Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP “CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN” THÔNG QUA DẠNG TOÁN “DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GEN KHÔNG ALEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.18 KB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP “CÁC QUY LUẬT
DI TRUYỀN” THÔNG QUA DẠNG TOÁN “DI TRUYỀN
TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GEN KHÔNG ALEN”

Tác giả: Đặng Thị Tho
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT giao Thủy

1


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Phát triển kĩ năng giải bài tập “các quy luật di truyền” thông qua
dạng toán “di truyền tương tác giữa các gen không alen”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình Sinh học 12: ôn tập, học nâng cao,
hướng dẫn học sinh tự học, bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015.
4. Tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Tho
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Giao Hải- Giao Thủy- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sinh học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy- Huyện Giao Thủy- Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0975 28 1983


Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy
Địa chỉ: Thị trấn Ngô Đồng- Huyện Giao Thủy- Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0350 3895 126

2


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nội dung “Các quy luật di truyền” nằm trong phần “V- Di truyền học” thuộc
chương trình Sinh học 12 có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ bởi vì nó luôn
chiếm tỉ lệ điểm số cao trong cấu trúc của các đề thi cấp Tỉnh cũng như các đề thi
cấp Quốc gia mà đây còn là nội dung chứa đựng nhiều thách thức với những bài
toán khó thuộc dạng bài tập tổng hợp- trong đó phải đặc biệt kể đến dạng bài tập Di
truyền tương tác giữa các gen không alen nhưng có sự kết hợp đồng thời với một số
quy luật di truyền khác ( như: di truyền liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, di
truyền liên kết giới tính, phân li độc lập,... )
Bản thân tôi trong quá trình tham gia giảng dạy Sinh học 12 cũng như hướng
dẫn đội tuyển học sinh giỏi nhà trường dự thi cấp Tỉnh, nhằm giúp học sinh có kết
quả tốt, tôi đã rất chú trọng dạng toán liên quan đến quy luật di truyền tương tác
giữa các gen không alen, đã từng mất rất nhiều thời gian, công sức tìm tài liệu,
nghiên cứu, tuyển chọn và sắp xếp các bài tập sao cho có hệ thống từ dễ đến khó, từ
dạng đơn giản đến dạng tổng hợp để phát triển tốt nhất kĩ năng tư duy logic cho học
sinh bởi theo tôi thấy, việc học sinh được luyện giải các bài toán tổng hợp về các
quy luật di truyền không chỉ giúp học sinh tự củng cố các kiến thức liên quan đến
từng quy luật di truyền riêng rẽ mà còn giúp phát triển, nâng cao năng lực giải toán
của các em đối với những bài toán thuộc chương “Các quy luật di truyền”.
Vì vậy tôi đã bước đầu xây dựng hệ thống một số dạng toán về các quy luật

di truyền tương tác giữa các gen không alen, trong đó đặc biệt chú trọng đến dạng
toán phối hợp giữa di truyền tương tác giữa các gen không alen với một số quy luật
di truyền khác và áp dụng trong quá trình giảng dạy cho học sinh cũng như hướng
dẫn học sinh luyện tập.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Khi nghiên cứu về “chương II- Các quy luật di truyền” trong “phần V- Di
truyền học” thuộc chương trình Sinh học 12, mỗi quy luật di truyền được phân phối
theo từng bài, từng tiết riêng rẽ theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng,

3


giáo viên chỉ có thể giúp học sinh nghiên cứu từng quy luật, ít có điều kiện đầu tư
cho việc phát triển kĩ năng giải toán.
Mặt khác, hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều tài liệu được biên soạn để hỗ trợ
giáo viên và học sinh nghiên cứu về các quy luật di truyền như quy luật Menđen,
Liên kết gen, Hoán vị gen, Di truyền liên kết với giới tính,... nhưng riêng đối với
quy luật di truyền Tương tác giữa các gen không alen thì hầu như các tài liệu mới
chỉ tập trung giới thiệu các dạng cơ bản nhất: tương tác bổ sung, tương tác cộng
gộp, tương tác át chế. Trong khi đó các bài toán có sự phối hợp đồng thời giữa di
truyền tương tác giữa các gen không alen với các quy luật di truyền khác- dạng bài
toán giúp học sinh phát triển tư duy logic, phát triển kĩ năng giải toán tổng hợp các
quy luật di truyền thì lại hầu như chưa được đề cập một cách có hệ thống.
Do vậy, ngay cả đối với học sinh có nhận thức khá tốt nhưng khi gặp bài toán
tương tác gen tổng hợp, có sự di truyền đồng thời của nhiều tính trạng với những
quy luật di truyền khác nhau thì phần lớn các em thường rơi vào tình trạng bối rối,
mất phương hướng, mất nhiều thời gian và công sức, nhiều học sinh không xác định
được cách giải. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân làm cho học sinh
khó đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra quan trọng.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Khái quát chung về quy luật di truyền tương tác giữa các gen không alen.
2.1.1. Khái niệm:
- Gen không alen: Là các alen thuộc các gen khác nhau.
Ví dụ: A và B (hoặc A và b, hoặc a và B hoặc a và b) là 2 alen thuộc 2 gen khác
nhau.
- Tương tác giữa các gen không alen: là sự tác động qua lại giữa các alen của các
gen khác nhau trong việc quy định cùng 1 tính trạng.
Ví dụ: A và B cùng tương tác với nhau để quy định tính trạng màu sắc hoa ở một
loài thực vật: Kiểu gen có cả A và B quy định kiểu hình hoa màu đỏ, kiểu gen
không có A hoặc không có B hoặc không có cả A và B thì quy định kiểu hình hoa
màu trắng. Như vậy, A và B đã tương tác với nhau trong việc quy định màu đỏ của
hoa, không có sự tương tác này thì hoa có màu trắng.
4


