Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

công tác quản lý đất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.87 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở
XÃ CẨM VĨNH, HUYỆN CẨM XUYÊN ,TĨNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN
2005 ĐẾN 2012

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS. ĐÀO KHANG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM VIẾT PHONG
MSSV
: 1052053190
LỚP
: 51K. KS QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1


PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế
xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà cón là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Xã hội phát triển, dân
số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực
phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi
cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó.
Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại


có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý
thức của con người trong quá trình sử dụng. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm
về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ,
trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có
hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế
giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam,
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết.
Cẩm Vĩnh là một trong bốn xã thuộc vùng đồng bằng nằm về phía bắc
huyện Cẩm Xuyên, cách trung tâm huyên lỵ khoảng khoảng 10km theo quốc lộ
1A. Đất đai ở đây chủ yếu là đất cát , cát pha được hình thành từ bãi bồi của
sông , song hệ thống thủy lợi khá phong phú và đa dạng , hiện trên địa bàn xã
có hai con kênh chính đi qua là kênh N3 và kênh N34 dẫn nước từ hệ thông
thủy lợi hồ Kẽ Gỗ phục vụ tưới tiêu cho
hầu hết diện tích đất canh tác trên địa bàn xã, do đó hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp hằng năm đêm lại khá ổn định.
Tuy nhiên gần đây việc thu hồi đất nông nghiệp cho khu công nghiệp
Bắc Cẩm Xuyên và xây dựng trường đại học Hà Tĩnh đã tác động rất lớn đến
diện tích đất nông nghiệp của xã. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu
2


quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp
chính quyền quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương
án chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất

1.2 Mục đích
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã và đề xuất hướng

sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
xã Cẩm Vĩnh
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực
tiễn ở địa phương.
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
- Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy

3


PHẦN II

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
- Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông
nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng
loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau (theo C.Mac)
- các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
-Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái
niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm
thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng,
địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc

sống của xã hội loài người.
- Đất nông nghiệp là đất sẻ dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ,
phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.
- Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức năng đặc
biệt quan trong:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản
xuất.
2.1.2 Quan điểm nghiên cứu
2.1.2.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
- Khái quát về sử dụng đất bền vững
4


Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất
trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém
bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước
nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn
chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội .
2.1.2.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững của FAO

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp ( đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con
người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu
quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ
gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho
đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với
việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì
sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ
tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất
thấp.

2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng đất
- Khái niệm về hiệu quả
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu
quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả
mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có

5


nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận,
trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã
hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
-Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh
tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
- hiệu quả kinh tế sử dụng đất
Trên một diện tích
đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một
lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá
trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu
quả kinh tế cao.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung câp cho cây trồng nước, muối
khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển

6


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp của xã Cẩm Vĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà
Tĩnh.
3.2 Phạm vi, giới hạn.
3.2.1 Giới hạn lãnh thổ

- Xã Cẩm Vĩnh
3.2.2 Giới hạn thời gian
- từ năm 2005 đến năm 2012
3.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điểm về tình hình quản lý sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất qua
đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng đất. Phân tích
và phát hiện những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Cẩm Vĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất chỉ đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế. Còn hiệu
quả về mặt xã hội và môi trường chủ yếu dựa vào các tiêu chí định tính để đánh
giá.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
- Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên toàn xã
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp
-Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng
đất bền vững.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử
dụng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo,
thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.

7


3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của
nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
3.3.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra
ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng
như chính xác của số liệu thu được
3.3.4 Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các
phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
3.3.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các
chủ hộ sản xuất,...
3.3.6 Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị
trường chấp nhận
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với phong
tục tập quán của người dân
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ
của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái
3.3.7 Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft
office excel

