Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng tràm u minh hạ và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.77 KB, 39 trang )

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : TS. Lê Quốc Tuấn
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm 08
1. Nguyễn Văn Tý 11157354
2. Phạm Nguyệt Phương 11157050
3. Ngô Thị Cẩm Dung 11157092
4. Nguyễn Minh Thùy Khanh 11157018
5. Nguyễn Thị Khánh Ly 12127248
6. Đặng Thị Liên 11157174
7. Phạm Thị Mỹ Oanh 11157419

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2013
2

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài 5
1.2.1. Mục tiêu của đề tài 5
1.2.2. Nội dung của đề tài 6
1.2.3. Giới hạn, phạm vi đề tài 6
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài 6


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 7
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rừng Tràm U Minh Hạ 7
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 10
2.1.3. Vai trò của rừng U Minh Hạ 12
2.2. Khái quát về cây tràm 13
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng Tràm U Minh Hạ 17
2.4. Cháy rừng tràm và ảnh hƣởng của nó lên sinh thái môi trƣờng vùng rừng
U Minh 18
2.4.1. Cháy rừng và nguyên nhân cháy rừng tràm U Minh Hạ 18
2.4.2. Tác hại của việc cháy rừng về mặt sinh thái môi trường 19
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Thu thập tài liệu 21
3.3.2. Khảo sát thực tế 22
3.3.3. Phỏng vấn 22
3.3.4. Xác định nhanh sinh khối rừng tràm 22
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng tràm U Minh Hạ 26
3.3.6. Phương pháp tính trữ lượng Cacbon 30
CHƢƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 34
3

CHƢƠNG 6: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 34
PHỤ LỤC 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39


4




CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Tràm ( Melaleuca cajuputi ) là một trong số 220 loài trong chi Melaleuca thuộc
họ Sim ( Myrtaceae ). Là loài gỗ nhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bố rộng trên
vùng nhiệt dới và á nhiệt đới. thường được tìm thấy ở những vùng đất nghèo dinh
dưỡng và ẩm ướt. ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở các vùng
đất phèn ngập nước không hoặc ít bị nhiễm mặt. tỉnh Cà Mau là một trong những địa
phương có diện tích rừng tràm tập trung lớn, phân bố chủ yếu ở các huyện U Minh,
Trấn Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm đất phèn điển hình là đất phền than bùn và
đất phèn không có lớp than bùn. Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc
phòng hộ chống gió bão, là nơi cư trí của nhiều loại động vật hoang dã nhất là các loài
bò sát, cá và các loài chim. Những sản phẩm kinh tế từ rừng tràm rất đa dạng: tinh dầu
tràm, mật ong được sử dụng trong chế biến thực phẩm, gỗ tràm được sử dụng phổ
biến trong việc gia cố nền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt. đặc biệt trên
các khu vực giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa
phương ở đồng bằng song Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủ lực trong việc
phát triển kinh tế nông hộ. trong những năm gần đây để tăng cường hiệu quả và đẩy
mạnh công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng ràm, việc đắp các đập giữ nước
trong mùa khô và hoàn thiện dần hệ thống kênh mương nội đồng trong khu vực nội
tràm U Minh đã đem lạ kết quả khả quan, tình trạng cháy rừng được từng bước ngăn
chặn. tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó do việc giữ nước mang lại, một số yếu tố
bất lợi đã phát sinh như: đã có một số diện tích rừng Tràm bị chết đồng loạt ( 1998 )
mà không rõ nguyên nhân cụ thể, chủ yếu là trên các vùng bị ngập quanh năm( do
việc quản lý nước phòng cháy chữa cháy ). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng các
yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm trên đất phèn là rất
thiết, từ đó ta sẽ đánh giá được sinh khối của rừng Tràm U Minh như thế nào?

5

Bên cạnh đó U Minh Hạ là một trong ba khu rừng thuộc hệ sinh thái rừng ngập
nước còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm rừng U Minh Hạ Cà Mau,
rừng U Minh Thượng Kiên Giang và vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp). Rừng
tràm U Minh Hạ được giới nghiên cứu khoa học đánh giá là bảo tàng sinh thái sống về
các loài động, thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long, là
nơi sinh trưởng của hơn 250 loài thực vật đặc hữu, nhiều loài cá, hơn 20 loài bò sát,
lưỡng cư (trong đó nhiều loài quý hiếm như: rắn hổ mang chúa, rái cá lông mũi, tê tê,
rùa vàng, trăn gấm, kỳ đà…) và 182 loài chim, 40 loài thú, nhiều loài côn trùng.
U Minh Hạ giàu tiềm năng là vậy, nhưng đời sống của người dân dưới tán rừng
này lại rất nghèo, nhiều gia đình còn lâm cảnh đói. Nghịch lý này đã diễn ra hằng chục
năm qua dưới tán rừng xanh tốt này. Sống giữa vùng đất đai thênh thang, song nhiều
người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ phải đi làm mướn, mót lúa, mót củi hầm
than mà sống.
Một nghịch lý nữa là trong khi những cánh rừng của dân xơ xác, tràm không lớn
nổi, lúa không sống được thì nhiều khu đất rừng màu mỡ đã được giao cho hàng loạt
cán bộ địa phương. Những cánh rừng này nằm trên vùng cao nên cây xanh tốt, còn
rừng của dân nằm ở vùng trũng, phèn ứ đọng nên cây tràm không lớn nổi, trồng lúa
cũng khó trổ bông.
Như vậy để biết được, đánh giá được giá trị sinh khối của rừng như thế nào, việc
quản lí như thế nào để đảm bảo được sự phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ được giá trị
tài nguyên của chúng. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ SINH KHỐI Ở RỪNG TRÀM U MINH HẠ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng được mô hình biểu diễn quan hệ giữa sinh khối ( tươi và khô ) của
các bộ phận trên măt đất của cây Tràm ( than, cành, lá ) sinh trưởng trên đất nhằm là
cơ sở xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ngoài thực địa.

