Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ lốp xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 25 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non
từ lốp xe”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2014 đến ngày 01
tháng 6 năm 2015.
4. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Văn Đạt
Năm sinh: 1981
Nơi thường trú: Thị trấn Cổ Lễ - Trực Ninh – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non Thị trấn Cổ Lễ
Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Cổ Lễ - Trực Ninh – Nam Định
Điện thoại: 0947.633.140
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100%
5. Đồng tác giả (nếu có):
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường MN Thị trấn Cổ Lễ, MN Trực Trung, MN Trực Cát,
MN Trực Nội, MN Trực Thái, Trực Chính.
Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ, Xã Trung Đông; Thị trấn Cát Thành; Xã Trực Nội,
Xã Trực Thái, Trực Chính.
Điện thoại:

1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường
mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự


phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát
triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
Với tầm quan trọng như thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực
hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”. Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên
đề của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Trực Ninh đã ban hành kế hoạch kèm theo công văn số 63/PGDĐT-GDMN ngày
07 tháng 4 năm 2014 về việc triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016” nhằm
định hướng chỉ đạo cho các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện xây dựng và
triển khai thực hiện chuyên đề .
Thực hiện chuyên đề trên các nhà trường mầm non đã xây dựng kế hoạch thực
hiện chuyên đề giai đoan năm 2013-2016. Năm học 2014-2015 toàn huyện chỉ
đạo thực hiện điểm tại trường Mầm non Trực Trung, Trực Cát, Trực Nội, Trực
Thái.
Thực hiện chuyên đề nhằm mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo
dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Để
đạt được mục tiêu đó các trường mầm non, mẫu giáo cần tập trung thực hiện các
mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể: Cải thiện và tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt
động giáo dục phát triển vận động, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi...nhằm tạo môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động
phát triển vận động cho trẻ ở trường. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương
pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên mầm non. Nâng cao chất lượng GDPTVĐ
cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục: tăng cường thời lượng vận động cho trẻ,
2


tăng cường hệ thống bài tập vận động, tích hợp với các hoạt động giáo dục phát

triển: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng
đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo
giáo dục phát triển vận động cho trẻ tuổi mầm non.
Lốp cao su là một bộ phận không thể thiếu của các phương tiện giao thông
đường bộ nhưng là điều tệ hại với môi trường khi bị loại thải. Tuy nhiên, nếu có
óc sáng tạo và tình yêu con trẻ, những đồ bỏ đi ấy sẽ là thiên đường vui chơi của
trẻ em.
Những đứa trẻ sinh sống trong thành phố dù cuộc sống đã no đủ nhưng hiện
nay lại đang sống trong không gian chật hẹp. Các em sống trong các căn nhà chia
lô, ngõ phố và chủ yếu chỉ có thể chơi trên vỉa hè hoặc thậm chí ngay trong lòng
đường. Hay những trẻ sống tại những vùng nông thôn hiện nay lại đang sống trong
không gian rộng, nhưng đồ dùng đồ chơi còn hạn chế.
Ở Việt Nam, đã từ lâu các sân chơi công cộng biến mất, thay vào đấy là các
khu vui chơi phải trả tiền, và các trò chơi thiên về giải trí với máy tính hoặc chỉ
ngồi một chỗ tô tượng, câu cá để mua vui chứ không hề giúp các em vận động,
tăng trưởng cơ bắp và khả năng tương thích với môi trường.
Tại nhiều nước trên thế giới, các tổ chức xã hội và những người quan tâm tới
trẻ em đã cùng hành động về “quyền được chơi” của trẻ em. Họ tận dụng những
không gian công cộng, những đồ thừa của xã hội hiện đại như lốp xe, lò xo hệ
thống treo…để tạo ra thế giới vui chơi thần tiên của trẻ con.
Không chỉ ở những nước có kinh tế phát triển, ngay tại những nước nghèo ở
“Châu lục đen”, lốp xe loại thải và vật liệu sẵn có ở địa phương đã được các tổ
chức nhân đạo cải tạo thành “thiên đường” cho lũ trẻ nghèo.
Với trẻ em đang hình thành tâm thức, mọi đồ vật xung quanh đều có thể dễ
dàng biến thành đồ chơi, và chỉ cần tinh ý, người lớn có thể giúp các em vui chơi
lành mạnh. Như chiếc lốp xe bỗng thành xích đu, bập bênh, lâu đài… Đó sẽ là cả
một thế giới thần tiên!
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm trong
việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ lốp xe” với mục đích giúp cho cán

