Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 11 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN
TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
ĐOÀN TRANH *

ABSTRACT

The Central and Highlands regions of Vietnam are the second-highest potential
source of hydroelectric power in the nation. During the last few years, many projects
have gone into operation and contributed significantly to the economic and social
development of the region. However, many such projects have resulted in population
displacement and resettlement, flooding, deforestation and increases in downstream
salinity, which have adversely impacted local economic growth and living standards.
Based on research conducted at the Vu Gia-Thu Bon Basin hydroelectric system, this
paper proposes solutions to develop sustainable hydropower projects in this region.
Key words: hydroelectric power; resettlement; livelyhood; compensation; Central.
1. Những vấn đề về phát triển thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên
Trên dải đất miền Trung và Tây Nguyên, rừng chiếm trên 50% và tạo ra nhiều
nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có nguồn thủy năng dùng trong sản xuất điện.
Không kể các lưu lực sông nhỏ hơn thì miền Trung và Tây Nguyên có 3 lưu vực sông
lớn là lưu vực sông Ba phát nguyên từ núi rừng Tây Nguyên và đổ ra Biển Đông qua
tỉnh Phú Yên, lưu vực sông Sêsan-Srêpôk chảy vào sông Mêkông qua Vương quốc
Campuchia, và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện trên các
nhánh của các hệ thống sông này, nhiều công trình thủy điện lớn nhỏ mọc lên như nấm.
Thủy điện không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, mà còn giải quyết được
bài toán đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam, là một quốc gia có tốc độ tăng
trưởng điện năng gấp hơn hai lần tốc độ tăng trưởng GDP. Thủy điện cũng góp phần
phát triển các cơ sở hạ tầng tại các vùng cao và giải quyết nhiều vấn đề xã hội như định
canh, định cư các vùng dân tộc, giảm dần tình trạng du canh, du cư; phát triển thương
mại và thu hẹp khoảng cách giữa vùng núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị.


Nhờ vậy, người vùng cao dần tiếp cận được các phương tiện của cuộc sống hiện đại và
chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, khi phân tích lợi ích – chi phí của các công trình thủy điện, các báo
244

* ThS, Trường Đại học Duy Tân


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
cáo khả thi chỉ tính toán phần nổi của chi phí là những chi phí xây dựng công trình,
đền bù, tái định cư,… mà không đề cập hoặc tính toán đến phần chìm của nó. Thông
thường những chi phí phần chìm không được tính toán có liên quan nhiều đến các tác
động tiêu cực về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường do các công trình thủy điện
gây ra sau khi đưa công trình vào vận hành. Những tác động tiêu cực chủ yếu có thể
được nêu ra như sau:
a. Những tác động tiêu cực về kinh tế
Thứ nhất, vì quá phụ thuộc vào thời tiết mà nhiều công trình thủy điện không thể
phát huy hết công suất vào mùa hè; hay buộc phải xả nước thay vì phát điện để phục
vụ cấp nước cho thủy lợi, đẩy mặn thâm nhập, gây tổn thất cho nhà đầu tư.
Thứ hai, gây ra lũ lụt lớn phía hạ lưu vào mùa mưa. Việc xả lũ của hồ thủy điện
A Vương năm 2009, và thủy điện Sông Ba Hạ năm 2010 đã làm tổn thất về người và
tài sản, tàn phá nhiều làng mạc và vùi lấp nhiều đồng ruộng tại các vùng hạ lưu gần
đập thủy điện.
Thứ ba, gây ra nạn hạn hán và nhiễm mặn về mùa hè. Cách đây 20 năm, sông
Vĩnh Điện không bao giờ nhiễm mặn, nhưng hiện nay việc nhiễm mặn xảy ra thường
xuyên về mùa khô, Công ty Thủy nông huyện Điện Bàn phải đầu tư thêm hồ chứa dự
phòng để tưới ruộng vào những lúc sông Thu Bồn bị nhiễm mặn sâu.
Tần suất nhiễm mặn của sông Cầu Đỏ ngày càng thường xuyên hơn, nên Công ty
Cấp nước Đà Nẵng phải đầu tư thêm trạm lấy nước sinh hoạt trên đập An Trạch, cách
nhà máy nước Cầu Đỏ trên 10 km. Tất nhiên, nguyên nhân không chỉ từ thủy điện mà

còn từ nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, và phát triển giao thông; tuy nhiên, thủy điện
ngày càng gây ra nhiều tác động “kép” lớn hơn.
b. Những tác động tiêu cực về xã hội

