Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp in nhà xuất bản lao động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.47 KB, 63 trang )

Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của chuyên đề
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận
lợi: Các doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước
pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa; song cũng vấp phải không ít khó
khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế mới. Vì thế buộc các
doanh nghiệp phải năng động hơn, tổ chức tốt các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình, nắm bắt quy luật cơ chế thị trường nhằm nhanh chóng đưa ra
những quyết định đúng đắn, kịp thời. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà
nước, duy trì và ổn định tình hình tài chính.
Vốn là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn
tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình
sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà được mở rộng và tăng
cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó quy mô và kết cấu của vốn rất
lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến quá trình
cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, vốn còn là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động tính toán
kinh tế và kiểm soát việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền
chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức, hạch
toán và sử dụng vốn như thế nào, sao cho có hiệu quả nhất là một vấn đề vô cùng
quan trọng. Để đưa ra được những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực
trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng
trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin
kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong
tương lai như thế nào là một việc rất khó khăn.



Báo Cáo Thực Tập

Page11


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp
In- Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, với những lý thuyết được học ở trường và
sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thầy Hà Văn Thủy và
phòng Hành chính - Kế toán, Phòng KH- KD, Tôi đã đi sâu nghiên cứu chuyên
đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội” làm chuyên đề báo thực tập của mình.
II. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Khái chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
Chương II: Khái quát về xí nghiệp in- nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội
và Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

Báo Cáo Thực Tập

Page22



Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

CHUƠNG I
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I, VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP:
1, Khái niệm:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông,
nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó là số vốn ứng ra để
hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của
chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn
lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Thật vậy, qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn lưu động đc chuyển hóa
thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi mới tham gia quá trình sản xuất,
vốn lưu động thể hienj dưới trạng thái là tiền, rồi qua cac giai đoạn nó dần
chuyển thành sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Ở giai đoạn cuối cùng, vốn
lưu động được chuyển hóa toàn bộ vào sản phẩm và khi sản phẩm này đc bán ra
ngoài thị trường thì sẽ thu về được tiền tệ hay những hình thái ban đầu của vốn
lưu động.
2. Đặc điểm của vốn lưu động:
Vốn lưu động luôn luôn vận động, tham gia vào những chu kỳ, những
vòng luân chuyển lien tục, trong qua trình đó vốn lưu động luôn vận động
chuyển hóa thành các dạng khác nhau bằng toàn bộ giá trị của nó, và cho tới khi
kết thúc quá trình thì giá trị của vốn lưu động lại được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất,Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan
xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải

thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách
tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục.
Báo Cáo Thực Tập

Page33


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Đối với các doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất kinh doanh, số vòng
quay của vốn càng nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn,
giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất.
3, Vai trò của vốn lưu động:
Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái
sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục và là công cụ
phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh
nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc
sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động
một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn
lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một

phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá
cả hàng hóa bán ra.
4, Phân loại vốn lưu động:
Vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Dựa theo hình thái biểu hiện
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi

Báo Cáo Thực Tập

Page44


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng,
thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có

thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính
+ Vốn công cụ, dụng cụ

+ Vốn phụ tùng thay thế
+ Vốn nhiên liệu

+ Vốn vật liệu phụ
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
+ Vốn sản phẩm dở dang
+ Vốn về chi phí trả trước
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông
+ Vốn thành phẩm
+ Vốn bằng tiền
+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác
+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng
Báo Cáo Thực Tập

Page55


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

* Theo nguồn hình thành
- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã
viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra
- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ

yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu
- Nguồn vốn đi vay
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện cụ
thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác
hoặc có thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
II, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp:
1, Khái niệm về hiệu quả sử dụng vồn lưu động:
Để bắt đầu bước vào tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần
có một lượng vốn nhất định. Tùy theo quy mô và nghành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp lại có số vốn khác nhau. Tất nhiên, trong
kinh doanh thì việc có số vốn nhiều và nguồn vốn có thể duy trì lâu dài là một lợi
thế rất lớn cho các doanh nghiệp, nhưng việc sử dụng số vốn đó sao cho hiệu quả
nhất, thu về được giá tri, lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp thì đó mới là vấn đề.
Trước tiên ta cần hiểu về khái niệm thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu
động. hiện nay có khá nhiều các cách để tiếp cận với khái niện này:
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất.
Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và
ngược lại.

