Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn phân tích đầu tư tìm hiểu về quỹ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.09 KB, 15 trang )

1

I. Tổng quan về quỹ đầu tư:
Khái niệm về Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi
từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại
tài sản khác.
Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
Mục đich của quỹ đầu tư:
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục
đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng
chỉ quỹ đầu tư. giúp các nhà đầu tư các yếu tố sau:
- Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
- Được quản lý chuyên nghiệp
- Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
- Tính năng động của quỹ đầu tư.
Các loại hình quỹ đầu tư
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí
phân loại khác nhau.
1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
+ Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có
thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công
chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa
đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên
nghiệp của đầu tư mang lại.
+ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ
các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài




2

chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp
hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn
lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn
+ Quỹ đóng:
Quỹ đóng là gì?
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy
động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư
khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau
khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư của mình thông qua thị
trường thứ cấp.Chứng chỉ quỹ có thể được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài
sản ròng của Quỹ (NAV).
Đặc tính của Quỹ đóng
Đặc tính


Giao dịch mua/bán
chứng chỉ quỹ







Giá giao dịch

Phân phối

+ Quỹ mở
Quỹ mở là gì?






Quỹ đóng chỉ huy động vốn từ NĐT trong một giai đoạn phát hành, hoặc có thể tăng
vốn theo thời điểm khác nhau.
CTQLQ chỉ giao dịch trực tiếp với NĐT trong thời gian huy động vốn, và khi Quỹ giải
thể do hết thời hạn hoạt động.
Quỹ đóng được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
NĐT sử dụng các dịch vụ giao dịch ccq như một chứng khoán niêm yết thông qua
sàn giao dịch.
Giá giao dịch mua/bán ccq hàng ngày dựa trên giá thị trường, phụ thuộc vào lượng
cung/cầu thị trường.
Giá giao dịch này có thể lớn hoặc nhỏ hơn giá trị NAV của Quỹ;
Giá trị NAV của quỹ phản ánh hiệu quả đầu tư nhưng chỉ mang tính tham khảo.
NĐT trả phí giao dịch chứng khoán cho công ty chứng khoán.
Việc phân phối CCQ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng
vốn điều lệ Quỹ thông qua công ty chứng khoán hoặc CTQLQ.


3


Quỹ mở là quỹ được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành lần đầu ra
công chúng, giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào
giá trị tài sản ròng (NAV). Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty Quản
Lý Quỹ hoặc tại các Đại lý chỉ định.
Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng đợt giao dịch do
tính chất đặc thù của nó - là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư
cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị ròng vào thời điểm giao
dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực
hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Đặc tính của Quỹ mở
Đặc tính



Giao dịch mua/ chuyển đổi/
bán chứng chỉ quỹ





Giá giao dịch

Phân phối

Quỹ mở được huy động vốn liên tục trong quá trình hoạt động. NĐT có thể thực
hiện việc mua/bán vào thời điểm định kỳ với CTQLQ.
NĐT có thể thực hiện việc chuyển đổi giữa các quỹ khác nhau cùng công ty
quản lý quỹ.

Quỹ mở không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
CTQLQ phải cân bằng giữa tỷ lệ tiền mặt phù hợp và đảm bảo tính thanh khoản
khi NĐT muốn rút vốn.
Quy trình quản lý quỹ phức tạp hơn vì luồng tiền được ra/vào thường xuyên –
thời điểm NĐT nộp tiền/rút vốn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của
Quỹ;





Giao dịch mua/bán ccq căn cứ vào giá trị NAV của quỹ tại thời điểm giao dịch.



CCQ được phân phối liên tục tại các Đại lý Phân phối (Cty Chứng khoán, ngân
hàng, CTQLQ).

Không có chiết khấu giữa giá giao dịch và giá trị NAV.
NĐT phải trả phí phát hành/phí mua lại/phí chuyển đổi cho CTQLQ khi thực hiện
giao dịch.

3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ
+ Quỹ đầu tư dạng công ty
Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình
thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ
là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản
lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động
đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong
mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách



4

nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công
việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo
quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô
hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành
lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã
đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn
và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát
được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của
hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các
nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ
đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty
quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.


