Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THỦY
TRƢỜNG TIỂU HỌC GIAO NHÂN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH
ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 4

Tác giả

: VŨ THỊ THUỶ

Trình độ chuyên môn : Cao đẳng Sƣ phạm
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trƣờng Tiểu học Giao Nhân
Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Giao Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2015

-

1


1.Tên sáng kiến:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH


ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 4
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Häc sinh líp 4
3.Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 20/8/2014 đến tháng 20/5/2015
4.Tác giả
Họ và tên: Vũ Thị Thủy
Năm sinh: 22/11/1976
Nơi thường trú: Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định

Trình độ chuyên môn:
Chức vụ công tác:

Cao đẳng Sư phạm

Giáo viên

Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Nhân

Điện thoại: 01234684412
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Giao Nhân - Giao Thủy - Nam Định
Địa chỉ: Giao Nhân - Giao Thủy - Nam Định

Điện thoại: 0988653877

-

2



BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH
ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 4
I-ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Đã từ lâu môn Ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng được đưa
và giảng dạy tại các trường Tiểu học. Việc giảng dạy theo bộ sách giáo khoa đã
có từ hàng chục năm nay. Phương pháp giảng dạy các đơn vị bài học trong bộ
sách giáo khoa đó đã được mặc nhiên thừa nhận và truyền từ giáo viên này sang
giáo viên khác thông qua việc học tập, thực tập khi còn là sinh viên ở các trường
sư phạm hoặc khi dự giờ, dự chuyên đề của đồng nghiệp khi đã trở thành giáo
viên ở các trường Tiểu học. Quá trình giảng dạy diễn ra nhiều năm nhưng giáo
viên cũng ít có điều kiện để thay đổi cách dạy của mình do những hạn chế về
nhiều mặt như: hệ thống kênh hình, kênh tiếng trong sách giáo khoa, những
thông tin trong sách đã cũ không gây được hứng thú cho học sinh, ... Để khắc
phục được những hạn chế đó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức và
trí óc vào việc bổ sung thông tin, tạo kênh hình, kênh tiếng, biên soạn và tổ chức
các hoạt động của học sinh để đảm bảo cho việc giảng dạy có hiệu quả tích cực.
Để đạt được những mục tiêu trên người giáo viên cần phải quán triệt sâu
sắc các phương pháp dạy học mới, đặc biệt chú ý đến những phương pháp dạy
học thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, tạo sự hứng thú đối với môn học ở
học sinh. Một giờ học ngoại ngữ đạt hiệu qủa có thể do nhiều yếu tố trong đó
việc áp dụng các hình thức tổ chức luyện tập trên lớp đóng vai trò rất quan
trọng. Việc lựa chọn cách làm việc trên lớp phụ thuộc vào từng nhiệm vụ và
mục đích cụ thể của các hoạt động. Tuy nhiên, để có thể áp dụng và phối hợp có
hiệu quả các hình thức học tập và luyện tập trên lớp, người giáo viên cần hiểu rõ
những điểm mạnh và những hạn chế của từng hình thức tổ chức.
II- MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến:
Việc thay sách giáo khoa mới đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng
trong công tác giảng dạy và học tập trong các nhà trường. Đặc biệt từ năm học

2011-2012 trường tôi đã được các cấp Giáo dục quan tâm và được dạy thử
nghiệm sách mới với các em từ lớp 3. Để giờ dạy có hiệu quả đòi hỏi người giáo
viên phải tập trung nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu sách giáo khoa, các
tài liệu tham khảo, chuẩn bị đồ dùng dạy học… sao cho có thể tổ chức tốt các
hoạt động học tập của học sinh trong giờ học theo phương châm học sinh chủ
động trong việc tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với khối
-

