Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ HÌNH THÀNH CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 KHI NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ:
“SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ HÌNH THÀNH CÁC CẤP ĐỘ
KIẾN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 KHI NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP NƢỚC TA”
(THEO CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta biết: Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XI, đã đưa ra chiến lược đổi
mới căn bản, toàn diện ngành Giáo dục và Đào tạo, xác định “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục và Đào tạo theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, tức là “Đổi mới cả về nội
dung chương trình, đổi mới cả về hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học, kết hợp đánh giá cả
quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền
giáo dục phát triển”. Chỉ có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chiến lược đổi mới Giáo dục và Đào tạo
đang là vấn đề lớn được toàn xã hội quan tâm, vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần
phải thấm nhuần tư tưởng đó để không ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm cho
bản thân trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường.
Phát triển phẩm chất, năng lực của người học là nhiệm vụ quan trọng nhất của
người giáo viên trong giai đoạn hiện nay không chỉ trong quá trình soạn bài, dạy
bài mới, trong kiểm tra đánh giá, mà còn cả ở trong quá trình sử dụng các phương
tiện và thiết bị dạy học…Từ nhận thức đó, trong quá trình giảng dạy địa lý ở trường
trung học phổ thông nhiều năm, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về “Sử
dụng Atlat địa lý Việt Nam để hình thành các cấp độ kiến thức cho học sinh lớp 12
khi nghiên cứu về một số vấn đề phát triền và phân bố công nghiệp nước ta”.
Atlat được ví như là cuốn sách giáo khoa thứ 2, thể hiện đầy đủ các nội dung
kiến thức địa lý Việt Nam theo tiến trình của cuốn sách giáo khoa địa lý lớp 12.
1



Thực chất Atlat Địa Lý Việt Nam là tập hợp các bản đồ thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất,
thể hiện khá đầy đủ các nội dung về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành
kinh tế, các vùng kinh tế của đất nước, mà bản đồ là phương tiện không thể thiếu
trong quá trình giảng dạy địa lý nhất là địa lý lớp 12, vì bản đồ là phương tiện thể
hiện các nội dung một cách khái quát, rõ nhất và có tính trực quan cao, giúp học
sinh tiếp thu bài dễ dàng và hiểu bài tốt hơn lại nhớ bài lâu hơn, đồng thời rèn được
nhiều kỹ năng bộ môn cần thiết, các em biết vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề ngoài thực tiễn và tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học
sinh.Theo quyết định bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh lớp 12 sử dụng Atlat
Địa Lý Việt Nam để làm bài trong kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia tới. Nắm
bắt tinh thần đó, mỗi giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức trong Atlat Địa Lý Việt Nam ở các mức độ khác nhau là rất cần thiết, giúp các
em đón nhận kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia tới gần một cách dễ dàng và đạt
kết quả tốt nhất.
Ở nhiều trường trung học phổ thông nói chung và ở trường trung học phổ
thông Nam Trực nói riêng, nhiều học sinh lớp 12 không có hứng thú học tập môn
Địa Lý nếu như giáo viên không có biện pháp thích hợp, do đó trong quá trình học
môn Địa Lý ở lớp 12, nhiều học sinh không chuẩn bị Atlat Địa Lý Việt Nam
thường xuyên cho quá trình học, hoặc nếu có thì sử dụng còn lúng túng, hiệu quả
chưa cao. Về phía giáo viên, nhiều người còn xem nhẹ việc sử dụng Atlat Địa Lý
Việt Nam cho học sinh vào trong quá trình học bộ môn mình phụ trách, và cũng
chưa sử dụng thường xuyên Atlat Địa Lý Việt Nam vào trong quá trình giảng dạy
Địa Lý lớp12, nên hạn chế việc rèn kỹ năng chuyên biệt bộ môn cho học sinh, việc
xác định các cấp độ kiến thức cho học sinh còn chưa rõ.
Ở trường trung học phổ thông Nam Trực chưa có ai viết về sáng kiến kinh
nghiệm này. Tôi nhận thấy mình cần phải mạnh dạn viết báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm nêu trên cho các đồng nghiệp cùng trường với mình tham khảo, nhằm cải

2



thiện tình hình giảng dạy và học tập môn địa lý của nhà trường sao cho có kết quả
tốt hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam có hiệu quả trong quá trình giảng dạy của
giáo viên và trong quá trình học địa lý của học sinh, giáo viên cần phải thực hiện
tốt các giải pháp sau:
- Xác định được những đơn vị kiến thức ở từng cấp độ.
- Xác định được sự cần thiết của việc sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam cho giáo
viên trong quá trình giảng dạy và cho học sinh trong quá trình học tập địa lý.
- Biết phân loại được các ký hiệu có trong Atlat Địa Lý Việt Nam và hiểu được
ý nghĩa của từng loại ký hiệu đó. Cụ thể như sau:
I. Xác định những đơn vị kiến thức ở các cấp:
- Kiến thức ở cấp độ nhận biết: Là những kiến thức mà chúng ta coi là các
thông tin, các dữ liệu, các chỉ số để phản ánh các đặc điểm (đặc tính, tính chất), hay
tình hình phát triển, tình hình phân bố, hay xu hướng thay đổi của các đối tượng địa
lý.
- Kiến thức ở cấp độ thông hiểu: Là những kiến thức mà chúng ta coi đó là các
nguyên nhân, các điều kiện, các thế mạnh, hay là các căn cứ để tìm hiểu, để giải
thích rõ về các đặc điểm (đặc tính, tính chất), hay tình hình phát triển, tình hình
phân bố, xu hướng thay đổi của các đối tượng địa lý mà chúng ta cần tìm hiểu.
- Kiến thức ở cấp độ vận dụng thấp: Là những kiến thức được coi là các cơ sở
để chứng minh cho sự phát triển của một đối tượng địa lý nào đó, hay dùng để so
sánh giữa các đối tượng địa lý trong cùng một chủng loại, hoặc là những kiến thức
đã học ở lý thuyết dùng để giải quyết các vấn đề giản đơn ở ngoài thực tiễn,…
- Kiến thức ở cấp độ vận dụng cao: Thường là các kiến thức tổng hợp của
nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau để giải thích về sự hình thành và phát triển
cho một hay nhiều các đối tượng địa lý ở một đơn vị lãnh thổ xác định.
3



