Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đẩy mạnh ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.72 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

Lời mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau 6 năm chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hòa
mình vào xu hướng chung của thế giới. Với tất cả nổ lực của mình, Chính phủ Việt
Nam đã đảm bảo lộ trình của các cam kết quốc tế khi tham gia sân chơi này. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng đó và sự phát triển nhanh của nền kinh
tế thì nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam càng ngày càng trở nên phức tạp như
các vấn đề liên quan đến hàng rào kĩ thuật, buôn lậu, gian lận thương mại ,…Đứng
trước nhiệm vụ khó khăn và thách thức đó, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính,
hiện đại hóa hải quan trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Triển khai ứng dụng hải quan điện tử là một trong những chiến lược cải cách
và hiện đại hóa hải quan. Sau 8 năm thực hiện triển khai, kể từ khi thực hiện thí
điểm theo quyết định số 149/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện thí điểm ứng dụng thủ tục hải quan điện tử, sau đó là quyết định 103/2009/QĐTTg về việc sửa đổi bổ sung quyết định 149/2005/QĐ-TTg, đến nay đã thu được rất
nhiều thành công và đã được hầu hết các doanh nghiệp ủng hộ và tham gia. Từ ngày
1-1-2013, thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) chính thức được triển khai theo Nghị
định 87/2012 của Chính phủ và Thông tư 196/2012 của Bộ Tài chính. Với mục tiêu
mở rộng ứng dụng hải quan điện tử đối với tất cả các Cục, Chi cục hải quan trên cả
nước và áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hóa nhằm hiện đại hóa ngành hải
quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
chính vì thế, ngành đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức và cần có những
chính sách giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh ứng dụng thủ tục hải quan điện tử.
Được sự đồng ý của Ban cải cách Hiện đại hóa, Tổng cục hải quan và sự
hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Trần Việt Hưng, tôi chọn đề tài “ Đẩy mạnh ứng
dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” làm
chuyên đề thực tập.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


Đối tượng nghiên cứu :Kết quả ứng dụng hải quan điện tử theo quyết định
103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 08 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó,
tập trung phân tích giải pháp đẩy mạnh ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Kết quả thực hiện triển khai ứng dụng hải quan
SV: Lê Phương Thảo

1

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

điện tử theo quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 08 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định
149/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm ứng dụng thủ tục hải
quan điện tử. Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi
hành thủ tục hải quan điện tử, đề án xây dựng chiến lược phát triển, cải cách hiện
đại hóa hải quan được Ban cải cách hiện đại hóa, Tổng cục hải quan thực hiện.
3. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương II: Thực trạng ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.


SV: Lê Phương Thảo

2

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ TRONG THÔNG QUAN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Sự cần thiết của việc ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan
hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc thúc đẩy thương mại quốc tế cũng như
hợp tác quốc tế là lợi ích chung của mọi quốc gia. Hoạt động Hải quan cũng không
nằm ngoài dòng chảy đó. Những khác biệt giữa thủ tục Hải quan của các nước có
thể gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.
Chính vì vậy, toàn bộ mọi hoạt động của Hải quan sẽ được hoàn thiện không ngừng
theo hướng: hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa với mục tiêu tạo điệu
kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu phát triển.
Trước bối cảnh nền kinh tế nước ta, những cam kết quốc tế đòi hỏi Hải quan
Việt Nam phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý theo yêu cầu của quản lý hải
quan hiện đại với quy trình thủ tục hải quan theo hình thức điện tử toàn diện. Thủ
tục hải quan điện tử đã được thực hiện thí điểm từ năm 2005 theo Quyết định
149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005. Dựa trên hiệu quả do thủ tục hải quan điện tử

mang lại trong thời gian thực hiện thí điểm, cấp thiết phải đưa thủ tục hải quan điện
tử vào thực hiện chính thức trong năm 2012 để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, chặt chẽ
hơn trong quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp. Từ ngày 1-1-2013, thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) chính thức được
triển khai theo Nghị định 87/2012 của Chính phủ và Thông tư 196/2012 của Bộ Tài
chính.
Để có cái nhìn tổng quan về thủ tục hải quan điện tử, trước hết chúng ta cần
hiểu về thủ tục hải quan. Theo công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa hóa thủ tục
hải quan, thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những
người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong lĩnh
vực hải quan. Ở Việt Nam, tại điều 16 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
hải quan năm 2005 quy định : “Thủ tục hải quan là các công việc mà đối tượng hải
quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải XNC, quá cảnh.”
Trước đây, thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn theo phương thức truyền
thống tức là dựa vào các mẫu hồ sơ giấy có sẵn và bán truyền thống tức là kết hợp
SV: Lê Phương Thảo

3

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

cả truyền thống và điện tử. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, ngành hải quan chủ trương thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngành hải quan,
một trong những chiến lược đó là thực hiện thủ tục hải quan bằng phương tiện điện

tử. Tất cả các công việc khai báo hải quan được thực hiện bằng việc sử dụng hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý
thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về
thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan. Tờ khai hải quan điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao
gồm tập hợp các chỉ tiêu thông tin khai của người khai hải quan. Hồ sơ hải quan
điện tử bao gồm: Tờ khai hải quan điện tử; Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan
điện tử là những chứng từ được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật hải quan mà
người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan. Những chứng
từ này có thể ở dạng chứng từ giấy, chứng từ điện tử, chứng từ chuyển đổi từ chứng
từ giấy sang dạng điện tử hoặc ngược lại. Chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan ở
dạng điện tử hoặc chuyển đổi có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính
chứng từ đó ở dạng giấy trừ khi pháp luật có quy định khác.
Xét về vị trí, vai trò thì hải quan điện tử là một bộ phận của Chính phủ điện tử,
với chức năng thực hiện việc tự động hóa tất cả các loại hình thủ tục và các chế độ
về hải quan . Hệ thống hải quan điện tử được kết nối với các bộ phận khác của
Chính phủ điện tử, mà thực tế chính là một cổng điện tử của hải quan đã được kết
nối với các cổng điện tử của cơ quan Nhà nước khác. Hệ thống thủ tục hải quan
điện tử được xây dựng và thực hiện dựa trên các quy định của Luật giao dịch điện
tử, Luật công nghệ thông tin, các chính sách phát triển công nghệ thông tin, lộ tŕnh
thực hiện ứng dụng của Chính phủ điện tử và kết hợp theo quy trình nghiệp vụ đơn
giản, hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực hải
quan.
Hiện nay các nước trên thế giới thường không đề cập đến khái niệm thủ tục hải
quan điện tử mà đề cập đến khái niệm Hệ thống thông quan tự động hóa hải quan
( Customs Automation System). Đây là hệ thống gồm nhiều chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin để xử lý các nghiệp vụ hải quan và các chương trình hỗ trợ cho
công tác nghiệp vụ hải quan như chương trình ứng dụng để quản lý hàng hóa đưa ra
hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan,…

Như vậy với việc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và các chuẩn mực,
thông lệ quốc tế trong lĩnh vực hải quan thì thủ tục hải quan điện tử sẽ có những ưu
SV: Lê Phương Thảo

