Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thuyết minh TKKT nhà đặt máy hấp rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.89 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. YÊU CẦU THIẾT KẾ...........................................................................1
I.CĂN CỨ.........................................................................................................................1
II.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ.................................................1
1 Đặc điểm nước thải và chất thải rắn tại Bệnh viện Nhiệt đới TW...............................1
2. Yêu cầu công nghệ......................................................................................................2
3. Yêu cầu về công suất..................................................................................................3

PHẦN 2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.............................................4
I. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................................................4
1. Các công nghệ xử lý nước thải ..................................................................................4
2. Công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện Nhiệt đới TW..........................................16
II. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI.................................................................19
1. Các công nghệ xử lý rác thải không đốt...................................................................19
2. Công nghệ hấp rác thải nguy hại..............................................................................20

PHẦN 2: THUYẾT MINH THIẾT KẾ XÂY DỰNG.......................................22
I.THÔNG SỐ CHUNG..................................................................................................22
I.1Nhà đặt máy hấp rác..................................................................................................22
I.2 Nhà chứa rác:.........................................................................................................23

PHẦN 3: THUYẾT MINH GIẢI PHÁP............................................................25
I. GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................................25
II. GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI...............................26

PHẦN 4. CHỈ DẪN KỸ THUẬT........................................................................28
A.ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ XỬ LÝ..................................................................28
I. Hệ thống xử lý nước thải...........................................................................................28
II. Hệ thống xử lý rác thải ............................................................................................29
B.QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG TRONG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU......31
C.YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG............................................................................33


I.THI CÔNG XÂY DỰNG..............................................................................................33
II.THI CÔNG LẮP ĐẶT.................................................................................................34
D.YÊU CẦU VỀ VẬT TƯ, VẬT LIỆU............................................................................36
E.MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC..............................................................................................37


PHẦN 1. YÊU CẦU THIẾT KẾ
I.CĂN CỨ
Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải trên các cơ sở:
- Dựa vào quy hoạch chung của Bệnh viện Nhiệt Đới TW.
- Dựa vào QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế
II.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ
1

Đặc điểm nước thải và chất thải rắn tại Bệnh viện Nhiệt đới TW

Đặc điểm nước thải:
Nước thải bệnh viện được xác định là chất lỏng cũng như các chất hòa tan trong nó, sinh ra trong
môi trường bệnh viện. Trong nước thải bệnh viện chứa nhiều hóa chất và các vi sinh vật khác nhau, đặc
biệt là các vi sinh vật gây bệnh. Đối với vấn đề hóa chất có mặt trong nước thải bệnh viện thuộc nhiều
nhóm như: các chất kháng sinh (antibiotics), các chất khử trùng (disinfectants), các chất hóa dược khác
nhau (medicines), cả các chất đồng vị phóng xạ, vv..Nước thải y tế được đánh giá là loại nước thải khó xử
lý do sự phức tạp về thành phần và tính chất của nó.
Về nguồn gốc, nước thải bệnh viện gồm ba nguồn chính:
- Nước thải từ các phòng điều trị, xét nghiệm (giải phẫu, huyết học, truyền máu, khoa ngoại, khoa lây,
…). Nguồn này được đánh giá là nguồn thải nguy hại vì chứa nhiều loại bệnh phẩm với nhiều vi sinh vật
gây bệnh, vi rút, kí sinh trùng, .v.v. Với đặc điểm của Bệnh viện Nhiệt đới là bệnh viện truyền nhiễm, do
vậy lượng nước thải có chứa các vi sinh vật, vi rút…là tương đối lớn.
- Nước thải chứa hóa chất sinh ra từ các phòng dược, có các loại thuốc, vacxin, huyết thanh, dung môi
hữu cơ, hóa chất xét nghiệm, hóa chất phóng xạ từ các khoa chụp chiếu hình ảnh, .v.v. Nước thải từ nguồn

này chiếm lưu lượng ít nhất, khoảng 10% nước thải bệnh viện.
- Nước thải sinh hoạt từ các bệnh nhân ngoại trú, nội trú, người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân
viên, từ khu nhà ăn, ….Nước thải từ nguồn này chiếm đến 60% tổng lượng nước thải bệnh viện.
Xét về lưu lượng, nguồn nước thải y tế chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước phục vụ vệ sinh khoa
phòng, vật tư thiết bị y tế… Việc xả thải nước thải bệnh viện chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên, mạng
lưới thu gom nước thải thành phố, có thể gây ra nhiều vấn đề như đe dọa sức khỏe cộng đồng, làm mất
cân bằng sinh thái cho hệ thống nguồn tiếp nhận, tích lũy độc tố trong chuỗi sinh thái.
Chất thải rắn y tế tại Bệnh viện bao gồm:
Các chất thải nhiễm khuẩn bao gồm những vật liệu bị ngấm máu, thấm dịch các chất bài tiết của
người bệnh như băng, gạc, bông, gang tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các
ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu...
-1-


Chất thải là các vật sắc nhọn: bơm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh
thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm
khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
Chất thải là các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí nghiệm như găng tay,
lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh khiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu...
Chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ,
dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào.
Các mô và cơ quan người-động vật, bao gồm các mô của cơ thể (cho dù nhiễm khuẩn hay không);
các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác xúc vật.
Ngoài ra có một số chất thải sinh hoạt của người bệnh là khẩu trang, quần áo, chăn màn… Do đặc
thù của Bệnh viện là điều trị các bệnh có tính chất là dịch dễ lây lan, vì vậy các chất thải này cũng cần
phải xử lý chung với chất thải nguy hại.
Thu gom vận chuyển rác thải nguy hại:
Rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Bệnh viện được phân loại và thu gom ngay tại các
khoa phòng.
Hiện tại, bệnh viện phân loại rác thải y tế nguy hại và không nguy hại bằng các túi nilong.

+ Túi màu vàng: quy định chứa chất thải nguy hại
+ Túi màu xanh: quy định chứa chất thải sinh hoạt không nguy hại
Định kỳ hàng ngày bệnh viện sẽ thu gom rác thải tại các khoa phòng và đưa về vị trí xử lý. Rác thải
sau khi được xử lý sẽ được đựng trong các túi màu hồng và vận chuyển ra ngoài bệnh viện bởi các công ty
môi trường.
2.

Yêu cầu công nghệ
- Nước thải đầu ra qua hệ thống xử lý phải đảm bảo nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN

28:2010/BTNMT;
- Rác thải sau khi xử lý phải đạt được yêu cầu về vi khuẩn;
- Hệ thống có tính di động, khả năng nâng cấp công suất cho tương lai;
- Các thiết bị của hệ thống được chế tạo đồng bộ, tự động, gọn nhẹ chiếm ít không gian và diện tích,
phù hợp với mọi điều kiện của Bệnh viện;
- Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện, hiệu quả xử lý cao và chi phí vận hành thấp;
- Thiết bị chịu được môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ và độ bền thiết bị xử lý cao, chi phí lắp đặt, bảo
trì và vận hành thấp;
- Ít hỏng hóc, vận hành đơn giản, thuận tiện, có chế độ vận hành tự động và vận hành bằng tay.

