Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN BÁ ĐÔNG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN BÁ ĐÔNG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI XUÂN SƠN
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, chƣa từng công bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tài liệu tham khảo
và số liệu thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trƣớc các quy
định của Nhà trƣờng và Pháp luật.
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Bá Đông


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đó nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân và tổ
chức.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS Bùi Xuân Sơn, ngƣời hƣớng dẫn khoa, trực tiếp giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa sau
đại học, các thầy cô giáo bộ môn trong và ngoài trƣờng.
- Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các ban ngành thuộc Huyện ủy,

UBND huyện Thọ Xuân, Phòng Tài chính huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa,
Chi cục Thống kê huyện Thọ Xuân, các Sở Ban ngành cấp tỉnh, cá nhân đó
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI
VIỆT NAM. ...................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4
1.2. Ngân sách nhà nƣớc và quản lý NSNN: ................................................. 6
1.2.1 Khái niệm NSNN: .............................................................................. 6
1.2.2. Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam ...................................... 8
1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách huyện. ............................... 9
1.3.1. Khái niệm ngân sách huyện: ............................................................ 9
1.3.2. Đặc điểm ngân sách huyện. ........................................................... 10
1.3.3. Vai trò của ngân sách huyện:......................................................... 11
1.4. Nội dung quản lý của ngân sách huyện. ............................................... 12
1.4.1. Quản lý ngân sách nhà nước: ........................................................ 12
1.4.2. Các nội dung về quản lý chi ngân sách cấp huyện: ....................... 15
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 30
2.1. Xây dựng khung lý thuyết .................................................................... 30

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 30
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý thông tin ................................................. 31
2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 31
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NSNN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2014. 32
3.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân: ........................................................... 32


3.1.1. Điều kiện tự nhiên: ......................................................................... 32
3.1.2. Kiều kiện kinh tế xã hội. ................................................................. 34
3.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. .......... 41
3.2.1 Bộ máy quản lý:............................................................................... 41
3.2.2. Công tác lập dự toán ngân sách huyện .......................................... 42
3.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách huyện: ....................... 45
3.2.4. Công tác quyết toán chi ngân sách huyện ...................................... 46
3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách huyện ........................ 61
3.3. Đánh giá công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa.................................................................................................... 63
3.3.1. Kết quả đạt được. ........................................................................... 63
3.3.2. Tồn tại hạn chế. .............................................................................. 66
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế. .................................................................... 71
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ CHI NSNN TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA. .............. 73
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. ............................. 73
4.1.1. Định hướng chung của tỉnh Thanh Hóa ........................................ 73
4.1.2. Định hướng công tác quản lý ngân sách huyện Thọ Xuân: ........... 75
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
trên địa bàn huyện Thọ Xuân....................................................................... 77
4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách nhà nước ......... 77
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển tổng thể trên địa bàn huyện...... 81

4.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi ngân sách nhà nước
và quản lý các đối tượng an sinh xã hội. ................................................. 85
4.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ......................................... 85
4.2.5. Hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đảm bảo cân đối
giữa các cấp ngân sách. ........................................................................... 87
4.3. Kiến nghị với các cấp quản lý. ............................................................. 87


4.3.1. Kiến nghị với Huyện ủy và UBND. ................................................ 87
4.3.2. Kiến nghị với Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thanh
Hóa. .......................................................................................................... 88
4.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính, Chính phủ ......................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 95


