Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống PLC S7 300 dùng WinCC và SCADA ở nhà máy DRC đà nẵng chuong1 tongquanDRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.14 KB, 12 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG
I.Giới thiệu về công ty cổ phần cao su Đà Nẵng:
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước trên các mặt kinh tế-xã hội, ngành
giao thông vận tải cũng phát triển mạnh mẽ, kéo theo yêu cầu tiêu thụ xăm lốp ôtô
ngày càng lớn. Tuy vậy, khả năng cung cấp lốp ôtô trong nước còn quá ít ỏi, hàng
năm phải nhập một khối lượng lớn từ nước ngoài để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.
Chính vì lý do đó, với khả năng nguồn lực của mình, năm 1986 công ty cao su Đà
Nẵng (DRC - Danang Rubber Company) được nhà nước đầu tư dây chuyền sản
xuất lốp ô tô với công suất 20.000 bộ/năm. Từ năm 1991 đến năm 1993 được sự
tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 60.000 bộ/năm, và cho đến nay được nhà nước
đầu tư thêm thiết bị, nâng sản lượng lên 600.000 bộ/năm nhằm nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu thị trường, hạn chế nhập khẩu lốp, tiết kiệm ngoại tệ cho nhà nước,
giải quyết được việc làm cho người lao động.
Săm lốp ô tô DRC được sản xuất trên thiết bị tự động nhập ngoại với công
nghệ tiên tiến của Châu Âu. Lốp ô tô DRC có chất lượng cao, lâu mòn, tải nặng,
quy cách đa dạng thích hợp với nhiều loại đường sá và thời tiết khắc nghiệt.
Săm lốp ô tô DRC có uy tín và có thị phần lớn nhất Việt Nam, đã xuất khẩu đi
nhiều nước trên thế giới.
Lốp ô tô DRC có thể đắp lại và sử dụng nhiều lần. Với hệ thống thiết bị đắp
lốp tiên tiến của Nhật, Malaysia đắp được nhiều quy cách, chất lượng đảm bảo.
Săm lốp ô tô và lốp đắp DRC được tổ chức QUACERT công nhận đạt hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9001:2000.
Săm lốp xe máy , xe đạp chạy tốc độ cao , bám đường , lâu mòn, đa dạng mẫu
mã , phù hợp với nhiều loại xe DREAM , VIVA, WAVE, FUTURE, YAMAHA,


SIMSON, MINK,...
DRC đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam và nhiều huy chương vàng tại các
hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Nhiều năm liền được người tiêu dùng bình
chọn là: “HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO”, “THƯƠNG HIỆU
MẠNH” qua mạng Internet và “HÀNG VIỆT NAM ĐƯỢC YÊU THÍCH
NHẤT”.
Từ năm 2006 trở đi , công ty cao su Đà Nẵng đổi tên thành công ty cổ phần
cao su Đà Nẵng.