-2-


3.
3.1

Yêu cầu về công suất
Tính toán lưu lượng nước thải
- Hiện tại, bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở cũ không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải của bệnh


viện được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Bạch Mai. Do đó, lưu lượng nước thải dùng
để tính toán cho hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở mới dựa theo các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế.
- Bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở mới được xây dựng tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà nội
với quy mô 1000 giường bệnh.
- Căn cứ 52 TCN – CTYT 0041 : 2005 đi kèm quyết định 40/2005/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2005 của Bộ y tế: 4. Tiêu chuẩn cấp nước cho Bệnh viện quận, huyện phục vụ khám – chữa bệnh, sinh
hoạt, phụ trợ tính trung bình 1.000 lít/ giường lưu/ ngày.
Lưu lượng nước thải lấy theo lượng nước cấp cho giường bệnh:
Qnt = 1000 giường x 1 m3/giường/ngày đêm = 1000 m3/ngày đêm
a. Giai đoạn I
Trong giai đoạn I của dự án, quy mô của Bệnh viện theo thiết kế đạt 500 giường bệnh. Do vậy lưu lượng
cần xử lý là:
QntgđI = 500 giường x 1 m3/giường/ngày đêm
Công suất của hệ thống xử lý nước thải giai đoạn I: Qnt = 500 m3/ngày đêm
b. Giai đoạn II
Dự kiến giai đoạn II bệnh viện mở rộng và tăng thêm 500 giường bệnh nữa
Công suất của hệ thống xử lý nước thải giai đoạn II: Qnt = 1.000 m3/ngày đêm
Đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng công nghệ xử lý theo dạng modul, trong Giai đoạn I xây dựng hệ thống với
công suất 500 m3/ngđ, dự trữ quỹ đất và hệ thống đấu nối đảm bảo Giai đoạn II có thể nâng công suất lên
1.000 m3/ ngđ đồng bộ với hệ thống giai đoạn I.
3.2

Tính toán lượng rác thải y tế nguy hại
Hiện tại Bệnh viện Nhiệt đới TW đang hoạt động với quy mô 200 giường bệnh. Theo số liệu khảo

sát tại Bệnh viện, lượng rác thải nguy hại khoảng 70-80 kg/ngày.
Tại cơ sở mới của Bệnh viện, số giường bệnh được quy hoạch là 1000 giường, trong đó giai đoạn 1
sẽ phát triển đến 500 giường bệnh và giai đoạn tiếp theo sẽ tăng lên 1000 giường để phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, lượng chất thải rắn nguy hại cũng tăng lên theo số lượng bệnh
nhân và giường bệnh.

Theo Bộ Y tế, sự phát sinh chất thải rắn y tế rất khác nhau, tùy thuộc vào dịch vu bệnh viện, chất
lượng và năng lực quản lý bệnh viện. Theo ước tính, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh được
trình bày trong bảng dưới đây:
-3-


Bệnh viện theo tuyến và
chuyên khoa

Bệnh viện

Bệnh viện

Bệnh viện

BV chuyên

đa khoa

chuyên

đa khoa

khoa tuyến

TW

khoa TW

tuyến tỉnh


tỉnh

0.3

0.225

0.225

0.2

BV huyện
và ngành

Khối lượng chất thải rắn
nguy hại (kg/giường/ngày)

0.175

Sổ tay hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 3078/QĐ-BYT ngày 26 /8/2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế
a. Giai đoạn I
Trong giai đoạn I của dự án, quy mô của Bệnh viện theo thiết kế đạt 500 giường bệnh. Khối lượng
rác thải cần xử lý theo tính toán là:
500 giường x 0,3 kg/giường/ngày = 150 kg/ngày
b. Giai đoạn II
Dự kiến giai đoạn II bệnh viện mở rộng và tăng thêm 500 giường bệnh nữa, tổng số là 1000 giường
bệnh
Khối lượng rác thải cần xử lý là 1.000 giường x 0,3kg/giường/ngày đêm= 300 kg/ngđ
Như vậy, trong giai đoạn đầu của dự án, nhu cầu về xử lý rác thải nguy hại của Bệnh viện Nhiệt đới

TW là 150 kg/ngày. Do đó, hệ thống xử lý rác thải phải đáp ứng được nhu cầu trên của Bệnh viện.
Qrt ≥ 150 kg/ngày
Hệ thống xử lý rác thải sẽ hoạt động khoảng 6h/ngày để tránh việc quá tải, hệ thống chạy liên tục. Vì
vậy công suất của hệ thống cần lựa chọn sẽ là:
Qhệ thống ≥ 25 kg/h

PHẦN 2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
I. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.

Các công nghệ xử lý nước thải
Qua phân tích ở trên, đặc điểm nước thải của bệnh viện Nhiệt đới trung ương chủ yếu là nước thải từ

quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ bệnh viện, ngoài ra còn có nước thải từ
quá trình khám chữa bệnh và vệ sinh khoa phòng, thiết bị y tế... Lượng nước thải chứa hóa chất chiếm tỷ
trọng nhỏ.
Do vậy, nước thải của bệnh viện Nhiệt đới có thể xử lý tốt bằng phương pháp vi sinh – phương pháp
này có thể xử lý được hầu hết chỉ tiêu gây ô nhiễm trong nước thải.
Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải Bệnh viện Nhiệt đới TW được nêu trong hình dưới đây. Về nguyên
tắc làm sạch, nước thải từ ống dẫn chính sẽ được dẫn vào hệ thống song chắn rác tại đây các cặn rác lớn sẽ
-4-


được loại bỏ. Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa. Ngoài tác dụng loại các chất rắn lơ lửng trong
nước thải, bể điều hòa giúp ổn định lưu lượng nước thải, nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý tiếp theo.
Tiếp theo nước thải được xử lý bằng vi sinh vật. Quá trình này xử lý chủ yếu các chất hữu cơ dễ oxy hóa
sinh hóa (BOD). Trong trường hợp cần thiết, có thể kết hợp quá trình thiếu khí (anoxic) để xử lý nitơ. Sau
khi xử lý bằng vi sinh vật, nước thải được qua bể lắng và cuối cùng là khử trùng. Sau đó nước xử lý được
dẫn ra điểm xả tại cống thoát nước chung của khu vực.
Nước thải

khu vệ sinh

Các loại nước thải khác

Lắng và phân hủy kỵ
Khí cặn lắng tại bể tự hoại
Xử lý sinh học

Lắng

Khử trùng hóa chất

Xả vào hệ thống thoát nước TP
Hình 6. Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải y tế
Trên cơ sở nguyên tắc đã nêu, sẽ có một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cho Bệnh
viện Nhiệt đới TW như sau:
3.1.1 Phương án 1: Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh học hiếu khí
bằng hệ thống Aerotank

-5-


Nước thải TTYT

Song chắn rác
Nước tách bùn

Không khí
Bể điều hoà
Điều chỉnh pH


Bùn tuần hoàn

Không khí

Bể Aerotank

hoànhaphoàn

Bể lắng
Chất khử trùng

Bể nén bùn

Bể khử trùng
Hệ thống thoát nước
Hình 7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh học hiếu khí bằng công
nghệ Aerotank
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Bệnh viện được thu gom theo hệ thống ống thu
gom về các hố thu gom nước thải. Trước khi vào hố thu, nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách các cặn
rác có kích thước lớn (nylon, giấy, lá cây…) có lẫn trong dòng nước thải trước khi vào hệ thống xử lý.
Tại bể điều hoà có lắp đặt hệ thống làm thoáng sơ bộ để khuấy trộn nước thải (tránh tạo điều kiện
kị khí gây mùi thối) đồng thời để ôxy hoá một phần các chất hữu cơ trong nước thải. Do tính chất của
nước thải bệnh viện đã có đủ các chất dinh dưỡng (tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1) cần thiết cho quá trình xử lý
sinh học nên ở đây không cần phải bổ sung chất dinh dưỡng.
Từ bể điều hoà nước thải được điều chỉnh pH tối ưu và được dẫn sang bể xử lý sinh học Aerotank.
Tại bể Aerotank, nước thải được sục khí cưỡng bức để xảy ra quá trình khử BOD - chuyển hoá các chất
hữu cơ ô nhiễm thành những đơn chất vô hại là nước và khí CO2, đồng thời chuyển hoá NH4+ thành
NO3- và sau đó là Nitơ tự do và sinh khối của vi sinh vật.

