Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô chủ đề suy thoái kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.61 KB, 22 trang )

Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SUY THOÁI KINH TẾ
1.1 Định nghĩa suy thoái kinh tế ( Recession/Economic downturn).

Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm
của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong
năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý).
Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu
kinh tế quốc gia (NBER) củaHoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế “là sự tụt
giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh
tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các
thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá
cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ
tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế,
nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều
tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ
mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm
chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).

1.2 Biểu hiện của suy thoái kinh tế.

1.2.1 Thất nghiệp tăng

Nhóm 3



Trang 1


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

GDP thực tế giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng vì khi các doanh nghiệp sản xuất ít
hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng. Trong
mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng
bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần biến động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
bằng khoảng 5 phần trăm.
1.2.2 Biến động kinh tế bất thường và không thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là “chu kỳ kinh doanh”, gắn liền với
những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, thuật ngữ “chu kỳ kinh doanh” có
thể dẫn tới hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý biến động kinh tế diễn ra theo quy luật, có thể dự
báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự
báo với độ chính xác cao.
1.2.3 Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động
Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty,
tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô
tô… cũng giảm. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó
biểu thị trong nhiều số liệu vĩ mô khác nhau và mức độ biến động của các biến số vĩ mô
cũng khác nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu
tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp vào
hai phần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi các điều kiện
kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây dựng
nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.
1.3 Nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế.


Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi
giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các
kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ
và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh):
-

Những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ
kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao
Nhóm 3

Trang 2


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra
-

suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy
thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng
là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu

-

quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.
Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế

không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi

-

quản lý tiền tệ yếu kém.
Các nhà chiến lược kinh tế cho rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một qui
luật có tính chu kỳ như một biểu đồ hình sin. Cứ thế lập đi lập lại không bao giờ dứt. Cho
đến nay đã có 8 cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã diễn ra vào các thập niên 1930, 1940,
1950 có 2 cuộc vào năm 1953 và 1958, 1970, 1980, 1990 và 2000. Nhưng nguyên nhân
là do mất cân đối toàn cầu về mức độ thặng dư thương mại khổng lồ giữa các quốc gia

-

tạo ra.
Các nhà kinh doanh làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại cho rằng nguyên nhân
khủng hoảng là do thiếu năng lực quản lý hệ thống tài chính. Còn việc mất cân cối

-

thặng dư thương mại giữa các nước chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi.
Thế nhưng các nhà theo trường phái thuyết âm mưu (Conspiracy theory) thì cho rằng các
cuộc khủng hoảng kinh tế là bắt nguồn từ lòng tham của con người mà gây ra. Và lòng
tham đó đã được các nhà tài phiệt tận dụng một cách triệt để, để vơ vét và làm giàu cho
tập đoàn của mình. Họ chủ động kích cầu lòng tham của “thế giới còn lại” bằng giấc mơ
ảo từ tín phiếu, từ cổ đông, từ bất động sản… Họ nâng giá bằng những đợt kích giá trên
thị trường chứng khoán. Họ cho vay một cách dễ dàng những đồng vốn kếch sù họ có.
Đến khi chiếc bong bóng họ thổi đã đến đỉnh điểm, họ bắt đầu châm kim bằng những đợt
thắt chặt hầu bao cho vay và nâng giá lãi suất. Làn sóng vỡ nợ gia tăng và các con nợ phá
sản, thất nghiệp gia tăng, “của Cesar lại trả về Cesar” bằng phương án xiết nợ, người tiêu
dùng trắng tay.

1.4 Các kiểu suy thoái.
Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị
tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái sau hay được nhắc đến:

Nhóm 3

Trang 3


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy



thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi
chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy.

Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953


Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm.
Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi
suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng
dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.

Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ trong các năm 19731975



Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi
suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.

Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên 1980


Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái
nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh
tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.

Nhóm 3

Trang 4


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản).
CHƯƠNG 2
NGUYÊN NHÂN GÂY RA SUY THOÁI KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY
2.1 Thực trạng suy thoái kinh tế ở Việt Nam từ 2008 đến nay.
Để đánh giá sự suy giảm kinh tế Việt Nam những năm gần đây chúng ta nhìn nhận
dưới góc độ vĩ mô, dựa trên các chỉ số kinh tế cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư phát triển.
- Lạm phát.