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

II. Sơ đồ tổ chức của công ty:
Chủ tich
HĐQT
Giám đốc

Kế toán

PGĐ.
Kinh doanh

PGĐ.
Sản xuất

trưởng


P.
Kế
toán

P.
Bán
hàng

CN
Miền
Bắc

CN
Miềnt
trung

CN
Miền
Nam

XN
Ô

mới

XN
Cán
luyện


XN
lốp
đắp

XN
Xe
đạp

XN
Cơ khí
Năng
lượng

P.
Kỹ
thuật

năng

Kho
Thành
phẩm

Trang 2

P.
Kỹ
thuật
cao
su


P.
Kế
hoạch
vật


P.
Tổ
chức

P.
Hành
chính

Ban
ISO

Kho
Vật


Đội
Bảo
Vệ

Nhà
ăn

Y

Tế

Ban
Kiến
Thiết
Mở
Rộng

Tổ
Mộc
Nề


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

III.Công nghệ sản xuất lốp ô tô:
Cao su thiên
nhiên, nhân tạo

Hóa
chất

Sơ luyện
Cân, đo, sàn
sấy

Hỗn luyện


Xuất tấm

Kiểm
tra
BTP

Xử lý
Không đạt

Đạt

Vải
mành

Cán tráng

Tanh
sợi

Vải đã
cán su

Cắt vải
Ép đùn mặt
lốp

Tanh
Dán ống

Thành hình

Lưu hóa
Bỏ lốp phế

KCS
Không đạt

Đạt

Bọc lốp
Kho công ty

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp ô tô

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

1. Sơ hỗn luyện:
Mục đích chính của công đoạn sơ luyện là tạo sự liên kết của các phần tử cao
su được tốt hơn và đồng thời đạt được độ dẻo cần thiết trước khi đưa vào bộ pha
trộn hoá chất.
Sau khi sơ luyện xong, cao su được đưa vào máy luyện kín cùng với hoá chất
như: Than đen, bột canxi, và các chất xúc tác. Chúng được trộn đều với nhau nhằm
tăng độ dẻo, độ cứng, chịu mài mòn, chịu nhiệt của cao su.
Cao su sau khi hỗn luyện được nhập vào kho bán thành phẩm để cung cấp cho
các bộ phận sản xuất khác nhau, mỗi loại sản phẩm yêu cầu một loại cao su nhất
định, có độ dẻo, độ cứng, độ mài mòn, chịu nhiệt…khác nhau.

Phòng kỹ thuật cắt mẫu để kiểm tra tính năng cơ lý của cao su. Nếu không đạt
phải điều chỉnh thành phần hoá chất và hỗn luyện lại.
Các bộ phận nhận cao su từ các kho bán thành phẩm về đều phải nhiệt luyện
trên máy hở để làm dẻo cao su trước khi đưa về máy công tác đặc chủng.
2. Khâu cán tráng:
Cho cao su cán tráng vải mành lên máy luyện hở thứ nhất để nhiệt luyện thô.
Khi toàn bộ lượng cao su trên máy đã dẻo thì cắt cuộn và chuyển sang máy luyện
thứ hai để xuất sang máy cán tráng. Máy luyện thứ hai có tác dụng vừa nhiệt luyện
tinh vừa để xuất dải cao su qua băng chuyền để đưa vào khe trục của máy cán tráng.
Vải được đưa lên bộ phận nhả vải, qua hệ thống dàn bù, trục sấy vải vào khe trục
trên và trục giữa theo sơ đồ đường đi của vải. Sau khi hệ thống đã chuẩn bị đạt yêu
cầu, tiến hành cán tráng để tạo ra vải mành có cán cao su cả 2 mặt để làm các bố
của lốp ôtô.
Máy cán tráng của Trung Quốc có 4 trục cán đường kính Φ660mm, truyền
động chính là động cơ một chiều kích từ độc lập có công suất 132kW;
Uđm=220VDC có điều khiển tốc độ.
Ngoài ra còn có các bộ phận phụ trợ như máy nhả vải, máy quấn vải, trục sấy,
trục làm lạnh... Các bộ phận này được truyền động bằng động cơ một chiều kích từ
độc lập có điều chỉnh tốc độ, công suất từ 4÷13 kW.
3. Khâu cắt vải:
Vải sau khi tráng su từ máy cán tráng được đưa lên máy cắt vải để cắt thành
từng tấm theo kích thước quy định của từng loại lốp. Máy cắt vải gồm băng tải và
hệ thống dao cắt.
Băng tải rộng 1640mm, dài 6540mm, cao 800mm, được truyền động bởi động
cơ đồng bộ xoay chiều 3 pha có công suất 5.5kW; 1450 v/p, có bộ phận phanh hãm
dừng chính xác.
Bộ phận dao cắt gồm các mô tơ chạy dao và các mô tơ quay dao là động cơ
xoay chiều có công suất 1kW; 1450 v/p. Dao cắt được chạy trên thanh dẫn đường
đặt chéo so với băng tải một góc, góc này có thể thay đổi tuỳ theo từng loại vải và
từng loại lốp. Trên 2 đầu thanh dẫn có 2 công tắc hành trình để đổi chiều chạy dao

và chiều quay dao sau mỗi lần cắt.
Máy cắt vải làm việc hoàn toàn tự động, chiều dài tấm vải muốn cắt được đặt
vào bộ đếm, khi băng tải chạy được 1 khoảng chiều dài định sẵn thì sensor phát tín