3


lượng công việc khổng lồ đó lại cần phải hoàn thành trong một thời gian hạn chế
do phân phối chương trình sách giáo khoa đã định sẵn nếu chúng ta vẫn làm theo
cách thủ công thì quả là khó khăn. Từ thực tế tôi được phân công giảng dạy
tiếng Anh chương trình sách giáo khoa mới. Các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ
cho việc giảng dạy hầu như không có gì ngoài chiếc đài cassette và sách giáo
khoa. Qua nghiên cứu sách giáo khoa tôi thấy hệ thông kênh hình trong đó tuy
rất phong phú và đẹp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, phù hợp với mục đích tổ
chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp theo từng tiết học cụ thể. Cải tiến
hệ thống kênh hình cho phù hợp với tiết dạy tốn rất nhiều thời gian và cả kinh
phí. Thông qua việc dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp, tôi thấy ở các bộ môn
khác các giáo viên có thể vẽ hình lên tấm phim trong rồi sử dụng đèn chiếu
(Overhead Projector ) để chiếu lên phông cho học sinh xem và luyện tập. Từ
đó tôi nảy sinh ra ý định sử dụng đèn chiếu vào các giờ dạy tiếng Anh. Và để
giải quyết vấn đề kênh hình tôi đã khai thác một số phần mềm của máy vi tính ,
máy ảnh kỹ thuật số để có thể tạo ra các hình vẽ, ảnh phù hợp với từng bài dạy,
từng đối tượng học sinh . Toàn bộ việc thiết kế bài giảng cho từng tiết dạy được
thực hiện trên máy vi tính giúp cho tôi dễ dàng thay đổi các hoạt động học tập
của học sinh một cách nhanh chóng, tiết kiệm.
Qua hơn một năm sử dụng phần mềm Paint, công cụ vẽ Drawing & thư

viện ảnh Clip Art của office 97 vào việc thiết lập kênh hình vào hoạt động dạy,
kết hợp với việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm sử lý ảnh ACD see
5.0, tôi có thể sử dụng triệt để kênh hình trong sách giáo khoa khi soạn giảng
trên Microsoft PowerPoint. Điều này tạo nên không khí học tập sôi nổi, tích
cực, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức ngay trên lớp.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Như đã trình bày ở trên, việc thiết kế bài dạy sách giáo khoa tiếng Anh
mới đòi hỏi giáo viên phải đổi mới hoàn toàn về phương pháp giảng dạy. Giáo
viên phải dành nhiều thời gian, công sức trong việc chuẩn bị nội dung cũng như
chuẩn bị đồ dùng dạy học để tổ chức giờ dạy có hiệu quả.
Tôi xin trình bày giải pháp giúp giáo viên không hao tốn nhiều thời gian
và kinh phí trong việc chuẩn bị giáo cụ trực quan phục vụ cho các tiết dạy mà tôi
đã áp dụng để minh hoạ cho các vấn đề nêu trên.
+ Tạo tranh ảnh và lưu giữ trong Microsoft Word trên máy vi tính qua
việc kết hợp phần mềm Paint, công cụ Drawing & thư viện ảnh Clip Art, hay
sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm xử lý ảnh ACD see 5.0.
+ Giáo viên có thể dễ dàng soạn giảng trên PowerPoint, hoặc in ảnh ra
phim trong khi sử dụng đèn chiếu.

-

4


Tuỳ theo yêu cầu của mỗi đơn vị bài học giáo viên có thể thay đổi cách
thức giới thiệu tranh, ảnh và cho học sinh luyện tập, đưa ra các loại hình bài tập ,
trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các tranh vẽ, sử dụng máy chiếu trên lớp học hay
trình diễn trên PowerPoint giúp giáo viên và học sinh không phải phụ thuộc vào
sách giáo khoa. Hơn nữa, học sinh chủ động tiếp thu bài mới, tự khám phá ra sự

