Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tìm hiểu về quá trình xây dưng một phương án kinh doanh nhập khẩu của công ty phân bón Miền Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.33 KB, 25 trang )

THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XI, con người đã
chứng minh những bước nhảy vọt về thành tựu khoa học kĩ thuật, công
nghệ phát triển với tốc độ nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thế giới
đang dần trở thành một chỉnh thể thống nhất với những hệ thống có mối
quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau; đồng thời các quốc gia
khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang nổi lên những nền kinh tế mới với
tốc độ tăng trưởng cao, dần trở thành khu vực năng động nhất, có những
ảnh hưởng nhất định trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Sau hơn ba
mươi năm kể từ khi giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự nỗ
lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đến nay Việt Nam đã đạt
được những thành quả đáng kể trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến
tranh, phát triển kinh tế và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày hôm nay, thế
giới biết đến Việt Nam với những cố gắng to lớn, hòa mình vào xu hướng
chung trong thời đại mới, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng
được nâng cao. Cùng với quá trình quốc tế hóa rộng rãi nền kinh tế thế
giới, Việt Nam đã biết sử dụng hiệu quả nguồn nội lực cùng với nắm bắt
những thời cơ, những cơ hội để vươn lên phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bằng những
đường lối chiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu
quả, đến nay chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định trong sự
phát triển kinh tế, xã hội, hoà mình vào khu vực, thế giới trên mọi lĩnh vực
kinh tế văn hoá… Hoạt động nhập khẩu cũng được coi là yếu tố quan trọng
trong quá trình phát triển của đất nước. Nhập khẩu trang thiết bị hiện đại,
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
1
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG


những sản phẩm thiết yếu mà trong nước không có hoặc sản xuất khó
khăn, … nhằm nâng cao năng suất lao động, đem lại cuộc sống phong phú
đầy đủ và đa dạng hơn.
Công ty Phân bón Miền Nam, một trong những công ty chuyên sản
xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón hàng đầu nước ta đã nhận rõ được
tầm quan trọng của nhập khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của đất
nước. Việt Nam với nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, nên nhu cầu về sử
dụng phân bón trong trồng trọt rất cao. Nhằm đáp ứng đầy đủ và chất
lượng nhu cầu đó, bên cạnh phát triển sản xuất trong nước, công ty đã
mạnh dạn nhập khẩu từ các thị trường lân cận, cung cấp những mặt hàng
và chủng loại đa dạng về phân bón cho bà con nông dân. Chính vì vậy mà
công ty đã khẳng định được uy tín của mình ở thị trường trong nước cùng
như với các đối tác nước ngoài. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá
trình xây dưng một phương án kinh doanh nhập khẩu của công ty trong
quý 1/2009
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
2
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Phần I . Những cơ sở để lập phương án nhập khẩu
I. Cơ sở pháp lý để lập phương án nhập khẩu
Phương án nhập khẩu mặt hàng phân bón NPK 16-16-8-13S của công ty phân
bón Miền Nam được lập dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Căn cứ vào Luật Thương Mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trong đó quy định các quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh
thương mại quốc tế.
- Căn cứ vào Nghị định 18/NĐ-CP của Chính Phủ quy định và hướng dẫn
chi tiết về việc thực hiện Bộ luật thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Căn cứ này cụ thể hoá việc thực hiện quyền hạn và trách
nhiệm.
- Căn cứ vào Quyết định 12/NĐ-CP của thủ tướng Chính Phủ quy định