2.1.2. Bản chất của di truyền tương tác giữa các gen không alen:
Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm
của các gen tác động qua lại với nhau trong việc tạo nên kiểu hình.
2.1.3. Các kiểu tương tác giữa các gen không alen:
Có 3 kiểu tương tác gen cơ bản:
- Tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ)
- Tương tác cộng gộp
- Tương tác át chế
a. Tương tác bổ sung( tương tác bổ trợ):
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F 2 xuất hiện các loại kiểu
hình phân li theo một trong số các tỉ lệ sau: 9:7, 9:6:1, 9:3:4, 9:3:3:1.
* Quy ước gen:
- Đối với tỉ lệ 9:7: Quy ước gen như sau: (A-B-)


(A-bb) = (aaB-) = aabb.

- Đối với tỉ lệ 9:6:1: Quy ước gen như sau: (A-B-)

(A-bb) = (aaB-)

aabb

- Đối với tỉ lệ 9:3:4: Có thể quy ước gen theo 2 cách sau:
Cách 1:

(A-B-)

(A-bb)

(aaB-) = aabb.

Cách 2:

(A-B-)

(A-bb) = aabb

(aaB-)

- Đối với tỉ lệ 9:3:3:1: Có thể quy ước gen theo 2 cách:
Cách 1:

(A-B-)


Cách 2:

(A-B-)

(A-bb)
(aaB-)

(aaB-)
(A-bb

aabb.
aabb

b. Tương tác át chế:
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F 2 xuất hiện các loại kiểu
hình phân li theo 1 trong số các tỉ lệ sau: 12:3:1, 13:3, 9:3:4.
* Quy ước gen:
- Tỉ lệ 12:3:1: Có thể quy ước gen theo 2 cách:
Cách 1:

(A-B-)

Cách 2:

(A-B-)

(A-bb)

(aaB-)


aabb.
(A-bb)

aabb

5


- Tỉ lệ 13:3: Có 2 cách quy ước gen:
Cách 1:

(A-B-)

Cách 2:

(A-B-)

(A-bb)

(aaB-).

(A-bb)
- Tỉ lệ 9:3:4: Có thể quy ước gen theo 2 cách:
Cách 1:

(A-B-)

(A-bb)

(aaB-) = aabb.


Cách 2:

(A-B-)

(A-bb) = aabb

(aaB-)

c. Tương tác cộng gộp
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F 2 xuất hiện các loại kiểu
hình phân li theo 1 trong số các tỉ lệ sau: 15:1, 1:4:6:4:1
* Quy ước gen:
- Tỉ lệ 15:1: Có 1 cách quy ước gen: (A-B-)

(A-bb)

(aaB-)

aabb.

- Tỉ lệ 1:4:6:4:1: Có 1 cách quy ước gen:
AABB

AABb= AaBB

AAbb= aaBB =AaBb

Aabb =aaBb


aabb

* Một vài lưu ý khi làm bài tập di truyền tương tác giữa các gen không alen:
- Muốn kết luận 1 tính trạng nào đó di truyền theo quy luật tương tác giữa các gen
không alen, trước hết ta phải chứng minh tính trạng đó do 2 hay nhiều cặp gen chi
phối.
- Trong các phép lai, sử dụng các tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con làm căn
cứ để xác định kiểu tương tác gen cụ thể.
2.1.4. Ví dụ
Ví dụ 1: Lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ cờ với ruồi giấm thuần chủng mắt nâu,
người ta thu được toàn bộ ruồi F1 có mắt đỏ kiểu dại, F2 có tỉ lệ phân li 9 mắt đỏ
kiểu dại: 3 mắt đỏ cờ: 3 mắt nâu: 1 mắt trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối
màu mắt ở ruồi giấm trong phép lai trên.
Lời giải
- Thế hệ bố mẹ khác nhau 1 tính trạng.
- F1 xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ
6


- F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1
=> Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác giữa 2 gen không
alen theo kiểu tương tác bổ trợ, trong đó: A quy định mắt nâu, B quy định mắt đỏ
cờ, A- B- quy định mắt đỏ kiểu dại, aabb quy định mắt trắng.
- Sơ đồ lai:
P:

Mắt đỏ cờ (aaBB)

x


Mắt nâu (Aabb)

3 (A-bb): mắt nâu
F1 :
F2 :

AaBb (mắt đỏ kiểu dại)
9 (A-B-): Mắt đỏ kiểu dại
3(aaB-): mắt đỏ cờ
1 aabb: mắt trắng.