Hình thức theo dõi của nhà đầu tư:

Nhà đầu tư có thể theo dõi hoạt động đầu tư của quỹ thông qua các tiêu chí sau:


Hiệu quả hoạt động của Quỹ được thể hiện thông qua giá trị tài
sản ròng (NAV) được công bố định kỳ.




Giá trị tài sản ròng thường được đăng trên trang web của Sở
Giao dịch CK TPHCM hay trên website của Quỹ.



Báo cáo thường niên cung cấp thông tin về các hoạt động đầu
tư, thoái vốn cũng như lợi nhuận và các hoạt động liên quan của
Quỹ trong suốt một năm qua cũng như kế hoạch kinh doanh, lợi
nhuận, phát triển của Quỹ trong thời gian tới.



Báo cáo tài chính quý/năm thể hiện hiệu quả hoạt động cũng
như các hoạt động của Quỹ như đầu tư thanh lý tài sản.



Hiệu quả của Quỹ có thể được so sánh với hiệu quả của các
Quỹ hoạt động cùng loại
Đối với các quỹ cổ phiếu thì có thể căn cứ vào tăng/giảm của các
chỉ số tham chiếu như Vn-index, Vn30 index…

Giá trị tài sản ròng (NAV)

Báo cáo thường niên

Báo cáo tài chính

Chỉ số tham chiếu





5

II .Quy trình quản lý quỹ đầu tư của công ty Vietfund:
1.

Các loại quỹ đang hiện hành tại Vietfund:

a, Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt
Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với
quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. Sau 10
năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ quỹ đóng sang quỹ
mở, đây cũng là xu hướng đầu tư của các quỹ trên thế giới, nhằm đem lại lợi ích tối
ưu cho nhà đầu tư.
Mục tiêu mà Quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư
cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn
vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại
chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm
chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu
của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt
tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm
gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản
đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.
Các cột mốc chính:
 Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng
 Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng
 Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các thị

trường mới nổi (LCF Rothschild Country Fund Research – Daily Pairty
Sheet 8 Jan 2007)
 Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
 31/12/2008: Tổng giá trị tài sản ròng là 1.697 tỷ đồng
 31/12/2009: Tổng giá trị tài sản ròng là 2.479,9 tỷ đồng
 31/12/2010: Tổng giá trị tài sản ròng là 2.276,3 tỷ đồng
 31/12/2011: Tổng giá trị tài sản ròng là 1.286,8 tỷ đồng
 31/12/2012: Tổng giá trị tài sản ròng là 1.508,7 tỷ đồng
 08/10/2013: Quỹ VF1 chính thức chuyển đổi thành quỹ mở
Thông tin chi tiết
Tên quỹ

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

Tên viết tắt

Quỹ đầu tư VFMVF1


6

Loại hình quỹ

Quỹ công chúng dạng mở

Giá trị đăng ký mua tối thiểu

10.000.000 (mười triệu) đồng

Thời hạn hoạt động


Không thời hạn

Ngày chuyển đổi thành quỹ mở

07/10/2013

Ngân hàng giám sát, lưu ký

Ngân hàng Standard Chartered

Công ty kiểm toán

Công ty PricewaterhouseCoopers (PWC)

Chính sách cổ tức

Để hạn chế tối đa chi phí phát sinh, quỹ VFMVF1 sẽ không phân phối lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuậ
của Quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được tích lũy làm gia tăng giá trị tài sản ròng của
Quỹ.
- Phí quản lý: 1.95%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát: không quá 0,035%/ NAV/ năm (không chịu thuế VAT)
- Phí lưu ký: không quá 0,06%/ NAV/ năm
- Phí dịch vụ quản trị quỹ: 0,02%/NAV/năm
- Tổng phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng: không quá 0,03%/NAV/năm

Phí

b, Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) là quỹ đầu tư dạng đóng thứ hai,
được thành lập vào tháng 12 năm 2006 theo giấy phép số 08/UBCK-TLQTV ngày

