Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của anh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 146 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH THỊ LIÊN
MSSV: 6075429

TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA ANH ĐỨC
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành xong đề tài nghiên cứu về “Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác
phẩm của nhà văn Anh Đức”, người viết đã nhận được sự ủng hộ về nhiều mặt của cá
nhân và tập thể. Đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Tư – cán bộ trực tiếp hướng dẫn người
viết trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra người viết còn có những sự trợ giúp
của các thầy cô trong và ngoài bộ môn Sư phạm Ngữ Văn của khoa Sư Phạm, bộ môn
Ngữ Văn - Khoa học xã hội và Nhân văn cùng với bạn bè và nhiều người khác. Đó là
những động lực và điều kiện thuận lợi để người viết có thể thực hiện và hoàn thành
khóa luận này. Chính vì lẽ đó, người viết xin gửi đến những người đã giúp đỡ người
viết lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tuy nhiên do sự hạn chế của bản thân nên khi thực hiện đề tài này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế, mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và người viết
rất vui khi nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn!


Xin chân thành cảm ơn!


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN
ANH ĐỨC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương I. KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ
I. Khái quát về từ loại tính từ

1. Các quan niệm khác nhau về từ loại tính từ
2. Định nghĩa
II. Đặc điểm ngữ pháp và phân loại

1. Đặc điểm ngữ pháp
1.1. Khả năng kết hợp
1.2. Vị trí của tính từ
2. Phân loại
2.1 Tính từ miêu tả tính chất
2.2 Tính từ miêu tả mức độ tuyệt đối
III. Tính từ miêu tả màu sắc

1. Định nghĩa

2. Đặc điểm ngữ pháp và phân loại
2.1 . Đặc điểm ngữ pháp
2.1.1 khả năng kết hợp
2.1.2 Vị trí
3. Phân loại
3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ
3.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ


Chương II. TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM CỦA
NHÀ VĂN ANH ĐỨC
I. Tác giả - Tác phẩm

1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp
II. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức

1. Thống kê và phân loại
2. Tổng quan về màu sắc
3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức
3.1 Màu sắc không xác định thang độ
3.2 Màu sắc xác định thang độ
3.3 Lớp tính từ chỉ màu có ý nghĩa biểu trưng, hình tượng
III. Nhận xét về tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHẦN



PHẦN MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài

Để có một căn nhà kiên cố, khang trang là cả một quá trình lao tâm, khổ lực của
người xây cất. Từ công đoạn chọn đất, làm nền cho đến lựa kèo, lựa cột…Chỉ khi tất
cả các yếu tố đó hoàn chỉnh thì mới có một mái nhà hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi người
qua lại ngắm nhìn, ít có ai để ý đến từng chiếc kèo, chiếc cột. Người ta chỉ thường
trầm trồ: “Gạch lát nền sáng thế!” hay “ Màu nước sơn đẹp thế!”… Căn nhà văn
chương cũng vậy, khi một tác phẩm ra mắt bạn đọc thì trước đó là thời gian nung nấu,
chắt chiu của nhà văn. Nhưng khi tìm hiểu về cái hay cái đẹp của nó người ta vẫn chỉ
thường chú ý đến nội dung, kết cấu, biện pháp tu từ hay nhịp điệu… mà ít ai để ý đến
vấn đề sử dụng từ loại mặc dù rõ ràng ngữ pháp chính là rường cột của tác phẩm mà
cách chọn lựa, sử dụng sắp xếp từ loại của tác giả là việc làm mất nhiều công sức. Có
lẽ một trong những nguyên nhân của điều đó là do sự phức tạp của ngữ pháp – “Phong
ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Thế nên bước vào lĩnh vực này ít ai
không có một phút chùn chân.
Bản thân người viết cũng đã từng ngại ngần vì nhiều vấn đề về ngữ pháp nhưng
càng tìm hiểu, người viết lại càng cảm thấy thú vị bởi sự muôn màu muôn vẻ của nó.
Chỉ riêng về vấn đề phân loại đã có nhiều ý kiến khác nhau và ở trong mỗi từ loại lại
có nhiều điều đáng đề cập. Một trong những từ loại quan trọng mà xung quanh có
nhiều ý kiến đó chính là tính từ. Nhận thấy đuợc tầm quan trọng cũng như sức thu hút
của từ loại này, người viết đã tìm hiểu một số bài nghiên cứu có liên quan và thấy rằng
một loại từ tưởng chừng như không có gì bàn cãi bởi vị trí của nó cũng có lắm điều
đáng lưu tâm.
Trong sự đa dạng của từ loại tính từ, ta thấy nổi bật lên một lớp từ - lớp tính từ
chỉ màu sắc. Từ trước đến nay người ta vẫn có thói quen chấp nhận lớp từ này như

một sự tất nhiên. Chúng được sinh ra để diễn tả lại những sắc màu của cuộc sống bằng
ngôn ngữ. Nhưng nếu một phút dừng lại ở lớp từ này ta sẽ thấy nó lung linh biết bao ý
nghĩa thú vị. Người viết có cảm giác tính từ chỉ màu sắc như một bà mẹ hiền từ lặng lẽ
bày trí căn nhà mà không cần một lời khen tặng cũng như bà tái hiện lại cái thế giới
muôn màu muôn vẻ bên ngoài cho con trẻ bằng những lời thì thầm kể chuyện. Hẳn
rằng dù vô tình hay hữu ý thì trong mỗi con người chúng ta lớp tính từ chỉ màu sắc đã
chiếm một vị trí nhất định và đối với người viết lại trở thành một sự say mê.


