Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.44 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
1. Nội dung chính của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì ?
A. Tình cảm và tấm lòng vị tha,nhân hậu,trong sáng và cao đẹp của hai em bé.
B. Trách nhiệm của gia đình với con cái.
C. Một cuộc chia tay đầy đau xot.
D. Tình cảm thầy trò
2. Lời những bài ca dao-dân ca trong bài “Những câu hát về tính cảm gia đình” là tiếng nói của
ai?
A. Mẹ nói với con.

B. Con nói với mẹ

C. Anh nói với em

D. Cả gia đình nói với nhau

3. Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ai?
A. Lý Bạch

B. Lí Thường Kiệt

C. Nguyễn Trãi

D. Nguyễn Khuyến

4. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội
dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì?
A. Lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta


B. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta

C. Lời tuyên bố về tự do của nước ta

D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh

5. Nội dung nào quyết định giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”?
A. Miêu tả “Bánh trôi nước”
B. Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
C. Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi.
D. Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng.
6. Bài thơ “ Qua Đèo Ngang” thuộc thể thơ nào?
A. Song thất lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Ngũ ngôn

7. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
A. Bền chặt, thân thiết, thủy chung.

B. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu

C. Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè.

D. Hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng.

8. Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong hai câu thơ :



Mấy ổ lợn con rày lớn be
Vài gian nếp cái ngập nông sâu

?

(Nguyễn Khuyến)
A. Chơi chữ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Hoán dụ

9 . Trong bài "Tiếng gà trưa" điều gì đã khơi lên mạch cảm xúc trong tác giả?
A. Người bà

B. Quả trứng hồng

C. Cuộc hành quân

D. Tiếng gà chưa

10 . Qua bài "Tiếng gà trưa" nhà thơ thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm gia đình, tình quê hương

B. Tình yêu bà


C. Tình yêu đất nước

D. Tình yêu với tiếng gà

11. Từ láy "Chắt chiu" trong câu thơ "Tay bà khum soi trứng"
Dành từng quả chắt chiu"
gợi hình ảnh người bà như thế nào?
A. Tiết kiệm dè sẻn

B. Giữ gìn, nâng niu

C. Quan tâm, chăm sóc cháu

D. Âu yếm, vỗ về

12. Tác giả dùngbiện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ?
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà"
A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Điệp từ

D. Nhân hoá

Phần tự luận (7 đ)
1/Chép lại bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương(1 điểm)

2/ Cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến(5
điểm)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm


Đáp án:
1

2

3

4

5

6

A D D

A

B

B

7


8

9

1
0
C A D A

1
1
B

1
2
C

II/ Tự luận(6 điểm)
Câu 1 Học sinh chép đúng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ,không
sai chính tả (1 điểm) .Nếu mắc lỗi thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 2 Bài viết cần đảm bảo một số nội dung sau:
* Về hình thức:

- Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt , có phong cách riêng.

*Về nội dung :
a/ Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
b/Thân bài : Nêu những suy nghĩ ,cảm xúc của em về bài thơ, trên cơ sở phân tích giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.Bài viết phải nêu được một số ý sau:
-


Tình huống bạn đến chơi nhà rất đặc biệt. Lẽ ra bạn đến, phải tiếp bạn đầy đủ để
thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Nhưng dường như cái gì cũng thiếu, cũng
không có.

-

Các câu tiếp theo vẫn nói chuyện không có gì tiếp bạn. Thậm chí cả “ Miếng trầu
là đầu câu chuyện” cũng không có.

-

Câu cuối bài : cân bằng lại .Trong hàng loạt cái không, xuất hiện cái có: tình bạn
chân thật, cảm động, sâu sắc.

-

Ngôn ngữ thơ điêu luyện ,tác giả đã khéo léo tạo thế chông chênh để cân bằng lại
cái hữu ở câu cuối. Ngôn ngữ thơ giản dị ,diễn tả sự thân tình giữa ta với ta.

c/ Kết luận : Những suy nghĩ của em về bài thơ và về tác giả của bài thơ.
Biểu điểm:
-

Điểm 5 :

Bài viết đảm bảo về nội dung và hình thức

-


Điểm 3-4:

Bài viết tương đối đảm bảo về nội dung , hình thức ; mắc không quá

5 lỗi .
-

Điểm 1-2:

Nội dung bài viết còn sơ sài, mắc lỗi nhiều

-

Điểm 0 :

Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề


(Trên đây chỉ là ý kiến mang tính chủ quan , vì vậy trong quá trình chấm quý thầy cô có
thể căn cứ vào tình hình học sinh của mình để cho điểm cho phù hợp)



×