Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ ĐẤT ĐAI CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.51 KB, 21 trang )

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------Đề tài độc lập cấp tỉnh

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CỦA CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ, ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ ĐẤT ĐAI CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ”

Chủ nhiệm đề tài:

Hoàng Đức Thắng

TUV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
Đơn vị chủ trì:

Ban Dân vận Tỉnh uỷ

Quảng Trị, năm 2014


2

BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đất đai
của các cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp quản lý về đất đai
của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
Đề tài có 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Thông tin chung về đề tài và quá trình thực hiện đề tài.


Phần thứ hai: Báo cáo kết quả khoa học.
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị.

Phần thứ nhất
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định.
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất, nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Trong đó Nhà nước
thực hiện giao đất cho cơ sở tôn giáo gồm: chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, các cơ sở khác của tôn giáo.
Tuy nhiên, với xu hướng phát triển ngày càng đông về số lượng tín đồ, chức
sắc các tôn giáo thì nhu cầu xây dựng mới các cơ sở thờ tự, mở rộng khuôn viên
các cơ sở tôn giáo liên quan đến sử dụng đất đai ngày càng tăng. Bên cạnh những
tổ chức tôn giáo chấp hành tốt quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng về
quản lý đất đai, vẫn còn một số nơi, một số tổ chức tôn giáo xin, đòi lại đất có
nguồn gốc tôn giáo, tự ý cơi nới, lấn chiếm, mở rộng hoặc mua, bán chuyển
nhượng, tranh chấp đất đai các hộ liền kề, đất đai nông, lâm nghiệp ... để xây dựng
cơ sở thờ tự, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tôn giáo và trật tự an toàn xã hội ở
các địa phương.
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm, xu hướng phát triển của các tôn giáo trên
địa bàn và việc quản lý, sử dụng đất đai liên quan đến tôn giáo, đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu, tổng kết, để có một đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về vấn đề
“nhạy cảm” và phức tạp này. Đồng thời, rút ra được bài học kinh nghiệm trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đất đai các tôn giáo của cấp uỷ, chính quyền và
các ban, ngành chức năng để làm cơ sở khoa học trong việc thống nhất chỉ đạo,
hướng dẫn, tạo điều kiện giao đất, quản lý sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo trên
địa bàn tỉnh hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương là việc làm cần thiết và cấp



3

bách trong giai đoạn mới.
Từ ý nghĩa và mục đích nêu trên, được sự đồng ý của Hội đồng khoa học
tỉnh Quảng Trị, Ban Dân vận Tỉnh uỷ chọn Đề tài:“ Nghiên cứu thực trạng việc sử
dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng trị, đề xuất giải pháp quản lý về
đất đai của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” để tìm hiểu, nghiên cứu nhằm
cung cấp cơ sở khoa học, giúp cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; các ban ngành có
liên quan trong tỉnh có các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu
quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến tôn giáo phù hợp với thực
tiễn địa phương và đúng pháp luật.
2. Cơ sở nghiên cứu.
- Lý luận chung về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo và việc quản lý đất đai cơ sở tôn giáo
trong thời kỳ đổi mới của đất nước; Luật đất đai các thời kỳ và Luạt đất đai (Bổ
sung, sửa đổi 2013).
- Các chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác tôn giáo, việc
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai liên quan đến tôn giáo.
- Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với các cơ sở tôn giáo và
kết quả việc giao đất, quản lý đất đai tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong những năm
qua (Chủ yếu là từ ngày thành lập lại tỉnh tháng 7/1989 đến nay - năm 2012).
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đề tài.
a. Mục tiêu.
- Tổng hợp, nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận về các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và đất đai các cơ sở tôn giáo. Đánh giá sát đúng
tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước về đất đai các cơ sở tôn giáo hiện nay trên địa bàn tỉnh; chỉ rõ ưu, khuyết
điểm, hạn chế, nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đất đai các cơ sở tôn

giáo.
- Đánh giá những tác động, ảnh hưởng về an ninh chính trị, kinh tế - văn hoá,
xã hội liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo. Dự báo xu hướng phát triển của các tôn
giáo, nhu cầu về đất đai các cơ sở tôn giáo và yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai cơ sở tôn giáo.
- Đề xuất phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thống nhất
trong việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chỉ đạo, quản lý của chính
quyền, các ngành chức năng đối với lĩnh vực đất đai cơ sở tôn giáo.
b. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở
tôn giáo và việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các
ban ngành chức năng về lĩnh vực đất đai cơ sở tôn giáo (Chủ yếu là Phật giáo,
Công giáo và Tin lành) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề tài không đi sâu tìm hiểu cơ


4

sở thờ tự của các tín ngưỡng dân gian khác; cũng như lĩnh vực quản lý xây dựng
các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. Thời gian nghiên cứu chia thành 3 giai
đoạn, từ trước năm 1975, từ 1975 đến ngày lập lại tỉnh tháng 7 năm 1989 và từ
tháng 7 năm 1989 đến nay; trọng tâm nghiên cứu của Đề tài từ năm 1989 –
2012.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khai thác các nguồn tài liệu.
- Phương pháp so sánh xử lý, đối chiếu tư liệu.
- Phương pháp khảo sát điền dã, tư vấn trực tiếp.
- Thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn.
- Hội thảo tọa đàm.