3


bộ quản lý, giáo viên có thể lựa chọn những cách đơn giản nhất, phù hợp nhất với
điều kiện của trường, của lớp và địa phương để đưa một số loại đồ dùng đồ chơi từ
lốp xe vào trong trường mầm non.
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
II. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trên thực tế chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu và viết về vấn
đề làm đồ dùng, đồ chơi từ lốp xe, nếu có thì trên mạng đăng tải một số cách sáng
tạo từ lốp xe, nhưng có nhiều cách chưa phù hợp với thực tế tại trường mầm non.
II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, cùng với sự tìm tòi,
nghiên cứu tôi đã lựa chọn và đưa vào sáng kiến, những kinh nghiệm làm một số
loại đồ dùng, đồ chơi mà các trường mầm non có thể áp dụng và khai thác trong
trường mầm non.
Giải pháp 1: Làm bập bênh cho trẻ từ lốp xe

Bước 1: Cưa lốp xe thành 2 phần, sau đó phun 2 lớp sơn, 1 lớp trắng bên
trong và lớp màu bên ngoài (màu sắc có thể tùy theo ý thích của mọi người).

4


Bước 2: Cưa, đóng ốc vít và phun sơn theo hình mẫu

5


Bước 3: Lồng đôi lốp xe và gắn vít miếng gỗ vào 2 đầu lốp và gắn lốp xe

với tấm ván bập bênh.

6


Bước 4: Một số mẫu bập bênh khác để tham khảo

Giải pháp 2: Làm xích đu từ lốp xe
Bước 1: Chọn lốp ô tô, sau đó dùng mũi khoan khoan lỗ lốp ô tô, và phun
và vẽ màu theo ý thích.
Bước 2: Dùng dây chão để đan kết theo những lỗ đã khoan, bắt chốt các lỗ
cố định để treo.
Bước 3: Chuẩn bị khung sắt, cột sắt được cố định trên nền bê tông hay cố
trịnh trên thân cây để treo xích đu lên, dây xích đu có thể là sắt hay dây dù không
giãn để cheo xích đu.

7


8


Giải pháp 3: Lốp xe tạo thành bộ bàn ghế cho trẻ ngồi ở góc thiên
nhiên, hay góc truyện, thơ.

9


10



Giải pháp 4: Làm chậu hoa để trồng cây và trồng hoa trang trí trong lớp, cửa
lớp và sân vườn trường.

11


12


13


Giải pháp 5: Tạo thành tháp núi cho trẻ leo trèo hay ném trúng đích.

14


Giải pháp 6: Những sáo tạo khác từ lốp xe
- Bể chơi với cát

- Bể chơi với nước, tạo hình những hình con vật, cây cối ngộ nghĩnh

15


16


17



- Chiếc ly ngộ nghĩnh

- Những chiếc giường ấm cúng cho thú cưng

18


- Con vật đáng yêu tại khu vui chơi của trẻ

19


- Những tác phẩm tạo thành từ lốp xe

- Những con vật đáng yêu từ lốp xe trong vườn trường

20


21


22


23



Khi đưa vào những sáng kiến đó vào trường mầm non đạt hiệu quả rất cao,
các nhà trường đã sáng tạo được một số loại đồ dùng đồ chơi rất đẹp và phù hợp
với lứa tuổi mầm non, được trẻ đón nhận một cách tích cực, trẻ hứng thú tham gia
vào hoạt động với những loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ lốp xe.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
III.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền-nếu có):
Do tận dụng từ những lốp xe không còn sử dụng lên góp phần bảo vệ về
môi trường, đỡ tốn kém về mặt kinh phí khi khai thác để làm ra những loại đồ
dùng, đồ chơi đó.
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền):
(Dẫn chứng các số liệu, kết quả áp dụng tại các cơ quan đơn vị làm nổi bật tác
dụng, hiệu quả của SK đã áp dụng.)
a. Giá trị làm lợi cho môi trường:
Góp phần cải tạo môi trường, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm.
b. Giá trị làm lợi an toàn lao động
Những loại đồ dùng đồ chơi, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ sử
dụng
c. Giá trị làm lợi khác
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Sáng kiến “Kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non
từ lốp xe” chưa được khai thác trong văn bản sách báo nào, không trùng với các
giải pháp của người khác đã áp dụng, mà trên thực tế qua việc tìm tòi, khám phá,
khai thác trên mạng tôi đã lựa chọn những cách làm đồ dùng đồ chơi từ lốp xe phù
hợp với lúa tuổi mầm non mà có thể khai thác và sử dụng được trong trường mầm
non.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký ghi râ hä tªn tên)

Phạm Văn Đạt
24



XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………

25


×