Vậy các cấp độ kiến thức cần hình thành cho học sinh lớp 12 khi nghiên cứu về vấn
đề phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta cụ thể như sau:
- Kiến thức ở cấp độ nhận biết: Là các kiến thức thể hiện các đặc điểm về cơ
cấu ngành công nghiệp, các kiến thức thể hiện sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp,
các kiến thức về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo các thành
phần kinh tế, các kiến thức về tình hình phát triển và phân bố các ngành công
nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Kiến thức ở cấp độ thông hiểu: Là các kiến thức về các nguyên nhân ảnh
hưởng tới sự hình thành nên các đặc điểm về cơ cấu ngành công nghiệp, là các kiến
thức về các nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, là các kiến thức
về các thế mạnh, hay các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Kiến thức ở cấp độ vận dụng thấp: Là các kiến thức để chứng minh sự phát
triển công nghiệp của một vùng hay của một địa phương nào đó ở nước ta, là các
kiến thức để so sánh sự phát triển công nghiệp giữa các vùng hoặc giữa các địa
phương trong nước
- Kiến thức ở cấp độ vận dụng cao: Là các kiến thức để nhận xét, đánh giá và
giải thích một cách tổng hợp về sự phát triển công nghiệp của một vùng hay của
một địa phương nào đó ở nước ta.
II. Sự cần thiết của việc sử dụng Át lát địa lý Việt Nam trong quá trình giảng
dạy và học tập địa lý của giáo viên và học sinh:
Atlat là tập hợp các bản đồ thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định, mà bản đồ là
phương tiện cần thiết không thể thiếu trong quá trình giảng dạy của giáo viên và
trong quá trình học tập môn Địa Lý của học sinh. Vì:
Đối với giáo viên:
- Atlat là phương tiện để giáo viên khai thác, tìm hiểu các kiến thức có liên
quan đến bài dạy, là phương tiện minh họa, truyền tải kiến thức rõ nhất và hiệu quả
nhất cho học sinh khi giảng bài mới.
4



- Atlat là phương tiện giúp giáo viên tìm ra những nguyên nhân để giải thích về
đặc điểm của các đối tượng địa lý và để chứng minh cho một hiện tượng địa lý ở
ngoài thực tiễn.
- Atlat là phương tiện mà dựa vào đó giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi, các
bài tập để kiểm tra những nội dung kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bộ môn cần
thiết cho học sinh.
- Atlat còn là phương tiện củng cố bài học có hiệu quả nhất và tiết kiệm được
nhiều thời gian nhất cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bài mới.
Đối với học sinh:
- Atlat là phương tiện để học sinh học tập tiếp thu kiến thức bài mới dễ nhất,
hiệu quả nhất, tránh học thuộc vẹt một cách máy móc nhàm chán, mà hiểu bài, nhớ
bài được lâu hơn.
- Atlat là phương tiện để học sinh trả lời các câu hỏi kiểm tra, các bài tập theo
yêu cầu của giáo viên
- Atlat là phương tiện để học sinh rèn luyện kỹ năng cần thiết, như là: đọc bản
đồ, hiểu bản đồ, tìm ra các mối liên hệ nhân quả để giải thích cho một đối tượng địa
lý nào đó…
- Atlat là cơ sở để học sinh tìm hiều và giải thích những vấn đề đã học ở lý
thuyết gắn liền với thực tiễn cuộc sống
Tóm lại:
Atlat là phương tiện rất có ý nghĩa, rất cần thiết cho cả giáo viên và học sinh
trong quá trình giảng dạy và học tập môn Địa Lý do nó có tác dụng tạo hứng thú
nhiều nhất cho học sinh trong quá trình học tập môn học này. Vì thế theo tôi, sử
dụng Atlat hiệu quả là điều kiện cải thiện một cách tích cực tình hình học tập môn
Địa Lý trong các nhà trường nói chung và trong trường Trung học Phổ thông Nam
Trực nói riêng.

