Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 6 trang )

Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

Ảnh hưởng của yếu tố khí
hậu tới con người
Bởi:
Vien CNTT – DHQG Hanoi

Toả nhiệt của cơ thể:
Con người có nhiệt độ trung bình toàn cơ thể là 370C. Trong quá trình tồn tại, có thể
người ta luôn sản sinh ra nhiệt, lượng nhiệt này được các bộ phận chức năng điều hoà
thân nhiệt thải ra môi trường không khí xung quanh. Lượng nhiệt cơ thể sinh ra và toả
ra không khí phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý, lứa tuổi, và cường độ vận động. Nó dao
động từ mức 70 Cal/h cho trạng thái ngủ, 100 – 120 Cal/h cho người đọc sách, làm việc
trí óc và tối đa là 420 Cal/h cho người lao động thủ công nặng nhọc.
Lượng nhiệt do người thải ra truyền vào không khí bằng các cách thức như sau:
+ Theo hơi thở, không khí vào qua phổi sẽ được làm nóng và sao đó bay ra ngoài sẽ
mang theo một lượng nhiệt của cơ thể.
+ Trao đổi nhiệt do làm nóng lớp không khí sát bề mặt da hay truyền qua quần áo làm
nóng lớp không khí ngoài. Lượng truyền nhiệt này xảy ra dưới hình thức dẩn nhiệt và
đối lưu.
+ Bay hơi mồ hôi trên bề mặt da và quần áo. Khi có cảm giác nóng, cơ quan điều chỉnh
thân nhiệt sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết mồ hôi làm ước bề mặt da. Mồ hôi sẽ bay hơi
vào không khí và mang theo nó lượng nhiệt hoá hơi nhận từ da.
+ Trao đổi bức xạ nhiệt với các bề mặt xung quanh. Bề mặt da( hay quần áo trên người)
luôn trao đổi nhiệt bức xạ với các bề mặt khác ở xung quanh. Lượng nhiệt này có thể
dương khi tổng lượng nhiệt phát xạ từ con người nhỏ hơn tổng lượng nhiệt hấp thụ từ
bức xạ nhiệt của vật bao quanh và lượng nhiệt này có thể âm trong trường hợp ngược
lại. Điều này thấy rõ khi con người ở dưới trời nắng hay gần các nguồn nhiệt lớn.
- Cơ thể con người cảm thấy mát mẽ dể chịu khi thân nhiệt được giử vững tức là khi
lượng nhiệt trong người sinh ra vừa cân bằng với lượng nhiệt trao đổi với môi trường
khí. Cảm giác nóng bức xảy ra khi lượng nhiệt cơ thể sinh ra không toả hết ra ngoài mà


1/6


Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

phải sử dụng tới phương thức thoát mồ hôi để tránh thân nhiệt tăng cao. Cảm giác lạnh
xảy ra khi lượng nhiệt cơ thể sinh ra nhỏ hơn lượng nhiệt trao đổi với môi trường.
- Việc trao đổi nhiệt của con người phụ thuộc vào các yếu tố vật lý của không khí là:
Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và nhiệt độ bức xạ của các vật thể quanh mình. Nhiệt độ bức
xạ là giá trị trung bình diện tích nhiệt độ các bề mặt bao quanh.

Khi nhiệt độ này > 35 0C thì cơ thể con người còn phải thải vào không khí lượng nhiệt
xâm nhập vào con người qua con đường bức xạ.
- Khi ở trong bầu khí nóng (có t & tR cao), oi bức và không thoáng đãng ( v nhỏ) con
người cảm thấy nóng bức, toát mồ hôi, mất tập trung, giảm sức lao động và trí nhớ. Khi
thân nhiệt tăng cao tới 42 – 43 0C có thể dẩn tới tử vong.
- Khi ở trong bầu không khí quá lạnh con người bị giá lạnh sẽ hạ thân nhiệt, cho tới khi
thân nhiệt giảm tới 25 – 280C con người sẽ bị tử vong.
- Bức xạ nhiệt cường độ cao chiếu trực tiếp vào người làm bề mặt da hấp thu và sẽ tăng
cao nhiệt độ cục bộ. Hiện tượng rám nắng, cháy nắng, tróc da khi bị mặt trời chiếu sáng
trực tiếp là kết quả tăng cao nhiệt độ mặt da tới mức bị phỏng nhẹ. Bức xạ mặt trời ngoài
bức xạ nhiệt gây cảm giác nóng còn có bức xạ tử ngoại gây tổn thương da dẩn tới ung
thư.

Điều kiện tiện nghi nhiệt của cơ thể.
Quyết định 3733/2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành một số thông số giới hạn các yếu
tố vật lí của môi trường không khí mà con người lao động có thể chịu đựng được và có
thể phục hồi sau khoảng nghỉ ngơi. Tuy nhiên đó không là các tham số cho khoảng thích
nghi, dể chịu nhất của con người với môi trường.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng: Các yếu tố vật lí của môi trường tác động

đồng thời lên cảm giác nhiệt của con người, vì thế điều kiện ôn hoà, dể chịu của cảm
giác nhiệt phải được xây dựng trên tác động đồng thời của 4 yếu tố t, j, v, tR. Hơn nữa
cảm giác nhiệt của các cộng đồng người không hoàn toàn giống nhau do sự thích nghi
môi trường khác nhau.