8


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Cẩm Vĩnh là một xã vùng đồng bằng nằm về phía Bắc huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm huyện khoảng 10 km về phía Nam, cách Thành
phố Hà Tĩnh 4km về phía Bắc theo đường quốc lộ 1A. Ranh giới hành chính
được xác định như sau :
+ Phía Bắc giáp xã Thạch Bình, phường Đại Nài (Thành phố Hà Tĩnh) và
xã Cẩm Bình
+ Phía Nam giáp xã Cẩm Thạch;
+ Phía Tây giáp xã Thạch Lâm (huyện Thạch Hà)
+ Phía Đông giáp xã Cẩm Thành
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Cẩm Vĩnh là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng vì đất ở đây được
hình thành tưc cát pha, Phía nam và Đông Nam có địa hình thuận lợi cho phát
triển các loại cây trồng đặc biệt là cây lúa , phía Tây tập trung các khu dan
cư,giáp sông Ngàn Mọ nên có thể phatr triển nghề dánh bắt thủy sản để tăng
thêm thu nhập cho người dân lúc nông nhàn. Với địa hình như vậy nên cần có
phương án tích cực cải tạo đất, tăng cường các biện pháp thủy lợi tưới tiêu để
ổn định sản xuất có hiệu quả.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Khí hậu thời tiết ở xã Cẩm Vĩnh mang đặc tính chung của vùng tiểu khí hậu
Hà Tĩnh, hay nói đúng hơn là mang đặc tính chung của vùng khí hậu miền
trung
Trong năm có hai mùa rõ rệt :
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 4 - 10 thời kì đầu có gió Tây Nam gây nắng
nóng , nhiệt độ trung bình là 25,5oC.

9



- Mùa mưa: Bắt đàu từ tháng 11 – 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc mang
theo không khí lạnh gây mưa dầm gió rét , trời âm u, nhiệt độ trung bình trong
năm là 19oC, thấp nhất là 8oC.Số giờ nắng trung bình trong năm là 1637
giờ,lượng bức xạ mặt trời là 74,6kcal/cm2, lượng mưa bình quân năm là
1500mm - 1900mm lớn nhất là 2500mm và nhỏ nhất là 1100mm. Đổ ẩm trung
bình 86%, cao nhất 89%( từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), thấp nhất 60% (từ
tháng 6 đến tháng 10).
Yếu tố khí hậu của xã Cẩm Vịnh nhìn chung thuận lợi để phát triển đa dạng
hóa các loại cây trong, vật nuôi.Song biên độ giao đôngj lớn , phân dị theo
mùa ,nhiều yếu tố bất lợi như nắng nong, rét đậm, ... cần có biện pháp để tránh
thiên tai.
4.1.1.4 Thủy văn
Cẩm Vĩnh có sông Ngàn Mọ và các khe lạch nhỏ , trong tài liệu thông kê
hiện Cẩm Vịnh có 103,25ha điện tích đát sông suối và mặt nước chuyên dùng
chiếm 13,92% tổng diện tích tự nhiên ,mặt khác lượng nước mưa hàng năm từ
1500mm đến 1900mm, nên lượng nước mặt khá lớn , ước tính khoảng 2tỷ
m3/năm. Song lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm vì thế
thường xẩy ra úng lụt, hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất đặc biệt là trong sản
xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
4.1.1.5 Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra về nông hóa thổ nhưỡng của huyện Cẩm Xuyên năm
1976 và các cuộc điều tra bổ sung , đất đai của xã chủ yếu là cát pha, cát dẹ, cụ
thể như sau :
* Đất cát pha:
Loại đất này chiếm diện tích chủ yếu (khoảng ¾ tổng diện tích tự nhiên) là loại
cát pha từ nặng đến trung bình , phân bố chủ yếu về phía đong của xã, đay cũng
chính là chiếm phần lớn diện tích đát nông nghiệp của xã.
* Đất cát dẹ :
Loại đất này thường tập trung chủ yếu ở trong vùng dân cư chiếm khoảng 1/4

tổng diện tích đất tự nhiên của xã, đây là loại đát có độ kết dính thấp phù hợp
với việc phát triển trồng các loại cây hoa màu như khoai, lạc , dưa...
4.1.1.6 Tài nguyên nước

10


Nhìn chung trên địa bàn xã lượng nước mặt tương đối lớn,ngoài ra thủy lợi
nhân tạo còn có hai con kênh N3 và N34 dẫn nước từ hồ Kẽ Gỗ , như vậy
nguồn nước địa phương đủ phục vụ ch tưới tiêu cúng như sinh hoạt cho nhân
dân.
4.1.1.7 Tài nguyên nhân văn
Cẩm Vĩnh là xã đòng bằng ven đô, với diều kiện phát triển kinh tế xã hội có
phần thuận lợi nhưng kinh tế vẫ còn dựa trên hai ngành chính là nông nghiệp và
dịch vụ, song người dân nơi đây cung không quên phát huy truyền thống văn
hóa của địa phương mình đó là truyền thông hiếu học,đức tính cần cù chịu khó.
Đây là một tiềm năng lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa
phương trong thời kì đổi mới.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình dân số, lao động
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Cẩm Vĩnh năm 2010
STT
1
2