- Đánh giá sinh khối của rừng tràm U Minh Hạ.
- Đề xuất biện pháp phát triển bền vững.
6

1.2.2. Nội dung của đề tài
- Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của rừng tràm U Minh
Hạ
- Hiện trạng tài nguyên rừng tràm U Minh Hạ
- Ảnh hưởng của việc cháy rừng đến sinh khối
- Nghiên cứu quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm và giữa chúng
với đường kính thân cây
- Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm
- Đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong khai thác cũng như trong quản lí
- Dự kiến kết quả đạt được.
1.2.3. Giới hạn, phạm vi đề tài
- Nghiên cứu đánh giá sinh khối ở rừng tràm U Minh Hạ. Khu vực nghiên cứu
chỉ giới hạn ở rừng U Minh Hạ ở tỉnh Cà Mau.
- Nội dung chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến sinh khối của cây tràm.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
- Về lí luận, là đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để đánh giá sự tích lũy sinh khối và
khả năng cố định CO2 của cây tràm.
- Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho việc
xác định sinh khối của rừng Tràm và tính toán khả năng dự trữ các bon trong bộ phận
cây Tràm và thải CO2 của rừng Tràm vào không khí.
- Cùng với đó là đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong quá trình khai
thác cũng như trong quản lí.
7

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rừng Tràm U Minh Hạ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là khu vực có hệ động, thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn
do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Điều kiện đất đai,khí hậu phù hợp với sự
sinh trưởng và phát triển của cây Tràm.Rừng Tràm dễ bị cháy,nhất là vào mùa khô.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
- Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.256 ha nằm trên địa bàn các xã
Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây
Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.
- Tọa độ: Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ Bắc và 104°54′11″ tới 104°59′16″ kinh
Đông.
 Bắc giáp tuyến 27 - Phân trại K3 thuộc trại giam K1 Cái Tàu;
 Nam giáp vùng đệm kinh xáng Minh Hà;
 Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi;
 Tây giáp kinh 90, phân trường Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi.
- Vườn quốc gia U Minh Hạ có ba phân khu chính gồm:
 Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn: 2.592,6 ha
 Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước: 5.134,2
ha
 Phân khu dịch vụ hành chính: 801 ha
- Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các
lâm-ngư trường U Minh 1, 3, lâm-ngư trường Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và
trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải.
2.1.1.2. Địa hình và đất đai
 Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch bình quân so với mực nước biển
từ 1,5m đến 2,5m, độ chênh cao trong vùng rừng từ 0,5m đến 2m nghiêng và thấp đân
8

về phía Tây Bắc sang Đông Nam, thuộc vùng trũng nhất của Cà Mau, thuộc 2 huyện
U Minh và Trần Văn Thời.

 Đất đai:
- Trên lâm phần có 2 loại đất chính:
 Đất than bùn: diện tích 1.664 ha(chiếm 22,7% diện tích)
 Đất sét: diện tích 6.863 ha (chiếm 77,3% diện tích)
Do quá trình cố định đất hình thành than bùn từ sự phá hủy của nhiều nguyên
nhân,đất ở đây
2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn
 Khí hậu:
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới tuy nhiên do địa hình rừng ngập mặn nên
thời tiết nóng ẩm quanh năm.Được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mưa.
 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.336mm,tập trung chủ yếu vào mùa mưa
(90%),mùa khô hầu như không mưa.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,0oC ;tháng nóng nhất 32,7oC ;tổng nhiệt
độ cả năm khoảng 9.500-10.000oC.
- Độ ẩm trung bình cả năm là 79,8%,vào tháng khô là 75%,đôi khi hạ thấp đến
25%(tháng 3).
- Tốc độ gió trung bình 3-4m/giây.
 Thủy văn
Trên khu vực có 2 con sông lớn chạy qua là sông Trẹm và sông CáiTàu chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều biển Tây với biên độ trung bình 0.5m.
Tuy nhiên do dòng chảy yếu và toàn khu vực rừng U Minh Hạ đều có đê bao nên
chế độ thủy triều tác động rất ít đến lâm phần.
2.1.1.4. Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ đã được các nhà khoa học đánh giá là có giá
trị sinh khối (Biomass) được xếp vào loại cao trong các kiểu thảm rừng ngập nước
trong khu vực. Tính đa dạng sinh học động ,thực vật của rừng Tràm U Minh Hạ rất
9


phong phú,có nhiều loại động,thực vật quí hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học,bảo
tồn nguồn gen,phát triển du lịch sinh thái
 Động vật:
- Các loài động vật có đến 161 loài thuộc 66 họ,27 bộ khác nhau, trong đó:
 Thú có hơn 40 loài,nhiều nhất là các loài thú như:heo rừng,nai,khỉ vàng,cà
khu,cầy hương,dơi quạ,chồn,rái cá lông mũi….
 Lưỡng cư có 11 loài thuộc 5 họ, 2 bộ và nhiều loài côn trùng khác.
 Bò sát có hơn 36 loài thuộc 16 họ, 3 bộ trong đó phải kể đến :rắn hổ đất, rắn hổ
mang chúa, rắn mai gầm, trăn gấm, kì đà nước, tắc kè, tê tê, rùa vàng, rùa răng
(càng nước), rùa nắp……
 Chim có hơn 182 loài thuộc 32 họ và thú có 21 loài thuộc 12 họ. Trong đó có
các loài quí hiếm như:gà đẫy, gà soái, khoang cổ, chàng bè, le te,diệc, cò trắng,
cò đen, cò lùn, còng cọc, hạt cổ trắng……
 Cá Ngoài ra, trên lâm phần có hơn 100km kênh mương với tổng diện tích mặt
nước hơn 1 triệu mét vuông (chưa kể diện tích của các thảm cỏ ngập nước theo
mùa) là nơi trú ngụ và phát triển của các loài cá nước ngọt sinh sống và phát
triển.Trong đó có nhiều loại cá có giá trị khoa học và kinh tế như :cá lóc, sạc
rằn, sặc bướm, trê vàng, rô đồng, thác lác, trạch…
- Hệ động vật không chỉ phong phú về thành phần mà còn có mức độ tập trung
cá thể lớn.Có nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và khoa được các nhà khoa học
đánh giá là một hệ sinh thái có tính sinh học rất cao của tự nhiên và giá trị khoa học
cao trong nghiên cứu điển hình hệ thống rừng ngập nước nguyên sinh ở vùng đất ngập
nước đầm lầy khu vực Nam bộ
 Thực vật:
- Có 3 kiểu thảm thực vật chính:
 Rừng tràm bán tự nhiên.
 Rừng tràm trồng.
 Trảng cỏ ngập nước theo mùa.
- Hệ thực vật gồm:78 loài, thuộc 65 chi và 36 họ.Trong đó ,cây gỗ chủ yếu là
tràm (Melaleuca Cajuputi) và một số cây gỗ khác như móp (Alsbiuia Spathukata),bùi