danh mục mặt hàng được phép hay hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu. Đây là
một cở pháp lý quan trọng xác định về hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như chủ
trương và mức dộ ưu đãi, chính sách thuế của Chính Phủ đối với từng mặt hàng.
II. Cơ sở thực tiễn để lập phương án kinh doanh
1. Kết quả nghiên cứu thị trường
Việc lựa chọn mặt hàng cũng như bạn hàng kinh doanh bao giờ cũng cần
có tính thuyết phục trên cơ sở của phân tích những tình hình có liên quan. Đó là
các tình hình cung cầu, tình hình biến động trong một số năm quá khứ, tình hình
quản lý, điều tiết của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng đang
định kinh doanh
Việt Nam xuất thân là 1 nước nông nghiệp,nông nghiệp đã và vẫn đang
dóng vai trò là nguồn thu lớn, chính vì vậy mà nhu cầu về sử dụng phân bón
trong trồng trọt là thực sự cần thiết.
1.1 Thị trường trong nước
Hiện nay sản xuất phân bón trong nước đáp ứng được 65% nhu cầu nhưng
đang gặp nhiều khó khăn. Tổng công ty hoá chất Việt Nam cho biết, do mức tiêu
thụ cao hơn mức sản xuất nên hầu hết các loại phân bón đều tiêu thụ hết lượng
hàng tồn kho luân chuyển từ năm trước.Nhiều doanh nghiệp vẫn nợ khách hàng
tiền mà chưa có phân bón giao.
Trong khi đó một số nguyên liệu trong nước như quặng apatit ngoài việc
tăng giá thì cung ứng cũng rất khó khăn do hạn chế về vận tải đường sắt và
đường biển Không những vậy mà trên thị trường còn xuất hiện nhiều phân bón
giả, kém chất lượng gây những ảnh hưởng và tổn thất tới nông dân sử dụng.
Chưa bao giờ thị trường phân bón nước ta lại bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện
nay. Hiện nay cả nước có khoảng 200 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó chỉ có
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
3
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
20 doanh nghiệp lớn, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ với công nghệ sản xuất lạc
hậu.

Quý 3- 2008 giá phân bón nội địa tăng mạnh do hệ quả của giá phân bón
thế giới, trong đó cá biệt là phân DAP, Kali tăng 350%, phân NPK tăng 184%...
Điều này đã làm gây lộn xộn thị trường, thay vì cung cấp phân đúng tiêu chuẩn,
do lợi nhuận của giá phân tăng cao nên nhiều người đã nhảy vào thị trường này
để làm phân giả với giả rẻ tiền. Đặc biệt phân NPK là loại phân dễ làm giả nhất
nên có nhiều cơ sở tìm cách làm giả loại phân này, bán ra với giá siêu rẻ chỉ
3000-4000đ/kg, đánh vào sự thiếu hiểu biết của người nông dân, mang lại thiệt
hại lớn. Nhu cầu phân bón lớn, trong khi thị trường trong nước lại đang rối ren
=> chính vì lẽ đó mà phân bón nhập khẩu là 1 giải pháp cần thiết.
Theo thống kê trong 7 tháng đầu năm 2008, Việt Nam phải nhập tới 1,3 tỷ
USD phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Con số này gần tương đương với số
tiền thu được từ xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong 7 tháng. Với các nước phát
triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống còn đối với các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng phân bón càng ngày càng
tăng. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử
dụng phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này chiếm một nguồn đầu vào khá
lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón
nhập khẩu về trong tháng 2/ 2009 tăng gấp 122,1% so với tháng trước, đạt trên
397 ngàn tấn đưa nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2009 đạt 576 ngàn tấn
với trị giá 183,3 triệu USD.
+ Phân bón Ure nhập về trong tháng 2/ 2009 đạt mức 82,6 ngàn tấn, trị
giá 24,6 triệu USD
+ Lượng NPK nhập về trong tháng 2/ 2009 tăng 154% so với tháng trước,
đạt 34,3 ngàn tấn với trị giá gần 14 triệu USD.
+ Phân bón DAP là chủng loại được nhập về nhiều nhất trong tháng
2/2009, đạt 146 ngàn tấn, trị giá trên 54 triệu USD….
Tổng công ty hoá chất Việt Nam cho biết, nhu cầu phân bón các loại của
cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn, trong đó 1,7 triệu tấn phân đạm Ure ; 1,85
triệu tấn phân NPK; 0,7 triệu tấn DAP; 1,6 triệu tấn phân lân…Chính vì thế mà

