Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 31 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
KHOA ngân hàng tài chính
------------

đề tài :

tài chính quốc tế nâng cao

VN CN CN THANH TON QUC T
CA VIT NAM HIN NAY
Nhóm thực hiện

: Nhóm 5

Chuyên ngành
Lớp

: Tài chính quốc tế
: Tài chính quốc tế 50

Hà NộI, NĂM 2011

LI M U
Hi nhp kinh t quc t ó v ang l xu th ca thi i v din ra ngy
cng sõu rng v ni dung, quy mụ trờn nhiu lnh vc. Trong xu th ú, quỏ
trỡnh hi nhp kinh t quc t ca Vit Nam ó din ra t lõu, k t khi Vit

1


Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt


Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương
mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là
mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói
chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Trong bối cảnh đó, để
có những chính sách đúng đắn và kịp thời cho nền kinh tế thì việc theo dõi sự
biến động của cán cân thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Với đề tài “Tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam
hiện nay”,nhóm trình bày sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và
thực tế diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những biện pháp nhằm thăng
bằng cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.

CHƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ( BOP)
1.

Khái niệm hay quan điểm về cán cân thanh toán quốc tế
Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát

triển của phạm trù tài chính quốc tế.
Vào thế kỷ thứ 15,16 hoạt động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các
1


nhà kinh tế rất quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập
khẩu( cán cân thương mại) bởi lẽ nó ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim
loại vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa

kinh tế tự do phát triển mạnh, bên cạnh các khoản thu nhập thu nhập từ hoạt
động xuất nhập khẩu, các quốc gia còn có những khoản thu nhập từ các hoạt
động cung cấp dịch vụ quốc tế lẫn nhau. Từ đó cán cân đối ngoại mở rộng
hơn ngoài phạm vi là cán cân thương mại. Đến đầu thế kỷ 20, do sự phát triển
các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp giữa các quốc gia, cho nên nhu
cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp để phản ánh tất cả những ràng
buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp bách.
Tuy vậy, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước mới thiết lập
cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền
tệ của các nước thành viên, vào năm 1948 IMF đã đưa ra những hướng dẫn cụ
thể cho các nước thành viên trong việc thống nhất lập báo cáo về cán cân
thanh toán quốc tế của mình.
Theo IMF thì, cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê ghi
chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người
không cư trú.
Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về BOP như sau:
BOP là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được với
các khoản tiền chi trả cho nước ngoài của một nước trong một thời gian nhất
định.
BOP là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ
của một nước với các nước khác.
Từ các khái niệm trên cần lưu ý một vài điểm như sau:
Thứ nhất, “Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình,
các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn
1


cứ xác định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về
thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại,
thường là 1 năm (một số qui định là hơn 6 tháng).

Thứ hai, Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện
cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ
chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”.
Thứ ba, Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác
nhau, thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
Thứ tư, Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học,
chữa bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư
trú”.
2.

Phân loại cán cân thanh toán quốc tế

2.1.Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ
Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền
thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi
ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản
ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời
kỳ đã qua.
Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các
khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong
loại cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản
tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng
vào ngày của cán cân.
2.2.Cán cân song phương và cán cân đa phương
Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai
quốc gia.
1


Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới, cho

biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó hoạch
định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
2.3.Cán cân chi trả và cán cân thu chi
Cán cân chi trả phản ánh thực sự các khoản đã thu – chi.
Cán cân thu chi phản ánh các khoản thu –chi, không cần đã thực
sự chi ra hay chưa mà chỉ cần nghiệp vụ đã phản ánh.
3.Vai trò của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản ánh tổng hợp tình
hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình
hình kinh tế - xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân
vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn
lại của thế giới.
Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào
nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn
đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.
4.Nội dung và cách xác lập CCTTQT.
4.1. Cách ghi chép vào CCTTQT
Việc ghi chép vào CCTTQT dựa trên nguyên tắc bút toán kép, nghĩa là mỗi
một giao dịch với nước ngoài sẽ được ghi 2 lần( đối ứng), một lần bên nợ và
một lần bên có với giá trị bằng nhau. Về nguyên tắc :
- Ghi Nợ : Trong trường hợp phải chi trả nước ngoài hay có dòng tiền chảy ra
khỏi quốc gia. Trong CCTTQT những khoản này được mang dấu “-”. Phản
ánh sự tăng cầu về ngoại tệ.
- Ghi Có : Trong trường hợp nhận được chi trả từ nước ngoài hay có dòng tiền
từ bên ngoài chảy vào quốc gia. Trong CCTTQT những khoản này được
1


mang dấu “+”. Phản ánh sự tăng cung về ngoại tệ.