4

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

điểm mà thủ tục hải quan thủ công thông thường không có được. Do vậy khi thực
hiện thông quan điện tử sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời
đảm bảo nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Điều này đóng vai trò quan trọng trong
quá trình hiện đại hóa hải quan, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đáp ứng
được các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu
1.1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế cả về nội dung và hình thức
Sau cuộc chiến tranh lạnh, thế giới đã hình thành và phát triển một thị trường
rộng lớn và thống nhất với cơ chế kinh tế thị trường. Sự phát triển của nền kinh tế
thế giới thống nhất theo cơ chế thị trường đã làm cho quan hệ kinh tế, văn hoá giữa
các nước phát triển nhanh chóng. Sự vận động của các công ty xuyên quốc gia
thông qua dịch chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, lao động… cũng
như sự mở rộng những quan hệ kinh tế quốc tế như thương mại, đầu tư, vay nợ… ra
phạm vi toàn cầu đang thúc đẩy hình thành nên thị trường thế giới ngày càng thống
nhất với những “luật chơi” chung. Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư cũng
phát triển mạnh, thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều

sâu. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều chỉnh 97% - 99% thương mại của
thế giới là biểu hiện của tự do hoá thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, xu thế khu
vực hoá với sự phát triển của các liên kết kinh tế - thương mại khu vực như EU,
ASEAN, APEC… và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương làm sâu
sắc thêm xu thế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới đều tiến
hành hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mình cũng như tranh thủ
vốn, công nghệ, thị trường và tri thức quản lý - kinh doanh tiên tiến phục vụ cho
phát triển kinh tế. Không nước nào có thể đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không
muốn tự tách mình ra khỏi trào lưu phát triển chung và bị tụt hậu.
Với xu thế toàn cầu hoá, thương mại quốc tế đang phát triển ngày càng đa
dạng và phong phú. Nếu như trước kia chỉ có thương mại truyền thống thì ngày nay,
thương mại quốc tế đang phát triển với nhiều hình thức mới, nhiều loại hình mới
như thương mại điện tử, thương mại dịch vụ…
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện bởi sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu), nó tác động tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu. “Khía cạnh hấp dẫn nhất của thương mại điện tử là nó
chứa đầy những biến thể. Có lẽ một người có thể thậm chí tìm ra 50 cách giải quyết
SV: Lê Phương Thảo

5

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

một vấn đề. Rồi thì một lần nữa 50 cách này có thể không có tác dụng” (Andy

Grove - Chủ tịch Itel). Với những lợi ích như thu thập được nhiều thông tin, giảm
chi phí sản xuất, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch, tạo điều kiện sớm tiếp
cận kinh tế trí thức, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá
(giảm ách tắc và tai nạn giao thông…), thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển
và tương lai sẽ là một hình thức chiếm ưu thế.
Với hình thức thương mại điện tử, các giao dịch đều thông qua hệ thống máy
tính và internet dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin cao, nên việc áp
dụng hình thức khai báo hải quan điện tử là hoàn toàn phù hợp. Nó làm cho việc
khai báo hải quan vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi và chính xác.
Do vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, thủ tục khai báo
hải quan cũng cần phải có sự thay đổi tương ứng.
1.1.2.2. Yêu cầu quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá
của Việt Nam giai đoạn 2005-2012

( Nguồn Tổng cục Hải quan )
Theo số liệu thông kê của Tổng cục Hải quan tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của cả nước năm 2012 lên gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện
của năm 2011. Trong đó:
• Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2%
• Trị giá hàng hóa nhập khẩu là 113,79 tỷ USD, tăng 6,6%.
Với kết quả trên cán cân thương mại hàng hoá cả nước xuất siêu 780 triệu
USD (trong khi năm 2011 nhập siêu 9,84 tỷ USD). Đây cũng là năm đầu tiên sau 19
SV: Lê Phương Thảo

6

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

năm Việt Nam xuất siêu hàng hoá kể từ 1993.
Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm qua là 124 tỷ USD, tăng 28,2% và chiếm 54%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt 64,05 tỷ USD,
tăng 33,8% và nhập khẩu là 59,94 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.
(Nguồn Tổng cục Hải quan)
Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lượng hàng hóa
XNK, phương tiện vận tải, hoạt động XNC hay quá cảnh tăng nhanh vì vậy lượng
công việc cần phải giải quyết của ngành Hải quan là rất lớn. Theo số liệu thống kê
trên, khối lượng công việc trong ngành Hải quan trở nên rất lớn. Nếu thực hiện theo
phương thức hải quan thủ công truyền thống tức là thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục hải quan bằng giấy theo mẫu sẵn thì khó có thể hoàn thành công
việc của ngành. Trước thực tế này, một bài toán hóc búa đặt ra đối với công tác
quản lý của Nhà nước là làm sao để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi tốt hơn
cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu của quản lý Nhà
nước về hải quan?
Trong hình thức khai báo hải quan thủ công truyền thống, mỗi Chi cục đều lưu
trữ thông tin về doanh nghiệp, vì vậy về phía doanh nghiệp cũng có rất nhiều bất
cập. Cho dù một doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan rất nhiều lần tại một Chi cục
Hải quan, nhưng nếu lần đầu tiên khai báo hải quan tại một chi cục khác, họ phải
xuất trình những giấy tờ đã quá quen thuộc như giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu… điều đó gây tốn kém thời gian, công sức,
chi phí… cho cả doanh nghiệp và hải quan.
Hải quan điện tử cho phép cập nhật đầy đủ và ngay lập tức về thông tin tờ
khai và doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu hải quan, nhờ đó tất cả các Chi cục, các cơ
quan hải quan đều nắm được thông tin cần thiết về doanh nghiệp một cách nhanh

chóng và chính xác.
Hệ thống thông tin thông suốt từ tất cả các Chi cục Hải quan, mọi thông tin về
các hoạt động tại các Chi cục, cửa khẩu đều được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của
Hải quan để xử lý dữ liệu và làm nguồn tư liệu để các Chi cục hải quan cập nhật và
tham chiếu. Do đó, việc quản lý sẽ thống nhất và đồng bộ từ trên xuống dưới. Từ
đó, với cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, cập nhật liên tục, việc quản lý sẽ trở nên dễ
dàng hơn, tiết kiệm hơn, giảm một cách đáng kể khối lượng công việc cho cơ quan
Hải quan, đồng thời, các doanh nghiệp có thể an tâm kinh doanh vì họ có thể nhập