đảm bảo nguồn cung phân bón ổn định, góp phần bình ổn thị trường phân bón
trong nước và tạo điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của nên nông nghiệp
Việt Nam là bài toán đặt ra trước mắt với các doanh nghiệp
1.2 Sự quản lý của các cơ quan nhà nước:
Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn
và có vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho đại đa số người
dân lao động. Chính vì vậy mà nhà nước luôn khéo léo trong các công tác hỗ
trợ, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển, mang lại nguồn thu lớn.
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
4
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Phân bón là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với cây trồng nông
nghiệp, chính vì lẽ đó mà ngoài các công tác hỗ trợ khuyến khích phát triển
ngành sản xuất phân bón nội địa thì nhà nước cũng chú ý hỗ trợ với cả phân bón
nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phân bón luôn luôn ở mức thấp ( khoảng 3- 5%)
Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu
phân bón hoá học.
Tuy nhiên tình hình phân bón nội địa cuối năm 2008 đã diễn ra rất phức
tạp, lượng phân bón giả, phân bón kém chất lượng trong nội địa tràn lan, các
doanh nghiệp lại nhập khẩu phân bón với khối lượng lớn => có thể ảnh hưởng
tới nền sản xuất phân bón nội địa. Để bình ổn tình hình thị trường phân bón
trong nước, kìm hãm lượng phân bón nhập khẩu quá nhiều làm bão hoà thị
trường nội địa, Nhà nước đang xem xét sẽ nâng thuế nhập khẩu phân bón trong
thời gian ngắn sắp tới.
1.4 Đơn đặt hàng của doanh nghiệp trong nước
Trong tình hình phân bón trong nước đang bị thả nổi, nhu cầu phân bón vẫn tăng
cao, doanh nghiệp đã nhận được 1 số các đơn đặt hàng, trong đó điển hình là
đơn đặt hàng mua phân bón NPK của công ty Cao Su Dầu Tiếng Việt Nam

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY CAO SU DẦU TIẾNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 09 /KH-HĐ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN PHÂN NPK
- Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào Luật thương mại ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào tờ trình xin duyệt giá mua phân bón của Công Ty cao su Dầu
Tiếng được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam duyệt .
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên .
Hôm nay, ngày 20 tháng 02 năm 2009
BÊN MUA: CÔNG TY CAO SU DẦU TIẾNG
Địa chỉ : Thị trấn Dầu Tiếng - Huyện Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương .
Tài khoản : 421101.000003 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Huyện Dầu Tiếng - Bình Dương
Mã số thuế : 3700146377
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
5
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Điện thoại : 0650.520878 Fax : 0650.520606
Do Ông LÊ VĂN KHOA - Giám đốc Công ty , đại diện bên A
BÊN BÁN: CÔNG TY PHÂN BÓN MIỀN NAM
Địa chỉ : 125B Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Tài khoản số : 710A- 02028 tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam- TPHCM
Điện thoại : 08 3832 5889 Fax : 08 3832 2807
Mã số thuế : 0300430500
Do Ông : NGUYỄN TẤN ĐẠT- Giám đốc, đại diện bên B
Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán phân bón vô cơ NPK
16-16-8-13S với các điều khoản sau :
Điều 1 : Số lượng - Giá cả - Thời gian thực hiện :
STT T ên hàng Số lượng
(Tấn)