4.2.Nội dung CCTTQT : Bao gồm những nội dung hạng mục chủ yếu sau:
4.2.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai( Currency Account – CA): Ghi
chép giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu chi khác có
liên quan với nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Được chia ra:
4.2.1.1 Cán cân thương mại hàng hóa : Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi
ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Xuất khẩu phát
sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập khẩu phát sinh cầu về ngoại tệ
thi ghi âm (-). Thông thường thì khoản mục này đóng vai trò quan trọng nhất
trong cán cân thanh toán quốc tế . Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho
nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thương mại như : Tỷ
giá, lạm phát, giá cả hàng hóa, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế…
Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế
đồng thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự biến động
của tỷ giá, tiếp đến, sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát
trong nước.
4.2.1.2 Cán cân dịch vụ : Bao gồm các khoản thu chi về các hoạt động dịch
vụ: vận tải, tài chính, viễn thông, y tế, viễn thông…Các dịch vụ cung ứng cho
người không cư trú sẽ làm tăng cung ứng ngoại tệ, được ghi vào bên Có với
dấu “+” và ngược lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu ngoại tệ sẽ ghi
vào bên Nợ với dấu “-”
Cán cân dịch vụ chịu ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm : Thu nhập, tỷ giá,
giá cả dịch vụ và các yếu tố về tâm lý chính trị, xã hội. Ngày nay, tỷ trọng của
cán cân dịch vụ trong cán cân vãng lai của các nước có xu hướng ngày càng
tăng.
4.2.1.3. Cán cân thu nhập: Bao gồm các khoản thu nhập của người lao
1


động( tiền lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của những người cư

trú và người không cư trú.
Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú phát
sinh cung ngoại tệ, ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại, các khoản chi
trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên
Nợ với dấu “-”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập, bao gồm quy mô thu nhập(mức
tiền lương, thưởng, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất) và các
yếu tố thuộc môi trường kinh tế chính trị, xã hội.
4.2.1.4.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, giá trị của các khoản quà tặng và
các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa
những người cư trú và không cư trú, phản ánh sự phân phối lại thu nhập.
Các khoản thu( nhận) phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi vào bên Có với
dấu “+”. Ngược lại các khoản chi( cho) phát sinh cầu ngoại tệ đượ ghi vào
bên Nợ với dấu “-”.
Quy mô và tình trạng của cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc
chủ yếu vào các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm. chính
trị - xã hội và ngoại giao giữa các nước.
4.2.2.Cán cân vốn ( Capital Accoun : KA).
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú”
với “người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và
chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư
vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước
ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch
khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có
hoặc tài sản nợ
1


4.2.2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn : Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào

của một quốc gia trong một thời gian dài. Gồm :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn….
Luồng vốn đi vào phản ánh sự tăng cung về ngoại tệ được ghi Có với dấu “+”.
Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự tăng cầu về ngoại tệ được ghi Nợ với
dấu “-”.
Quy mô và tình trạng của cán cân di chuyển vốn dài hạn phụ thuộc vào các
nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư(
MEI hay ICOR) và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định về
chính trị và xã hội.
4.2.2.2. Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn : Bao gồm các khoản vốn đi ra hay
đi vào của một quốc gia dưới các hình thức như: tín dụng thương mại, tín
dụng ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá
ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ.
Luồng vốn đi vào phản ánh sự tăng cung ngoại tệ và được ghi Có với dấu “+”.
Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự tăng cầu về ngoại tệ và được ghi Nợ
với dấu “-”.
Khác với cán cân vốn dài hạn, quy mô và tình trạng của cán cân vốn ngắn hạn
phụ thuộc vào các nhân tố như: Chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng
ngắn hạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị - xã
hội.
4.2.2.3.Cán cân chuyển giao vốn một chiều : Bao gồm các khoản chuyển giao
vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ
đượ xóa.