5



III. Phân loại ký hiệu và ý nghĩa của ký hiệu của bản đồ trong Atlat Địa Lý
Việt Nam:
1. Phân loại ký hiệu trong Atlat Địa Lý Việt Nam:
Ký hiệu trong Atlat Địa Lý Việt Nam gồm:
- Ký hiệu hình học
- Ký hiệu chữ, số
- Ký hiệu tượng hình
- Ký hiệu theo đường
- Ký hiệu đường chuyển động
- Ký hiệu màu sắc.
2. Ý nghĩa của ký hiệu trong Atlat Địa Lý Việt Nam:
- Ký hiệu hình học: Cho biết vị trí phân bố của mỗi đối tượng địa lý, kích
thước của ký hiệu cho biết quy mô (số lượng) của mỗi đối tượng địa lý, kết hợp với
màu sắc để phân biệt đặc tính (tính chất,hoặc bản chất) giữa các đối tượng địa lý.
Số lượng các ký hiệu cùng loại thể hiện trên bản đồ cho biết mật độ phân bố của
từng đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định.
- Ký hiệu chữ, số: Cho biết vị trí phân bố của các đối tượng địa lý có diện tích
rất nhỏ so với tỷ lệ của bản đồ.
- Ký hiệu tượng hình: Là ký hiệu dùng các hình tượng có thật để thể hiện các
đối tượng địa lý trên bản đồ, thông qua ký hiệu cho biết vị trí của đối tượng địa lý,
qua số lượng của các ký hiệu trên bản đồ cho biết mật độ phân bố của các đối
tượng địa lý đó trên một lãnh thổ nhất định.
- Ký hiệu theo đường: Thể hiện các đối tượng địa lý có hình dạng trải dài theo
đường, qua số lượng của các loại đường cho biết mật độ phân bố của các đối tượng
địa lý trên bản đồ, các dạng đường khác nhau kết hợp với màu sắc dùng để phân
biệt bản chất giữa các đối tượng địa lý, chu vi của đường cho biết hình dạng và
không gian phân bố của mỗi đối tượng địa lý trên bản đồ.


6


- Ký hiệu đường chuyển động: Thể hiện các đối tượng địa lý có sự di chuyển
trong không gian, hướng chỉ mũi tên của ký hiệu thể hiện hướng di chuyển của mỗi
đối tượng địa lý, độ dày-mảnh, độ đậm-nhạt của ký hiệu cho biết quy mô, hay tần
suất chuyển động của mỗi đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Ký hiệu màu sắc: Dùng thể hiện các đối tượng địa lý có sự phân bố rộng lớn
theo không gian, các gam màu sắc dùng để thể hiện mật độ phân bố hay mức độ
phân bố của các đối tượng địa lý trên bản đồ.
Giáo viên chú ý:
Sau khi xác định được các nội dung quan trọng cần thiết nêu trên, tùy thuộc vào
mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cần đạt cho học sinh ở từng bài, ở từng đơn vị
kiến thức, mà xác định: cần sử dụng bản đồ nào trong Atlat Địa Lý Việt Nam để
hình thành các cấp độ kiến thức cho học sinh sao cho phù hợp và để đạt được hiệu
quả cao nhất nội dung bài học, giáo viên cần kết hợp sử dụng sách giáo khoa, liên
hệ với thực tiễn, đưa ra các tình huống và các câu hỏi gợi mở thích hợp.
IV. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013 để hình thành các cấp
độ kiến thức cho học sinh lớp 12 khi nghiên cứu về một số vấn đề phát triển và
phân bố công nghiệp nƣớc ta (theo chƣơng trình cơ bản)
1. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013 để hình thành kiến thức
ở cấp độ nhận biết:
Thường sử dụng Atlat giúp học sinh hình thành các đặc điểm về cơ cấu ngành
công nghiệp, nhận biết về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, về sự thay đổi cơ cấu
giá trị sản xuất công nghiệp theo các thành phần kinh tế, về tình hình phát triển và
phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
a. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam giúp học sinh hình thành các đặc điểm về cơ
cấu ngành công nghiệp nƣớc ta:

7



Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam

8


Giáo viên cho học sinh mở bản đồ công nghiệp chung trang 21 trong Atlat Địa
Lý Việt Nam xuất bản năm 2013, giáo viên giới thiệu mỗi hình tròn màu đỏ thể
hiện một trung tâm công nghiệp, kích thước hình tròn cho biết quy mô giá trị sản
xuất công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp với giá trị: lớn, nhỏ khác nhau,
còn mỗi loại ký hiệu hình học trong hình tròn đó thể hiện cho một ngành công
nghiệp, cụ thể như thế nào?, chúng ta nghiên cứu phần ký hiệu chung trang 3 trong
Atlat sẽ thấy rõ. Sau đó giáo viên hỏi: Căn cứ vào số lượng các ký hiệu cho các
ngành công nghiệp em cho biết cơ cấu ngành công nghiệp nước ta như thế nào?
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo các nhóm ngành ở bản đồ công nghiệp chung nêu trên và hỏi:
Dựa vào chú giải em cho biết cơ cấu ngành công nghiệp nước ta phân ra những
nhóm ngành nào?. Căn cứ vào biểu đồ thể hiện tỷ trọng giá trị của từng nhóm
ngành công nghiệp, em cho biết sự thay đổi về cơ cấu của các nhóm ngành công
nghiệp ở nước ta? Các em chú ý ở một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… có phát triển các ngành công nghiệp dựa trên lợi
thế về tài nguyên, nguyên liệu, lợi thế về lao động, về thị trường tiêu thụ không?
Cụ thể là những ngành công nghiệp nào? Hiệu quả về kinh tế và xã hội của các
ngành công nghiệp đó ra sao?
Tóm lại cơ cấu ngành công nghiệp nước có đặc điểm gì nổi bật?
Với những câu hỏi gợi ý trên học sinh dễ nhận thấy cơ cấu ngành công nghiệp
nước ta có những đặc điểm sau:
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, phân làm ba nhóm ngành: Nhóm công
nghiệp khai thác; nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; nhóm

công nghiệp chế biến.
+ Nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm (là ngành có thế mạnh phát
triển lâu dài đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển các ngành kinh tế khác) đó là công nghiệp chế biến lương thực-thực