- Xin ý kiến chuyên gia.
5. Những đóng góp của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những sản phẩm có giá trị về:
- Hệ thống hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và của tỉnh Quảng Trị về công tác tôn giáo và chính sách
đất đai tôn giáo.
- Khái quát thực trạng đất đai và việc quản lý, sử dụng đất đai cơ sở tôn giáo
trên địa bàn tỉnh; rút ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm.
- Đánh giá những tác động, ảnh hưởng của vấn đề đất đai cơ sở tôn giáo về
an ninh chính trị, kinh tế - văn hoá, xã hội. Dự báo xu hướng vận động, phát triển
tôn giáo và nhu cầu sử dụng đất đai các cơ sở tôn giáo.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với lĩnh vực đất đai cơ sở tôn giáo, góp
phần thực hiện tốt công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan tham mưu của Đảng;
các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai cơ sở tôn giáo; tổ
chức Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội; các cơ quan
nghiên cứu chuyên ngành trong việc nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo trong lĩnh vực tôn giáo nói chung và việc
quản lý đất đai cơ sở tôn giáo nói riêng. Làm tư liệu tham khảo nghiên cứu giảng
dạy chuyên ngành về lĩnh vực đất đai tôn giáo.
Phần thứ hai
Chương 1
Một số cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo và đất đai cơ sở tôn giáo


5

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Quảng Trị.
- Về vị trí địa lý, diện tích, dân số; đồng bào các dân tộc thiểu số; về thời tiết

khí hậu, đất đai thổ nhưỡng...
- Về lịch sử - xã hội: Sơ lược quá trình lịch sử thành lập vùng đất Quảng Trị
(Từ 1069 đến các giai đoạn 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ tại Ái Tử huyện Triệu
Phong; giai đoạn hiệp định Giơnevơ 21/7/1954; giai đoạn 1976 (4 đơn vị hành
chính là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh sáp nhập
thành tỉnh Bình Trị Thiên); giai đoạn từ 1/7/1989 tái lập tỉnh Quảng Trị...
- Vài nét về văn hoá và con người Quảng Trị (tóm tắt)
- Từ những đặc điểm trên đã có tác động vào sự du nhập và phát triển cho
nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cả phương Đông và phương Tây vào vào mảnh đất, con
người Quảng Trị....
II. Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị về công tác tôn giáo và việc quản lý đất
đai cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo trong thời kỳ
mới.
Kế thừa và phát triển tư duy sáng tạo của tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ lịch sử về công tác tôn
giáo. Nghị quyết số 25- NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khoá IX), ngày
12/3/2003 đã đánh giá tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo trong các thời kỳ
cách mạng. Về cơ bản các quan điểm, chủ trương của Đảng luôn thể hiện tính nhất
quán, công khai, minh bạch tựu trung là các quan 5 điểm sau:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào...
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân
tộc, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân
vì lý do tín ngưỡng tôn giáo...
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng…

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, công tác
tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành
đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vấn đề tôn giáo được nêu trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
thể hiện bước phát triển về đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo. Có
những quan điểm được nêu lên từ thời kỳ trước, có những quan điểm phát triển


6

nâng cao, nhưng cũng có những quan điểm mới được bổ sung phù hợp với tình
hình thực tiễn tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ mới.
2. Chính sách của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn
giáo.
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản thể
hiện chủ trương, chính sách về tôn giáo, công tác tôn giáo. Mỗi khi Đảng có chủ
trương, thì Nhà nước kịp thời thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy để đưa chủ
trương, quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Các văn bản trên thể hiện nội dung cốt lõi là thực hiện tốt các chính sách của
Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo theo
những nguyên tắc chung sau:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng tôn giáo công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa
các tôn giáo khác nhau.
- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ gìn độc lập

dân tộc và chủ quyền quốc gia.
- Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân phù hợp với nguyện vọng và
lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị văn hóa đạo
đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy.
- Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự, an toàn xã hội, phương
hại đến độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống lại nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị, đạo đức, lối
sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện nghĩa
vụ công dân…đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán loại
bỏ.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể và các tổ chức xã hội,
các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực
hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
3. Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai cơ
sở tôn giáo.
Đất đai là tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là vấn đề phức tạp và dễ làm phát sinh tranh
chấp, khiếu kiện, là vấn đề “nhạy cảm” trong tôn giáo hiện nay. Về nguyên tắc các
cơ sở tôn giáo đều được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng


7

đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất bình đẳng như các đối tượng sử dụng đất khác.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo được
thể hiện trong các văn bản quan trọng như: Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm
2013; Thông tư liên tịch số 1646/2000-TTLT- TCĐC- TGCP giữa Tổng cục Địa
chính và Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 30/10/2000 về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên diện tích cơ sở tôn giáo đang sử dụng; Nghị định số
127/2005/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10/10/2005 “Hướng dẫn thực hiện Nghị

quyết số 23/2003/NQ/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và Nghị
quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy Ban
Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về
nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo
xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; Chỉ thị số 1940/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ “Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”; Nghị quyết số
23/2003/NQ-QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam “Về nhà, đất do Nhà nước bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính
sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991”…
4. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị về
tôn giáo và đất đai cơ sở tôn giáo.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và đất đai cơ sở tôn giáo, các cấp uỷ
Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
hoạt động tôn giáo, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai cho các
tôn giáo theo đúng đường hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị về tôn giáo và
đất đai cơ sở tôn giáo tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất văn hóa của nhân dân trong đó có
đồng bào các tôn giáo.
- Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách
và pháp luật của Nhà nước.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo
trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ quê hương đất
nước.
- Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự

an toàn xã hội.
- Xây dựng bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ngang
tầm với nhiệm vụ mới.


8

- Định kỳ tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nghị
định, chỉ thị của Chính phủ về tôn giáo, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tôn giáo trong thời gian tới.

Chương 2
Thực trạng tình hình đất đai của các cơ sở tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước về đất đai cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị.
I. Tổng quan về tình hình các tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị.
1. Phật giáo.
1.1. Về tình hình tín đồ.
1.2. Về tình hình chức sắc.
1.3. Tình hình cơ sở thờ tự.
1.4. Về tổ chức và hoạt động.
2. Công giáo:
2.1. Về tình hình tín đồ.
2.2. Về tình hình chức sắc.
2.3. Tình hình cơ sở thờ tự.
2.4. Về tổ chức và hoạt động.
3. Tin lành:
3.1. Về tình hình tín đồ.
3.2. Về tình hình chức sắc.
3.3. Tình hình cơ sở thờ tự.
3.4. Về tổ chức và hoạt động.