1


Khi nhận được các khoản viện trợ không hoàn lại và được xóa nợ, tương tự

như luồng vốn đi vào, ta chi Có với “+”. Ngược lại, ghi Nợ với dấu “-”. Quy
mô và tình trạng của cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc vào các
nhân tố như: mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - chính trị- xã hội giữa
các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt.
4.3.Cán cân bù đắp chính thức : Gồm dự trữ ngoại hối của quốc gia, các
khoản vay giữa các ngân hàng Trung Ương của các quốc gia, nhằm làm cho
BOP của các quốc gia về trạng thái cân bằng.
4.4 Nhầm lẫn và sai sót.
Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong BOP do:
− Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều.
Do vậy trong quá trình thống kê rất khó không có sai sót.
− Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh
toán.
4.5. Một vài phân tích cơ bản.
CCTTQT

= CC vãng lai + CCvốn + nhầm lẫn, sai sót + CC bù đắp chính

thức = 0.
CC tổng thể = CC vãng lai + CC vốn + nhầm lẫn sai sót.
CC cơ bản = CC vãng lai + CC di chuyển vốn dài hạn.
5.Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư:
5.1.Khi thâm hụt :
Cán cân thanh toán quốc tế có thâm hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá.
Để ổn định BOP đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:
− Tăng xuất khẩu.
− Giảm nhập khẩu.
1



− Thu hút đầu tư nước ngoài : Ngân hàng Trung ương của các nước thường
áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được
nhiều tư bản ngắn hạn, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân
thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân
thanh toán đó
− Giảm dự trữ ngoại hối.
− Vay nợ nước ngoài.
− Phá giá đồng nội tệ: là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền
của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác.
Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ
đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy
rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho
việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Còn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh...
trên thị trường quốc tế.
Như vây, khi cán cân thanh toán thâm hụt thì các biện pháp đưa ra đều có
tác động tiêu cực cho nền kinh tế
5.2.Khi thặng dư :
Trong trường hợp BOP thặng dư, những biện pháp thường được đưa ra để cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế:
− Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
− Tăng nhập khẩu hàng hóa, tư liệu sản xuất.
− Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn.
− Tăng dự trữ ngoại hối.
− Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn.

1


Như vậy, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì các biện pháp đưa ra

có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN
CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.Cán cân vãng lai
2.1.1.Cán cân thương mại.
2.1.1.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam tăng lên
nhanh chóng. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2010, xuất khẩu Việt Nam
tăng trung bình 19,04%/ năm , trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20,1%/
năm. Cụ thể:
Biểu đồ: Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam 2001-2006
1


Đơn vị : tỷ USD

Nguồn : Tổng cục thống kê
Năm 2001, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 26 tỷ USD, tăng
trưởng xuất nhập khẩu là 4% nhưng đến năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đã tăng lên 31,15 tỷ USD , tăng 19,8% so với năm trước đó. Con số này
đã được cải thiện và bứt phá trong các năm tiếp theo. Đặc biệt năm 2007, khi
Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thương mại quốc tế được mở rộng, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã lên đến 111 tỷ USD.
Biểu đồ: Cán cân thương mại Việt Nam 2006-2010

1



Năm 2008- sau 1 năm gia nhập WTO, kim ngach xuất khẩu của nước ta
đạt 62,69 tỷ USD tăng 28,8% so với năm 2007. Trong khi đó, giá trị hàng hóa
nhập khẩu cũng tăng 29,1% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 143,4 tỷ USD.
Năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào
cuối 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu giảm 13,3% chỉ đạt
57,10 tỷ USD, nhập khẩu giảm 8,9% đạt 69,95 tỷ USD. Một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Những thị trường này lại bị ảnh hưởng
nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính đặc biệt là Mỹ.
Nền kinh tế được phục hồi vào năm 2010, tình hình xuất nhập khẩu tương
đối khả quan, số liệu giá trị xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay với tổng
kim ngạch 156 tỷ USD.
Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong
tình trạng thâm hụt. Năm 2008, thâm hụt thương mại lên đến 18,03 tỷ USD.
Năm 2009, con số này là 12,85 tỷ USD, năm 2010 là 12,61 tỷ USD. Như
vậy, thâm hụt thương mại đang có xu hướng giảm dần. Hi vọng đây sẽ là một