Sau đó, nước thải được đưa vào bể lắng thứ cấp. Tại bể lắng thứ cấp, bùn sinh học lắng xuống đáy
bể, một phần bùn được tuần hoàn về bể Aerotank để tận dụng nguồn vi sinh vật và chất dinh dưỡng trong
nước. Phần nước trong được dẫn vào máng trộn hoá chất khử trùng.
Bùn dư tại bể lắng được dẫn về bể nén bùn, định kỳ bơm hút.
3.1.2 Phương án 2: Công nghệ xử lý nước thải V-69

-6-


Hình 8. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý V69

Hình 9. Mặt cắt hệ thống xử lý V69
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý :
Nước thải từ được chảy theo hệ thống ống thu gom chảy vào các hố thu gom nước thải. Trước khi
chảy vào hố thu thải chảy qua lưới chắn rác 1 để tách các rác có kích thước lớn (nylon, giấy…) có lẫn
trong dòng nước thải.

-7-


Tiếp đó nước thải được đưa tới bể điều hoà lưu lượng kết hợp làm thoáng sơ bộ (bể cân bằng). Tại
bể cân bằng có lắp đặt hệ thống làm thoáng sơ bộ để khuấy trộn nước thải (tránh tạo điều kiện kị khí gây
mùi thối) đồng thời bể ôxy hoá một phần các chất hữu cơ trong nước thải. Do tính chất của nước thải sinh
hoạt có đủ các chất dinh dưỡng (tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1) cần thiết cho quá trình xử lý sinh học nên ở
đây ta không cần phải bổ sung chất dinh dưỡng.
Từ bể cân bằng nước thải được bơm lên dàn ống phân phối đều trên diện tích đáy bể của các bể
sinh học, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ mạng ngoài và qua dàn ống phân phối khí.
Hỗn hợp khí nước đi cùng chiều từ dưới lên qua lớp vật liệu sinh học - màng vi sinh bám trên giá thể.
Trong lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD chuyển hoá các chất hữu cơ ô nhiễm thành những đơn
chất vô hại là nước và khí CO2, đồng thời chuyển hoá NH4+ thành NO3- và sau đó là Nitơ tự do. Lớp vật

liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Ở đây để xử lý triệt để nước thải các thông số ô nhiễm như BOD,
NH4+ .
Ở bể điều hoà, nhờ được cấp khí nhẹ một phần COD và BOD 5 được oxy hoá. Quá trình cấp khí nhẹ cung
cấp O2 cho quá trình nitrit hoá.
Ngăn 2 và 3 của thiết bị là ngăn yếm khí. Tại 2 ngăn này xảy ra các quá trình chuyển hoá yếm khí
các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là quá trình phản Nitrat hoá gián tiếp.
Ngăn 4 của thiết bị được cấp khí cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ, nhờ vậy các
chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải được loại bỏ.
Nước thải sau khi đã loại bỏ các chất hữu cơ tại các bồn lọc vi sinh được đi vào bể trộn hoá chất
khử trùng nước để tiệt trùng trước khi thải vào môi trường. Lượng Clo dư có thể còn trong nước đã khử
trùng sẽ được bay hơi hết sau thời gian đối lưu trong kênh 20 - 30 phút.
3.1.3 Phương án 3: Công nghệ xử lý nước thải CN-2000
Trên nguyên lý của thiết bị xử lý nước thải V-69, thiết bị xử lý nước thải CN-2000 được thiết kế
chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng khử
nitơ. Thiết bị CN-2000 có công suất 120 – 150 m3/ngày đêm (trung bình 20 giờ), được ứng dụng để xử lý
các nguồn nước thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ.

-8-


Hình 10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải CN 2000

Hình 11. Mặt cắt hệ thống xử lý CN 2000
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý:
Nước thải từ mạng lưới thoát nước loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn tại song chắn rác, sau đó
được tập trung về hố tập trung nước thải. Nước thải từ hố tập trung được bơm vào bể điều hòa và lắng bậc
1. Tại đây, nước thải trộn với chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp sục khí lợi
dụng các vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì trạng thái lơ lửng, oxi hóa hợp chất hữu cơ thành những
-9-



chất ổn định thuận lợi cho giai đoạn xử lý tiếp theo. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng
máy thổi khí loại chìm cung cấp với kích thước bọt khí nhỏ mịn và trung bình.
Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp, thiết bị xử lý aerofill-aeroten
có đệm vi sinh CN-2000 (Đệm vi sinh chế tạo từ vật liệu nhựa hoặc các vật liệu hữu cơ khác có các thông
số: Độ rỗng >90%, bề mặt riêng 200 -250 m2/m3). Tại đây thực hiện 3 quá trình xử lý sau:
+ Aerofil (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy
nước thải.
+ Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh bám ngập trong nước.
+ Anareobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng.
Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt hóa chuyển qua bể lằng lamen (Đệm lamen có thông số : Độ rỗng
>95%, bề mặt riêng 150-200m2/m3) để tách khỏi bùn hoạt hóa và cặn lơ lửng hữu cơ khác, tại bể này có
đường cấp hóa chất keo tụ PACN95 (5-8mg/l) nhằm tạo bông keo tụ và nâng cao hiệu suất lắng. Phần
nước trong sẽ được khử trùng bằng dung dịch Hypochloride Natri hoặc Canxi (NaOCl hoặc CaOCl 2)
(nồng độ 3-5g Cl2/m3 nước thải) tại bể khử trùng. Cuối cùng nước được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN
7382:2004 – mức II, được thải ra môi trường.
Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh hoặc được máy bơm hồi lưu bùn hồi lưu
một phần bùn hoạt hóa trở lại thiết bị sinh học để đảm bảo nồng độ xử lý, còn phần bùn thừa được bơm về
bể chứa bùn. Tại đây dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, các chất có trong bùn cặn sẽ phân hủy thành
khí Metan (CH4), H2S và bã bùn.
3.1.4 Phương án 4: Hệ thống xử lý kết hợp RBC- AAO
Lọc sinh học RBC (Rotating Biological Contactor) là công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải
nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm cacbon (BOD) hoặc BOD/nitrat hoá đồng thời là công nghệ tiết kiệm
năng lượng, tiết kiệm chi phí xử lý. RBC được nghiên cứu và phát triển tại Đức vào những năm 1960. Các
ứng dụng của hệ thống xử lý là nước thải có nguồn gốc sinh hoạt như nước thải tại các toà nhà, khu dân
cư, bệnh viện… và nước thải một số ngành sản xuất công nghiệp.

- 10 -



Hình 12. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải RBC- AAO
Dựa vào nguyên lý tiếp xúc của hệ vi sinh vật bán dính trên đĩa quay (màng sinh học) đối với nước
thải và ôxy có trong không khí. Khi khối đĩa quay lên, các vi sinh vật lấy ôxy để oxy hoá các chất hữu cơ
và giải phóng CO2. Khi khối đĩa quay xuống, vi sinh vật nhận chất nền (chất dinh dưỡng) có trong nước.
Quá trình tiếp diễn như vậy cho đến khi hệ vi sinh vật sinh trưởng và phát triển sử dụng hết các hữu cơ có
trong nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải RBC- AAO được phát triển trên cơ sở kết hợp hai quá trình lọc đĩa quay
sinh học với các công đoạn xử lý yếm- thiếu- hiếu khí.