(IlexCymosa),tràm khế (Eugenia Jamlolana),tràm sẽ (Eugenia Liucata);cây bụi có một
10

số loài đại diện như mua lông (Melastona Pelyauthium),mật cật gai (Lienala
Spinosa),bòng bòng (Lygedium Myerephullum),dầu đấu ba lá (Enodia Lepta),bí bái
(Aetenychia Laurifellia);thảm tươi có các loài đại diện như sậy (Phragmites
Karka),choại (Stenochlean Palustrie),cỏ đuôi lươn (Machaerinafalcata).mây nước
(Flagellaria Indica),nhiều loài dương xỉ,tảo….
- Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh
thái rừng ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói
chung.
2.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Cà Mau là một khu vực có diện tích rừng Tràm tập trung khá lớn, trong đó đất có
rừng Tràm thuần loại chiếm 62.8%. Rừng Tràm là đối tượng thường xảy ra cháy hàng
năm, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng và môi trường thiên
nhiên. Khu vực nghiên cứu có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của
cây Tràm. Đó là cơ sở cho việc phục hồi và phát triển rừng.
Do rừng Tràm dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Cháy rừng càng đặc biệt nguy
hiểm bởi tình trạng phân bố dân cư xen kẽ với rừng nên việc phòng chống cháy rừng
có tầm quan trọng đặc biệt. Từ vấn đề trên, từ giữa những năm 80 của thế kỹ XX, việc
đào kênh lưu thông nội đồng và hệ thống đê bao đã được xúc tiến mạnh mẽ. Đến nay,
hệ thống nầy đã khá hoàn chỉnh với trung bình khoảng 1 km có 1 kênh chính với
chiều ngang 8 – 10m và sâu bình quân 1.5 – 2m. Hệ thống nầy được thiết lập với mục
tiêu chính là giữ nước lại trong mùa khô để hạn chế cháy rừng và tạo điều kiện thuận
lợi trong giao thông, vận chuyển nông, lâm sản và tạo điều kiện phát 28 triển kinh tế,
xã hội trong khu vực. Kết quả của việc làm nầy là đã hạn chế được phần nào nạn cháy
rừng hằng năm, tuy nhiên cũng đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sinh trưởng tự
nhiên của lâm phần do lượng nước được giữ lại trong rừng với thời gian dài hơn bình
thường, độ sâu ngập cũng cao hơn do lượng nước tích lũy trong mùa mưa bởi hệ
thống đê bao rừng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

11

Những năm qua, tỉnh Cà Mau nói chung và huyện U Minh nói riêng luôn quan
tâm thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, chính sách đối với các hộ gia đình,
người lao động nhận khoán đất rừng lâm nghiệp theo các văn bản chỉ đạo của Trung
ương. Từ đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ, đời sống
nhân dân trong lâm phần dần được cải thiện và từng bước phát triển đáng kể. Song,
đâu đó trong những lâm phần vẫn tồn đọng những khó khăn, vướng mắc.
 Thuận lợi
- Thực hiện tốt các chính sách đối với hộ gia đình và người lao động nhận khoán
tại các lâm trường quốc doanh tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Quá trình sắp xếp, chuyển đổi từ các lâm ngư trường quốc doanh sang Ban
Quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp đi vào hoạt động ổn định, các hoạt
động sản xuất càng hiệu quả, ý thức bảo vệ và phát triển rừng đối với các hộ nhận
khoán đất rừng được nâng cao.
- Thực hiện giải pháp san bờ lấp kênh để trồng lại rừng đước, diện tích rừng
trồng được tập trung hơn, tạo ra các băng rừng lớn,tỷ lệ có rừng phòng hộ được nâng
cao.
- Việc trồng thâm canh rừng phát triển nhanh; chuyển đổi loại cây trồng có năng
suất cao, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, được doanh nghiệp và người dân quan tâm
thực hiện. Tỉnh Cà Mau đã lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-
2020; quy hoạch, bảo tồn và phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.
- Thực hiện tốt các chính sách trong Luật Bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi
cho tất cả người lao động. Các chính sách trợ giúp xã hội kết hợp chặt chẽ với các
chính sách trong hệ thống an sinh xã hội, các chính sách, chủ trương hỗ trợ người
nghèo, cận nghèo phù hợp với từng đối tượng cụ thể tạo sự đồng thuận trong dân, đảm
bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
- Lực lượng kiểm lâm trang bị đầy đủ kĩ năng và chủ động trong các hoạt động

bảo vệ rừng và các hệ sinh thái trong khu vực, đặc biệt là công tác phòng chống cháy
rừng vào mùa khô.
-
 Khó khăn
12