Ví dụ 2: Khi lai 2 giống tằm cùng có kén màu trắng lấy từ 2 địa phương khác nhau,
người ta thu được tằm F 1 tất cả đều có kén màu vàng và F 2 có tỉ lệ phân li 9 tằm có
kén màu vàng: 7 tằm có kén màu trắng. Hãi giải thích quy luật di truyền chi phối sự
hình thành màu sắc kén tằm trong phép lai trên.
Lời giải
- Phép lai 1 tính trạng (màu sắc kén tằm)
- F1 xuất hiện tính trạng mới khác bố mẹ (kén vàng)
- F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:7
=> Tính trạng màu sắc kén tằm do 2 gen phân li độc lập quy định theo quy
luật tương tác bổ sung, trong đó (A-B-) quy định màu kén vàng, các kiểu gen còn
lại quy định kén màu trắng.
- Sơ đồ lai:
P:

AAbb (kén trắng)

F1
F2 :


x

aaBB (kén trắng)

AaBb (kén vàng)
9 (A-B-):

Kén vàng

3 (A-bb):

kén trắng

3(aaB-):

kén trắng

1 aabb:

Kén trắng.
7


Ví dụ 3: Lai bí ngô thuần chủng quả màu trắng với bí ngô thuần chủng quả màu
xanh, người ta thu được F1 có quả màu trắng và F2 phân li như sau: 12 quả trắng: 3
quả vàng: 1 quả xanh. Xác định quy luật di truyền màu quả bí ngô trong thí nghiệm
và lập sơ đồ lai?
Lời giải:
- Phép lai 1 tính trạng (màu sắc quả bí)
- F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 12:3:1

=> Có hiện tượng tương tác gen át chế, trong đó: A quy định quả vàng, a quy
định quả xanh, B át chế sự biểu hiện của gen A nên kiểu gen có cả A và B thì kiểu
hình quả trắng, b không có khả năng át chế.
- Sơ đồ lai:
P:

AABB (quả trắng)

F1

x

aabb (quả xanh)

AaBb (quả trắng)

F2 :

9 (A-B-):

Quả trắng

3 (A-bb):

Quả vàng

3(aaB-):

Quả trắng


1 aabb:

Quả xanh.

Ví dụ 4: Lai hai giống gà thuần chủng, một giống có túm lông chân, giống kia
không có, người ta thu được F1 có túm lông chân và F2 phân li theo tỉ lệ: 15 gà có
túm lông chân: 1 gà không có túm lông chân. Giải thích kết quả thu được.
Lời giải:
- Phép lai 1 tính trạng (túm lông)
- F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 15:1
=> Tính trạng túm lông ở chân gà do 2 gen phân li độc lập quy định theo kiểu tương
tác cộng gộp, trong đó những kiểu gen có alen trội thì quy định tính trạng có túm
lông ở chân, kiểu gen lặn quy định tính trạng không có túm lông ở chân.
- Sơ đồ lai:
P:

AABB (có túm lông ở chân)

x

aabb (không có túm lông ở

chân)
F1

AaBb (có túm lông ở chân)
8


F2 :


9 (A-B-):

Có túm lông ở chân

3 (A-bb):

Có túm lông ở chân

3(aaB-):

Có túm lông ở chân

1 aabb:

Không có túm lông ở chân

Ví dụ 5. Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng, người ta thu được toàn bộ cây F 1 có
hoa màu trắng. Cho F1 giao phấn với hai cây khác cùng có hoa màu trắng, được đời
con phân li như sau:
Phép lai với cây thứ nhất: 701 cây hoa trắng: 102 cây hoa vàng
Phép lai với cây thứ hai: 262 cây hoa trắng: 61 cây hoa vàng
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho các phép lai.
Lời giải:
* Xét phép lai với cây thứ 2:

=

=> Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen không alen tương tác theo kiểu át chế
quy định. Đời con có 16 tổ hợp giao tử nên F 1 và cây hoa trắng thứ 2 đều dị hợp về

2 cặp gen.
+ Quy ước:
B quy định hoa vàng, b quy định hoa trắng, A át chế B và b, a không át.
Ta có:

A- B-: hoa trắng
A- bb: hoa trắng
aaB-: hoa vàng
aabb: hoa trắng

=> Kiểu gen của F1 và cây hoa trắng thứ 2 là: AaBb
+ Sơ đồ lai của cây F1 với cây hoa trắng thứ 2:
F1 hoa trắng(AaBb)

x

G:

AB, Ab, aB, ab

F2-2:

9 (A-B-):

Hoa trắng

3 (A-bb):

Hoa trắng


3(aaB-):

Hoa vàng

1 aabb:

Hoa trắng

Cây hoa trắng thứ 2 (AaBb)

9


* Xét P: Vì F1 có kiểu gen AaBb nên P phải có sơ đồ lai như sau:
P:

AABB(hoa trắng)

F1 :

x

aabb(hoa trắng)

AaBb ( hoa trắng)

* Xét phép lai giữa F1 với cây hoa trắng thứ nhất:
Ta thấy đời con có các loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

=


= 8 tổ hợp giao tử = 4 x 2
=> Cây hoa trắng thứ nhất phải có kiểu gen Aabb.
Sơ đồ lai:
F1 ( hoa trắng )
G:

AaBb

x

Cây hoa trắng thứ nhất (Aabb)

AB, Ab, aB, ab

F2-1:

Ab, ab

2AaBb

hoa trắng

2Aabb

hoa trắng

1AABb

hoa trắng


1AAbb

hoa trắng

1aabb

hoa trắng

1aaBb

hoa vàng

2.1.5. Bài tập áp dụng
a. Bài tập tự luận
Bài 1. Cho phép lai sau:
P (tc):

Bí ngô quả trắng

F1 :
F1 x F1

x

Bí ngô quả xanh

100% bí ngô quả trắng
F2 :


602 bí quả trắng: 149 bí quả vàng: 49 bí quả xanh

1). Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
2). Cho cây quả xanh giao phấn với cây quả trắng ở F2 thì kết quả ở F3 sẽ như thế
nào về kiểu gen và kiểu hình?
Gợi ý:
1. F2 phân li theo tỉ lệ 12:3:1-> tính trạng màu sắc quả bí di truyền theo quy luật tương tác
át chế.
10