- 11 -


Hình 13. Mặt cắt hệ thống xử lý nước thải RBC- AAO
3.1.5 Phương án 5: Xử lý bằng phương pháp kết hợp chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hoạt tính dính bám
trên giá thể đệm vi sinh lưu động (Moving bed) trong thiết bị hợp khối FRP.
Nguyên tắc xử lý dựa theo công nghệ AAO là công nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học đạt hiệu quả
cao. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về chất thải lỏng y tế hiện hành. Hiện nay, đây là công nghệ thích hợp
nhất để xử lý nước thải ở quy mô nhỏ và vừa, với đòi hỏi tiêu chuẩn nước đầu ra cao.
Công nghệ AAO rất phù hợp cho xử lý nước thải bệnh viện có hàm lượng chất hữu cơ cao. Tại các
bệnh viện công nghệ AAO được vận dụng cho toàn bộ hệ thống từ thu gom đến trạm xử lý nước thải tập trung.

- 12 -


Hình 14: Mặt cắt thiết bị xử lý FRP
Mô tả công nghệ:
-

Nước thải của Bệnh viện được xử lý sơ bộ tại các bể phốt của các khoa phòng sau đó được dẫn qua hệ


thống ống và hố ga kín. Hệ thống thu gom này được tách riêng và không thu nước mưa. Ở giai đoạn này, nước
thải đã được xử lý sơ bộ qua quá trình yếm khí. Tại các bể phốt và hệ thống thu gom xảy ra quá trình phân hủy
các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật yếm khí.
-

Sau khi được xử lý sơ bộ qua quá trình yếm khí bằng bể phốt và hệ thống thu gom, nước thải được đưa

vào trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải được đưa vào trạm xử lý phải đảm bảo đã tách bỏ cặn và rác với
kích thước lớn.
-

Khi đi vào bể điều hòa, Nước thải bệnh viện được “dàn đều” hay “điều hòa” cả về lưu lượng và nồng

độ để ổn định hơn về tính chất. Bể điều hòa sẽ có dung tích để lưu được nước thải trong 6 giờ theo công suất
trung bình. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí thô để đảo trộn đều toàn bộ khối nước thải trước khi
vào hệ thống xử lý sinh học tiếp theo.
-

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào Module thiết bị hợp khối xử lý nước thải. Ở đây bắt đầu quá

trình xử lý sinh học để làm giảm các thông số theo nguyên tắc sau:


Oxy hóa bằng vi sinh các hợp chất Hydrocacbon, Protein, Lipid, Sunfua và phốt pho (làm giảm BOD,

COD, chuyển hóa H2S, P-T), và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni (NH4).
Sản phẩm của quá trình này sẽ là:
+ Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O làm giảm đáng kể BOD, COD.
+


NH4  NO3

+

H2S  SO4

+


+

-

2-

P − T → PO4−

Khử Nitơ tổng thông qua quá trình thiếu khí (Anoxic), ở đây NO3 được chuyển hóa thành N2 khi

không có mặt Oxy, hoặc khi không sục khí. Đây là quá trình bắt buộc vì nếu không, ta không giảm được Nitơ
trong nước thải. Module thiết bị AO thực hiện quá trình Oxy hóa (Oxic) để giảm BOD, chuyển hóa
NH4→NO3 và tạo cơ chế dòng hồi lưu NO3 (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn
Anoxic (thiếu khí) để khử Nitơ. Để giảm diện tích lắp đặt thiết bị và giảm chi phí đầu tư, chúng tôi đề nghị
thực hiện quá trình Anoxic sau bể điều hòa.
- 13 -




Quá trình yếm khí kéo theo việc giảm đáng kể Hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50 – 55% so


với nước thải đầu nguồn phát thải, Phốtpho tổng giảm 60-70%, Sunphua (H2S) giảm không đáng kể là khoảng
30%, Nitơ tổng gần như ít giảm và chuyển hóa thành Amoni (NH4).


Lượng Nitơ (Nitơ - Amoni) cao sẽ làm mất cân đối thành phần dinh dưỡng (BOD/N/P ) và gây ngộ

độc hoặc kìm hãm đối với vi sinh. Do vậy quá trình Ôxy hóa NH4 → NO3 và khử Nitơ NO3 → N2 là nguyên
nhân tất yếu để chọn công nghệ AAO nói trên.


Sau quá trình Ôxy hóa (bằng sục không khí) tại ngăn Oxic (hiếu khí) với đệm vi sinh di động (Moving

bed), bùn hoạt tính (tức là lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên
các giá thể bám dính di động trong ngăn Oxic. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 80009000g/m3. Với mật độ này các quá trình Ôxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn nhiều. Ở
phương pháp bùn hoạt tính Aeroten thông thường nồng độ vi sinh chỉ đạt 1000 – 1500g/m3. Như vậy module
AO sẽ có không gian ôxy hóa gọn và khả năng xử lý nước thải với dải thông số BOD, NH4 khá rộng (BOD ≤
400 – 500 g/m3; NH4 ≤ 50 – 40 g/m3). Các thiết bị khác (Aeroten, V69, CN 2000, thiết bị lọc sinh học nhỏ
giọt) không đạt được như vậy.


Bùn hoạt tính lơ lửng sẽ được hồi lưu về khoang bể chứa bùn. Tại đây bùn sẽ được lưu lại phần lớn và

một phần cấp lại vi sinh cho bể điều hòa
Có thể tóm tắt quá trình công nghệ như sau:
* Xử lý sơ bộ bằng vi khuẩn yếm khí (Anarobic);
* Xử lý bằng VSV hiếu khí làm giảm BOD, NH4 (Oxic);
* Khử Nitơ bằng quá trình xử lý thiếu khí (Anoxic);
* Sau khi qua các bậc xử lý nước thải được đưa vào ngăn lắng để tách toàn bộ lượng bùn hoạt tính hồi
lưu về ngăn Anoxic và về bể thu bùn thừa.

Như vậy, công nghệ vi sinh AAO trong xử lý nước thải bệnh viện là quy trình xử lý sinh học liên tục
ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hệ vi sinh vật Yếm khí, Thiếu khí, Hiếu khí để xử lý nước thải y tế
một cách kinh tế nhất.
Sau khi nước thải qua ngăn lắng được đưa vào ngăn khử trùng. Bơm tăng cường quá trình lọc được lập trình tự
động lọc nước theo chu kỳ và rửa ngược màng lọc MBR - MF.
Công nghệ AO trong thiết bị hợp khối tại trạm xử lý nước thải có những ưu điểm nổi bật như sau:


Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 8000-9000g/m3. Với mật độ này các quá trình

Ôxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn nhiều. Ở phương pháp bùn hoạt tính Aeroten thông
thường nồng độ vi sinh chỉ đạt 1000 – 1500g/m3. Như vậy module AO sẽ có không gian ôxy hóa gọn và khả
năng xử lý nước thải với dải thông số BOD, NH4 khá rộng (BOD ≤ 400 – 500 g/m3; NH4 ≤ 50 – 40 g/m3).
Các thiết bị khác (Aeroten, V69, CN 2000, thiết bị lọc sinh học nhỏ giọt) không đạt được như vậy.


Độ ôxy hòa tan (DO) được đáp ứng đủ với nhu cầu ôxy hóa bằng VSV với hiệu quả xử lý đạt gấp 15 -

20 lần so với các công nghệ cũ và gấp 3 lần công nghệ V69 và CN-2000 đã giới thiệu ở trên;

- 14 -




Tuổi của các VSV cao, do đó việc xử lý bùn đạt hiệu quả cao hơn. Chủng loại VSV cũng đa dạng hơn

so với công nghệ cũ.
Bảng 6. Tổng hợp so sánh ưu, nhược điểm các công trình xử lý nước thải y tế
TT


Tên công nghệ

Ưu điểm
- Hiệu quả xử lý cao (trên 90%).
- Cấu trúc của thiết bị xử lý đơn giản.