Báo Cáo Thực Tập

Page66


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà


Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà
số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này
thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một
đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu
thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động
quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với
tổng nợ lưu động là cao nhất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu
được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm
vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh
số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ
tăng vốn lưu động.
Nói tóm lại, để hiểu rõ về “ hiệu quả sử dụng vốn lưu động” thì chúng ta
cần có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn. Nó không chỉ thể hiện qua một chu
kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý, một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công
tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ mà nó còn
thể hiện qua những chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
2, Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
1,

Số vòng quay VLĐ

Báo Cáo Thực Tập


=

Page77


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng
nếu vòng quay lớn hơn (so với tốc độ quay trung bình của ngành) chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
2,

Kỳ luân chuyển VLĐ

=

Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian
quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
3,

Hệ số đảm nhiệm của VLĐ

=

Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng vốn luân chuyển cần bao nhiêu đồng
VLĐ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số
vốn tiết kiệm được càng nhiều.
4,


Sức sản xuất của VLĐ

=

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng
giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng
cao và ngược lại.
5,

Sức sinh lời của VLĐ

=

Chỉ tiêu này có thể cho ta biết được một đồng vốn làm ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
6,

Khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các
khoản nợ ngắn hạn (dưới 12 tháng). Khi hệ số này thấp so với hệ số trung
bình của ngành thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp và ngược lại
khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các
khoản nợ đến hạn.

7,

Khả năng thanh toán nhanh

=


Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số này càng cao chắc chắn phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh
nghiệp tốt thật sự.
8, Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Báo Cáo Thực Tập

Page88


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

VTK

=

* ObqKH

=

* DTKH

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Hoặc:
VTK

Trong đó:

B


: Số VLĐ tiết kiệm được

KBC

: Số vòng quay VLĐ kỳ báo cáo

KKH

: Số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch

ObqKH : Số dư VLĐ bình quân kỳ kế hoạch
VBC

: Số ngày một vòng quay VLĐ kỳ báo cáo

VKH

: Số ngày một vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch

DTKH : Doanh số bán hàng kỳ kế hoạch
Nếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này ngắn hơn kỳ trước thì
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động, số vốn lưu động tiế kiệm được có
thể được sử dụng vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Còn
ngược lại, nếu thời gian luân chuyển của vốn lưu động kỳ này dài hơn kỳ trước
thì chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí vốn lưu động.
3, Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có
thể khởi sự, vì vậy việc quản lý, sử dụng lượng vồn một cách hiệu quả sẽ giúp
cho doanh nghiệp có thể gia tang lợi nhuận, tích lũy được vốn để từ đó có thể tái

sản xuất và phát triển mở rộng quy mô của doanh nghiệp mình.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng
để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung
của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cho phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn
Báo Cáo Thực Tập
Page99


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra
các biện pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý
và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong
tương lai.
4, Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
a, Các nhân tố khách quan:
Đầu tiên yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân tố có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu
phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất
tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với
ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành
sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ
chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể
dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất
dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu

đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm
cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống.
b, Các nhân tố chủ quan:
Nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác
là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn

Báo Cáo Thực Tập

Page10
10


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

lưu động sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với
doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối
với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và
thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói
riêng.
Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn
lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm
bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời
hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một

lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà
không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu động còn
làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính
sách thương mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh
nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá
hạn.