13/12/2006 do UBCKNN cấp. Đây là quỹ thành viên được huy động vốn từ 15 tổ
chức lớn trong và ngoài nước với vốn điều lệ ban đầu là 400 tỷ đồng được công ty
VFM quản lý, và ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) – CN Tp.HCM
thực hiện lưu ký, giám sát tài sản của quỹ.
Mục tiêu của quỹ là tối ưu hóa các cơ hội đầu tư tăng trưởng cao từ quá trình cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các ngành có tiềm
năng tăng trưởng, các công cụ tài chính mới, và hỗ trợ các đơn vị tái cơ cấu về mặt
tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng
giá trị của các dự án đầu tư.
Các cột mốc chính:
 Tháng 12/2006: Khởi đầu với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng.
 Tháng 8/2007: Tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 963 tỷ đồng.
Thông tin chi tiết
Tên quỹ

Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam

Tên viết tắt

Quỹ VF2

Vốn điều lệ

963,9 tỷ đồng

Mệnh giá

10.000 đồng/đơn vị quỹ



7
Thời hạn hoạt động

8 năm

Ngày thành lập

13/12/2006

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM

Công ty kiểm toán

Ernst & Young Vietnam Ltd.

Chính sách cổ tức

Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự chấp thuận của Đại hội Thường
niên.

c, Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) là quỹ đại chúng thứ hai
quản lý bởi công ty VFM, huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và
ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008. Sau 5
năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF4 đã chính thức chuyển đổi thành quỹ mở vào
tháng 12/2013, đây cũng là xu hướng đầu tư của các quỹ trên thế giới, nhằm
đem lại lợi ích tối ưu cho nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư VF4 ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt
động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Những doanh

nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề bao gồm nhưng không
giới hạn như năng lượng, vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn
thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng tiêu dùng và những doanh nghiệp này
luôn nằm trong top 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành, lĩnh vực mà doanh
nghiệp đó đang hoạt động. Thêm vào đó, bộ phận kinh tế tư nhân không ngừng
tăng trưởng đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và tình hình kinh doanh
chưa bao giờ bùng nổ mạnh mẽ như hiện tại tạo nên những cơ hội đầu tư mới.

Thông tin chi tiết
Tên quỹ

Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4)

Tên viết tắt

Quỹ đầu tư VFMVF4


8

Loại hình quỹ

Quỹ công chúng dạng mở

Giá trị đăng ký mua tối thiểu

10.000.000 (mười triệu) đồng

Thời hạn hoạt động


Không thời hạn

Ngày chuyển đổi thành quỹ mở

16/12/2013

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng Deutsche Bank AG - CN TP. HCM

Công ty kiểm toán

KPMG

Chính sách cổ tức

Để hạn chế tối đa chi phí phát sinh, quỹ VFMVF4 sẽ không phân phối lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuận
của Quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được tích lũy làm gia tăng giá trị tài sản ròng của
Quỹ.

Phí

- Phí quản lý: 1,93%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát: không quá 0,04%/ NAV/ năm (không chịu thuế VAT)
- Phí lưu ký: không quá 0,03%/ NAV/ năm
- Phí dịch vụ quản trị quỹ: 0,04%/NAV/năm
- Tổng phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng: không quá 0,03%/NAV/năm

d, Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam (VFA) là quỹ mở đầu tiên và duy nhất đầu
tư vào cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Quỹ đầu tư VFA áp dụng mô hình Quant

trong đầu tư, mô hình có nhiều tính năng vượt trội năng động, khoa học, hiệu
quả đáp ứng nhu cầu của Nhà đầu tư. Quỹ đầu tư VFA được chuyển đổi từ quỹ
đóng sang quỹ mở vào tháng 4/2013.
Quỹ đầu tư VFA đã huy động vốn thành công từ nguồn vốn cá nhân, pháp nhân
trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu là 240.437.600.000 đồng vào đầu
tháng 2/2010. Quỹ đầu tư VFA được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp. HCM từ đầu tháng 08/2010.
Quỹ đầu tư VFA ra đời với mục tiêu nắm bắt những cơ hội vàng của thị trường
trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Chiến lược của Quỹ đầu tư VFA là nắm bắt
các xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên mô
hình đầu tư theo xu hướng (trend-following) thuộc mô hình đầu tư phân tích
định lượng (Quant), nhằm mang lại lợi nhuận ròng cho quỹ. Bên cạnh đó, Quỹ