1

- Chi phí đầu tư thấp (400 – 600
Hệ thống xử lý nước USD/m3 tùy mức độ xử lý).
thải bằng phương
pháp cơ học kết hợp
sinh học hiếu khí
bằng hệ thống
Aerotank

Nhược điểm
- Khối lượng xây dựng
công trình lớn, tốn
nhiều diện tích.
- Khi vận hành sinh nhiều
bùn, gây mùi hôi thối.
- Không xử lý được Tổng
Nitơ.
- Chi phí vận hành cao
(0,9 USD/m3) do tiêu
thụ nhiều điện năng.
- Bệnh viện cần có người
vận hành có trình độ.


2

Công nghệ xử lý
nước thải V69

- Không tạo ra nhiều bùn

- Chi phí đầu tư lớn.

- Chi phí vận hành hệ thống thấp

- Đòi hỏi năng lực của
người vận hành cao.

- Dễ vận hành và tự động hóa
- Tiết kiệm diện tích xây dựng
- Dễ dàng mở rộng qui mô khi cần.

3

Công nghệ xử lý
nước thải CN 2000

- Không xử lý được
Tổng Nitơ.

- Công nghệ xử lý là công nghệ hiện
đại bao gồm đầy đủ các quy trình xử
lý hóa lý, hóa học và sinh học.


- Đòi hỏi năng lực vận
hành cao.

- Các thiết bị được chế tạo theo
nguyên lý modul, hợp khối, tự động,
gọn nhẹ chiếm ít không gian và diện
tích, phù hợp với mọi điều kiện cơ
sở.

- Không xử lý được
Tổng Nitơ

- Chi phí đầu tư lớn.

- Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ
và thuận tiện. Công suất xử lý tối đa
của mỗi thiết bị hợp khối là 120
-150m3/ngày.đêm, tùy thuộc vào tổng
lưu lượng nước thải mà có số modul
thiết bị hợp khối
- Hiệu quả xử lý cao, chi phí vận
hành thấp.

4

Hệ thống xử lý nước - Hiệu quả xử lý cao, xử lý BOD trên - Trong quá trình vận
thải kết hợp RBC- 90%, chất dinh dưỡng (N, P) đạt trên
hành dễ tắc do đó cần
AAO

30%;
phải định kỳ rửa lọc.
- Không yêu cầu cấp khí cưỡng bức
- Tách bùn đơn giản

- Không xử lý được Nitơ
đạt yêu cầu

- Chi phí vận hành thấp

- Thiết bị yêu cầu phải
- 15 -


- Cấu kiện bên trong thiết bị có tuổi
thọ cao trên 25 năm

được định kỳ bảo
dưỡng, thay dầu.

- Dễ dàng thi công, vận hành và bảo
dưỡng.

5

Xử lý nước thải theo
công nghệ AAO
trong thiết bị hợp
khối FRP


- Chất liệu chủ yếu là hợp khối với
- Chi phí ban đầu cao hơn
những đặc tính ưu việt về kết cấu, có
các công nghệ khác
khả năng chịu kiềm và axit tốt, không - Thiết bị yêu cầu phải
bị ăn mòn. Độ bền hệ thống lên đến
được định kỳ bảo
20 – 30 năm.
dưỡng, thay dầu.
- Nhỏ gọn, có thể đặt chìm dưới đất.
Đảm bảo cảnh quan môi trường và
mỹ quan cho Bệnh viện.
- Thi công xây dựng lắp đặt thiết bị
đơn giản, thuận tiện. Thời gian thi
công chỉ bằng 1/3 thời gian thi công
lắp đặt các công nghệ khác
- Có thể tái sử dụng khi BV mở rộng
quy mô do việc lắp thêm các hợp
khối, vận chuyển dễ dàng khi BV
chuyển địa điểm.
- Quá trình xử lý khép kín không gây
mùi, có thể đặt cạnh các khu làm việc
và dân cư mà không gây ảnh hưởng
- Xử lý Nitơ tốt nhất trong các công
nghệ hiện nay.

- Nhận xét: Qua phân tích ưu nhược điểm ở trên, đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chon phương án 5: xử lý
bằng phương pháp kết hợp chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hoạt tính dính bám trên giá thể đệm vi sinh lưu
động (Moving bed) trong thiết bị hợp khối FRP. Phương pháp xử lý này có nhiều ưu điểm như phân tích ở
trên, đặc biệt là xử lý tốt nitơ trong nước thải.

2.

Công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện Nhiệt đới TW
Theo phân tích ở trên, công nghệ xử lý được áp dụng cho Bệnh viện Nhiệt đới TW là công nghệ

AAO. Trong đó, tận dụng triệt để quá trình xử lý sơ bộ bằng bể phốt hố ga trong hệ thống thu gom của
toàn bộ bệnh viện. Quá trình này đã là 1 trong 3 giai đoạn xử lý trong công nghệ AAO. Do vậy, thiết kế
trạm xử lý nước thải tập trung theo 2 quá trình Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí) để giảm chi phí
đầu tư mà vẫn đạt hiệu quả xử lý.
Sơ đồ trạm xử lý nước thải:

Nước
thải

SCR

Ngăn
phân ly
rắn lỏng
Bể nén
bùn

Ngăn điều
hòa
lưu lượng

Ngăn khử
Nitơ

- 16 Khoang

tuần hoàn


Khoang chứa
vật liệu lọc
Hóa chất

Hệ thống
thoát
nước

Khoang chứa
nước sau xử

Khoang đệm
vi sinh lưu
động

Khoang khử
trùng

Bể xây bê tông cốt thép

Nước thải

Thiết bị xử lý hợp khối

Bùn nước tuần hoàn

Mô tả quá trình xử lý:

- Nước thải của Bệnh viện được tập trung bởi hệ thống thu gom nước thải bệnh viện, sau đó được đưa
qua ngăn phân ly rắn lỏng hợp khối với ngăn điều hòa lưu lượng. Ngăn phân ly rắn lỏng gồm 2 ngăn, có
chức năng chắn rác to và lắng sơ bộ các chất rắn trong nước thải. Nước thải sau khi được lắng cát và tách
rác được đưa qua ngăn điều hòa điều hòa lưu lượng. Tại ngăn điều hòa có hệ thống ống sục khí để hòa
trộn nước thải cũ, mới và nước tuần hoàn nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đưa
sang công trình xử lý phía sau. Sau đó nước thải được đưa qua ngăn khử Nitơ. Tại đây, chế độ của hệ
thống sục khí được cài đặt để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình Denitrification diễn ra trong ngăn
khử nitơ.
- Nước thải được dẫn sang hệ thống xử lý sinh học hợp khối FRP. Ngăn đầu có hệ thống sục khí và
vật liệu đệm vi sinh lưu động Moving Bed. Vật liệu đệm vi sinh lưu động là nơi các vi khuẩn trú ngụ, phát
triển và tiêu thụ các chất hữu cơ, giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải. Lượng vật liệu Moving bed đưa
vào nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng MLSS trong ngăn Oxic, và ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý
của hệ thống. Đối với nước thải bệnh viện có hàm lượng nitơ tổng lớn, tại ngăn oxic diễn ra quá trình oxy
hóa ammoni thành nitrat. Dòng nước thải sau đó được hồi lưu về ngăn Anoxic để thực hiện quá trình
Denitrification trong điều kiện thiếu khí. Dòng tuần hoàn được tính toán cho phù hợp với hàm lượng nitơ
tổng đầu vào và yêu cầu đầu ra.
- Sau khi được xử lý trong bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh lưu động, dòng nước thải được dẫn sang
ngăn lọc. Ngăn lọc có chứa các vật liệu lọc trơn, có tác dụng giữ lại hầu hết bùn dư sau quá trình xử lý
hiếu khí. Nước thải sau ngăn lọc đã có các chỉ tiêu như BOD, hàm lượng cặn,... đảm bảo tiêu chuẩn, chỉ
cần khử trùng tại ngăn khử trùng trước khi xả ra ngoài.
Chức năng của các hạng mục:
a. Rọ chứa rác:
Được bố trí tại ngăn đầu tiên của khối bể điều hòa, có tác dụng giữ lại các vật có kích thước lớn.
Khoảng cách các ô lưới thép trong rọ chứa rác tối đa là 10 mm. Rọ chứa rác được thiết kế và gắn di động
- 17 -