Hình 1: Thủy điện An Khê Kanak xả lũ gây tổn thất phía hạ lưu
ngày 25/5/2011 (ảnh báo Thanh Niên)

245


Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
Vấn đề lớn của thủy điện là việc di dân, tái định cư và đảm bảo sinh kế bền vững
cho các hộ tái định cư. Không kể các công trình đã và đang triển khai khác tại miền
Trung và Tây Nguyên, riêng 8 công trình thủy điện lớn (từ 50MW trở lên) tại Vu Gia
– Thu Bồn làm ngập 10.000 ha và phải di chuyển trên 14.000 nhân khẩu ra khỏi nơi ở
cũ, chưa kể những gia đình không phải di dời nhưng bị mất đất vì phải nhường đất cho
các hộ mới đến. Theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đưa ra tiêu chí: “nơi ở mới
phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Nhiều công trình thủy điện trên hệ thống Vu Gia –
Thu Bồn chỉ thực hiện được một phần nguyên tắc này.

Hình 3: Nhà ở tại Trà Bui khi chưa có TĐC thủy điện Sông Tranh 2 (ảnh: Đoàn Tranh)
Vì đa phần các nhà đầu tư chỉ giải quyết đền bù và tái định cư tại nơi ở mới với
nhà cửa khang trang, giao thông, điện, nước đầy đủ; nhưng sau đó việc đảm bảo sinh
kế bền vững cho các hộ dân như thế nào thì bản thân người bị đền bù, cộng đồng và
chính quyền địa phương phải tự giải quyết, nhà đầu tư hết trách nhiệm. Điển hình là
khu tái định cư Alua Kla, xã Dang, huyện Tây Giang thuộc thủy điện A Vương, người
dân bỏ khu tái định cư để tìm nơi ở khác gần đất canh tác, và UBND huyện Tây Giang
phải xin kinh phí của tỉnh Quảng Nam để tiếp tục di dời người tái định cư đến khu định
cư khác gần đất đai canh tác hơn. Hay khu tái định cư xã Trà Bui thuộc thủy điện Sông

Tranh 2 đã di chuyển từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn còn 30 hộ trong tổng số 674
hộ di dời vẫn chưa có đất canh tác và người dân tiếp tục làm đơn khiếu nại với UBND
Huyện Bắc Trà My.
c. Những tác động tiêu cực về môi trường
Những tác động tiêu cực về môi trường của thủy điện thường tập trung vào các
vấn đề:
1) Gây ngập những cánh rừng, điều này chỉ đúng cho các thủy điện lớn, còn các
thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên tác động này không lớn;
2) Phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, quá trình phân hủy thực vật trong lòng hồ
thủy điện làm phát sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, việc này sẽ được hạn chế
khi làm sạch lòng hồ trước khi tích nước;
246


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
3) Ngăn chặn đường di chuyển của các loài thủy sinh, có những loài cá đi ngược
về thượng nguồn, hoặc có những loài cá đến mùa lũ đi về cửa biển để đẻ trứng, thủy
điện đã ngăn cản đường đi của các loài cá và làm mất đi sự đa dạng sinh học trên các
dòng sông;
4) Gia tăng nạn phá rừng, nhiều đơn vị thi công đã lạm dụng làm sạch lòng hồ
đã khai thác rừng trái phép, điển hình là công trình thủy điện Khe Diên ở Quảng Nam;
ngoài ra, do thiếu đất sản xuất, các hộ tái định cư tiếp tục phá rừng.