SV: Lê Phương Thảo

7

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

hàng hay xuất hàng từ tất cả các cửa khẩu khác nhau, làm thủ tục hải quan tại bất cứ
Chi cục nào cũng đều được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện.
1.1.2.3. Yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát
triển, được biểu hiện qua sự phát triển của thương mại quốc tế và chu chuyển vốn
quốc tế, sự phát triển của công nghệ thông tin và độ linh hoạt ngày càng cao hơn
của lực lượng lao động trên toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta
phải cải cách rất nhiều thủ tục hành chính trong đó có hoạt động khai báo hải quan.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, thì việc
cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của Hải

quan hiện đại khu vực và thế giới lại càng trở nên cần kíp.
Bên cạnh đó, ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin và thương mại quốc tế, các tổ chức tội phạm quốc tế hoạt động ngày
càng tinh vi hơn, đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ, kịp
thời ngăn chặn và phá vỡ âm mưu của chúng. Như chúng ta đã biết, tình hình chính
trị tại một số nơi trên thế giới rất bất ổn, nguy cơ xảy ra khủng bố có thể diễn ra ở
bất cứ quốc gia nào. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có hình thức quản lý chặt
chẽ để có thể phát hiện, hạn chế và ngăn chặn những hoạt động phạm pháp, trong
đó, công tác hải quan đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Muốn tham gia vào trò chơi, trước tiên, chúng ta phải hiểu “luật chơi” và tuân
thủ theo nó. Muốn hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, ta phải điều chỉnh các
chính sách, cơ chế của mình sao cho phù hợp với các quy định của các tổ chức
trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, phải đảm bảo bảo vệ tối đa lợi ích của
quốc gia. Khi đã trở thành thành viên của các tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực
và quốc tế (Việt Nam hiện nay đang là thành viên của tổ chức Hải quan Thế giới WCO), hiện đại hoá thủ tục hải quan là một trong những yêu cầu mang tính bắt
buộc.
Hiện đại hoá hải quan và cải cách các thủ tục, nghiệp vụ hải quan theo hướng
phù hợp với chuẩn mực của Hải quan hiện đại trong khu vực và trên thế giới tạo cho
chúng ta khả năng tận dụng tối đa lợi thế mà hội nhập đem lại. Một hành lang thông
thoáng, phù hợp với khu vực và quốc tế với cách làm việc hiện đại, ứng dụng thành
tựu của công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh thương mại hai chiều giữa
Việt Nam và phần còn lại của thế giới, đuổi kịp công nghệ và cách quản lý hiện đại,
nhanh chóng hoà nhập với các nước thành viên.

SV: Lê Phương Thảo

8

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

1.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thực hiện thủ
tục Hải quan điện tử
Trên thế giới, có những quốc gia đã chú trọng đến việc tạo thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác
trên thế giới bằng cách thực hiện thủ tục hải quan một cách hiện đại, thông thoáng
và đơn giản hơn. Một trong những cách thức đó là thực hiện thủ tục khai hải quan
điện tử. Tuy nhiên, thực hiện thành công khai báo hải quan bằng điện tử là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp, cơ
sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị, độ sâu tài chính và trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế như Việt Nam. Hàn Quốc là quốc gia đi đầu ở Châu Á trong việc
thực hiện toàn bộ các khâu nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan bằng thủ tục
hải quan điện tử. Singapore là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thủ tục hải
quan điện tử và có hệ thống thông quan điện tử tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các
khâu. Trong khi đó, Malaysia là một quốc gia có những điểm chung nhất định về
kinh tế - xã hội, không có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển và đặc biệt là
Malaysia đã có những bước tiến lớn trên lĩnh vực thực hiện khai báo hải quan bằng
điện tử trong những năm gần đây.
1.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Là một trong những nước có nền tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh
cũng như có tiềm lực lớn, hiện tại thủ tục hải quan điện tử được áp dụng trong toàn
bộ các khâu nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan tại Hàn Quốc. Việc quản lý và
khai báo hải quan của doanh nghiệp hoàn toàn được thực hiện bằng thủ tục hải quan
điện tử, đồng thời áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro được thực hiện trên hệ thống tự
động hóa tập trung, phi giấy tờ (bao gồm khoảng 40 loại giấy tờ được điện tử hóa),
đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan trong tất cả các khâu nghiệp vụ

(ví dụ như Quản lý và giám sát trước hàng hoá trước khi doanh nghiệp khai báo;
Thủ tục đối với hàng nhập khẩu; Thủ tục đối với hàng xuất khẩu và Kiểm tra sau
thông quan). Tại mỗi khâu nghiệp vụ đều được phân chia thành các bộ phận chuyên
trách thực hiện các bước công việc khác nhau nhằm đạt được các yêu cầu quản lý,
cụ thể :
Tại khâu quản lý và giám sát trước hàng hoá: Bao gồm 03 nhóm thực hiện các
công việc như: Kiểm tra thông tin Manifest trên máy tính, kiểm tra hàng hoá sử
dụng máy soi và kiểm tra thực tế hàng hoá. Mục đích của khâu này là nhằm quản lý
và giám sát trước hàng hoá trước khi doanh nghiệp khai báo, phát hiện kịp thời các
hàng hoá nguy hiểm, các chất nổ, hàng hoá cấm...
SV: Lê Phương Thảo

9

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

Tại khâu làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu: Thủ tục hải quan tại
đây hoàn toàn phi giấy tờ và do bộ phận làm thủ tục nhập khẩu thực hiện. Tại khâu
này cũng phân chia làm 03 nhóm đảm nhận các công việc chính là: Nhóm kiểm tra
hồ sơ trên máy (chiếm khoảng 1/3), nhóm kiểm tra hàng hóa (chiếm khoảng 1/3), và
nhóm làm nhiệm vụ khác. Về cơ bản, các lệnh thực hiện kiểm tra sẽ hoàn toàn do
máy tính dựa vào phần mềm quản lý rủi ro để phân luồng hàng hoá và xác định tỉ lệ
bao nhiêu % những lô hàng phải tiến hành kiểm tra thực tế, chỉ những lô hàng nào
phải tiến hành kiểm tra thực tế hoặc có vấn đề phải kiểm tra chi tiết thì cơ quan Hải
quan mới yêu cầu chủ hàng xuất trình hồ sơ giấy và sau khi kiểm tra cơ quan hải

quan sẽ lưu lại những hồ sơ giấy đó. Còn lại tất cả những lô hàng đều được thông
quan tự động. Sau khi kiểm tra hệ thống yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền thuế thông
qua hệ thống e-banking (những doanh nghiệp có lịch sử chấp hành việc nộp thuế tốt
được Hải quan cho phép nộp chậm sau 30 ngày) hoặc được phép nộp thuế hàng
tháng.
Thủ tục hải quan xuất khẩu lại do một đội riêng độc lập với đội thủ tục hàng
nhập khẩu thực hiện. Người khai hải quan thông qua VAN sẽ chuyển các thông tin
khai báo đến cơ quan Hải quan, đối với những lô hàng cần phải có giấy phép thì hệ
thống sẽ tự động yêu cầu các cơ quan có liên quan cấp phép cho lô hàng đó.
Kiểm tra sau thông quan chỉ áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu (chủ yếu liên
quan đến áp mã và giá). Hệ thống sẽ dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro đối với kiểm
tra sau thông quan để lựa chọn lô hàng cần kiểm tra. Bộ phận về kiểm tra sau thông
quan sẽ xem xét lô hàng cần kiểm tra dựa trên việc phân tích thông tin liên quan và
đưa ra ý kiến của mình về kết quả kiểm tra sau thông quan.
Hoạt động quản lý rủi ro được áp dụng vào tất cả các nghiệp vụ hải quan. Điều
đó được thể hiện cụ thể ở từng khâu, từng bước của quy trình nghiệp vụ. Tại khâu
Giám sát hàng hóa đó là lựa chọn lô hàng cần kiểm tra trước khi doanh nghiệp khai
báo. Tại khâu thủ tục hải quan nhập khẩu đó là lựa chọn tờ khai nhập khẩu để kiểm
tra hồ sơ giấy, kiểm tra hàng hóa. Tại khâu thủ tục hải quan xuất khẩu là lựa chọn tờ
khai nhập khẩu để kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra hàng hóa. Tại khâu Kiểm tra sau
thông quan đó là lựa chọn lô hàng để kiểm tra.
Toàn bộ hệ thống tự động hoá này của Hàn Quốc được xây dựng và vận hành
theo mô hình tập trung. Toàn bộ hệ thống được vận hành tập trung tại 01 trung tâm
xử lý dữ liệu đặt tại cơ quan Hải quan Trung ương Deajoon được vận hành 24/24h.
1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore

SV: Lê Phương Thảo

10


Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

Singapore là một nước triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử từ rất sớm,
khá thành công và bài bản, có hệ thống thông quan điện tử tương đối hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, Hải quan Singapore xây dựng chiến lược phát triển rất chi tiết, có rất
nhiều kinh nghiệm quý báu có thể học tập và áp dụng trong thực tiễn triển khai ở
Việt Nam.
Singapore áp dụng hải quan điện tử tại tất cả các lĩnh vực giám sát quản lý, thu
thuế, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra sau
thông quan và áp dụng tại tất cả các khâu nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan.
Tại Singapore thực hiện thông quan điện tử và thông quan trước đối với hàng hoá
qua Trade Net.
Trước khi làm thủ tục Hải quan, doanh nghiệp phải được Hải quan cấp phép,
sau khi doanh nghiệp khai báo đầy đủ các dữ liệu, cùng các thông tin tình báo thu
thập được, cơ quan Hải quan xác định mục tiêu, qua Trade Net đồng thời truyền
cho: (1) Cơ quan Hải quan cửa khẩu (2) Cơ quan kiểm soát nhập cư và kiểm tra cửa
khẩu (ICA) để làm căn cứ quyết định thông quan trước đối với hàng hoá theo luồng
xanh/đỏ. Khi hàng hoá đến cửa khẩu (1) luồng xanh: không kiểm tra, giải phóng
hàng ngay, (2) luồng đỏ: kiểm tra tại các địa điểm kiểm tra: có thể kiểm tra bằng
máy hoặc kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Hệ thống quản lý tính và thu thuế tại Singapore do xuất phát từ đặc điểm của
nước Singapore là một cảng tự do, theo đó đa phần các hàng hoá không phải là đối
tượng của thuế hải quan nên các nội dung liên quan đến công tác quản lý, thu thuế
không quá phức tạp. Pháp luật Singapore quy định, cơ quan hải quan chịu trách
nhiệm thu 03 sắc thuế là: Thuế hải quan (ở Singapore có tới 92% là hàng chuyển

tải, hiện chỉ có 04 mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế là thuốc lá, rượu, xăng dầu, xe
ôtô và môtô), thuế hàng hoá và dịch vụ (GST), thuế gián thu (đánh vào các mặt
hàng được tiêu dùng trong nội địa). Việc tính thuế và nộp thuế được thực hiện được
thực hiện dựa trên nguyên tắc "tự tính, tự nộp thuế" như sau: Thông qua Trade Net
người nhập khẩu gửi khai báo tới cơ quan Hải quan và nhận được lệnh thông quan
thông qua hệ thống, theo đó người nhập khẩu sẽ chuẩn bị tờ khai, tự tính thuế trên
máy tính tại trụ sở của họ và gửi tới hộp thư của cơ quan Hải quan hoặc chuyển tới
các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan (trong trường hợp lô hàng nhập
khẩu cần phải được cấp giấy phép chuyên ngành). Ngay lập tức chỉ sau vài phút
người nhập khẩu sẽ nhận được phản hồi từ các cơ quan quản lý. Trường hợp chấp
nhận cho thông quan thì lệnh thông quan sẽ được gửi lại cho người nhập khẩu qua
hệ thống thư điện tử. Lệnh này sẽ được người nhập khẩu in ra giấy và được coi như
SV: Lê Phương Thảo

11

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

là chứng từ hợp pháp cho việc hoàn thành thủ tục hải quan. Toàn bộ quy trình này
chỉ diễn ra trong vòng 3 phút và được thao tác hoàn toàn trên hệ thống.
Về chính sách thuế, để đảm bảo thu đủ thuế, Singapore yêu cầu người nhập
khẩu phải có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc nộp một khoản tiền bảo lãnh để đảm
bảo cho cơ quan Hải quan có thể thu được thuế khi người nhập khẩu không nộp
thuế hoặc trường hợp rủi ro khác. Việc nộp tiền bảo lãnh được thực hiện trong thời
gian một năm cho tất cả các chuyến hàng của người nhập khẩu. Trường hợp chuyến

hàng có giá trị lớn và rủi ro không thu được thuế cao, Hải quan Singapore sẽ yêu
cầu doanh nghiệp nộp thêm tiền bảo lãnh.
Qua thống kê, 99% việc thu nộp thuế được thực hiện một cách tự động thông
qua hệ thống liên ngân hàng Giro. Mọi khoản thanh toán cho thuế hàng hoá và dịch
vụ, thuế hải quan được người nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan thông qua hệ
thống này. Theo quy định của pháp luật thì các đại lý khai thuê và các tổ chức, cá
nhân sử dụng hệ thống Trade Net phải sử dụng một tài khoản theo số đã đăng ký tại
cơ quan hải quan cho mục đích thanh toán các khoản thuế.
Với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất
nhập khẩu Singapore đã áp dụng quy trình thủ tục tự động từ rất sớm (hoạt động
của Trade Net bắt đầu được triển khai từ 1988) và đến nay kết quả là các cửa khẩu
đều thực hiện thủ tục thống nhất, minh bạch với doanh nghiệp, giảm thời gian làm
thủ tục từ đơn vị tính là ngày xuống đơn vị tính là phút.
1.2.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Thủ tục hải quan tại Malaysia được thực hiện kết hợp giữa thủ tục hải quan
điện tử và thủ tục hải quan thủ công truyền thống dựa trên giấy tờ, đây cũng là một
nét tương đối tương đồng với Việt Nam và là một trong những nguyên nhân để cơ
quan Hải quan Việt Nam lựa chọn để nghiên cứu khảo sát khi triển khai thủ tục hải
quan điện tử. Xuất phát từ thực tế, thủ tục hải quan điện tử tại Malaysia chỉ được áp
dụng tại một số khâu nghiệp vụ của quy trình là khâu làm thủ tục nhập khẩu và
khâu làm thủ tục xuất khẩu.
Tại khâu làm thủ tục nhập khẩu: Người khai hải quan khai qua hệ thống mạng
VAN nối với Cơ quan Hải quan, in tờ khai và mang các chứng từ liên quan đến nộp
trực tiếp cho cán bộ Hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai để kiểm tra đối chiếu, nếu
phù hợp thì chấp nhận cho đăng ký tờ khai. Trung tâm xử lý dữ liệu sẽ tự động phân
các tờ khai điện tử theo Chi cục mà người khai đăng ký làm thủ tục để cán bộ tiếp
nhận tại các Chi cục xử lý. Cán bộ tiếp nhận đăng ký tờ khai kiểm tra bộ hồ sơ giấy,
SV: Lê Phương Thảo