- Nhiều hộ dân do thiếu vốn sản xuất, thiếu vốn trồng rừng thâm canh cùng với ý
thức người dân trong công tác bảo vệ rừng còn chưa cao dẫn đến các hình vi phạm
Luật Bảo vệ và phát triển rừng còn diễn ra ,từ đó tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm tài
nguyên rừng.
- Công tác quản lý còn yếu kém, lỏng lẻo, đội ngũ Quản lí rừng, lực lượng kiểm
lâm chưa được trang bị vững kiến thức, tinh thần trách nhiệm, năng lực ngiệp vụ chưa
cao.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất phòng cháy, chữa cháy còn hạn chế không đáp
ứng được nhu cầu thực tế.
- Cấu trúc và vị trí lớp than bùn là nguyên nhân chính gây cháy rừng, gây khó
khăn trong việc phát hiện và khắc phục khi lửa bốc cháy,đồng thời hệ thống kênh,
rạch chằng chịt gây thất thoát nước,dẫn đến thiếu nước phòng háy chữa cháy.Nguy cơ
cháy rừng tăng cao, hậu quả ngày càng khó lường.
2.1.3. Vai trò của rừng U Minh Hạ

- Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa
dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn.
- Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển
nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử,
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
- Giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và giữ nước, cản bớt nước
chảy bề mặt, bảo vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh tự nhiên chu trình thủy học, ảnh
hưởng đến khí hậu địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dòng chảy mặt
và ngầm.

- Rừng cung cấp nhiều đặc sản quí như gỗ, dược phẩm, chim thú….tạo công ăn
việc làm,phục vụ cho đời sống của người dân.
- Rừng còn bổ sung khí cho không khí (nhờ cây xanh có khả năng hấp thu khí
CO2 để thực hiện quang hợp…) và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hóa
cacbon và thải khí oxy, lọc sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, chống lũ lụt, xói
mòn.
13

2.2. Khái quát về cây tràm

Hình 1: Cây Tràm
Giới (regnum)
Plantae
(không phân hạng)
Angiospermae
(không phân hạng)
Eudicots
(không phân hạng)
Rosids
Bộ (ordo)
Myrtales
14

Họ (familia)
Myrtaceae
Chi (genus)
Melaleuca
Loài (species)
M. leucadendra


 Tràm:
Tên khác: Chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng
 Hình thái:
Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường
kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi
Thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành
nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái
xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8(-10)x1-2,0(¬2,5)cm; đầu nhọn hoặc
tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn,
màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt,
trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5
thuỳđài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳđài và cánh tràng đều sớm
rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳđài; đĩa mật chia thuỳ, có lông
mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3¬3,5x3,5-
4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo
quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả
và mang lá xen kẽ nhau.
 Các thông tin khác về thực vật
Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) có hình
thái gần giống với loài M. leucadendra (L.) L. Nên trước đây, một số tác giảđã có sự
nhầm lẫn và xác định tên khoa học của loài tràm phân bốở nước ta là Melaleuca
leucadendra L.
M. leucadendra L. (đôi khi còn được viết dưới tên M. leucadendron L.) là loài tràm
chỉ phân bố tự nhiên ở Moluccas (Indonesia), Papua New Guinea và Australia. M.
leucadendra là loài tràm có lá hẹp, trong tinh dầu chứa chủ yếu là methyl eugenol (80-
15

97%), còn cineol không đáng kể (dưới 1%). Tinh dầu của loài tràm (M. cajuputi) lại

chứa chủ yếu là 1,8-cineol (30-70%).
Tràm (M. cajuputi) là một loài duy nhất trong chi Tràm (Melaleuca) phân bố tự nhiên
ở phía tây tuyến Wallace (Wallace‟s Line), từ Australia đến Đông Nam Á và có
khuynh hướng mở rộng vùng phân bố. Đấy là một loài có nguồn gen rất đa dạng. Căn
cứ vào các đặc điểm hình thái, sinh thái, thành phần hoá học của tinh dầu và địa lý
phân bố, Barlow (1997) đã cho rằng loài tràm (M. cajuputi) có 3 phân loài
(subspecies) dưới đây:
subsp. cajuputi phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar
(Indonesia), đảo Timor và các khu vực miền Bắc, miền Tây Territory (Australia). Đây
là nguồn cung cấp tinh dầu cajuput oil chủ yếu. Hiện đã được đưa vào trồng trọt trên
những diện tích lớn và nhiều giống có chất lượng cao đã được chọn lọc.
subsp. cumingiana (Turcz.) Barlow. là phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái
Lan, Myanmar, Malaysia và Indonesia. Đây cũng là phân loài đã được đưa vào trồng
trọt để lấy tinh dầu ở nhiều nước Đông Nam Á.
subsp. platyphylla Barlow. – Phân loài này chỉ phân bốở miền Nam Indonesia
và vùng Queenslan (Australia).
Ở nước ta, hiện có 2 dạng:
• Tràm đồi (còn gọi là „‟tràm gió‟‟) – cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,5(-7)m, phân bố
chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi.
Hàm lượng tinh dầu trong lá cao, đạt (0,3-)0,5-0,8(-1,2)% và hàm lượng cineol trong
tinh dầu cũng cao (45-60%).
• Tràm cừ – cây gỗ, cao 10-20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng
Đồng Tháp Mười, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và
Cà Mau. Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp hơn, thường khoảng (0,2-)0,3-0,4(-0,7)%
và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng thấp (1,5-9,5%).
 Phân bố
Việt Nam:
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long