Bên cạnh sự chú ý đặc biệt của mình đối với lớp tính từ chỉ màu sắc, người viết
còn yêu thích giọng văn, ngôn ngữ của nhà văn miền Nam – Nhà văn Anh Đức. Đặc
biệt, người viết nhận ra trong lối viết khá gần gũi, tinh tế của nhà văn lại còn có điểm
đặc biệt đáng chú ý đó là việc vận dụng linh hoạt những tính từ chỉ màu sắc trong các
truyện ngắn, tiểu thuyết của mình. Hai mối đồng cảm gặp nhau ở một điểm chung đã
trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc người viết quyết tâm chọn đề tài “ Tính từ chỉ
màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức” với hy vọng có thêm được sự tìm hiểu,
học hỏi, đi sâu hơn vào lĩnh vực ngôn ngữ và đồng thời góp chút sức vào việc tìm hiểu
những vấn đề ngữ pháp Việt Nam để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Lịch sử vấn đề

Tính từ là một từ loại hấp dẫn mà từ trước đến nay luôn thu hút sự chú ý của
các nhà ngôn ngữ học và những ai lưu tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ.
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về từ loại này, mỗi công trình lại
nghiên cứu theo những hướng khác nhau. Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng
của Bùi Đức Tịnh là một công trình khá thú vị khi nghiên cứu thể thức cấu tạo ở việc
kết hợp các từ ghép Hán Việt, tiếng Nôm, thành ngữ Hán Việt, thành ngữ Nôm bên
cạnh những từ khác. Đặc biệt tác giả này đã phân đẳng cấp của ý nghĩa tiếng tính từ
“thể theo thói quen tạo nên bởi ảnh hưởng văn phạm Pháp và quyển “Việt Nam văn
phạm” thông dụng ngày trước” [22; 89].
Cũng cùng một tác giả, trong Văn phạm Việt Nam, Bùi Đức Tịnh lại sử dụng

thuật ngữ “Tĩnh từ” để gọi tên từ loại này và có sự nhấn mạnh hơn về cách sử dụng
kèm theo những quy tắc nhận biết “Tĩnh từ” ( thêm từ “có tính cách” vào trước những
danh từ để xét) [23; 246].
Ngoài ra, Bùi Tất Tươm cũng góp sức vào phương diện từ loại với quyển Giáo
trình tiếng Việt nghiên cứu tính từ ở dạng khái quát hơn và phân loại tính từ chủ yếu
dựa vào ý nghĩa [25; 139].
Về từ loại tính từ còn có nhiều công trình nghiên cứu của Lê Biên ( Từ loại tiếng
Việt hiện đại ) nghiên cứu ở nét nghĩa đặc trưng về tính chất và phẩm chất của tính từ,
Đinh Văn Đức ( Ngữ pháp tiếng Việt từ loại) lại đề cập khá chi tiết về các khía cạnh
của từ loại này và so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu để chỉ ra nhiều điểm tương đồng
và dị biệt [6; 173], hoặc của Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt phân loại


tính từ dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp [15; 145]… nghiên cứu về tổng
quan từ loại tính từ.
Bên cạnh đó còn có các bài viết trên các tạp chí ngôn ngữ về việc phân biệt tính
từ và động từ của Đinh Thị Oanh ( Vấn đề phân định động từ - tính từ trong tiếng Việt)
[14; 116], Nguyễn Tuấn Đăng ( Phân định “Tính từ” và “Động từ” trong tiếng Việt)
[5; 4]… nghiên cứu sự phân biệt giữa hai từ loại vốn được xem là có quá nhiều nét
tương đồng này.
Tính từ chỉ màu sắc là một tiểu loại ít được khai thác kĩ trong những công trình
nghiên cứu về tính từ nói chung ở trên, nó chỉ được nghiên cứu kĩ hơn ở một số bài
viết trên tạp chí ngôn ngữ như bài “Từ ngữ phái sinh chỉ màu trong tiếng Việt” của
Nguyễn Khánh Hà (Tạp chí ngôn ngữ) đã giới thiệu một số đặc điểm về hình thức và
cấu trúc biểu niệm của màu sắc trong lớp từ ngữ chỉ màu phái sinh [9; 1]. Hoặc ở bài
“Một vài nhận xét về cấu trúc biểu niệm của màu sắc trong ngôn ngữ” của Nguyễn Thị
Ngọc Quỳnh đã xét sơ nét về tính chất chủ quan của con người khi sử dụng từ chỉ màu
sắc [16; 372].
Về phương diện vận dụng tính từ chỉ màu sắc trong những tác phẩm cụ thể,
người viết cũng đã khảo sát và nhận ra có rất ít công trình nghiên cứu . Dường như đó

chỉ là những bài viết ngắn đăng trên tạp chí, đa phần là tìm hiểu về tính từ chỉ màu sắc
được sử dụng trong thơ chẳng hạn như bài “Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính” khai
thác ý nghĩa của từng màu xanh khi xuất hiện trong những bài thơ Nguyễn Bính sáng
tác của Nguyễn Thị Thành Thắng ở Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 11 – 2001 [19;
11]. hoặc bàn về “Màu xanh trong thơ Tố Hữu”, Nguyễn Thị Bích Thủy đăng trên Tạp
chí Ngữ học trẻ 2002 đưa ra một biểu đồ tỉ lệ những màu xanh khác nhau mà Tố Hữu
thể hiện [21; 576]. Tính từ chỉ màu sắc trong ca dao cũng được Trần Văn Sáng tìm
hiểu qua bài “ Thế giới màu sắc trong ca dao” in trên Tạp chí Ngữ học trẻ 2007 [17;
383], qua bài viết tác giả đã đưa ra những số liệu thống kê cụ thể về số lượng màu sắc
mà ca dao thường hay sử dụng và tỉ lệ phần trăm từng màu trong hệ thống màu sắc của
ca dao…Nhìn chung tất cả các công trình nghiên cứu đều còn rất sơ sài và dường như
chưa có một công trình nghiên cứu quy mô về tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm văn
xuôi.
Các tác phẩm của nhà văn Anh Đức cũng có nhiều bài phê bình đề cập đến với
nhiều khía cạnh khác nhau như: nghiên cứu về “Tính cách dân tộc trong sáng tác của