II. Thực trạng đất đai các cơ sở tôn giáo.
1. Khái quát về đất đai tỉnh Quảng Trị.
- Đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp (đất quốc phòng- an ninh, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất
nghĩa trang, đất di tích danh thắng cảnh....)
- Đất lâm nghiệp.
- Đất quy hoạch các khu công nghiệp.
- Đất đô thị.


9

- Đất khu dân cư.
- Công tác quy hoạch đất đai trên địa bàn.
2. Tình hình đất đai các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua
các giai đoạn.
2.1. Vài nét về đất đai các cơ sở tôn giáo và công tác quản lý đất đai cơ
sở tôn giáo, giai đoạn trước năm 1975.
Về đất đai cơ sở thờ tự tôn giáo: do chiến tranh ác liệt, đa số tất cả cơ sở thờ
tự của các tôn giáo đều bị bom đạn Mỹ phá huỷ hoàn toàn, đất đai để hoang hoá.
Theo thống kê giai đoạn trước năm 1975 toàn tỉnh có gần 200 cơ sở tôn giáo.
- Công giáo:
Trước 1975, đạo Công giáo ở Quảng Trị phát triển sầm uất với gần 100 cơ sở
thờ tự, khoảng 20.000 giáo dân. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1968-1972, do chiến
tranh ác liệt nên giáo dân Quảng Trị di cư vào Nam rất nhiều và hầu hết nhà thờ
đều bị chiến tranh tàn phá. Riêng huyện Vĩnh Linh, trước 1954 có khoảng 7.700
giáo dân, 27 linh mục, với 03 tu viện, 19 giáo xứ, giáo họ, 13 cơ sở thờ tự như nhà
thờ Duy Loan, nhà thờ An Ninh ở xã Vĩnh Giang; nhà thờ An Bằng, nhà thờ Yên
Ngãi, nhà thờ họ Tây, nhà thờ họ Đông, nhà thờ Hoàn Ninh, ở xã Vĩnh Tân; nhà
thờ Ba Bình ở xã Vĩnh Chấp; nhà thờ Phước Sơn, nhà thờ Phát Lát, Nhà thờ Huỳnh

Hạ, nhà thờ Phan Hiền, nhà thờ Lê Xá ở xã Vĩnh Sơn
Sau năm 1954, ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị phần lớn giáo dân di cư vào Nam
với gần 7.164 người, Vĩnh Linh chỉ còn lại khoảng 200 giáo dân nhưng không sinh
hoạt, dần dần khô nhạt đạo và không còn một nhà thờ nào. Ở Phía Nam sông Bến
Hải thuộc chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý, về đất đai cơ sở thờ tự gần như
bỏ không, để các tôn giáo tự do xây dựng cơ sở thờ tự, nhất là đối với hai tôn giáo
Công giáo và Tin lành. Xuất phát từ mục đích và lý do khác nhau, chính quyền Việt
Nam cộng hoà tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất từ đất đai, tài chính, cơ sở vật chất,
nhân công để các giáo hội này xây dựng cơ sở thờ tự sinh hoạt, các trung tâm từ
thiện, xây dựng các trường học tình thương phục vụ cho con em và nhân dân nằm
trong vùng quản lý của chế độ miền Nam. Do vậy, ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị
thời đó hình thành nhiều nhà thờ, nhà nguyện nhỏ, các cơ sở tôn giáo, các xứ đạo,
họ đạo, điểm truyền giáo, các trường cha, trường dòng…
Giai đoạn này Công giáo có trên 70 cơ sở thờ tự phân bố trên 8 huyện, thị
với diện tích 1.091.399 m2, trong đó diện tích nhiều nhất là huyện Vĩnh Linh với 13
cơ sở thờ tự với diện tích đất sử dụng 815.458 m2.
- Phật giáo:
Giáo hội Phật giáo mặc dù bị chính quyền của Ngô Đình Diệm và chính thể
Việt Nam cộng hoà sau này đàn áp nhưng vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ Giáo
hội, đòi thực hiện Hiệp định Giơ ne vơ, bảo vệ hoà bình. Nhiều ngôi chùa trở thành
cơ sở hoạt động, nơi nuôi dấu nhiều cán bộ của cách mạng. Giai đoạn này do ảnh
hưởng nặng nề của chiến tranh, nhiều cơ sở vật chất, nhà cửa bị bom đạn tàn phá,
hầu hết các cơ sở thờ tự đều bị sụp đổ, hư hại. Tuy Phật giáo bị chính quyền o ép


10

nhưng vẫn có những hoạt động nhất định, các cơ sở thờ tự mới ít được xây dựng,
các cơ sở thờ tự cũ có nhiều giá trị lịch sử vẫn được duy trì và bảo vệ như chùa Sắc
tứ Tịnh Quang, chùa Nại Cữu, Phú Áng….Giai đoạn này, Phật giáo có khoảng trên