2. Cây quả xanh có kiểu gen aabb, cây quả trắng ở F 2 có thể có các kiểu gen sau đây:
AABB, AaBb, AaBB, AABb, AAbb, Aabb ( với giả thiết A át chế B)

Bài 2. Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ: 1 gà mào hạt
đào: 1 gà mào hình lá: 1 gà mào hoa hồng: 1 gà mào hạt đậu.
1). Xác định tính chất di truyền của hình dạng mào gà và kiểu tác động của gen đối
với sự hình thành tính trạng mào gà?
2). Cho gà mào hoa hồng thuần chủng và gà mào hạt đậu thuần chủng giao phối với
nhau thì F2 có sự phân li về kiểu hình như thế nào?
Biết rằng mào hình lá do gen lặn quy định.
Gợi ý:
Tính trạng hình dạng mào gà do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định, trong đó:
- Nếu trong kiểu gen có 2 gen trội không alen (ví dụ: A và B) thì mào hạt đào.
- Nếu trong kiểu gen chỉ có A mà không có B: mào hoa hồng.
- Nếu trong kiểu gen chỉ có B mà không có A: mào hạt đậu
- Nêu trong kiểu gen không có alen trội: mào hình lá.

Bài 3. Khi lai hai thứ cây đều thuần chủng quả nhọn và quả hình tam giác được F 1
đều có quả hình tam giác. Cho F 1 tiếp tục giao phấn với nhau được F 2 có 751 quả

tam giác và 49 quả nhọn.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Cho cây quả nhọn giao phấn với cây F1 thì kết quả sẽ như thế nào về kiểu gen
và kiểu hình?
Gợi ý:
1. P: AABB x aabb
2. Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb:1aaBb:1aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây có quả hình tam giác: 1 cây quả nhọn

Bài 4. Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng
hợp lặn) được 48 chuột con lông xám nâu, 99 chuột con lông trắng và 51 chuột con
lông đen.
1. Quy luật tác động nào của gen đã chi phối sự hình thành màu lông chuột?
2. Cho chuột lông đen và chuột lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau
được F1 toàn chuột lông xám nâu. Cho chuột F 1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự
phân li kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
11


Gợi ý:
1. Quy luật tương tác giữa 2 gen không alen.
2. F2: 9 chuột lông xám nâu: 3 chuột lông đen: 4 chuột lông trắng.

Bài 5. Theo dõi sự di truyền màu lông ở gà người ta thu được những kết quả như
sau:
- P1: Gà lông đen

x

gà lông trắng


F1-1: 49 gà lông đen, 52 gà lông trắng
- P2: Gà lông đen x gà lông đen
F1-2: 101 gà lông đen: 29 gà lông trắng
- P3: Gà lông trắng x gà lông trắng (toàn mang gen lặn)
F1-3: 98 gà lông trắng: 28 gà lông đen
1. Màu lông của gà bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?
2. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 của 3 phép lai trên.
Gợi ý:
1. Tác động chế của gen trội này đối với loại gen trội khác ( ví dụ: A át B)
2. P1: aaBb x aabb, P2: aaBb x aaBb, P3: AaBb x aabb

Bài 6. Sự có mặt của 1 gen trội làm tăng chiều dài tai thỏ 5 cm. Thỏ có kiểu gen
aabb thì tai dài 10 cm. Chiều dài tai thỏ bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen phân li
độc lập.
1. P có kiểu gen và chiều dài tai bằng bao nhiêu để F1 có chiều dài tai là 20 cm?
2. Cho F1 nói trên lai với nhau thì kết quả về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Gợi ý:
1. P: AABB (30 cm) x aabb (10 cm)
P: AAbb (20 cm) x aaBB (20 cm)
P: AAbb (20 cm) x AAbb (20 cm)
P: aaBB (20 cm) x aaBB (20 cm)
2. - F1-1:
F2-1:

AaBb x AaBb
(30 cm) ,

(25 cm),


(20 cm),

(15 cm),

(10

cm)
- F1-2:
F2-2:

AaBb x AAbb (hoặc aaBB)
(25 cm),

(20 cm),

(15 cm)

12


- F1-3:

AAbb x AAbb (hoặc aaBB x aaBB)

F2-3:

100% (20 cm)

- F1-4:


AAbb x aaBB

F2-4:

100% (20 cm)

Bài 7. Trong 1 phép lai người ta thu được tỉ lệ 3 con lông đen: 4 con lông xám: 1
con lông nâu. Cho 2 con lông xám ở F 1 nói trên tiếp tục giao phối với nhau thì F 2
có tỉ lệ 1 con lông đen: 2 con lông xám: 1 con lông nâu.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Cho các con lông đen và lông nâu ở F 1 giao phối với nhau thì kết quả của phép
lai sẽ như thế nào ở F2?
Gợi ý:
1. P: AaBb x Aabb ( hoặc aaBb)
2. F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 1 con lông đen: 2 con lông xám: 1 con lông nâu
F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1 Aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 1 con lông xám: 1 con lông đen

Bài 8. Lai các thỏ đực lông đen với thỏ cái lông trắng người ta thu được F 1 gồm 15
thỏ lông đen và 14 thỏ lông xám. Lai các thỏ lông xám F 1 với nhau người ta thu
được F2 gồm 26 thỏ lông xám, 9 thỏ lông đen và 12 thỏ lông trắng. Hãy xác định
quy luật di truyền màu lông thỏ và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Gợi ý:
- Phép lai 1 tính trạng (màu lông thỏ)
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2