- Tỷ giá.
- Ngân sách nhà nước.
- Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

2.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế.
Các số liệu thống kê cho thấy, GDP nước ta tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007,
đạt mức 8,44% sau đó sụt giảm năm 2008 ở mức 6,31% và 2009 là 5,32%, năm 2010 lại
tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo 2011 và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5,89% và
5,03%. Năm 2012 có tỷ lệ tăng GDP thấp nhất trong vòng nhiều năm nhưng điều cần
nhấn mạnh là sự “không bình thường” trong giai đoạn 2007 đến nay. Theo nguồn số liệu
của Tổng cục Thống kê, những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến tăng trưởng trong thời kỳ
2007-2012 là:
-

Tỷ lệ tăng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức trên 40% (cao nhất năm 2007 đạt
46,5%), tuy nhiên, đến năm 2011-2012 giảm nhanh còn 34,6%. Trong đó, tỷ lệ đầu tư
Nhóm 3

Trang 5


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

của các khu vực kinh tế nhà nước dao động quanh mức 37 - 38%, khu vực ngoài nhà
nước trên 35% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh mức 26%
trong khi tỷ lệ tích lũy nội bộ dưới 30%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tổng sản
phẩm (GO) xoay quanh mức 11 - 13% và tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA) dao động từ 6-


8%.
Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) trong tăng
trưởng GDP tương ứng là 76, 16 và 7%, so với giai đoạn trước đó đã thay đổi theo hướng
xấu đi, giai đoạn 2000-2006 số liệu các yếu tố tương ứng là 51, 23 và 26%. Trong giai
đoạn 2006 -2012, nước ta luôn có tỷ lệ nhập siêu, năm cao nhất là 2008 lên đến 20,1% và
năm 2011 là 8%. Từ năm 2012 đến nay con số này đang giảm, theo nhận định của nhiều

-

nhà kinh tế là "không bình thường".
Tỷ lệ thu – chi ngân sách với thu đạt 27,2% - chi 36,3% tiếp tục mất cân đối hơn so với
giai đoạn 2000-2005, với tỷ lệ thu - chi ngân sách tương ứng là 24,6% và 32,6%. Các tỷ
lệ nợ công, nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài, theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong
giai đoạn từ 2007 đến nay tiếp tục gia tăng nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn.

Nhóm 3

Trang 6


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Những số liệu nêu trên chỉ ra rằng, trước năm 2007 nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu như: tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao (khoảng 7,2%/năm); GDP bình
quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2001 (nếu tính giá hiện hành thì khoảng 3,4 lần); thu
ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 4 lần và quan trọng là Việt Nam đã
bước đầu thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế hiện
tai đang bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt khi có biến động.

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa trên thâm dụng vốn đầu tư là cơ bản. Điều này
thể hiện ở chỗ sự tăng trưởng kinh tế những năm qua vẫn theo chiều rộng là chính, dựa
trên khai thác nguồn lực sẵn có, nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh, chứ chưa dựa trên khai thác
tối ưu lợi thế động. Để khai thác lợi thế tĩnh Việt Nam phải đẩy mạnh thu hút đầu tư nước
ngoài và trong nước với nhiều hình thức khác nhau. Sự phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư
để tăng trưởng dẫn đến hệ quả là muốn duy trì mức tăng trưởng cao, phải tiếp tục tăng
vốn thêm nữa.
Thứ hai, bất cập trong đầu tư công ở nước ta là tập trung vào đầu tư cho kinh tế rất
cao (chiếm 73% tổng vốn đầu tư của Nhà nước) trong khi đầu tư vào các lĩnh vực xã hội
có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế,
cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao…) lại rất thấp và đang có xu hướng giảm dần trong
những năm gần đây. Hơn nữa, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có tham nhũng, lãng phí
làm cho đầu tư công có hiệu quả thấp.
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa
học - công nghệ; Năng suất lao động toàn xã hội thấp tăng chậm so với tiềm năng. Mức
tiêu tốn năng lượng để tạo ra một đơn vị GDP của nước ta cao so các nước trong khu
vực. Nguồn lực phân bổ không hợp lý cho các lĩnh vực…
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua chủ yếu theo chiều rộng (về
số lượng) và chứa đựng những yếu tố không ổn định.