126 cơ sở thờ tự với diện tích là 240.185m2.
- Tin lành:
Du nhập vào Quảng Trị từ những năm 60 của thế kỷ XX trong bối cảnh cuộc
chiến tranh chống Mỹ ác liệt của dân tộc ta. Với sự hậu thuẩn của đế quốc Mỹ, đạo
Tin lành ở Quảng Trị phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và chức sắc cũng như
quy mô tổ chức giáo hội và phạm vị hoạt động.
Sau năm 1975, do hậu quả chiến tranh hầu hết các cơ sở thờ tự của Tin lành
đều bị tàn phá, chỉ còn lại dấu tích các nền móng. Trong đó phải kể đến nhà thờ An
Thơ ở xã Hải Hòa với 4 bức tường đổ nát, một số địa phương do chiến tranh, một
số cơ sở Tin lành “tạm trú sinh hoạt” như ở huyện Triệu Phong, Gio Linh, Hải
Lăng. Tin Lành có 3 cơ sở thờ tự với diện tích trên 4.000 m2.
2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến 30/6/1989.
Từ 1975 đến ngày 30/6 năm 1989, trước khi có Nghị quyết số 24/NQ-TW
ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới”, vấn đề tôn giáo và đất đai liên quan đến tôn giáo được quản lý chặt chẽ,
hầu hết cơ sở thờ tự không được sửa chữa, xây dựng lại, đất đai để hoang hoá hoặc
giao cho nhân dân làm đất ở, hoặc sản xuất, một diện tích rất ít sử dụng cho mục
đích công cộng như làm trường học, nhà văn hoá, trụ sở hợp tác xã, di tích lịch
sử…
- Công giáo: Sau năm 1975, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước,
các sinh hoạt tôn giáo nói chung có phần lắng xuống. Nhiều địa phương, tín đồ các
tôn giáo di cư vào Nam hoặc đi kinh tế mới, một vài làng Công giáo toàn tòng di cư
hầu như toàn bộ như: Nhu Lý (Triệu Phước), Dương Lộc (Triệu Thuận)… Hầu hết
các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị tàn phá, hư hỏng nặng, do đó chỉ ở
những cơ sở tôn giáo có đông tín đồ và chức sắc coi sóc mới có điều kiện tu sửa
một số cơ sở để phục vụ sinh hoạt và phần lớn bằng tranh tre tạm bợ. Mặt khác,
một bộ phận đồng bào di cư vào thời gian 1972-1973 hồi hương, hoặc đi lên lập
nghiệp tại các vùng kinh tế mới ở Hướng Hoá, Gio Linh, Cam Lộ… hình thành các
cơ sở tôn giáo trên quê hương mới. Giai đoạn này, Công giáo có khoảng 35 cơ sở
thờ tự với diện tích 203.064 m2, giảm khoảng 50% cơ sở sinh hoạt so với giai đoạn

trước giải phóng.
- Phật giáo: Trong hơn 30 năm sau ngày miền Nam giải phóng, Phật giáo
Quảng Trị chia làm 2 giai đoạn từ 1975 đến 1981 và từ năm 1981 đến nay. Từ 1975
đến 1981, Phật giáo Quảng Trị sinh hoạt trong “Phật giáo Việt Nam thống nhất” có
một Ban đại diện. Từ năm 1981- đến 1989 thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Về
đất đai cơ sở thờ tự, do chiến tranh ác liệt, các cơ sở Phật giáo bị chiến tranh tàn
phá, hư hại nặng còn lại rất ít so với trước năm 1975. Nhiều chùa chiền bị đổ nát.
Việc trùng tu, phục hồi xây dựng mới gặp nhiều hạn chế, do đời sống của phật tử


11

khó khăn, bà con chỉ dựng tạm bằng tranh tre nứa, mái tôn để duy trì đức tin tôn
giáo.
Theo thống kê Phật giáo có khoảng 93 cơ sở thờ tự với diện tích sử dụng đất
vào khoảng 198.693 m2, giảm khoảng 60 % diện tích đất và gần 40% số cơ sở thờ
tự so với giai đoạn trước năm 1975.
- Tin lành: Đầu năm 1981, có 13 hộ 45 khẩu người dân tộc thiểu số tham
gia sinh hoạt đạo Tin lành.
Năm 1986, một số cốt cán trong đạo Tin lành trước đây tham gia nguỵ quân,
nguỵ quyền hết hạn cải tạo trở về địa phương và được sự hỗ trợ tích cực từ bên
ngoài đã vận động tổ chức thành lập Ban Chấp sự Chi hội Tin lành dân tộc thiểu số
ở Khe Sanh, huyện Hướng Hoá.
Riêng đạo Tin lành giai đoạn này không có cơ sơ sinh hoạt nào được trùng tu
và xây dựng mới.
2.3. Giai đoạn từ 01/7/1989 đến năm 2012 (Trọng tâm nghiên cứu của đề
tài).
Sau ngày Quảng Trị được tái lập (1/7/1989) nhất là từ sau khi có Nghị quyết
số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990, đặc biệt là sau Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày
12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) “Về công tác tôn

giáo”, nhận thức về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo đã có
những bước đổi mới rõ rệt, cởi mở và thông thoáng hơn, nhiều tổ chức tôn giáo cơ
sở được thành lập, nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng khang trang hơn.
- Công giáo: Năm 1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn của một tỉnh mới lập lại, đời sống của nhân dân nói chung của
bà con giáo dân Công giáo nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, tuy vậy các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo đã từng bước đổi mới,
tự do tín ngưỡng được bảo đảm. Đáng chú ý, trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Hải Lăng, UBND xã Hải Phú từng bước
đền bù giải phóng mặt bằng khu vực đất xung quanh nhà thờ La Vang để cấp đất bổ
sung cho nhà thờ La Vang với diện tích 19,1 ha; nhà thờ Mỹ Lộc 500m2… theo
đúng quy định của pháp luật.
Trong số 33 cơ sở thờ tự của Công giáo, có 20 cơ sở đã có Giấy CNQSD đất,
còn 13 cơ sở chưa có Giấy CNQSD đất. Diện tích kê khai đất sử dụng của Công
giáo đến tháng 12 năm 2012 là 291.490 m2, diện tích đã cấp QSD đất là 254.937m2
.
Ngoài ra, qua công tác thống kê, còn có rất nhiều đất đai cơ sở thờ tự của
đạo Công giáo được sử dụng cho mục đích công cộng, còn lại hơn 70 cơ sở thờ tự
đang để hoang hoá, giao cho các hộ dân hoặc địa phương quản lý.
- Phật giáo:
Về tình hình đất đai và cơ sở thờ tự của Phật giáo cơ bản là ổn định. Tuy
nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, chuyển nhượng.. đất đai ở
một số địa phương mà đề tài sẽ đề cập ở phần sau.


12

Theo báo cáo của Sở Địa chính năm 2002, trên địa bàn tỉnh có 141 cơ sở thờ
tự của Phật giáo, sử dụng 283.494 m2, nguồn gốc đất này có trước năm 1975. Số cơ
sở thờ tự được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến ngày 31/12/2007 là
68/189 mới đạt gần 40%.