khác nhau so với tranh trong sách giáo khoa tạo ra động lực giúp học sinh yêu
thích môn học, tích cực xây dựng bài trên lớp, chăm chỉ ôn và làm bài tập ở nhà
hơn qua các bước như sau:
* Bước 1:
- Tạo tranh qua việc kết hợp phần mềm Paint, công cụ Drawing & thư viện
ảnh Clip Art
- Tạo ảnh qua việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm sử lý ảnh
ACD see 5.0 .
* Bước 2: Thiết kế các loại hình bài tập (có thể sử dụng trên đèn chiếu)
* Bước 3: Thiết kế bài giảng trên PowerPoint.
Tôi xin trình bày cụ thể như sau:
Ví dụ : Đối với sách giáo khoa tiếng Anh 4, tôi đã sử dụng máy ảnh kỹ
thuật số và webcam chụp khoảng trên 150 ảnh, sau đó tôi sử dụng phần mềm
ACD see 5.0 để xử lý ảnh và lưu giữ trong Microsoft Word theo từng đơn vị
bài học tiện cho việc sử dụng chúng trong khi soạn giảng từng tiết học:
Unit 1: 6 ảnh

Unit 11: 6 ảnh

Review 1: 6 ảnh

Unit 2: 5 ảnh

Unit 12: 8 ảnh

Review 2: 7 ảnh

Unit 3: 7 ảnh

Unit 13: 7 ảnh


Review 3: 6 ảnh

Unit 4: 4 ảnh

Unit 14: 6 ảnh

Review 4: 7 ảnh

Unit 5: 8 ảnh

Unit 15: 8 ảnh

Unit 6: 10 ảnh

Unit 16: 9 ảnh

Unit 7: 8 ảnh

Unit 17: 5 ảnh

Unit 8: 7 ảnh

Unit 18: 7 ảnh

Unit 9: 6 ảnh

Unit 19: 7 ảnh

Unit 10: 5 ảnh


Unit 20: 11 ảnh

Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ:

-

5


Ví dụ 1: Khi tôi thiết kế bài giảng sách giáo khoa tiếng Anh 4 Unit 6
Lesson 1 (1,2) trên PowerPoint tôi đã sử dụng ảnh trong file như sau:
Bài tập 1. Tôi cho học sinh quan sát tranh, yêu cầu các em giới thiệu nội dung
mình cảm nhận được từ bức tranh sau đó tôi hỏi các em để gợi mở đến tình
huống cần tìm hiểu trong bài là tìm địa chỉ của trường Tiểu học Trang An. Sau
đó là hoạt động của tiết học.

Tiếp tục như vậy các em được quan sát từng bức tranh với bài tập số 2 và các
hoạt động của tiết học tiếp tục được liên kết thành một phần bài học có kết hợp
nhịp nhàng giữa hoạt động giới thiệu tranh kết hợp với việc luyện đọc, nói của
học sinh.

Ví dụ 2. Unit 9 lesson 1 (1,2)

-

6


Với tiết học này tôi đã thay đổi cách giới thiệu tranh bằng cách treo tranh

có sẵn và đặt ra các câu hỏi như trong tranh các bạn có thể nhìn thấy. Sau đó gợi
mở để các em có thể thấy được vị trí của những bức tranh này có thể được đặt
(treo) ở đâu?. Và dẫn dắt vào bài là cho các em nghe nội dung băng để các em
nhấn mạnh được cách dùng từ “on” kết hợp dùng “on the wall” để trả lời câu
hỏi sử dụng từ hỏi “Where”

What are they?

They are maps
Tương tự với bài tập 2 các em được quan sát bức tranh toàn cảnh về một phòng
học có đầy đủ các thiết bị và đồ dùng cơ bản các em được sử dụng và được thấy
hàng ngày. Các em được hướng dẫn gọi tên và vị trí của từng đồ vật đó.
benches

-

desks

7


Hay có thể kết hợp mở rộng với một số đồ dùng có tại lớp học và ở nhà của các
em để các em có thể luyện tập thêm nhằm đem lại hiệu quả của tiết học này.