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

CL

Chênh lệch

DT

Dự toán

ĐT


Đầu tƣ

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

Lao động TBXH

Lao động Thƣơng binh xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc


PTTH

Phát thanh truyền hình

QT

Quyết toán

SN

Sự nghiệp

Tài Chính – KH

Tài Chính – kế hoạch

TX

Thƣờng xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT TDTT

Văn hóa thông tin thể dục thể thao

XDCB


Xây dựng cơ bản

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014 ....................... 44
Bảng 3.2. Quyết toán chi NSNN giai đoạn 2011-2014 .................................. 48
Bảng 3.3. Quyết toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2014........ 51
Bảng 3.4. Quyết toán chi thƣờng xuyên giai đoạn 2011-2014 ....................... 52
Bảng 3.5.Quyết toán sự nghiệp giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011-2014 ...... 53
Bảng 3.6. Quyết toán sự nghiệp quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể giai đoạn
2011-2014........................................................................................................ 54
Bảng 3.7. Quyết toán chi quốc phòng giai đoạn 2011-2014........................... 55
Bảng 3.8. Quyết toán chi an ninh giai đoạn 2011-2014 ................................. 55
Bảng 3.9. Quyết toán chi sự nghiệp y tế giai đoạn 2011-2014 ....................... 56
Bảng 3.10. Quyết toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 20112014 ................................................................................................................. 57
Bảng 3.11. Quyết toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin giai đoạn 2011-2014 .... 57
Bảng 3.12. Quyết toán chi sự nghiệp phát thanh truyền hình giai đoạn 20112014 ................................................................................................................. 58
Bảng 3.13. Quyết toán chi sự nghiệp thể dục thể thao giai đoạn 2011-2014 ..... 59
Bảng 3.14. Quyết toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội giai đoạn 2011-2014 ...... 59
Bảng 3.15. Quyết toán chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2011-2014.................... 60
Bảng 3.16. Quyết toán chi sự nghiệp môi trƣờng giai đoạn 2011-2014............. 61
Bảng 3.17. Nợ XDCB giai đoạn 2011-2014 ................................................... 70

ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách huyện, thị xã, thành phố là một bộ phận cấu thành ngân sách
nhà nƣớc, là công cụ để chính quyền cấp huyện, thành phố thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách là đòi hỏi tất yếu, nhằm
nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công cụ này trong quản trị sự phát triển trên
phạm vi quốc gia và địa phƣơng.
Sự phát triển của huyện Thọ Xuân đòi hỏi nguồn vốn lớn và cách thức
quản lý vốn ngân sách cho mục tiêu phát triển. Huyện Thọ Xuân có diện tích
tự nhiên 295,885 km². Huyện có 3 thị trấn là: thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Sao
Vàng, thị trấn Lam Sơn, cùng với 38 xã. Trong thời gian tới, Thọ Xuân đặt ra
nhiều chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhƣ phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các khu vực
trọng điểm kinh tế,… Nguồn vốn trong đó vốn ngân sách nhà nƣớc là một
trong các nguồn lực cần thiết để biến các chiến lƣợc đó thành những thành tựu
đích thực phục vụ nhân dân.
Việc quản lý ngân sách huyện, bao gồm nội dung thu và chi là đòi hỏi
thƣờng xuyên trong từng giai đoạn phát triển của Thọ Xuân nhằm nâng cao
hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, quản trị sự phát triển của quốc gia và địa
phƣơng. Xét thấy, trong quá trình điều hành ngân sách địa phƣơng luôn xảy ra
tình trạng bội chi (thu không đủ cân đối chi); chi đầu tƣ xây dựng cơ bản thẩm
quyền ít mà đầu tƣ thì chậm; thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng
chi. Trong khi, Thọ Xuân là huyện có tiềm lực kinh tế, thiết nghĩ cần phải tìm
những giải pháp phù hợp để tăng nguồn thu và quản lý chi đúng quy định là
đòi hỏi tất yếu. Mặt khác, thực tế quản lý ngân sách tại huyện Thọ Xuân còn

1


một số hạn chế cần đƣợc giải quyết nhƣ trình độ quản lý tài chính của cán bộ

cấp cơ sở (xã) còn yếu; khối cơ sở thực hiện nhiệm vụ chƣa đồng bộ, thống
nhất, chi chƣa hoàn thành kế hoạch … Vì vậy, nghiên cứu quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện là cần thiết.
Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác tài chính khối huyện xã
nói chung, của huyện Thọ Xuân nói riêng; tác giả quyết định lựa chọn đề tài:
“Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chi ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về NSNN và quản lý hoạt động chi
NSNN cấp huyện tại Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2014.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa tới năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu;
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
+ Về Thời gian: Từ năm 2011 – 2014
+ Về Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá công
tác và chu trình quản lý chi NSNN trên huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2


