Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu Luận Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm Và Liên Hệ Thực Tiễn Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mai Đài Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.2 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi con người xuất hiện, đã tiến hành các bước hoạt động khác nhau
như: kinh tế, xã hội, văn hoá… Trong đó hoạt đông kinh tế luôn giữ vị trí trung
tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác… Xã hội càng phát triển, các hoạt động
nói trên càng phong phú và phát triển ở trình độ càng cao hơn. Nền kinh tế của
nước ta cũng tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với các doanh
nghiệp.Mặt khác ta có thể khai thác lợi thế về mặt công nghệ, đẩy nhanh tốc độ
sản xuất để đáp ứng được mọi nhu cầu cho xã hội, buộc các doanh nghiệp phải
cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác, là phải phấn đấu nâng cao
chất lượng và số lượng sản phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp phải có một phương pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhất để tạo cho doanh
nghiệp đó luôn luôn phát triển.
Chính vì lí do trên, em đã nghiên cứu để tài : “ Phương pháp sản xuất theo
nhóm và liên hệ thực tiễn “


Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất
theo nhóm:
I. Khái niệm về tổ chức sản xuất:
1. Khái niệm:

Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và
các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. tổ chức sản
xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương
tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
2. Những yêu cầu của tổ chức sản xuất

Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công


nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức thích
hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Chính vì
thế, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

-

Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm dịch vụ

-

An toàn cho người lao động

-

Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất

-

Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp

-

Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến

3. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất


Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ sở
những lí do chủ yếu sau:


-

Tổ chức đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao, tốc độ sản xuất nhanh, tận dụng
và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất.

-

Tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Tổ chức sản xuất đòi hỏi có sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.

-

Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc tốn kém.
II. Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất
Có 4 phương pháp tổ chức sản xuất
-

Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền

-

Phương pháp sản xuất theo nhóm


-

Phương pháp sản xuất đơn chiếc

-

Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (Just in time – JIT)
Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin được đi sâu vào nghiên cứu

phương pháp sản xuất theo nhóm
1. Đặc điểm và nội dung sản xuất theo nhóm:

Loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa thường có nhiều mặt hàng cùng
được sản xuất trong hệ thống, vì thế, người ta cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh
sản xuất cho các loạt sản phẩm. Sản xuất dây chuyền trong trường hợp này sẽ
không đạt hiệu quả cao.
Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí
máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm, chi tiết, mà làm chung cho cả nhóm dựa
vào chi tiết tổng hợp đã chọn. Các chi tiết của một nhóm được gia công trên cùng
một lần điều chỉnh máy
Nội dung phương pháp sản xuất theo nhóm bao gồm các bước chủ yếu sau:


 Thứ nhất, tất cả các chi tiết cần chế tạo trong xí nghiệp sau khi đã tiêu

chuẩn hóa chúng được phân thành từng nhóm căn cứ vào kết cấu, phương
pháp công nghệ, yêu cầu máy móc thiết bị giống nhau.
 Thứ hai, lựa chọn chi tiết tổng hợp cho cả nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi


tiết phức tạp hơn cả và có chứa tất cả các yếu tố của nhóm. Nếu không chọn
được chi tiết như vậy, phải tự thiết kế một chi tiết có đủ điều kiện như trên,
trong trường hợp này người ta gọi đó là chi tiết tổng hợp nhân tạo.
 Thứ ba, lập quy trình công nghệ cho nhóm, thực chất, là cho chi tiết tổng

hợp đã chọn.
 Thứ tư, tiến hành xây dựng định mức thời gian cho các bước công việc của

chi tiết tổng hợp. Từ đó lập định mức cho tất cả các chi tiết trong nhóm
bằng phương pháp so sánh.
 Thứ năm, thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp, bố trí máy móc thiết bị cho

toàn nhóm.
2. Hiệu quả của sản xuất theo nhóm

Phương pháp sản xuất theo nhóm áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp loại
hình sản xuất hàng loạt, đặc biệt là sản xuất cơ khí. Hiệu quả của sản xuất theo
nhóm có thể tóm lại trong các điểm cụ thể sau
 Giảm bớt khối lượng và thời gian của công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất.

Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kế hoạch tiến độ.
 Cải tiến tổ chức lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa công nhân, nâng cao trình

độ nghề nghiệp và năng suất lao động. Giảm chi phí đầu tư máy móc thiết bị, đồ
gá lắp, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị.
3. Ưu và nhước điểm của phương pháp sản xuất theo nhóm

a. Ưu điểm
+


Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỉ thuật.


+

Giảm nhệ công tác xây dựng định mức kinh tế – kỷ thuật, công tác kế
hoạch và điều độ sản xuất.

+

Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất.

+

Tạo điều kiện cải tiến tổ chức lạo động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp
và nhờ đó giảm được chi phí hao mòn mấy móc dụng cụ cho các đơn vị sản
phẩm và làm cho giá thành sản phẩm ngày càng hạ.

b. Nhược điểm
+

Do có nhiều nhóm sản xuất được chia ra nên mỗi khâu chịu sự chỉ đạo
của hai hay nhiều phân xưởng, hiệu lực điều hành tập trung thống nhất bị
hạn chế.

+

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ khó khăn.

+


Việc thiết kế sản xuất đòi hỏi kiến thức phải chuyên sâu.

+

Lựa chọn chi tiết giống nhau của nhóm khó khăn.

Phần II: Sự vận dụng phương pháp sản xuất theo nhóm vào quá trình sản
xuất thức tiễn của công ty TNHH sản xuất và thương mai ĐÀI VIỆT.
I.

Khái quát về Công ty:
Công ty TNHH SX & TM Đài Việt (DAI VIET TECHNOLOGY -

DAVITEC) chính thức được thành lập vào tháng 12/2006 với dàn dây chuyền máy
móc liên hoàn, tự động, bán tự động được nhập khẩu mới 100% từ các nước tiên
tiến như Đức, Đài Loan, Trung Quốc .
Trải qua quá trình hình thành và phát triển với cơ sở vật chất nhỏ bé ban
đầu, đến nay DAVITEC không ngừng lớn mạnh, doanh thu và sản lượng sản xuất
tăng gấp 25 lần so với ngày đầu thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
từ 17 – 20%, DAVITEC ngày nay đã trở thành một trong những Công ty sản xuất
đinh tán, bu lông, ốc vít, lò xo có thương hiệu mạnh, có uy tín tại thị trường Việt


Nam.
Bên cạnh đó DAVITEC không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng,công ty chúng tôi cung câp dịch vụ nhập khẩu hàng hóa, máy móc,
dây chuyền thiết bị, chuyển giao công nghệ của nghành cơ khí.
* Chuyên sản xuất : Đinh tán , bu lông, ốc vít, lò xo dùng cho các thiết bị điện,
và phụ kiện cho cửa kéo Đài Loan , cửa cuốn công nghệ mới.

* Chế tạo các thiết bị cơ khí: Xe goong chở than, băng chuyền, băng tải gầu,
máy sàng than, mặt sàng.


* Nhập khẩu và phân phối:
Nhập khẩu các loại vòng bi, hạt bi, máy tán đinh bán tự động dùng để sản
xuất các sản phẩm nội thất, mũ bảo hiểm và các sản phẩm khác.
Nhập khẩu các dây truyền thiết bị, xuất sứ từ Trung Quốc.
Nhà phân phối độc quyền mô tơ cửa cuốn thương hiệu DAVITEC.
Sản phẩm của DAVITEC hiện nay phân phối trực tiếp đến các nhà máy và
người tiêu dùng, với các dịch vụ và hậu mãi tốt nhất thông qua hệ thống phân phối
trên tất cả các tỉnh thành phía Bắc.
Với phương châm “Chất lượng là hàng đầu”, “Khách hàng là thượng
đế”,"Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi" Công ty TNHH SX & TM ĐÀI VIỆT
- DAVITEC luôn mong mỏi được là bạn đồng hành thân thiết với mọi khách hàng
gần xa.