1


tín hiệu tốt nhằm thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thương mại cho đến
2015.
2.1.1.2Cơ cấu xuất nhập khẩu
2.1.1.2.1.Cơ cấu xuất khẩu
Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tập trung ở 3
nhóm hàng đó là:
- Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: đặc biệt là khai thác than và dầu thô.
Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô giảm mạnh từ 10,35 tỷ USD năm 2008

xuống 61,94 tỷ USD năm 2009, giảm gần 50% sau đó năm 2010 lại tiếp tục
giảm với tốc độ chậm hơn khoản 20%.
- Nhóm hàng nông lâm thủy sản
Gạo: xuất khẩu gạo gia đoạn này có xu hướng tăng nhẹ khoảng 12,2% và đạt
32,48 tỷ USD trong năm 2010
- Nhóm hàng chế biến:
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày
dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ
nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm
+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế
biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản
phẩm gỗ.
Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta giai đoạn
2008- 2010 tiếp tục tăng nhanh năm 2008 mới chỉ đạt 9,12 tỷ USD thì năm
2010 đã tăng lên 11,21 tỷ USD tăng 22,9%.
Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu tăng với xu hướng chậm. Năm 2010
kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng 7,44% so với năm 2008 từ 47,67 tỷ USD
lên 51,22 tỷ USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ: kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này dao động trong
khoản 30 tỷ USD.

1


Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành của Việt Nam
Đơn vị: tỷ USD

+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
Từ năm 2001 đến 2010, nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng
thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu thô và

khoáng sản khác vẫn luôn chiếm từ 30 – 40% nhưng đang có xu hướng giảm.
Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thuỷ hải sản
chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong
đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu
gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này tương

1


đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao còn
chiềm tỷ lệ thấp trong mặt hàng xuất khẩu nhưng hứa hẹn sẽ tạo nên đột phá
trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là máy tính và các linh kiên điện tử, tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này liên tục tăng cao qua các năm.
2.1.1.2.2.Cơ cấu nhập khẩu:
Một số mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta bao gồm:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: nhóm hàng này có xu hướng
nhập khẩu giảm nhẹ từ 13,99 tỷ USD năm 2008 xuống còn 13,69 tỷ USD năm
2010.
-

Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: năm 2009
nhập khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ xuống mức 1,93 tỷ USD so với mức 2,36
tỷ USD năm 2008 và lại tăng nhẹ lên mức 2,62 tỷ USD trong năm 2010.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này
có xu hướng tăng đều qua các năm, tăng từ 3,71 tỷ USD năm 2008 lên mức
5,21 tỷ USD trong năm 2010, tăng 40%.
-

- Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép có xu hướng giảm nhẹ qua các
năm từ 6,7 tỷ USD năm 2008 xuống mức 6,15 tỷ USD năm 2010.

- Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng có xu hướng giảm mạnh. Nếu
như năm 2008 trị giá nhập khẩu mặt hàng này lên tới 10,97 tỷ USD thì năm
2010 chỉ còn ở mức 6,08 tỷ USD giảm 45%.

Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm ngành của Việt Nam

1


Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.1.3.Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu
Biểu đồ: Cán cân thương mại Việt Nam phân theo khu vực kinh tế

1


Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ
yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN,Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu. Việt Nam nhập khẩu chủ
yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật
liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các
mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may. Các số
liệu thống kê những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu
từ Trung Quốc và ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép,
phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may
mặc (>70%), và máy móc thiết bị (khoảng 40%).
2.1.1.4.Đánh giá chung
Qua những số liệu về thị trường và cơ cấu, những con số tuyệt đối và tương

đối, ta có thể thấy Việt Nam là một nước nhập siêu, cán cân thương mại luôn
trong tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên đang có sự thay đổi dần dần trong cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu, giảm giá trị
mặt hàng nhập khẩu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.Một thực tế là mặt
hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng nông nghiệp, chỉ ở dạng
thô chưa qua gia công chế biến hoặc những mặt hàng yêu cầu kĩ thuật thấp
nên không có tính cạnh tranh, đồng thời những mặt hàng mà chúng ta nhập về
lại là những mặt hàng đã qua chế biến, những thiết bị máy móc công nghê
phục vụ sản xuất trong nước…. đó chính là lý do tại sao mà nước chúng ta
luôn là một nước nhập siêu.
Trong một số năm gần đây tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 90%
tổng nhập siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu
thống kê cả hàng hoá nhập lậu qua biên giới và bằng con đường tiểu ngạch thì
con số này có thể còn cao hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập
khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này hầu
như không thay đổi.