9


phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp hóa chất-phân bón cao su, công nghiệp cơ khí và điện tử.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ nét theo
hướng: Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến; giảm tỷ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
nước.
b. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013, giúp học sinh nhận biết
về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nƣớc ta:
Giáo viên tiếp tục cho học sinh căn cứ vào bản đồ công nghiệp chung trong Át
lát, gợi hỏi: Giữa các vùng ở nước ta có số lượng các trung tâm công nghiệp như
thế nào? Kết hợp căn cứ vào gam màu sắc thể hiện tỷ lệ giá trị sản xuất công
nghiệp của các tỉnh so với cả nước giữa các vùng ở nước ta, các nội dung đó cho ta
biết hoạt động công nghiệp giữa các vùng ở nước ta như thế nào? Vậy cơ cấu lãnh
thổ công nghiệp ở nước có đặc điểm gì? Em hãy cho biết các khu vực tập trung
công nghiệp với mức độ cao, các khu vực tập trung công nghiệp với mức độ thấp?
Với câu hỏi gợi ý nêu trên học sinh dễ trả lời được cơ cấu công nghiệp theo
lãnh thổ ở nước ta có sự phân hóa rõ nét, tức là hoạt động công nghiệp chỉ tập trung
ở một số khu vực đó là khu vực Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, vùng phụ cận và
khu vực Nam Bộ, khu vực duyên hải miền Trung có mức độ tập trung công nghiệp
chưa cao, còn các khu vực trung du và miền núi tập trung công nghiệp thấp, đặc
biệt là khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.
c. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam, giúp học sinh nhận biết tình hình phát triển

công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực ở nƣớc ta:

10


11


Giáo viên cho học sinh mở bản đồ công nghiệp năng lượng trang 22 trong
Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013, giáo viên gợi ý: Căn cứ vào các chỉ số
thể hiện về sản lượng than, sản lượng dầu khai thác và sản lượng điện qua các năm
ở trên biểu đồ trong Atlat, em hãy cho biết tình hình phát triển công nghiệp khai
thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực ở nước ta? Các em chú ý ở
phần chú giải ký hiệu nào thể hiện cho công nghiệp khai thác than, ký hiệu nào thể
hiện cho công nghiệp khai thác dầu khí, cho công nghiệp thủy điện, công nghiệp
nhiệt điện, kích thước của các ký hiệu đó như thế nào, để làm gì?. Căn cứ vào ký
hiệu thể hiện cho mỗi ngành và sự xuất hiện của các ký hiệu đó trên bản đồ. Em
hãy xác định sự phân bố công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu khí,
công nghiệp thủy điện và công nghiệp nhiệt điện ở nước ta?
Với những gợi ý trên, học sinh sẽ nêu được tình hình phát triển công nghiệp
khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực ở nước ta nhìn chung đều
phát triển khá mạnh, với sản lượng đều tăng, riêng ngành công nghiệp dầu khí phát
triển còn không ổn định, tuy có biến động nhưng không đáng kể; về phân bố khai
thác than với quy mô lớn trên 1 triệu tấn có ở Quảng Ninh tại các mỏ Vàng Danh,
Hà Tu, Cẩm Phả, khai thác quy mô nhỏ dưới 1 triệu tấn có ở Quỳnh Nhai và Phú
Lương; khai thác dầu khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa các tỉnh phía Nam, với
các mỏ nổi tiếng như mỏ: Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, mỏ khí nổi tiếng như
mỏ Lan Đỏ, Lan Tây…Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở thượng lưu các
sông lớn, các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc phân bố chủ yếu ở nơi gần nguồn
nhiên liệu than, còn các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam phân bố gần nguồn nhiên

liệu dầu khí.
d. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013 giúp học sinh nhận biết
về tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến lƣơng thựcthực phẩm ở nƣớc ta:

12


13


Giáo viên cho học sinh mở bản đồ công nghiệp chế biến lương thưc-thực phẩm
trang 22 trong Atlat xuất bản năm 2013, kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa và
phần chú giải về các phân ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm trên
bản đồ. Giáo viên hỏi: em hãy cho biết các phân ngành của công nghiệp chế biến
lương thực-thực phẩm ở nước ta? Căn cứ vào ký hiệu từng ngành em cho biết cơ
cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm nước ta như thế nào? Căn
cứ vào biểu đồ thể hiện sản xuất công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm qua
các năm và biểu đồ thể hiện tỷ trọng giá trị của công nghiệp chế biến lương thưcthực phẩm so với giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ở nước ta từ năm
2000 đến năm 2007, em hãy cho biết tình hình phát triển công nghiệp chế biến
lương thực-thực phẩm ở nước ta? Căn cứ vào sự phân bố của các trung tâm công
nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm trên bản đồ, em hãy nêu nhận xét về sự
phân bố công nghiệp chế biến lương thưc-thực phẩm của nước ta?
Với những câu hỏi gợi ý nêu trên, giúp học sinh dễ nhận thấy công nghiệp chế
biến lương thực-thực phẩm ở nước ta gồm nhiều phân ngành như công nghiệp chế
biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi, công nghiệp
chế biến thủy hải sản…. Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm với cơ cấu
ngành đa dạng, phát triển mạnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của
toàn ngành công nghiệp ở nước ta và có sự phân bố rộng rãi trên khắp cả nước.
2. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013 để hình thành kiến thức
ở cấp độ thông hiểu:

Thường sử dụng kết hợp nhiều bản đồ trong Atlat Địa Lý Việt Nam để tìm
hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự hình thành nên các đặc điểm về cơ cấu
ngành công nghiệp, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lãnh thổ công
nghiệp, tìm hiểu các thế mạnh, hay các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
a. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam để tìm hiểu các nguyên nhân hình thành
nên các đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp nƣớc ta:
14