9: 3:4

=> Tính trạng màu lông di truyền theo kiểu tương tác át chế, trong đó aa át chế cho kiểu

gen quy định màu trắng:
A-B-: lông xám
A-bb: Lông đen
Lông trắng
aaBaabb
=> P: ♂ lông đen AAbb
F1 x F1: AaBb

x

(lông xám)

♀lông trắng aaBb
x

AaBb (lông xám)

13


Bài 9. Cho 2 cơ thể P thuần chủng lai với nhau được F 1. Cho F1 lần lượt giao phối
với các cá thể khác thu được kết quả như sau:
- F1 lai với cá thể thứ nhất được F2 có 75% số cá thể lông trắng: 12,5% số cá thể
lông hung: 12,5% số cá thể lông xám.
- F1 lai với cá thể thứ 2 được F2 có 50% số cá thể lông trắng: 37,5% số cá thể lông
hung: 12,5% số cá thể lông xám.
- F1 lai với cá thể thứ 3 được F2 có 75% số cá thể lông trắng: 18,5% số cá thể lông
hung: 6,25% số cá thể lông xám.
Biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xác định quy
luật di truyền chi phối tính trạng và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.

Gợi ý:
- Dựa vào phép lai giữa F1 với cây thứ 3, đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình 12:3:1 suy ra:
+ Hai cơ thể đem lai phải dị hợp 2 cặp gen không alen.
+ Màu lông là kết quả của sự tương tác giữa 2 gen không alen theo kiểu át chế trội.
Trong đó A-B- và A-bb quy định lông trắng, aaB- quy định lông hung, aabb quy định lông
xám.
- Kiểu gen của các cây đem lai với F1:
+ Cây thứ nhất: Aabb
+ Cây thứ hai: aaBb
+ Cây thứ ba: AaBb

Bài 10. Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 2 cặp gen không
alen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Mỗi gen trội làm cho cây giảm bớt 5 cm chiều
cao. Cây cao nhất là 120 cm.
1. Xác định quy luật di truyền chi phối và giải thích sự hình thành mỗi loại kiểu
hình có thể có và chiều cao ở mỗi loài thực vật nói trên.
2. Để F1 đều có chiều cao là 110 cm thì phải chọn các cây P có kiểu gen và kiểu
hình như thế nào?
3. Cho 2 cây F1 được tạo ra từ 1 trong các phép lai nói trên giao phấn với nhau thu
được F2, trong đó có 1 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ 6,25%. Viết sơ đồ lai.
Gợi ý:

14


1. Tính trạng chiều cao cây di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp giữa 2 gen không alen,
mỗi gen trội làm chiều cao cây bớt đi 5 cm. Cây cao nhất có kiểu gen lặn về tất cả các
alen: aabb, chiều cao 120 cm; cây thấp nhất đồng hợp trội: AABB, chiều cao 100 cm.
2. F1 cao 110 cm=> F1 mang 2 gen trội (AAbb, aaBB, AaBb) nên P có thể có 4 phép lai
3. F2 có 1 loại kiểu hình chiếm 6,15%=


chứng tỏ F2 có 16 tổ hợp kiểu gen=> các

cây F2 đem lai đều dị hợp 2 cặp gen: AaBb, cao 110 cm.

b. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng
với nhau, F1 được toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết
rằng các gen quy định các tính trạng trên nằm trên NST thường. Tính trạng trên
chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu:
A. Át chế hoặc cộng gộp B. Át chế hoặc bổ trợ

C. Bổ trợ

D. Cộng gộp

Câu 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) thuần chủng có màu hoa trắng và hoa đỏ thu
được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn thu được F2 có các loại kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ: 6 cây hoa màu vàng: 1 cây hoa màu trắng.
Chọn ngẫu nhiên 2 cây có hoa màu đỏ ở F2 giao phấn với nhau. Cho biết không có
đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng ở F3 là:
A.

B.

C.

D.

Câu 3. Một quần thể thực vật thế hệ F 2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa

có màu đỏ: 7/16 hoa có màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa có màu đỏ đem tự
thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao
nhiêu?
A.

B.

C.

D.

Câu 4. Ở ngô có 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau cùng quy định chiều cao
của cây, mỗi gen có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Cứ mỗi cặp gen có alen trội sẽ làm
cho chiều cao của cây giảm đi 5 cm. Kiểu gen của cây thấp nhất là:
A. AaBbDd

B. Aabbcc

C. aabbdd

D. aaBBDD

15


Câu 5. Ở 1 loài thực vật, chiều cao của cây do 5 cặp gen không alen tác động cộp
gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao của cây tăng lên thêm 5 cm. Lai cây
cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất được F 1 có chiều cao trung bình,
sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung
bình ở F2 là:

A. 180 cm và

B. 185 cm và

C. 185 cm và

D.185 cm và
Câu 6. Lai giữa 2 cây thuần chủng thân cao với thân thấp thu được F 1 đều là cây
thân cao. Cho F1 lai với 1 cây khác, F2 thu được 62,5% cây thân cao: 37,5% cây
thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1

