Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

phân tích nguồn vốn của ngân hàng MB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.19 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

MÔN HỌC: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

NHÓM 14 - CA 1 THỨ 4 H309
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Phương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1.

Trần Thị Thanh Lam

K15KTE

2.

Lê Thị Hồng Nhung

K15KTE

3.

Nguyễn Thị Trang

K15KTE

4.


Phạm Thị Yến

K15QTDNA

5.

Đặng Hà My

K15KTG

6.

Trần Lê Hải Anh

K15QTDNA


Mục lục

2


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là những
chính sách, những thay đổi cơ cấu dẫn đến nhiều biến động trong các ngành kinh tế nói
chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hàng loạt các Ngân hàng sáp nhập, bán lại, nhiều
Ngân hàng bị phá sản… Trong thì hình khó khăn đó, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân
Đội, tuổi đời hơn 20 năm, với sự lãnh đạo của những vị tướng trung kiên, sáng tạo và nhanh
nhạy với thời cuộc đã đưa MB vượt lên trên mọi khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu năm 2014 và

đạt được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ.

3


Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội (MB Bank)
I. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank)
1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank)
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp quân đội
nói riêng gặp vô vàn khó khăn về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ
nhu cầu ban đầu là tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội, ý tưởng
thành lập một định chế tài chính như mô hình các nước phát triển khác dần hình thành. Dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ
Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP),
sau thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, đến ngày 4-11-1994, MB đã chính thức ra đời và đi
vào hoạt động. Ngân hàng được thành lập theo giấy phép số 0054/NH – GP, do Ngân hàng
nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế
hoạch – Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là
ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục
đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.
Với 25 nhân sự, vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 6 cái máy tính, Ngân hàng TPCP Quân đội (MB)
khai trương hoạt động vào ngày 4/11/1994 tại 28A Điện Biên Phủ - có diện tích khoảng 300
m2, được Tổng cục Quốc phòng nhường cho MB để bắt đầu vận hành. 28A Điện Biên Phủ
hiện nay là Chi nhánh của MB, với trên 200 nhân sự. MB đã đặt trụ sở ở đây 10 năm đầu
tiên, trước khi chuyển sang Tòa nhà số 3 Liễu Giai, Hà Nội vào năm 2005. Năm 2005 cũng
chính là năm Ngân hàng có sự tăng trưởng toàn diện ở tất cả các lĩnh vực trong chiến lược
phát triển 2004 - 2008. Ở thời điểm này, MB tập trung cao độ cho chiến lược nguồn nhân
lực, đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu
và tạo lập văn hóa DN. Hiện nay hội sở chính của Ngân hàng MB được đặt tại số 21 Cát

Linh – Đống Đa – Hà Nội.
Những ngày đầu thành lập, hoạt động của MB còn khiêm tốn với quy mô các khoản huy
động và cho vay chỉ khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của MB không ngừng gia
tăng, xét cả về tổng tài sản và vốn điều lệ. MB từ số vốn 20 tỷ đồng, với 25 cán bộ, nhân
viên hoạt động trong một chi nhánh duy nhất, sau hơn 20 năm đã nhanh chóng vươn lên vị
trí là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Năm 2014, vốn điều lệ của
Ngân hàng MB đạt 11.594 tỷ đồng với gần 8000 nhân sự đang làm việc trong hơn 200 điểm
giao dịch trên toàn quốc, 2 chi nhánh tại Lào, Cam-pu-chia; đồng thời đang phát triển theo
hướng trở thành mô hình tập đoàn tài chính có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về tài
chính trên thị trường với các công ty thành viên hoạt động hiệu quả gồm: Tổng công ty CP
Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), Công ty CP Quản lý Quỹ
Đầu tư MB (MB Capital), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản MB (MB AMC), Công ty
cổ phần Địa ốc MB (MB Land). Hiện MB có 480 máy ATM đặt tại các tỉnh thành phố trong
4


cả nước; đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng …
Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt
động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu.
Nhờ không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả và
chất lượng tài sản, MB luôn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng cổ phần hàng
đầu. Trong nhiều năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng
trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng … Các chỉ tiêu an toàn, chất lượng tín
dụng và tốc độ tăng trưởng của MB đều vượt các chỉ tiêu mà NHNN đề ra (năm 2011 MB,
nằm trong nhóm 500 doanh nghiệp tăng trưởng cao nhất cả nước). So sánh trong nhóm 9
NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, MB vẫn duy trì được vị thế của mình về khả
năng sinh lời trên tài sản và đồng vốn chủ sở hữu, cụ thể: MB đứng thứ 4 về ROE, thứ 3 về
ROA. Tổng tài sản tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2013 khoảng 35-40%.


Đơn vị: tỷ đồng

2. Một số nét tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank)
 Các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng MB bao gồm:
- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam
- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật
- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật
- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật
- Mua bán, gia công, chế tác vàng
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật
5


 Ngân hàng có 11 sáng lập viên đó là:

- Tổng công ty bay dịch vụ
- Công ty GAET
- Nhà máy Z113
- Công ty PESCO
- Công ty may 28
- Công ty cơ điện vật liệu nổ 31
- Công ty Tây Hồ
- Tổng công ty xây dựng 11 (Thành An)
- Và một số thể nhân khác đóng góp
 Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đang nắm giữ:
- Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDF) với số cổ phiếu 8.800.000, tỷ lệ 12.83% tính đến
ngày 11/12/2014

- Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (VFR) với số cổ phiếu 715.000, tỷ lệ 4.77% tính đến

ngày 09/07/2010
- Các công ty có trên 50% cổ phần do MB nắm giữ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng
Long, công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB, công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng Quân
đội, công ty Cổ phần Địa ốc MB

 Các cổ đông của Ngân hàng MB

Tên cổ đông

Tỷ lệ

Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel

15.0%

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

9.95%

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

9.59%

Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam-Công ty TNHH

4.7%

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn-Công ty TNHH MTV

4.27%


6


 Các công ty con và công ty liên kết

Vốn điều lệ
(tỷ đồng)

Vốn góp
(tỷ đồng)

Tỷ lệ sở hữu
(%)

Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư MB

100

164.5

164.5%

Công ty TNHH Quản lý
nợ và khai thác tài sản
Ngân hàng TMCP Quân
đội
Tổng Công ty cổ phần
Bảo hiểm Quân đội


882.69

882.69

100%

300

258.6

86.2%

Công ty cổ phần Chứng
khoán MB

1,200

970.8

80.9%

CTCP Viet R.E.M.A.X

100

80

80%


CTCP Địa ốc MB (MB
Land)

653.73

425

65%

CTCP Viet-Asset

55.55

25

45%

CTCP Long Thuận Lộc

151.77

45

29.76%

Ghi chú

CÔNG TY CON

Cập nhật

đến
31/12/201
3

CÔNG TY LIÊN KẾT

3. Một số mốc quan trọng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
Ngày 4 tháng 11 năm 1994: Ngân hàng đi vào hoạt động, với thời gian hoạt động là 50
năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên
• Năm 2000: Thành lập 2 thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội MBAMC
• Năm 2003: MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực
• Năm 2004: là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công
chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng. MB phát hành thẻ ghi nợ active Plus


7













Năm 2005: MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel) về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận
hợp tác với Citibank
Năm 2006: thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM), nay là
Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Capital). Triển
khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin core banking T24 của Tập đoàn
Temenos(Thụy Sỹ). Ngoài ra MB còn phát hành thành công 220 tỷ đồng trái phiếu
chuyển đổi kì hạn 5 năm
Năm 2007: ngân hàng MB phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ
hạn 2 năm
Năm 2008: MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức
trở thành cổ đông chiến lược
Năm 2009: MB tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng và ra mắt Trung tâm dịch vụ khách
hàng 247
Năm 2010: Khai trương chi nhánh tại Lào – Chi nhánh đầu tiên của MB tại nước ngoài
Năm 2011: Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. HCM (HSX) từ ngày 1/11/2011. Khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai
tại PhnomPenh – Campuchia. Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10.
Tái cơ cấu công ty chứng khoán Thăng Long và triển khai mô hình chiến lược 2011 –
2015 (mô hình tổ chức kinh doanh theo chiến lược)

4. Giá trị cốt lõi và ý nghĩa thương hiệu của NHTMCP Quân Đội
Giá trị cốt lõi
Đoàn kết – Kỷ luật – Tận tâm
Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả
Định vị thương hiệu
Vững vàng, Tin cậy
Triết lý kinh doanh
MB luôn tận tâm, hợp tác, không ngừng tạo ra giá trị gia tăng cho Khách hàng, Đối tác, Cổ
đông, Cán bộ nhân viên và Cộng đồng – Xã hội

Thương hiệu MB với hai cữ MB và ngôi sao màu đỏ bên trên:
Ngôi sao màu đỏ: biểu trưng cho ý chí quyết tâm, hy vọng, chiến thắng, ánh hào quang ấy
luôn là niềm tin, sức mạnh chỉ lối cho MB vững bước đi lên.
- Chữ MB màu xanh lam: biểu trưng cho sự vững vàng, tin cậy (đối với khách hàng), cho
niềm tin và hy vọng (đối với MB). Đồng thời sự mềm mại của hai chữ MB cũng thể hiện sự
linh hoạt, năng động của MB.
8


ÿ nghĩa: MB là chữ viết tắt của Ngân Hàng Quân đội (Military Bank) - một ngân hàng mang
truyền thống của quân đội nhưng nếu chỉ là MB thì bạn cũng có thể hiểu là:
- Hành vi (Manner): đó là sự phục vụ tận tình chu đáo của tất cả các nhân viên MB đúng như
giá trị cốt lõi của Ngân hàng: chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả .
- Trụ cột (Backbone): MB là "cánh tay phải", là địa chỉ tin cậy của khách hàng. Phương
châm của chúng tôi là đa dạng hóa lợi ích của khách hàng. Vì vậy khách hàng luôn gửi trọn
niềm tin nơi MB
Phương châm hoạt động:
- Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực.
- Đảm bảo lợi ích cho cả hai bên Khách hàng và Ngân hàng, bằng việc cung cấp các dịch
vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt.
- Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu
của khách hàng.
- Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện.
- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông.

II. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân đội
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân đội

9



Phòng Kế toán Tổng hợp

Đại hội đồng cổ
đông

Phòng Pháp chế
Phòng Truyền thông
Ban kiểm soát

Quản lý hệ thống

Phòng Chính trị
Văn phòng đại diện
Khối Tài chính Kế toán

Hội đồng quản trị

Khối Tổ chức Nhân sự
Trung tâm công nghệ thông
tin
Ủy ban cao cấp
Khối Hỗ trợ Kinh doanh
Hỗ trợ kinh
doanh

Tổng giám đốc

Khối Hành chính và Quản lý

Chất lượng
Khối Quản lý Mạng lưới và
kênh phân phối

Phòng kiểm soát
nội bộ

Khối TREASURY
Khối Doanh nghiệp lớn
Kinh doanh

Khối Doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Khối Khách hàng cá nhân

10


Khối Đầu tư

Phương thức hoạt động và quản lý của hệ thống là Hội sở chính quản lý chung, nhận kế
hoạch, lợi nhuận và các chi tiêu khác từ Hội đồng quản trị; cụ thể hóa các kế hoạch và chi
tiêu đó. Sau đó trên cơ sở thực tế hoạt động của từng chi nhánh phụ thuộc, ban tổng giám
đốc sẽ giao kế hoạch cụ thể cho từng chi nhánh và phòng giao dịch thực hiện. Các chi nhánh
và phòng giao dịch có trách nhiệm lên phương án, kế hoạch thực hiện và thường xuyên báo
cáo tình hình với ban tổng giám đốc. Các chi nhánh, phòng giao dịch được cấp vốn lưu động
để hoạt động, hạch toán độc lập trên cơ sở kế hoạch và ủy quyền của Ban Tổng giám đốc
giao.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội. Mỗi cổ
đông đại diện cho một lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyết định được