4. Những đóng góp mới trong luận văn:

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá một cách
tƣơng đối toàn diện về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc tại huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2014.
Qua đó, phân tích rõ các yếu tố trong công tác quản lý chi ngân sách Nhà
nƣớc tại huyện Thọ Xuân; chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn
tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc hiện nay; đƣa
ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thọ Xuân; đồng thời có những đề xuất thiết thực
tới các cấp quản lý trong công tác điều hành ngân sách nói chung và sự phối
hợp giữa các cơ quan để đƣa ra chính sách có tính khả thi, phù hợp với nhu
cầu ngân sách còn hạn hẹp hiện nay.
Đề tài luận văn đƣợc hoàn thành góp phần làm phong phú thêm cho tình
hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực chi ngân sách Nhà nƣớc và có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc trong hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc tại
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vẫn đề lý luận cơ
bản về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện tại Việt Nam.
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa giai đoạn 2011-2014.
Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
TẠI VIỆT NAM.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung và
ngân sách các cấp nói riêng ở nƣớc ta trong những năm qua có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu bao trùm từ rất nhiều lĩnh vực trong
quá trình quản lý ngân sách nhà nƣớc, cũng nhƣ việc tổ chức và phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về
"Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dƣơng" của tác giả Nguyễn Văn Vạn (2014). Luận văn đã chỉ ra thực trạng
chi thƣờng xuyên NSNN nhà nƣớc luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng
chi NSNN tại huyện Kinh Môn. Mặc dù, hoạt động chi NSNN tại huyện Kinh
Môn về cơ bản đáp ứng đƣợc các yêu cầu đề ra, đảm bảo chi cho bộ máy
chính quyền hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý chi NSNN tại huyện Kinh
Môn vẫn còn các tồn tại trong xây dựng định mức chi, phân bổ dự toán, thẩm
định, xét duyệt báo cáo quyết toán, chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên,
quyết toán chi thƣờng xuyên. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề ra một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại huyện Kinh Môn nhằm
đạt mục tiêu đƣa Kinh Môn trở thành thị xã vào năm 2015.
- Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN về “Quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An” của tác giả Nguyễn Thanh Minh (2015). Luận văn nghiên cứu tình hình
quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Con Cuông để chỉ ra một số

4


hạn chế, tồn tại đó là: Trong công tác điều hành ngân sách ở một số lĩnh vực
còn chƣa bám sát dự toán đƣợc giao, việc điều hành, triển khai nhiệm vụ tại

một số đơn vị dự toán thƣờng chậm, dồn nén vào cuối năm và còn để xảy ra
tình trạng không thực hiện đƣợc dự toán trong năm, đặc biệt là chi đầu tƣ xây
dựng cơ bản gây ra tình trạng chi chuyển nguồn lớn, đây là một nguyên nhân
gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nƣớc…Những tồn tại, hạn chế do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhƣng chủ yếu là do hệ thống cơ chế,
chính sách và quản lý NSNN chƣa hoàn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ
ngành tài chính còn nhiều hạn chế bất cập nhất là cán bộ tài chính cấp cơ sở. Sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý NSNN nhiều khi chƣa đồng
bộ. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có
hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN về Hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh của tác giả Trần Quang Đông (2014). Luận văn trên cơ sở đánh giá thực
trạng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện bao gồm: Để tăng cƣờng hiệu lực
trong công tác quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với quản lý chi NSNN
cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ
cán bộ quản lý là quan trọng nhất; Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trƣờng, nhà nƣớc phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô nhƣ
kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật... Việc sử dụng các
công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ
máy nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc; thực hiện tốt công tác
quản lý chi NSNN, đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị góp
phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh phát triển ngày càng nhanh và bền vững.