Hình 4: Cá chình hoa ở Sông Tranh (ảnh: Đoàn Tranh)
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm ngập 2000 ha, trong đó đa số là đất canh
tác và đất ở; để cấp đất lại cho các hộ tái định cư, thì có gần 2000 ha rừng phòng hộ
cần chuyển đổi mục đích để thành đất sản xuất, đó là chưa kể đến việc phá rừng làm
rẫy trái phép hầu như đã trở thành tập quán của các hộ dân tộc vùng cao.
2. Xu hướng phát triển thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên
Dù có những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường từ các công trình

thủy điện. Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là trong cơ cấu sản xuất điện hiện nay
tại Việt Nam thủy điện chiếm gần 45%. Và điều đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư vào
các công trình thủy điện là giá thành sản xuất của thủy điện bình quân chỉ bằng 1/2 so
với nhiệt điện (chí phí sản xuất điện dùng turbin khí khoảng 4 cent đến 4,5 cent/Kwh).
Ngoài ra, nếu hạn chế được những tác động tiêu cực nhất là vấn đề môi trường thì thủy
điện vẫn được xem là loại hình sản xuất điện ít gây ô nhiễm môi trường nhất chỉ xếp
sau điện gió và điện mặt trời. Chính vì vậy, mà những năm đến, Việt Nam vẫn tiếp tục
khai thác thủy điện. Ngay cả, các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB)
và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trước đây không đồng ý tài trợ cho các dự
án thủy điện tại Việt Nam, thì nay WB đã đồng ý tài trợ 330 triệu USD cho thủy điện
Trung Sơn tỉnh Thanh Hóa (260 MW) và ADB tài trợ 196 triệu USD cho thủy điện
247


Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
Sông Bung 4 (190 MW) tại Quảng Nam và yêu cầu nhà đầu tư phải cam kết giảm thiểu
các tác động đến môi trường, đồng thời, thực hiện đầy đủ các chính sách an toàn của
WB và ADB gồm có chính sách công bố thông tin, chính sách đối với các hộ tái định
cư bắt buộc và chính sách đối với người dân bản địa.
Qua những phân tích trên và dựa vào những nghiên cứu thực trạng phát triển của
các công trình thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên, tác giả cho rằng cần phải có
các giải pháp trong quá trình phê duyệt thiết kế, luận chứng kinh tế kỹ thuật; quá trình
giám sát thi công và cả sau khi nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành. Chỉ có như
vậy mới phát huy những mặt tích cực của thủy điện và hạn chế được những tác động
tiêu cực do thủy điện gây ra.
3. Các giải pháp đảm bảo phát triển thủy điện bền vững
a. Phê duyệt thiết kế hồ chứa thủy điện phải đảm bảo dung tích phòng lũ
Một hồ thủy điện có thể tích hợp 3 chức năng cơ bản: trị thủy, sản xuất điện và
thủy lợi. Tuy nhiên, tùy mục tiêu mà khi phê duyệt thiết kế các hồ thủy điện sẽ đảm
bảo một mục tiêu hay nhiều mục tiêu và mục tiêu nào là quan trọng nhất. Hồ thủy điện