Anh Đức” (Nguyễn Trung Thu), “Hình tượng người phụ nữ miền Nam trong tiểu
thuyết (Phan Cự Đệ) … [22; 226], nhưng cũng không có công trình nào chuyên
nghiên cứu về việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc của ông.
Nói tóm lại về vấn đề tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm văn chương vẫn còn là
một vùng đất đầy tiềm năng chưa có nhiều người khai thác. Và “Tính từ chỉ màu sắc
trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức” lại là một đề tài gần như chưa có công trình nào
nghiên cứu. Điều đó là một thử thách cũng là động lực thúc đẩy người viết thực hiện
tìm hiểu, hoàn thành đề tài này.
III. Mục đích, yêu cầu

Đề tài đã chỉ ra mục đích một cách sáng rõ là việc nghiên cứu, tìm hiểu về lớp
tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt nói chung và đặc biệt trong cách vận dụng vào tác
phẩm của nhà văn Anh Đức từ cách chọn lựa, sắp xếp, kết hợp đến biến tấu để tạo nên

nét đặc sắc của lớp từ và hoàn chỉnh câu văn. Qua việc tìm hiểu, phân tích như vậy sẽ
giúp ta hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của lớp từ này cũng như phát hiện thêm những
cách vận dụng mới làm nên sự thành công của nhà văn khi dùng chúng. Từ đó giúp
người đọc thấy được sự tầm quan trọng của lớp tính từ chỉ màu sắc nói riêng và tính từ
nói chung trong sự bao la của ngôn ngữ Việt Nam.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này khá rộng, đó là cả một lớp tính từ và đặc biệt là lớp tính
từ chỉ màu sắc trong kho tàng ngôn ngữ được nhà văn Anh Đức sử dụng trong tác
phẩm của mình. Tuy nhiên do sự hạn chế về trình độ, năng lực nên người viết chỉ xin
giới hạn tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về từ loại tính từ, tính từ chỉ màu sắc
và những bài viết xung quanh các tác phẩm trong hai quyển Tuyển tập Anh Đức tập 1,
tập 2 cùng với nội dung của các tác phẩm đó. Ngoài ra người viết cũng tìm hiểu thêm
các công trình nghiên cứu và tác phẩm của một số tác giả khác để làm cơ sở đối chiếu,
so sánh nhằm tìm hiểu sâu hơn về tính từ chỉ màu sắc được nhà văn Anh Đức vận
dụng.
V. Phương pháp nghiên cứu
Người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này. Trước tiên đó là phương pháp đọc, phân tích tác phẩm và đặc biệt là
phương pháp thống kê những tính từ chỉ màu sắc được Anh Đức sử dụng trong tác


phẩm qua đó tổng hợp, phân tích đưa ra những kết luận chung cho lớp từ chỉ màu
trong tác phẩm của nhà văn.


PHẦN NỘI DUNG


Chương một

KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ
I. Định nghĩa
1. Các quan niệm khác nhau về từ loại tính từ

Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt khá phức tạp và có nhiều ý kiến khác
nhau, từ loại tính từ cũng không ngoại lệ, chỉ riêng phần định nghĩa đã có những ý kiến
không hoàn toàn giống nhau giữa các tác giả.
Trong Giáo trình tiếng Việt của Bùi Tất Tươm có nêu lên: “ Tính từ là từ loại chỉ
tính chất của sự vật, của hành động trạng thái” [ 25;139]
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung lại có ý kiến “ lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (
đặc trưng của thực thể hoặc đặc trưng của quá trình) là tính từ [1; 115]
Trong khi đó khái niệm của Lê Biên về từ loại tính từ cụ thể như sau “ Tính từ là
những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc vận động, quá
trình, hoạt động.” [2; 103]
Còn Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng: “ Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc trưng
của sự vật như hình thể, mầu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng…” [15; 145]
Nhìn chung mỗi một nhà ngôn ngữ học sẽ có một cách phát biểu về từ loại này theo
hướng nghiên cứu nhất định của mình. Tuy nhiên tất cả đều gặp nhau ở một cách hiểu
chung là: Tính từ dùng để bổ sung, hạn định, giúp làm rõ hơn sự vật, hiện tượng, thực
thể.
Và rõ ràng, khi càng có nhiều ý kiến thì càng chứng minh từ loại tính từ là một từ
loại hấp dẫn, quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
2. Định nghĩa

Từ các ý kiến của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cùng với việc tìm hiểu về từ loại
tính từ, ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát như sau:
Tính từ là một loại thực từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái đặc trưng của người,
vật, việc… có thể đó là nhưng sự vật, hiện tượng động hoặc tĩnh khác nhau trong thực
tại.
Ví dụ: Nhà đẹp, cây cao, chạy nhanh….