Hiện nay có 188 cơ sơ thờ tự, sinh hoạt trực thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh
quản lý, trong đó có 4 cơ sở lập mới, có 24 cơ sở chưa cấp quyền sử dụng đất, còn
lại 160 cơ sở đã giao đất và cấp quyền sử dụng đất sử dụng lâu dài. Riêng cơ sở tôn
giáo lớn của Phật giáo là chùa Sắc tứ Tịnh Quang đang trong quá trình giáo đất và
chuẩn bị cấp quyền sử dụng đất còn lại trong năm 2014. Diện tích kê khai đất sử
dụng của Phật giáo đến tháng 12 năm 2012 là 399.507 m2, diện tích đã cấp QSD
đất là 323.207 m2.
- Tin Lành: Hiện đã cấp đất cho nhà thờ Tin lành của chi hội Tin lành Khe
Sanh với diện tích 1.260 m2, riêng Chi hội thánh Tin lành Cửa Việt UBND huyện
Triệu Phong đang trong quá trình quy hoạch và giao đất để chi hội xây dựng cơ sở
hoạt động, dự kiến sẽ giao đất các xã Triệu Trạch hoặc Triệu Vân.
3. Một số vấn đề cần quan tâm về đất đai cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị
hiện nay.
3.1 Tình hình chung.
Đánh giá tình hình tôn giáo, những vấn đề nổi lên đáng quan tâm về tôn giáo,
đất đai cơ sở tôn giáo ở một số địa phương trong tỉnh như cơi nới, mở rộng, xây
mới, mua bán, chuyển nhượng, tranh chấp đất đai để xây dựng các cơ sở thờ tự
không tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai của các tôn giáo; đòi, xin lại đất
có nguồn gốc tôn giáo. Hiện nay, nhu cầu hoạt động của tôn giáo tăng lên, đòi hỏi
phải có những cơ sở tôn giáo đủ điều kiện để tín đồ gửi gắm niềm tin; do đó làm
phát sinh nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo. Nhiều cơ sở tôn giáo bị phá huỷ
trong chiến tranh hoặc do thiên tai, nay các tôn giáo muốn xây dựng lại để đáp ứng
nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Đây là nhu cầu chính đáng đã và đang cần tiếp
tục được quan tâm giải quyết trên cơ sở chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng
và Nhà nước.
3.2 Những vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử để lại, tình hình khiếu kiện liên quan đến đất
đai tài sản của cơ sở tôn giáo ở một số địa phương đã xuất hiện và có xu hướng gia
tăng. Bên cạnh những cơ sở tôn giáo chấp hành tốt quy định, hướng dẫn của nhà
nước và các quan chức năng về quản lý, sử dụng đất đai, thì tình hình đòi, xin lại

đất có nguồn gốc tôn giáo; việc mua bán, chuyển nhượng, tranh chấp đất đai để xây
dựng cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ngấm ngầm, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ khá phức tạp, dễ xảy ra điểm nóng, bị lợi dụng của các thế lực thù địch bên
ngoài, ảnh hưởng đến an ninh tôn giáo, trật tự an toàn xã hội ở địa phương tập trung
ở 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh như ở quanh khu vực nhà thờ La Vang,
chùa Long Hưng (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng)…Thành phố Đông Hà có cộng
đồng Mến Thánh Giá thuộc nhà thờ giáo xứ Đông Hà, chùa Phước Huệ (phường 5),
chùa Hải Đức, chùa Chơn An (phường Đông Lương), cơ sở của Thích Nữ Minh


13

Huy ở phường 4… huyện Triệu Phong có chùa Hà Tây (xã Triệu An), nhà thờ Mỹ
Lộc, nhà thờ Bố Liêu (xã Triệu Hoà)…Huyện Gio Linh có chùa Hà Lợi, Hà Lợi
Tây (xã Gio Hải); Thị xã Quảng Trị có nhà thờ Phước Môn; huyện Hướng Hóa có
chùa Hướng Độ, (xã Hướng Phùng), Tịnh xá của Đại đức Thích Từ Luận ở xã Tân
Lập và một số cơ sở thờ tự khác. Đất có nguồn gốc tôn giáo trước đây ở huyện
Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong…
III. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ sở tôn giáo trong
thời gian qua.
1. Khái quát về tình hình tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về
công tác tôn giáo :
a. Vài nét về công tác quản lý sử dụng đất đai liên quan đến tôn giáo giai
đoạn trước năm 1989 (Trước thời kỳ lập lại tỉnh).
Sau ngày nước nhà được thống nhất (1975), đến trước khi Bộ Chính trị ban
hành Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 “Về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình mới”, một mặt do hạn chế về nhận thức, mặt khác do Nghị quyết ở
chế độ “Mật” không được tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, sâu rộng nên nhận thức
chung của cán bộ chính quyền các cấp, các ngành; Mặt trận, đoàn thể các cấp cơ sở
còn rất hạn chế về công tác tôn giáo. Tuy vậy, công tác tôn giáo nói chung, đất đai

liên quan đến tôn giáo nói riêng được các cơ quan, ban ngành và chính quyền cơ sở
quản lý khá nghiêm ngặt, chặt chẽ. Thời gian này, hầu hết các cơ sở thờ tự trên địa
bàn tỉnh không được sửa chữa, xây dựng lại, đất đai các cơ sở tôn giáo do lịch sử
để lại bị hoang hóa hoặc giao cho nhân dân làm đất ở, đất sản xuất; một số diện tích
sử dụng vào mục đích công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở hợp
tác xã hoặc di tích lịch sử văn hóa…chỉ những nơi có tổ chức tôn giáo ổn định, có
nhu cầu thực sự, thật cấp thiết hoặc cơ sở thờ tự bị hư hại mà vẫn còn sử dụng được
thì chính quyền mới cho tu sửa.
b. Hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ quản lý nhà nước về công tác tôn giáo
(1/7/1989- 2012).
Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 23/4/2002, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 54/QĐ- TTg về thành lập Ban Tôn giáo tỉnh Quảng
Trị, tiếp đó ngày 19/9/2002, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định
số 2015/2002/ QĐ- UB thành lập Ban Tôn giáo tỉnh thuộc UBND tỉnh Quảng Trị.
Sau khi thành lập, Ban Tôn giáo đã phối hợp với các ngành chức năng tham mưu
giúp UBND các huyện, thị, thành phố có đông đồng bào tôn giáo thành lập Phòng
Tôn giáo như thành phố Đông Hà, huyện Triệu Phong, huyện Hải Lăng, huyện
Hướng Hóa. Ở cấp xã, phường, thị trấn có đông đồng bào theo đạo phân công đồng
chí Phó Chủ tịch UBND, có nơi cử đồng chí Chủ tịch UBMT hoặc là Công an viên
phụ trách công tác tôn giáo. Kể từ khi Ban Tôn giáo tỉnh được thành lập, công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo được quan tâm, chủ động hơn, kịp thời nắm bắt tình
hình để tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh (BCĐ 25
tỉnh) giải quyết tốt những vấn đề tôn giáo nảy sinh đáng quan tâm.