9

đầu tư VFA luôn giữ vững mục tiêu bảo toàn vốn khi thị trường diễn biến không
thuận lợi. Quỹ đầu tư VFA thừa hưởng các ưu điểm của các sản phẩm quỹ trước
đó nổi bật là chiến lược chia cổ tức hiệu quả. Trong trường hợp có lợi nhuận,
Quỹ VFA sẽ chia ở mức tối thiểu 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm (realized
gain) cho nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư VFA sử dụng mô hình đầu tư Phân Tích Định Lượng (Quant) để
thực hiện các chiến lược đầu tư trên TTCK Việt Nam. Quant là sự phối hợp
khoa học của cả ba loại phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích thống
kê. Bằng việc sử dụng những mô hình toán học thông minh, Quant tổng hợp
phân tích và xử lý số liệu trên các hệ thống máy tính hiện đại để tìm kiếm các
cơ hội đầu tư trên TTCK, xác định dấu hiệu mua bán và đưa ra chiến lược phân
bổ đầu tư hợp lý. Mô hình Quant dựa trên hệ thống máy tính để xử lý khối
lượng thông tin khổng lồ mà không bị chi phối bởi cảm tính của con người
trong hoạt động đầu tư.

Quỹ đầu tư VFA là quỹ công chúng đầu tiên được chuyển đổi từ dạng quỹ đóng
sang quỹ mở theo Giấy phép chuyển đổi số 03/GCN-UBCK được UBCKNN
cấp ngày 18/04/2013. Quỹ đầu tư VFMVFA sẽ được giao dịch dưới hình thức
quỹ mở vào ngày 26/04/2013.

Thông tin chi tiết
Tên Quỹ

Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA)

Tên viết tắt

Quỹ đầu tư VFMVFA

Loại hình quỹ

Quỹ công chúng dạng mở

Vốn điều lệ huy động lần đầu

240.437.600.000 đồng

Giá trị đăng ký mua tối thiểu

10.000.000 (mười triệu) đồng

Thời hạn hoạt động

Không giới hạn


Ngày chuyển đổi thành quỹ mở

18/04/2013

Ngân hàng giám sát

Ngân Hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

Công ty Kiểm toán

Công ty KPMG

Chính sách cổ tức

Để hạn chế tối đa chi phí phát sinh, quỹ VFMVFA sẽ không phân phối lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuận
của Quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được tích lũy làm gia tăng giá trị tài sản ròng của
Quỹ.


10

Phí

- Phí quản lý 2%/ NAV/ năm
- Phí giám sát: 0,02%/NAV/năm
- Phí lưu ký: 0,06%/NAV/năm
- và các phí khác.

e, Quỹ đầu tư Trái phiếu Việt nam (VFMVFB) là quỹ hoạt động theo mô hình
Quỹ mở chuyên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo

lãnh, trái phiếu địa phương, giấy tờ có giá với tỷ trọng đầu tư lên tới 80% giá trị tài
sản của quỹ. Quỹ VFMVFB cũng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Quỹ VFMVFB chính thức được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp
phép huy động vốn vào ngày 27/2/2013 với tổng giá trị vốn huy động ban đầu là
50.000.000.000 (năm mươi tỷ) đồng Việt Nam.
Mục tiêu chính của Quỹ VFMVFB là tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào các
loại chứng khoán nợ, bao gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu của các tổ chức phát hành
hoạt động theo pháp luật Việt Nam, giấy tờ có giá và các công cụ thị trường tiền tệ.
Chiến lược đầu tư cho quỹ VFMVFB là năng động dựa trên cơ sở phân tích cơ bản
kinh tế vĩ mô, áp dụng các mô hình kỹ thuật, thống kê hoặc phân tích cơ bản về
doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư sao cho đem lại lợi nhuận tối đa cho
danh mục. Riêng đối với trái phiếu doanh nghiệp được phân tích ít nhất bằng một
mô hình định mức tín nhiệm do đối tác hỗ trợ kỹ thuật và công ty quản lý quỹ
VFM phát triển.
Quỹ VFMVFB được quản lý và điều hành bởi công ty VFM với sự hỗ trợ kỹ thuật
từ Dragon Capital Debt Management Limited (DCDM). DCDM là công ty thành
viên của Dragon Capital Group được thành lập từ năm 2007 và hiện đang quản lý
hai quỹ đầu tư vào trái phiếu do chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam
phát hành (Vietnam Debt Fund A và Vietnam Debt Fund B - VDeF A & B). Các
kinh nghiệm có được trong quá trình quản lý và đầu tư quỹ VDeF A và B sẽ được
sử dụng cho quỹ VFMVFB. Mô hình định mức tín nhiệm cho trái phiếu doanh
nghiệp do DCDM nghiên cứu và phát triển sẽ được tiếp tục phát triển cùng với sự
hợp tác của VFM và được sử dụng trong quá trình đầu tư của VFMVFB.