5


- Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Thiện Hiền (2012) tại Trƣờng Đại học
Ngân hàng Tp.HCM về Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh

An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020. Luận án đã tập trung
phân tích hiện trạng quản lý NSNN tại tỉnh An Giang để đánh giá những mặt
thành công và hạn chế để làm cơ sở cho những giải pháp hoàn thiện quản lý
NSNN tại tỉnh An Giang bao gồm: Tăng cƣờng, chấn chỉnh quản lý thu, bồi
dƣỡng nguồn thu, khuyến khích tăng thu; Quản lý nguồn thu tập trung vào
NSNN; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN; Hoàn thiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp; Hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý phân cấp điều hành
NSNN các cấp; Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN; Tăng
cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN.
Có thể nói các đề tài trên đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu
về hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung và quản lý chi ngân sách
cấp huyện nói riêng, tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh huyện bán sơn địa, có
đƣờng mòn Hồ Chí Minh chạy qua, hoạt động quản lý NSNN, cũng nhƣ việc
thực thi luật ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là chi NSNN, cũng có những đặc
điểm riêng, khác biệt. Do đó, đề tài học viên lựa chọn mặc dù có tính kế thừa,
nhƣng nó cũng thể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập của tác giả.
1.2. Ngân sách nhà nƣớc và quản lý NSNN:
1.2.1 Khái niệm NSNN:
Ngân sách nhà nƣớc là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra
đời của Nhà nƣớc, gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng
hóa. “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.
Biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nƣớc là một bảng dự toán thu chi

6


bằng tiền của Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là một

năm. Chính phủ dự toán các nguồn thu vào quỹ ngân sách nhà nƣớc, đồng
thời dự toán các khoản chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an
ninh quốc phòng, từ quỹ ngân sách nhà nƣớc, và bảng dự toán này phải đƣợc
Quốc hội phê chuẩn. Nhƣ vậy, đặc trƣng chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc là
tính dự toán các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nƣớc trong một thời gian
nhất định, thƣờng là một năm.
Trong thực tiễn hoạt động, Ngân sách nhà nƣớc là hoạt động thu (tạo
thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà Nƣớc, làm cho nguồn tài chính
vận động giữa một bên là Nhà nƣớc với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội
trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dƣới hình thức giá trị.
Đằng sau các hoạt động thu, chi đã chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa
Nhà nƣớc với chủ thể khác. Nói cách khác, ngân sách nhà nƣớc phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã
hội và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thông qua việc tạo lập, sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng
tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nƣớc và nhà nƣớc chuyển dịch
thu nhập đó đến các chủ thể đƣợc thụ hƣởng nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Thứ nhất, ngân sách nhà nƣớc là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế
hoạch tài chính của Nhà nƣớc để quản lý các hoạt động Kinh tế - Xã hội.
Thứ hai, xét về mặt thực thể, ngân sách nhà nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất của Nhà nƣớc.
Thứ ba, ngân sách nhà nƣớc là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài
chính. Các nguồn tài chính đƣợc tập trung vào ngân sách nhà nƣớc nhờ vào
việc nhà nƣớc tham gia vào quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn tài
chính quốc gia dƣới hình thức thuế và các hình thức thu khác. Toàn bộ các
7


nguồn tài chính trong ngân sách nhà nƣớc của chính quyền nhà nƣớc các cấp

là nguồn tài chính mà Nhà nƣớc trực tiếp nắm giữ, chi phối. Nó là nguồn tài
chính cơ bản để nhà nƣớc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nguồn tài chính này giữ vị trí chủ đạo trong tổng nguồn tài chính của xã hội
và là công cụ để Nhà Nƣớc kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô.
1.2.2. Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Hệ thống các cấp ngân sách nhà nƣớc là tổng thể các cấp ngân sách gắn
bó hữu cơ với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách.