Đơn giá
(Đồng/T)
Thành tiền
(Đồng)
1 Phân NPK 16-16-8-13S 2000 10.000.000 20.000.000.000
* Tổng giá trị của hợp đồng này là : 20.000.000.000 đồng
( Viết bằng chữ : hai mươi tỷ việt nam đồng )
* Thời gian nhận hàng : từ ngày 10/04/2009 đến ngày 10/05/2009 .
* Thời gian thực hiện hợp đồng : từ ngày 20/02/2009 đến ngày 20/03/2009 .
Điều 2 : Qui cách - phẩm chất :
- Phân NPK 16-16-8-13S có hàm lượng đạm ( ký hiệu là N ) là 16% , lân ( ký
hiệu là P tính bằng P
2
O
5
) là 16% , kali ( ký hiệu là K tính bằng K
2
O ) là 8% , lưu
huỳnh là 13% (trong đó chỉ tiêu từng loại thấp nhất phải đạt từ 90% trở lên )
- Nhãn hiệu và chất lượng phải được đăng ký tại trung tâm III
- Ngoài ra trên bao bì còn in thêm chữ : “Công ty cao su Dầu Tiếng đặt hàng
tháng 02/2009”
- Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của phân NPK 16-16-8-13S bên B
giao hàng cho bên A do trung tâm III chứng nhận ( Bên A lấy mẫu phân kiểm
nghiệm theo công văn số 730/CV-QLKT ngày 03/05/2002 của Tổng Công Ty
cao su Việt nam )
- Hàng được đựng trong bao PP và lồng thêm 01 lớp PE rời , trọng lượng mỗi
bao 50 kg tịnh .
- Nếu hàng giao không đúng qui cách phẩm chất đã qui định thì bên A có quyền
từ chối không nhận và bên B phải chịu các chi phí thiệt hai nếu có cho bên A.

Điều 3: Phương thức giao nhận :
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
6
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Bên B giao hàng cho bên A tại kho của bên B. Chi phí vận chuyển bên A tự
lo , công bốc xếp đầu kho bên nào bên đó chịu .
- Theo lịch giao hàng ,hàng ngày bên B phải giao cho bên A từ 100-150 tấn
phân
Điều 4 : Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán cho bên B theo các đợt sau :
+ Đợt 1 : Bên A thanh toán 85% tiền hàng cho bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản căn cứ vào khối lượng giao nhận thực tế .
+ Đợt 2 : 15% tiền hàng còn lại bên A sẽ thanh toán cho bên B sau khi có kết
quả kiểm nghiệm của Trung tâm III.
- Trường hợp kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm III mà không đạt chất lượng
như điều 2 của hợp đồng , thì bên B phải đền bù cho bên A số tiền tương
đương tỷ lệ phân tích không đạt .
Điều 5 : Trách nhiệm hai bên :
- Các điều khoản trên đây có giá trị pháp lý mà hai bên phải nghiêm chỉnh chấp
hành , không bên nào được đơn phương điều chỉnh hay hủy bỏ một điều khoản
nào của hợp đồng, mà không được sự đồng ý của bên kia .
- Trong quá trình thực hiện, bên nào cố tình vi phạm các điều khoản trên hoặc vi
phạm chế độ hợp đồng của Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
bồi thường thiệt hại thực tế cho bên kia theo đúng quy định hiện hành .
- Hợp đồng này có giá trị đến hết ngày : 15/07/2009
- Hợp đồng này được lập thành 08 bản , các bản đều có giá trị ngang nhau .

Dầu Tiếng, ngày 20 tháng 02 năm 2009
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
Phân bón NPK là phân bón tổng hợp có thể dùng để thay thế một số loại phân