An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Thế giới:
16

Tràm (M. cajuputi) là loài có vùng phân bố rộng, còn gặp ở miền Nam Trung Quốc
(Hồng Kông, Hải Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Tây Nam
Papua New Guinea đến miền Bắc Australia. Còn gặp ở Ghinea và Brazil.
 Đặc điểm sinh học
Tràm (M. cajuputi) có biên độ sinh thái rộng. Song rừng tràm nguyên sinh thường
phân bố trên các bãi cửa sông, các bãi lầy ven biển trong vùng nhiệt đới nóng, ẩm.
Tràm sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình tối đa khoảng 31-330C
và trung bình tối thấp khoảng 17-220C. Tràm không chịu được băng giá. Các khu vực
tràm phân bố tập trung thường có lượng mưa trung bình năm 1.300-1.700mm và có
gió mùa điển hình. Ở nước ta, “tràm đồi” thường mọc trong các thảm cây bụi ưa sáng,
trên các đồi đất thấp, đất feralit, đất cát, đất pha cát, đất lầy phèn mặn, đất khô hạn hay
ngập nước theo mùa, đất chua (pH 3,7-5,5) và nghèo dinh dưỡng. Dạng “tràm cứ”
mọc trên các khu vực đất phèn ngập nước theo mùa hay thường xuyên thuộc vùng
Đồng Tháp Mười, nhưở các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên
Giang. Tại khu vực này, đất thường có thành phần cơ giới nặng, rất chua (pH 3-3,5),
giàu mùn hoặc tích tụ thành lớp than bùn dày 0,3-1,0m.
Tràm là cây lâu năm, ưa sáng và có bộ tán thưa. Trong tự nhiên, tràm phát tán, tái sinh
từ hạt, từ gốc hoặc từ rễ. Tràm cừ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể đạt tới
2,3m/năm theo chiều cao và 7cm/năm theo đường kính thân. Với điều kiện nước ta,
cây thường bắt đầu ra hoa ở giai đoạn 2-3 tuổi. Hoa thụ phấn chéo nhờ côn trùng là
chủ yếu. Tại các tỉnh miền Trung, tràm thường ra hoa vào tháng 10-12 và quả chín
vào các tháng 1-3 năm sau.
 Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Trên thế giới, Indonesia và Việt Nam là 2 nước có diện tích rừng tràm lớn nhất. Chỉ
riêng vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang đã có khoảng trên 100.000 ha rừng
tràm tự nhiên. Ở các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế),

diện tích rừng có tràm sinh trưởng cũng lên tới hàng chục ngàn hecta. Mặc dù chưa
được quan tâm đầy đủ, song hàng năm, đồng bào ta cũng đã khai thác và chưng cất
khoảng trên dưới 100 tấn tinh dầu tràm. Trên thị trường thế giới, tinh dầu tràm loại I
(loại tốt) với hàm lượng 1,8-cineol từ 55-65% thường có giá khoảng 9-10 USD/kg.
Khu rừng tràm rộng lớn thuộc nhiều địa phương ở miển Nam Việt Nam là những hệ
sinh thái đặc biệt. Chúng vừa cung cấp các sản phẩm kinh tế cao (gỗ, tinh dầu, mật
ong, tôm, cá…) vừa là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm (các loài chim, khỉ,
trăn…), vừa giữ vai trò cân bằng và bảo vệ môi trường. Bảo tồn, khôi phục và trồng
mới các diện tích rừng tràm ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội và
môi trường.
17

Tràm là cây đa tác dụng, nguồn tài nguyên LSNG có nhiều triển vọng.
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng Tràm U Minh Hạ


Hình 2: Rừng tràm U Minh Hạ
Rừng U Minh xưa rộng 145.000ha, nằm giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, phía
Bắc giáp sông Cái Lớn, phía Nam giáp song Ông Đốc, phía đông vượt qua khỏi kênh
Chắc Băng, còn ở phía Tây là Vịnh Thái Lan. Qua nhiều lần cháy, hiện nay rừng U
Minh bị thu hẹp rất nhiều
Sinh thái môi trường rừng U Minh Hạ phát triển chủ yếu trên đất phèn tiềm tàng
– than bùn hay phèn tiềm tàng nội địa. Rừng nguyên sinh cấu trúc nhiều tầng: tầng
cao, tầng giữa, tầng thấp và dây leo và tầng sát mặt đất…
Hệ thực vật ở đây thuộc hệ thực vật “đất ướt”, ngập có định kỳ, xuất hiện các
loài cây thân gỗ như tram, mướp, bùi, tram, khế côm. Còn tầng dây leo gồm các loại
như dây choại, dây gáo, dây nước, bòng bong. Thực vật sát mặt đất gồm có cỏ như cỏ
ống, cỏ chỉ, cỏ lác. Vùng đất cao hơn có cây dớn, cây sậy.Giữa các loại đó có vùng
không gian xen kẽ và có cả thực vật của vùng khô hạn như mật cật, mà cá. Hệ động
18