1


2.1.2.Cán cân dịch vụ
2.1.2.1.Thực trạng cán cân dịch vụ
Bảng 1: Xuất nhập khẩu dịch vụ từ 2006 đến 2010
Đơn vị: triệu đô la Mỹ
200
200
200
6
7
8

510
646
700
Xuất khẩu
0
0
6
154
Dịch vụ vận tải
0
1879
2356
Dịch vụ bưu chính viễn
thông
120
110
80
285
375
Dịch vụ du lịch
0
0
3930
Dịch vụ tài chính
270
332
230
Dịch vụ bảo hiểm
50
65

60
Dịch vụ Chính phủ
40
45
50
Dịch vụ khác
230
279
300
512
717
795
Nhập khẩu
2
7
6
258
Dịch vụ vận tải
0
4079
4974
Dịch vụ bưu chính viễn
thông
30
47
54
105
122
130
Dịch vụ du lịch

0
0
0
Dịch vụ tài chính
270
300
230
Dịch vụ bảo hiểm
302
461
473
Dịch vụ Chính phủ
40
40
75
103
Dịch vụ khác
850
0
850

200
9
576
6
206
2

7460
2306


124
305
0
175
65
100
190
690
0

4450
_
_
_
_

4273

5009

59
110
0
153
354
141

_


820

_

Cán cân dịch vụ
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ cuối những năm 1990, Việt Nam đã mở cửa cho các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài tham gia trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, kiểm toán, máy móc
1

2010

_

8320

1470
_
_
_


công trình, kiến trúc viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán.
Trong tổng thể nền kinh tế, ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn (khoảng
hơn 40% GDP), tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ vẫn còn khá hạn
chế. Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 là một cơ hội tốt để chúng ta có thể
hội nhập,tiếp tục mở rộng thị trường. Tuy nhiên cũng là một thách thức không
nhỏ khi ta phải cạnh tranh với những nước có trình độ cao hơn. Riêng ngành
dịch vụ, theo các cam kết trong đàm phán WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa tới
10 ngành và 100 phân ngành trong tổng số 11 ngành và 155 phân ngành dịch vụ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc mở cửa thị trường dịch vụ một mặt tạo
ra thách thức rất lớn đối với nhiều lĩnh vực mà khả năng cạnh tranh của chúng ta
còn yếu kém. Nhưng mặc khác, sẽ buộc các ngành dịch vụ trong nước nâng cao
chất lượng phục vụ với chi phí hợp lý hơn.
Năm 2007, tổng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ đạt khoảng 13,6 tỷ USD.
Tăng 30% so với năm 2006. Năm 2008, con số này là 15 tỷ USD. Xuất khẩu vận
tải và dịch vụ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2009, do tình hình kinh tế
thế giới biến động xấu, giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giảm xuống còn 12,7 tỷ
USD.
2.1.2.2.Đánh giá chung:
Có thể rút ra một số đặc điểm của xuất nhập khẩu dịch vụ như sau:
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu dịch vụ nói chung còn rất nhỏ. Rất nhỏ khi
xét trên các góc độ khác nhau. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu (gồm cả kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ) vừa nhỏ và lại có xu hướng giảm đi (năm 2005 còn chiếm 11,6%,
năm 2006 giảm xuống còn 11,4%, năm 2007 giảm xuống tiếp còn 11,1%). Tốc
độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn luôn thấp hơn tốc độ tăng của
xuất khẩu hàng hóa (năm 2006 tăng 19,5% so với tăng 22,7%, năm 2007 tăng
18,2% so với tăng 21,5%).
Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số bất hợp lý và chuyển dịch
chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2%
tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ”
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực,
ở châu Á và trên thế giới (bình quân lượt khách tính trên 100 dân của Việt Nam
mới đạt khoảng 5 người, trong khi của Campuchia là 8,1, của Lào là 15,4, của