П.Vận dụng phương pháp sản xuất theo nhóm vào sản xuất đinh tán và
bu lông tại công ty TNHH sản xuất và thương mai ĐÀI VIỆT:

1.

Thực trạng áp dụng phương pháp sản xuất theo nhóm trong sản xuất đinh tán
và bu long tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Đài Việt :
I.1

Tổ chức thiêt bị và nguyên vật liệu sản xuất theo nhóm:

Đối với phương pháp sản xuất theo nhóm nó khác với phương thức sản
xuất sản suất khác ở chổ cách tổ chức sản xuẩt trong đó những chi tiết giống nhau

được gom lại thành nhóm và máy móc được bố trí để chế biến và sản xuất chúng.
Cụ thể là trong quy trình sản xuất đinh tán và bu lông, có nhiều chi tiết tương tự
nhau có thể được gom lại để sản xuất chung một loạt trong cùng một lần điều
chỉnh máy.


Tại phân xưởng sản xuất. Để chuyên môn hoá cao các công việc thì xưởng
phải phân thành các tổ sản xuất các sản phẩm khác nhau. Cụ thể:

Phân xưởng A: Sản suất Đinh tán.
Phân xương B: Sản xuất Bu lông.
Cv1: Xử lý bề mặt.
Cv2: Tạo hình.
Cv3: Cán ren.
Cv4: Tẩy bóng.
Nhóm 1: Nhóm xử lý bề mặt.
Nhóm 2: Nhóm tạo hình.
Nhóm 3: Nhóm cán ren .
Nhóm 4: Nhóm tẩy bóng.

1.2 Lựa Chọn Chi Tiết Tổng Hợp


Lựa chọn chi tiết tổng hợp, là những công đoạn và những chi tiết phức tạp
nhất. Để tiến hành sản xuất theo nhóm thì các tổ sản xuất theo nhóm, các kỹ sư
thiết kế phải hiểu rõ các công việc trước khi tiến hành sản xuất theo nhóm, tiêu
chuẩn để sắp xếp nhóm cho các sản phẩm trên là:

Phải hiểu một bộ phận không thể tách rời của công nghệ nhóm là xây dựng
cách phân loại chi tiết và hệ thống mã hoá. Một hệ thống như vậy sẽ giúp nhận

biết từng chi tiết hiện có thuộc họ nào và xếp những chi tiết mới vào những họ
tương ứng. Các kỹ sư thiết kế có thể sử dụng các sơ đồ mã hoá để tạo điều kiện dễ
dàng cho quá trình thiết kế, nhờ tìm kiếm dễ dàng cơ sở dữ liệu để xác định xem
có những chi tiết cũ, đã có tương tự như chi tiết mới cần thiết kế không. Nhờ vậy
mà tránh được những trường hợp mà kỹ sư đi thiết kế những chi tiết đã có rồi.
Ngoài việc truy tìm thiết kế ra, việc phân loại công nghệ nhóm và các phương
pháp mã hoá còn thích hợp với việc thiết kế quy thình trên máy tính hay bằng thủ
công.
Thực tiễn đối với việc sản xuất đinh tán và bu lông:
Trong xưởng đã chia thành hai “Phân xưởng A: chuyên sản suất đinh tán”,
“Phân xưởng B: chuyên sản xuất bu lông”. Sau quá trình đo đạt từng bộ phận một,
chi tiết một của từng sản phẩm và phân loại chúng ra thành từng nhóm:
Nhóm 1: Nhóm xử lý bề mặt sẽ cùng xử lý bu lông và đinh tán.
Nhóm 2: Sau quá trình đo đạc tính toán tỉ mỉ về chiều dài và chiều rộng
cộng với các chi tiết thêm, đinh tán với chiều dài và chiều rộng nhỏ hơn sẽ được
đưa vào máy tạo hình riêng loại nhỏ để tạo hình.
Còn bu lông sẽ được đưa vào máy tạo hình khác phù hợp với thiết kế của
nó.
Nhóm 3: Nhóm cán ren sẽ cùng xử lý bu lông và đinh tán.
Nhóm 4: Nhóm tẩy bóng sẽ cùng xử lý bu lông và đinh tán.