B. Tương tác át chế kiểu 12:3:1

C. Tương tác bổ trợ kiểu 9:7

D. Tương tác át chế kiểu 13:3

Câu 7. Ở 1 loài đậu, màu hoa đỏ do gen B quy định, A át chế sự biểu hiện của gen
B và cho kiểu hình hoa trắng, a không có khả năng át, b quy định kiểu hình hoa
vàng. Lai giữa 2 cây đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F 1 toàn
đậu trắng dị hợp tử. Cho F1 lai với 1 thứ đậu khác, F2 thu được kết quả 80 cây đậu
hoa trắng, 60 cây đậu hoa đỏ và 20 cây đậu hoa vàng. Nếu cho F 1 giao phấn thì kết
quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính như thế nào?
A. Aabb x aaBB. Aabb hoặc aaBb; 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng
B. AABB x Aabb. Aabb; 9 trắng: 6 đỏ: 1 vàng
C. AABB x aabb. Aabb hoặc aaBb; 9 trắng: 6 đỏ: 1 vàng
D. Aabb x aaBB. aaBb; 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng
Câu 8. Ở ngô, tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập
(A,a; B,b; D,d) quy định. Cứ mỗi alen trội có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây

thấp đi 15 cm. Cây cao nhất có chiều cao 180 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất
và cây thấp nhất thì cây lai thu được sẽ có chiều cao:
A. 135 cm

B. 165 cm

C. 150 cm

D. 90 cm

16


Câu 9. Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 2 cặp gen không
alen (A, a) và (B, b). Cho cây F1 thân cao lai với 1 cây thân thấp được F2 phân li
theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:
A. AaBb x Aabb

B. AaBb x aabb

C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb

Câu 10. Ở ngô tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập quy
định. Cứ mỗi alen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho chiều cao của cây giảm
đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và
cây thấp nhất thu được cây lai có chiều cao là:
A. 120 cm

B. 140 cm


C. 160 cm

D. 150 cm

Câu 11. Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 cặp gen không alen quy định. Cho ngô
hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 721 hạt trắng, 483 hạt vàng, 80
hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng đồng hợp về cả 2 cặp gen trong tổng số hạt
trắng ở F1 là:
A.

B.

C.

D.

Câu 12. Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác
với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả 2 loại gen trội A và B thì cho kiểu hình
hoa đỏ, nếu chỉ có 1 loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu
hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có kiểu hình hoa trắng thuần chủng với nhau được F 1
toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về 2 cặp
gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, tỉ lệ
phân li kiểu hình ở Fa là:
A. 9 cây hoa trắng: 7 cây hoa đỏ

B. 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng

C. 1 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ

D. 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ.


Câu 13. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho
thỏ F1 lai với nhau được F2. Trong số thỏ lông trắng ở F2, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ
thỏ lông trắng đồng hợp:

17


A.

B.

C.

D.

Câu 14. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho
thỏ F1 lai phân tích. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình thỏ lông trắng xuất hiện ở
Fa là:
A.

B.

C.

D.


Câu 15. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho
thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu
được ở F2 là:
A.

B.

C.

D.

Câu 16. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho
thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thỏ lông trắng thuần chủng
thu được ở F2 chiếm:
A.

B.

C.

D.

Câu 17. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động đồng thời của 2 gen trội không
alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động này thì hoa có màu trắng. Xác định tỉ

lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.
A. 3 đỏ: 5 trắng

B. 1 đỏ: 3 trắng

C. 5 đỏ: 3 trắng

D. 3 đỏ: 1 trắng

Câu 18. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu gen
quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết các

18


gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện
tượng di truyền:
A. Tác động cộng gộp

B. Trội không hoàn toàn

C. Tác động át chế

D. Tác động bổ trợ

Câu 19. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu gen
quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết các
gen phân li độc lập trong quá trình di truyền.Cho F 1 giao phấn với cây hoa trắng
được thế hệ sau phân tính theo tỉ lệ 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa trắng. Kiểu
gen của cây hoa trắng đem lai với F1 là:

A. Aabb hoặc aaBb

B. Aabb hoặc AaBB

C. aaBb hoặc AABb

D. AaBB hoặc AABb

Câu 20. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu gen
quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết các
gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 cây hoa thuộc thế hệ F 2,
phép lai nào cho tỉ lệ phân tính 3 cây hoa màu trắng: 1 cây hoa màu đỏ?
A. Aabb x aaBb

B. Aabb x Aabb

C. AaBB x AaBB

D. aaBb x aaBb

Câu 21. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu gen
quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu lông đen
khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sẽ
cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính
trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng di truyền:
A. Tác động cộng gộp

B. Trội không hoàn toàn

C. Tác động át chế


D. Tác động bổ trợ

Câu 22. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu gen
quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu lông đen
khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sẽ
cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Cho lai
giữa ngựa lông xám và ngựa lông đen thuộc thế hệ F 2, phép lai nào sẽ cho tỉ lệ phân
tính 2 ngựa lông xám: 1 ngựa lông đen: 1 ngựa lông hung?
A. AaBb x Aabb

B. Aabb x aaBb

C. AaBB x AaBB

D. aaBb x aaBb
19


Câu 23. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu gen
quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu lông đen
khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sẽ
cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Cho F 1
có kiểu gen AaBb lai với ngựa lông đen được thế hệ sau gồm 24 ngựa lông xám: 18
ngựa lông đen: 6 ngựa lông hung. Kiểu gen của ngựa đen đem lai với ngựa F1 là:
A. Aabb