1


Thái Lan là 18,4, của Malaysia là 61,3, của Singapore là 199,4, của khu vực

Đông Nam Á là 10,6, của Hồng Kông là 320,8, của toàn thế giới là 10,9, của
châu Âu là 10,9, của châu Mỹ 14,8, của châu Đại Dương là 14,8...).Ngoài du
lịch, một số loại dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm
chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài
chính chỉ chiếm 5,5%... Ngay dịch vụ hàng hải của một nước có vùng biển rộng
hàng triệu km2, có bờ biển dài trên 3.000 km, nhưng chỉ chiếm 13,4%.
Thứ ba, trong xuất, nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn ở vị thế nhập siêu.
Năm 2005 nhập siêu 215 triệu USD, năm 2006 nhập siêu 22 triệu USD, năm
2007 nhập siêu 367 triệu USD, năm 2010 là 860 triệu USD. Những yếu tố làm
mất cân đối cán cân xuất, nhập khẩu dịch vụ gồm có cước phí I, F hàng hóa
nhập khẩu do nước ngoài thu được ở mức rất lớn và tăng nhanh qua các năm
(năm 2005 là 1.509 triệu USD, năm 2006 là 1.812 triệu USD, năm 2007 ước
2.482 triệu USD); dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu chỉ có 65 triệu USD, nhưng nhập
khẩu lên đến 210 triệu USD; dịch vụ khác xuất khẩu có 277 triệu USD, nhưng
nhập khẩu lên tới 1.030 triệu USD. Điều đó chứng tỏ sự vươn lên và sức cạnh
tranh trong lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nhiều loại và
thị phần đã rơi vào tay những doanh nghiệp, tổ chức ngoài nước.
2.1.3.Cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều
Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thu nhập bao gồm quy mô thu
nhập( mức tiền lương, thưởng; tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất)
và các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Sau khi gia nhập WTO, thâm hụt cán cân thu nhập của Việt Nam gia tăng:
năm 2007 thâm hụt 3 tỷ USD, 2008 và 2009 là 4,9 tỷ USD. Đó là do phần thu
của các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng,
thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư
vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc
độ tăng chi của các hạng mục này. Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài mới ở giai đoạn đầu nên khả năng thu lãi và cổ tức chưa cao, trong khi
luồng vốn FDI và vay nợ nước ngoài được thu hút trong thời gian qua tăng và sẽ
tiếp tục mở rộng sau khi gia nhập WTO sẽ khiến các khoản lãi phải trả cho các

khoản vay nước ngoài, lợi nhuận chia cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng
1


mạnh, đặc biệt là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác
dầu khí. Lãi và phí trả nợ cho các khoản vay nước ngoài năm 2007 là 382,07
triệu USD; 2008 là 424,39 triệu USD; và 2009 là 484,38 triệu USD.
Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều ở nước ta trong nhiều năm qua
thặng dư là khá tốt. Riêng các khoản chuyển giao bằng tiền trong năm 2007 đạt
9 tỷ USD, năm 2008 là 8,1 tỷ USD.
2.2.Cán cân vốn
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1.Cải thiện cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai đóng vai trò rất quan trọng trong cán cân tổng thể. Trong những
năm qua, cán cân vãng lai của Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Nguyên
nhân chính là do cán cân thương mại ( bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán
cân vãng lai, và cán cân dịch vụ, thu nhập luôn thâm hụt). Tuy nhiên thâm hụt cán
cân vãng lai theo quan điểm của tôi chưa hẳn đã là xấu. Bởi vì Việt Nam là một
nền kinh tế đang phát triển,do đó nhu cầu nhập khẩu công nghệ,máy móc,thiết
bị,nguyên nhiên vật liệu là rất lớn.Vì vậy,việc bị thâm hụt trong cán cân vãng lai
cũng là điều dễ hiểu.Nó phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực
sản xuất nông nghiệp sang khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ,góp phần thu
hút vốn đầu tư nước ngoài mở ra triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh .Nói cách
khác,việc chúng ta chịu thâm hụt là nhằm chuẩn bị tiềm lực để phát triển nền kinh
tế. Tuy nhiên, thâm hụt quá lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết
(như tăng lãi suất, hạ/phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, thì nền kinh
tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra
làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm 1997, khi nước này do
thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có

khả năng thanh toán đã không thể giữ giá được đồng tiền, và dữ trữ ngoại hối bị
cạn kiệt.
Đề cải thiện tình trạng cán cân vãng lai thì yếu tố quan trọng nhất đó là cải thiện
tình trạng cán cân thương mại và cán cân dịch vụ.
Thứ nhất, trong tình hình hiện nay, các DN nên tập trung vào việc sản xuất
hàng phục vụ thị trường nội địa kết hợp đẩy mạnh xuất khẩu, tiết giảm chi phí,thay