bón khác. Tác dụng của phân bón NPK:
- Cung cấp đủ các dinh dưỡng chính (N, P
2
O
5,
K
2
O) để thúc đẩy cây trồng tăng
trưởng trong thời điểm cần thiết như bón thúc cây ra hoa, để nhánh, đậu quả,
làm đòng…
- Hàm lượng hữư cơ bổ sung trong phân NPK ( từ 5 - 10%) giúp cân đối dinh
dưỡng, tái tạo và bồi bổ đất đai.
- Các vi lượng cần thiết giúp cây đủ các yếu tố dinh dưỡng, tạo diệp lục, phát
triển màng tế bào, hạn chế thối ngọn, rụng quả non, vàng lá, nấm lá…
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
7
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Với những ưu điểm và tác dụng nổi trội nên nhu cầu phân bón NPK trong nội
địa thời gian gần đây và sắp tới là rất cao. Nắm bắt được điều này, cùng với các
kết quả phân tích từ thị trường trong nước, công ty phân bón Miền Nam đã thực
hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm nguồn nhập khẩu phân
bón chất lượng phù hợp với thị trường nội địa cũng như phù hợp với khả năng
của công ty.
1.5 Thị trường nước ngoài:
Hiệp hội phân bón Quốc tế ( IFA) cho biết, trong giai đoạn 5 năm tới, nhu
cầu tiêu thụ phân bón thế giới dự kiến sẽ đạt 171,9 triệu tấn trong năm 2010/11,
tăng 11,6% sơ với năm 2005/06, tương ứng với mức tăng bình quân là 2,2%/
năm. Và nhu cầu sử dụng phân bón hoá học trên thị trường thế giới còn tiếp tục
gia tăng ít nhất là từ nay tới năm 2012 (theo dự đoán của tổ chức Lương Nông
Liên Hợp Quốc)

Về mặt cung, giữa năm 2008 Trung Quốc- nước cung cấp 1/4 lượng phân
bón trên toàn thế giới đột ngột tăng thế xuất đối với phân bón từ 35% lên tới
135%. Điều này đã làm ảnh hưởng tới biều giá trên thị trường phân bón, trung
bình giá phân bón tăng từ 245USD/T lên 738USD/T. Các nhà sản xuất phân bón
của Mỹ, Ca-na-đa và Nga cũng đã đồng loạt đẩy giá, khiến cho nông dân gặp rất
nhiều khó khăn.
Tuy nhiên vào cuối năm 2008 thì giá của phân bón lại có xu hướng giảm
mạnh, và tăng nhẹ vào đầu năm 2009. Điều này đã làm điêu đứng nhiều doanh
nghiệp nhập khẩu phân bón do nhập nhiều hàng trong giai đoạn giá cao và vẫn
còn một số lượng lớn chưa được bán.
- Thị trường Philippines:
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
Philippines, giúp tăng sản lượng cây trồng, cho phép trồng cây tại những vùng
đất cằn cỗi, và tạo điều kiện cho quốc gia này tự cung tự túc lương thực và sản
phẩm cây công nghiệp.
Hiện tại Philippines có ba nhà máy sản xuất phân bón đáp ứng các loại
phân bón khác nhau cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó có một nhà
máy nằm ở cùng Luzon và hai nhà máy nằm ở vùng Viasayas.
Hầu hết phân bón được sản xuất tại Philippines đều được tiêu thụ trong
nước. Tuy nhiên Philippines cũng đã thực hiện xuất khẩu phân bón, mà chủ yếu
là phân bón NPK các loại và amoni photphas, AS sang các nước Malaixia, Thái
Lan, Việt Nam, Pakistan…
Trong những năm trước, khi nền sản xuất phân bón nội địa của Việt Nam
chưa phát triển, hàng năm Việt Nam thường nhập khẩu 60% sản lượng phân bón
NPK từ thị trường Philippines. Theo thống kê, năm 2008 Philippines đã xuất
khẩu 87.500 tấn phân bón sang thị trường Việt Nam ( phần lớn là phân bón NPK
các loại) , đạt trị giá 50.180.324 USD
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
8
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