1.3.

Lập Quy Trình Cônh Nghệ Cho Nhóm :

Do đều là hai sản phẩm đơn giản và kết cấu cũng giống nhau nên quy trình
công nghệ cho sản xuất bu lông , đinh tán cũng không quá phức tạp.
Nguyên vật liệu chính  Xử lý bề mặt  Tạo hình  Cán ren Tẩy bóng.



1.4.

Đo Lường Công Việc

Đo lường công việc (thường còn gọi là “bấm giờ”) nhằm sác định số lượng
thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị công việc. Trong nhiều năm kết quả
này chủ yếu được sử dụng vào những mục đích tiền lương và thưởng tuy nhiên,
việc đo lường công việc trong nền công nghiệp hiện đại cho thấy có nhiều ứng
dụng và nó đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của công tác
quản lý. Việc đo lường công việc ngày càng được ứng dụng, nhiều hơn đối với lao
động gián tiếp (ví dụ các công nhân bảo trì và quản lý vật tư và các ngành công
nghiệp khác).
Việc đo lương công việc được sử dụng để xác định số lượng thời gian cần thiết
cho một công nhân lành nghề sử dụng phương pháp chuẩn và làm việc ở vị trí có
thể hoàn thành được một nhiệm vụ nhất định. Thời gian cần thiết cho nhiệm vụ đó
thường gọi là “định mức” thời gian hay “thời gian” cho phép.
Đo lường công việc bằng đồng hồ bấm giờ:
Khi bấm giờ bằng đồng hồ thường phải thực hiện những bước như sau:
1.

Xin phép người giám sát cho tiến hành nghiên cứu và giải thích cho thợ
máy mục đích của của việc quan sát .

2.

Rà soát phương pháp công tác để cải tiến, tiêu chuẩn hoá phương pháp
công tác và ghi những thông tin hoàn hỉnh về công việc và thợ máy vào bản
kết quả quan sát.


3.

Chia công việc thành những phần cấu thành và ghi chi tiết những phần đó
vào bản kết quả quan sát .

4.

Xác định và ghi thời gian của từng phần công việc.

5.

Tốc độ hay mức độ thực hiện của thợ máy

6.

Chiếu cố đến thời gian đi vệ sinh, sự mệt mỏi, những lần đừng máy …v v.

7.

Tính định mức thời gian.


Thì ở đây ta sẽ chỉ nói về phần thời gian thực hiện của các bước công việc và định
mức thời gian:
Bước 1: xử lý bề mặt , với hệ thống máy móc thì công việc này khá đơn giản thời
gian thực hiện 45s.
Bước 2: Tạo hình là bước phức tạp và quan trọng nhất trong các bước nên tiêu tốn
lượng thời gian nhiều hơn với 2 phút 37s.
Bước 3: Cán ren mất 1 phút .
Bước 4: Tẩy bóng mất 35s.