12


Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

đối chiếu với tờ khai điện tử trên máy, nếu hợp lệ thì chấp nhận cho đăng ký tờ
khai. Cán bộ tiếp nhận đăng ký tờ khai quyết định phân luồng dựa trên thông tin
phân tích của bộ phận quản lý rủi ro và phân thành 2 luồng: Cho thông quan ngay
hoặc phải kiểm tra hàng hoá trước khi thông quan. Như vậy, cán bộ tiếp nhận đăng
ký bộ hồ sơ được trao thẩm quyền rất lớn trong việc quyết định lô hàng nào được
thông quan và lô hàng nào cần phải tiến hành kiểm tra, quyết định tỉ lệ phần trăm
kiểm tra đối với 01 lô hàng, có hay không yêu cầu phải kiểm tra qua máy soi
container. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá sẽ do các cán bộ Hải quan ở Chi cục thực
hiện. Sau khi kiểm tra xong, việc tính thuế cũng do cán bộ tiếp nhận đăng ký kiểm
tra và ra thông báo thuế cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp thuế ngay mới
được thông quan hàng hoá. Bên cạnh hình thức thanh toán trực tiếp cũng có hình
thức nộp thuế bằng cách chuyển tiền điện tử (EFT) thông qua hệ thống nối mạng
Hải quan - Ngân hàng. Tất cả các bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu được nộp cho cơ
quan Hải quan lưu trữ.
Tại khâu làm thủ tục xuất khẩu: Người khai hải quan khai qua hệ thống mạng
VAN nối với Cơ quan Hải quan, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử sẽ tự động chấp
nhận tờ khai đăng ký (việc phản hồi thông tin cho doanh nghiệp về kết quả xử lý tờ
khai sẽ được gửi lại sau khi cán bộ Hải quan kiểm tra hồ sơ trên hệ thống máy
tính). Cán bộ tiếp nhận đăng ký hồ sơ tại các Chi cục kiểm tra hồ sơ trên hệ thống
máy tính (chủ yếu dựa trên tờ khai điện tử) và thực hiện việc phân luồng dựa trên
thông tin phân tích của bộ phận quản lý rủi ro thành 03 luồng: a/ Thông quan ngay
(phê duyệt thông quan và gửi thông báo cho người khai qua hệ thống VAN). b/ Phải

kiểm tra hồ sơ giấy trước khi thông quan (thông báo qua hệ thống VAN cho người
khai mang các chứng từ giấy kèm theo trong bộ hồ sơ hải quan đến trụ sở Hải quan
để kiểm tra). c/ Phải kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan (thông báo qua hệ
thống VAN cho người khai mang các chứng từ giấy kèm theo trong bộ hồ sơ hải
quan đến trụ sở Hải quan để kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra hàng hóa). Tại các
bước kiểm tra thực tế hàng hoá và tính thuế được thực hiện tương tự như ở khâu
nhập khẩu. Việc lưu giữ hồ sơ: Tất cả bộ hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩu được
nộp cho cơ quan Hải quan lưu trữ sau 7 ngày đối với lô hàng thuộc luồng a.

Công tác Kiểm tra sau thông quan tại Hải quan Malaysia được tiến hành dựa
trên căn cứ cơ sở định hướng của Tổng cục hàng năm lập kế hoạch, thu thập thông
tin và quyết định kiểm tra đối với từng doanh nghiệp.
Tóm lại, do mỗi nước có một đặc thù riêng trong hoạt động xuất nhập khẩu
SV: Lê Phương Thảo

13

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

cũng như có nhiều vấn đề khác nhau (ví dụ: mô hình tổ chức hoạt động, thẩm
quyền, trình độ phát triển...) nên không thể áp dụng nguyên gốc một mô hình thủ
tục hải quan điện tử của một nước nào vào thực tế tại Việt Nam dù nước đó có trình
độ phát triển tương đối cao như Hàn Quốc hay Singapore, đồng thời cũng không vì
thế mà bỏ qua những điểm phù hợp trong việc ứng dụng triển khai hải quan điện tử
ở những nước có trình độ phát triển thấp hơn như Malaysia. Do vậy, dựa trên thực

tế hiện có, kết hợp với thực tiễn nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm triển khai của
nhiều nước trên thế giới, Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng một mô hình hải quan
điện tử cho phù hợp nhưng đồng thời phải hướng tới một mô hình chuẩn theo
khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
1.3. Ứng dụng Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa hóa xuất
nhập khẩu
1.3.1. Đối tượng áp dụng
Giai đoạn từ 2005 đến tháng 10/2007
Theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 và Quyết định số
50/2005/QĐ-BTC ngày 19/07/2005 về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện
tử giai đoạn đầu, đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tự nguyện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử và cần đáp ứng các điều kiện
sau:
a. Minh bạch trong tài chính: có xác nhận của Cơ quan Thuế nội địa trong việc
chấp hành tốt kê khai và nộp thuế theo quy định
b. Không vi phạm pháp luật hải quan quá 01 lần thuộc thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trở lên trong thời gian 01 năm, tính đến ngày đăng ký tham gia làm thủ
tục hải quan điện tử.
c. Có kim ngạch xuất nhập khẩu và/hoặc có lưu lượng tờ khai đạt mức do
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định cụ thể theo từng giai đoạn thực hiện
thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
d. Sẵn sàng nối mạng máy tính với Chi cục Hải quan điện tử hoặc sử dụng
dịch vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan để làm thủ tục hải quan điện tử.
Giai đoạn từ 01/10/2007 đến nay
Theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 (bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/10/2007) đối tượng áp dụng của thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2 là:

SV: Lê Phương Thảo


14

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

- Các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký và được cơ quan Hải quan chấp nhận
tham gia thủ tục hải quan điện tử
- Cơ quan Hải quan, công chức Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan
thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục hải quan điện tử.
1.3.2. Phạm vi áp dụng
Theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007, thí điểm thủ tục hải
quan điện tử được thực hiện tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố do Tổng cục
trưởng Tổng cục hải quan quyết định và được áp dụng đối với:
a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu
- Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất
- Hàng hoá đưa ra, đưa vào doanh nghiệp chế xuất
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư
b. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
c. Phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh,

quá cảnh, chuyển cảng.
1.3.3. Lộ trình ứng dụng thực hiện HQĐT
Hải quan điện tử được thực hiện qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 (năm 2005): bước đầu được thực hiện thí điểm tại Cục Hải quan
thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng
 Giai đoạn 2 (từ ngày 01/01/2006 đến ngày 30/08/2006):
- Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn 1
- Lựa chọn thêm một số Cục Hải quan tỉnh,thành phố đủ điều kiện để thực
hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
 Giai đoạn 3 ( từ tháng 09/2006 đến tháng 02/2007) : Tổng kết, đánh giá báo