Trang 4


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

hiệu cho băng tải dừng chính xác, sau đó dao cắt quay và chạy ngang qua băng tải
để cắt tấm vải, khi dao cắt chạy tới đầu thanh dẫn hướng tác động vào công tắc
hành trình thì băng tải chạy lại đoạn thứ 2, máy cứ hoạt động cho tới khi ta ấn nút
dừng.
4. Khâu dán ống:
Vải sau khi được cắt, đưa vào dán ống để dán thành từng ống vải có các lớp
vải chéo nhau để tạo khả năng chịu áp lực của các lớp bố. Máy dán ống gồm 2 trục
lô đường kính 100mm, trục lô dưới đặt cố định và được truyền bằng động cơ xoay
chiều 2,8kW; 1450 v/p, trục lô trên có 2 đầu gắn vào 2 ben khí nén để có thể di
chuyển lên hoặc xuống. Ống vải được đặt vào giữa 2 trục lô và quay để dán các lớp
vải dính chặt vào nhau.
5. Khâu ép đùn mặt lốp:
Đối với dây chuyền sản xuất lốp ôtô nhỏ công ty sử dụng dây chuyền tự sản
xuất chế tạo. Nguyên lý làm việc như sau:
Cho cao su cán tráng vải mành lên máy luyện hở thứ nhất để nhiệt luyện thô.
Khi toàn bộ lượng cao su trên máy đã dẻo thì cắt cuộn và chuyển sang máy luyện
thứ hai để nhiệt luyện tinh rồi xuất sang máy ép đùn. Máy luyện thứ hai có tác dụng
vừa nhiệt luyện tinh vừa để xuất dải cao su qua băng chuyền để đưa vào phễu nạp
liệu của máy ép đùn:

cao su hông lốp được cấp vào máy ép đùn phía dưới.
cao su mặt chạy được cấp vào máy ép đùn phía trên.
Cao su mặt chạy ở đầu đùn trên dán khớp với cao su hông lốp được đùn ở đầu
đùn dưới, sau khi dán mặt lốp được qua bộ phận cà để ép chặt mặt chạy và hông lốp
lại với nhau bằng hệ thống cà dán, qua con lăn ghi ký hiệu mặt lốp và cà dĩa trước
khi qua hệ thống làm mát. Sau khi qua hết dàn làm mát, mặt lốp được cắt định dài
và thổi khô nước.
Đối với dây chuyền sản xuất lốp ôtô lớn, hiện công ty đang sử dụng máy ép
đùn của hãng Troester ( Cộng Hòa Liên Bang Đức). Đây là dây chuyền hoàn toàn tự
động, có máy tính điều khiển trung tâm.Cao su sau khi được luyện, được đưa vào
qua 3 đầu cấp liệu 1,2,3 để ép đùn tạo thành mặt lốp có 3 lớp. Sau khi đi qua hệ
thống làm mát, dải cao su được cắt theo chiều dài định trước, khối lượng định trước.
Tùy theo qui cách của từng loại lốp mà người vận hành thay đổi khuôn tại đầu đùn
cũng như thiết lập các thông số cần thiết trên máy tính (như chiều dài, trọng lượng).
Các thông số đặt cũng như các thông số vận hành trong thực tế đều được hiển thị cụ
thể trên máy tính để giúp người vận hành thao tác dễ dàng.Các thông tin về hoạt
động cũng đuợc lưu lại trong cơ sở dữ liệu để cung cấp cho người quản lý.
6. Khâu tanh:
Sử dụng dây chuyền của Đài Loan, nguyên lý hoạt động như sau:
Các cuộn tanh được đặt lên giá đỡ, nhờ động cơ kéo để kéo các sợi tanh ra.
Khi các sợi tanh đã được kéo ra, đi qua hệ thống gia nhiệt và được đưa đến miệng
của máy ép đùn để bọc su lên các sợi tanh. Tầng tanh được bọc xong chạy qua con
lăn uốn cong trước phù hợp với đường kính dưỡng của từng quy cách, qua hệ thống