Nhóm 3

Trang 7


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

2.1.2 Đầu tư phát t riển


Từ biểu đồ trên ta thấy:
- Năm 2008. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008 khoảng 580 nghìn
tỷ đồng, bằng 43.1% GDP và tăng 11.2% so với ước thực hiện năm 2007.
- Năm 2009. Do chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư kinh doanh giảm sút
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phát triển. Trong năm 2009, tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% GDP (vượt kế hoạch đề ra là
39,5%), tăng 16% so với năm 2008
- Năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt
830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP. Trong đó vốn
khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5

Nhóm 3

Trang 8


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 18,4%.
- Năm 2011. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011
theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng
34,6% GDP, giảm so với mức 41,9% GDP của năm 2010.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện
năm 2011 bằng 90,6% năm 2010.
Trong đó, vốn đầu tư khu vực Nhà nước ước đạt 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm

38,9% và tăng 8% so với năm trước. Khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 309,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt
226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ
đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010.
-Năm 2012. Theo Tổng cục Thống kê, số vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm
2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và
bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm
2000 trở lại đây.
- Năm 2013 ước đạt 1.091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012 và bằng
30,4% GDP.
Trong đó, vốn thực hiện của khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm
40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với 2012; khu vực ngoài nhà nước đạt 410,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực đầu tư nước ngoài đạt 240,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 22% và tăng 9,9% so với năm trước.
Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm 2013, vốn từ ngân sách nhà
nước ước đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch và tăng 0,3% so với năm 2012.
Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 41 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm và
giảm 18,3% so với năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 164,7 nghìn tỷ đồng, bằng
101,3% kế hoạch năm và tăng 6,3% so với năm 2012.

Nhóm 3

Trang 9


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH


2.1.3 Thực trạng lạm phát

Các số liệu cho thấy lạm phát có chiều hướng mất ổn định. Chiều hướng biến
động CPI như trên liên quan đến cung tiền và tín dụng trong giai đoạn này.
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ
đã được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng
Nhóm 3

Trang 10


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng
cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu khu vực với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung
Quốc (17,8%), Indonesia (13%), Philippines (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan
(6,2%). Riêng năm 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%. Do
cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh.
Từ sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực có xu hướng
duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng ở Việt Nam.
Tín dụng tăng nhanh đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời
gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. “Bong bóng” bất
động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho
giá cả… Trước tình hình trên, Chính phủ đã đề ra chủ trương với các biện pháp mạnh,
CPI hằng tháng giảm nhanh, bắt đầu từ 8/2011. Lạm phát tháng 8/2011 (so cùng kỳ) là
23% đã giảm, đến 8/2012 chỉ còn 5%. Một nguyên nhân quan trọng của kết quả nêu trên
là việc, Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền ra thị trường bằng các kênh chính thức (như hỗ
trợ đầu tư, kể cả trái phiếu chính phủ, hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại qua

thị trường mở) và sau đó bằng các biện pháp nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho
việc cung tiền (qua M2) danh nghĩa thì lớn, nhưng tiền (nhất là tiền mặt) thực sự tham gia
lưu thông thì ít hơn.
2.1.4 Thực trạng tỷ giá

Nhóm 3

Trang 11


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Tốc độ tăng/giảm tỉ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay (%).

Năm 2008:
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những
biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại
tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần,
một mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Giai đoạn đầu (từ 01/01 – 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn.
Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm. Trên thị trường
tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD.
Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả
thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6,
đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/2% (27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi.
Giai đoạn 3 (từ 17/07 –15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.
Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch

bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.
Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại.
Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998
sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại
tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng
tới mức 17.440 đồng/USD.
Năm 2009:
Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi
NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã
có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD.
Giai đoạn 1 (từ 01/01 –24/11/2009): tỷ giá liên tục tăng.
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009)
Nhóm 3

Trang 12


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự
chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.
Các tháng đầu năm 2010:
-Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1-2010 lại
giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.
Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài,
lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp
(thực hiện tháng 1 tăng 33,3%); Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết,

ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua
ròng trên thị trường chứng khoán; Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở
nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1
tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…
Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng,
sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự
do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
-Từ giữa tháng 2/2010 : tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD
(18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ
phía NHNN. Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
Năm 2011- 2013: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh linh hoạt trong giai
đoạn từ tháng 8/2011 và duy trì ổn định ở mức 20.828 VND/USD từ cuối năm 2011. Tuy
nhiên, từ cuối tháng 5/2013, thị trường ngoại tệ có biến động, tỷ giá tăng và diễn biến
phức tạp mặc dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trường, điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng từ mức 20.828 VND/USD tăng 1% lên mức 21.036 VND/USD vào ngày
28/6/2013.
Như vậy, sau 3 năm tăng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng này chủ yếu do cán cân thương
mại bị mất cân đối lớn (nhập siêu năm 2007 là 14,2 tỉ USD, năm 2008 là 18 tỉ USD, năm
2009 là 12,9 tỉ USD, năm 2010 là 12,6 tỉ USD, năm 2011 vẫn còn 9,8 tỉ USD).

