Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ nói với con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.25 KB, 2 trang )

Nãi víi con
I. Nhà thơ Y Phương.
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, quê: Trùng
Khánh - Cao Bằng, sinh năm 1948.
- Nhập ngũ từ năm 1968, phục vụ trong quân đội 1981 chuyển về công
tác tại cơ sở văn hóa thông tin Cao Bằng
- Thơ Y Phương thể hiện một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,
cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi.
II. Bài thơ “ Nói với con” :
1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào năm 1980, trích trong tập "Thơ
Việt Nam 1945 - 1985"
- Y Phương cho biết : Những năm đầu tám mươi của thế kỷ XX, đời
sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước vô cùng khó khăn, thiếu
thốn. Đại bộ phận người dân vẫn kiên trì khắc phục vượt khó đi lên, họ
vẫn tồn tại và sinh trưởng là dựa vào sức mạnh tinh thần của truyền
thống văn hóa ngàn đời. Nhưng cũng không ít người bị tha hóa, biến
chất. Từ hiện thực khó khăn đó tôi làm bài thơ này để tâm sự với chính
mình, động viên mình, đồng thời là để nhắc nhở con cái sau này.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ gần gũi với lời nói thường ngày
- Hình ảnh thơ mộc mạc, chân thành, mới lạ.
- Bố cục chặt chẽ , cách dẫn dắt tự nhiên.
3. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền
thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài
thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc
miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và
ý chí vươn lên trong cuộc sống.
4.. Mạch cảm xúc và bố cục
- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi
con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.



- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê
hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có
tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.



×