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng


làm mát, qua bộ phận bù, bộ phận giữ độ căng để đến máy quấn và dưỡng tanh.
Tanh được quấn thành từng lớp trên dưỡng tanh theo thiết kế cho từng quy cách.
Khi đủ số lớp qui định thì dưỡng tự động dừng ,cắt vòng tanh và đẩy vòng tanh
ra.Người vận hành buộc đoạn chồng mí tanh bằng vải phin đã tráng cao su ở 2 vị trí
đầu và cuối. Đường kính của lô cắt tanh to nhỏ khác nhau, số sợi tanh và số lớp tanh
cũng khác nhau tuỳ theo từng loại lốp. Hiện nay tối đa số sợi tanh là 8 và tối đa số
lớp tanh là 9.
Truyền động cho máy ép đùn su tanh là động cơ không đồng bộ ba pha có
công suất 5.5 kW ( 7 HP); tốc độ quay 955 v/p có hộp giảm tốc, tốc độ được điều
khiển bằng bộ biến tần.
Truyền động cho máy kéo tanh là động cơ không đồng bộ ba pha có công suất
3.7 kW (5 HP); tốc độ 1440 (v/p), có hộp giảm tốc, tốc độ được điều khiển bằng bộ
biến tần.
Truyền động cho máy quấn là động cơ xoay chiều 2.3kW (3 HP); có hộp giảm
tốc và có thể điều chỉnh tốc độ nhờ bộ biến tần.
7. Khâu thành hình:
Lốp được hình thành trên máy thành hình lốp, đuợc điều khiển hoàn toàn tự
động theo chương trình điều khiển trên PLC. Khâu thành hình tạo ra chiếc lốp với
đầy đủ các bộ phận: các lớp bố, vòng tanh, mặt lốp. Nó nhận bán thành phẩm từ các
khâu dán ống, tanh, ép đùn mặt lốp. Sau khi lồng các ống vải vào với nhau, đặt các
vòng tanh và đắp mặt lốp là đã hoàn thành một chiếc lốp hình trụ có 4 vòng tanh ở 2
đầu.
Máy được truyền động quay tròn bằng một động cơ xoay chiều có 2 bộ dây
quấn có công suất 11kW; 3,5kW để tạo ra 2 cấp tốc độ.
Khi bắt đầu quay, động cơ chạy được ở tốc độ khởi động, các cuộn dây stator
được nối qua các điện trở để giảm dòng khởi động của động cơ, sau đó chuyển sang
làm việc ở tốc độ thấp hoặc cao. Khi dừng, động cơ được hãm động năng nhờ
nguồn điện một chiều đưa vào cuộn dây stator trong khoảng thời gian 2 sec làm
động cơ dừng hẳn. Ngoài ra, máy còn có động cơ 1,5kW để thực hiện chuyển động

cơ và một động cơ bơm dầu 4kW để điều khiển các ben thủy lực.
8. Khâu lưu hoá:
Lốp bán thành phẩm ở khâu thành hình được chuyển sang khâu lưu hoá. Lốp
được lưu hoá trong khuôn của máy lưu hoá với nhiệt độ ở 144°C và thời gian từ 70100 phút tuỳ theo từng cỡ lốp. Máy lưu hoá có nhiều cỡ khác nhau 42”, 55”, 63”
dùng để sản xuất nhiều cỡ lốp. Mỗi máy gồm hai khuôn, máy đóng, mở khuôn bằng
động cơ xoay chiều 11kW hoặc 7kW, tốc độ 900 v/ph qua hệ thống nhông truyền
tay biên. Các cơ cấu cấp lốp và lấy lốp sử dụng ben thuỷ lực với áp suất nước là
20kg/cm2.
Máy làm việc theo chương trình tự động cài đặt trong PLC (OMROM,
MITSUBISHI). Các đầu vào 24VDC được lấy từ các nút bấm công tắc bật, công tắc
hành trình. Các đầu ra 220VAC được đưa tới các cuộn dây của công tắc tơ, van khí
nén điện từ, các van khí nén này sẽ cấp khí nén điều khiển các van này đóng, mở,
điều khiển các hệ thống thuỷ lực làm cho các ben hoạt động.