Giáo viên cho học sinh mở bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á trang 4, mở
bản đồ địa chất khoáng sản trang 8, mở bản đồ thực vật và động vật trang 12, mở
bản đồ lúa, bản đồ cây công nghiệp, bản đồ chăn nuôi trang 19, mở bản đồ thủy sản
trang 20 trong Át lát xuất bản năm 2013. Qua bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á,
giáo viên giúp học sinh nghiên cứu để thấy được vị trí địa lý nước ta thuận lợi cho
giao lưu kinh tế, thuận lợi để thu hút đầu tư, thu hút nguồn nguyên liệu, thuận lợi
cho việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Dựa vào ký hiệu hình học thể
hiện các loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản địa chất, dựa vào ký hiệu tượng
hình thể hiện các loại động thực vật và dựa vào các gam màu sắc thể hiện về các
loại rừng ở nước trong bản đồ thực vật và động vật, giáo viên giúp học sinh nhận
thấy nước ta có nhiều loại khoáng sản, có tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng
đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp. Dựa vào vào các
chỉ số về diện tích lúa và sản lượng lúa của biểu đồ trên bản đồ lúa, dựa vào các chỉ
số về diện tích cây công nghiệp qua các biểu đồ và sự có mặt về cơ cấu các loại cây
công nghiệp có trên bản đồ cây công nghiệp, dựa vào các chỉ số về tỷ trọng của
ngành chăn nuôi qua biểu đồ trên bản đồ chăn nuôi, dựa vào các chỉ số về sản
lượng thủy sản qua biểu đồ và sự phát triển ngành thủy sản của các vùng ở nước
trên bản đồ thủy sản. Giáo viên giúp học sinh tự đánh giá được các hoạt sản xuất
của các ngành nêu trên đều phát triên, vì thế đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào tại
chỗ cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp.

Giáo viên cho học sinh mở bản đồ dân số trang 15 trong Atlat xuất bản năm
2013, qua nghiên cứu chỉ số về quy mô dân số, nghiên cứu về tháp dân số, giáo
viên giúp học sinh nhận thấy dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ nên đã tạo ra
thị trường tiêu thụ lớn, tạo ra lực lượng lao động dồi dào và lao động dự trữ lớn.
Cho học sinh nghiên biếu đồ cơ cấu lao động theo các lĩnh vực kinh tế, giáo viên
chỉ cho học sinh thấy lao động khu vực công nghiệp đang có xu hướng tăng. Như
vậy dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang là nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp.
15


Giáo viên cho học sinh mở bản đồ kinh tế chung trang 17 trong Atlat xuất bản
năm 2013 và giúp học sinh xác định các trung tâm kinh tế lớn ở nước ta, mở bản đồ
giao thông trang 23, mở bản đồ ngoại thương trang 24 trong Atlat xuất bản năm
2013. Trên bản đồ giao thông, căn cứ vào ký hiệu đường thể hiện từng loại hình
giao thông vận tải ở nước ta, giáo viên giúp học sinh nhận thấy giao thông vận tải
nước ta phát triển với nhiều loại hình. Trên bản đồ thương mại, căn cứ vào ký hiệu
thể hiện về thị trường buôn bán, giáo viên giúp học sinh nhận thấy: thị trường buôn
bán của nước ta với thế giới được mở rộng và nước ta đã thâm nhập được vào các
thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…. Qua đó giúp các em
nhận thấy, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta đang phát triển, thị trường
tiêu thụ hàng hóa công nghiệp được mở rộng, đây cũng là nhân tố tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển nhiều ngành công nghiệp.
Tóm lại:
Nhờ sự nghiên cứu tổng hợp nhiều bản đồ nêu trên tạo cho các em nhận thấy
nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên, nguyên liệu phát triển công nghiệp dồi
dào, lực lượng lao động lớn, hạ tầng sơ sở giao thông vận tải đang được phát triển,
thị trường tiêu thụ mở rộng, tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển
công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, để phát huy các thế mạnh đó Đảng và Nhà
nước đã chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp trong chiến lược Công nghiệp hóa,

Hiện đại hóa giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng tạo sự hấp dẫn để thu hút hợp tác
đầu tư với nước ngoài, đây chính là các nhân tố tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
ngành công nghiệp nước ta.
b. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới sự
phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nƣớc ta:
Giáo viên cho học sinh dựa trên bản đồ địa chất khoáng sản trang 8, dựa trên
bản đồ động thực vật trang 12, dựa trên bản đổ lúa, bản đồ cây công nghiệp, bản đồ
chăn nuôi trang 19 và bản đồ thủy sản trang 20, dựa trên bản đồ dân số trang 15,
bản đồ kinh tế chung trang 17, bản đồ giao thông trang 23 trong Atlat Địa Lý Việt
16