vật cũng rất phong phú như ong, khỉ, gấu, báo, rắn, rùa, cá và các loài chim… sống
theo các quần thể và các quần xã rất phong phú.
2.4. Cháy rừng tràm và ảnh hƣởng của nó lên sinh thái môi trƣờng vùng rừng U
Minh
2.4.1. Cháy rừng và nguyên nhân cháy rừng tràm U Minh Hạ
Mặc dù là vùng sinh thái đất ngập nước nhưng rừng U Minh Hạ lại dễ bị cháy
vào mùa khô. Theo Thông tấn xã Việt Nam, từ năm 2000 đến tháng 05-2008, trên lâm
phần này đã xảy ra hàng trăm vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại khoảng 4.600 ha rừng
tràm. Nguyên nhân vừa là do con người vừa là do thiên nhiên kết hợp.
- Nguyên nhân đầu tiên do con người: có khi chỉ vì do vô tình bất cẩn, cũng có
đôi lúc cố ý. Ví dụ mùa khô là mùa lấy mật ong, thường phải sử dụng hương xông
khói để ong khỏi đốt, hoặc do người hút thuốc, nấu nướng,… bất cẩn gây ra ngọn lửa.
Cũng có khi do tập quán đốt đồng, dọn ruộng, hoặc hun chuột ở bìa rừng, vô tình để
lửa lan tỏa vào. Chỉ cần một tàn lửa từ xa đã gây nên đám cháy.
- Một nguyên nhân khác được nhiều người nhắc đến đó là do hạn hán, mà
nguyên nhân sâu xa là từ ảnh hưởng của Elnino, từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 4 năm
1998 vẫn chưa kết thúc.
- Mùa khô U Minh lại kéo dài 4-5 tháng, nhiệt độ trung bình cao nhất vào cuối
tháng 3 đầu tháng 4 có khi lên đến 36-37
0
C, làm cho lớp “bổi” (lá cành cây khô rơi
rụng trên mặt đất) hết sức khô và rất dễ bắt lửa.
- Về thủy văn, mùa mưa thì ngập, mùa khô nươc trong rừng chảy ra song, biển
làm rừng khô cạn hết. Hệ thống kênh mương trong rừng có hai mặt vừa có hại vừa có
lợi. Vừa để giao thong ngăn cháy rừng lan tỏa nhưng đồng thời cũng làm cho nước
mặt rút rất nhanh. Vì vậy mà mùa khô kéo dài hơn những năm trước đây. Ngay trong
đất, mực nước ngầm cũng sâu hơn trước: 0,7-1,0m và bên cạnh đó, khí hậu nơi đây là
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô thường có gió Tây Nam với tốc độ 3m-7m/giây.
Đặc biệt thường có gió xoáy, tạo nên những cơn lốc mạnh, đột ngột và kéo dài có khi

từ 15-30 phút, độ ẩm không khí lại ẩm, có khi chỉ 50-60%.
- Một nguyên nhân nữa là hệ thực vật ở đây có các dây dớn, dây choại, cây tràm
là những cây không những khi khô mà cả khi còn tươi vẫn có khả năng bốc cháy tốt.
19

Đặc biệt cây tram có chứa tinh dầu khá cao vì vậy có khả năng cháy nhanh và cháy
mạnh.
Có một hiện tượng mà mọi người đều công nhận là dập lửa ở đây rất khó, thường
dập ở chỗ này nó lại cháy ở chỗ khác hoặc dập xong nó lại cháy lại.Đó là một thực tế
mà nguyên nhân sâu xa của nó đó là lửa ở rừng U Minh có đặc trưng riêng. Có 3 loại
lửa tàn phá rừng:
- Lửa cháy luồn, dân địa phương gọi là “cháy luộc”, thường bén nhanh vào lớp
bổi và la cây non, loại lửa này thường cháy phần trên mặt đất, cháy ăn luồn theo
những đường ngoằn ngoèo giữa các đám cây rừng. Lửa phát nhanh và hủy diệt tầng
thảm mục, cây thân thảo trên mặt đất. Nếu có gió lửa sẽ cháy tràn cành non, làm cho
lá cây, cành cây giống như bị“luộc” nước sôi. Tuy nhiên kiểu cháy này thường xảy ra
nhanh và dễ dập tắt ở những nơi không có than bùn, thiệt hại không đáng kể.
- Lửa cháy ngọn. Tốc độ cháy chậm hơn nhưng phát thành ngọn lửa. Trong
trường hợp này xảy ra ở những nơi có lớp “bổi” dày, nhiều nhành cây khô và cây
tram. Ổ cháy gặp gió xoáy sẽ bốc thành lửa, tạo nên các đám cháy lớn. Nếu khi gặp
gió xoáy nó có thể bốc cả đám lửa bỏ sang lô khác, để rồi tạo ra đám cháy khác lớn
hơn, kiểu cháy lổ chỗ như kiểu da báo. Ngược lại ở chỗ vừa bị dập tắt, lửa bị ném lại
để tiếp tục cháy ở đấy. Hiện tượng này gọi là chay tái diễn. Các vệt loang lửa có thể
cách xa ổ lửa từ 700m-800m.
- Loại cháy ngún. Diễn ra ở nơi có lớp than bùn dày. Lửa cháy âm ỉ trong lớp
than bùn khô. Mặt dù ta không thấy ngọn lửa đâu cả, nhưng dưới lớp cây, dưới lớp đất
mặt, than vẫn cháy cho đến khi cây đỗ xuống, khói bốc lên và cháy phần trên mặt.
Cháy loại này rất khó dập vì khó phát hiện ổ cháy. Có khi dập tắt ở chỗ này nhưng
thực tế nó lại luồn đi chỗ khác và các đường cháy không theo một trật tự nào nên cứ
tưởng dập tắt được nhưng thực tế nó lại cháy lại. Biện pháp chữa cháy hữu hiệu ở đây

là cho ngập nước toàn bộ khoảng cháy.
2.4.2. Tác hại của việc cháy rừng về mặt sinh thái môi trường
Tác hại của cháy rừng U Minh thật lớn lao, khó lường:
20