Kết hợp với việc cài đặt âm thanh từ CD – ROM tiếng Anh 4 của Sở GD
ĐT- Công ty sách & thiết bị trường học tôi cho học sinh nghe (có thể cho học
sinh nhắc lại từng câu) và nhận biết một số thông tin trong bài qua bài tập sau đó
giúp học sinh trả lời câu hỏi và luyện tập được dễ dàng hơn.
Ví dụ 3. Có thể thiết kế trò chơi trong tiết dạy tiếng Anh nhằm thu hút sự
tìm tòi học hỏi của các em dẫn đến việc kích thích học tập của các em như sau:

Trò chơi này có thể tiến hành theo 2 kiểu thiết kế:
Kiểu thứ nhất: Tôi cho các em quan sát toàn hình vẽ trong vòng khoảng 3
giây. Sau đó yêu cầu các thành viên tham gia trò chơi chọn từng câu hỏi để
người điều khiển trò chơi đưa ra hình vẽ tương ứng mà người tham gia chơi lựa
chọn để có thể gọi tên đáp mình của câu hỏi của mình. Với kiểu chơi này có thể
chỉ đến hình thứ 2 các em đã có thể tìm được từ khóa hấp dẫn của trò chơi.
Trò chơi này tôi thu được nhiều kết quả như: học sinh gọi tên bức tranh,
vị trí bức tranh, bức tranh có ở đâu hay có thể đặt ở đâu. Đặc biệt là việc đặt câu
có sử dụng nội dung tranh mình vừa trả lời ở trò chơi này.

-

8


III. Let’s play

1
2
3
4
5
6
Kiểu thứ 2: Tôi thiết kế không nổi ngay hình ảnh mà dùng hiệu ứng
“trigger” trong Powerpoint để soạn. Các em có thể tự lụa chọn cho mình câu hỏi
từ 1-9. Sau đó có thể tổ chức trên màn ảnh rộng nhằm thu hút được sự chú ý học
hỏi của các em với tiết học ngoài trời.

-


9


Ví dụ 4. Tiếng Anh thực sự hấp dẫn các em nếu tiết dạy giáo viên có thể
thường xuyên thay đổi các thiết kế bài dạy như có thể dạy các em hát, đọc
chant… như minh họa dưới đây.

Có thể nói rằng tiếng Anh ngày càng hấp dẫn các em nếu chúng ta thường
xuyên “đổi món” cho học sinh của mình theo từng đơn vị kiến thức hay từng
nội dung bài học mà không hề so đo tính toán về thời gian hay chi phí .Qua hơn
hai năm học nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm của máy vi tính và máy ảnh
kỹ thuật số tôi đã tạo ra và sử dụng tranh vẽ, ảnh kết hợp với máy chiếu
(Overhead) cho thấy 100% học sinh tập trung theo dõi và tích cực tham gia xây
dựng bài trên lớp.
III- HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI.
Nếu giáo viên sử dụng triệt để những công dụng của máy chiếu và máy
tính, cùng với việc chuẩn bị bài giảng trên vi tính giúp giáo viên tiết kiệm thời
gian ở nhà cũng như trên lớp học - học sinh hầu như không phải phụ thuộc vào
sách giáo khoa, tập trung theo dõi bài giảng hơn và được tiếp xúc với nhiều loại
hình bài tập, giáo viên không mất thì giờ vào việc trình bày bảng, có thể bao
quát, hướng dẫn các hoạt động học tập, dành nhiều thời gian cho học sinh luyện
tập.
Kết hợp một số phần mềm của máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số, tôi có
thể thiết lập được nhiều tranh phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp, tuỳ từng đối
tượng học sinh tôi có thể thay đổi cách thức giới thiệu và rèn luyện ngữ liệu của
bài học mà không phải tốn nhiều công sức, học sinh tiếp thu và khắc sâu bài mới
nhanh chóng.
-