Nam xuất bản năm 2013, giáo viên giúp các em nhận thấy nguồn tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên sinh vật, dân cư lao động, nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng
giao thông giữa các vùng ở nước ta khác nhau. Đây chính là các nguyên nhân tạo
sự phát triển công nghiệp không đều giữa các vùng, từ đó tạo sự phân hóa công
nghiệp theo lãnh thố. Cụ thể những vùng có tài nguyên, nguyên liệu phong phú,
dân cư đông, lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ lớn, giao thông phát triển như:
Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long đều là những
vùng tập trung công nghiệp với mức độ cao, còn những vùng thuộc khu vực trung
du, miền núi như ở Tây Bắc và Tây Nguyên do vị trí địa lý không thuận lợi, dân cư
thưa, thiếu lao động lành nghề, hạ tầng giao thông chưa phát triển nên công nghiệp
phát triển chậm và có mức độ tập trung công nghiệp thấp.
c. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam để tìm hiểu các thế mạnh, các nguyên nhân
ảnh hƣởng tới sự triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm ở
nƣớc ta:
*Tìm hiểu các thế mạnh và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
ngành công nghiệp năng lượng nước ta:
Giáo viên cho học sinh mở bản đồ địa chất khoáng sản trang 8 trong Át lát xuất
bản năm 2013, dựa vào ký hiệu thể hiện về các loại khoáng sản than, thể hiện

khoáng sản dầu khí ở nước ta trên bản đồ em có nhận xét gì về trữ lượng và sự
phân bố từng loại khoáng sản này? Xác định sự phân bố từng loại than ở nước ta?
Xác định các mỏ dầu khí quan trọng ở nước ta?. Gáo viên gợi hỏi: khoáng sản than
ở nước ta phân bố chủ yếu ở miền Bắc hay ở miền Nam? Còn dầu khí thì phân bố
như thế nào? Sự phân bố đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố
ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí ở nước ta? Kết hợp giáo viên
thông báo cho học sinh biết qua nghiên cứu về dân số ta đã thấy dân số nước ta
đông, qua nghiên cứu cơ cấu ngành công nghiệp ta đã thấy nước ta có cơ cấu ngành
công nghiệp đa dạng, vậy nhu cầu sử dụng than và dầu khí để phục vụ cho đời sống
và cho phát triển công nghiệp ở nước ta như thế nào? Có nhiều không và ảnh
17


hưởng gì đến sự phát triển ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí ở
nước ta?
Với cách làm như vậy sẽ giúp các em nhận thấy: nước ta phát triển khá mạnh
về ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí vì nước ta có thế mạnh về
tài nguyên than và dầu khí. Cụ thể than có nhiều loại: Thạn đá có trữ lượng lớn chủ
yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở Sơn La, Hòa Bình, Quảng Nam với trữ lượng
đáng kể; dầu khí có trữ lượng lớn chủ yếu ở vùng thềm lục địa các tỉnh miền Nam.
Sự phân bố tài nguyên than chủ yếu ở miền Bắc, khiến cho các trung tâm khai thác
than phân chủ yếu ở miền Bắc, sự phân bố tài nguyên dầu khí chủ yếu ở vùng thềm
lục địa các tỉnh miền Nam, khiến cho các trung tâm khai dầu khí cũng chủ yếu
phân bố ở thềm lục địa các tỉnh miền Nam của nước ta, ngoài ra công nghiệp khai
thác than, khai thác dầu khí ở nước ta phát triển còn do nhu cầu sử dụng cho đời
sống con người và cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa rất cao vì thế đang
được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển.
Giáo viên cho học sinh mở bản đồ hình thể trang 6, bản đồ khí hậu trang 9, bản
đồ các hệ thống sông trang 10 trong Átlát xuất bản năm 2013. Giáo viên giúp học

sinh nhận thấy nước ta thuộc vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, thuộc vùng gió mùa
châu Á- một khu vực gió mùa hoạt động mạnh nhất của Trái Đất nên năng lượng từ
Mặt Trời và năng lượng từ sức gió là vô tận, khí hậu nước ta thuộc khu vực nhiệt
đới ẩm gió mùa, với lượng mưa lớn nên lưu lượng nước sông lớn và có nước quanh
năm, địa hình nước ta chủ yếu là địa hình núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, sông
ngòi ở miền núi có tốc độ dòng chảy lớn vì thế đã tạo ra trữ năng thủy điện dồi dào,
nhất là trên các hệ thống sông lớn như: Sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Xê Xan,
sông Xê Rê Pôk, sông Krông pô Kô…Giáo viên thông báo: kết với kiến thức các
em đã nghiên cứu về tài nguyên than và tài nguyên dầu khí, hai loại tài nguyên này
đã được khai thác với sản lượng hằng năm khá lớn, kết hợp với kiến thức về dân
cư, về các hoạt động kinh tế, nhất là về sự phát triển công nghiệp ta thấy nhu cầu sử
18


dụng điện cho đời sống và cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt cho sự phát triển
công nghiệp nước ta rất cao. Qua đó em cho biết các nguyên nhân nào làm cho
công nghiệp điện lực nước ta phát triển mạnh những năm gần đây?

Tóm lại:
Qua hệ thống các câu hỏi gợi ý đó, học sinh dễ nhận thấy công nghiệp điện lực
ở nước ta phát triển do:
- Có trữ năng thủy điện dồi dào.
- Có tiềm năng lớn về tài nguyên than và dầu khí, hai loại tài nguyên này đã
được khai thác với sản lượng hằng năm tương đối lớn.
- Có tài nguyên năng lượng vô tận từ sức gió, từ Mặt Trời…
- Nhu cầu sử dụng cao cho đời sống con người, cho quá trình Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Giáo viên hỏi tiếp: Tại sao các nhà máy thủy điện lại phân bố chủ yếu ở các
thượng lưu sông và các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở gần nguồn nhiên liệu
than ở các tỉnh miền Bắc, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở các tỉnh miền Nam? Giáo