sông Đà có mục tiêu số 1 là trị thủy, tiếp đến là sản xuất điện và cuối cùng là đảm bảo
tưới cho hạ lưu đồng bằng Sông Hồng; hồ Phú Ninh ở Quảng Nam và Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh
mục tiêu số 1 là thủy lợi, còn trị thủy và thủy điện là phụ. Còn các hồ chứa của các
công trình thủy điện đã triển khai ở miền Trung và Tây Nguyên có mục tiêu ưu tiên là
phát điện, dung tích phòng lũ hầu như không có và yêu cầu phát điện ở mức đảm bảo
dòng chảy tối thiểu để về mùa khô dòng sông không bị cạn kiệt.
Để khắc phục những tác hại của các thủy điện trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn
gây ra lũ lớn cho hạ lưu vừa qua, Chính phủ có Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày
13/10/2010 phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn gồm 06 hồ: A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Đăk
Mi 1 với các nguyên tắc: 1) đảm bảo an toàn công trình; 2) góp phần giảm lũ cho hạ
lưu; và 3) đảm bảo hiệu quả phát điện. Cũng theo qui định này, các hồ thủy điện không
có dung tích phòng lũ phải dành 10% dung tích hồ để đón lũ thượng lưu. Đây là cách
để khắc phục những nhược điểm do không chú ý đến dung tích phòng lũ của các hồ
thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên khi phê duyệt thiết kế trước đây.
Chính vì vậy, bài viết cho rằng, Chính phủ cần phải có những qui định đối với
công tác phê duyệt thiết kế các hồ chứa thủy điện dù lớn hay nhỏ, nhất là các công trình
thủy điện bậc thang luôn phải tính toán đến dung tích phòng lũ.
b. Giám sát nhà đầu tư trong quá trình thi công và sau khi đưa nhà máy thủy
điện vào vận hành
Các dự án thủy điện luôn có báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và
phương án đền bù tái định cư. Các dự án thủy điện lớn (từ 50 MW trở lên), các EIA
do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, dự án nhỏ hơn do Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt. Một công trình thủy điện có rất nhiều Bộ
quản lý, liên quan đến thu hồi và cấp đất có Bộ Tài nguyên và Môi trường; liên quan
248


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
đến thủy lợi, nguồn thủy sinh có Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; liên quan

đến chất lượng công trình và dự án có Bộ Công Thương và nhiều bộ liên quan khác.
Tuy nhiên, khi thủy điện gây ra sự cố thì trách nhiệm của các Bộ tới đâu hầu như khó
phân định; nên các cơ quan chức năng cấp tỉnh nhiều khi rất lúng túng trong xử lý; cuối
cùng UBND cấp huyện nơi dự án triển khai là đầu mối giải quyết mọi việc.
Riêng các dự án thủy điện do WB và ADB tài trợ, thì nhà đầu tư ngoài việc tuân
thủ các qui định của Chính phủ Việt Nam, còn phải cam kết thực hiện các chính sách
của các định chế tài chính này gồm ba chính sách cơ bản: 1) chính sách về môi trường;
2) chính sách đối với người bản địa; và 3) chính sách đối với người tái định cư bắt
buộc. Việc thực hiện các chính sách này được dựa trên các nguyên tắc cơ bản: 1) công
khai và có sự tham gia của người dân; 2) chịu sự giám sát của cộng đồng trong quá
trình thực hiện; 3) giảm thiểu những tác động tiêu cực và rủi ro; và 4) bảo đảm sinh kế
bền vững. Để giám sát chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các chính sách và nguyên tắc này,
các tổ chức tài chính này có văn phòng quản lý dự án ngay tại hiện trường với chức
năng phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi
dự án cùng tham gia và giám sát quá trình thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo việc đánh giá
chính xác và khách quan, các tổ chức tài chính này còn thuê các tổ chức đánh giá độc lập
để đánh giá việc thực hiện các chính sách mà chủ đầu tư đã cam kết khi vay vốn.
Khi so sánh những qui định của Chính phủ và các chính sách an toàn của WB
và ADB đều có nhiều điểm tương đồng. Chỉ có sự khá khác biệt đó là việc giám sát
các dự án ngoài việc phải tuân thủ các qui định của Nhà nước, các tổ chức này luôn đề
cao vai trò giám sát của cộng đồng bị ảnh hưởng và nhiều kênh đánh giá độc lập khác.
Quá trình giám sát này là liên tục, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và cả sau khi dự
án được đưa vào vận hành, để từ đó rút ra những kinh nghiệm để tài trợ cho các dự án
tiếp theo.
c. Thực hiện chính sách công bố thông tin và nâng cao vai trò giám sát của cộng
đồng tái định cư thủy điện
Chính sách công bố thông tin là chính sách quan trọng của WB và ADB khi triển
khai các dự án, và nó có các nội dung cơ bản:
1) Mọi người dân bị ảnh hưởng phải được tiếp cận đầy đủ thông tin về dự án; có
thể từ chính quyền địa phương, cơ sở, từ chủ đầu tư, từ văn phòng giám sát dự án,…;