B. AaBb

C. aaBB


D. aaBb

Câu 24. Ở 1 loài thực vật. cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa
trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho
cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P) thu được đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra,
sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết
luận màu sắc hoa của loài trên do:
A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn
C. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung quy định.
D. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Câu 25. Khi lai phân tích về 1 cặp tính trạng, kết quả thu được tỉ lệ phân tính về
kiểu hình là 1:1:1:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền:
A. Phân tính

B. Tương tác át chế

C. Tương tác cộng gộp

D. Tương tác bổ trợ

Câu 26. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1
đều có quả dẹt. Cho bí F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả
dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền:
A. Phân li độc lập

B. Liên kết gen


C. Tương tác bổ sung

D. Trội không hoàn toàn.

Câu 27. Lai hai giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau,
người ta thu được F1 có quả dẹt và F2 phân li theo tỉ lệ 136 dẹt: 91 tròn: 15 dài. Phép
lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ phân li xấp xỉ là:
A. 1 tròn: 2 dẹt: 1 dài

B. 3 dẹt: 1 dài
20


C. 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài

D. 3 tròn: 3 dẹt: 1 dài: 1 bầu

Câu 28. Ở gà, gen trội (B) quy định sự hình thành sắc tố của lông, gen lặn (b)
không có khả năng này. Gen trội (A) không quy định sự hình thành sắc tố của lông
nhưng có tác dụng át chế hoạt động của gen B, gen lặn (a) không có khả năng át
chế. Lai gà lông trắng với nhau được F1 toàn gà lông trắng. F2 phân li như thế nào?
A. 9 gà lông trắng:7 gà lông nâu
B. 9 gà lông trắng:6 gà lông đốm:1 gà lông nâu
C. 13 gà lông trắng: 3 gà lông nâu
D. 15 gà lông trắng: 1 gà lông nâu.
Câu 29. P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau
được F1. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó mỗi loại gen trội xác định
kiểu hình riêng biệt thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 9:3:3:1


B. 9:6:1

C. 9:7

D. 9:3:4

Câu 30. Ở một loài động vật, biết rằng màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện
môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần
chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. F1 giao phối
với nhau được F2 có tỉ lệ 13 lông trắng: 3 lông màu. Cho F 1 giao phối với cá thể
lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con:
A. 1 con lông trắng: 1 con lông màu

B. 1 con lông trắng: 3 con lông màu

C. 5 con lông trắng: 3 con lông màu

D. 3 con lông trắng: 1 con lông màu

Câu 31. Ở một loài thực vật lưỡng bội, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a
quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2 alen
(B, b) nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có B thì hoa có màu,
khi trong kiểu gen không có B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn
giữa 2 cây hoa đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra. Tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con:
A. 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa tím: 4 cây hoa trắng.
B. 12 cây hoa tím: 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
C. 12 cây hoa đỏ: 3 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng.
D. 9 cây hoa đỏ: 4 cây hoa tím: 3 cây hoa trắng.
21



Câu 32. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó đồng hợp lặn át chế các gen
trội và lặn không alen cho F2 có tỉ lệ kiểu hình:
A. 12:3:1

B. 9:3:4

C. 13:3

D. 9:7

Câu 33. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó mỗi kiểu gen có 1 loại gen
trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng 1 loại kiểu hình thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 13:3

B. 9:3:4

C. 9:6:1

D. 9:7

Câu 34. Một loài thực vật, nếu có cả 2 loại gen trội A và B trong cùng một kiểu gen
thì cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác cho màu hoa trắng. Lai phân tích cá thể có 2
cặp gen dị hợp thì kết quả phân tính ở F2 là:
A. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng

B. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng


D. 100% hoa đỏ.

Câu 35. Cho cơ thể F1 thực hiện các phép lai thu được kết quả như sau:
- Phép lai thứ nhất thu được 75% cây cao: 25% cây thấp
- Phép lai thứ hai thu được 43,75% cây cao: 56,25% cây thấp
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp.
B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác kiểu bổ sung.
C. Có 3 dòng thuần về tính trạng cây cao.
D. Cây F1 và cây lai thứ 2 đều dị hợp về 2 cặp gen.
Câu 36. Cho cây hoa trắng lai phân tích, đời con F a có 25% cây hoa đỏ: 50% cây
hoa trắng: 25% cây hoa vàng. Nếu tiếp tục cho tất cả các cây hoa trắng ở đời con F a
tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng ở đời tiếp theo là bao nhiêu?
A. 25%

B. 37,5%

C. 75%

D. 100%

Câu 37. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất:
A. Tác động cộng gộp

B. Tác động át chế giữa các gen không alen

C. Tác động đa hiệu

D. Tương tác bổ trợ giữa 2 alen trội


Câu 38. Ở 1 giống cà chua, 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau tác động
tích lũy lên sự hình thành tính trạng quả. Cây aabb có quả bé nhất và khối lượng là
30 gram. Cứ có 1 alen trội làm quả nặng thêm 5 gram. Xét các kiểu gen sau:
(1)AaBB, (2)AaBb, (3)aaBB, (4)Aabb, (5)Aabb. Cây cho quả nặng 40 gram là:
22


A. 1,2,3

B. 2,3,4

C. 3,4,5

D. 1,2,3,4,5

Câu 39. Ở chó 2 cặp gen quy định màu lông trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
Khi kiểu gen có 2 gen trội A và B thì lông đen, chỉ có A thì lông đỏ, chỉ có B thì
lông nâu, kiểu gen đồng hợp lặn quy định lông vàng. Tính trạng màu lông di truyền
theo quy luật:
A. Trội hoàn toàn

B. Tương tác cộng gộp

C. Tương tác bổ sung

D. Gen đa hiệu

Câu 40. Ở 1 loài thực vật, 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tác động cộng gộp
lên sự hình thành chiều cao cây. Mỗi gen có 2 alen. Cây aabb có chiều cao 100 cm.