Nhóm 3

Trang 13


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH


Tốc độ tăng cao này cũng là một trong những yếu tố làm tăng nhanh hơn nợ công, nợ
nước ngoài, làm khuếch đại lạm phát ở trong nước (CPI năm 2008 tăng 19,89%, năm
2009 tăng 6,52%, năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 tăng 18,13%).
Bước sang năm 2013, tỉ giá đã có 3 lần tăng. Hai lần tăng trước tốc độ tăng tỉ giá chỉ diễn
ra trong một thời gian ngắn, sau đó dừng, rồi giảm trở lại. Lần tăng giá thứ ba này đã kéo
dài hơn 1 tháng. Tỉ giá chỉ dừng và giảm khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông
điệp không điều chỉnh tỉ giá.

2.1.5 Ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm2009

Tổng thu cân đối NSNN

281900

323000

389900

Thu kết chuyển từ năm trước sang

19000

9080


14100

Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước

357400

398980

481300

Bội chi ngân sách nhà nước

56500

66900

873090

5%

5%

4,82%

Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP
-

Năm 2010. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng
109,3% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng

99,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Trong thu nội
địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 103,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 100,6%; thu thuế công, thương nghiệp và
dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập cá nhân bằng 121,2%; thu phí xăng
dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng 100,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 98,4% dự
toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản
bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà
nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%.
- Năm 2012 tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt
658,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 419,1 nghìn tỷ đồng,
bằng 84,7%; thu từ dầu thô 113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9%; thu cân đối ngân sách từ
Nhóm 3

Trang 14


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6%. Trong thu nội địa, thu từ
khu vực doanh nghiệp Nhà nước 133,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86% dự toán năm; thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 78,4 nghìn tỷ đồng, bằng
80,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 86 nghìn tỷ đồng, bằng
77,4%; thu thuế thu nhập cá nhân 43,1 nghìn tỷ đồng, bằng 93%; thu thuế bảo vệ môi
trường 12,1 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4%; thu phí, lệ phí 7,9 nghìn tỷ đồng, bằng 88,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt 821,2
nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ
đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%);

chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng,
đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%.
- Năm 2013. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 96,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2%; thu
từ dầu thô 115 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất,
nhập khẩu 140,8 nghìn tỷ đồng, bằng 84,6%. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013
ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát
triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ
đồng, bằng 115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản
lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt
679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.
Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán.

Nhóm 3

Trang 15


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Thâm hụt ngân

sách nhà nước của Việt Nam qua các năm (% GDP)

2.1.6 Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Nhóm 3


Trang 16


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Biểu đồ bên trên cho thấy, thâm hụt thương mại sau khi đạt đỉnh với 18.03 tỷ USD trong
năm 2008, đã có dấu hiệu thu hẹp dần; và đến năm 2012, cán cân thương mại đã có thặng
dư.
Thống kê cho thấy tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt
114.6 tỷ USD, tăng 18.3% so với năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114.3 tỷ
USD, tăng 7.1%. Theo đó, cán cân thương mại cả năm 2012 thặng dư khoảng 0.3 tỷ
USD.
Đây là lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư kể từ năm 1993 đến nay.
- Năm 2010 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 71,6 tỷ USD, tăng
25,5% so với năm 2009. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 84 tỷ
USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ
USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Tương
tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó
giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng 32,2%; sắt thép
tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%.