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng số hộ


Số lượng

Hộ

1078

Tổng số nhân khẩu

Người

4443

Trong đó: Nam

Người

2199

Nữ

Người

2244

Người/km2

60

%


0,62

3

Mật độ dân số

4

Tỷ lệ tăng dân số

5

Lao động

Người

1925

Lao động nông nghiệp

Người

1730

Lao động CN - XD
Lao động khác

Người


105
90

Người

11


4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Hệ thống giao thông của xã ngày càng được mở rộng và
không ngừng được hoàn thiện về chất lượng. Xã có những tuyến giao thông
chính sau :
+ tuyến Quốc lộ 1A dài 2,4km
+ Đường trục xã đi từ Quốc lộ 1A qua trung tâm xã dài 4km được rải nhựa .
Ngoài ra xã còn có hệ thống giao thông giữa các xóm hầu hết đã được bê
tông hóa.
- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương ở đay bố trí hợp lý , đồng đều trên toàn xã
nhờ vào hệ thống kênh N3 và N34 lấy nước từ hồ Kẻ Gỗ. Ngoài ra Cẩm Vĩnh
còn có hệ thống hồ ,đầm, ao nhỏ... đủ nu cầu phục vụ tứa tiêu trong nông nghiệp.
- Điện: Lưới điện đã đưa đến tận các thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Cả xã có
3biến áp, cung cấp đủ cho 100 % hộ trong xã sử dụng.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Gía trị nông nghiệp: Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt
10.35tỷ đồng, chiếm 82,37% tỷ trọng các ngành kinh tế.
- Trồng trọt: Lúa là cây trồng chủ lực của xã, tổng diện tích gieo trồng năm
2010 là 186 ha, sản lượng 792,2 tấn, năng suất đạt 43,5tạ/ha.
Trong thời gian gần đây xã đã tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhờ áp

dụng các biện pháp thâm canh đồng bộ, nâng cao chất lượng giống lúa nên
năng suất lúa bình quân trên địa bàn đạt 43,5tạ/ha ( năm2010). Xã đã chuyển
một số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các
loại cây khác phù hợp hơn.
Những năm qua, mặc dù tình hình gặp nhiều khó khăn nhưng chính quyền
địa phương đã chỉ đạo, tổ chức điều hành đúng quy trình, áp dụng gieo trồng
các loại cây trồng mới nhằm phá vỡ tính độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có
giá trị lớn làm tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Nhờ đó các loại cây
như ngô, lạc, rau đậu các loại, đặc biệt là dưa hấu, dưa chuột, bí xanh với nhiều

12


hình thức xen canh luân canh hợp lý, diện tích tương đối cao. Góp phần cải
thiện cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.
- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây địa phương đã đẩy mạnh đầu tư cho
lĩnh vực chăn nuôi. Kết quả tổng đàn lợn trong năm 2010 là 4500 con, hiện nay
đàn bò có 400 con, đàn trâu có 450 con. Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành,
địa phương đã duy trì tốt việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn và không để xảy
ra dịch bệnh. Tổng đàn gia cầm là 16500 con. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư,
vay vốn các dự án để chăn nuôi tăng thu nhập và đưa mốt số giống cây trồng và
vật nuôi mới vào nuôi trồng.
- Ngành nghề phụ : Các nghề phụ khác phát triển nhanh chóng vững chắc, trên
địa bàn toàn xã có hơn 40 hộ phát triển kinh doanh dịch vụ, trong đó có 5 hộ
phát triển mộc dân dụng, 5 hộ sửa xe máy, 2 hộ sửa điện tử, 13 hộ xay xát
nghiền thức ăn gia súc.
Tổng thu nhập từ CN-TTCN,TM-DV và ngành nhề khác đạt : 2 tỷ đồng
Tổng thu nhập bình quân đạt :3,6 triệu đồng/người/tháng

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Những thuận lợi:
+ Với vị trí là xã cửa ngõ của phía Bắc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, địa
bàn xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu
kinh tế với các vùng trong khu vực.
+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho việc phát triển của
các loại cây trồng.
+ Có điều kiện đất đai và nguồn nước thuận tiện cho phát triển trồng trọt,
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó, tạo thuận lợi cho phát triển nền sản
xuất nông, lâm sản theo hướng tập trung thành những vùng chuyên canh lớn
trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế
cao.
- Những khó khăn:
+ Xã chịu ảnh hưởng chung của khí hậu thời tiết của khu vực miền Trung,
sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.Đặc biệt, lại nằm trong vùng