thực hiện theo sự nhất trí của đa số cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra chủ tịch hội đồng quản
trị, ban kiểm soát
Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là:
+ Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về các kết quả kinh doanh, quyết
định các vấn đề liên quan đến chủ trương định hướng phát triển Ngân hàng …
+ Thành lập công ty trực thuộc, chia tách, sáp nhập, hợp nhất …
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy chế, quỹ lương …
+ Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật; thông qua phương án
mua, góp vốn cổ phần
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại hội. Hội
đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặc bãi miễn
với đa số phiếu tại đại hội bằng thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản
trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi miễn bằng thể thức bỏ phiếu hoặc biểu
quyết. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công tác xây dựng chính sách, quy chế, các
mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát trong toàn bộ hệ thống
- Tổng giám đốc: có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo
đúng pháp luật, điều kệ của Ngân hàng; trình Hội đông quản trị các báo cáo theo đúng quy
định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh
Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện; phương án huy động vốn, sử
dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy, kiểm tra hoạt
động kinh doanh.

11


Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý trong
kinh doanh và nội quy bảo mật; bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của Ngân hàng;
đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà
nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh
- Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản

trị và điều hành NHTMCP Quân đội. Thành viên của ban kiểm soát không đồng thời là thành
viên hội đồng quản trị

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Quân
đội trong thời gian qua
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Quân đội những năm gần đây
(Phụ lục I)

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2014 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – MBB),
tính đến 31/12/2014 ngân hàng đạt tăng trưởng tín dụng 14,6% với dư nợ cho vay khách
hàng hơn 100,5 nghìn tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 23,2% đạt 167.608 tỷ đồng. Tổng tài
sản tăng thêm 20.000 tỷ lên 200.489 tỷ đồng.
+ Các mảng kinh doanh đều đạt kết quả ấn tượng trong năm qua với tất cả các chỉ số đều
tăng trưởng mạnh và không còn thua lỗ ở hoạt động nào. Thu nhập từ lãi vẫn đóng góp hơn
nửa vào tổng lợi nhuận với 1.650 tỷ đồng trong quý 4 và 6.540 tỷ đồng cả năm 2014.
+ Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro quý 4 tăng 34,1% so với
cùng kỳ năm trước lên 2.149 tỷ đồng và cả năm tăng 8,4% đạt 8.307 tỷ đồng.
+ Dự phòng rủi ro của MB tăng khá mạnh trong quý 4, mức tăng gần 70% so với quý cuối
năm 2013 lên 531 tỷ đồng. Cả năm khoản dự phòng rủi ro là 2.019 tỷ đồng, tăng 6,7% so với
năm trước.

12


+ Tuy nhiên kết quả kinh doanh vẫn tích cực với lợi nhuận trước thuế quý 4 tăng 33,3% đạt
749 tỷ đồng và sau thuế tăng 21,6% với 586 tỷ đồng. Tính cả năm 2014 MB đạt lợi nhuận
3.174 tỷ đồng trước thuế và 2.503 tỷ đồng sau thuế.
+ Tín dụng tăng trưởng mạnh nên MB cũng có con số nợ xấu tăng khá cao. Tính đến cuối
năm 2014 ngân hàng có 2.861 tỷ đồng nợ xấu, tăng 33,3% so với đầu năm và chiếm 2,87%

trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm chỉ 2,45%.

Phần II: Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội (MB Bank)
I. Nghiệm vụ tà sản nợ
1. Vốn tự có
Tính tới thời điểm tháng 6/ 2014, tổng nguồn vốn tổng nguồn vốn chủ sở hữu của MB là
hơn 16.258.032 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ là11.256.250 triệu đồng
Nguồn vốn của MB không ngừng được tăng lên theo các năm
Năm 2008
NV 52.625.38
3

2009
69.008.28
8

2010
109.623.20
1

2011
2012
138.831.528 175.609.96
5

2013
175.609.96
5


6/2014
175.609.
965

Đơn vị: triệu đồng
Hoạt động kinh doanh của MB ngày càng phát triển góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh
cũng như xây dựng 1 thương hiệu MB ngày càng vững mạnh trên thị trường tài chính

1.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập
được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn này thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng
và có vai trò đặc biệt. Nó có chức năng là hoạt động – bảo vệ - điều chỉnh. Được coi như tài
sản đảm bảo tạo lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp
ngân hàng gặp rủi ro; quyết định đến năng lực và thế phát triển của ngân hàng thương mại.
Vốn chủ sở hữu của MB gồm những thành phần sau: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, vốn
khác, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, lợi ích của cổ đông thiểu số.

13


Sau đây là biểu đồ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng MB trong giai đoạn
2008 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: BCTC các năm của Ngân Hàng Quân
Đội)

So sánh với các ngân hàng khác trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam, tại ngày
30/6/2012 MB có tổng tài sản và vốn chủ

sở hữu khá cao (đứng thứ 6) trong hệ
thống. Đây là một kết quả đáng ghi nhận
của ngân hàng MB trong giai đoạn vừa
qua.

1.2 Yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng MB trong thời gian qua
- Một trong số các nguyên nhân ảnh hưởng đầu tiên đến sự tăng của VCSH là do MB có
được một cơ cấu cổ đông bền vững với các cổ đông chính là các doanh nghiệp quân đội và
định chế tài chính lớn như Viettel, Vietcombank, tổng công ty trực thăng Việt Nam, tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn… với nguồn vốn dồi dào đã góp phần vào sự tăng trưởng của vốn
điều lệ, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của MB.
- Nhờ những kết quả và triển vọng kinh doanh tốt, tính thanh khoản tốt, hệ số an toàn và uy
tín của ngân hàng mà cổ phiếu của MB có thể xem là một trong những cổ phiếu được các
nhà đầu tư ưa chuộng nhất trên thị trường OTC.
-Trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu của MB, vốn điều lệ đóng vai trò chủ yếu (khoảng trên
75% trong giai đoạn 2008 - 2013). Qua các năm, vốn điều lệ của MB không ngừng tăng lên
nhờ đó vốn chủ sở hữu cũng tăng lên nhanh chóng.
Quá trình tăng vốn điều lệ của MB giai đoạn 2008 – 2013
Năm
2008
2009
2010
2011