Đây là một từ loại quan trọng chiếm số lượng lớn trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
Xét về mặt ý nghĩa của nó, tính từ được coi là một từ loại tích cực về mặt tạo từ.
II. Đặc điểm ngữ pháp và phân loại


1. Đặc điểm ngữ pháp
1.1. Khả năng kết hợp

Xét trong hệ thống từ loại tiếng Việt ta có thể dễ dàng thấy rằng tính từ có rất
nhiều điểm tương đồng với động từ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp.
- Kết hợp với các phó từ
+ Đã, sẽ, đang, chưa…dùng để diển đạt tính cách, trạng thái kèm theo một ý niệm
về thời gian.
Ví dụ: Tôi đã giàu, Nam đang vui, Con sẽ giỏi…
+ Vẫn, còn, cứ…để nói về sự diễn tiến của trạng thái sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Anh vẫn nghèo, trái còn xanh, nó cứ buồn…
+ Hãy, đừng, chớ…là những phó từ kết hợp với tính từ biểu đạt ý nghĩa mệnh lệnh,
khuyên bảo… tuy nhiên sự kết hợp này khá hạn chế.
Ví dụ: Đừng xanh như lá, bạc như vôi
+ Ngoài ra, tính từ còn kết hợp với các từ: ra, lên, đi…Tuy nhiên ở trường hợp này
ra, đi, lên không phải chỉ hướng như khi kết hợp với động từ mà chỉ kết quả diễn tiến
của đặc trưng, sự biến đổi của trạng thái.
Ví dụ: đẹp ra, giàu lên, già đi….
+ Đặc biệt, tính từ còn kết hợp phổ biến với các phó từ chỉ mức độ như: hơi, rất,
lắm, quá, cực kỳ… Đây chính là đặc điểm phân biệt với động từ rõ ràng nhất làm nên
giá trị của tính từ.
Ví dụ: hơi mềm, đẹp cực kỳ….
+ Kết hợp với phó từ rồi có ý nghĩa kết thúc giai đoạn chuyển vào trạng thái mới,
nói chung là có ý nghĩa chỉ thời gian. Để tránh lẫn lộn với danh từ thường kèm theo
phó từ chỉ thang độ.

Ví dụ: con dao cùn lắm rồi,…
- Kết hợp với thực từ
Thường kết hợp với danh từ đứng sau với xu hướng cố định hóa thành từ ghép như:
mát tay, cả gan, nhẹ dạ…
1.2 Vị trí

Khác với tính từ của các ngôn ngữ biến hình Châu Âu, từ loại tính từ tiếng Việt có
một vị trí độc lập quan trọng.
- Làm định ngữ


Vị trí tự nhiên của tính từ tiếng Việt là đứng sau danh từ ( khác với ngôn ngữ tiếng
Anh, tiếng Hoa có tính từ đứng trước danh từ) để làm phụ tố hạn định bổ sung, giúp
làm rõ nghĩa danh từ. Ngoài ra tính từ cũng được đặt sau động từ và cũng giữ chức
năng định ngữ.
Ví dụ: áo xanh, chạy nhanh…
- Làm vị ngữ trực tiếp
Đây là một vị trí đặc biệt của tính từ tiếng Việt khác với tính từ của các ngôn ngữ
khác. Tính từ tiếng Việt có thể tự thân hoặc kết hợp với các từ khác làm vị ngữ trực
tiếp trong câu
Ví dụ: Nhân dân ta rất anh hùng.
Trong khi đảm nhận vị trí vị ngữ trực tiếp, tính từ có quan hệ với thời gian và tiếp
nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ ( có các phó từ đã, sẽ, từng, còn, chưa…)
Cũng có những trường hợp trùng với tính từ ở vị trí định ngữ vì có chung một hình
thức kết hợp ( nhà mới, kẹo mềm…)nên cần nhờ các thao tác chêm, lược, thế… để
nhận biết dễ dàng hơn.
- Có những trường hợp tính từ giữ vị trí của chủ ngữ như trường hợp câu thành ngữ:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
2. Phân loại


Dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ và các lớp từ, chúng ta
có thể chia tính từ thành các lớp nhỏ như sau:
2.1 Tính từ miêu tả tính chất

Đây là lớp từ dùng để quy định tính chất cho danh từ hoặc động từ mà nó xác định.
Tính chất được nó xác định cho sự vật một cách đắc lực nhất là tính chất đặc trưng.
Và như vậy có thể nói đây là đơn vị “đặc trưng nhất” trong các đơn vị đặc trưng. Nó
có ý nghĩa phạm trù đặc trưng đầy đủ, đảm nhiệm được chức vụ cú pháp và có khả
năng kết hợp với các lớp từ khác trong cụm từ. Cụ thể nó lớp từ này có thể làm chủ
ngữ, vị ngữ, thành tố phụ trong cụm từ, có thể kết hợp được với đơn vị chỉ ý nghĩa
mức độ như: hơi, rất, cực kỳ…
Trong tính từ, lớp tính từ miêu tả tính chất chiếm số lượng rất lớn nên ta có thể chia
chúng thành các lớp con.
- Lớp tính từ miêu tả phẩm chất của sự vật nêu ở chủ thể


Lớp này thường tồn tại thành cặp mang ý nghĩa đối lập: tốt/xấu, vui/buồn,
hiền/dữ…
- Lớp tính từ miêu tả kích thước số lượng của sự vật nêu ở chủ thể
Lớp từ này cũng tồn tại thành từng cặp đối lập: nặng/nhẹ, nhiều/ít, đủ/thiếu…
- Lớp tính từ miêu tả màu sắc
Là những từ phản ánh màu sắc của sự vật, hiện tượng như: xanh, đỏ, tím, vàng…
2.2 Tính từ miêu tả giá trị tuyệt đối

Đây là lớp từ chỉ ý nghĩa tuyệt đối về tính chất của sự vật nêu ở chủ thể. Ở đây, tự
thân tính chất sự vật đã có ý nghĩa tuyệt đối nên mọi sự so sánh, xác định mức độ đều
không cần thiết. Số lượng của lớp tính từ này ít, chỉ gồm trên dưới mười đơn vị: riêng,
chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng, cơ bản…thường chúng không kết
hợp với những đơn vị chỉ mức độ như: hơi, rất, cực kỳ…
 Nói chung, việc phân chia tính từ thành các lớp nhỏ để tiện bề khảo sát và hiểu

biết chúng sâu sắc hơn. Tuy nhiên ranh giới giữa các lớp ấy không phải lúc nào cũng
rõ ràng, dứt khoát. Trong thực tế sinh động của ngôn ngữ, có khi một số tính từ chỉ ý
nghĩa tuyệt đối lại có thể được dùng như một tính từ miêu tả tính chất bình thường và
ngược lại.
2.3 Từ mô phỏng