13


hoạt động của hiệu ứng Phơn Tây-Nam ( gió Lào). Hàng năm trên địa bàn xã
thường xảy ra lụt bão, ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ và hệ thống cây trồng.
+ Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa hai vụ ( quá nhiều vào
mùa mưa, thiếu hụt vào mùa khô) .
+ Tài nguyên đất trên ít đa dạng về chủng loại nên đã hạn chế đáng kể đến
việc đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn xã.
4.1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Những thuận lợi:
+ Xã có hệ thống giao thông khá phát triển , phục vụ tốt cho việc đi lại, giao
lưu hàng hóa nông sản với thị trường bên ngoài.
+ Mạng lưới thủy lợi với trạm bơm điện và hệ thống kênh mương đã được

bê tông hóa phần lớn nên có thể đảm bảo khá tốt nguồn nước tưới cho sản xuất
xã.
+ Nguồn cung cấp điện khá tốt và là điều kiện thuận lợi để phát triển các
loại hình dịch vụ nông nghiệp ( chế biến nông, lâm sản…).
- Những khó khăn:
+ Thu nhập của người dân chỉ đạt mức trung bình nên thiếu vốn cho sản
xuất là một trong những nguyên nhân còn hạn chế sản xuất nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng.
+ Tỷ lệ hộ lao động nông thôn còn cao

14


4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 4.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ CẨM
VĨNH
TT

Chỉ tiêu



Diện tích đất tự nhiên
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1

Đất trồng lúa
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.4
Đất nông nghiệp khác
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
3
ĐÂT CHƯA SỬ DỤNG

741,32
NNP
SXN
CHN
CHN
CLN
LNP
NTS
NKH
PND
CSD

271,61
261,61
210,37
189,64

51,24


cấu
(%)
100
36,64
35,29
28,38
25,58
6,91

10
467,74
1,97

1,35
63,10
0,26

Diện tích
(ha)

Số liệu ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của xã năm 2010 chiếm tỷ
lệ khá thấp so với tổng diện tích tự nhiên của xã (36,64%). bởi vì việc thu hồi
đất cho các dự án khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên và trường đại học Hà Tĩnh
đã lấy đi rất nhiều đát nông nghiệp của xã.
Cộng với phần lớn lao động trong xã đều sản xuất nông nghiệp, vì vậy bố trí cơ
cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai bằng việc sử
dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng định mức

đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết cho người nông dân.
Đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để trồng cây hàng
năm, nhưng cơ cấu không đa dạng mà chủ yếu là lúa, lạc, đậu. Trong điều kiện
vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây hàng năm là một
hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư thấp, khả
năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, một cơ cấu cây trồng nghèo nàn sẽ làm
gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xẩy ra thiên tai như hạn hán và
lũ lụt.

15


4.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã
Là xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp, cho nên tại đây các loại hình sử
dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên
canh. Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 271,61 ha chiếm 36,64 % tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó đất lúa có diện tích là 189,64 ha chiếm 25,58 % diện
tích đất nông nghiệp . Cơ cấu giống cây trồng chính trên địa bàn xã bao gồm:
- Lúa: giống Khang Dân, Nhị ưu 986, Nhị ưu 725,Khang dân 18, PV06
-Lạc: L14, giống địa phương.
-Khoai lang: giống địa phương.
-Dưa hấu: Hắc mỹ nhân 0386, An Tiêm 109, An Tiêm 108( mới đưa vào sản
xuất )
- Dưa chuột: 365, 103...
- Các loại cây ăn quả như: cam, quít, và các loại cây ăn quả khác...
Trên đất nông nghiệp hiện đang có một số loại hình sử dụng đất sau:
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính
STT


Loại cây
trồng

Kiểu sử dụng

1

Lúa

Chuyên canh ( Lúa xuân - Lúa mùa ).
Luân canh ( Lúa – Ngô đông ).

3

Lạc

Luân canh ( Lạc – Ngô ).

4

Dưa

Luân canh(dưa – rau màu)
(Nguồn: Điều tra và thu thập)

4.3.2. Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất phản ánh khả năng khai thác sức sản xuât của
đất đai của người dân địa phương thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ sử
dụng đất và hệ số sử dụng đất.


