công nghệ (ISTT) phản ánh với Tiền Phong về sự việc bị Bảo hiểm Liberty
bỏ rơi trong việc xử lý sự cố bảo hiểm theo hợp đồng đã ký.
Ông Dương cho biết, cuối năm 2012, công ty mua chiếc xe Porsche Cayenne để phục vụ
kinh doanh, đồng thời mua gói bảo hiểm tự nguyện của Liberty để phòng rủi ro. “Lúc ký
hợp đồng, Liberty cam kết cho công ty được sửa chữa và thay thế phụ tùng xe tại xưởng
chính hãng. Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, bảo hiểm lại không đền bù. Họ viện dẫn phải
hỏng hóc thấy rõ mới được bồi thường”, ông Dương nói.
Theo hồ sơ gửi Tiền Phong, xe Porsche Cayenne bị tai nạn tại Nam Định ngày 29/4 và
được Liberty hỗ trợ đưa xe về xưởng tại Hà Nội sửa chữa. Sau kết quả giám định ba bên
ngày 5/5, hãng Porsche khuyến cáo xe va chạm mạnh làm gãy thước lái (rotuyl) nên phải
thay cả hệ thống lái để đảm bảo an toàn vận hành. Song Liberty không đồng ý với
phương án đó.
Trước đó, vào năm 2011, bảo hiểm Liberty đã bị một khách hàng tại Hà Nội tố cáo về
việc không bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi xe của họ gặp rủi ro mặc dù tổng số tiền
thanh toán rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 26 triệu đồng.
Hay việc công ty Bảo Minh Bình Định (Công ty Bảo Minh) từ chối bồi thường thiệt hại,
không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, ông Bùi Thanh Giang (trú tại địa chỉ 571 Nguyễn
Thái Học, TP Quy Nhơn) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Ông Giang tham gia bảo hiểm bặt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo
hiểm tự nguyện xe cơ giới, đối tượng bảo hiểm là xe tải 8 tấn. Trong một lần chở hàng xe
gặp tai nạn bị hư hại và toàn bộ hàng bị hỏng, đỗ nát. Ngay khi sự việc xảy ra, ông Giang
báo cáo ngay sự việc cho Công ty Bảo Minh thì nhân viên Công ty có yêu cầu ông nộp
hết số tiền phí bảo hiểm kỳ 1, ông Giang đã chấp hành. Sau đó, Công ty Bảo Minh chỉ


định xe ông Giang vào garage Thái Bảo để sửa chữa, giám định và lên dự trù giá cả sửa
xe với sự đồng thuận ba bên, gồm: Nhân viên Phòng Đền bù bảo hiểm Bảo Minh, đại
diện garage Thái Bảo và chủ xe tải mang BKS 77C 005.51. Khi việc sửa chữa xe ông
Giang hoàn thành, ông Giang tiếp tục sử dụng xe để vận chuyển hàng hóa và yêu cầu

Công ty Bảo Minh chi trả số tiền sửa chữa tại garage Thái Bảo. Tuy nhiên, Công ty Bảo
Minh đã từ chối bồi thường thiệt hại cho ông Giang với lý do đóng tiền phí kỳ 1 chậm.
Như vậy trên thực tế, khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra việc nhùng nhằng trong quá trình
giải quyết khiếu nại, yêu cầu bồi thường của khách hàng dẫn đến kiện tụng, làm mất niềm
tin của khách hàng.
Hơn nữa đối với gói sản phẩm nói chung, sản phẩm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói
riêng, đối tượng bảo hiểm chưa mở rộng. Ví dụ như, công ty bảo hiểm Liberty không
nhận bảo hiểm đối với các xưởng chứa gỗ,..
Rồi đến các biểu phí bảo hiểm, mức khấu trừ còn rất cao so với biểu phí tự nguyện, chưa
có hướng dẫn bảo hiểm và quy tắc đối với các rủi ro phụ dẫn đến tình trạng rắc rối giữa
nhà bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hình thức bán bảo hiểm chưa đa dạng, đặc biệt là hình thức bán bảo hiểm qua Internet
chưa được triển khai và chú trọng. Mạng lưới đại lý chưa được mở rộng, hoặc hoạt động
không hiệu quả. Chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công ty chưa được chú trọng và
quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực đánh giá rủi ro và bồi thường.
Cũng theo luật bảo hiểm hiện nay vẫn sử dụng ở các Công ty bảo hiểm trong nước, người
tham gia bảo hiểm có thể tham gia đăng ký bảo hiểm cho những tài sản như nhà của trang
thiết bị hàng hoá, nguyên vật liệu của mình... Trong trường hợp xẩy ra tổn thất, các Công
ty bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại trực tiếp từ các nguyên nhân khách quan và
cả những chi tiết cần thiết hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm.
Ví dụ sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn: Hoả hoạn không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến cho
con người và tài sản mà nó còn để lại những thiệt hại và tổn thât khổng lồ cho các doanh
nghiệp. Trên thực tế sau khi Hoả hoạn hoạt động sản xuất không thể phát triển theo kế
hoạch kinh doanh đặt ra, các doanh nghiệp sẽ mất khoản lợi nhuận do nhà xưởng, máy


×