viên cho học sinh nghiên cứu tiếp bản đồ hình thể, gợi ý phần lớn thượng lưu các
sông ở nước chảy qua những nơi có địa hình cao hay thấp và tốc độ dòng chảy của
sông ngòi ở đó như thế nào? Có lợi gì đến sự phân bố các nhà máy thủy điện? Em
hãy liên hệ với kiến thức về sự phân bố các trung tâm khai thác than, khai thác dầu
khí của nước đã nghiên cứu ở phần trên, điều đó có ảnh gì đến sự phân bố các nhà
máy nhiệt điện ở nước ta?
Với những gợi ý đó giúp học sinh giải thích được sự phân bố các nhà máy thủy
điện ở các thượng lưu sông là do có trữ năng thủy điện dồi dào. Sự phân bố các nhà
máy nhiệt điện ở miền Bắc gần nguồn nhiên liệu than và các nhà máy nhiệt điện ở
miền Nam gần nguồn nhiên liệu dầu khí do tiện vận chuyển và giảm chi phí vận
chuyển, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
19


*Sử dụng Át lát dịa lý Việt Nam xuát bản năm 2013 để tìm hiểu các thế mạnh ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực
phẩm nước ta:
Giáo viên cho học sinh mở bản đồ lúa, bản đồ cây công nghiệp, bản đồ chăn
nuôi trang 19, bản đồ thủy sản trang 20 trong Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm
2013. Trên các biểu đồ của mỗi bản đồ này giáo viên giúp học sinh nhận thấy: Hoạt
động sản xuất lúa, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất chăn nuôi, hoạt động nuôi
trồng và khai thác thủy sản ở nước ta ngày càng phát triển, đã tạo ra nguồn nguyên
nguyên liệu tại chỗ phong phú để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương
thưc-thực phẩm. Trên các bản đồ đó giáo viên giúp học sinh nhận thấy sự phân bố
về hoạt động sản xuất lúa, sản xuất cây công nghiệp, hoạt động về chăn nuôi, nuôi
trồng và khai thác thủy sản phát triển ở nhiều nơi trên cả nước, vì thế nguồn nguyên
liệu càng nhiều và có ở nhiều vùng, điều đó tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến
lương thực-thực phẩm phân bố rộng rãi.
Giáo viên cho học sinh mở bản đồ dân số trang 15 trong Atlat Địa Lý Việt
Nam xuất bản năm 2013, qua chỉ số trên biểu đồ dân số các năm, qua tháp dân số,

qua biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các lĩnh vực kinh tế, giáo viên giúp học sinh
nhận thấy dân số nước ta đông tạo ra thị trường tiêu thụ lớn, tạo ra lực lượng lao
động dồi dào, lao động dự trữ lớn và lao động khu vực công nghiệp đang thu hút
ngày càng nhiều lao động. Như vậy dân cư lao động cũng là một thế mạnh để phát
triển công nghiệp chế biến lương thưc-thực phẩm.
Giáo viển cho học sinh mở bản đồ giao thông trang 23, bản đồ thương mại
trang 24 trong Atlat xuất bản năm 2013. Dựa vào các biểu đồ của bản đồ thương
mại, giáo viên giúp học sinh nhận thấy hoạt động thương mại ở nước ta phát triển
nhanh, thu hút được nhiều các thành phần kinh tế tham gia, dựa trên bản đồ thương
mại, giáo viên giúp học sinh nhận thấy thị trường buôn bán với thế giới của nước ta
được mở rộng. Dựa vào bản đồ giao thông, giáo viên giúp học sinh nhận thấy giao
thông vận tải nước ta phát triển với nhiều loại hình và phát triển ở nhiều vùng trên
20


cả nước. Sự phát triển của giao thông và sự phát triển của ngành thương mại đã tạo
điều kiện vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp chế biến lương
thực-thực phẩm dễ dàng, chính vì thế cũng là các thế mạnh để phát triển công
nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm của nước ta.
Tóm lại:
Với cách làm như vậy học sinh dễ nhận thấy các thế mạnh phát triển công
nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm đó là: Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong
phú, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn cả trong nước và thế giới. Sự phân bố
rộng rãi của công nghiệp chế biến lương thưc-thực phẩm và sự phát triển của nhiều
phân ngành công nghiệp công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm là do nguồn
nguyên liệu từ sản xuất lương thực-thực phẩm của nước ta phong phú có ở nhiều
vùng trên cả nước.
3. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam để hình thành kiến thức ở cấp độ vận dụng
thấp:
Thường dùng một số bản đồ trong Atlat để chứng minh sự phát triển công

nghiệp của một vùng hay của một địa phương nào đó ở nước ta, hay để so sánh sự
phát triển công nghiệp giữa các vùng hoặc giữa các địa phương trong nước .
Ví dụ 1:
Dựa vào bản đồ công nghiệp chung trang 21, bản đồ kinh tế vùng đồng bằng
Sông Hồng trang 26 trong Atlat xuất bản năm 2013, chứng minh Đồng bằng Sông
Hồng là vùng công nghiệp có mức độ tập trung cao ở nước ta. Giáo viên cho học
sinh làm như sau:

21


Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
Trên bản đồ vùng Đồng bằng Sông Hồng, căn cứ vào ký hiệu về các trung tâm
công nghiệp, giáo viên cho học sinh xác định số lượng và tên các trung tâm công
nghiệp của vùng, giúp học sinh nhận thấy Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm
công nghiệp quy mô lớn của vùng và của cả nước. Căn cứ vào ký hiệu từng ngành
công nghiệp, giáo viên giúp học sinh nhận thấy cơ cấu ngành công nghiệp của vùng
đa dạng, trong đó nổi lên các ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp chế
biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp cơ khí và điện tử, giáo viên giúp học sinh nhận ra trong
vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp chuyên môn hóa như: Công nghiệp dệt ở
Nam Định, đóng tàu ở Hải Phòng, sản xuất vật liệu xây dựng ở Hải Dương, Hưng
Yên…
Trên bản đồ công nghiệp chung, giáo viên cho học sinh so sánh số lượng các
trung tâm công nghiệp và so sánh cơ cấu ngành công nghiệp, so sánh giá trị sản
xuất công nghiệp (dựa vào ký hiệu các gam màu sắc thể tỷ trọng giá trị sản xuất
22


công nghiệp của các tỉnh so với cả nước) ở Đồng bằng Sông Hồng với một số vùng

khác như là với vùng Duyên hải miền Trung hay với Tây Nguyên. Khi đó các em
dễ nhận thấy rõ Đồng bằng Sông Hồng là vùng có nhiều trung tâm công nghiệp,
trong đó có hai trung tâm công nghiệp quy mô lớn đó là Hà Nội và Hải Phòng, với
cơ cấu ngành công công nghiệp đa dạng, nổi lên một số ngành công nghiệp trọng
điểm và có giá trị sản xuất công nghiệp cao đứng thứ hai cả nước sau Đông Nam
Bộ, chứng tỏ Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao
của nước ta.
Ví dụ 2:
Dựa vào bản đồ công nghiệp chung cho học sinh so sánh quy mô, cơ cấu
ngành công nghiệp của Hà Nội với Đà Nẵng:
Trên bản đồ công nghiệp chung, giáo viên cho học sinh đo kích thước trung
tâm công nghiệp của Hà Nội và của Đà Nẵng, căn cứ vào ký hiệu các ngành công
nghiệp, giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm
và hỏi: Hai trung tâm công nghiệp này có điểm gì giống và khác nhau? Giáo viên
gợi ý: Hai trung tâm công nghiệp này có nhiều ngành công nghiệp không? Trung
tâm công nghiệp nào có kích thước lớn hơn và có số lượng ngành công nghiệp
nhiều hơn? Để biết giá trị sản xuất của mỗi trung tâm công nghiệp, các em hãy lấy
thước kẻ đo đường kính của từng trung tâm công nghiệp đó và đối chiếu với đường
kính của các cung tròn quy định ở trang 3 trong Atlat xuất bản năm 2013, nếu trùng
với đường kính của cung tròn nào thì ta sẽ xác định được giá trị sản xuất công
nghiệp của mỗi trung tâm đó cụ thể là bao nhiêu.
Với gợi ý đó, học sinh dễ dàng nhận thấy hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và
Đà Nẵng:
- Giống nhau là: Đều có cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, đều nổi lên
một số ngành công nghiệp trọng điểm đó là ngành cơ khí-điện tử, ngành dệt may,
ngành hóa chất, phân bón.
- Khác nhau:
23



Hà Nội

Tên trung tâm công

Đà Nẵng

nghiệp
Quy mô

Lớn hơn, với giá trị trên Nhỏ hơn, với giá trị từ 9
120 nghìn tỷ đồng

đến 40 tỷ đồng

Cơ cấu ngành công Đa dạng hơn, gồm có 9 Kém đa dạng hơn, gồm có
nghiệp

ngành công nghiệp: Chế 5 ngành công nghiệp: Cơ
biến nông sản, cơ khí- khí- điện tử, đóng tàu, hóa
điện tử, sản xuất vật liệu chất- phân bón, sản xuất
xây dựng, sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng.
hóa chất-

phân

bón,

luyện kim đen, dệt may,
sản xuất giấy và xen lu
lô.

Ngành công nghiệp Nhiều hơn, gồm có: Chế Ít hơn, gồm có: Cơ khítrọng điểm

biến nông sản, dệt may, điện tử, sản xuất vật liệu
cơ khí-điện tử, sản xuất xây dựng, hóa chất-phân
vật liệu xây dựng, hóa bón.
chất-phân bón.

4. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2013 để hình thành kiến thức
ở cấp độ vận dụng cao:
Thường sử dụng nhiều bản đồ trong Atlat xuất bản năm 2013, khi cho học sinh
nhận xét, đánh giá và giải thích một cách tổng hợp về sự phát triển công nghiệp
của một vùng hay của một địa phương nào đó ở nước ta.
Ví dụ:
Dựa vào bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ và bản đồ công nghiệp chung
của nước ta, giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá và giải thích về sự
phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
24


Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Giáo viên làm như sau: Cho học sinh mở bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
trang 29, mở bản đồ công nghiệp chung ở nước ta trang 21 trong Atlat xuất bản
năm 2013. Giáo viên hướng dẫn học sinh: Căn cứ vào số lượng các trung tâm công
nghiệp của Đông Nam Bộ, căn cứ vào quy mô của các trung tâm công nghiệp và
cơ cấu ngành công nghiệp của vùng trên bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, kết
hợp cho học sinh căn cứ vào bản đồ công nghiệp chung. Yêu cầu học sinh so sánh
giữa số lượng các trung tâm công nghiệp, so sánh giữa cơ cấu ngành công nghiệp
của Đông Nam Bộ với các trung tâm công nghiệp và với cơ cấu ngành công nghiệp
của các vùng khác trên bản đồ công nghiệp chung của nước ta, dựa vào ký hiệu
màu sắc thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của các địa phương ở vùng Đông

Nam Bộ so với cả nước, giúp các em nhận thấy Đông Nam Bộ là vùng tập trung
25


×