2012

2013
14



Vốn điều lệ (tỷ
đồng)
Tốc độ tăng (%)
Giá tri tăng vốn
điều lệ (tỷ)
Giá trị tăng VCSH
(tỷ)

3400

5300

7300

7300

10000

11256

55,8
1900

37,7
2000

0
0

37

2700

12,5
1256

2464,0
08

1194,27
7

759,794

3221,76
3

2284,27
6

Đơn vị: tỷ đồng
Nhìn vào bảng trên có thể thấy vốn điều lệ của MB đều tăng qua các năm về giá trị tuyệt
đối (trừ năm 2011), năm 2008 là 3400 tỷ đồng tăng lên 11256 tỷ đồng vào năm 2013, tăng
3,31 lần ( ứng với 7856 tỷ đồng) trong cả giai đoạn. Tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm
dần qua các năm. Đồng thời có thể thấy, giá trị tăng vốn điều lệ chiếm phần lớn trong giá trị
tăng của vốn chủ sở hữu. Qua đó cho thấy việc tăng vốn điều lệ là nguyên nhân tăng vốn chủ
sở hữu. Ngày 20/8/2014, NHNN đã chấp thuận việc MB tăng vốn điều lệ từ
11.256.250.000.000 đồng lên 11.593.937.500.000 đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu
cho cổ đông hiện hữu của MB theo phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua tại Nghị
quyết Đại hội đồng cổ đông MB số 09/NQ-MB-ĐHĐCĐ ngày 23/4/2014 và Nghị quyết Hội
đồng quản trị MB số 36/NQ-MB-HĐQT –TT ngày 13/6/2014.

2. Vốn huy động
2.1 Tầm quan trọng của huy động vốn
Với phương châm đi vay để cho vay, MB đã xác định được tầm quan trọng của công tác
huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần
kinh tế trên thị trường. Để mở rộng mạng lưới hoạt động, MB tích cực chủ động trong khai
thác nguồn vốn nhàn rỗi, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn phù hợp với mọi tầng lớp dân
cư như: huy động tiền gửi tiết kiệm kì hạn, tiết kiệm có kì hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1
tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…., tiết kiệm
dự thường, và phát hành giấy tờ có giá, lãnh đạo ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có
chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan dơn
vị có tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ kinh doanh
mở tài khoản chuyển qua ngân hàng.
Với mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 – 2015 là đứng trong top 3 ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2012, MB đã tập trung thực hiện các giải pháp huy
động vốn. Thành lập ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống. Ban hành chính sách huy động phù
hợp với từng đối tượng vùng, miền, phân khúc khách hàng. Xây dựng nhiều chương trình và
triển khai tích cực như “ tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “tiết kiệm MB, vui hè rộn rã” , “
tiết kiệm MB, tri ân lộc vàng”… - Kết quả huy động vốn tính đến hết năm 2013 là
138.088.871 triệu đồng, tăng 265% so với năm 2008.
Vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn
này được tạo lập thông qua quá trình thu hút tiền gửi của tổ chức và cá nhân trong nền kinh
15


tế (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền ký quỹ) và
phát hành giấy tờ có giá (ngắn hạn, dài hạn).
2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng MB
Ngân hàng TMCP Quân đội đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự
ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh và thực hiện
huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau. Nguồn vốn

huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các
khối CIB (Doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính), khối SME (doanh nghiệp vừa và
nhỏ) và Khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả, đồng thời MB cũng Phát hành giấy tờ có
giá chiếm khoảng 5% NVHĐ, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, vay vốn của Ngân hàng
Nhà nước khoảng 8%

3. Tiền gửi
Trong cơ cấu huy động vốn của MB, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất
khoảng 67,5% tổng nguồn vốn huy động. MB rất chú trọng tới việc huy động tiền gửi từ dân
cư. Đây là một cấu phần giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động
kinh doanh của MB. Thông qua việc huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân, MB triển
khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng cá nhân và đang nhận được sự tin
tưởng ngày càng cao từ đối tượng khách hàng này.
Bảng lãi suất nhận tiền gửi tiết kiệm tại MB:
KKH

1th

2th

3th

6th

9

12

18


24

36

0.3

4

4.5

4.9

5.2

5.4

7

-

7

6.5

Lãi suất
(%)

3.1. Đối với nhóm khách hàng cá nhân
a. Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải

thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Loại tiền gửi có thể là VND, USD, EURO… Tiền gửi
không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi. Lãi suất dao động trong khoảng 2%4% đối với tiền gửi VND và 0,5%-1,5% với tiền gửi ngoại tệ.
Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm: tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
b. Tiền gửi có kỳ hạn

16


Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút
tiền. Bao gồm:
+ Tiết kiệm truyền thống: gồm tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm lãi cuối kỳ và tiết kiệm trả lãi
hàng tháng. Kỳ hạn 1-3 tuần, 1-60 tháng; rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Tiết kiệm theo thời gian thực gửi: Là tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ có kỳ hạn 12 tháng. Với
sản phẩm “Tiết kiệm theo thời gian thực gửi” (TKTTGTG) khách hàng có thể rút trước hạn
và hưởng lãi suất theo biểu lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi. Ngoài ra, vào ngày đến
hạn, nếu khách hàng không tới thanh toán gốc và lãi hoặc không có yêu cầu nào khác, toàn
bộ số tiền sẽ được hưởng lãi không kỳ hạn. Nhờ đó, khách hàng chủ động
được nguồn tài chính khi phát sinh nhu cầu chi tiêu mà vẫn bảo toàn được phần lãi khi rút
trước hạn.
+ Tiết kiệm rút gốc từng phần: Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ có kỳ hạn, theo đó
khi có nhu cầu khách hàng được quyền rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt. Có
nhiều kỳ hạn để khách hàng lựa chọn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36
tháng, 48 tháng và 60 tháng. Khách hàng có thể hưởng lãi suất không kỳ hạn tính theo thời
gian thực gửi đối với phần gốc rút trước hạn. Phần gốc được giữ đến khi hạn được hưởng
theo lãi suất theo quy định của MB tại ngày gửi. Khách hàng còn được rút gốc trước hạn mà
vẫn bảo toàn được lãi so với các sản phẩm khác. Khách hàng hoàn toàn chủ động về số lần
và thời gian rút.
c. Tiền gửi tiết kiệm đặc thù
Là tiết kiệm tích lũy dành cho CBCNV của doanh nghiệp lớn. Là sản phẩm tiết kiệm có
kỳ hạn bằng VNĐ hay ngoại tệ, theo đó một khoản tiền sẽ được nộp định kỳ vào Tài khoản