16


4.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất
- Tỉ lệ đất nông nghiệp: 36,64%
- Tỉ lệ đất phi nông nghiệp: 63,1%
- Tỉ lệ đất chưa sử dụng: 0,26%
(số liệu năm 2010)
Cẩm Vĩnh là một xã nông nghiệp với 36,64 % diện tích đất nông nghiệp.
Lao động và thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Trong tương lai đất
nông nghiệp sẽ giảm xuống do quá trình đô thị hóa. Điều đó sẽ dẫn đến một
điều là cơ cấu sử dụng đất sẽ bất hợp lý. Trong tương lai cần có chính sách bảo
vệ hoặc có thể mở rộng những diện tích có thể sản xuất nông nghiệp để đảm
bảo an ninh lương thực cho người dân.
4.3.2.2. Tỷ lệ sử dụng đất:
Bảng 4.5: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2005

Năm 2010

Diện tích đất nông nghiệp

ha

371,88


271,61

Tổng diện tích đất tự nhiên
Tỷ lệ sử dụng đất

ha
%

741,32
50,16

741,32
36,64

Cẩm Vĩnh là một xã giáp danh với thành phố Hà Tĩnh cho nên diện tích
đất nông nghiệp ngày càng giảm sút. Nguyên nhân có xu hướng giảm như vậy
là do quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, cùng với việc phát triển khu công
nghiệp phía Bắc Cẩm Xuyên làm cho một phần diện tích đất nông nghiệp được
chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác như : đất ở, đát xây dựng khu công
nghiệp, đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình công
cộng…Kéo theo tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm dần qua
các năm. Việc đất nông nghiệp giảm như vậy có tác động to lớn đối với người
dân trong xã vì khoảng 90,5% dân số của xã là sản xuất nông nghiệp, điều này
sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nếu tiếp tục giảm như vậy sẽ không
đảm bảo an ninh lương thực cho xã.
Tuy nhiên, việc giảm như vậy cũng hợp lý đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội của xã trong những năm qua và trong tương lai vì nó tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật tạo tiền đề cho sự phát triển, góp phần nâng cao mức sống của

17



người dân, thay đổi bộ mặt xã hội. Do vậy, bên cạnh những kết quả đạt
đựơc thì thời gian tới UBND xã cần cố gắng để có những biện pháp cải
tạo, phục hoá đất chưa sử dụng thông qua kế hoạch hằng năm đưa quỹ
đất chưa sử dụng đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhằm khai
thác triệt để quỹ đất hiện có phù hợp với tiềm năng của địa phương.
4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất được biểu hiện trên một đơn vị diện
tích trong một khoảng thời gian nhất định với một khối lượng sản phẩm tạo ra
xác định.
4.3.3.1. Mức đầu tư của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích.
Trong các hoạt động kinh tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nó
là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình kế hoạch của
mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn có ý nghĩa rất to
lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng
và hiệu quả sử dụng đất.
Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính
hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất
lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và
sinh thái của cả vùng.
* Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Lúa:
Bảng 4.6: mức đầu tư cho cây lúa

Các yếu tố

Mức đầu tư của xã

Mức đầu tư của hộ
gia đình


Nhóm khá giả

8,5

9,2

Nhóm trung bình

8,5

8,7

Nhóm nghèo

8,5

8,4

Đơn vị : triệu /ha

18


So với mức đầu tư quy định của xã thì nhóm nghèo chỉ đạt 94,19 % so với mức
đầu tư của xã. Nhóm trung bình đạt 99,70 %, nhóm khá – giàu có mức đầu tư
cao hơn hẳn đạt 105,21 % so với quy định.
* Mức đầu tư của LHSDĐ trồng lạc:
Bảng 4.7: mức đầu tư cho cây lạc


Các yếu tố

Mức đầu tư của xã

Mức đầu tư của hộ
gia đình

Nhóm khá giả

10,5

11

Nhóm trung bình

10,5

10,5

Nhóm nghèo

10,5

10,3

Đơn vị : triệu /ha
Từ bảng trên cho thấy:
Có sự chênh lệch giữa mức đầu tư của các nhóm hộ so quy định của xã.
Nhóm nghèo có mức đầu tư thấp hơn so với quy định chỉ bằng 97,59 %. Nhóm
trung bình cao hơn so với quy định đạt 101,09 %. Nhóm khá – giàu đạt 103,34

% so với quy định.