Từ mô phỏng hay còn gọi là từ tượng thanh, tượng hình là một lớp từ có tính chất
đặc biệt cả về mặt cấu tạo, mặt ý nghĩa ngữ pháp, giá trị, phong cách sử dụng ngôn
ngữ…
Có hai lối mô phỏng là trực tiếp ( tượng thanh) và gián tiếp ( tượng hình)
Từ mô phỏng có chức năng của tính từ nhưng không đi kèm với: Hãy, đừng, chớ…
Ví dụ: lom khom, bập bùng…
2.4 Biến dị từ loại

- Có những trường hợp tính từ biến dị thành các từ loại khác gọi là trường hợp biến
dị từ loại của tính từ.
Một tính từ biến dị từ loại thành danh từ thường có một thành tố phụ đứng trước
như: sự, cái, lòng, vẻ…
Ví dụ: Lòng tử tế của chị đã được mọi người tuyên dương.
- Tính từ còn có thể biến dị thành phó từ khi được dùng để chỉ định ý nghĩa của một
động từ hay một tính từ khác.
Ví dụ: Đó là một biện pháp hoàn toàn vô hiệu quả.


- Ngoài ra ta còn bắt gặp trường hợp biến dị của tính từ thành động từ để chỉ một
việc xảy ra.
Ví dụ: Cây đang lớn.
III. Tính từ miêu tả màu sắc
1. Định nghĩa


Tính từ chỉ màu sắc là những thực từ nằm trong hệ thống tính từ mang chức năng
miêu tả về tính chất, đặc trưng màu sắc của sự vật, thực thể.
Ví dụ: Xanh, đỏ, tím, vàng…
2. Đặc điểm ngữ pháp và phân loại
2.1 . Đặc điểm ngữ pháp

Tính từ miêu tả màu sắc là một tiểu loại của tính từ nên nó mang hầu hết những
đặc điểm ngữ pháp của tính từ.
2.1.1 Khả năng kết hợp

Cũng như tính từ, tính từ miêu tả màu sắc có khả năng kết hợp với:
-

Kết hợp với các phó từ

+ Đã, sẽ, đang, chưa…dùng để diển đạt tính cách, trạng thái kèm theo một ý niệm
về thời gian.
Ví dụ: Lá đang xanh.
Có nghĩa là chiếc lá đang mang màu xanh, màu của một thời kì tươi tốt nhất của lá.
+ Vẫn, còn, cứ…để nói về sự diễn tiến của trạng thái sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Mặc dù là dân miền biển nhưng da Lan vẫn trắng như bông.
Vẫn trắng là sự thể hiện của một sự khẳng định làn da trắng mà lẽ ra khó có thể
duy trì được đối với một cô gái miền biển.
+ Tính từ miêu tả màu sắc còn kết hợp với các từ: ra, lên, đi…Tuy nhiên ở trường
hợp này ra, đi, lên không phải chỉ hướng như khi kết hợp với động từ mà chỉ kết quả
diễn tiến của đặc trưng, sự biến đổi của trạng thái.
Ví dụ: Mặt cô đỏ lên.
Đỏ trong trường hợp này là thể hiện cho sự biến đổi tâm lí (thẹn thùng) của cô gái.
+ Sự kết hợp thường xuyên nhất của tính từ miêu tả màu sắc là kết hợp với các phó
từ chỉ mức độ như: hơi, rất, lắm, quá…

Ví dụ: Con chiên cá quá vàng rồi đấy!
Quá vàng diễn tả việc chiên cá vàng hơn màu của một con cá chiên bình thường (ở
mức độ sắp khê).


2.1.2 Vị trí

Thừa hưởng đặc điểm của tính từ, tính từ miêu tả màu sắc cũng giữ vị trí như tính
từ.
- Làm vị ngữ trực tiếp
Đây là vị trí thường xuyên và đặc trưng của tính từ tiếng Việt cũng như tính từ
miêu tả màu sắc tiếng Việt.
Ví dụ: Quả dưa rất đỏ.
- Làm định ngữ bổ nghĩa, hạn định
Vị trí định ngữ của tính từ chỉ màu sắc tiếng Việt là một ví trí khá quan trọng, nhờ
đó ta có thể dễ dàng phân biệt những sự vật hiện tượng qua màu sắc và có thể kèm
theo những ý nghĩa khác mà người nói, người viết muốn biểu hiện.
Ví dụ: Áo trắng, Hoa hồng đỏ…
-

Một điểm khác biệt của tính từ chỉ màu sắc với tính từ nói chung là tính từ chỉ

màu sắc không đứng ở vị trí chủ ngữ.
3. Phân loại
3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định cấp độ

Là những tính từ chỉ màu sắc mà tự bản thân nó chỉ đơn thuần biểu thị cho một
màu nào đó trong thế giới màu sắc tự nhiên, khi đọc lên, ta không có bất cứ một sự
đánh giá nào.
Ví dụ: Trắng, xanh, vàng, đỏ…

3.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ (mang ý nghĩa tuyệt đối)