tiết kiệm tích lũy để hưởng lãi suất và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn. Ngân hàng dựa
trên số ngày thực tế và số dư tài khoản tích lũy để tính lãi. Kỳ hạn tối thiểu là 12 tháng.
d. Một số loại hình tiền gửi ngân hàng MB đang áp dụng tại thời điểm hiện tại
Tại thời điểm hiện tại, các hình thức huy động vốn của ngân hàng MB rất đa dạng, linh
hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng như: tiết kiệm truyền thống, tiết
kiệm số, tiết kiệm 12 tháng linh hoạt, tiết kiệm tích lũy thông minh, tiết kiệm cho con, tiết
kiệm Trường An, tiết kiệm Mobile, tiết kiệm Quân nhân, tiết kiệm Như Ý, tiết kiệm Nhân
An,…
Ví dụ 1 : Tiết kiệm Nhân An- An tâm cống hiến, gắn bó dài lâu:
 Đặc điểm:
- Loại tiền gửi: VND
- Kỳ hạn gửi: 1-10 tháng.
- Số tiền tích lũy tối thiểu cho các lần tiếp theo: Không giới hạn.
- Định kỳ nộp tiền: Không giới hạn
- Hình thức trả lãi linh hoạt: Theo định kỳ/ cuối năm
- Đối tượng gửi tiền vào tài khoản: DN và/ hoặc NLĐ
- Lãi suất: Lãi suất hấp dẫn tương đương lãi suất tiết kiệm truyền thống trả lãi cuối kỳ và
điều chỉnh linh hoạt theo định kỳ nộp tiền.
17


 Lợi ích:
- Tích lũy linh hoạt
- Kỳ hạn gửi tiền đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng
+ Không giới hạn số lần gửi và số tiền gửi.
+ Gửi tiền linh hoạt, thuận tiện qua nhiều kênh: Nộp tiền/ chuyển khoản tại quầy, đặt lệnh
chuyển tiền tự động định kỳ, chuyển khoản qua eMB, ATM, BankPlus, MB.Plus
- Lãi suất hấp dẫn: tương đương lãi suất tiết kiệm truyền thống trả lãi cuối kỳ
- Truy vấn tài khoản dễ dàng: qua SMS Banking, Emb…
- Phương thức xử lý tái tục, tất toán đa dạng.

- Ưu đãi vay vốn cầm cố: tỷ lệ cho vay/ giá trị TSBĐ lên tới 100% số dư tài khoản tại thời
điểm vay vốn.
 Khách hàng sử dụng: Khách hàng là Cán bộ, công nhân viên của các Doanh nghiệp đã
ký thỏa thuận hợp tác triển khai sản phầm Tiết kiệm nhân an với MB.
 Hồ sơ, thủ tục
- CMND/CMSQ/Hộ chiếu còn hiệu lực
- Đăng ký kiêm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản Tiết kiệm nhân an (theo mẫu MB và có
xác nhận của DN)
Ví dụ 2: Tiết kiệm trường an-an nhàn hưu trí:
 Tiết kiệm:
- Lãi suất hấp dẫn: tương đương lãi suất tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
- Kỳ hạn đa dạng: 3,6, 9, 12 tháng
- Lĩnh lãi linh hoạt: Cuối kỳ hoặc hàng tháng
- Số tiền gửi tối thiểu: 30 trđ/ 1.5000USD
 Bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm: Tai nạn trong lãnh thổ VN
- Số tiền bảo hiểm: 30trđ/1ng/1 vụ
- Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn được hưởng số
tiền bảo hiểm 30trđ
- Thời hạn bảo hiểm: bằng thời hạn gửi tiết kiệm Trường an tại MB.

3.2 Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
- Tiền gửi thanh toán : Là tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thực hiện các giao dịch
thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Là tiền gửi của tổ chức ở MB trong một kỳ hạn gửi xác định trước
nhằm mục đích hưởng lãi suất có kỳ hạn tương ứng.
- Tiền gửi khách hàng lựa chọn thời hạn: Sản phẩm này là giải pháp hiệu quả cho khách
hàng doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng nguồn tài chính rõ rang trong ngắn hạn. Với sản
phẩm náy, khách hàng được hưởng lãi suất tính trên số ngày thực gửi (không cần tròn năm,
tháng, tuần) phù hợp với kế hoạch tài chính của khách hàng .

- Tiền gửi có kỳ hạn rút gốc từng phần: là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng
là doanh nghiệp. Với sản phẩm này, khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi một cách linh
hoạt mà vẫn đảm bảo khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất đã thỏa thuận.
18


3.3 Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB)
Các hình thức huy động vốn tương tự như nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác
bình quân khoảng 18%.
- Huy động nguồn vốn bằng cách vay vốn từ ngân hàng nhà nước: Việc huy động vốn từ các
nguồn như nhận tiền gửi hay vay tín dụng không khả thi hoặc không đủ thì ngân hàng MB
có thể vay vốn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

4. Kết quả huy động vốn của NHTM CP Quân đội MB trong giai đoạn 2008 – 2014
Trong những năm 2008-2014, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và sự canh tranh gay
gắt giữa các ngân hàng, hoạt động huy động vốn của MB vẫn đạt được những kết quả nhất
định.
4.1 Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn của MB luôn chiếm tỷ trọng cao,
bình quân khoảng 65% trong cả giai đoạn. Năm 2008, vốn huy động đạt 37832073 (triệu
đồng) chiếm 71,9% tổng nguồn vốn, năm 2009 giảm nhẹ xuống 61,4% chủ yếu do nguồn
vốn vay tăng. Trong 3 năm tiếp theo, tỷ trọng này giữ ổn định ở mức trên 65%. Đến năm
2013, tỷ lệ vốn huy động có sự tăng mạnh lên 76,6% và tăng lên 83,7% trong 6 tháng đầu
năm 2014. Những số liệu trên cho thấy, ngân hàng MB đã rất chú trọng vào nghiệp vụ huy
động vốn, hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn vốn này và đã có nhưng biện pháp ưu tiên tập
trung vào nguồn này.
Năm
Tỷ
trọng