2) Người bị ảnh hưởng được tham gia từ việc kiểm kê đền bù, lựa chọn vị trí tái
định cư, lựa chọn hình thức tái định cư, lựa chọn kiểu nhà, lựa chọn nguồn nước, vị trí
canh tác,… để đảm bảo cuộc sống tại nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ;
3) Người dân phải biết nơi cần gửi khiếu nại nếu chính sách công bố thông tin
bị vi phạm;
4) Một khâu nào đó của dự án chỉ được tiếp tục khi mọi khúc mắc của người dân
được giải tỏa hoàn toàn.
Hình 5 là qui trình đền bù tại công trình thủy điện Sông Bung 4 do ADB tài trợ.
Khi kiểm kê đất đai, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc đều có sự tham gia của người dân;
sau đó Phòng Kế hoạch Tài chính huyện Nam Giang áp giá đền bù theo Quyết định số
249


Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
23 /2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và được UBND huyện Nam Giang
phê duyệt. Số tiền đền bù sẽ được tính chi tiết và gửi đến từng hộ dân, đồng thời niêm
yết tại cơ quan thôn; nếu sau 20 ngày người dân không khiếu nại thì chủ đầu tư sẽ chi
trả tận tay cho người bị ảnh hưởng dưới sự giám sát của Phòng Kế hoạch Tài chính
huyện và chính quyền thôn. Những hộ sau khi nhận tiền nếu di chuyển đúng tiến độ sẽ
được chi thưởng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Không chỉ việc đền bù, mà việc chọn vị trí tái định cư, vị trí đất canh tác, kiểu
nhà, lựa chọn hình thức di chuyển tự do hay vào khu tái định cư,… đều có sự tham gia
và quyết định của người dân theo những chuẩn mực chung do UBND tỉnh Quảng Nam
qui định thống nhất trên địa bàn. Và chính quá trình tiếp cận thông tin và được tham
gia vào mọi quá trình đền bù, tái định cư đã nâng cao nhận thức của người dân về dự
án và cũng chính là quá trình người dân tham gia giám sát hiệu quả hơn đối với việc
tuân thủ của nhà đầu tư trong việc thực hiện đúng chính sách của Chính phủ và chính
sách của nhà tài trợ.


Hình 5: Lưu đồ qui trình thực hiện đền bù tại Sông Bung 4
d. Đảm bảo nguồn lực sản xuất và sinh kế bền vững của cộng đồng tái định cư
Theo định nghĩa chung nhất của kinh tế học thì sinh kế được xem như là nghề
nghiệp, việc làm hay những cách thức tạo ra thu nhập nhằm đáp ứng những nhu cầu
250


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
thiết yếu của cuộc sống. Đối với cộng đồng các dân tộc miền núi, sinh kế của họ chủ
yếu dựa trên các nguồn lực quan trọng như đất đai, lao động, kiến thức và kinh nghiệm,
các công cụ, và cả nguồn lợi từ rừng là những cách thức để tạo ra nguồn lương thực,
thực phẩm và thu nhập. Tuy nhiên, khi phải di dời khỏi nơi ở cũ để dành lòng hồ lại
cho các công trình thủy điện, cộng đồng tái định cư thường đối mặt với thiếu đất canh
tác, thiếu việc làm, và thiếu thu nhập.
Vì vậy, để đảm bảo sinh kế bền vững của cộng đồng tái định cư thì điều trước
tiên phải đảm bảo các nguồn lực của sản xuất; tiếp đến phải tạo ra sinh kế mới; đồng
thời phải nâng cao nhận thức
trong cộng đồng, gắn với sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức để cộng đồng tái
định cư có thể vượt qua được những tổn thương nếu có.
Hình 6 thể hiện những nội dung của sinh kế bền vững đối với cộng đồng tái định
cư thủy điện:
1) Đảm bảo các nguồn lực. Trong đó cấp đủ ruộng lúa nước là quan trọng nhất,
vì lúa rẫy (lúa nương) chỉ cho năng suất 1,5 tấn/ha và chỉ canh tác được một vụ trong
năm; trong khi đó, lúa nước có thể cho năng suất 3,5 tấn/ha và canh tác được 2 vụ/năm
nếu có nước thủy lợi. Mỗi hộ (4 nhân khẩu) chỉ cần
300 m2 ruộng lúa nước thì cung cấp đủ lương thực, nếu không hộ đó cần đến 1,5
ha ruộng lúa rẫy. Thời gian qua, các đầu tư thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên
chưa làm được điều này đối với cộng đồng tái định cư thủy điện.
2) Phát triển sinh kế mới. Để giảm phá rừng, bảo tồn và tái sinh rừng, và thay
vào đó để có thu nhập cần phải phát triển các sinh kế mới, đây là giải pháp mang tính