Là những tính từ biểu thị cho màu sắc mà khi tiếp xúc với tính từ đó ta nhận ra một
sự đánh giá về mặt mức độ của người sử dụng ( Bản thân nó đã có cấp độ, không cần
có sự thêm thắt, hay từ chỉ mức độ) Ta có thể phân loại thành hai tiểu loại cấp độ như
sau:
- Tính từ chỉ màu sắc có thang độ cao: là những tính từ chỉ màu không đứng độc
lập mà thường kết hợp với các phụ từ khiến ta có cảm giác mạnh về màu sắc đó.
Ví dụ: Vàng ươm, đỏ rực, trắng toát…
- Tính từ chỉ màu sắc có thang độ thấp: là những tính từ chỉ màu sắc có kèm theo
phụ từ, tiếng đệm. Thường được hình thành nên nhờ các thủ pháp lặp từ, láy âm…
Ví dụ: Xanh xanh, đo đỏ,…


 Cũng có những trường hợp tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ nhưng
khi kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, lắm, quá…sẽ biến thành từ chỉ màu sắc
mang cấp độ cao: trắng quá, đỏ lắm…
Trường hợp kết hợp với: hơi, phớt…lại trở thành tính từ chỉ màu sắc mang cấp độ
thấp: phớt tím, hơi xanh…


Chương II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM
CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Cuộc đời

Tên thật là Bùi Đức Ái , sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang. Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có công giúp đỡ cách mạng. Năm 1945, Cách mạng
tháng Tám thành công, Anh Đức mới mười tuổi, nhưng đã có “ý thức về một chế độ

mới, một chính quyền mới”. Đặc biệt, sự hy sinh anh dũng của người anh cả trong
những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã có tác động mạnh đến
ý thức của Anh Đức. Cuối năm 1947 ông bỏ học, vào công tác tại Văn phòng Ty
thông tin kháng chiến của tỉnh Rạch Giá. Ít lâu sau được cơ quan bố trí cho đi học tiếp
tại trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Kết thúc hai năm học tập ông trở
lại công tác tại cơ quan cũ. Năm 1950, về công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ.
Năm 1953, là phóng viên của báo “Cứu quốc Nam Bộ” cho tới 1954 tập kết ra Bắc.
Sau một năm tham gia công tác ở nông thôn, năm 1956 Anh Đức về công tác tại
phòng Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1957 ông được kết nạp vào Hội nhà
văn Việt Nam, là biên tập viên văn xuôi tuần báo Văn học. Giữa năm 1962 Anh Đức
được điều về Nam. Đầu năm 1963 ông đi thực tế sáng tác tại các tỉnh Cần Thơ, Rạch
Giá, Cà Mau. Đây là thời kỳ sau Đồng khởi, nông thôn Nam Bộ đã có một vùng giải
phóng rộng lớn, chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng đã thành lập nhưng thế
và lực còn mỏng, non yếu. Để dập tắt phong trào cách mạng miền Nam thời kỳ đầu
còn non trẻ, Mỹ chủ trương chiến lược chiến tranh đặc biệt sử dụng trực thăng vận và
thiết xa vận, dồn dập lập ấp chiến lược đã gây cho cách mạng miền Nam không ít khó
khăn. Nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết “Hòn Đất” của ông đã ra đời trong bối cảnh
đó.
Trong 13 năm ở chiến trường, Anh Đức vừa sáng tác vừa đảm đương nhiệm vụ phụ
trách ngành văn và trong nhiều năm là Tổng biên tập tạp chí “Văn nghệ giải phóng”
của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Ông từng là Ủy viên thường vụ và Ủy viên
Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2,3. Đại biểu quốc hội khóa VII. Hiện là
Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa V. Phó chủ tịch kiêm Phó bí thư


Đảng đoàn Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tổng biên tập tạp chí Văn và
Kiến thức ngày nay.
2. Sự nghiệp

Nhờ từ nhỏ đọc nhiều sách văn học của tủ sách gia đình, đặc biệt trong thời gian

tham gia kháng chiến được sống trong môi trường văn nghệ. Đó là những điều kiện
giúp Anh Đức đi sâu vào lĩnh vực văn học.
Năm 1952, Anh Đức bắt đầu sáng tác với tập truyện đầu tay nhan đề “Biển Động”
gồm 18 truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh du kích. Tập truyện được tặng giải ba
giải Cửu Long - một giải thưởng văn nghệ có uy tín lúc bấy giờ do Ủy ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ cùng Chi hội Văn nghệ Nam Bộ phối hợp tổ chức.
Năm 1957, viết cuốn tiểu thuyết “Một truyện chép ở bệnh viện”, năm 1961 ông
chuyển thể thành kịch bản phim “Chị Tư Hậu” do Phạm Kỳ Nam làm đạo diễn.
Năm 1960, in xong tập truyện ngắn “Bức thư Cà Mau”.
Vào giữa năm 1962, ông hoàn thành tập truyện ngắn “Biển hợp” do NXB Văn học
ấn hành.
Từ 1963 – 1964 sáng tác nhiều truyện ngắn trong đó có các truyện tiêu biểu quan
trọng như: “Khói”, “Đất”, “Đứa con”, “Con chị Lộc”, “Giấc mơ ông lão vườn
chim”.
Năm 1966, tiểu thuyết “Hòn Đất” ra đời. Tiểu thuyết “Hòn Đất” và tập truyện
“Bức thư Cà Mau” được tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – giải thưởng của Hội
đồng giải thưởng Văn học Nghệ thuật miền Nam.
Năm 1972 bắt đầu viết tiểu thuyết “Đứa con của đất” và xuất bản vào năm 1976.
Năm 1983 xuất bản tập truyện ngắn “Miền sóng vỗ”.
Tập “Hai mươi truyện ngắn” và “Tuyển tập Anh Đức” tập I và II ra mắt bạn đọc
năm 1997.
Năm 2002 xuất bản tập “Anh Đức – truyện ngắn và bút ký”.
Các tác phẩm chính: Tập truyện ngắn “Biển động” (1952), tập truyện ngắn “Lão
anh hùng dưới hầm bí mật” (1956), tiểu thuyết “Một chuyện chép ở bệnh viện”
(1958), tập truyện ngắn “Con cá song” (NXB Văn học 1958), truyện thiếu nhi
“Thuyền sắp đắm” ( NXB Kim Đồng), tập truyện ngắn “Biển xa” (NXB Văn học,
1960), tập truyện ngắn “Bức thư Cà Mau” ( NXB Văn học, 1960), tiểu thuyết “Hòn
Đất” (NXB Văn học, 1966), tập truyện ngắn “Giấc mơ ông lão vườn chim” (Giải