Vậy tổng thời gian để hoàn chỉnh một sản phẩm bu lông hoặc đinh tán là 4 phút
57s.( khi chưa tính thêm thời gian bị mất khi chuyển chi tiết sang các máy khác)
1.5 Sơ Đồ Tổ Chức
Một công ty sản xuất, bất kể nó làm cái gì, đều là một sự liên kết những
người cùng làm việc để đạt tới những mục tiêu của công ty. Khi có hai hay nhiều
người cộng tác trong một công việc thì một người trong số họ sẽ phải chỉ đạo tất
cả các hoạt động của cả nhóm, nếu không họ sẽ làm việc như một cá nhân riêng lẻ
theo những mục đích chồng chéo nhau. Vì thế cho nên cần có một sự chỉ đạo từ
một nguồn nào đó để đảm bảo sự phối hợp và thành công cho cả nhóm.
Rõ ràng là mỗi thành viên trong một tổ chức sản xuất sẽ làm việc tốt hơn,
khi họ biết công việc phải làm gì, ai là chủ, cơ cấu tổ chức ra sao, người nắm
quyền hạn tới đâu, cần phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp, khi người chủ vắng
mặt, phải báo thông tin quan trong như thế nào và cho ai. Những yếu tố này rất
căn bản với một tổ chức, và áp dụng cho tất cả các thành viên của tổ chức, dù
người đó là quản lý, giám sát, điều khiển máy móc hay lao động thường. Mọi
người sẽ làm việc tốt hơn, nếu họ hiểu vai trò của mình trong tổ chức, sét về cả cá
nhân lẫn tập thể.


Mục tiêu bao quát của tổ chức sản xuất là phát triển những tổ, đội làm việc
cùng nhau để đảm bảo sản xuất với chi phí thấp. Nói các khác, tổ chức sản xuất
phải chứng minh được khái niệm “cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn các bộ phận
của nó công lại”.


KẾT LUẬN
Như đã nói ở trên không có hoạt động của nhóm người nào có thể thành
công thực sự nếu không “được tổ chức”. Rất hiếm khi con người đạt được những
kết quả mỹ mãn mà trước tiên không tổ chức tư duy của mình hay tổ chức phương
pháp tiếp cận của mình trước khi giả quyết vấn đề hay nhiệm vụ. Con người hay

máy móc cần có sự tổ chức tốt để hoạt động dễ dàng.
Qua các bước của phương pháp sản xuất theo nhóm cho ta thấy, để thực
hiện được phương pháp này thì trước tiên phải nói đến một người quan trọng nhất
đó là người chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức, họ phải có đủ trình độ và có tầm
nhìn bao quát mới làm được những công việc như tổ chức thiết bị cho nhóm công
việc này đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải bố trí hợp lý máy móc, đồ gá… và sao cho hợp
lý với các chi tiết mà đã chọn theo nhóm. Đối với lựa chọn chi tiết tổng hợp công
việc này rất khó khăn kỹ sư thiết kế và các người lựa chọn các chi tiết tổng hợp
giống nhau điều này còn khó khăn hơn khi kết hợp lựa chọn với kết hợp tổ chức
thiết bị máy móc và đồ gá. Vì vậy khi lựa chọn các chi tiết tổng hợp cần phải phân
loại và và tính toán số liệu sao cho phù hợp với máy móc và đồ gá. Cuối cùng
công việc của phương pháp sản xuất theo nhóm là lập trình hoạt động các chi tiết
cho nhóm, và đo lường thời gian. Để cho quá trình hoạt động sản xuất diễn ra một
cách thuận tiện thì kỹ sư thiết kế phải có phương án, quá trình lưu chuyển dòng vật
chất như thế nào với các chi tiết tổng hợp đã chọn một cách hợp lý và ít tốn kém
nhất. Hơn nữa trong sản xuất cũng phải tính làm sao sản xuất có hiệu quả nhất mà
ít tốn kém nhất vì vây để thực hiện tốt công việc nay thì các kỹ sư hay nhà quản lý
phải có phương án đo lường công việc để tính toán chi phí và dự định cho sản xuất
trong tương lai.
Vậy có thể nói rằng bất kể một phương pháp sản xuất mà muốn hoat động
phải có một phương pháp sản xuất rõ ràng, và hiểu rõ quá trình vận hành của quá
trình sản xuất. Như đối với phương thức sản xuất theo nhóm để đưa nó vào vận
hành cần phải tính toán và nghiên cứu các vấn đề trên trước khi đưa vào vận hành.




×