11

Thông tin chi tiết
Tên quỹ


Quỹ đầu tư Trái phiếu Việt Nam (VFB)

Tên viết tắt

Quỹ đầu tư VFMVFB

Hình thức của Quỹ

Quỹ công chúng dạng mở

Vốn huy động lần đầu

Trên 100.000.000.000 đồng

Giá trị đăng ký mua tối thiểu

1.000.000 (một triệu) đồng

Thời hạn hoạt động

Không giới hạn

Ngày thành lập

24/05/2013

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng Deutsche Bank AG - CN TP. HCM


Công ty kiểm toán

Công Ty Tnhh Ernst & Young Việt Nam






Phí

2.

Phí phát hành: 1% Tổng giá trị đăng ký mua
Phí mua lại: 0.5% - 2% giá trị mua lại (tùy vào thời gian nắm giữ)
Phí quản lý: 0.9% NAV mỗi năm
Phí giám sát, lưu ký: 0,15% NAV/ năm

Các loại dịch vụ của Vietfund:

a, dịch vụ quản lý tài sản ủy thác toàn bộ:
Quản lý tài sản đầu tư vào danh mục chứng khoán là dịch vụ mà công ty VFM
sẽ cung cấp việc quản lý đầu tư vào các danh mục đầu tư hỗn hợp bao gồm cổ
phiếu và trái phiếu. Tỷ lệ phân bổ tài sản vào các loại chứng khoán trong danh mục
sẽ phụ thuộc vào mức độ chấp thuận rủi ro và mục tiêu đầu tư của khách hàng.
Danh mục được hình thành từ dịch vụ này đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau
của khách hàng từ việc đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận tới việc hình thành một danh
mục mang lại thu nhập ổn định, lâu dài.
Tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng doanh nghiệp hoặc cá nhân, công ty

VFM sẽ tư vấn loại danh mục phù hợp với từng mục tiêu đầu tư khác nhau. Sau
đây là một số danh mục điển hình mà chúng tôi đã triển khai, tuy nhiên, tùy thuộc
vào yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư, các danh mục có thể điều chỉnh nhằm đáp ứng
mục tiêu đầu tư một cách hiệu quả nhất.


12

Tối đa
tăng
trưởng
giá

Danh mục

Mục tiêu đầu tư

Mức chập nhận rủi
ro tối đa (% vốn ủy
thác)

Tăng trưởng giá

Tối đa
Hướng tới việc
hóa
tối đa hóa lợi nhuận thông qua
lợi
việc tăng giá của cổ phiếu nắm
nhuận giữ, đồng thời hướng tới việc thu

thông
được lợi tức và trái tức của các
qua việc
khoản đầu tư
tăng giá
của các
cổ phiếu
trong
danh
mục
30%

20%

Tăng
trưởng
giá
và lợi
nhuận

An toàn và lợi nhuận

Hướng tới
Thu nhập chính xuất
thu nhập
phát từ lợi tức của các
cân bằng khoản đầu tư bên cạnh
giữa lợi mục tiêu về an toàn vốn
tức và trái
tức với lợi

nhuận thu
được từ
tăng giá
chứng
khoán đầu

15%

5%

Tối đa an toàn

Đảm bảo an toàn vốn là mục
tiêu hàng đầu bên cạnh việc
thu lợi nhuận cao hơn mức
tiền gửi ngân hàng