(%)

2008 2009 2010 2011
71,9 61,4 65,0 67,8

Năm
Tốc độ tăng
(%)

2008
58,0

2012
69,0

2009
12,1

2013
76,6

2010
67,8

2011
32,2

2012
28,8


2013
14

19


Nhìn chung, vốn huy động của MB đều tăng qua các năm trong cả giai đoạn 2008 – 2014,
quy mô vốn tăng 265% trong cả giai đoạn, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự biến động qua các
năm trong giai đoạn.
4.2 Phân tích biến động qua từng năm
Trong năm 2008, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng chỉ đạt
22,87% thấp hơn nhiều so với mức 47,64% của năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế và sự biến động thất thường của lãi suất cơ bản (lãi suất cơ bản tăng
chóng mặt lên 14% vào tháng 6 rồi lại giảm xuống còn 8,5% vào tháng 12), cùng chính sách
hạn chế suy giảm kinh tế đã tác động đến tình hình sử dụng tài chính của dân cư, người dân
và cá tổ chức kinh tế thận trọng hơn trong các quyết định tài chính của mình. Cùng với đó
lạm phát năm 2008 tăng kỷ lục lên 22,97% làm cho lượng tiền gửi của nền kinh tế suy giảm.
Nền kinh tế năm 2008 đầy biến động và thử thách với hoạt động huy động vốn ngành ngân
hàng như vậy nhưng vốn huy động của MB năm 2008 đạt 37832,1 tỷ đồng, tăng 58% so với
năm 2007, bằng 118% kế hoạch đặt ra. Đạt được kết quả này là do trong năm 2008 MB đã
thực hiện đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thu hút vốn và tạo dựng được niềm tin
với khách hàng, tiến hành tổ chức lại theo mô hình tổ chức mới, tiến tới mô hình ngân hàng
hiện đại: Trong năm, MB đã phát triển thêm 25 điểm giao dịch mới , nâng tổng số điểm giao
dịch lên 90 điểm; mở rộng quan hệ với rất nhiều tập đoàn lớn, tổng công ty như Tổng công
ty Sông Đà, tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty
XNK Cà Phê Tây Nguyên, Tập đoàn Mai Linh, Tập đoàn Than khoáng sản VIệt Nam,…theo
đó MB sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ như tín dụng, thanh toán quốc tế, trả lương qua tài
khoản…cho các đối tác. Với phương châm hoạt động luôn hướng tới khách hàng, MB đã
nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng như sản phẩm
Quản lý tài sản khách hàng VIP, dịch vụ kiều hối, triển khai các dịch vụ thanh toán trả trước

và trả sau, Moblie Payment, Web Payment, sản phẩm tiết kiệm dự thưởng nhân dịp 14 năm
thành lập MB,…; tập trung phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm
sóc khách hàng; triển khai thành công hệ thống phần mềm mới T24, triển khai phần mềm
Thẻ, đưa vào hoạt động trung tâm Contact Center; đồng thời nâng cao các hoạt động kiểm
soát… Những điều trên đã giúp MB luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với
trung bình ngành, xây dựng được hình ảnh, tăng cường quan hệ với các khách hàng vốn có
và mở rộng quan hệ với những khách hàng mới, nâng cao hình ảnh và vị thế của ngân hàng.
Bước sang giai đoạn 2009-2012, tiếp tục phát huy những biện pháp và những thành tựu
đạt được trong năm 2008 quy mô vốn huy động tiếp tục tăng trưởng ở mức tương đối cao,
cho dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng., năm 2009 MB tiếp tục xác
định phương châm “phát triển bền vững – an toàn – hiệu quả”, tiếp tục phát triển mạng lưới
lên 103 điểm, phát triển sản phẩm dịch vụ, ra mắt trung tâm dịch vụ khách hàng 247... Năm
2009 quy mô vốn huy động của MB tiếp tục tăng đạt 42.398,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
vốn huy động năm 2009 chỉ tăng nhẹ 12,1% so với năm 2008 là do vẫn còn những ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế và chương trình kích cầu, hỗ trợ lãi suất của chính phủ nên
lãi suất huy động giảm (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của MB giảm từ mức 8%_18%
năm 2008 xuống 7%-10.5% năm 2009).
20


Năm 2010, vốn huy động đạt 71.151,5 tỷ đồng, tăng 67,8% so với năm 2009 và là mức
tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn 2008-2013, nguyên nhân: Năm 2010, nền kinh tế
thế giới bắt đầu phục hồi nhưng chưa vững chắc, có nhiều thách thức, khó khăn (khủng
hoảng nợ châu Âu). Kinh tế Việt Nam phục hồi, tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%. Tuy nhiên cán
cân vĩ mô nền kinh tế còn nhiều hạn chế, bội chi ngân sách, nhập siêu, lạm phát tăng cao
(CPI tăng 11,75%), giá vàng và USD tăng ở mức cao.Trong 10 tháng đầu năm, NHNH điều
hành chính sách tiền tệ nới lỏng với chỉ trương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh
tế, 2 tháng cuối năm NHNN chuyển sang thắt chặt tiền tệ (lãi suất cơ bản và lãi suát tái cấp
vốn tăng lên 9% kể từ ngày 5/11/2010) do lo ngại lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại. Theo đó
lãi suất thị trường có xu hướng tăng cao, thanh khoản trở nên căng thẳng, cạnh tranh huy