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

Ngoài ra các máy lưu hóa còn được nối mạng SCADA để giúp các kỹ sư vận
hành trong phong điều khiển giám sát quá trình hoạt động, thu thập dữ liệu quá
trình sản xuất. Cơ sở dữ liệu được lưu trong khoảng 6 tháng để đảm bảo công tác.
9. Khâu KCS:
Lốp sau khi đã lưu hoá xong được các nhân viên kiểm tra ngoại quan theo tiêu
chuẩn quy định, thử độ cứng của cao su mặt lốp, hông lốp bằng đồng hồ đo độ cứng
độ đồng tâm…
Theo định kỳ, lốp đại diện được đưa lên máy chạy lý trình để kiểm tra sức chịu
tải lốp, độ mòn của mặt lốp. Các quy định về tiêu chuẩn lốp được đề ra và thực hiện

một cách chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
10. Khâu bọc lốp:
Lốp sau khi đã được kiểm tra, được đưa lên máy bọc lốp để quấn xung quanh
lốp một lớp nilông màu PP và dán nhãn nhằm bảo vệ lốp và tạo mỹ quan cho sản
phẩm.
Máy làm việc hoàn toàn tự động, các cơ cấu nâng, hạ lốp dùng ben khí nén, cơ
cấu truyền động dùng động cơ xoay chiều 3kW; 1450v/p, có hệ thống phanh dùng
điện DC để dừng chính xác. Cơ cấu quay lốp dùng động cơ xoay chiều 1,5kW có
thể điều chỉnh tốc độ qua bộ biến tần.
Chương trình điều khiển hoạt động của máy dùng các rơle thời gian và công
tắc tơ. Lốp sau khi bọc xong đưa nhập về kho công ty để xuất ra thị trường.

IV. Công nghệ dây chuyền ép đùn mặt lốp:
A. Nguyên lý làm việc chung.
Ban đầu , tấm su bán thành phẩm thông qua các băng tải QSM 120,QSM
150,QSM 200 được dẫn vào các đầu đùn trong máy đùn tổng . Bằng cách thay đổi
các khuôn trước, các kiểu mặt lốp khác nhau được đùn ra. Mặt lốp được đùn ra lúc
này còn nóng, được dẫn qua “con lăn đỡ”, rồi “hệ thống con lăn co”.Kích thước và
trọng lượng trung bình của mặt lốp được xác định nhờ cảm biến trọng lượng và cảm
biến bề rộng.Dải mặt lốp tiếp tục được dẫn qua “băng tải định kích cỡ” scale 1, rồi
được cán đều tại “trục cán”. Sau khi qua “băng tải sau trục cán”, dải mặt lốp được
dẫn lên “hệ thống làm mát” bằng “băng tải xiên hướng lên”.Sau khi được làm mát
bằng nước nhờ dàn làm mát 4 tầng, dải mặt lốp được dẫn qua “băng tải quạt thổi
khô”.Nhờ “băng tải xiên hướng xuống” , dải mặt lốp được dẫn vào băng tải dao cắt
chuẩn bị cho việc cắt. Dao cắt xiên tác động khi chiều dài băng tải đạt yêu cầu đặt
trước.Các tấm mặt lốp thành phẩm được vận chuyển bằng “băng tải vận chuyển”
đến hệ thống cân scale 2.Qua hệ thống lấy sản phẩm , những sản phẩm đạt yêu cầu
sẽ được lấy bởi dàn bằng tải xiên, những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ bị loại.
Với việc nối mạng toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền vào mạng trường
PROFIBUS-DP,các thông số hoạt động của dây chuyền được thiết lập tại phòng

máy tính trung tâm nằm ngay bên cạnh dây chuyền.Việc khởi động hay dừng các
Trang 7