phóng, 1968), tiểu thuyết “Đứa con của đất” (Giải phóng, 1976), tập truyện ngắn
“Miền sóng vỗ” (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1983), tập truyện ngắn “Hai mươi
truyện ngắn” (NXB Văn học), tập truyện thiếu nhi “Ông già về hưu và những đứa trẻ”
(NXB Măng non), tập “truyện Anh Đức” tập I và II (NXB Văn học, 1997), tập “Anh
Đức – truyện ngắn và bút ký” (NXB Hội nhà văn,2002).
Một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung
Quốc, Nhật Bản…
Điểm nổi bật trong toàn bộ các tác phẩm của Anh Đức từ truyện ngắn đến tiểu
thuyết là tính chiến đấu cao, thể hiện rõ tinh thần xả thân vì nước của nhân dân ta.
Nhà văn Anh Đức được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
2000 và Huân chương độc lập hạn Nhì.
II. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức

Màu sắc là một yếu tố khá quan trọng trong cuộc sống. Nhắc tới màu sắc con người
vẫn thường hay liên tưởng đến nghệ thuật hội họa. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về màu, để tìm hiểu bản chất và hệ thống của nó nhằm cung cấp
cho họa sĩ một công cụ làm việc tốt. “Sự huyền diệu của màu sắc là niềm vui vô tận
của con người, là vẻ đẹp thị giác thật sự của thế giới vật chất và thế giới tâm hồn con
người” [16; 372]. Tuy nhiên không chỉ có hội họa, màu sắc cũng chiếm giữ một vai trò
khá quan trọng trong ngôn ngữ, chính những từ diễn tả màu sắc đã diễn tả thêm một
khía cạnh, một mặt lấp lánh của cái đa giác ngôn ngữ đang chuyển động cùng với
những tinh cầu khác. Khi đi vào ngôn ngữ, màu sắc được cụ thể hóa với nét nghĩa bản
thể và nét nghĩa dụng học. Tên gọi của chúng mang tính võ đoán và nó được quy định
theo nhận thức khách quan mà con người gán ghép vì thế nó bị chi phối bởi ý thức và
quan niệm chủ quan của con người.
Trong văn học, tính từ chỉ màu sắc đã cụ thể hóa những tín hiệu thẫm mĩ trong
ngôn ngữ nghệ thuật, hình thành “tư duy về màu sắc” của từng tác giả. Trần Đình Sử
từng có nhận định về màu sắc trong quyển Thi pháp Truyện Kiều của ông rằng: màu
sắc trong văn học “chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới, mà còn là phương
tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá

tính…”. Có lẽ chính vì những điều đó mà việc nghiên cứu tính từ chỉ màu sắc trở nên
lôi cuốn nhiều người có tâm huyết, có sự nhiệt tình về tìm hiểu cái thế giới lung linh
của sắc màu trong cuộc sống, trong ngôn ngữ và trong văn học.


Như trên đã nói, việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc bị chi phối bởi ý thức và quan
niệm chủ quan của con người nên đôi khi trong cuộc sống, cùng một sự vật ta lại có
thể nghe những lối diễn tả khác nhau. Ví dụ như một làn da trắng của cô gái, những
người thích cô gái này có thể sẽ trầm trồ rằng “Cô ấy có một làn da trắng nõn” nhưng
một kẻ không thích có thể nói: “làn da trắng nhách”, hoặc một người xa lạ sẽ nói
chung chung là: “làn da trắng”…Thế nên tìm ra sự đồng nhất trong lối diễn tả màu sắc
là một điều phức tạp và hết sức khó khăn. Nhưng cái phức tạp ấy lại chính là điểm hấp
dẫn cuốn hút nhiều sự chú ý.
Trong những ngôn ngữ khác nhau đã có sự khác biệt trong quan niệm về màu sắc
và chính trong cùng một ngôn ngữ lại cũng có nhiều điều không giống nhau, mỗi con
người lại có điểm riêng của mình. Nhà văn Anh Đức cũng vậy, đọc tác phẩm của ông
ta sẽ nhận rõ được phong cách riêng của một nhà văn Nam Bộ, yêu quê hương, yêu
con người và lòng nhiệt huyết với ngôn ngữ dân tộc. Giọng văn của ông viết trong thời
kỳ chống ngoại xâm là giọng chiến đấu rõ nét. Những yếu tố đó được độc giả nhận ra
khi tiếp xúc với tác phẩm, ngôn ngữ, hình ảnh mà Anh Đức sử dụng. Trong đó các tính
từ màu sắc mà ông đặt trong tác phẩm cũng là viên gạch hình thành nên công trình văn
học nguy nga. Để hiểu thêm một quan niệm nữa về việc sử dụng màu sắc, người viết
xin làm một người đồng hành đi tìm hiểu về tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của
nhà văn Anh Đức bằng cách đi sâu vào từng văn cảnh chứa màu sắc để phân tích, cảm
nhận và đưa ra nhận xét.
1. Thống kê và phân loại
1.1 Thống kê (Xem phần phụ lục)
1.2 Phân loại