tại ngăn tách rác số 01, thành bể được bố trí ray trượt để di chuyển rọ chắc rác để lấy rác sau 1 thời gian
sử dụng.
Rác thải được giữ lại tại rọ chắn rác và sau khoang 01-03 tháng thì vớt rác khô đem xử lý theo rác

thải nguy hại của Bệnh viện.
b. Ngăn phân ly rắn lỏng, ngăn tách cặn:
Ngăn này có tác dụng loại bỏ hầu hết các chất rắn thô như cát sỏi, một phần chất rắn lơ lửng (SS)
trong nước thải đầu vào. Các chất rắn lơ lửng có trọng lượng lớn sẽ bị lắng xuống. Nước thải sau đó sẽ
chảy sang ngăn điều hòa.
c. Ngăn điều hòa:
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải luôn thay đổi theo thời gian và phụ thuộc
vào điều kiện hoạt động phát thải chất ô nhiễm. Sự dao động về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sẽ
ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm việc của các công trình xử lý nước thải, đặc biệt là các công trình xử
lý sinh học. Ngăn điều hòa có tác dụng điều hòa về lưu lượng, cũng như nồng độ các chất ô nhiễm, hạn
chế sự biến động bất thường, giúp các thiết bị xử lý hoạt động ổn định.
d. Ngăn khử trùng:
Trong cụm thiết bị XLNT có bố trí ngăn khử trùng ở cuối mỗi module. Hóa chất khử trùng được sản
xuất dưới dạng viên nén. Nước thải sẽ được hòa trộn hóa chất khử trùng và được lưu trong khoảng thời
gian lưu phù hợp. Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ được khử trùng bằng hóa chất để đảm bảo
lượng vi khuẩn gây bệnh đạt yêu cầu theo qui chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B.
g. Lắng bùn tại bể và phương án xử lý:
Bùn và các chất lắng trong bể điều hòa cùng với lượng bùn hoạt tính trong ngăn lắng thứ cấp sẽ
được bơm về bể chứa bùn. Bể chứa bùn được thiết kế 3 ngăn nhằm lắng bùn về ngăn số 3 trước khi hút
bùn.
Trong khoảng thời gian 5-7 tháng bùn sẽ được hút đem đi xử lý. Lượng bùn thải và thời gian hút bùn
tùy thuộc vào nồng độ nước thải đầu vào.
Hiện nay việc xử lý bùn của quá trình xử lý nước thải Bệnh viện thường không ưu tiên xử lý tại chỗ
do chi phí giá thành đầu tư quá cao và không phù hợp. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực xử lý bùn thải nguy hại. Bùn thải sẽ được hút và đem đi xử lý, sản phẩm của quá
trình xử lý này là đất phục vụ nông nghiệp giàu hữu cơ. Vì vậy phương án xử lý bùn thải cho Bệnh viện
Nhiệt Đới TW là thuê đơn vị Môi trường đô thị hút và xử lý hợp vệ sinh môi trường.

- 18 -



II. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI
1.

Các công nghệ xử lý rác thải không đốt
Hiện nay rác thải y tế là một trong những nguồn chất thải nguy hại cần phải được xử lý triệt để để

tránh gây ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam những năm trước, tại các bệnh viện thường sử dụng công nghệ
đốt để xử lý toàn bộ rác thải của bệnh viện. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, công nghệ đốt đang lộ
rõ một số nhược điểm và cho đến thời điểm hiện tại Bộ Y tế đã không còn khuyến khích sử dụng công
nghệ đốt tại các bệnh viện trên cả nước.
Công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế đang được ứng dụng và thay thế dần các công nghệ
đốt tại Việt Nam. Các công nghệ không đốt hiện tại bao gồm công nghệ hấp và công nghệ vi sóng. Dưới
đây là bảng so sánh 2 công nghệ này (với thiết bị có cùng quy mô công suất từ 20-40kg/h)

Công nghệ
Nguyên lý

Công nghệ hấp

Công nghệ vi sóng

Xử lý rác thải y tế bằng hơi nước ở Sử dụng sóng điện từ để xử lý rác
nhiệt độ cao

thải

Độ an toàn

Xử lý 90% vi khuẩn gây bệnh


Xử lý 90% vi khuẩn gây bệnh

Nguồn nhiệt

Điện + Hơi nước

Điện

Áp suất

3.5bar

Áp suất thường

Nhiệt độ

120℃~140℃

95℃~110℃

Thời gian xử lý

40min/1 lần

50 min /1 lần

Vị trí lắp đặt
Công suất điện


Trong phòng, mọi vị trí
21KW

Trong phòng, mọi vị trí
20KW

Rác xử lý

Xử lý hầu hết các loại rác thải y tế

Không xử lý được sắt thép

Thể tích không đổi, cần phải có

Thể tích không đổi, cần phải có

máy nghiền cắt
Hơi nước thoát ra ngoài

máy nghiền cắt
Có khả năng rò rỉ sóng từ

Rác thải sau xử lý
Mức độ an toàn

Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy 2 công nghệ xử lý rác thải đều có tính ưu việt tương đương
nhau. Tuy nhiên, công nghệ hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ cao có những điểm an toàn hơn công nghệ vi
sóng.
Bệnh viện Nhiệt đới TW hiện tại đang sử dụng đồng thời 2 công nghệ hấp và vi sóng để xử lý rác
thải nguy hại. Hệ thống nay bao gồm:

- Tủ bảo quản, bảo ôn rác thải.
- 01 thiết bị khử trùng bằng công nghệ hấp
- 01 thiết bị khử trùng bằng công nghệ vi sóng
- 19 -


- Thiết bị nghiền rác thải
Hệ thống xử lý rác thải của Bệnh viện được đầu tư trong nhiều năm qua nhiều giai đoạn, do đó các
thiết bị rời rạc không có tính đồng bộ.
Sau quá trình hoạt động, thiết bị theo công nghệ hấp có nhiều điểm hơn thiết bị theo công nghệ vi
sóng. Công nghệ vi sóng có 1 số nhược điểm:
- Không xử lý được kim loại, không được cho kim loại (kim tiêm...) vào trong hệ thống.
- Khả năng dò rỉ sóng điện từ, không tốt cho sức khỏe cán bộ vận hành.
Do vậy, hiện tại Bệnh viện hiện vẫn ưu tiên sử dụng công nghệ hấp trong việc xử lý rác thải y tế
nguy hại.
Kết luận: Từ so sánh công nghệ và qua thực tiễn tại Bệnh viện Nhiệt đới TW, đơn vị tư vấn kiến
nghị lựa chọn công nghệ hấp tiệt trùng rác thải bằng hơi nước để xử lý rác thải y tế nguy hại cho Bệnh
viện Nhiệt đới TW.
2.