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

động cơ trong hệ thống được thực hiện qua panel điều khiển chính cũng đặt tại
phòng máy tính trung tâm. Bộ não của hệ thống là PLC S7-400 CPU 414-3.
B. Nguyên lý làm việc chi tiết:
1.Hệ thống băng tải QSM 120 , QSM150 , QSM200 :
Các băng tải là loại băng tải kiểu đai, được truyền động nhờ các động cơ xoay
chiều 3 pha ( công suất khoảng 2.2kw).Thông qua biến tần simovert,ngoài khả năng
đảo chiều, tốc độ băng tải còn có thể được điều chỉnh vô cấp. Các băng tải giống
nhau hoàn toàn về mặt cấu tạo, cách thức hoạt động, chúng chỉ khác nhau về bề
rộng để có thể chuyển được các loại su khác nhau.Trên mỗi băng tải có gán các cảm
biến sau:
Cảm biến sức căng: để thực hiện chức năng an toàn. Khi tấm su bán thành
phẩm bị rối, cuộn lại, tác động vào cảm biến này, băng tải sẽ ngừng hoạt động.
Cảm biến kim loại : để phát hiện có kim loại lẫn trong tấm su.Khi phát hiện có
kim loại, cảm biến đưa tín hiệu về PLC, đồng thời PLC đưa tín hiệu tác động đóng
van khí nén, hạ con lăn “phát hiện kim loại” giúp người vận hành phát hiện được
đoạn su có lẫn kim loại.
Cảm biến tốc độ encoder: để thực hiện chức năng đo tốc độ băng tải, báo lại để
hiển thị trên panel điều khiển.
Ngoài ra còn có cảm biến áp lực phát hiện việc thiếu su tấm để báo hiệu bằng
đèn cho người vận hành biết.
2. Đầu đùn tổng:
Đầu đùn tổng gồm có 3 đầu đùn con nằm theo thứ tự từ trên xuống dưới ứng

với 3 loại su bán thành phẩm.Mỗi đầu đùn con gồm có 1 lỗ cấp liệu để nhận su tấm
từ 1 trong các băng tải ở trên đưa tới và 1 trục xoắn ốc có đường kính nhất định để
đùn su tấm.Truyền động cho mỗi trục xoắn ốc là một động cơ xoay chiều 3 pha kết
hợp với bộ hộp số giảm tốc.Tốc độ động cơ có thể được điều chỉnh nhờ biến tần
simovert. Tại đầu đùn tổng có hệ thống tiếp điểm an toàn. Một khi các tiếp điểm
này mở ra ( chẳng hạn khi thực hiện công tác sửa chữa), thì hệ thống không thể làm
việc được. Ngoài ra còn có các cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất để kiểm tra
nhiệt độ và áp suất tại các phần đầu đùn. Khi nhiệt độ hoặc áp suất tại các phần của
đầu đùn( phần trái, phần phải) không được đảm bảo thì PLC sẽ tác động mở rộng
van hoặc thu hẹp van lại để tăng hoặc giảm lượng nhiệt cấp cho đầu đùn. Ngay
miệng đầu đùn tổng là nơi lắp đặt khuôn. Tùy theo qui cách mặt lốp mà ta lắp các
loại khuôn khác nhau.

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

Su bán thành phẩm
Băng tải QSM 120

Băng tải QSM 150

Băng tải QSM 200

Đầu đùn tổng
Băng tải đỡ
Hệ thống băng

tải con lăn co
Băng tải định cỡ 1
Trục cán
Băng tải sau máy
cán
Băng tải xiên hướng lên
Hệ thống băng tải làm mát
Băng tải quạt thổi khô
Băng tải xiên đi xuống
Cơ cấu dao cắt xiên
Băng tải vận chuyển
Trạm cân 2
Hệ thống băng tải
lấy thành phẩm
Công nghệ dây chuyền ép đùn mặt lốp
Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

3.Băng tải đỡ:
Chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là đỡ dải mặt lốp từ đầu đùn đi ra.Nhờ hệ thống xi
lanh piton mà băng tải có thể được nâng lên hay hạ xuống phục vụ công tác sữa
chữa đầu đùn tổng cũng như thao tác thay thế các loại khuôn.
4. Hệ thống băng tải con lăn co:
Gồm có ba băng tải con lăn 1,2,3 nằm liên tiếp ngay sau băng tải đỡ. Bằng
biến tần simvert, tốc độ của ba băng tải được điều khiển vô cấp cho phù hợp theo
yêu cầu của người vận hành cũng như nhu cầu thực tế.Việc hoạt động của ba băng