19


* Mức đầu tư của LHSDĐ trồng dưa
Bảng 4.8: mức đầu tư cho cây dưa

Các yếu tố

Mức đầu tư của xã

Mức đầu tư của hộ
gia đình

Nhóm khá giả

6

6,2

Nhóm trung bình

6

6

Nhóm nghèo

6


5,6

Đơn vị : triệu /ha
Từ bảng cho thấy:
Đối với loại hình sử dụng đất trồng dưa, nhóm nghèo có mức đầu tư 5,6
triệu đồng/ha so với mức quy định của xã chỉ đạt 96 %. Nhóm trung bình bằng
với quy định của xã. Nhóm khá – giàu cao hơn đạt 103 % so với quy định của
xã.
Từ số liệu ở biểu đồ có thể thấy: mức đầu tư của các nhóm hộ có sự
chênh lệch nhưng không đáng kể. Cũng như có sự chênh lệch giữa mức đầu tư
của từng nhóm hộ với mức đầu tư quy định của xã.
Cụ thể:
Nhóm nghèo có mức đầu tư bằng 94,05 % so với quy định của xã.
Nhóm trung bình đạt 96,62 % so với quy định.
Nhóm khá – giàu đạt 106,08 % so với quy định.
Qua số liệu điều tra cho thấy giữa các nhóm hộ mức đầu tư có sự chênh
lệch. Trong các loại chi phí thì giống nhau về giống, công lao động. Nhưng
khác nhau về chi phí đầu tư nên chỉ so sánh về mức đầu tư giữa các nhóm hộ.
Do khả năng kinh tế của các nhóm hộ khác nhau nên có sự chênh lệch về mức
đầu tư. Cùng với sự chênh lệch mức đầu tư giữa các nhóm hộ thì giữa mức đầu
tư quy định của xã với các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.
* Nhóm nghèo

20


Đây là nhóm có mức đầu tư thấp nhất. sở dĩ như vậy là do khả năng kinh tế
của hộ không cho phép đầu tư cao. Tuy hợp tác xã cho tạm ứng lân và giống
nhưng các chi phí khác như đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật thì thường mua ở

đại lý nên khả năng chủ động không cao. Do các đại lý thường ít cho nợ, hoặc
có cho thì hộ cũng không đầu tư cao vì thời hạn trả nợ thường lấy vào dịp thu
hoạch. Nên do tâm lý các hộ không dám đầu tư như hộ trung bình và khá, giàu.
* Nhóm trung bình
Cũng giống như nhóm nghèo các hộ trong nhóm trung bình cũng được tạm
ứng lân và giống. Đây là nhóm có khả năng chủ động trong việc mua vật tư ở
mức trung bình, khá. Người dân chủ động hơn nên việc đầu tư cũng thuận tiện
hơn.
* Nhóm khá – giàu
Đây là nhóm có mức đầu tư cao nhất. khả năng kinh tế của nhóm này rất
thuận lợi cho việc đầu tư. Khả năng chủ đông của hộ rất cao. Nếu cần đầu tư
vào những thời điểm như thúc đòng, bón lót… thì hộ đầu tư kịp thời và thường
cao hơn các nhóm khác. Hơn nữa, nhận thức của hộ trong việc đầu tư cũng
khác hơn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các hộ
trong nhóm nghèo và trung bình.
Tuy nhiên, nhìn chung tình hình đầu tư của người dân vẫn chưa hợp lý và bị
ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Người dân thường quan tâm nhiều hơn đến
các loại đất tốt và hạn chế đầu tư đối với loại đất xấu. Không chỉ vậy, do nhận
thức của người dân chưa cao nên họ đã lạm dụng về phân bón cũng như thuốc
bảo vệ thực vật làm cho đất bị thoái hoá và kết quả sản xuất vì vậy đem lại
không cao. Do đó, việc đầu tư hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
4.4. Đề xuất sử dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông
nghiệp
*. Giải pháp về chính sách
- Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời
có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.
- Về phía chính quyền xã: có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn
thiện việc quy hoạch sử dụng đất.