Công nghệ hấp rác thải nguy hại
Lò hấp là thiết bị xử lý rác thải y tế nguy hại hoạt động trên nguyên tắc khử trùng dưới tác động của

hơi nóng và áp suất. Lò hấp thuộc nhóm công nghệ sử dụng quy trình nhiệt thấp.
Lò hấp phải đạt hiệu quả khử trùng từ cấp độ 3 trở lên.
Bộ phận chính của nồi hấp là không gian làm việc, thường là bình kim loại. Không gian này được
cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Vỏ lò hấp gồm hai lớp. Trước khi lò hấp hoạt động, hơi nóng
được thổi vào khoảng không gian giữa hai lớp vỏ, hơi nóng này có tác dụng hâm nóng lớp vỏ trong để
tránh hiện tương ngưng tụ khi lò hoạt động. Cả hai lớp vỏ được chế tạo từ nguyên liệu chịu được áp suất
cao.

Không khí có tác dụng cách nhiệt rất tốt vì vậy để tăng khả năng tác dụng của hơi nóng với rác thải y
tế nguy hại cần xử lý trong không gian làm việc của lò, cần hút hết không khí trong lò hấp ra ngoài.
Không khí được hút ra ngoài bằng hai cách:
- Van thoát khí ở đáy lò hấp: Tận dụng thực tế là không khí nặng hơn hơi nóng, vì vậy không khí sẽ
nằm ở đáy không gian làm việc, từ đây không khí được thải ra ngoài bằng các van thoát khí;
- Bơm chân không: Lò hấp dùng bơm chân không có hiệu xuất xử lý cao hơn, thời gian xử lý ngắn
hơn.
a. Phạm vi ứng dụng của lò hấp
Lò hấp có thể xử lý được các loại rác thải y tế nguy hại sau:
-

Các bộ phận cơ thể con người sau phẫu thuật;
Các mô động vật;
Các vật nhọn, sắt nhiễm khuẩn như kim tiêm;
Bông, băng, gạc nhiễm máu, dịch của bệnh nhân, v.v…
Các loại rác thải y tế nguy hại không được phép xử lý bằng lò hấp:

- Các chất dễ bay hơi, chất thải từ các quy trình hóa trị liệu;
- Các loại hóa chất;
- 20 -


- Các loại thuốc qua thời hạn sử dụng;
- Các loại chất thải nhiễm xạ, v.v.
b. Mức độ vô hiệu hóa vi khuẩn
Một trong các chỉ số quan trọng để so sánh các loại lò hấp là mức độ vô hiệu hóa vi khuẩn và thời
gian hoạt động để đạt được hiệu quả đó. Thông thường, trong tài liệu kỹ thuật, chu kỳ hoạt động của lò
hấp được biểu hiện bằng hai lần thời gian để lò hấp đạt được hiệu quả vô hiệu hóa các bào tử Bacillus
Stearothermophilus ở mức6log10.
c. Các ưu điểm của công nghệ lò hấp

-

Công nghệ tương đối đơn giản, an toàn;
Dải công suất xử lý rất rộng: từ vài kg/h đến vài tấn/h;
Lò hấp hiện đại thế hệ mới không có tác động tiêu cực tới môi trường;
Quá trình xử lý không phát sinh ra các khí độc đặc biệt là khí dioxin/furan;
Gọn, nhẹ, không chiếm nhiều diện tích;
Suất đầu tư thấp hơn so với công nghệ đốt và các công nghệ không đốt khác;
Vận hành đơn giản;
An toàn đối với cán bộ vận hành, xử lý được hầu hết các rác thải y tế nguy hại;
Chi phí vận hành tương đối thấp;

d. Các nhược điểm của công nghệ lò hấp
- Công nghệ này chỉ có tác dụng khử trùng, không giảm được thể tích rác thải, không làm thay đổi
được hình dạng của rác thải, vì vậy lò hấp bắt buộc phải được trang bị thêm máy nghiền, cắt sau quá trình
xử lý;
- Có thể có mùi khó chịu ở khu vực xung quanh lò hấp, mùi có thể hạn chế bằng hệ thống thông gió;
- Rác thải y tế nguy hại phải được phân loại kỹ trước khi đưa vào lò hấp để xử lý(các vật thể bằng kim
loại có thể làm hỏng máy nghiền cắt, các loại hóa chất có thể gây ô nhiễm qua nước thải v.v.).

- 21 -


PHN 2: THUYT MINH THIT K XY DNG
Cỏc tiờu chun ỏp dng
-

Tuyn tp tiờu chun xõy dng ca Vit Nam tp VI.
TCVN 5574 2012: Tiờu chun thit k kt cu BTCT.
TCVN 2737-1995: Tiờu chun thit k - ti trng v tỏc ng

TCVN 5575-2012: Kt cu thộp, tiờu chun thit k.
TCVN 9362-2012: Tiờu chun thit k nn nh v cụng trỡnh
11 - TCN - 18 - 2006: Quy phm trang b in;
Quy chun H thng Cp thoỏt nc trong nh v cụng trỡnh 47/1999/Q-BXD;
TCVN 4513 - 88: Cp nc bờn trong;
TCVN 4474 - 87: Thoỏt nc bờn trong;
TCVN 33 - 2006: Cp nc. Mng li bờn ngoi v cụng trỡnh;
TCVN 7957:2008: Tiờu chun thit k thoỏt nc mng li v cụng trỡnh bờn ngoi;
TCVN 5573 - 1991: Kt cu gch ỏ v gch ỏ ct thộp - Tiờu chun thit k;
TCVN 2622 - 1995: Phũng chỏy, chng chỏy cho nh v cụng trỡnh;
TCXD 283 - 2002: Lp t cỏp v dõy cỏp in cho cỏc cụng trỡnh cụng nghip;
11 - TCN - 18 - 2006: Quy phm trang b in;
11 - TCN - 19 - 2006: Quy phm trang b in;
TCVN 2622 - 1995: Phũng chỏy, chng chỏy cho nh v cụng trỡnh;
Quy chun quc gia v Quy hoch xõy dng QCXDVN 01:2008/BXD ban hnh theo Quyt nh s

04/2008/Q-BXD ngy 03/04/2008 ca B Xõy dng;
- TCXD 283 - 2002: Lp t cỏp v dõy cỏp in cho cỏc cụng trỡnh cụng nghip;
Ti liu tham kho:
-

Kt cu bờ tụng ct thộp - Phn cu kin c bn; Kt cu Nh bờ tụng ct thộp
Kt cu thộp. Phn cu kin c bn. gs. ts. on nh Kin ch biờn
Kt cu thộp 2. Cụng trỡnh dõn dng v cụng nghip. Phm Vn Hi ch biờn.
Thit k kt cu thộp nh cụng nghip. GS on nh Kin ch biờn
Tớnh toỏn cc BTCT nộn lch tõm xiờn - GS Nguyn ỡnh Cng ch biờn
C hc t. GS.V Cụng Ng ch biờn
p lc t v tng chn t; Nn v Múng . TS Phan Hng Quõn

I.