Báo Cáo Thực Tập

Page11
11


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP IN - NHÀ XUẤT BẢN
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP IN
I, Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp In- Nhà xuất bản Lao
động- Xã hội.
1, Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp In- Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội
a, Thông tin chung về Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Xí nghiệp In- Nhà xuất bản Lao động là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực in ấn, là đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, hạch toán độc

lập.
Nghành nghề kinh doanh chính:
- In các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác trong và ngoài
nghành và các ấn phẩm khác theo quy định của Bộ và Luật xuất bản phục vụ cho
công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, hướng dẫn
thực hiện pháp luật Nhà nước…
- Nhận gia công các loại ấn phẩm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và
luật xuất bản ban hành.
Trụ sở chính: Số 36, Ngõ Hòa Bình 4, Phường Minh Khai, Q. Hai Bà
Trưng- Hà Nội.
Văn phòng đại diện phía Nam: 168 Hai Bà Trưng- Phường Đa Kao- Q1- TP,
Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (043)8 633 038 – (043)8 633 039
Fax: (043)8 638 173
Cơ quan chủ quản: Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội.
Báo Cáo Thực Tập

Page12
12


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Tài khoản: Nhà xuất bản Lao Động- Xã hội
+ Số 1500 311 000 033 - Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Hà Nội
+ Số 1508 201 012 495 - Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Tam Trinh.

b, Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp In- Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội
Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tiền thân là Xưởng in được
thành lập ngày 8/ 11/ 1983 theo Quyết định số 287 - TBXH/ QĐ của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội với nhiệm vụ in ấn tài liệu, ấn phẩm, biểu mẫu…
phục vụ nội bộ trong nghành, xưởng in được đặt tại số 36 ngõ Hòa Bình 4- Minh
Khai- Hà Nội.
- Ngày 19/ 12/ 1986 Bộ Lao động- thương binh và Xã hội có Quyết định số
293- TBXH/ QĐ đổi tên thành Xí nghiệp In, ngoài nhiệm vụ in ấn tài liệu, biểu
mẫu…phục vụ nội bộ, còn nhận hợp đồng của các ngành, các thành phần kinh tế
để thêm việc làm, tăng thu nhập.
- Ngày 23/ 11/ 1988 Bộ lao đông- Thương binh và Xã hội có Quyết định số
516- LĐTBXH/ QĐ thành lập Xí nghiệp dịch vụ và đời sống( Bao gồm: Xí
nghiệp In, Ban đời sống của Bộ và Trung tâm HTLĐ Đông Anh) với chức năng
in ấn vá hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, hỗ trợ một phần cho cán bộ, viên
chức của Bộ.
- Năm 1990, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường. Để phù hợp với tình hình, ngày 16/ 01/ 1991 Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội có Quyết định số 18- LĐTBXH/ QĐ đổi tên Xí nghiệp sản xuất
dịch vụ đời sống thành Xí nghiệp In và sản xuất dụng cụ người tàn tật với chức
năng: In và sản xuất xe lăn, xe lắc, nạng, nẹp…phục vụ thương binh và người tàn
tật.
- Sau một năm hoạt động, ngày 20/ 03/ 1993 Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội có Quyết định số 152 - LĐTBXH/ QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước
Báo Cáo Thực Tập
Page13
13


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà


Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

theo nghị định số 388 CP của Chính phủ và mang tên là Nhà In Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, là
đơn vị kinh tế cơ sở trục thuộc Bộ, có điều lệ và tổ chức hoạt động. Nhà In được
thành lập trên cơ sở tách từ Xí nghiệp In và sản xuất dụng cụ nguời tàn tật.
- Ngày 05/ 04/ 2001 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyết định số
373/ 2001 - LĐTBXH/ QĐ đổi tên Nhà In Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thành Xí nghiệp In Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội với chức năng: In ấn
các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, nhãn mác trong và ngoài ngành theo quy định
của Bộ và Luật xuất bản: Liên doanh, liên kết với các đơn vị có tư cách pháp
nhân trong lĩnh vực in ấn, kinh doanh vật tư và thiết bị nghành In.
- Ngày 07/ 05/ 2003 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có quyết định số
546- LĐTBXH/ QĐ: “ Về việc sát nhập Nhà xuất bản Lao động- Xã hội và Xí
nghiệp in Lao động- Xã hội thành Nhà xuất bản lao động - Xã hội”. Sau quyết
định này, Xí nghiệp In trở thành đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Nhà xuất bản
Lao động- Xã hội.
- Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động- Xã hội kể từ ngày thành lập đến nay
đã được 26 năm và trải qua 7 lần đổi tên để phù hợp với yêu cầu phát triển thị
trường. Bằng quyết tâm nỗ lực của tập thể công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của
Đảng ủy, Ban giám đốc trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng
kể.
2, Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban chức
năng.
a, Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
Xí nghiệp In với diện tích mặt bằng là 2100m 2, đã xây dựng khu nhà 2 tầng
với diện tích sử dụng khoảng 3000m2 để làm nhà xưởng, kho tàng và phòng làm
việc. Hiện nay, Xí nghiệp In đã xây xong khu nhà 8 tầng để mở rộng quy mô và
đáp ứng thêm nhu cầu sản xuất .
Khu vực sản xuất nằm dưới sự điều hành trực tiếp của phòng nghiệp vụ,