2/6


Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

Các nhà nghiên cứu môi trường khí hậu quan tâm đến một vài tổ hợp các thông số như
sau:
*/- Hội thông gió cấp nhiệt và điều hòa không khí Mỹ để nghị dùng nhiệt độ hiệu quả
tương đương làm thước đo nóng lạnh của môi trường khí hậu trong điều kiện nhiệt độ
bức xạ không cao( không có bề mặt nhiệt độ lớn hay quá nhỏ).
Nhiệt độ hiệu quả tương đương là một thông số đánh giá tổng hợp các giá trị nhiệt độ,
độ ẩm, tốc độ gió lên cảm giác nhiệt của con người. Nó xác định bằng biểu đồ từ 3 thông
số nhiệt độ khô của không khí t, nhiệt độ ướt của không khí tu, tốc độ thông thoáng gió
v. Cho con người Việt Nam, có nhà khoa học kiến nghị giới hạn từ 20 – 27 là khoảng giá
trị nhiệt độ hiệu quả tương đương , tương ứng với cảm giác mát mẻ dễ chịu của người
Việt Nam. Một cách gần đúng có thể xác định nhiệt độ hiệu quả tương đương qua công
thức của Weeb.

Trong đó :
tk : nhiệt độ khô của không khí. oC
tu : nhiệt độ ướt của không khí. oC
tcd : nhiệt độ cầu đen của môi trường không khí. oC
Theo BIJ:

3/6



Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

Nồng độ cho phép của các loại bụi và hơi khí độc trong không khí.
-Nồng độ chất độc hại: là đại lượng biểu thị lượng chất độc hại hòa lẫn vào không khí.
Thường được ký hiệu C. đơn vị đo của C là mg/lít hay mg/m3. (TCVN).
C còn được đo theo ppm thể tích. (cho môi trường khí) và ppm trọng lượng (cho môi
trường nước).
Công thức tính đổi đơn vị trong môi trường khí như sau:

Trong đó:
t- nhiệt độ 0C.
p - áp suất khí quyển mmHg.
TLPT – Trọng lượng phân tử của chất cần đổi.
-Trị số nồng độ lớn nhất ghi nhận được trong quá trình quan trắc gọi là nồng độ tức thời.
Trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường thường dùng trị số nồng độ tức thời cho phép.
Đây là nồng độ chất độc hại lớn nhất trong không khí mà không gây tác hại đối với con
người.
Về môi trường không khí , chúng ta đã có các tiêu chuẩn:
- QCVN 02:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn
y tế. 30 -12 - 2008.
- TCVN 5937 - 2005: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh.
- TCVN 5938 - 2005: chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất
độc hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 5939 - 2005: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi
và chất vô cơ.
- TCVN 5940 - 2005: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
chất hữu cơ.


4/6


Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

- Quyết định 3733-2002- QĐ-BYT giới hạn cho phép các chất độc hại trong môi trường
không khí ở cơ sở sản xuất. Gồn các thông số:
+Nồng độ giới hạn cho phép chất độc trong không khí ở cơ sở sản xuất.
+Nồng độ bụi giới hạn cho phép có trong không khí ở cơ sở sản xuất.
+Vi khí hậu vùng làm việc.
• Chỉ số AQI (Air quality index):
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các
chất ô nhiễm gồm: CO, NO2, SO2, O3 và bụi nhằm cho biết tình trạng chất lượng không
khí khu vực ven đường hoặc dân cư trong Thành phố.
Phân loại:+Chỉ số AQI khu vực ven đường .+ Chỉ số AQI khu vực dân cư .
Chỉ số AQI và các lưu ý.

Theo hướng dẫn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US Federal Resgister Part III
- EPA - 40 CFR Part 58 ), chỉ số AQI được tính toán dựa trên tiêu chuẩn hiện hữu về
chất lượng không khí Việt Nam (TCVN - 5937 - 1995 ).
Chất lượng không khí thường được đo bởi mạng lưới quan trắc ghi lại nồng độ của
các chất ô nhiễm chính tại hơn một nghìn vị trí trong cả nước theo từng ngày. Những
phương pháp này chuyển đổi vào giá trị AQI thông qua việc sử dụng các phương pháp
tiêu chuẩn được phát triển bởi EPA.
Một giá trị AQI được tính toán cho từng chất ô nhiễm riêng lẻ cho một khu vực (Ozone
sát đất, bụi, SO2, NO2, CO) theo số liệu nồng độ của các chất ô nhiễm dựa
vào bảng giá trị tới hạn (bảng 1) và được tính thông qua công thức (1) dưới đây.
5/6



Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới con người

Trong đó:
Ip chỉ số AQI tương ứng với giá trị nồng độ của chất ô nhiễm Cp
IHigiới hạn trên của khoảng giá trị AQI tương ứng với một khoảng cảnh báo μ
ILogiới hạn dưới của khoảng giá trị AQI tương ứng với một khoảng cảnh
BPHigiới hạn trên của khoảng giá trị nồng độ chất ô nhiễm p tương ứng với khoảng
cảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tương ứng.
BPLogiới hạn dưới của khoảng giá trị nồng độ chất ô nhiễm p tương ứng với khoảng
cảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tương ứng
Cp giá trị nồng độ của chất ô nhiễm p
Bảng -2 Các ngưỡng nồng độ tương đương với AQI (theo TCVN 1995 – 5937)

Giá trị AQI lớn nhất cho chất ô nhiễm riêng lẻ trở thành giá trị AQI của ngày hôm đó.

6/6



×