2.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay
Nhóm 3

Trang 17



Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

a. Suy thoái nền kinh tế Việt Nam từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới
Có thể thấy, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 - 2009 đã kéo theo những
cuộc khủng hoảng ở quy mô quốc gia và khu vực trong suốt những năm qua, khiến cho mục tiêu
phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng vẫn còn là đích đến khá xa đối với nhiều quốc gia và
nước ta cũng chịu sự tác động rõ rệt của khủng hoảng kinh tế thế giới. Bởi lẽ, chúng ta đang hội
nhập kinh tế quốc tế, đã tham gia WTO, có quan hệ với IMF, WB cùng nhiều tổ chức kinh tế khu
vực và thế giới, chúng ta thực hiện cơ chế thị trường, thị trường nước ta là một bộ phận hữu cơ
của thị trường thế giới, v.v. Xuất khẩu của nước ta chiếm 50% GDP, trong đó thị trường Mỹ giữ
vai trò quan trọng, thế mà Mỹ và các nước đang hạ thấp mức tiêu dùng, họ hạn chế nhập khẩu,
thì chúng ta gặp khó khăn đột xuất không nhỏ. Xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn, trong khi giá cả
hàng hóa trên thị trường thế giới đều hạ thì sẽ bất lợi lớn. Đặc biệt, dầu khí chiếm 30% GDP, nay
giá hạ quá mức, sẽ thâm hụt nghiêm trọng nguồn thu ngân sách nhà nước.
Một nền kinh tế mà tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất
khẩu (xuất khẩu so vơi GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập WTO , lại vừa trải qua lạm phát,
nhập siêu cao… nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, điều này dẫn tới
sự sụt giảm xuất khẩu cũng như đầu tư của Việt Nam tạo ra nguy cơ suy thoái kinh tế và đe dọa
làm mất cân bằng cán cân thương mại một lần nữa.
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng
trực tiếp và mạnh mẽ nhất là các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Đơn hàng bị cắt giảm dẫn
đến mất doanh thu, khiến thu nhập của người lao động giảm sút, thậm chí mất hoàn toàn khi
doanh nghiệp cắt giảm lao động hoặc đóng cửa. Bộ phận người lao động này cũng là người tiêu
dung, sẽ thắt chặt chi tiêu, tiếp tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xản suất hàng tiêu dung
trong nước. Các doanh nghiệp này thu hẹp sản xuất sẽ ảnh hưởng đến thu nhập người lao động.
Dãy domino cứ thế tiếp tục.
b. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế trong nước

Từ khủng hoảng toàn cầu và suy thoái kinh tế năm 2008, đến nay thế giới đã bước vào
quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”, với mối lo tụt hậu xa
hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân có thể kể đến:


Lạm phát bùng nổ

Nhóm 3

Trang 18


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam
Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong
năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm soát trong năm 2009, nhưng ngay sau đó là
cú hồi mã thương nhức nhối năm 2010 và 2011. Năm 2012 và dự tính cả 2013, lạm phát đã hạ
nhiệt nhanh.
Tuy nhiên, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn rình rập bởi
những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết. Nợ xấu chưa cải thiện, tình
trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài, những nỗ lực làm ấm thị trường bất động sản cũng chưa
thể mang lại kết quả nên thanh khoản khó được cải thiện.


Lãi suất cho vay leo thang

Nhóm 3


Trang 19


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam
Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói kích cầu 1 tỷ
USD qua bù lãi suất. Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi suất cho vay khá mềm trong
năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay liên tục leo thang, đặc biệt là sự ngột
ngạt năm 2011. Nửa cuối 2012 và đến 2013 lãi suất cho vay mới bắt đầu hạ nhiệt trong nỗ lực
tìm kiếm giải pháp thích hợp đưa nền kinh tế vượt qua vũng lầy suy thoái của Chính Phủ.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải trả một cái giá nhất định cho sự chậm trễ. Những liều thuốc cần
thiết, lẽ ra đã có thể hiệu nghiệm nếu được sử dụng sớm, thì nay đã không còn tác dụng như
mong đợi.

Chẳng hạn, biện pháp giảm lãi suất để hỗ trợ nguồn tín dụng giá thấp cho sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp tư doanh - nếu được triển khai ngay từ năm 2010
theo gương của Ngân hàng Trung ương các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát
triển trong sách lược đối phó với khủng hoảng kinh tế, đã có thể ngăn chặn được sự đổ vỡ hàng
loạt doanh nghiệp trong khu vực tư và đã không đưa nền kinh tế lún sâu vào suy thoái kéo dài.