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

NGÂN SÁCH

NGÂN SÁCH

TRUNG ƢƠNG

ĐỊA PHƢƠNG

Ngân sách
tỉnh và
thành phố
trực thuộc
trung
ƣơng

Ngân sách
quận,
huyện, thị
xã, thành

phố thuộc
tỉnh

Ngân sách
xã,
phƣờng,
thị trấn

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức Ngân sách Nhà nƣớc Việt Nam
(Nguồn: Luật ngân sách nhà nước năm 2002)
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc luôn gắn liền với việc tổ chức bộ
máy nhà nƣớc và vai trò, vị trí bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế, xã

8


hội của đất nƣớc, trên cơ sở hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân
sách riêng cung cấp phƣơng tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống
chính quyền nhà nƣớc các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trên mọi vùng của đất nƣớc. Sự ra đời của hệ
thống chính quyền nhà nƣớc là tiền đề để tổ chức hệ thống ngân sách nhà
nƣớc nhiều cấp.
Ngân sách nhà nƣớc bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa
phƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân. Theo quy định của Luật tổ
chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hiện hành bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là ngân
sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân
sách huyện). Bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phƣờng, thị
trấn.
- Ngân sách các xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã)
1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách huyện.
1.3.1. Khái niệm ngân sách huyện:
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân
sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phƣờng, thị
trấn.
Ngân sách huyện là một phạm trù lịch sử phản ánh các mối quan hệ kinh
tế giữa nhà nƣớc và nhân dân trong quá trình khai thác, huy động và sử dụng
các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì, thực hiện các chức năng của
Nhà nƣớc ở chính quyền cơ sở (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Ở nƣớc
9


ta, ngân sách huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc.
Căn cứ vào Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 1996, Luật ngân sách sửa đổi năm
2002 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật; hệ thống ngân sách của Việt
Nam bao gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng; trong đó,
ngân sách địa phƣơng gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là ngân
sách tỉnh).
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân
sách huyện).
- Ngân sách các xã, phƣờng, thị trấn trực thuộc huyện (gọi chung là ngân
sách xã).
Là một bộ phận của ngân sách nhà nƣớc, ngân sách huyện là cấp ngân
sách của chính quyền cơ sở do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh xây dựng, quản lý và sử dụng; do Hội đồng nhân dân huyện quyết

định và giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Ngân sách huyện đƣợc xây dựng
trên cơ sở các nguồn thu của huyện đƣợc phân cấp (kể cả nguồn trợ cấp của
ngân sách cấp trên) và chỉ thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền theo quy định.
Nhƣ vậy, bản chất của ngân sách huyện là phạm trù lịch sử phản ánh hệ
thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc và nhân dân trong quá trình Nhà
nƣớc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo sự duy trì
và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc ở cấp chính quyền cơ sở.
1.3.2. Đặc điểm ngân sách huyện.
Là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc nên ngân
sách huyện có những đặc điểm chung của ngân sách nhà nƣớc và còn mang
một số đặc điểm riêng có của một cấp ngân sách cơ sở. Cụ thể là:

10


Ngân sách huyện gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nƣớc ở cấp cơ sở nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc
cấp cơ sở theo luật định. Cơ sở hoạt động của quỹ tiền tệ tập trung này đƣợc
thể hiện trên hai phƣơng diện:
- Huy động nguồn thu vào quỹ hay còn gọi là nguồn thu ngân sách
huyện.
- Phân phối sử dụng quỹ tiền tệ hay còn gọi là các nhiệm vụ chi ngân
sách huyện.
Các hoạt động thu, chi của ngân sách huyện luôn gắn với chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền; luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền
lực Nhà nƣớc ở cấp huyện.
Hoạt động thu, chi ngân sách huyện phản ánh các mối quan hệ lợi ích
giữa một bên là lợi ích cộng đồng do Chính quyền huyện đại diện với một bên
là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác. Hình thức biểu hiện của các mối

quan hệ này rất đa dạng; đó có thể là quan hệ kinh tế giữa ngân sách huyện
với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc với các cấp ngân sách
trung gian, tổ chức xã hội, cá nhân và các hộ gia đình...vv.
1.3.3. Vai trò của ngân sách huyện:
- Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện là công cụ quan trọng của chính quyền
cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;
- Định hƣớng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững;
- Ngân sách cấp huyện với vai trò kiểm tra ngân sách gắn chặt với quyền
lực Nhà nƣớc, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nƣớc;
- Thông qua ngân sách, kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng
nhƣ các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy, phát hiện, khai
thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản Nhà nƣớc.
11


1.4. Nội dung quản lý của ngân sách huyện.
1.4.1. Quản lý ngân sách nhà nước:
1.4.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước:
Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nƣớc từ cơ quan
quyền lực nhà nƣớc: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan
hành chính nhà nƣớc: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban hành chính các cấp …, cơ
quan kiểm soát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân
các cấp …
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền
hạn với trách nhiệm.