bao gồm các bộ phận riêng biệt có quan hệ với nhau dựa trên quy trình sản xuất
Báo Cáo Thực Tập

Page14
14


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

sản phẩm in của xí nghiệp, cụ thể đó là bộ phận thiết kế - chế bản, phân xưởng
In, phân xưởng hoàn thiện.

Báo Cáo Thực Tập

Page15
15


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Phó giám đốc kinh
doanh

Phòng HC- KT


Kế
toán

H.
chín
h

Quả
n trị
điện

Phó giám đốc sản
xuất

P. Kế hoạch- kinh
doanh

Kin
h
doa
nh
doa
nhd

Tời
xa
giấy

KC

S

P.X. Thiết kếchế bản

Thiế
t kế

Bìn
h,
phơi

Phân xưởng In

Máy
12

Máy
16

Máy
18

Phân xưởng thành phẩm

Tổ
sách

Sơ đồ 1 : TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH XÍ NGHIỆP IN
16
Báo Cáo Thực Tập

Page 16

Máy
dao

Vào
bìa,
cán
màn
g
màn

Tổ
máy
gấp


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

b, Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban
Xí nghiệp In- Nhà xuất bản Lao động- Xã hội quản lý theo từng hình thức
tập trung, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Do
xí nghiệp là đơn vị trực thuộc và có quy mô không lớn nên giám lãnh đạo hầu
hết và trực tiếp đến từng phòng, ban, phân xưởng. Dưới Giám đốc là 2 Phó Giám
đốc giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực theo sự ủy quyền của giám đốc.
1. Giám đốc điều hành: Là người quản lý và điều hành cao nhất tại xí
nghiệp và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên, các cơ quan nhà nước và tập thể
cán bộ, công nhân viên trong xí nghiệp.

2. Các phó giám đốc Xí nghiệp: Là người giúp việc cho giám đốc. Giúp
giám đốc diều hành trong việc xây dựng các chương trình, phương án, dự án;
Quản lý công tác Kế hoạch- kinh doanh; Công tác sản xuất- kỹ thuật của Xí
nghiệp. Trự tiếp phụ trách một số phòng , phân xưởng do giám đốc phân công.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành xí nghiệp và lãnh đạo NXB Lao
động- Xã hội toàn bộ công việc được giao của Xí nghiệp.
3. Phòng Hành chính- Kế toán: Được thành lập để tham mưu cho Giám
đốc trong công tác nội chính, phụ trách các mặt về hành chính và kế toán”
- Về hành chính: Phụ trach các mặt như: Văn thư, lưu trữ, y tế, an toàn lao
động, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính, công tác thi đua khen thưởng, công
tác quản trị đời sống…Phối hợp thực hiện với các phòng ban, phân xưởng xây
dựng quy chế, chính sách trong xí nghiệp và đôn đốc thực hiện, quản lý con dấu
và mở sổ sách theo dõi việc ban hành các công văn, giấy tờ của Xí nghiệp. Tiếp
nhận và phân bổ các công văn, giấy tờ từ nơi khác chuyển đến. Quản lý tài sản
chung của Xí nghiệp.
- Về Kế toán: Có chức năng quản lý kinh tế, hạch toán kế toán hoạt động
sản xuất kinh doanh theo luật kế toán và quy định của NXB. Cung cấp tài chính
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, cung cấp thông tin về tình
hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh làm cơ sở để ban giám đốc đưa ra các
quyết định phục vụ cho sản xuất. Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện
Báo Cáo Thực Tập