Doanh nghiệp thua lỗ ngày càng tăng

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2002 nước
ta có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp trở đi số lượng doanh nghiệp đã tăng
lên con số 694.000 nhưng tính đến ngày 31/12/2012 chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt

động.
Số doanh nghiệp giải thể trong ba tháng đầu năm 2013 lên đến trên 15.300 doanh nghiệp,
và theo nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, con số doanh nghiệp "chết" trong

Nhóm 3

Trang 20


Khoa sau đại học

Lớp: CH19BTCNH

thời gian qua trên thực tế có thể đến con số một trăm ngàn, trong khi có đến 69% doanh nghiệp
đang hoạt động không có lãi. Doanh nghiệp phá sản kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Cho đến cuối tháng 4-2013, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây
dựng, một ngành công nghiệp dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế, tiếp tục bị lao đao vì sản phẩm
tồn đọng: giá trị tồn kho thép tại các doanh nghiệp lên đến trên 9 ngàn tỉ đồng, tồn kho gạch trên
3 ngàn tỉ đồng, tồn kho xi măng của riêng Tổng công ty Công nghiệp xi măng là 1,38 triệu tấn.
Hiện nay, biện pháp giảm lãi suất và cởi mở tín dụng đã không còn tác dụng nhiều nữa trong
việc hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng, khi quá nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc
đang hấp hối và số lao động mất việc gia tăng.
Trong năm tháng đầu năm 2013, tín dụng trong hệ thống ngân hàng chỉ tăng hơn 2%, cho thấy
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đề ra trong năm 2013 là 12% là rất khó đạt
được. Không phải doanh nghiệp của chúng ta không cần vốn, nhưng họ đang trong tình trạng
không còn khả năng hấp thu đồng vốn, giống như một bệnh nhân đường ruột.
Nợ xấu doanh nghiệp tăng cao đặt họ vào hoàn cảnh pháp lý không thể tiếp cận nguồn vốn mà
họ cần để qua cơn hoạn nạn, mặt khác họ cũng không đủ sức thuyết phục các ngân hàng tin rằng
sẽ có thể cùng họ vượt qua vực thẳm mà không bị kéo xuống theo. Đối với những doanh nghiệp
còn hoạt động, xu hướng "co cụm" hoạt động sản xuất kinh doanh để giữ an toàn trở thành chiến

lược phòng thân khôn ngoan trong thời điểm khó khăn, khiến cho nhu cầu vay vốn ngân hàng
giảm hẳn.
Bên cạnh đó, tuy lãi suất huy động đang giảm dần, lượng tiền gởi tiết kiệm của khu vực hộ gia
đình vẫn tiếp tục gia tăng cho thấy tâm lý tiết kiệm phòng xa đang tăng lên trong đại bộ phận
người tiêu dùng. Toàn xã hội đang bị tác động bởi kỳ vọng suy thoái, một kỳ vọng sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến các biện pháp kinh tế vĩ mô được đề ra nhằm phục hồi tăng trưởng.


Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng nhiều.

Thống kê năm 2012 cho thấy trong chín tháng của năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại khu
vực đô thị là 3,3%, tại nông thôn là 1,42%, đưa con số lao động muốn làm việc nhưng không có
công ăn việc làm - và không có thu nhập - lên đến trên 2 triệu người, chưa kể số lượng lao động
thất nghiệp trá hình chỉ có việc làm tạm bợ và thu nhập cực kỳ thấp. TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ
thất nghiệp cao nhất trong khu vực đô thị (3,92%), Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhất trong khu vực nông thôn (4,6%).
Sang năm 2013, tình trạng thất nghiệp chưa có dấu hiệu cải thiện. Đặc biệt là là tỷ lệ lao
động trẻ thất nghiệp lại gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung, ở mức 5,95%
trong quý 4 năm 2013.
Thất nghiệp tăng, triển vọng kinh tế ảm đạm khiến người dân phải tự thắt lưng buộc
bụng, giảm chi tiêu. Tổng cầu xã hội giảm, sức mua giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm rõ rệt.
Trong ba tháng 3, 4, 5 của năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng của TP. Hồ Chí Minh liên tục giảm,
bình quân giảm 0,26%/tháng.

Nhóm 3

Trang 21


Khoa sau đại học


Lớp: CH19BTCNH

Sức mua toàn xã hội giảm, hàng hóa không tiêu thụ được khiến cho tồn kho hàng hóa các
doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, sa thải lao động,
đưa nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy thoái đáng báo động.


Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng, tình hình kinh tế suy thoái, khó khăn như hiện nay
có nguyên nhân rất quan trọng do tình trạng tham nhũng tràn lan.
- Các công trình, dự án đều phải chạy chọt, bôi trơn giữa cán bộ có thẩm quyền và
doanh nghiệp.
- Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức nghiêm trọng, gây
thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng chủ yếu mới phát hiện cán bộ cấp dưới
sai phạm. Nguyên nhân là do công tác quản lý cán bộ trong lĩnh vực này còn
nhiều sơ hở dẫn đến thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước rất lớn… “,

Nhóm 3

Trang 22



×