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, phân bổ ngân sách
trung ƣơng, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc.
1.4.1.2. Các mục chi ngân sách huyện.
*./ Chi đầu tư phát triển, bao gồm:
- Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng thu hồi vốn do địa phƣơng quản lý;
- Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ
chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
- Phần chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do
các cơ quan địa phƣơng thực hiện;
- Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật;

12


*/ Chi thường xuyên, bao gồm:
Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn
hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,
môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý:
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân
tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo
ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dƣỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội
và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thƣ viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa
khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dƣỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển

cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao
và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự
nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý;
Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa cầu đƣờng và các
công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn
giao thông trên các tuyến đƣờng;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp và lâm
nghiệp: duy tu, bảo dƣỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông,

13


khuyến ngƣ; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản;
- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dƣỡng hệ thống đèn chiếu sáng, hệ
thống cấp thoát nƣớc, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính
khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lƣu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự
nghiệp địa chính khác;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trƣờng;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân
sách địa phƣơng bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hƣớng
dẫn thực hiện;
Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam

ở địa phƣơng;
Hoạt động của các tổ chức Chính trị - xã hội ở địa phƣơng: Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
Hỗ trợ cho các tổ chức Chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định tại Điều 17 và Điều 18
của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
Thực hiện các Chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng
quản lý;
Phần chi thƣờng xuyên trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do các
cơ quan địa phƣơng thực hiện;
Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;
Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật;

14


1.4.2. Các nội dung về quản lý chi ngân sách cấp huyện:
Phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình tổ chức thực hiện với các
quy trình: Lập dự toán chi – chấp hành dự toán – quyết toán chi ngân sách nhà
nƣớc. Cụ thể nhƣ sau:
1.4.2.1. Lập dự toán chi:
Công tác hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số
kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước:
Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm sau, Bộ Tài
chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự
toán ngân sách nhà nƣớc và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà
nƣớc cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở
trung ƣơng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở
Trung ƣơng căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ hƣớng
dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể của bộ, cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ,
Thông tƣ hƣớng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn
cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của
địa phƣơng, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng, hƣớng dẫn và
thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ
ban nhân dân cấp dƣới.
Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách:
Dự toán ngân sách nhà nƣớc và dự toán ngân sách các cấp Chính quyền
phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thƣờng
xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi trả nợ.
15


Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh cơ sở, căn cứ tính
toán.
Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc sau:
+ Đối với dự toán ngân sách nhà nƣớc: tổng số thu thuế, phí và lệ phí
phải lớn hơn tổng số chi thƣờng xuyên và các khoản chi trả nợ; bội chi phải
nhỏ hơn chi đầu tƣ phát triển.
+ Đối với dự toán ngân sách cấp tỉnh: phải cân bằng giữa thu và chi trên
cơ sở số thu của ngân sách cấp tỉnh gồm: các khoản thu ngân sách cấp tỉnh
đƣợc hƣởng 100%, các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ
phần trăm (%) đó đƣợc quy định và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung
ƣơng (nếu có); số dự kiến huy động vốn trong nƣớc để đầu tƣ xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách

nhà nƣớc và Điều 26 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm
2003 của Chính phủ.
+ Đối với dự toán ngân sách cấp huyện, và huyện phải cân bằng thu, chi.
Căn cứ lập dự toán ngân sách:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh;
chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy
mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của
từng vùng nhƣ: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do
cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ƣơng, từng địa phƣơng và đơn vị;
+ Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định:
Đối với chi đầu tƣ phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự
án đầu tƣ có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý
vốn đầu tƣ và xây dựng và phối hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế

16


×