THễNG S CHUNG

I.1

Nh t mỏy hp rỏc
Nh t mỏy hp rỏc cú kớch thc 7000x4600x4200mm
Nh t mỏy hp rỏc xõy tng gch chu lc, mỏi bờ tụng. Trờn mỏi xõy tng sờ nụ bao quanh
dy 110mm ,cao 400mm
Múng nh t mỏy hp rỏc l múng bng bờ tụng ct thộp. Kớch thc tit din ỏy múng (1200 x 450)
mm
- Kớch thc ct 8(x)220 x 220 x 3500 mm bờ tụng ct thộp chu lc
- Cu to tng: sn 2 lp tng ngoi, lp va trong M75# dy 15mm, lp gch 6 l 22x10.5x15cm,
lp va trỏt tng trong M75# dy 15mm.
- Cu to nn nh : Lớp gạch ceramic 400x400 chống trơn, lớp vữa xi măng lớp BT đá 1x2 dày 100
lớp cát đen đầm chặt, lớp đất tự nhiên
- Cu to mỏi : vữa xm 75# tạo độ dốc, láng vữa xm #75 dy 15mm , mái btct #250 dy 100mm, trát
vữa xm 75# dy 15mm, sơn 3 nớc
- 22 -


- Trong nh t mỏy hp rỏc cú t thùng đựng rác, máy cắt rác, lò hấp khử trùng 1 cửa, tủ bảo ôn đặt
trên bệ BTXM M250 dày 25cm.
I.2

Nh cha rỏc:
Nh cha rỏc cú kớch thc 9000x3500x3900mm
Nh cha rỏc xõy tng gch chu lc, mỏi bờ tụng. Trờn mỏi xõy tng sờ nụ bao quanh dy

110mm ,cao 400mm

Múng nh cha rỏc l múng bng bờ tụng ct thộp. Kớch thc tit din ỏy múng (1200 x 450) mm
- Kớch thc ct 8(x)220 x 220 x 3500 mm bờ tụng ct thộp chu lc
- Cu to tng: sn 2 lp tng ngoi, lp va trong M75# dy 15mm, lp gch 6 l 22x10.5x15cm,
lp va trỏt tng trong M75# dy 15mm.
- Cu to nn nh : Lớp vữa xi măng, bê tông đá mác 150# dày 100mm, lớp cát đen đầm chặt, lớp
đất tự nhiên.
- Cu to mỏi : vữa xm 75# tạo độ dốc, láng vữa xm #75 dy 15mm , mái btct #250 dy 100mm, trát
vữa xm 75# dy 15mm, sơn 3 nớc
-

* Thuyết minh giải pháp kết cấu :
- Căn cứ vào các đặc điểm và quy mô công trình nh trên lựa chọn giải pháp kết cấu chịu lực cho
công trình hệ khung BTCT chịu lực. Trong đó các cấu kiện cột, dầm, sàn đợc đổ bê tông toàn
khối.

-

- Việc lựa chọn giải pháp kết cấu khung BTCT cho công trình là bởi hiện nay giải pháp này đợc
sử dụng rất rộng rãi trong thiết kế các công trình xây dựng với các đặc điểm mang tính u việt của
nó nh: tính linh hoạt; sự liên kết của cột, dầm với sàn tạo nên một hệ kết cấu không gian có độ
cứng lớn; liên kết giữa cột và dầm tạo nên các nút cứng đem lại độ bền, ổn định và chắc chắn cho
kết cấu; dễ chế tạo và sửa chữa.

-

- Ưu điểm:
+ Các cấu kiện cột, dầm, sàn đợc đổ toàn khối vì vậy kết cấu khung có độ cứng lớn, độ ổn định
cao, có khả năng chịu tải trọng động rất tốt. Kết cấu khung BTCT là kết cấu hệ siêu tĩnh, đợc cấu
tạo bởi hệ cột, dầm liên kết với nhau bằng các nút cứng cùng với sàn tạo nên một kết cấu không
gian có độ cứng rất lớn, chịu tải tốt do dới tác động của các loại tải trọng các cấu kiện dầm, cột,

sàn trong kết cấu cùng tham gia chịu lực (tải trọng từ sàn truyền lên dầm, từ dầm truyền xuống cột
thông qua các nút và từ cột truyền xuống móng) và có thể phân bố lại nội lực xuất hiện trong kết
cấu dới tác động của các loại tải trọng nhờ đó đem lại sự an toàn cao cho kết cấu công trình.

-

+ Có khả năng sử dụng vật liệu địa phơng (cát, đá), tiết kiệm đợc sắt thép.
+ Độ bền lớn ít phải sửa chữa.

-

+ Chịu nhiệt tốt.
+ Vì cấu kiện đợc đúc theo hình ván khuôn nên việc tạo các hình dáng kết cấu khác nhau để đáp
ứng yêu cầu kiến trúc là có thể thực hiện đợc tơng đối dễ dàng.
+ Các phơng tiện thi công đơn giản phù hợp với điều kiện thi công tại địa phơng.
- Nhợc điểm:
+ Trọng lợng bản thân kết cấu lớn.
+ Trong quá trình thi công phụ thuộc vào điều kiện thời tiết do các công tác toàn bộ đợc thực hiện
tại hiện trờng thi công.

-

- 23 -


-

-

+ Tốn vật liệu làm ván khuôn.

+ Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ thi công bê tông
nên giải pháp khung BTCT ngày càng đợc sử dụng phổ biến và rộng rãi do có khả năng chịu lực
lớn, rút ngắn đợc thời gian thi công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nh vậy ta chọn giải pháp kết cấu
khung BTCT toàn khối là hoàn toàn hợp lý.
- Vật liệu sử dụng làm kết cấu bêtông cốt thép:

-

+ Bêtông : mác 250# , có Rn = 11,5 kG/cm2; Rk = 9 kG/cm2. Đá dăm kích thớc 1x2 cm.

-

+ Cốt thép đờng kính < 10 mm dùng thép AI có Rs = Rsc = 2300 kG/cm2.

-

+ Cốt thép đờng kính 10 mm dùng thép AII có Rs = Rsc = 2800 kG/cm2.

-

* Giải pháp cho hệ mái

-

Mái công trình đợc sử dụng là mái BTCT M200 dày 10cm.

-

* Lựa chọn giải pháp kết cấu móng :


-

- Căn cứ vào các kết quả báo cáo khảo sát địa chất, kinh nghiệm thi công các công trình có quy mô
và tính chất tơng tự.

-

- Căn cứ vào giá trị nội lực tại chân cột theo sơ đồ tính.

-

Chúng tôi lựa chọn giải pháp kết cấu móng băng BTCT chịu lực cho công trình.
- Vật liệu dùng cho móng là :
+ Bê tông có mác 250#, có Rn = 115 kG/cm2; Rk = 9kG/cm2.

-

+ Cốt thép đờng kính < 10 mm dùng thép AI có Rs = Rsc = 2300kG/cm2.

-

+ Cốt thép đờng kính 10 mm dùng thép AII có Rs = Rsc = 2800 kG/cm2.

-

+ Lót móng dùng bê tông đá 4x6, B7,5(M100)
+ Cổ móng xây gạch đặc mác 75#, vữa xi măng mác 50#.
* Lựa chọn kích thớc các cấu kiện :

-


- Xác định chiều dày bản sàn:
Chiều dày bản sàn đợc xác định dựa trên công thức sau:
-

-

1
1
hb = ữ ữl1
50 40

Trong đó:
+ hb: Chiều dày bản sàn;
+ l1: Cạnh ngắn của ô bản
Đồng thời phải thoả mãn điều kiện về cấu tạo. Ta chọn chiều dày bản sàn hb = 10cm.
b. Xác định kích thớc tiết diện ngang của dầm:
Chiều cao dầm đợc xác định dựa vào nhịp dầm và hình dạng dầm và thoả mãn điều kiện h d =
(1/8ữ1/12)lnhịp đối với dầm chính; hd = (1/12ữ1/20)lnhịp đối với dầm phụ. Chiều rộng dầm b đợc xác

-

định theo công thức: b = (0,3ữ0,5)hd; đồng thời đảm bảo về yêu cầu thẩm mỹ và cấu tạo kiến trúc.
Chọn kích thớc tiết diện dầm có bxh : (22x30)cm.
c. Xác định kích thớc tiết diện ngang của cột:
Diện tích tiết diện ngang của cột đợc xác định sơ bộ theo công thức:
- 24 -



×