động vốn giữa các ngân hàng trở nên gay gắt, lãi suất huy động thậm chí tăng lên đến 17%,
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Trong tình hình đó,
Hội đồng quản trị MB đã đặt mục tiêu cho năm 2010 là: “Tập trung mọi nguồn lực cho một
giai đoạn tăng trưởng bền vững 2010 -2014. Tranh thủ những cơ hội mới xuất hiện sau thời
kỳ khủng hoảng, phấn đấu năm 2010 đạt mục tiêu tăng trưởng toàn diện, tạo đà cho một giai
đoạn chiến lược 2009 – 2014 với quy mô MB Group”. Đặc biệt khai trương chi nhánh đầu
tiên ở Lào; bước đầu thực hiện chiến lược phát triển khu vực phía Nam. Được tổ chức xếp
hạng uy tín thế giới Moody’s đánh giá và xếp hạng E+ về sức mạnh tài chính. Những chiến
lược kinh doanh được thực hiện tốt trong năm 2010 và 2 năm 2008, 2009 và việc đáp ứng
được nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ trong lúc các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn
trong thời kỳ khủng hoảng đã tạo được sự tin tưởng và uy tín lớn với các khách hàng cá nhân
và tổ chức kinh tế. Đây chính là một điểm mạnh giúp MB thu hút được nguồn vốn huy động
lớn.
Trong hai năm tiếp theo 2011 – 2012, tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức
20% -30%, tốc độ tăng có chững lại nhưng quy mô vốn vẫn tăng khoảng 20 nghìn tỷ
đồng/năm. Năm 2011 vốn huy động đạt 94080,3 tỷ đồng, tăng 32,2% so với năm 2010; năm
2012 đạt 121167,4 tỷ đồng , tăng 28,8% so với năm 2011, cao hơn mức huy động vốn của thị
trường(18,6%). Kết quả này đạt được một phần là do MB triển khai mô hình chiến lược
2011-2015, mô hình tổ chức kinh doanh chiến lược phía Nam và miền Trung – Tây Nguyên;
khai trương chi nhánh quốc tế thứ 2 tại PhnomPenh – Campuchia; tập trung thực hiện các
giải pháp huy động vốn; thành lập ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống; ban hành chính sách
huy động vốn phù hợp với từng vùng miền, phân khúc khách hàng; xây dựng nhiều chương
trình và triển khai tích cực như ''tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn" ; "tiết kiệm Mb, vui hè
rộn ràng" ;"tiết kiệm MB, tri ân lộc vàng"...nâng cấp thành công hệ thống Core T24 từ R5
lên R10,… và việc thực hiện tốt các chính sách sản phẩm, công nghệ, nhân sự, chăm sóc
khách hàng… đây là nhưng chính lược phù hợp với bối cảnh nền kinh tế, tạo cơ hội cho huy
động vốn tăng cao. Là tiền đề cho sự phát triển ngân hàng dù nền kinh tế chung còn nhiều
khó khăn.

21



Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy mặc dù mức lãi suất huy động của MB thấp hơn so với
một số ngân hàng cùng ngành nhưng kết quả huy động vốn của MB khá tốt. Năm 2011, thị
phần huy động vốn cá nhân của Mb đạt 3,5% toàn hệ thống ngân hàng. Kết thúc năm 2012,
nếu xét theo quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở
nhiều chỉ tiêu, trong đó có tốc độ tăng trưởng vốn huy động.
Năm 2013 tiếp tục là một năm ghi dấu thành công của MB trên thị trường tài chính ngân
hàng Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản đều hoàn thành ở mức cao. Trong đó vốn huy
động đạt 138088,8 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012. Trong năm MB tiếp tục tái cơ cấu
toàn diện và có nhiều đột phá, dầu tư cho công nghệ thông tin, phát triển nhiều sản phẩm
dịch vụ kết hợp công nghệ cao đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, tập trung xây dựng
thương hiệu MB hướng đến khách hàng và cộng đồng nhiều hơn. Tính đến năm 2013, MB
có 208 điểm giao dịch tại 38 tỉnh thành trên cả nước, tăng 119 điểm (tăng gấp 2 lần) so với
năm 2008; số nhân sự hợp nhất là 6128 người tăng gấp 2,5 lần so với (2.435 nhân sự). Đổi
mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh: NH công cộng, NH chuyên
nghiệp, NH giao dịch văn hóa thực thi nhanh, cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến với khách
hàng; gắn kết mô hình kinh doanh của MB với cổ đông đối tác chiến lược (Viettel).
So sánh với một số ngân hàng khác, tốc độ tăng vốn huy động của MB khá cao, đạt 46% với
tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2007 – 2012, đứng thứ 3 sau EIB và CTG.

22


4.3 Cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu tiền gửi theo ngoại tệ và VNĐ

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của MB vẫn tập trung chủ yếu vào đồng nội tệ, chiếm
khoảng 70% tổng vốn huy động, một phần là do mặt bằng lãi suất huy động tiền VNĐ luôn
cao hơn hẳn so với lãi suất huy động ngoại tệ và đây cũng là tình hình chung của các ngân

hàng ở Việt Nam. Một phần do trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế có nhiều biến động,
tỷ giá hối đoái không ổn định, nguy cơ đồng tiền mất giá... nên khách hàng là dân cư và các
tổ chức kinh tế đều có xu hướng thận trọng hơn và chọn đồng nội tệ để an toàn hơn trong
quyết định gửi tiền của mình. Tuy nhiên, MB chưa có cổ đông nào và đối tác chiến lược nào
là nước ngoài nhưng huy động vốn bằng ngoại tệ của MB cũng chiếm một tỷ trọng khá cao
trong tổn nguồn vốn so với các ngân hàng trong cùng ngành, chiếm 27% tại ngày 30/6/2012,
bằng với VCB (ngân hàng Vietcom Bank) – ngân hàng đứng đầu việc huy động vốn ngoại tệ
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy MB là một điểm đến tin cậy của cả
khách hàng gửi nội tệ và ngoại tệ.
Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động
Trong cơ cấu vốn huy động của MB gồm hai thành phần chính là tiền gửi của khách hàng
và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và
không có sự biến động nhiều, khoảng trên 90% trong cơ cấu vốn huy động của MB. Điều
này cho thấy MB luôn chú trọng và tập trung phát triển nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng
với những chiến lược kinh doanh cụ thể của mình. Ví dụ như việc phát triển hệ thống ngân
hàng hiện đại với nhiều chương trình huy động vốn mới được triển khai bằng hình thức: sản
phẩm tiết kiệm điện tử, chứng chỉ tiền gửi phát hành qua VNPost, sản phẩm Bank Plus, dự
án Private Banking,…MB đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo một nguồn
vốn ổn định trong tương lai.
23