Page17
17


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7


chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế toán, thông tin kinh tế, kiểm soát tài
chính kế toán tại xí nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
4. Phòng Kế hoạch- Kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch và tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh( Theo Tháng, quý, năm); Công
tác tiếp thị, quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm
- Thực hiện chức năng mua bán các loại vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho
sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản
- Điều độ tiến độ sản xuất, KCS chất lượng sản phẩm.
- Chăm sóc, tìm kiếm, mở rộng thị trường khách hàng. Thu thập, phân tích,
tổng hợp thông tin thị trường. Tham mưu cho giám đốc điều hành về cơ chế, giá
cả quyết định chính xác về công tác sản xuất sản phẩm và bán hàng.
5. Phân xưởng thiết kế- Chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy
móc, thiết bị hiện đại nhất như: Máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại
đây, các bản thảo, mẫu mã của khách do bộ phận kế hoạch chuyển xuống được
đưa và bộ phận sắp chữ điện tử để tạo ra các bản in mẫu. Các bản in mẫu được
sắp xếp theo một trình tự nhất định và nếu có yêu cầu thì các bộ phận sẽ được
phân màu. Sau đó, chuyển xuống bộ phận sửa, chụp phim, bình bản để tạo ra các
tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển xuống bộ phận phơi bản để hiệu
chỉnh.
6. Phân xưởng In: Là phân xưởng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ quy
trình sản xuất do các tổ máy offset đảm nhận. Khi nhận được chế bản khuôn do
phân xưởng chế bản chuyển sang, phân xưởng in sẽ sử dụng kết hợp bản in, giấy
và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu. Phối hợp với phòng Kế hoạch- kinh
doanh tổ chức sản xuất sản phẩm theo kế hoạch, đảm bảo hiệu quả sản xuất.
7. Phân xưởng thành phẩm: là phân xưởng cuối cùng của quy trình công
nghệ sản xuất. Bao gồm: Tổ sách, tổ máy dao, tổ máy gấp, tổ vào bìa, cán màng.
Sau khi phân xưởng in cho ra sản phẩm là các tờ rời, bộ phận hoàn thiện có
nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ KCS tiến
hành kiểm tra lại theo các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức đảm nhiệm các
Báo Cáo Thực Tập


Page18
18


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

công đoạn: Gấp, bắt, khâu, đóng ghim, keo, cán màng, đóng gói. Sau đó, nhập
kho thành phẩm.
Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên còn có phòng bảo vệ và một
số phòng ban khác có chức năng nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm trước cấp
trên về những việc đã được giao nhận.
c, Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
c-1, Nghành nghề kinh doanh
In ấn các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác và các ấn phẩm
khac theo quy định của Bộ và luật xuất bản, phục phụ cho công tác thông tin
tuyên truyền về đường lối chủ trương của đảng, hướng dẫn thực hiện chính sách,
luật pháp của nhà nước, biểu dương những mô hình tốt, những điển hình tiên tiến
về công tác Lao động- Thương binh và xã hội.
Nhận gia công các loại ấn phẩm đảm bảo quy định của pháp luật xuất bản
ban hành.
Kinh doanh vật tư và thiết bị ngành In..
c-2, Thị trường kinh doanh
Trong giai đoạn đầu thành lập, xí nghiệp hoạt động với hiệm vụ chủ yếu là
In tài liệu, biểu mẫu, bảng biểu, sổ sách,…phục vụ nội bộ trong ngành Lao độngthương binh và xã hội. Nhưng theo thời gian, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của
ban giám đốc và những cố gắng của toàn bộ Xí nghiệp In mà thị trường của Xí
nghiệp ngày càng được mở rộng..
Hiện nay, Xí nghiệp In đang sản xuất kinh doanh với hợp đồng dài hạn các

loại sản phẩm chủ yếu như:
Sách gồm có: Sách giáo trình, sách miền núi dân tộc, Sách về ngành Lao
động- thương binh và xã hội, sách hỏi đáp về pháp luật, sách văn hóa,…
Tạp chí gồm có: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí luật, Tạp chí lao độngxã hội, tạp chí nhà nước và pháp luật,…