1


đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp,
những mặt hàng mới có hàm lượng giá trị gia tăng cao, giảm dần xuất khẩu hàng
khoáng sản, nguyên liệu thô, nông sản chưa gia công, chế biến, đồng thời củng cố
thị trường trong nước, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng hóa sản xuất
trong nước…
Thứ hai, hướng vào các dịch vụ phi hàng hóa như du lịch, xuất khẩu lao
động... Đối với du lịch, những việc cần làm ngayphải là làm du lịch theo hướng
chuyên môn hoá và có quy hoạch dài hạn:vừa tạo nhiều sân chơi đa dạng vừa cung
cấp các mặt hàng lưu niệm vừagiới thiệu những đặc trưng của đất nước và con
người Việt Nam chứkhông phải làm du lịch chỉ có nhà hàng và khách sạn. Đối với
xuất khẩulao động, việc cần làm nhất là ngăn chặn làn sóng lao động bỏ việc trốn
ra ngoài làm bằng cách ban hành nghị định quy định rõ trách nhiệm liên đới giữa
ngân hàng cho vay vốn, địa phương, gia đình, công ty môi giới trong việc quản lý
lao động và các biện pháp chế tài tương xứng; tăng cường khâu tuyển chọn, đào
tạo và minh bạch hóa thông tin tuyển dụng.
Thứ ba , ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công
xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước
ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da…
Thứ tư, Tăng các rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu. Việc tăng
thuế phải được xemxét trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và phải

tuân thủlộ trình giảm thuế đã cam kết. Cụ thể cần: (i) rà soát lại tất cả các
khoảnthuế, dòng thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hànghạn
chế nhập khẩu và áp dụng đến mức cao nhất mà lộ trình đã cam kếtcho phép; (ii)
nghiên cứu áp dụng các rào cản phi thuế như các rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ
sinh và an toàn thực phẩm, biện pháp tự vệ, trợ cấphoặc biện pháp đối kháng theo
đúng các điều kiện do WTO quy định.
Thứ năm, kết hợp sử dụng các biện pháp : giảm thâm hụt thương mại
thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng bằng cách tăng lãi suất, thắt chặt
tín dụng ; giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công; tìm
kiếm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn ( ODA, FDI, kiều hối), điều
khiển chính sách tiền tệ và tỷ giá một cách linh hoạt. Đặc biệt là chính sách tỷ
giá hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, tác động trực tiếp đến hoạt động xuất
khập khẩu nói riêng và cán cân thanh toán nói chung

1


3.2.Quản lý cán cân vốn
3.2.1. Nguồn vốn FDI
FDI đã góp phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,
góp phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất ở Việt Nam và tạo được thặng
dư cho cán cân thanh toán quốc tế. Do đó chúng ta cần có các chính sách và giải
pháp để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả.
Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư
Thứ nhất, tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa
đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu;
sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh
doanh.
Thứ hai, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát
triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị,...), phát

triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc
lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự
án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thứ ba, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các
dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án
sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu
tư/diện tích đất, kể cả đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp
giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại
dự án. Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và
địa phương để rà soát các dự án FDI đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên phạm vi

1


cả nước, trên cơ sở đó có các biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo
điều kiện để các dự án có thể triển khai; thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với
các dự án không có khả năng triển khai thực hiện.
Nhóm giải pháp về quy hoạch
Thứ nhất,làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc
biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy
hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều
chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể
để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.
Thứ hai, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển
nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
Thứ ba, quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định của Luật Đầu tư
trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực,

sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Thứ nhất, tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy
hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên
các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,...);
hệ thống cầu và đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh
tế Việt Nam - Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là
đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống
đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;

1


×