21


*. Giải pháp về thị trường
- Củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung
cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.
- Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các
điểm thu mua tại các thôn.
- Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị
trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.
*. Giải pháp về tín dụng
- Thành lập các tổ tín dụng
- Kết hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn
về sử dụng vốn vay.
- Ưu tiên phân bố cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến
khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có
hiệu quả.
- Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng chính
sách xã hội và có lãi suất hợp lý.
*. Giải pháp kỹ thuật
- Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao các công
nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.
- Xây dựng các mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng các
mô hình trên địa bàn xã.
- Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có
tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Hợp tác xã nên nghiên cứu kỹ giống trước khi đưa vào sản xuất tránh hiện
tượng giống bị bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất như giống lúa Khang Dân 18
bị bệnh “ vàng lùn, lùn xoắn lá ” năm 2009.
*. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn xã. Cụ thể ở cánh
đồng Bợp Đìa Tría, Đội Ao
- Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi từ trạm bơm nước về
các xứ đồng ( nhất là ở địa bàn xóm 1) và xứ đồng Bến Nương

22


4.5. Đề xuất những loại hình sử dụng đất có triển vọng tại địa phương
4.5.1. Cơ sở đề xuất các loại hình có triển vọng tại địa phương
- Những khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ và
của địa phương.
- Tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã.
- Hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất.
- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch chi tiết và kế
hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.
- Các quy định của pháp luật về đất đai và các chủ trương, chính sách của huyện,
xã.
- Dựa vào trình độ thực tế của các nông hộ tại địa phương
4.5.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng của địa phương
Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý không những giúp cây trồng sinh
trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các
yếu tố thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và
sản lượng cao, giảm thiểu chi phí nâng cao thu nhập của người dân, khai thác
triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Qua thời
gian tìm hiểu và nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Cẩm
Vĩnh, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, đồng thời căn cứ vào
phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất, hiệu
quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại và trình độ thâm canh của người
dân địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất như sau:

- Loại hình sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa mùa với các giống lúa có năng
suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và
đất đai trong vùng như: Giống Khang Dân 18, PV06, Hương Thơm, T6 ở các
diện tích đất chủ động tưới tiêu nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực.
- Loại hình sử dụng đất lúa Hè thu – ngô đông vừa giải quyết công ăn việc
làm cho người dân, vừa tăng tỷ lệ sử dụng đất.
- Loại hình trồng rau sạch ở địa bàn các thôn 3,4 hay chăn nuôi thỏ ở thôn 2,
khai thác hải sản ở sông Ngàn Mọ.
- Loại hình phát triển trang trại theo mô hình VAC ở các vùng đất hoang
hóa.
23


- Loại hình nuôi thủy sản mốt số đầm phá như vùng Bàu Sề ở thôn 2, các ao
lớn ở các cánh đồng ở thôn 3 và bề mặt nước của sông Ngàn Mọ chảy qua địa
bàn xã.

24


PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Cẩm Vĩnh
,huyện Cẩm Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh. Tôi nhận thấy :
5.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Thuận lợi
+ Xã Cẩm Vĩnh có tuyến quốc lộ 1A chạy qua nên khá thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế.
+ Có diện tích đất đai khá rộng là điều kiện cơ bản và tốt nhất để sản xuất

nông nghiệp. Đất đai tương đối màu mỡ nên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng
nông lâm nghiệp, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau.
+ Có diện tích ao, hồ, sông khá lớn tạo cho vùng có một nguồn nước sinh
hoạt và tưới tiêu tương đối đầy đủ.
+ Nguồn lao động của xã khá dồi dào, có kinh nghiêm, cần cù, chịu khó sản
xuất. Đồng thời có đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã nhiệt tình hết lòng giúp đỡ bà
con trong xã.
+ Với lợi thế cửa ngõ của huyện Cẩm Xuyên giáp với thành phố Hà Tĩnh
nên việc tiêu thụ sản phẩm làm ra dễ dàng như rau và các loại thực phẩm. Đây
là một điều kiện – yếu tố cơ bản để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Khó khăn
+ Ngành nghề dịch vụ có vươn ra song còn rất ít, tỷ lệ lao động chưa có việc
làm còn ở mức cao. Lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có
trình độ còn chiểm tỷ lệ khá lớn.
+ Chưa có dịch vụ bao tiêu sản phẩm, giá cả mùa vụ biến động liên tục còn
phụ thuộc vào tư thương. Một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng giá, trì trệ
trong chuyển đổi.
+ Cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp làm ra không có cơ sở để chế
biến, bảo quản mà chỉ dựa vào kỹ thuật thủ công.

25


×