Báo Cáo Thực Tập

Page19
19


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Ấn phẩm khác gồm có: Lịch, áp phích, phong bì,…cho các tổ chức doanh
nghiệp trên toàn quốc,…
II, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của đơn vị:
1, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Xí
nghiệp In- Nhà xuất bản lao động- xã hội trong những năm gần đây:
Trong giai đoạn đầu thành lập, Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản Lao độngXã hội hoạt động chủ yếu với in tài liệu, biểu mẫu, bảng biểu, sổ sách phục vu
nội bộ. Nhưng đến nay, Thị trường trong nước ngày càng được mở rộng. Xí
nghiệp luôn quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, giá cả, thị
hiếu kể cả thi trường nông thôn, miền núi và các đơn vị kinh tế khác. Đồng thời
xí nghiệp đã đa dạng hóa công tác Marketing và các hình thức tìm kiếm khác
như: Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các triển lãm, hội
chợ giới thiệu sách trong nước và quốc tế…thực hiện chuyển dịch cơ cấu đúng
hướng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa máy móc thiết bị nhà xưởng… Xí nghiệp
In đã có những giải pháp tổng thể, có đối sách thích hợp để duy trì thị trường
tăng đầu tư, từ đó năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế hội nhập và đứng vững

trong thị trường cạnh tranh của ngành In.
+ Về kinh tế: Mỗi năm, Xí nghiệp In đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế
theo hướng nhanh dần đều. Tốc độ tăng doanh thu trong vài năm gần đây đều đạt
trên 10 %. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp ngày càng được
cải thiên. Mức lương bình quân năm 2012 lên đến 4.550.000 đồng/ người/ tháng.
+ Trong thi đua: Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã thường
xuyên xây dựng những chương trình hành động 6 tháng và hàng năm tập trung
vào việc xây dựng những quy trình làm việc có hiệu quả, khuyến khích cán bộ,
công nhân viên có sáng kiến cải tiến cách làm việc, đề xuất những biện pháp
quản lý mới và tìm ra những nhân tố điển hình trong những mặt hoạt động chủ
yếu. Nhận thức được thi đua là phong trào của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Các phong trào thi đua cần được tổ chức thường xuyên và liên tục đổi mới cả về
nội dung cũng như hình thức. Khen thưởng phải gắn liền với thi đua, làm tốt
công tác thi đua, khen thưởng sẽ tạo động lực xây dựng phát triển đơn vị vững
Báo Cáo Thực Tập

Page20
20


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

mạnh. Xí nghiệp In đã tổ chức được các phong trào thi đua lớn như: Chất lượng,
thời gian, giá thành: Quyết tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
* Tình hình tài chính của Xí nghiệp trong những năm gần đây:
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA XN IN
Đơn vị tính: đồng


STT
Chỉ tiêu
1 Doanh thu
2

Vốn cố định

3
4
5
6
7

Vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
Nộp NSNN
Số CBCNV( Người)
Thu nhập bình quân

2010
2011
2012
23.250.624.14
25.243.624.140 28.325.780.850
0
13.000.000.00
11.000.000.000 9.900.000.000
0
2.057.826.110 2.341.006.675 2.852.647.160
335.965.917

832.102.058
316.038.841
299.000.000
340.000.000
505.000.000
95
110
115
4.050.000
4.300.000
4.550.000
Nguồn: Phòng Kế toán

Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp In
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2012/2011

GT tuyệt đối
(triệu đồng)

1.993.000.000

3.082.156.710


GT tương đối
(%)