tải được điều khiển bằng panel điều khiển tại phòng máy trung tâm cũng như tại
hộp điều khiển nằm ngay trên thân của máy.Thông thường tốc độ của băng tải sau
luôn nhỏ hơn tốc độ của băng tải trước.
5.Băng tải định cỡ 1:
Có gán thiết bị cân làm nhiệm vụ đo trọng lượng trung bình của dải mặt
lốp.Khi trọng lượng không đảm bảo, tốc độ của băng tải sẽ được điều chỉnh ( cùng
với tốc độ của hệ thống băng tải con lăn co) để trọng lượng dải mặt lốp đạt yêu
cầu.Ví dụ khi trọng lượng lớn hơn trọng lượng yêu cầu tốc độ băng tải phải tăng
lên, khi trọng lượng thấp hơn trọng lượng yêu cầu tốc độ của băng tải phải giảm
xuống.Ngay tại băng tải này cũng có thêm thiết bị đo bề rộng của dải mặt lốp.Khi
bề rộng dải mặt lốp nhỏ hơn bề rộng yêu cầu, tốc độ băng tải chậm lại.Khi bề rộng
dải mặt lốp lớn hơn yêu cầu, tốc độ băng tải tăng lên ( chú ý là sự co dãn về chiều
dài luôn lớn hơn nhiều sự co dãn về bề ngang do tốc độ tại các điểm trên 1 tiết diện
ngang của băng tải là không đổi)
6.Trục cán:
Gồm có 2 con lăn nằm chồng lên nhau để cán cho mặt lốp đều hơn.Con lăn
dưới có cấu tạo khối, có khả năng thay đổi được vị trí. Con lăn trên được tạo thành
từ các tấm kim loại, chỉ có 2 trạng thái tác động : hoặc hạ xuống, hoặc nâng lên.Tùy
theo qui cách dải mặt lốp, bề rộng giữa 2 con lăn có thể thay đổi được dễ dàng.
7.Băng tải sau máy cán:
Băng tải con lăn này chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là dẫn mặt lốp từ sau máy cán
đến “ băng tải xiên hướng lên”.Tốc độ của băng tải được điều khiển thông qua biến
tần simovert.
8.Băng tải xiên hướng lên.

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp


Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

Làm nhiệm vụ chuyển dải mặt lốp lên hệ thống làm lạnh. Băng tải được truyền
động nhờ 1 động cơ xoay chiều 3 pha ( công suất 2.2kw) có điều khiển tốc độ bằng
biến tần simovert.Tại băng tải này còn có bố trí thêm các vòi phun nước để làm mát
sơ bộ.Trên băng tải này có bố trí cảm biến quang để phát hiên sự có mặt của dải mặt
lốp.Đồng thời ngay tại đầu băng tải có cơ cấu tay đỡ được dùng để điều khiển tốc
độ của băng tải.Cách thức làm việc của cơ cấu tay đỡ như sau :cơ cấu tay đỡ gắn
chặt với một biến trở và khi tay đỡ thay đổi vị trí thì giá trị của biến trở sẽ bị thay
đổi tương ứng tốc độ băng tải xiên sẽ thay đổi.Ví dụ khi tay đỡ bị nâng lên (điện trở
hạ xuống) đồng nghĩa với việc dải mặt lốp bị căng quá, tốc độ của băng tải xiên sẽ
giảm xuống so với trước đó để đảm bảo dải mặt lốp không bị chùng.Còn khi tay đỡ
hạ xuống, dải mặt lốp bị chùng quá, tốc độ băng tải xiên lại tăng lên.
8.Hệ thống băng tải làm lạnh:
Gồm 4 tầng băng tải xích dẫn dải mặt lốp đi lần lượt qua các tầng từ trên
xuống dưới .Mỗi băng tải được truyền động bằng 1 động cơ xoay chiều 3 pha dùng
biến tần simovert để điều khiển tốc độ.Tương tự như băng tải xiên hướng lên, tại
đầu mỗi băng tải xiên này luôn có hệ thống cảm biến quang để phát hiện sự có mặt
của dải mặt lốp và cơ cấu tay đỡ để điều khiển tốc độ của băng tải.
9. Băng tải quạt thổi khô
Nằm ngay sau hệ thống làm lạnh, nó có nhiệm vụ làm dải mặt lốp được khô
ráo chuẩn bị đi vào dao cắt xiên.Quạt thổi khô được truyền động bằng động cơ xoay
chiều 3 pha( công suất 2.2kw), điều khiển tốc độ bằng biến tần.Tốc độ của băng tải
này cũng được điều khiển nhờ tay đỡ để dải su không bị chùng.Trên băng tải này
cũng sử dụng hệ thống cảm biến quang để phát hiện sự có mặt của dải mặt lốp.
10. Băng tải xiên hướng xuống.
Được điều khiển bằng động cơ xoay chiều 3 pha, tốc độ được điều khiển bằng
biến tần.Yêu cầu tốc độ giống hệ thống làm lạnh để tránh làm cho dải mặt lốp bị
chùng.Băng tải làm nhiệm vụ dẫn dải mặt lốp đi vào dao cắt xiên.trên băng tải này
cũng có tay đỡ để điều khiển tốc độ băng tải và cảm biến quang để phát hiện dải