14

Tổ chức bộ máy, cán bộ cơ quan chuyên trách công tác tôn giáo, cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp theo tinh
thần Nghị định số 14/2008/NĐ- CP của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, thị, thành phố tiếp tục được kiện
toàn củng cố. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phân công một đồng chí
Phó Chủ tịch phụ trách công tác tín ngưỡng, tôn giáo; bố trí 01 đồng chí chuyên
trách phụ trách thuộc Phòng Nội vụ huyện. Các xã, phường, thị trấn phân công
đồng chí trưởng công an, tư pháp hoặc Mặt trận kiêm nhiệm theo dõi công tác tín
ngưỡng, tôn giáo. Cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp về cơ bản nắm vũng các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, trong đó có vấn đề sử
dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo, nhất là ở cơ sở.
2. Kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cơ sở tôn
giáo.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính
quyền các cấp, công tác quản lý sử dụng đất đai đối với các cơ sở tôn giáo trên địa
bàn tỉnh đã được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp đáp ứng được nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng trong xây dựng các cơ sở sinh hoạt tôn giáo của các tôn
giáo.
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Tôn giáo đã phân công, giao nhiệm
vụ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo
trong việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn
giáo; việc xử lý các nhu cầu của tổ chức, cá nhân tôn giáo, nhất là những nhu cầu
phát sinh, hợp pháp, chính đáng về xây dựng, cải tạo cơ sở thờ tự tôn giáo. Phát
hiện, theo dõi, phản ánh và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực đất đai cơ sở tôn giáo. Đối với các
vấn đề nổi cộm, đáng quan tâm, nhất là về việc đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, hiến
tăng, nhượng đất, việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng cơ sở thờ tự không
xin phép hoặc chưa được cấp phép; các cơ quan ban ngành chức năng đã tăng
cường công tác nắm tình hình, có phương án xử lý kịp thời, phù hợp. Do đó, việc
khiếu kiện về đất đai, đòi lại đất có nguồn gốc tôn giáo ở các địa phương trong tỉnh
đã được giải quyết xử cơ bản để không để xảy ra điểm nóng về tôn giáo. Đáng chú
ý là chính quyền các cấp đã phối hợp trong việc giải quyết đất đai cho Trung tâm
hành hương Đức mẹ La Vang; nhà thờ Mỹ Lộc, xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong;

chùa Hải Đức, chùa An Chơn, nhà thờ giáo xứ Đông Hà, thành phố Đông Hà…
Về quy hoạch, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các các
tổ chức tôn giáo đến cuối năm 2012, UBND tỉnh đã tiến hành cấp giấy chứng nhận
QSD đất cho trên 80% các cơ sở tôn giáo.
3. Ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai
cơ sở tôn giáo.
3.1. Ưu điểm:


15

- Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo,
đất đai cơ sở tôn giáo được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị quán triệt thực
hiện có hiệu quả, đồng bộ và thống nhất.
- Công tác phối hợp giải quyết vấn đề đất đai cơ sở tôn giáo giữa các cơ quan
liên quan và các địa phương, đơn vị có đông đồng bào tôn giáo cơ bản đồng bộ và
thống nhất đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Do chủ động làm tốt công tác quản lý đất đai, cơ sở thờ tự cũ của tôn giáo
nên trong thời gian qua, Quảng Trị chưa để xảy ra “điểm nóng” liên quan đến đất
đai của các cơ sở tôn giáo.
- Nhìn chung, các chức sắc của tôn giáo hoạt động tuân thủ pháp luật, tôn
trọng chính quyền. Đất đai được Nhà nước trao quyền sử dụng cho các tổ chức tôn
giáo cơ bản được quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
3.2. Hạn chế, khuyết điểm.
- Tình hình tôn giáo và một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có lúc, có nơi
vẫn nảy sinh vấn đề phức tạp.
- Hạn chế về Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và đất
đai cơ sở tôn giáo.
- Hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp huyện và cơ
sở chưa được kiện toàn, trong đó có cán bộ công tác quản lý sử dụng đất đai cơ sở

tôn giáo.
- Một số chức sắc tôn giáo vẫn tìm cách khôi phục lại các cơ sở, các công
trình tôn giáo có trước 1975, lén lút lôi kéo tín đồ tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở
thờ tự nhằm từng bước xin lại đất đai các cơ sở này; hiện tượng“biến gia thành tự”
diễn ra ở nhiều nơi
- Ở một số địa phương có các cơ sở tôn giáo sau khi đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thiếu kiểm tra, theo dõi nên chưa nắm được các vấn đề phát
sinh và buông lỏng quản lý…
3.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai cơ sở tôn
giáo.
Qua nghiên cứu thực tiễn việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đất đai cơ sở tôn
giáo trong thời gian qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận
động giáo dân; tranh thủ các chức sắc, giáo dân tiến bộ gương mẫu thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về tôn giáo, trong đó có
vấn đề đất đai các cơ sở các tôn giáo.
Thứ hai, việc giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai tôn giáo nhất thiết
phải dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo; phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy,
chính quyền và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng
tham gia.