III. Tổng nguồn vốn và các nguồn huy động vốn
Công ty với tiềm lực tài chính khá mạnh, cùng với giá trị nhập khẩu lô
hàng này không quá cao, hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính cho phép của
Công Ty Phân Bón Miền Nam.
Tuy nhiên ngoài nhập khẩu phân bón, công ty còn sản xuất phân bón
trong nước và thực hiện 1 số hoạt động liên quan nên nguồn ngân sách phải rải
đều. Chính vì vậy giám đốc công ty quyết định bên cạnh huy động tài chính nội
bộ, công ty sẽ tiến hành vay của ngân hàng ViettinBank 1 lượng là 560.000
USD để tiến hành nhập khẩu lô hàng
IV. Xây dựng chi phí hàng nhập khẩu
Giá cả là yếu tố quan trọng trong buôn bán, giao dịch, nhất là giao dịch
ngoại thương nên khi lập phương án nhập khẩu phân bón NPK 16-16-8-13S về
thị trường trong nước, công ty Phân bón Miền Nam đã tiến hành xây dựng giá
hàng nhập khẩu bán trong nội địa
Chi phí hàng NK = Giá CFR + các chi phí liên quan
Trong đó giá CFR bao gồm giá mua và cước vận tải từ nước xuất khẩu
( Philippines) đến nước nhập khẩu ( Việt Nam) (khối lượng 2000 tấn)
- Giá CRF: 430 USD/T
- Thuế suất thuế nhập khẩu: 3% => phí nhập khẩu = 430 x 3% = 12,9
USD/T
- Chi phí bảo hiểm: 8 USD/T
- Chi phí xếp dỡ hàng từ tàu lên xe tải: 1,75 USD/T
- Chi phí vận chuyển nội địa: 30.000 VNĐ/ T
- Chi phí hải quan: 25.000 VNĐ gồm:
+ Phí thủ tục hải quan: 20.000 VNĐ
+ Phí tờ khai hải quan: 5.000 VNĐ
- Phí mở L/C: Ký quỹ 100% , phí L/C = 0,15% trị giá L/C (tối thiểu
50USD)
=> phí mở L/C= 430 x 2000 x 0,15% = 1290 USD = 22.962.000
VNĐ

- Phí kiểm đếm, kiểm định: 5000 VNĐ/ T
- Lãi vay ngân hàng: ( vay 560.000 USD trong vòng 1 tháng với lãi suất
0,5% /tháng)
=> Trả lãi = 560.000 x 17800 x 0,5% = 49.840.000 VNĐ
- Tỷ giá thực tế: 17800 VNĐ/USD
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%
=> Ta có bảng tổng hợp chi phí dưới đây:
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
9
THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Các chi phí Giá tính trên
1T hàng
Số lượng
hàng (T)
Tỷ giá thực tế
(VNĐ/USD)
Giá trị ( VNĐ)
CFR 430 2000 17800 15.308.000.000
Thuế NK 12,9 2000 17800 459.240.000
Phí bảo hiểm 8 2000 17800 284.800.000
Phí dỡ hàng 1,75 2000 17800 62.300.000
Chi phí vận
chuyển nội
địa
30.000 2000 _ 60.000.000
Chi phí hải
quan
_ _ _ 25.000
Phí mở L/C _ _ _ 22.962.000
Phí kiểm đếm 5000 2000 10.000.000

Lãi vay NH - - - 49.840.000
Chi phí khác 1.000.000
Tổng _ _ _ 16.258.167.000
Doanh thu = 20.000.000.000 VNĐ
Tổng chi phí = 16.258.167.000 VNĐ = 913.380,17 USD
Lợi nhuận trước thuế = doanh thu - tổng chi phí = 3.741.833.000 VNĐ
Thuế TNDN = 3.741.833.000 x 25% = 935.458.250 VNĐ
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN
= 2.806.374.750 VNĐ
=> Tỷ suất lợi nhuận =
000.167.258.16
750.374.806.2
x 100% = 17,26 %
=> Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu =
17,380.913
000.000.000.20
= 21896,687 ( VNĐ/USD)
Sau khi xây dựng chi phí hàng nhập khẩu, phân tích tính toán các số liệu về lợi
nhuận và doanh thu hợp lý, công ty đi đến thực hiện tổ chức thực hiện phương
án giao dịch kinh doanh với bạn hàng đối tác bên Philippines
TRẦN TUẤN TÚ - KTN 47 ĐH
10

×