SV: Lê Phương Thảo

15

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

cáo thủ tướng chính phủ kết quả thực hiện thí điểm.
Căn cứ vào kết quả thực hiện trong quá trình thí điểm, ngày 23/10/2012, Chính
phủ đã ký ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại. Ngày 01/01/2013, thủ tục Hải quan điện tử chính thức được đưa vào áp
dụng trên 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1.4. Tác động của việc ứng dụng Hải quan điện tử trong thông quan
hàng hóa xuất nhập khẩu

1.4.1. Đối với doanh nghiệp
Một là, triển khai thực hiện thủ tục HQĐT giúp doanh nghiệp chủ động về thời
gian làm thủ tục hải quan, thay vì trước đây chỉ có thể khai báo hải quan trong giờ
hành chính, nay hệ thống khai HQĐT của cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai
24/24h); quá trình khai báo, doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan
hải quan nhanh chóng, kịp thời, giúp cho việc khai báo được thuận lợi, chính xác;
thực hiện khai HQĐT, doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại, phô tô, in
ấn hồ sơ; điểm mấu chốt là thực hiện thủ tục HQĐT giúp thời gian thông quan lô
hàng được rút ngắn (chỉ 3-5 phút), đối với lô hàng miễn kiểm tra, doanh nghiệp chỉ
cần hoàn thành thủ tục hải quan qua mạng, đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế thì
thủ tục đơn giản, nhanh gọn hơn rất nhiều.
Hai là, các quy định, chính sách liên quan được công bố trên website Hải
quan. Việc này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập
khẩu của mình, trong đó có việc làm thủ tục hải quan.
Ba là, đối với những doanh nghiệp là thương nhân ưu tiên đặc biệt còn được
hưởng những lợi ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng;
được hoàn thành thủ tục thông quan trên cơ sở sử dụng tờ khai điện tử một lần/1
tháng cho tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên với cùng một đối tác,
cùng một loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, đã được giải phóng hàng theo các tờ khai
tạm; được kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tại trụ sở của thương nhân
ưu tiên đặc biệt hoặc tại địa điểm khác do thượng nhân ưu tiên đặc biệt đăng ký,
được qơ quan hải quan chấp nhận; được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong
thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
1.4.2. Đối với cơ quan hải quan
Một là, quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù
hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thời gian
SV: Lê Phương Thảo

16


Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp, đồng thời tăng
sức cạnh tranh và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấp dẫn
cho doanh nghiệp.
Hai là, thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ hải quan với
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn minh,
lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật và trung thực, v.v…Việc này sẽ làm giảm phiền hà,
sách nhiễu đối với doanh nghiệp.
Ba là, nhờ thực hiện thủ tục hải quan hiện đại, trong thời gian tới, doanh
nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thông lệ,
chuẩn mực quốc tế. Đây là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp có quan hệ
hợp tác làm ăn với nước ngoài và mở rộng thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt cần
thiết trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn như hiện nay.

SV: Lê Phương Thảo

17

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TRONG THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
2.1. Thực trạng ứng dụng Hải quan điển tử trong thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu
2.1.1. Mô hình quản lý hệ thống thủ tục Hải quan điện tử ở Việt Nam
* Về mô hình quản lý hệ thống thủ tục Hải quan điện tử

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý hệ thống thông quan điện tử
(Nguồn: Ban Cải cách hiện đại hoá - Tổng cục Hải quan)
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thực hiện thủ tục HQĐT
theo Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Tổng cục trưởng
Tổng cục hải quan ban hành gồm 6 bước:
SV: Lê Phương Thảo

18

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

- Bước 1: Thực hiện kiểm tra sơ bộ và đăng kí tờ khai điện tử
- Bước 2: Thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử
- Bước 3: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa
- Bước 4: Sau đó, xác nhận Đã thông quan điện tử, giải phóng hàng hóa, đưa
hàng về nơi cửa khẩu, hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải
quan cửa khẩu

- Bước 5: Tiến hành quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ và cập nhật thông tin vào hệ
thống dữ liệu của hải quan
- Bước 6: Cuối cùng, phúc tập hồ sơ hải quan
* Về hệ thống, chương trình được sử dụng thực hiện ứng dụng thủ tục hải
quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Ngoài các phần mềm hệ thống đã được sử dụng như phần mềm về khai báo
điện tử (e-Declaration), hóa đơn điện tử (e-Invoice), hệ thống thanh toán điện tử (ePayment), hệ thống khai báo lược khai hải quan điện tử (e-Manifest), hiện nay
ngành đang thực hiện:
- Sử dụng phổ biến phần mềm khải báo hải quan điện tử CDS Live:
CDS Live là phiên bản trực tuyến của phần mềm khai báo và quản lý tờ khai
Hải quan CDS của Công ty GOL, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh
doanh thực hiện khai báo hải quan điện tử. Đây là giải pháp toàn diện trong việc
khai báo điện tử với những cải tiến dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây
cho phép khai báo và quản lý tờ khai trực tuyến.
- Xây dựng hệ thống thông quan tự động của Hệ thống hải quan một cửa quốc
gia VNACCS/VCIS
Với mục tiêu phục vụ công tác quản lí và thông quan hàng hóa tự động nên
VNACCS/VCIS được thiết kế nhiều phần mềm để đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp
vụ của Hải quan Việt Nam. Các quy trình quản lý và nghiệp vụ sẽ được xây dựng
phần mềm ứng dụng bao gồm có các phần mềm sau:
+ Phần mềm về khai báo điện tử (e-Declaration)
+ Phần mềm lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest)
+ Phần mềm hóa đơn điện tử (e-Invoice)
+ Phần mềm thanh toán điện tử (e-Payment)

SV: Lê Phương Thảo

19

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

+ Phần mềm chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử (e-C/O)
+Packing List (phiếu đóng gói hàng) điện tử (e-P/L)
+ Phân luồng (Selectivity)
+ Phần mềm quản lý hồ sơ rủi ro, quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu
+ Phần mềm thông quan và giải phóng hàng,
+ Phần mềm giám sát và kiểm soát, kiểm tra vận hành hệ thống
+ Phần mềm đào tạo người sử dụng hệ thống
+ Phần mềm hỗ trợ kĩ thuật và bảo trì hệ thống.
2.1.2. Quá trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử
• Quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục Hải quan phía
Bắc
Để triển khai Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 về triển khai
thủ tục thông quan điện tử, căn cứ vào tình hình thực tế của ngành cũng như cân
nhắc tính thận trọng trong khâu triển khai nhằm đảm bảo đạt hiệu quả triển khai
công việc ở mức cao nhất, lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã
quyết định thành lập Chi cục Hải quan điện tử tại hai Cục Hải quan có số thu lớn
nhất trong ngành, đồng thời có cơ sở hạ tầng thuận lợi đó là Cục Hải quan TP. Hải
Phòng và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Do lần đầu tiên thủ tục hải quan điện tử được áp dụng tại Việt Nam, đồng thời
cũng là một trong những ưu tiên của ngành Hải quan nên Tổng cục Hải quan đặc
biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Ngay khi có Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày
20/06/2005 về triển khai thủ tục hải quan điện tử, Tổng cục Hải quan đã ban hành
nhiều công văn, chỉ đạo, hướng dẫn đồng thời yêu cầu Hải quan các địa phương
thường xuyên cập nhật, báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình

triển khai để kịp thời có giải pháp tháo gỡ.
Sau khi triển khai đồng bộ các biện pháp trên, sau khi xem xét dựa trên việc
đánh giá nhiều yếu tố, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã lựa chọn và cấp giấy công
nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử, cấp mã truy nhập cho 20 doanh nghiệp đủ
điều kiện tham gia thủ tục hải quan điện tử trong đợt một.
Đến nay, 100% các chi cục của Cục Hải quan Hải Phòng đều triển khai thực
hiện thủ tục Hải quan điện tử.
Với thành công trong việc thí điểm thực hiện Hải quan điện tử, trong giai đoạn
SV: Lê Phương Thảo

20

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

thí điểm mở rộng, các Cục Hải quan Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai tiến
hành triển khai thủ tục Hải quan điện tử.
Tính đến cuối tháng 11/2011, hầu hết các Cục hải quan đã thực hiện thành
công ứng dụng hải quan điện tử và đã đạt chỉ tiêu đề ra, thậm chí vượt chỉ tiêu: Hải
Phòng (9/9 Chi cục), Hà Nội(13/13 Chi cục), Quảng Ninh (7/7 Chi cục), Lạng Sơn
(6/6 Chi cục), Lào Cai (3/4 Chi cục)…Vượt chỉ tiêu về tờ khai : Cục Hải quan Hải
Phòng đạt gần 90% chỉ tiêu phấn đấu, Cục Hải quan Hà Nội đạt gần 75% chỉ tiêu,
Quảng Ninh (đạt 85,33% với 15.099 tờ khai), Lạng Sơn (đạt 81,76% với 43.412 tờ
khai).
Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc nhất định như: Cục TP Hải Phòng phản
ánh thực tế chưa có sự trao đổi thông tin với các Bộ, ngành và các đơn vị vận

tải,..để phục vụ kiểm tra chéo thông tin phục vụ thông quan. Cục hải quan TP. Hải
Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn phản ánh tờ khai chuyển cửa khẩu của các Cục hải quan
còn nhiều vướng mắc do chưa hiểu thống nhất về quy định nghiệp vụ chuyển cửa
khẩu, Cục hải quan TP Hải Phòng cũng đưa ra vướng mắc trong việc thực hiện thủ
tục hải quan điện tử có khả năng phát sinh những hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực công nghệ thông tin theo quy định tại Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày
10/04/2007, tuy nhiên không có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với
hành vi này trong quá trình thực hiện ứng dụng thủ tục hải quan điện tử. Một số quy
định và nghiệp vụ chưa hợp lý với điều kiện thực tế với nguồn lực của ngành, chưa
thực hiện đạt hiệu quả cao vì hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Điều này đã
được Cục hải quan Quảng Ninh phản ánh vấn đề: Theo quy định về bộ hồ sơ xuất
khẩu hàng hóa phải có 01 bản chính và bản kê chi tiết hàng hóa trong trường hợp
hàng hóa nhiều chủng loại, không đồng nhất.Tuy nhiên nhiều trường hợp hàng hóa
XK thuộc luồng xanh hoặc luồng vàng điện tử nhưng không đóng gói đồng nhất,
theo quy định hiện tại phải chuyển sang luồng vàng giấy để yêu cầu nộp bản chính
của Bản kê chi tiết hàng hóa dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển luồng không cần thiết, đây là
điểm hạn chế của thủ tục HQĐT,…
• Quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục Hải quan miền
Trung
Các tỉnh miền Trung chưa thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử trong
giai đoạn một do gặp một số khó khăn xuất phát từ những lý do khách quan thực tế
là:
- Lượng hàng hoá tại khu vực miền Trung ít, chiếm tỷ trọng nhỏ.

SV: Lê Phương Thảo

21

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, hạ tầng phục vụ cho việc triển khai đồng
bộ các giải pháp công nghệ thông tin là khó khăn.
- Lực lượng cán bộ tại đây chủ yếu quen với việc làm thủ tục hải quan thủ
công, các kiến thức về tin học, ngoại ngữ còn hạn chế.
- Nguồn lực để tổ chức triển khai, phối hợp về mặt kỹ thuật tin học, hỗ trợ giải
quyết những vấn đề phát sinh có hạn…
Vì những khó khăn trên nên lãnh đạo Tổng cục Hải quan và lãnh đạo Bộ Tài
chính đã thống nhất phương án tạm thời tập trung đầu tư, chỉ đạo việc triển khai thủ
tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Hải quan TP. Hải
Phòng. Trên cơ sở những kết quả thu nhận được, đồng thời rút kinh nghiệm thực tế
qua đó sẽ tiếp tục triển khai tại các Cục hải quan thuộc miền Trung mà trong đó
Tổng cục Hải quan đã xác định Cục Hải quan TP. Đà Nẵng sẽ là đơn vị tiên phong
trên địa bàn miền Trung triển khai thủ tục hải quan điện tử. Tuy có triển khai muộn
hơn các Cục Hải quan khác nhưng lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ
đạo Cục Hải quan TP. Đà Nẵng sẵn sàng chuẩn bị những cơ sở cần thiết cho việc
triển khai thủ tục hải quan điện tử. Bản thân Cục Hải quan TP. Đà Nẵng cũng đã
quán triệt tới toàn thể cán bộ công chức trong toàn đơn vị sẵn sàng cho việc triển
khai thủ tục hải quan điện tử tại đơn vị.
Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Đà Nẵng đã xác định "Việc triển khai thủ tục hải
quan điện tử chính là thể hiện việc nhận thức và quán triệt tầm quan trọng của công
tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá ngành Hải quan theo Quyết định
810/QĐ-BTC ngày 16/03/2004, đồng thời phù hợp với Đề án ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin TP. Đà Nẵng từ nay đến năm 2010" (trích từ “Đề án ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin của UBND TP. Đà Nẵng từ năm 2006 đến
năm 2010”).

Để từng bước tạo cơ sở và hỗ trợ cho thông quan điện tử, Cục Hải quan TP.
Đà Nẵng đã khuyến khích tất cả các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn
do mình phụ trách thực hiện khai báo trước thông qua phương tiện điện tử với cả 03
hình thức:
- Khai và truyền dữ liệu qua mạng Internet tới hệ thống máy tính của cơ quan
Hải quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.
- Khai trực tiếp trên hệ thống máy tính đặt tại các địa điểm làm thủ tục hải
quan.