16

Thứ ba, khi phát hiện có dấu hiệu nảy sinh phức tạp về đất đai cơ sở tôn giáo
phải tập trung xử lý kịp thời, triệt để; đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp các
lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp; coi trọng các biện pháp vận động quần
chúng làm chính.
Thứ tư, đối với lĩnh vực đất đai tôn giáo, một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp

nên khi giải quyết cần áp dụng phương pháp thuyết phục, giải thích có lý, có tình
để chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước tạo sự đồng thuận, tự giác chấp hành
Thứ năm, các địa phương có đông đồng bào theo đạo cần có quy hoạch dành
quỹ đất cần thiết cho mục đích tôn giáo trong quỹ đất quy hoạch của địa phương.
Đối với nhà, đất có liên quan đến tôn giáo, các cơ quan, tổ chức khi được giao để
sử dụng phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì phải sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến tình cảm tín ngưỡng của quần
chúng tín đồ.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, của
cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức Nhà nước về công tác tôn giáo.
Chương 3
Quan điểm, mục tiêu, giải pháp, chỉ đạo việc quản lý
dụng đất đai cơ sở tôn giáo tỉnh Quảng Trị
I. Đánh giá tác động về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội và dự báo về tình hình tôn giáo và nhu cầu đất đai cơ sở tôn
giáo.
1. Đánh giá tác động về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo.
Tác động trên lĩnh vực kinh tế.
Tác động về mặt văn hoá- xã hội.
Tác động về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Dự báo tình hình tôn giáo và nhu cầu đất đai cơ sở tôn giáo trong thời
gian đến.
Trong những năm tới, tình hình tôn giáo ở nước ta cũng như tỉnh Quảng Trị
sẽ có những bước phát triển mới, nhưng xu hướng phát triển chậm, thuần tuý tôn
giáo và đúng pháp luật. Tổ chức tôn giáo và đội ngũ chức sắc, tín đồ sẽ có sự gia
tăng về số lượng . Do đó, nhu cầu sử dụng đất đai cơ sở cho các hoạt động về tôn
giáo ngày càng tăng lên. Khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung,
đồng bào có đạo nói riêng ngày càng được nâng cao, các tôn giáo trở về với thế tục,

có sự đan xen hài hoà giữa đạo và đời, các tổ chức tôn giáo sẽ có điều kiện khuyếch
trương thanh thế, phát triển tín đồ vào các tổ chức tôn giáo của mình.


17

II. Quan điểm chỉ đạo công tác quản lý đất đai cơ sở tôn giáo.
Để thực hiện tốt công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh nói chung, công tác quản lý
đất đai cơ sở tôn giáo nói riêng, tạo điều kiện cho các tín đồ, chức sắc hoạt động
thuần tuý tôn giáo theo đúng pháp luật. Trước hết cần thống nhất một số quan điểm
sau:
1. Nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo, về chính sách đất đai liên quan đến tôn giáo để thực hiện đồng bộ việc
quản lý nhà nước về đất đai của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh một cách phù
hợp và đúng pháp luật.
2. Giải quyết vấn đề tôn giáo và đất đai liên quan đến tôn giáo trên cơ sở chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước, song phải xem xét vấn đề đất đai tôn
giáo trên quan điểm lịch sử cụ thể để xử lý một cách biện chứng. Chủ động phát
hiện nguyên nhân nảy sinh vấn đề đất đai trong tôn giáo để sớm xử lý bảo đảm giữ
vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Công tác quản lý đất đai liên quan đến tôn giáo là công việc khó, nhạy
cảm đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ,
chính quyền và các ban, ngành chức năng
4. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….quản lý sử dụng đất đai liên
quan tôn giáo theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục
hành chính đảm bảo đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận tiện cho các tổ chức tôn
giáo trong việc sử dụng đất và xây dựng cơ sở tôn giáo.
III. Mục tiêu chỉ đạo công tác quản lý đất đai cơ sở tôn giáo.
1. Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức, trách

nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân,
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các chức sắc, chức việc, tín đồ và các tầng
lớp nhân dân…
2. Trên cơ sở điều tra cơ bản về thực trạng đất đai cơ sở tôn giáo, dự báo xu
hướng phát triển, nhu cầu đất đai cơ sở tôn giáo để tiến hành rà soát quy hoạch đất
đai nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cơ sở tôn giáo …
3. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả,
hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về đất đai cơ sở tôn giáo.
4. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ tham mưu cấp uỷ Đảng, chính
quyền về lĩnh vực tôn giáo, bảo đảm có tổ chức bộ máy, cán bộ giúp việc theo dõi,
tham mưu đồng bộ, thống nhất; chú trọng đầu tư cho vùng có đông đồng bào có
đạo.
Mục tiêu cụ thể: Hoàn thành những chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tiến hành quy hoạch, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các trung tâm tôn giáo và các cơ sở tôn giáo mới.


18

- Cơ bản các địa phương, đơn vị có đông đồng bào theo đạo hoàn chỉnh quy
hoạch chi tiết đất đai các cơ sở tôn giáo .
- Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các cơ sở tôn giáo.
- Tập trung rà soát, xử lý và giải quyết dứt điểm các vấn đề đất đai có nguồn
gốc tôn giáo (do lịch sử để lại) theo đúng pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn
địa phương.
IV. Các giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo công tác quản lý đất đai cơ sở
tôn giáo.
Quán triệt quan điểm của Đảng: “ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là
công tác vận động quần chúng”. Để thực hiện tốt công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh

nói chung, công tác quản lý đất đai cơ sở tôn giáo nói riêng, tạo điều kiện cho các
tín đồ, chức sắc hoạt động thuần tuý tôn giáo theo đúng pháp luật. Trước hết cần
thống nhất một số giải pháp chỉ đạo sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và đất đai liên quan đến tôn
giáo.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác tôn giáo và
việc quản lý đất đai cơ sở tôn giáo.
3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với
tôn giáo và đất đai cơ sở tôn giáo.
4. Tăng cường công tác vận động quần chúng về công tác tôn giáo và đất đai
cơ sở tôn giáo.
5. Chăm lo xây dựng, cũng cố tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo,
cán bộ quản lý đất đai các cấp vững mạnh.
6. Một số giải pháp cụ thể cần thiết trước mắt.
Trong những năm tới cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành các cấp cần tập
trung vào những giải pháp cụ thể chủ yếu sau:
6.1. Thống nhất quan điểm, chủ trương trong toàn Đảng và hệ thống chính trị
từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn về công tác quản lý, sử dụng đất đai liên quan đến
tôn giáo theo pháp luật. Trên cơ sở kết quả rà soát tổng thể, đầy đủ hiện trạng sử
dụng đất hiện nay của các cơ sở tôn giáo, từ đó phân rõ trách nhiệm cho từng tổ
chức, đơn vị, địa phương và các ban, ngành liên quan giải quyết; xây dựng kế
hoạch theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và
tín đồ trong công tác sử dụng đất đai các cơ sở thờ tự tôn giáo đúng pháp luật và
theo Luật Đất đai (bổ sung, sửa đổi năm 2013).
6.2. Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống chính trị, các ban, ngành liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng (Ban Tôn giáo, Sở Tài
nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng) với các địa phương có đông đồng bào tôn



19

giáo, có nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo để cùng thống nhất trong xem xét, chỉ đạo, giải
quyết những vấn đề đất đai còn tồn tại hoặc nảy sinh liên quan đến tôn giáo,
6.3. UBND các huyện, thị, thành phố cần chỉ đạo các phòng, ban chức năng
rà soát, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở tôn giáo trên địa bàn đang sử dụng đất nhưng
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiến hành lập thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy trình; các trường hợp còn vướng mắc thì
cần tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm. Đối với các trường hợp có tính phức
tạp và nhạy cảm chưa thống nhất giữa các cấp, các ngành trong việc xử lý, giải
quyết thì tổng hợp báo cáo với UBND tỉnh xem xét quyết định.
6.4. Đối với đất đai cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn giáo đang bỏ hoang, nếu
xét thấy ở địa phương đó có số lượng tín đồ đông và tổ chức tôn giáo thực sự có
nhu cầu chính đáng thì cân nhắc, xem xét cấp đất theo quy định phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đai, tránh để tình trạng kéo dài làm cho các tổ chức tôn giáo cảm
nhận chính quyền nhà nước gây khó khăn cho họ. Đồng thời xử lý nghiêm đối với
các hoạt động xúi dục khiếu kiện tranh chấp đất đai trái luật và lợi dụng vấn đề tôn
giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
6.5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát sau kết luận thanh tra về tình
hình quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức tôn giáo; kiên quyết xử lý mềm dẻo
hợp tình, họp lý đúng pháp luật và tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm như:
không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả;
việc cơi nới lấn chiếm đất, tình trạng xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật (khi chưa
có ý kiến của cơ quan chính quyền theo luật quy định).
Phần kết luận
1. Nhìn lại bức tranh tôn giáo sau năm 1975 có thể thấy rằng các tôn giáo ở
tỉnh Quảng Trị đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng tín đồ, chức sắc. chức
việc. nhà tu hành. Các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, niệm phật đường, chùa, tịnh xá,
tịnh thất ... ngày càng được nhà nước quan tâm và được xây dựng, sửa chữa lại

khang trang hơn. Việc đào tạo, bồi dưỡng các chức sắc, chức việc, nhà tu hành,
việc in ấn phổ biến kinh sách được đẩy mạnh và thuận lợi hơn. Hoạt động của các
tôn giáo ngày càng được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Mối quan hệ giữa các tổ
chức tôn giáo, các chức sắc tín đồ và chính quyền địa phương ngày càng gần gũi,
hiểu biết và thông cảm với nhau hơn.
2. Vấn đề quản lý đất đai của các cơ sở tôn giáo là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác tôn giáo theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đã và đang là vấn đề đặc biệt chú ý quan tâm hiện nay cũng như
trong thời gian đến. Vì vậy, để góp phần giúp cho các tôn giáo ở Quảng Trị đi vào
hoạt động ổn định, nề nếp theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”.
3. Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới. Quá trình du nhập và phát triển của các tôn giáo vào


20

Quảng Trị đa phần các tôn giáo luôn gắn bó hoà hợp với cộng đồng dân cư “sống
tốt đời, đẹp đạo”. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đạt được thì đây đó, nơi này hay
nơi khác vẫn còn những vấn đề nẩy sinh đáng quan tâm như: tình hình mua bán,
chuyển nhượng, tranh chấp đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, xây
dựng trái phép…vấn đề truyền đạo trái phép trong vùng đồng bào dân tộc; hiện
tượng một số người mạo danh “Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất” và một số
phần tử cực đoan đội lốt tôn giáo móc nối với các lực lượng thù địch phá hoại, chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
4. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đất
đai của các cơ sở tôn giáo, đề xuất giải pháp quản lý về đất đai của các cơ sở tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ” là một việc làm khó, liên quan đến lĩnh vực
phức tạp, nhạy cảm, nhưng là việc làm cần thiết, cấp bách. Kết quả nghiên cứu của
đề tài giúp cho chúng ta có cơ sở, điều kiện nhìn lại một cách hệ thống toàn bộ bức

tranh tôn giáo, công tác quản lý đất đai cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ,
góp ý của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, của một số ban ngành và các địa phương. Đặc
biệt là sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện cho chúng tôi
hoàn thành đề tài khoa học này. Ban chủ nhiệm Đề tài xin chân thành cảm ơn sự
chỉ đạo, giúp đỡ quý báu đó. Trong phạm vi khả năng, điều kiện nghiên cứu và thời
gian còn có hạn, đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự góp ý của
các đồng chí và các bạn.
Quảng Trị, ngày tháng 5 năm 2014
Ban Dân vận Tỉnh ủy
Thủ trưởng cơ quan

Chủ nhiệm đề tài

Trần Ngọc Ký

Hoàng Đức Thắng


21



×