- Mất tài nguyên rừng, mất đa dạng sinh học: Lửa đã hủy diệt tài nguyên rừng rất
phong phú và đa dạng của vùng sinh thái rất đặc thù “rừng tram- than bùn- phèn tiềm
tàng”, làm mât đi tài nguyên vô giá. Bên cạnh đó cũng làm mất nguồn gien hết sức
phong phú, mất đi về số lượng cá thể loài cá, thỏ, rắn, rùa, b aba, hổ, lợn rừng, các loài
chim… nhất là các loài quý hiếm. Cháy rừng còn làm mất đi một nguồn gỗ, củi rừng,
ong mật và mật ong từ rừng tram quý giá. Nhất là than bùn, nó là loại tài nguyên
không thể phục hồi, mất đi là không bao giờ tái tạo được.
- Sinh thái biến đổi theo diễn thế xấu đi. Trước hết là quá trình phèn hóa chắc
chắn xảy ra. Như nói ở trên, dưới lớp than bùn là lớp phèn tiềm tàng. Khi mất lớp than
bùn thì phèn tiềm tàng sẽ tiếp xúc với oxi, để phèn hóa, tạo nên phèn hoạt tính, với độ
phèn rất cao, chứa rất nhiều chất độc chủ yếu là nhôm, sắt, sulphate (tới 2000mg/lít),
đến mức gây chết cho thực vật, động vật một cách nhanh chóng. Quá trình phèn hóa
đôi lúc đan xen với quá trình mặn hóa. Mặc dù mặn không độc bằng phèn nhưng cũng
không kém phần nguy hiểm cho môi trường.
- Cây tràm có thể tái sinh nếu lửa không quá dữ dội. Bởi vì khả năng đâm chồi từ
gốc và từ thân cháy khá lớn. Bên cạnh đó, cây dớn và cây sậy là những thực vật có
“căn hành” rất phát triển. Sau đám cháy, rừng tiêu hủy các bộ phận trên mặt đất, nhờ
có căn hành mà chúng có thể tái sinh. Tuy nhiên, khi cháy mạnh thì khả năng tái sinh
của chúng không còn nữa. Thay vào đó là thực vật của lớp đã bị phèn hóa và mặn hóa.
Hệ sinh thái trở nên hết sức đơn điệu.

21

CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng và địa điểm nghiên cứu là những lâm phần Tràm tự nhiên và nhân
tạo thuần loại, tuổi 5 - 8 - 11 năm, sinh trưởng trên 2 nhóm đất: than bùn và đất phèn.
Rừng đang trong giai đoạn chăm sóc và nuôi dưỡng. Toàn bộ những lâm phần Tràm
thuộc đối tượng nghiên cứu nằm trong các Lâm Ngư Trường (LNT) Trần Văn Thời,
LNT U Minh I, LNT U Minh III, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Vồ Dơi thuộc khu vực U
Minh hạ - tỉnh Cà Mau.
- Thời gian nghiên cứu:
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của rừng U Minh Hạ
- Thu thập số liệu và tính toán sinh khối của cây tràm rừng U Minh Hạ
- Xác định nguyên nhân cháy rừng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa
- Khảo sát tính khả thi của phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập tài liệu

Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu như:
- Luận cứ khoa học, định lý, sách giáo khoa, các tài liệu luận văn, luận án, tài
liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo liên quan đến rừng tràm U Minh Hạ, sinh khối
rừng thu thập từ thư viện, internet,
- Các số liệu, tài liệu liên quan đến rừng tràm U Minh Hạ- Cà Mau đã công bố
được tham khảo từ các bài báo trong tập chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề hoa
học, số liệu cơ bản về khí hậu, tình hình tài nguyên rừng tràn, dạng địa hình và loại
đất được thu thập từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên môi
trường Cà Mau, Trung tâm Khí tượng thủy văn Cà Mau
- Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách có liên quan đến
quản lý rừng tràm U Minh thu thập từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội
22


- Thông tin truyền hình, truyền thanh, báo chí có liên quan mang tính đại chúng
được thu thập và xử lý.
3.3.2. Khảo sát thực tế

Tiến hành khảo sát thực tế tại phân khu phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước, tại các
vùng đệm thuộc các lâm- ngư trường U Minh 1,3; ngư trường Trần Văn Thời, trại
giam K1 Cái Tàu và trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập mặn Minh Hải.
3.3.3. Phỏng vấn

Tiến hành khảo sát, hỏi ý kiến Ban quản lý Bảo vệ rừng tràm U Minh Hạ và phát
phiếu điều tra tại các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần
Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.
Nhóm dự điịnh phát 200 phiếu điều tra tại 4 xã trên theo phương pháp ngẫu
nhiên, mỗi sã sẽ có 50 phiếu. Ta thực hiện đánh số từ 1 đến hết số hộ trong xã, rút
ngẫu nhiên 60 số trong tổng số hộ ở mỗi phường,sau đó tiến hành phát phiếu điều tra
cho 50 hộ này. Như vậy, mỗi hộ tại mỗi phường sẽ có một cơ hội lựa chọn như nhau
và xác suất chọn ngẫu nhiên một hộ trên dễ dàng được tính.
Ví dụ số hộ ở xã Khánh Lâm là N1 =160 hộ và cỡ mẫu n = 50 hộ. Như vậy, số
hộ của xã được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là:
n/(N1 x 100) hay 50/(160x 100) =.31,25%
3.3.4. Xác định nhanh sinh khối rừng tràm

Trong thực tế, việc xác định sinh khối tươi và khô trên mặt đất của cây tràm và
toàn bộ lam phận tràm ngoài trời là một việc rất khó khăn, tốn nhiều thời gian, nhân
lực và kinh phí. Để xác định nhanh sinh khối của cây tràm dựa theo đường kính D
(cm) với chi phí thấp về thời gian, kinh phí mà vẫn đảm bảo được độ chính xác theo
yêu cầu của điều tra rừng.
 Tính nhanh sinh khối bằng phƣơng trình.
23