mặt lốp.
11.Cơ cấu dao cắt xiên:
Bắt đầu của cơ cấu là băng tải cắt. Mặt lốp trên băng tải này được truyền với 5
cấp tốc độ. Việc thực hiện chuyển cấp tốc độ thông qua 4 photo quang S1,S2,S3
như sau:
Phía trên cùng là cấp tốc độ cơ bản.
Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

Tổng quan công ty cao su Đà Nẵng

S1 ứng với cấp tốc độ thứ 1.
S2 ứng với cấp tốc độ thứ 2
S3 ứng với cấp tốc độ thứ 3.
S4 ứng với cấp tốc độ lớn nhất.
Sau khi encoder đếm đủ chiều dài cần cắt đã thiết lập trước thì sẽ đưa tín hiệu
về bộ điều khiển để dừng băng tải, PLC đưa tín hiệu ra để thực hiện việc cắt. Cơ cấu
dao cắt bao gồm có 3 động cơ (đều có biến tần): động cơ 1 để điều khiển băng tải
cắt với 4 cấp tốc độ như trên, động cơ 2 để quay dao cắt tại chỗ với tốc độ không
đổi, động cơ 3 để thực hiện truyền động dao cắt chạy qua lại. Ngoài ra,việc nâng lên
hay hạ xuống của dao cắt được đảm bảo nhờ cơ cấu piton khí nén. Để việc cắt được
tốt thì cần phải có thêm nước cất cung cấp cho dao cắt. Việc phát hiện lượng nước
cất được thực hiện bằng 2 cảm biến mức nước :High_level và Low_level.
12.Băng tải vận chuyển.
Làm nhiệm vụ vận chuyển các tấm mặt lốp đã cắt ra khỏi cơ cấu dao cắt để
đến hệ thống cân.Ngay trên băng tải vận chuyển còn có quạt thổi khô để làm khô
các tấm mặt lốp.Tốc độ băng tải vận chuyển được điều khiển bởi biến tần. Ngay
trước băng tải này cũng có 1 băng tải con lăn được truyền động bằng đai để vận

chuyển tấm mặt lốp đến băng tải vận chuyển
13.Băng tải định cỡ scale 2:
Làm nhiệm vụ kiểm tra trọng lượng các tấm mặt lốp để xác định sản phẩm hay
phế phẩm.Tốc độ được điều khiển bằng biến tần.Ngay trên băng tải này còn có thiết
bị cảm biến thực hiện việc đếm số tấm su phục vụ công tác sản xuất.
14.Hệ thống băng tải lấy thành phẩm:
Gồm có 2 động cơ để truyền động 2 băng tải:
Động cơ 1 làm việc với tốc độ không đổi để truyền động băng tải xiên 1.Băng
tải xiên là loại băng tải dây curoa, chúng có thể nâng lên hay hạ xuống nhờ cơ cấu
piton khí nén.Nhiệm vụ của chúng là chuyển thành phẩm vào băng tải xiên 2.Việc
bắt đầu tác động hay dừng tác động của cơ cấu khí nén là nhờ 2 cảm biến đặt ngay
trên băng tải xiên 1 và 2
Động cơ 2 được điều khiển bởi biến tần để điều khiển băng tải xiên 2.Đây
cũng là loại băng tải dây curoa dùng để chuyển thành phẩm đến bàn nâng.Việc khởi
động hay dừng băng tải xiên 2 là nhờ 2 cảm biến đặt ngay trên băng tải xiên 1 và 2.
Bộ phận cuối cùng của hệ thống này là bàn nâng làm nhiệm vụ nâng các xe
chở thành phẩm lên hay xuống tạo thuận lợi cho công tác bốc dỡ của người vận
hành.Việc điều khiển bàn nâng là nhờ cơ cấu piton nằm ngay dưới nền của bàn.
Trang 12



×