lâu dài. Các công trình thủy điện đã đầu tư vào hạ tầng giao thông, điện, nước, thông
tin liên lạc tốt hơn; đây là điều kiện để phát triển các hoạt động thương mại; qua đó các
sản vật của người dân tái định cư không còn đáp ứng chỉ để tự cung tự cấp mà có điều
kiện chuyển sang giao lưu hàng hóa.
Quá trình này sẽ tiến đến thu hẹp khoảng cách giữa vùng cao và đồng bằng, phát
triển kinh tế, tăng thu nhập và người dân vùng cao có điều kiện nâng cao được chất
lượng cuộc sống của chính họ.
3) Nâng cao nhận thức và những hổ trợ từ Nhà nước và cộng đồng. Nhờ nâng
cao năng lực bản thân mà người dân sẽ có khả năng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
lực hiện có; đồng thời để khắc phục được tính dễ bị tổn thương, người dân vùng núi
dưới sự giúp đỡ của cộng đồng và Nhà nước tự phát triển thêm các sinh kế mới. Tất cả
những điều này sẽ làm tăng thu nhập của họ.
An ninh lương thực đảm bảo kết hợp với thu nhập tăng lên cũng đồng nghĩa cuộc
sống của cộng đồng các dân tộc vùng núi luôn bền vững.

251


Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

Hình 6: Các nội dung của sinh kế bền vững cho cộng đồng tái định cư thủy điện
e. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích thủy điện
Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích thủy điện sẽ tạo ra tác động “kép” nâng cao lợi
ích của các công trình thủy điện lớn hơn nhờ sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn
lực hiện có thông qua sự hợp tác giữa các đối tượng hưởng lợi là nhà đầu tư và cộng
đồng sống trên lưu vực có thủy điện. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tạo ra
thể chế hiệu quả và giám sát cơ chế này nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan.
Việc triển khai cơ chế này sẽ đem lại nhiều lợi ích: 1) nhà máy thủy điện sẽ có nguồn
nước dồi dào; 2) cộng đồng dân cư sống trong lưu vực có thu nhập mà không phải phá
rừng; và 3) Nhà nước đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường.