Tổng sinh khơi tươi được tính theo phương trình:
TSKt = 0,258 * DBH2352 ( Sử dụng cho đất rừng trên đất bùn)
TSKt = 0,258 * DBH2326 ( Sử dụng cho đất rừng trên đất phèn)
Tổng sinh khối khô được tính theo phương trình:
TSKk = 0,109 * DBH2418 ( Sử dụng cho rừng trên đất than bùn)
TSKk = 0,109 * DBH2248 ( Sử dụng cho rừng trên đất phèn)
Trong đó:
- TSKt: Tổng sinh khối tươi (kg)
- TSKk: Tổng sinh khối khô (kg)
- DBH: Đường kính thân cây cả vỏ ở chiều cao ngang ngực (cm)
Để xác định nhan sinh khối của cây tràm ta thực hiện các bước sau:
- Bƣớc 1: Lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 100- 200m2, tại khu rừng
tràm. Trong các ô tiêu chuẩn đo chính xác DBH (cm) cả vỏ và toàn bộ cây tràm còn
sống và sắp xếp thành cấp (nếu cần) với mỗi cấp cách nhau 0,5cm ( đối với rừng tràm
có DBH bình quân dưới 8cm) và 1.0cm ( đối với rừng tràm có DBH bình quân trên
8cm).
- Bƣớc 2: Thay giá trị DBH của từng cây tràm với các công thức tương ứng trên
từng loại đất để tính Tổng sinh khối (TSK (kg)) và sinh khối (SK (kg)) các bộ phận
tươi và khô nằm trên mặt đất của cây tràm. Sinh khối trên toàn bộ lâm phần trên một
hecta bagwf sinh khối của các ô tiêu chuẩn nhân với hệ số 10000/S, với S (m2)là diện
tích ô tiêu chuẩn. Trong trường hợp DBH đã được sắp xếp theo cấp và tập hợp thành
bảng tần số,thì TSKvà SK của từng bộ phận trên mặt của cây tràm sẽ được xác định
trên từng cấp kính. TSK và SK của cấp kính bằng sinh khối cây bình quân thuộc cây
cấp kính ấy nhân với số cây tương ứng với cấp kính. Sau đó qui đổi TSK và SK của
từng bộ phận ra hecta theo cách trện.
 Tính nhanh sinh khối bằng “Biểu tra sinh khối cây tràm”
24

Khi sử dụng biểu tra sinh khối cây tràm dựa theo cấp D cả vỏ dựa theo phương
trình

Ln( SKTk)= -0,80830 + 0,45192*D
Hay SKTk= exp( -0,80830 + 0,45192*D)
Trong đó:
- SKTk: sinh khối thân khô (kg)
- D: đường kính cây tràm cả vỏ (cm)
Khi sử dụng cần thực hiện các bước sau:
- Bƣớc 1: Tại những lâm phần tràm có có tuổi từ 2- 10 năm, Thiết lập những ô
tiêu chuẩn điển hình với diện tích 100- 200m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thống kê số
cây, đo chính xác D(cm) cả vỏ của tất cả cây tràm còn sống.
- Bƣớc 2 :Thế những giá trị D (cm) cả vỏ cây của từng cây tràm vào các công
thức tương ứng, để tính tổng sinh khối và sinh khối của các bộ phận trên mặt đất. Sinh
khối của toàn bộ lâm phần trên một hecta bằng sinh khối của ô tiêu chuẩn nhân với hệ
số 10000/ S, với S (m2) là diện tích ô tiêu chuẩn.
3.3.6.1. Xác định nhanh trữ lượng Cacbon ở ngoài rừng
Trong thực tế, việc xác định sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên mặt
đất của cây Tràm và toàn bộ lâm phần Tràm ở ngoài trời là một công việc rất khó
khăn, tốn nhiều thời gian, nhân lực và kinh phí. Để xác định nhanh sinh khối (tươi và
khô) của cây Tràm dựa theo D (cm) với chi phí thấp về thời gian, kinh phí mà vẫn
đảm bảo được độ chính xác theo yêu cầu của điều tra rừng, đề nghị điều tra viên có
thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này. Theo đó, trình tự xác định sinh khối
rừng Tràm như sau:
 Tính nhanh sinh khối cây Tràm bằng phƣơng trình lập sẵn
Sinh khối tươi và sinh khối khô của rừng Tràm có thể được xác định từ các
phương trình 4.1 - 4.12 sau đây:
25

Bảng 1: Chỉ tiêu và mô hình của sinh khối tươi và sinh khối khô của cây tràm
Chỉ tiêu
Mô hình
TT

(1)
(2)
(3)
TSK
t
(kg)
Ln(TSK
t
) = -0,82230 + 2,10386*LnD
Hay TSK
t
= 0,43942*D^2,10386
(4.1)
(4.2)
TSK
k
(kg)
Ln(TSK
k
) = -0,48474 + 0,43850*D
Hay TSK
k
= exp(-0,48474 + 0,43850*D)
(4.3)
(4.4)
SKT
t
(kg)
Ln(SKT
t

) = -1,1718 + 2,15852*LnD
Hay SKT
t
= 0,30981*D^2,15852
(4.5)
(4.6)
SKT
k
(kg)
Ln(SKT
k
) = -0,80830 + 0,45192*D
Hay SKT
k
= exp(-0,80830 + 0,45192*D)
(4.7)
(4.8)
SKC
t
(kg)
Ln(SKC
t
) = -1,07965 + 0,384003*D
Hay SKC
t
= exp(-1,07965 + 0,384003*D)
(4.9)
(4.10)
SKC
k

(kg)
Ln(SKC
k
) = -1,77711 + 0,38642*D
Hay SKC
k
= exp(1,77711 + 0,38642)
(4.11)
(4.12)

Khi sử dụng những phương trình 4.1 – 4.12, điều tra viên cần thực hiện những
bước sau đây:
- Bước 1. Tại những lâm phần Tràm có tuổi từ 2 – 10 năm, thiết lập những ô tiêu
chuẩn điển hình với diện tích 100 - 200 m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thống kê số cây,
đo chính xác D (cm) cả vỏ của tất cả những Tràm còn sống.
- Bước 2. Thế những giá trị D (cm) cả vỏ của từng cây Tràm vào các công thức
tương ứng (công thức 4.1 – 4.12) để tính tổng sinh khối và sinh khối (tươi và khô) của
các bộ phận nằm trên mặt đất. Sinh khối của toàn bộ lâm phần trên một hécta bằng
sinh khối của ô tiêu chuẩn nhân với hệ số 10000/S, với S (m2) là diện tích ô tiêu
chuẩn.

×