Bảng phân loại tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm

của nhà văn Anh Đức


STT

1

Tính từ
chỉ màu
sắc
Màu đỏ

2

Màu đen

3

6

Màu
xanh
Màu
trắng
Màu
vàng
Màu xám

7


Màu tím

8

Màu
hồng
Màu nâu

4
5

9
10

Tổng

Từ chỉ
màu đặc
trưng
10

Phân Loại

Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ

Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ
Không thang độ
Có thang độ

Số lần sử Tỉ lệ %
dụng
từng màu

Tỉ lệ %
tổng màu

65
70
49
40
34
50
32
42
16
26
9

11
8
11
7
8
5
5
28

12.6
13.6
9.5
7.8
6.7
9.7
6.2
8.1
3.1
5.0
1.7
2.4
1.5
2.2
1.4
1.6
0.96
0.94
5.4

26.2


516

100

100

17.3
16.4
14.3
8.1
4.1
3.7
3
1.9
5.4

Ta có thể biểu diển qua biểu đồ hình tròn sau về tỉ lệ màu sắc trong tác phẩm của nhà
văn Anh Đức:


Bảng đồ tỉ lệ màu sắc được sử dụng
trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức

1.90%
3.90%
3.0%

5.40%
17.20%


3.70%

đen
trắng

8.10%
14.30%

đỏ
xanh
vàng
tím

16.30%

hồng
26.20%

xám
nâu
màu đặc trưng


 Nhận xét
Qua bảng phân loại và bảng đồ biểu diễn tỉ lệ màu sắc mà Anh Đức sử dụng trong 2
cuốn tiểu thuyết, 26 truyện ngắn và 8 bút ký của mình ta thấy nổi rõ một điều là: Ông
sử dụng hầu hết các gam màu cơ bản của đời sống và có thêm những sáng tạo của
mình. Toàn bộ những tác phẩm đó đều có sự xuất hiện của tính từ chỉ màu sắc với số
lượng và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì màu đỏ vẫn là màu giữ chức

quán quân cho việc sử dụng ( 26.2%). Trong nội bộ màu đỏ thì màu đỏ xác định thang
độ được ông đặc biệt chú ý hơn màu đỏ không xác định thang độ. Đây cũng là đặc
điểm chung của những màu còn lại bởi theo quy luật tự nhiên, khi nghe diễn tả về một
màu sắc nào đó thì màu sắc có kèm theo thang độ luôn tạo ấn tượng sâu sắc hơn. Anh
Đức đã dùng hơn 50% tổng số lần sử dụng màu sắc là những tính từ chỉ màu tuyệt đối
tạo cho trang văn ông lung linh màu sắc và ở lại lâu hơn trong lòng độc giả.
Nếu màu đỏ là màu được sử dụng nhiều nhất thì màu nâu – với bản tính khiêm
nhường vốn có cũng trở thành màu có vị trí nhỏ nhất trong tổng thể các màu sắc.


Đáng chú ý là những màu mang ý nghĩa đặc trưng được Anh Đức sử dụng 28 lần,
chiếm 5,4% trong tổng số lần sử dụng là một con số biểu thị một phần cho sự sáng tạo
của nhà văn.
Nhìn chung về tính từ chỉ màu sắc Anh Đức đã sử dụng trong các tác phẩm của
mình, ta thấy rằng ông là người hiểu sâu sắc về giá trị của màu sắc trong ngôn từ.
Chính vì thế nhà văn đã dùng những tính từ chỉ màu sắc ở nhiều phương diện để tạo
cho trang văn của mình thêm sâu sắc, lung linh và đọng mãi trong lòng người đọc
2. Tổng quan về màu sắc

Màu sắc là một vấn đề khá phức tạp, chỉ riêng về câu hỏi “có bao nhiêu màu cơ
bản trong tiếng Việt?” cũng đã là một điều chưa có đáp án thỏa đáng. Nếu có quan
niệm cho rằng màu cơ bản là là bảy màu của bảy sắc cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục,
lam, chàm, tím thì cũng có ý kiến khác như Đào Thản trong bài Hệ thống từ ngữ chỉ
màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ quá nói rằng: “ Để xác định
các từ chỉ màu cơ bản và các nhóm từ ngữ chỉ màu phụ trong tiếng Việt, phải chăng
cần lưu ý đến một quan điểm có tính chất truyền thống của phương Đông, đó là thuyết
ngũ hành … và như vậy ngũ sắc có thể chính là năm màu cơ bản nhất mà ông cha
chúng ta từng quan niệm và ghi nhận trong ngôn ngữ: xanh, đỏ, trắng, tím và
vàng…Tuy nhiên đó chỉ mới là năm màu cơ bản nhất theo quan niệm cổ truyền. Thực
tế, nhận thức và sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ số màu được coi là cơ bản còn có

thể hơn nhiều”.
2.1 Màu đỏ

Màu đỏ là một màu xuất hiện phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên trong mỗi
ngôn ngữ khác nhau lại có nhiều cách thể hiện, diễn tả khác nhau. Trong tiếng Anh,
màu đỏ được thể hiện chủ yếu bởi từ Red trong khi đó tiếng Việt lại được gọi bằng đỏ,
đào, thắm, son…vì vậy tỉ lệ chênh lệch về số lượng và mức đa dạng là rất rõ ràng.
Về ý nghĩa, màu đỏ có rất nhiều cách hiểu, quan niệm và cảm nhận khác nhau. Ở
phương Đông, đây là màu tượng trưng cho hạnh phúc, đầy đủ. Trong các cung điện
hay nhiều loại đồ đạt của người phương Đông hay có sự hiện diện của màu này. Trong
từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in năm 1997 trang 393 thì màu
đỏ có các nghĩa cơ bản sau:
- Có màu ít nhiều giống với một số vật trong tự nhiên hay do người chế tạo, như
máu còn tươi, cánh hoa hồng, màu cờ Việt Nam.


×