Hình 7: Những quyền lợi và nghĩa vụ qua cơ chế chia sẻ lợi ích
252


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
Hình 7 thể hiện mối quan hệ giữa các đối tác, vai trò và vị trí của mỗi đối tác; sự
thành công của cơ chế này đòi hỏi phải có sự tham gia của chính quyền địa phương. Cơ
chế này là khả thi và đang được thực hiện một phần tại tỉnh Quảng Nam. Hiện tại, tỉnh
Quảng Nam thu thuế tài nguyên từ thủy điện A Vương (khoảng 12 tỷ đồng mỗi năm),
tỉnh giữ lại 60%, còn 40% giao về 3 huyện là Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang
để thực hiện các chương trình phát triển hổ trợ các cộng đồng tái định cư bị ảnh hưởng
bởi thủy điện và cộng đồng dân cư sống trên địa bàn. Tuy nhiên, số tiền này không đủ
để tạo thu nhập của người dân trong tham gia bảo vệ rừng; cần phải huy động thêm
các nguồn khác trong đó phải có sự đóng góp thêm của nhà máy thủy điện từ lợi nhuận
sau thuế. Điều này sẽ đem lại những lợi ích lớn hơn cho nhà máy thủy điện nếu mọi
người dân đều tham gia bảo vệ rừng để có thu nhập. Trước đây, tại tỉnh Quảng Nam đã
thực hiện chương trình trồng cây lâm nghiệp trên đất nương rẫy và Nhà nước sẽ cấp bù
lương thực cho người dân; xét cho cùng thì trồng lúa trên đất nương rẫy rất bấp bênh,
cuối cùng người dân vùng núi tỉnh Quảng Nam chủ yếu vẫn dựa vào cây sắn. Rất tiếc
là chương trình này không được duy trì lâu và người dân quay lại với phát rẫy canh tác
theo truyền thống.
Giải pháp này nằm trong chiến lược phát triển thủy điện bền vững cả về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. Việc triển khai cơ chế này chắc chắn sẽ đem nhiều lợi ích cho
cả nhà đầu tư, người dân địa phương và cho mục tiêu bảo vệ môi trường của Nhà nước.
4. Kết luận
Không ai phủ nhận sự đóng góp của thủy điện vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội các vùng cao. Thời gian
qua, nhiều công trình thủy điện đã gây ra nhiều tác động xấu đến xã hội và môi trường,
gây tổn thất cho nền kinh tế, tài sản cũng như nhân mạng của người dân vùng lũ. Vì

vậy, nhiều chuyên gia và nhiều tiếng nói từ các tổ chức và người dân không đồng tình
với cách triển khai các dự án thủy điện như thời gian vừa qua.
Riêng bài viết phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của các dự án thủy điện
để từ đó cho thấy những tác động tiêu cực là do những nhà đầu tư thủy điện muốn tiết
kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận; do qui trình, thủ tục trong quản lý của các cơ quan
chức năng của Chính phủ khi thực hiện các qui định chưa rõ ràng và nhiều chính sách
chưa có tính nhất quán; các định chế tài chính trong nước chỉ mới quan tâm đến thu
hồi đồng vốn và mục tiêu vì lợi ích tài chính, còn mục tiêu xã hội của đồng vốn cho
vay chưa được quan tâm.
Nếu phát triển thủy điện chỉ nhằm mục tiêu kinh tế thì hiệu quả kinh tế, xã hội
của nó chỉ có tính ngắn hạn và tương lai dài hạn của nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại lớn
hơn từ những tác động tiêu cực do thủy điện gây ra đối với nền kinh tế, xã hội và môi
trường. Đời sống của một nhà máy thủy điện có thể kéo dài 100 năm thì không lý gì chỉ
quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn của đầu tư thủy điện mà không quan tâm đến những
lợi ích trong dài hạn. Vì vậy, những giải pháp được đề nghị hy vọng sẽ góp phần tạo
ra những cơ chế và chính sách tốt hơn để thủy điện miền Trung và Tây Nguyên phát
triển bền vững.

253


Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Quyết định số 23 /2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Qui hoạch tổng thể tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, Công ty CP Tư vấn và Phát triển Kỹ
thuật Tài nguyên Nước, Đà Nẵng, 2006.
4. Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 3, Báo cáo tóm tắt: Đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bồi thường và tái định cư thủy điện Sông Bung 4, Tam Kỳ, 2005.
5. Trần Hà, Đoàn Tranh, Nghiên cứu tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011.
6. Doan Tranh, Livelihoods for re-settled communities, CRBOM Small Publiccations Series
No. 36, Center for River Basin Organization and Management, Indonesia, 2011 (www.crbom.org/SPS/).
7. Environmental Assessment of the Quang Nam Province Hydropower Plan for the Vu GiaThu Bon River Basin, ADB, Hanoi, 2008.
8.

254

ADB, Safeguard Policy Statement, 2009.



×