Cứ 1 alen trội làm cây cao thêm 10 cm. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cây cao 140 cm có kiểu gen AABB
B. Có 4 kiểu gen quy định cây cao 120 cm
C. Có 2 kiểu gen quy định cây cao 110 cm
D. Cây cao 130 cm có kiểu gen AAAb hoặc AaBB.
Câu 41. Ở 1 loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của gen A và
B theo sơ đồ:
Gen A

Gen B

Enzym A

Enzym B

Chất trắng 1

Chất vàng

Chất đỏ

Gen a và b không tạo được enzym, 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho
cây AaBb tự thụ phấn thì F1 là:
A. 12 đỏ, 3 vàng, 1 trắng

B. 9 đỏ, 6 vàng, 1 trắng

C. 9 đỏ, 3 vàng, 4 trắng

D. 9 đỏ,3 trắng, 4 vàng


Câu 42. Ở 1 loài động vật, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen thì
lông đỏ, thiếu 1 trong 2 alen trội thì lông màu vàng, kiểu gen aabb quy định lông
trắng. Cho 2 cá thể lông vàng giao phối với nhau tất cả các cá thể ở đời con đều
lông đỏ. Cho các cá thể F 1 giao phối tự do được F 2. Theo lí thuyết thì ở F 2 cá thể
thuần chủng về kiểu hình lông vàng chiếm tỉ lệ:
23


A. 0%

B. 25%

C. 12,5%

D. 18,75%

Câu 43. Ở bí ngô, A-B- cho quả dẹt, A-bb hoặc aaB- cho quả tròn, aabb cho quả
dài. Phép lai nào sau đây ở đời con có tỉ lệ 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài?
A. AABb x aaBb

B. AABb x Aabb

C. AaBb x aaBb

D. AaBb x AaBB

Câu 44. Cho cây hoa trắng lai với thể đồng hợp lặn tất cả các gen được F 1 có 25%
hoa đỏ: 75% hoa trắng. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cây hoa trắng đem lai giảm phân cho 4 loại giao tử

B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
C. Ở đời con chỉ có 4 kiểu tổ hợp giao tử
D. Cơ thể đồng hợp lặn đem lai có kiểu hình hoa trắng
Câu 45. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, F 1 có 9 hoa đỏ: 6 hoa vàng: 1 hoa trắng. Tính
trạng di truyền theo quy luật:
A. Tương tác át chế

B. Tương tác bổ sung

C. Tương tác cộng gộp

D. liên kết gen

Câu 46. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 3
cây hoa hồng và 1 cây hoa trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
A. Át chế

B. Bổ sung

C. Cộng gộp

D. phân li độc lập, trội hoàn toàn.

Câu 47. Cho bí quả tròn lai với nhau được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn,
F2 có 56,25% dẹt: 37,5% tròn: 6,25% dài. Tính trạng di truyền theo quy luật:
A. Trội hoàn toàn

B. Trội không hoàn toàn

C. Tương tác át chế


D. Tương tác bổ sung.

Câu 48. Một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa cần có sự tác động của 2
gen không alen A và B theo sơ đồ sau:

Chất trắng 1

Gen A

Gen B

Enzym A

Enzym B

Chất trắng 2

Chất đỏ
24


Gen a và b không có khả năng đó, 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho
cây AaBb tự thụ phấn được F 1. Trong số các cây hoa đỏ F 1, cây thuần chủng chiếm
tỉ lệ:
A. ¼

B. 1/9

C. 1/8


D. 1/16.

Câu 49. Màu hoa của 2 loài thực vật có 3 màu: đỏ, vàng, trắng. Để xác định quy
luật di truyền chi phối tính trạng trên, người ta tiến hành phép lai thu được kết quả
sau:
Kiểu hình bố mẹ
Đỏ x trắng

Kiểu hình đời con
25% đỏ: 50% vàng: 25%

Đỏ x đỏ

trắng
56,25% đỏ: 37,5% vàng:

6,25% trắng
Vàng x vàng
25% trắng: 75% vàng
Tính trạng màu hoa ở trên di truyền theo quy luật:
A. Tương tác cộng gộp

B. Trội không hoàn toàn

C. Bổ sung

D. Trội hoàn toàn

Câu 50. Cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏ được F 1 toàn lông đỏ.

Cho F1 giao phối tự do, F2 có 56,25% lông đỏ: 37,5% lông đen: 6,25% lông trắng.
Nếu cho các cá thể lông trắng F2 giao phối tự do thì theo lí thuyết, số cá thể lông
trắng F3 chiếm tỉ lệ:
A. 25%

B. 50%

C. 100%

D. 37,5%

Đáp án
Câu
1-10
11-20
21-

1
C
D
C

2
B
D
B

3
A
B

D

4
A
A
C

5
C
C
D

30
31-

A

B

D

A

A

40
41-

C


C

C

B

B

6
D
A
C

B

7
D
A
C

8
A
D
C

9
A
A
A


10
D
A
A

A

B

C

B

D

B

C

C

50

25


×