8,57

12,2

-2.000.000.000

-1.100.000.000

-15.38

-10

283.180.565

511.640.485

13,76

21,86

496.136.168

-516.063.244

147.67

-62.02


49.000.000

79.000.000

15,26

21,35

15

5

15,79

4,55

1

Doanh thu

2

Vốn cố định

3

Vốn lưu
động


Đồng

4

Lợi nhuận
sau thuế

Đồng

5

Nộp NSNN

6

Đội ngũ
CBCNV

Báo Cáo Thực Tập

2011/2010

Đồng
%
%
%
Đồng
%
Người
%


Page21
21


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

7

Thu nhập
bình quân

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Đồng
%

250.000

250.000

6,17

5,81
Nguồn: Phòng Kế toán

Bảng 2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính
Từ những số liệu trên bảng 1 và 2 ta có thể thấy rằng, nhìn chung thì cả
giá trị về sản lượng lẫn doanh thu của Xí nghiệp đều tang dần qua các năm, lợi
nhuận năm sau cũng cao hơn lợi nhuận năm trước, thu nhập bình quân đầu người

cũng được cải thiện đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh
doanh của Xí nghiệp đang diễn ra rất hiệu quả. Cụ thể như sau:
+ Vốn cố định : Ta thấy tình hình vốn cố định có chiều hướng giảm từ
năm 2011 đến năm 2012 do thời gian này việc đầu tư mua sắm có chậm lại do
nhà cửa, máy móc thiết bị đã cũ nên Xí nghiệp trích tăng tỷ lệ khấu hao để thu
hồi vốn nhanh để sớm có điều kiện tái đầu tư mới nên TSCĐ giảm từ
11.000.000.000đ xuống còn 9.900.000.000đ tức giảm 10% (dấu âm “-“ thể hiện
giá trị của vốn cố định bị giảm).
+ Vốn lưu động : Trái ngược với tình trạng giảm của vốn cố định, lượng
vốn lưu động lại tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 21,86 % so với năm
2011, điều đó chứng tỏ quy mô và năng lực sản xuất của Xí nghiệp ngày càng
phát triển và đã làm cho nhu cầu về vốn lưu động tăng lên. Đồng thời do sản
phẩm của Xí nghiệp được ưa chuộng, việc bán hàng thu tiền ngay, lợi nhuận qua
các năm tăng cao nên Xí nghiệp trích quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ khuyến khích
phát triển sản xuất với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước.
+Doanh thu : Năm 2012 tổng doanh thu tăng thêm 21.74% so với năm
2011, nguyên nhân là do Xí nghiệp tăng cường sản xuất một số ngành cơ khí phụ
mà lợi nhuận của chúng thu nhập khá cao, tập chung chú trọng sản xuất mặt
hàng chính đem lại lợi nhuận cao cho Xí nghiệp.
Báo Cáo Thực Tập

Page22
22


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

+Các khoản nộp NSNN: So với năm 2011 thì trong năm 2012 khoản nộp

ngân sách nhà nước cũng tăng thêm 79.000.000 tương đương với 21.35%. Điều
này cũng cho thấy công việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng đang phát
triển tốt, lợi nhuận thu được tăng đều qua các năm.
+ Số lượng công nhân viên tăng thêm của Xí nghiệp thì giảm đi, nếu như
trong giai đoạn 2010 -2011 số cán bộ công nhân viên tăng thêm là 15 người đạt
tỷ lệ 15.79% thì trong giai đoạn 2011 -2012 này chỉ tăng thêm 5 người đạt tỷ lệ
5%, tức là giảm 10% so với giai đoạn trước.
+ Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 so vơi năm 2011 đã tang lên nhanh
chóng với mức tăng là 496.136.168đ. Tuy nhiên sang tới năm 2012 thì chỉ tiêu
này của xí nghiệp in lại bị giảm và còn thấp hơn mức của năm 2010, cụ thể là so
với năm 2011 lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp chỉ đạt 316.038.841 tức là giảm
516.063.244đ.
+ Thu nhập bình quân 1người /tháng cũng tăng liên tục: Năm 2012
tăng 5.81% so với năm 2011.
Qua các số liệu trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp In
trong 3 năm gần đây ta thấy: Xí nghiệp đang có những bước phát triển đáng kể,
một trong những yếu tố cần quan tâm là xí nghiệp đã chú ý đến công tác tiết
kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phảm. Đây là nhân tố phát triển theo
chiều sâu mà xí nghiệp phải cố gắng phát huy kết hợp với chất lượng sản phẩm
để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nghành In.
2, Nguồn hình thành vốn lưu động:
a, Nguồn vốn lưu động thường xuyên:
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên
liên tục thì tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có
một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao
Báo Cáo Thực Tập