0%

Các loại chứng khoán trong danh mục có thể bao gồm:
• Các cổ phiếu của các công ty niêm yết hoặc chưa niêm yết, và các công ty tư
nhân
• Các trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty với kỳ hạn phù hợp.
• Các công cụ tiền tệ khác bao gồm việc gửi tiền ngân hàng, mua các loại kỳ
phiếu và công cụ huy động vốn khác do các ngân hàng phát hành với thời
hạn phù hợp.
• Bất động sản hoặc các loại hình đầu tư trực tiếp khác.
Việc kết hợp các loại tài sản có mức độ rủi ro khác nhau trong danh mục đầu tư sẽ
làm giảm mức độ rủi ro của danh mục so với việc đầu tư toàn bộ vào tài sản là cổ
phiếu các công ty. Thời hạn đầu tư tối thiểu cho dịch vụ này là từ 1 đến 5 năm tùy

theo từng loại danh mục đầu tư và nhà đầu tư chọn.
Quản lý tài sản đầu tư vào trái phiếu chuyên biệt
Với dịch vụ này, công ty VFM sẽ thực hiện đầu tư tài sản của nhà đầu tư vào các
trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ. Tùy vào mục tiêu
đầu tư, các chiến lược đầu tư như mua để nắm giữ, mua để bán sẽ được áp dụng
một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đáp ứng yêu cầu về việc quản
lý cân bằng giữa tài sản và công nợ (asset liability management).


13

Dịch vụ này được cung cấp với sự phối hợp từ công ty quản lý quỹ Dragon
Capital, cho phép công ty VFM tận dụng được các kinh nghiệm và kỹ năng cũng
như hạ tầng kỹ thuật đã được Dragon Capital xây dựng trong quá trình quản lý các
quỹ VDeF A và VDeF B từ năm 2007. Thông tin chi tiết về các quỹ nêu trên có thể
tìm thấy tại www.dragoncapital.com
Quản lý tài sản đầu tư vốn cổ phần tư nhân (Private Equity)
Với sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, các hoạt động đầu
tư vốn cổ phần tư nhân đã hoạt động sôi động đáng kể từ những năm 2006 tới nay
và là kênh đầu tư có tính hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư. Với dịch vụ này
chúng tôi sẽ cung cấp việc đầu tư vào các doanh nghiệp dưới hình thức đầu tư cổ
phần trực tiếp cho khách hàng.
b, dịch vụ quản lý tài sản theo chỉ định:
Tùy theo từng yêu cầu cụ thể, công ty VFM có thể thực hiện việc quản lý tài sản từ
việc xây dựng danh mục, thực hiện đầu tư, quản lý danh mục đến thanh hoán danh
mục theo các chỉ định cụ thể từ phía nhà đầu tư. Dịch vụ này cho phép khách hàng
tham gia với các mức độ khác nhau trong việc ra quyết định đầu tư và thực hiện
đầu tư. Với dịch vụ này, công ty VFM có thể thay mặt nhà đầu tư thực hiện các
công việc như đấu giá cổ phần (IPO), giao dịch cổ phiếu tại các sở giao dịch chứng
khoán.

Dịch vụ này giúp nhà đầu tư đạt được các mục tiêu cụ thể trong khi tận dụng được
các kỹ năng và kinh nghiệm của công ty chúng tôi trong việc xác định giá trị tài
sản, đặt giá và thương lượng cùng các tổ chức phát hành.
c, lợi ích của dịch vụ :
Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư được công ty VFM cung cấp dành riêng cho các
nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân có số vốn lớn nhằm tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro cho tài sản đầu tư ủy thác. Với tính chất đặc thù của dịch vụ, các
gói dịch vụ quản lý tài sản được thiết kế khác nhau nhằm phục vụ cho khách hàng
những lợi ích chung như sau:
 Tài sản của nhà đầu tư được các chuyên gia đầu tư hàng đầu của chúng tôi
quản lý và thực hiện.
 Chúng tôi vận dụng các quy trình quản lý tài sản chuyên nghiệp nhất để thực
hiện công tác đầu tư


14



Giải pháp đầu tư được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho từng Quý nhà đầu
tư.
Tài sản được phân bổ vào nhiều khoản đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro
khác nhau.
Giải pháp đầu tư linh động giúp nhà đầu tư chủ động phản ứng kịp thời với
mọi tình huống của thị trường
Nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.
Thông tin đầu tư của danh mục được đảm bảo tuyệt mật.
Nhà đầu tư kiểm soát được tài sản của mình thông qua các báo cáo định kỳ

3.


Quy trình quản lý quỹ đầu tư của Vietfund:







Thiết lập, quản lý và theo dõi danh mục đầu tư là một quá trình liên tục khi triển
khai dịch vụ quản lý danh mục. Hiện nay quy trình đầu tư được phân chia theo
từng giai đoạn mà chúng tôi đang áp dụng như sau:


15



×