10



Ngày nay, việc soạn giảng bằng thiết bị hiện đại (vi tính, hình ảnh động...)
không còn là điều xa lạ. Qua thời gian mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu sử dụng
một số phần mềm vi tính kết hợp với việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, tôi nhận
thấy công việc này đạt hiệu quả khá cao như sau:
+ Giúp giáo viên có thể thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới , sử dụng
phương tiện hiện đại sẵn có của nhà trường (Overhead), giảm thời gian trình bày
bảng, tiết kiệm kinh phí hơn so với việc vẽ tranh trên giấy lại có thể bảo quản dễ
dàng (chép vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để lưu).
+ Học sinh có điều kiện tiếp cận với phương tiện, phương pháp giảng dạy hiện
đại. Thông qua các tiết dạy, ngoài việc giúp các em thêm yêu thích tiếng Anh,
các em còn rất hứng thú với việc học các môn học khác như môn Mỹ thuật, Tin
học.
+ Hình ảnh, bài tập, trò chơi qua đèn chiếu được phóng to làm cho học sinh tập
trung theo dõi bài giảng, tích cực tham gia vào giờ học, dần dần tiến tới mục
đích sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu tham khảo cho các em chuẩn bị và ôn bài
ở nhà.
+ Năm học sau giáo viên không cần phải soạn lại giáo án, chỉ cần bổ sung thêm
hoặc thay đổi một số hoạt động cho phù hợp đối tượng. Do sách giáo khoa mới
được biên soạn theo hệ thống vòng tròn đồng tâm nên giáo viên có thể dễ dàng
ứng dụng hệ thống kênh hình của sách giáo khoa vào việc giảng dạy lớp trên
bằng cách sửa lại cho phù hợp.
+ Thông qua việc sử dụng phần mềm Paint, công cụ vẽ Drawing & thư viện
tranh Clip Art chúng ta dễ dàng thiết kế được những bức tranh sinh động phục
vụ cho mục đích giảng dạy.
+ Nhờ vào máy ảnh kỹ thuật số tôi có thể khai thác triệt để kênh hình trong sách
giáo khoa mới, làm cho các giờ học thêm phần phong phú, sôi động, học sinh
tiếp thu bài mới một cách tự nhiên không bị gò ép. Đặc biệt khi giáo viên có
điều kiện soạn giảng trên Microsoft PowerPoint, có phòng học tiếng riêng và

đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bắt kịp các phương pháp giảng dạy hiện đại .
+ Nhiều giáo viên có thể thực hiện được, không phải nhờ đến chuyên gia tin
học.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phần mềm máy tính
và những đánh giá cơ bản của tôi trong việc sử dụng một số phần mềm máy vi
tính kết hợp máy ảnh kỹ thuật số vào việc tạo kênh hình cho các tiết dạy sách
tiếng Anh mới. Với thời gian đưa vào sử dụng đến nay là hơn một năm học, tuy
đã gặt hái được một số thành công nhất định nhưng cũng không tránh khỏi một
số hạn chế. Để có thể phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế góp phần
nâng cao chất lượng của mỗi giờ lên lớp. Tôi xin mạnh dạn trình bày những ý
tưởng đã và đang được tôi ứng dụng vào công tác giảng dạy của mình. Tôi rất
-

11


mong nhận được sự góp ý, chỉ đạo của các đồng chí cán bộ quản lý, của bạn bè
đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện các ý tưởng của mình, tạo ra hệ thống kênh
hình, kênh tiếng có thể sử dụng phù hợp cho tất cả các tiết dạy Tiếng Anh.
IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm máy tính để
thiết kế kế hoạch giảng dạy tiếng Anh lớp 4” của tôi là không sao chép hoặc vi
phạm bản quyền.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Giao Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2015
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trường Tiểu học Giao Nhân xác nhận:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng phần
mềm máy tính để thiết kế kế hoạch giảng
dạy tiếng Anh lớp 4” của tác giả Vũ Thị
Thuỷ xếp loại xuất sắc cấp trường đủ điều
kiện dự thi cấp huyện.

-

12

Vũ Thị Thủy


Các phụ lục
1.The Grammar in use.
2.Teaching Grammar and Vocabulary.
3.Teaching English.
4.Tạp chí Thế giới trong ta.
5.Me thod of Teaching English Grammar.

-

13


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THUỶ
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thuỷ xác nhận: Sáng kiến kinh
nghiệm “Ứng dụng phần mềm máy tính để thiết kế kế hoạch giảng dạy tiếng
Anh lớp 4” của tác giả Vũ Thị Thuỷ xếp loại xuất sắc cấp huyện, đủ điều kiện

dự thi cấp tỉnh.
TRƢỞNG PHÒNG

Mai Tiến Dũng

-

14



×