(đơn vị: tỷ đồng)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu vốn huy
động theo đối tượng khách hàng của MB
không có sự thay đổi nhiều qua các năm và
tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh
tế, chiếm khoảng 65% tổng vốn huy động.
Nguồn vốn huy động của MB có độ ổn định
cao và chi phí khá thấp một phần do lợi thế từ

các cổ đông sang lập mang lại. Mặt khác, MB
là ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của các doanh nghiệp quân đội nên đây cũng
là một lợi thế của MB so với các ngân hàng khác trong cùng ngành. Đây là những khách
hàng lớn trung thành và các doanh nghiệp trong quân đội như Viettel, Vinacomin, Saigon
New Port, Vietnam Helicopter, tập đoàn Sông Đà, PVN,…khiến MB luôn duy trì được tăng
trưởng tiền gửi khách hàng ở mức cao. Bên cạnh đó, do MB cung cấp dịch vụ trả lương cho
Viettel, dịch vụ thu thuế cho cục Hải quan và kho bạc Nhà Nước…nên tỷ trọng nguồn vốn
không kỳ hạn trong tổng tiền gửi của khách hàng cũng khá cao 27% so với mức gần 20% của
nhóm các ngân hàng khác.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy sự khác biêt trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng
khách hàng của MB và các ngân hàng khác. Trong khi các ngân hàng lớn khác như VCB,
CTG… có tỷ lệ nguồn huy động từ cá nhân cao thì MB lại có tỷ lệ huy động từ các tổ chức
kinh tế cao hơn. Ngoài nguyên nhân đã nêu ở ý trên, một phần còn do hệ thống chi nhánh
của MB vẫn chưa phủ rộng khắp. Vì vậy trong thời gian tới MB cần mở rộng quy mô hoạt
động và hệ thống chi nhánh của mình để thu hút được nguồn vốn từ khách hàng cá nhân
nhiều hơn.

5. Vốn vay
Vốn vay tuy không thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng có vai trò đặc biệt đối với kinh
doanh của NHTM, giải quyết nhanh nhu cầu với khối lượng lớn.Vốn hình do quan hệ vay
mượn giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác và NHNN.Dưới đây là biểu
đồ biến động quy mô vốn vay của ngân hàng MB giai đoạn 2008-2013.

24


Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô vốn vay của MB có sự biến động mạnh qua các
năm 2008-2013. Vốn vay có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2012 (năm 2012
tăng 263% so với năm 2008 ) và giảm nhanh trong giai đoạn 2012-6/2014 (giảm 76,2%).

Năm 2008 vốn vay đạt 8.531.866 trong đó chủ yếu là tiền gửi có kí hạn bằng VND chiếm
89.9%. Nguyên nhân là do mức lãi suất tiền gửi có kì hạn của các TCTD trong nước bằng
VND khá cao 4,5%-18,5%, tăng so với mức lãi suất 7%-9% năm 2007.
Giai đoạn 2012-6/2014 vốn vay có xu hướng giảm mạnh, giảm 76,2%, ứng với
23.613.341. Nguyên nhân do tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm 29,8% và
không có tiền vay Chính phủ và NHNN.
Nguyên nhân làm cho nguồn vốn vay từ chính phủ và NHNN tăng do NHNN đã sử dụng
công cụ thị trường mở (OMO). NHNN bắt đầu thu hút một lượng tiền lớn thông qua thị
trường mở kể từ năm 2010.Tổng lượng tiền bơm ra nên kinh tế trong giai đoạn từ 10/2010
đến 6/2011 thông qua kênh mua bán lại thấp hơn nhiều mức đáo hạn ,dẫn đến mức thu hút
ròng từ 120 nghìn tỷ đến 500 nghìn tỷ mỗi tháng. Lãi suất OMO bắt đầu tăng trở lại từ 8%
vào 11/2010 lên mức 10% một tháng sau đó. Vào giữa năm 2011, lãi suất đã tăng lên 15%.
Kể từ năm 2012, tín dụng tăng trưởng chậm đã khiến lãi suất liên ngân hàng và lãi suất
OMO giảm xuống. Trung bình lãi suất qua đêm và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng
trong nửa cuối năm 2012 đã giảm xuống lần lượt còn 3,051% và 5,66%. Vào giữa năm 2013
lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất còn 0,7% đến 1% và lãi suất
kỳ hạn một tháng liên ngân hàng có lúc giảm xuống chỉ còn 2%. Trên thị trường OMO, sau
hơn 9 tháng dao động ở mức 14%, lãi suất trúng thầu đã giảm xuống chỉ còn 5,5% vào tháng
7 năm 2013.
6. Tạo vốn khác
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã tận dụng được các nguốn vốn trong quá trình
cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm vốn trong thanh toán (vốn đang trong quá trình
chuyển,tiền dư trong thẻ ATM,...) và vốn từ nghiệp vụ đại lý hoặc ủy thác từ chính phủ, các
tổ chức nước ngoài, các nhà đầu tư. Đây là nguồn vốn không thuộc sở hữu của ngân hàng, có
chi phí rất thấp hoặc gần như không mất phí, nhưng độ ổn định lại không cao.
Dưới đây là biểu đồ biến động quy mô vốn khác của MB từ 2008-6/2014:
Nguồn: BCTC các năm của MB
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô vốn khác của MB có sự biến động khá lớn trong
giai đoạn 2008-6/2014. Tăng nhẹ trong giai đoạn 2008-2010 với mức tăng 112,5% ; tăng
mạnh trong giai đoạn 2010-2012 với mức tăng 170,9%; sau đó có xu hướng giảm trong giai

đoạn 2012-6/2014 giảm 50,3%. Trong cơ cấu vốn khác có vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay
25


×