Page23
23



Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

gồm: các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải
thu của khách hàng. Những TSLĐ này thường xuyên được hình thành từ nguồn
vốn lưu động thường xuyên có tính chất ổn định, lâu dài. Vậy nên ta có:
Nợ ngắn hạn
TSLĐ

Nguồn VLĐ thường xuyên

Nợ trung và dài hạn

TSCĐ

Vốn chủ sở hữu

Nguồn
vốn
thường



Nguồn VLĐ thường xuyên
Chỉ tiêu

Tài sản lưu


TSLĐ - Nợ ngắn hạnxuyên

=

Nợ ngắn hạn

động

Năm

Nguồn vốn lưu động
thường xuyên

2010

8.012.458.610

5.954.632.500

2.057.826.110

2011

8.786.458.800

6.445.452.125

2.341.006.675

2012


9.743.871.300

6.891.224.140

2.852.647.160

Bảng 3: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp

Nhìn vào số liệu bảng 3 chúng ta có thể thấy rất rõ nguồn vốn lưu động
thường xuyên của Xí nghiệp liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2011 tăng
13.76%, đến năm 2012 nguồn vốn lưu động thường xuyên của Xí nghiệp tăng
21.85%. Ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Xí nghiệp rất lớn tạo ra
mức độ an toàn cho Xí nghiệp trong kinh doanh, làm cho khả năng tài chính của
Xí nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Để có được khả năng về vốn lớn như
thế này Xí nghiệp đã nỗ lực phát triển bản thân không dựa vào các nguồn vay
ngắn hạn, dài hạn để kinh doanh sản xuất.
b, Nguồn vốn lưu động tạm thời:
Báo Cáo Thực Tập

Page24
24


Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà

Nguyễn Việt Hưng- B5NH7

Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp: Đây là một
nguồn vốn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của

mình đều phát sinh. Đó là các khoản phải trả phải nộp chưa đến kỳ thanh toán
( thuế, BHXH phải nộp chưa đến kỳ nộp, tiền lương, tiền công phải trả CNV...)
Tín dụng nhà cung cấp: Trong nền kinh tế thị trường thường phát sinh việc
mua chịu, bán chịu. Doanh nghiệp có thể mau chịu vật tư hàng hóa của nhà cung
cấp. Trong trường hợp này nhà cung cấp đã cấp cho một khoản tín dụng hay nói
cách khác đi doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại để đáp ứng một phần
nhu cầu vốn.
Năm
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

ST

%

ST

%

ST

%

83.961.565


49,2

313.179.394

28,9

364.776.909

26,3

86.580.981

50,8

769.128.033

71,1

1.021.366.400

73,7

Các khoản phải
trả, nộp (chưa
tới hạn…)

Tín dụng nhà
cung cấp

Bảng 4: Nguồn vốn lưu động tạm thời của doanh nghiệp


Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của Xí nghiệp ta có thể thấy được
các khoản phải trả, phải nộp của Xí nghiệp tăng dần qua các năm: năm 2011,
2012 tăng nhẹ về con số tuyệt đối: 229.217.829đ và 51.597.515đ, tuy nhiên trong
cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời các khoản phải trả, phải nộp lại có tỷ trọng
giảm xuống còn 28,9% đến năm 2012 là 26,3%. Đây là các khoản nợ ngắn hạn
phát sinh có tính chất chu kỳ, Xí nghiệp có thể sử dụng tạm thời các khoản này
để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên điều cần chú ý
trong việc sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn.

Báo Cáo Thực Tập

Page25
25


×