SV: Lê Phương Thảo

22

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

- Khai và chuyển dữ liệu khai báo qua đĩa mềm và nộp cho cơ quan Hải quan
tại địa điểm làm thủ tục hải quan để cập nhật vào hệ thống.
Bước sang giai đoạn thí điểm mở rộng, thủ tục Hải quan được triển khai thí
điểm tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quãng Ngãi, Hà Tĩnh,
Bình Định, Nghệ An…
Việc thực hiện triển khai thủ tục Hải quan tại các Cục Hải quan này, bước đầu
cũng đã thu được nhiều tín hiệu tốt…tạo tiền đề cho việc triển khai trên toàn quốc.
• Quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục Hải quan phía
Nam
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là đơn vị hàng năm đóng góp số thu thuế rất

lớn, bình quân doanh thu hàng năm luôn chiếm hơn 50% của toàn ngành Hải quan
nên lãnh đạo Tổng cục Hải quan đặc biệt quan tâm tới việc triển khai thực hiện thủ
tục thông quan điện tử tại đây.
Nhờ rất nhiều ưu điểm thuận lợi nên trong thời gian triển khai thí điểm ở 9/12
chi cục tại TP.HCM, hầu hết DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đều tham
gia. Đã có 60% DN được tự động xếp vào luồng xanh, 26,7% được tự động xếp vào
luồng vàng, 13,3% được xếp vào luồng đỏ. Trên bình diện cả nước, Tổng cục Hải
quan cho biết, hiện số DN tham gia hải quan điện tử đạt gần 30 ngàn DN, chiếm
trên 92% số DN hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Giai đoạn thí điểm mở rộng, nhiều Cục Hải quan phía Nam tham gia thí điểm
thực hiện thủ tục Hải quan điện tử như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Cần Thơ, Long An, Tây Ninh…
Các cục Hải quan miền Nam chiếm vai trò rất quan trọng trong kết quả thực
hiện thí điểm, ví dụ như: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh .Cảng Sài Gòn là một
cảng quan trọng bậc nhất trong cả nước nên cơ sở hạ tầng của các Cảng vụ, cũng
như của các cơ quan có liên quan đến việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
trong đó có cơ quan hải quan rất được coi trọng và đầu tư xứng đáng. Đồng thời là
một cảng nước sâu, rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào XNK nên cũng rất thuận lợi
trong khi bố trí thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan.
Chính vì vậy, những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm
thủ tục Hải quan điện tử tại đây rất được lưu ý:
Cục hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra những vướng mắc:
+ Yêu cầu việc xuất trình hàng hóa, hồ sơ hải quan tại địa điểm giám sát không
SV: Lê Phương Thảo

23

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

phù hợp với điều kiện về nguồn lực, địa điển địa bàn dẫn đến không thực hiện đúng
theo quy định tại thông tư 222/2009/TT-BTC
+ Hiện nay Cục vẫn duy trì giám sát tại khu chế xuất nhưng thông tư số
222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ tài chính chưa có hướng dẫn cụ thế
nhiệm vụ của công chức giám sát tại khu chế xuất, chưa có hướng dẫn về thủ tục
giám sát tại khu chế xuất
+ Các tiêu chí quản lý rủi ro chưa đảm bảo để thực hiện thông quan tự động,
chưa đảm bảo phục vụ tốt cho việc triển khai thủ tục HQĐT.
Tại Cục hải quan Bình Dương: chưa quy định cụ thể chi tiết về tính pháp lý
chứng từ điện tử như khuôn mẫu, nội dung chuyển tải từ chứng từ giấy sang chứng
từ điện tử, hình thức ( dạng thông tin dữ liệu, scan từ chứng từ giấy gốc, dấu hiệu
pháp lý,…) dẫn đến khi công chức tác nghiệp, mặc dù doanh nghiệp đã chuyển
chứng từ giấy sang form khai điện tử trên hệ thống, nhưng phải scan them hình ảnh
chứng từ giấy và khai báo đính kèm tờ khai điện tử trên hệ thống để đối chiếu.
Tóm lại, để đưa thủ tục Hải quan điện tử vào thực hiện rộng rãi, ngành Hải
quan đã triển khai thí điểm ở các Cục Hải quan điển hình, qua đó, rút kinh nghiệm,
phát hiện sai sót để thủ tục Hải quan điện tử được ứng dụng một cách thành công
nhất
2.1.3. Kết quả ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu
* Tổng hợp theo số lượng các Cục, Chi cục đã triển khai thủ tục HQĐT:
Bảng 1: Danh sách các Cục, Chi cục triển khai HQĐT (15/10/2011)

Cục Hải quan
1 Hồ Chí Minh


SV: Lê Phương Thảo

Chi cục
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chi cục HQCK SBQT Tân Sơn Nhất
Chi cục HQCK CSG KV1
Chi cục HQCK CSG KV2
Chi cục HQCK CSG KV3
Chi cục HQCK CSG KV4
Chi cục HQCK Cảng Hiệp Phước
Chi cục HQCK Tân Cảng
Chi cục HQ QLH Gia công
Chi cục HQ QLHĐầu tư
Chi cục HQKCX Tân Thuận
24

Lớp: Thương mại Quốc tế 51


Chuyên đề thực tập


GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

(12/12 Chi cục)

2

Quảng Ngãi
(2/2 Chi cục)

3

Bình Dương
(6/6 Chi cục)

4

Đồng Nai
(7/7 Chi cục)

5

Bà Rịa - Vũng
Tàu
(4/5 Chi cục)

6

Đà Nẵng
(5/5 Chi cục)


7

Hà Nội
(13/13 Chi cục)

SV: Lê Phương Thảo

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Chi cục HQKCX Linh Trung
Chi cục HQ Bưu Điện
Chi cục HQCK Cảng Dung Quất
Chi cục HQ các KCN

Chi cục HQ QL hàng XNK ngoài KCN
Chi cục HQ KCN Mỹ Phước
Chi cục HQ KCN Việt Nam – Singapore
Chi cục HQ KCN Việt Hương
Chi cục HQ Sóng Thần
Chi cục HQ KCN Sóng Thần
Chi cục Hải quan Biên Hòa
Chi cục Hải quan Bình Thuận
Chi cục Hải Quan Khu Chế Xuất Long Bình
Chi cục Hải quan Long Bình Tân
Chi cục Hải quan Long Thành
Chi cục Hải Quan NhơnTrạch
Chi cục Hải QuanThống Nhất

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

44
45
46
47
48

Chi cục HQCK Cảng Sân Bay Vũng Tàu
Chi cục HQ Cảng Cát Lở
Chi cục HQCK Cảng Phú Mỹ
Chi cục HQCK Cái Mép
Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công
Chi cục Hải quan CK Cảng Đà Nẵng
Chi cục Hải quan KCN Hòa Khánh Liên Chiểu
Chi cục Hải quan KCN Đà Nẵng
Chi cục HQCK Sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công
Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long
Chi cục Hải quan Bắc Ninh
Chi cục Hải quan Gia Thuỵ
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Chi cục Hải quan Hà Tây
Chi cục Hải quan Vĩnh phúc
Chi cục HQ Phú Thọ
Chi cục Hải quan ICD Tiên Sơn
Chi cục HQ Gia Lâm
Chi cục HQ Nội Bài
Chi cục HQ Bưu điện
25

Lớp: Thương mại Quốc tế 51



×